MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG.......................................................................................................................1
I.
II.
III.
IV.
Những vấn đề pháp lý về an ninh phi truyền thống......................................................1
1. Một số quan điểm về an ninh phi truyền thống..........................................................1
2. Cơ sở pháp lý.................................................................................................................1
Những vấn đề thực tiễn về an ninh phi truyền thống...................................................2
1. Những hoạt động của ASEAN....................................................................................2
2. Nhận xét........................................................................................................................4
2.1.
Ưu điểm..............................................................................................................4
2.2.
Nhược điểm.........................................................................................................5
Triển vọng của từng nội dung hợp tác cho đến năm 2015...........................................5
Sự tham gia của Việt Nam vào các lĩnh vực hợp tác chính trị - an ninh
phi truyền thống.........................................................................................................................8
KẾT LUẬN...............................................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................9
Lớp
: N04
Nhóm : 03
ĐỀ BÀI
1
Trong tiến trình thành lập APSC, các nước ASEAN đã lập ra các cơ chế hợp tác, trước hết là
hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Không có quốc gia nào có thể một mình giải quyết
được các vấn đề phát sinh trong thảm hoạ mà không có hợp tác. Hợp tác đa phương là khn khổ tốt
nhất để giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống, như cứu hộ cứu nạn hay khắc phục thảm
họa. Các nước thành viên ASEAN đang hợp tác hướng tới thành lập một cộng đồng chung. Vì vậy, cần
nỗ lực, phối hợp với nhau để có một cơ chế hợp tác đa phương hiệu quả. Để hiểu kỹ hơn về vấn đề an
ninh phi truyền thống, nhóm chúng em xin nghiên cứu đề tài:
“ Bình luận về các nội dung hợp tác chính trị-an ninh phi truyền thống của cộng đồng
chính trị-an ninh và đánh giá triển vọng của từng nội dung hợp tác đó cho đến năm 2015 dưới các
góc độ:
-
Những vấn đề pháp lý
-
Những vấn đề thực tiễn
-
Triển vọng của từng nội dung hợp tác cho đến năm 2015”.
NỘI DUNG
I.
Những vấn đề pháp lý về an ninh phi truyền thống.
1. Một số quan điểm về an ninh phi truyền thống.
2
"An ninh phi truyền thống” là một khái niệm mới xuất hiện và được bàn đến khá nhiều
trong thời gian gần đây. Đây là mối quan tâm lớn của các quốc gia dân tộc trên thế giới, là một
trong những chủ đề quan trọng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, được bàn luận trên
nhiều diễn đàn quốc tế, cũng như trong nhiều nội dung của các quan hệ song phương và đa
phương. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nhận thức và xác định những vấn đề an ninh phi truyền
thống vẫn chưa có sự thống nhất. Theo quan niệm hiện nay của Liên hợp quốc, những thách thức
ANPTT đặt ra cho nhân loại trong những năm đầu của thế kỷ XXI bao gồm 4 vấn đề: môi trường
suy thối; biến đổi khí hậu; dịch bệnh và khủng bố quốc tế. Các học giả châu Âu, châu Á khi
nghiên cứu vấn đề này cũng đã đề cập thêm một số vấn đề chung khác, như: an ninh lương thực;
an ninh năng lượng; an ninh kinh tế – tài chính – ngân hàng; tội phạm xun quốc gia (bn bán
phụ nữ và trẻ em, ma tuý, sử dụng các thiết bị công nghệ cao…) 1
2. Cơ sở pháp lý.
“An ninh phi truyền thống” là một cụm từ mới, được xuất hiện chính thức trong “ Tuyên bố
chung ASEAN – Trung Quốc về lĩnh vực hợp tác an ninh phi truyền thống” thông qua tại Hội
nghị thượng đỉnh lần thức 6, giữa các nươc thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và
Trung Quốc tại Phnôm Pênh (Campuchia) ngày 01/11/2002. Đó là những vấn đề về các loại tội phạm
xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm khủng bố và ma túy đe dọa an ninh khu vực và thế giới, đồng thời
tạo ra những thách thức mới đối với hịa bình, ổn định trong và ngồi khu vực. Cũng trong tuyên bố
trên các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã bày tỏ “sự quan ngại về những vấn đề an ninh phi
truyền thống ngày càng gia tăng như buôn lậu, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng
bố, bn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao”. Kể từ khi ký
“Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về hợp tác trên những lĩnh vực an ninh phi truyền thống”, “an
ninh phi truyền thống là một hướng hợp tác mới được các nước ASEAN triển khai có hiệu quả với các
nước đối thoại, nhất là đối với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, các tổ chức quốc tế trong
hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và lĩnh vực “An ninh phi truyền thống”. Đó là
các chương trình: “Chiến lược hợp tác chống ma túy ASEAN đến năm 2000”; “Tuyên bố chung Bắc
Kinh về hợp tác chống ma túy năm 2001”; “Tuyên bố ASEAN về hợp tác chống khủng bố” (01/2003)
1
Tăng cường ứng phó với mối đe dọa an ninh “phi truyền thống” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng - Đại tá, PGS,
TS. NGUYỄN BÌNH BAN - Bộ Công an.
; “Tuyên bố Bali II tháng 10/2003 về xây dựng cộng đồng ASEAN”; các Hội nghi về diễn đàn khu vực
ARF. Đặc biệt là tại Hiến chương ASEAN năm 2007 đã quy định rõ những mục tiêu hoạt động cụ thể
3
của ASEAN về các vấn đề an ninh phi truyền thống. Tại điều 1 Hiến chương ASEAN cụ thể là tại các
khoản khoản 2, khoản 8, khoản 12…
Cụ thể nội dung hợp tác về những vấn đề “an ninh phi truyền thống” bao gồm cơ chế và khả
năng hợp tác cụ thể bao gồm hai nội dung chính đó là:
-
Đẩy mạnh hợp tác nhằm xác định những vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là tội phạm
xuyên quốc gia và những thách thức xuyên biên giới khác. Cụ thể là những hoạt động như:
+ Thực hiện có hiệu quả 8 lĩnh vực ưu tiên trong Chương trình làm việc nhằm thực hiện kế
hoạch hành động chống tội phạm xuyên quốc gia (Kuala Lumpur, 2002). Tám lĩnh vực đó bao gồm:
Phòng chống tội phạm về ma túy; phòng chống tội phạm buôn bán người; chống cướp biển; chống tội
phạm khủng bố; chống bn lậu vũ khí; chống tội phạm rửa tiền; chống tội phạm kinh tế quốc tế;
chống tội phạm công nghệ cao.
+ Thông qua hiệp ước về tương trợ tư pháp hình sự giữa các nước ASEAN và hướng tới xây
dựng một Hiệp ước chung của ASEAN.
+ Tiếp tục hoạt động của các nhóm cơng tác nhằm tăng cường hợp tác trong dẫn độ.
+ Đẩy mạnh hợp tác trong quản lý biên giới, nhằm nhận diện những mối quan tâm chung, bao
gồm cả việc giả mạo nhận dạng và giấy tờ trên cơ sở tăng cường sử dụng các cơng nghệ thích hợp để
ngăn chặn các hành vi khủng bố và tội phạm.
-
Tăng cường những nỗ lực chống khủng bố bằng việc sớm phê chuẩn và thực hiện đầy đủ Công
ước của ASEAN về chống khủng bố thông qua những hoạt động như thực hiện đầy đủ Công ước
của ASEAN về chống khủng bố (ATTC) năm 2007. Thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ kế hoạch tổng
thể của ASEAN về các hoạt động chống khủng bố và hợp tác tăng cường sáng kiến nhằm xác định
những nguyên nhân và điều kiện tiến hành sáng kiến.
Để Cộng đồng ASEAN hoàn thành mục tiêu đề ra đối với các vấn đề an ninh phi truyền
thống đòi hỏi sự chung tay đóng góp sức của cả Hiệp hội trong một quá trình dài lâu, nhằm tạo thêm
xung lực đẩy guồng quay của ASEAN chuyển động mạnh hơn, tiến gần hơn đến mục tiêu xây dựng
Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
II.
Những vấn đề thực tiễn về an ninh phi truyền thống.
1. Những hoạt động thực tiễn của ASEAN.
Hiện nay, những vấn đề “an ninh phi truyền thống” đã vượt ra khỏi lợi ích an ninh quốc gia
của một nước, trở thành những thách thức mang tính tồn cầu, bởi hoạt động của tội phạm xuyên quốc
gia, khủng bố quốc tế nhất là khủng bố vũ khí sinh, hóa học, bệnh dịch là “khơng biên giới”. Chính vì
vậy, cuộc đấu tranh với những vấn đề này địi hỏi phải có sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế,
những giải pháp và bước đi hài hịa kết hợp giữa kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp luật, khoa học – kỹ
thuật và các mặt khác.
4
Có thể thấy những nỗ lực của ASEAN trong việc hợp tác “an ninh phi truyền thống” qua
một số hoạt động thực tiễn sau:
-
Trong lĩnh vực an ninh, hợp tác ASEAN+3 đã tập trung vào các vấn đề an ninh phi truyền thống như
chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, các dịch bệnh mới xuất hiện và các thảm họa
thiên nhiên. Cuộc tham khảo đầu tiên của các quan chức cấp cao ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia
(SOMTC+3) đã tiến hành vào tháng 06/2003.Ở Hội nghị cấp bộ trưởng về tội phạm xuyên quốc gia
ASEAN+3 họp vào ngày10/1/2004 tại Băng Cốccác bộ trưởng đã thông qua kế hoạch hướng dẫn để
đối phó với tội phạm xuyên quốc gia trong 8 lĩnh vực gồm: chủ nghĩa khủng bố, vận chuyên ma túy,
buôn bán người, cướp biển, bn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm tin học.Sau
đó hội nghị SOMTC +3 được tổ chức vào ngày 29/9/2004 tại Bandar Seri Begawan đã nhất chí phát
triển chương trình làm việc cụ thể trong 8 lĩnh vực nêu trên.Từng lĩnh vực sẽ do một nước đầu tàu
-
trong ASEAN chủ trì với sự hỗ trợ các nước Trung Quốc,Nhật Bản,Hàn Quốc.
Trong tuyên bố chung về bn bán quốc tế những lồi động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng
gọi tắt là (CITES) họp ở Băng Cốc, các bộ trưởng môi trường ASEAN ngày 11/10/2004 đã cam kết
-
phối hợp hành động chống bn bán trái phép các lồi động, thực vật hoang dã.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN tháng 12/2005, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí bổ sung hợp tác về
các vấn đề an ninh năng lượng, phòng chống thiên tại, phòng chống dịch bệnh nhất là cúm gia cầm
-
đang lan rộng…
Ngày 13/1/2007, tại đảo Cebu của Philippin, các nhà lãnh đạo 10 nước thành viên tham dự hội nghị
cấp cao ASEAN lần thứ 12 đã ký hiệp ước về chống khủng bố. Đây cũng là văn kiện hợp tác chống
-
khủng bố phạm vi khu vực đầu tiên của khối này.
Trong hai ngày 23, 24/10/2007 tại Tây Ninh đã diễn ra Hội nghị phịng chống tội phạm bn bán phụ
-
nữ trẻ em xuyên quốc gia giữa Việt Nam và Campuchia.
30/6/2009, Hội thảo xây dựng kế hoạc hành động ASEAN về phòng, chống ma túy đã khai mạc tại Hà
Nội. Mục đích của hội thảo là nhằm trao đổi thơng tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng, chống ma
-
túy giữa các nước ASEAN.
Từ ngày 25 đến ngày 29/10/2010, trên 130 đại biểu thuộc 10 nước thành viên ASEAN, ban thư ký
ASEAN, các nước đối tác đối thoại gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Canada, Australia,
New Zealand cùng các tổ chức quốc tế UNODC và ARTIP đã tham dự hội nghị quan chức cấp cao
-
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 10 tại Manila (Philippin).
Ngày 10 và 11/2/2011, trong khuôn khổ hợp tác an ninh, cuộc đối thoại lần thứ 6 giữa hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản về chống khủng bố đã khai mạc tại Phnôm Pênh
-
(Campuchia) nhằm tăng cường các nỗ lực ngăn chặn và chống khủng bố.
Ngày 12/10/2011 tại Viên Chăn, hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về các vấn đề ma túy lần thứ 32
(ASOD) đã kết thúc sau 3 ngày làm việc. Hơn 100 đại biểu đến từ các nước thành viên ASEAN, các cơ
quan của Liên hợp quốc, các cơ quan chống ma túy của Mỹ đã đến dự.
2. Nhận xét.
5
2.1.
Ưu điểm.
Với những sự kiện như trên có thể thấy rằng cộng đồng ASEAN đã rất nỗ lực cố gắng trong
việc hợp tác để cùng nhau đưa ra các văn bản cũng như chương trình hành động cụ thể để đáp ứng nhu
cầu giải quyết các vấn đề về an ninh phi truyền thống đang ảnh hưởng tới khu vực Đơng Nam Á. Có
thể thấy cộng đồng ASEAN đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận khi tiến hành các hoạt động trên
cụ thể là có những ưu điểm như sau:
-
Cộng đồng ASEAN đã đồng thuận đưa ra được những văn kiện cũng như nội dung hợp tác khá cụ thể
và chi tiết đáp ứng tình hình thực tế. Các cơ quan của ASEAN đã nỗ lực và tăng cường hợp tác để
-
cùng chung tay đẩy lùi các loại tội phạm.
Về nội dung hợp tác liên quan đến vấn đề ma túy, mục tiêu của Asean là: tăng cường các thỏa thuận
pháp lý song phương và đa phương về chống buôn bán ma túy và các chất tiền ma túy; hỗ trợ cho các
nước Asean trong nhận dạng, xác định ma túy và các hóa chất tiền ma túy cũng như trao đổi, chia sẻ
thông tin liên quan. Hạn chế sản xuất ma túy, diện tích trồng cây thuốc phiện ở các nước tiếp tục giảm
-
là kết quả đáng phấn khởi.
Về những nội dung hợp tác liên quan đến khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia thì hệ thống an ninh đã
được thiết lập và tăng cường ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Đảm bảo được an ninh ở khu vực đặc
-
biệt là các khu vực biên giới và hải đảo.
Về những nội dung hợp tác về buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ trẻ em thì ASEAN đã áp
dụng nghiêm khắc những chế tài hình sự để trừng trị những kẻ phạm tội, tiến hành có hiệu quả những
hoạt động kiểm tra đối với những người nhập cư, xuất khẩu lao động đặc biệt là ở khu vực biên giới,
-
cửa khẩu…
Những vấn đề hợp tác về bn lậu vũ khí, cướp biển và đánh bắt trái phép cũng có một số ưu điểm như
sau: ASEAN đã đưa ra những chương trình hành động cụ thể như tăng cường hợp tác trên biển đặc biệt
là trên biển Đơng. Qua đó, đã giảm đáng kể những vụ cướp biển, bn bán vận chuyển vũ khí và đánh
-
bắt cá trái phép cũng giảm.
Về các vấn đề ngăn chặn tội phạm công nghệ cao và tội phạm kinh tế quốc tế cũng đã có những kết
quả đáng khích lệ như đã tăng cường đầu tư các thiết bị cơng nghệ hiện đại để có thể giảm bớt những
xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin điện tử trong khu vực.
2.2.
Nhược điểm.
Bên cạnh những ưu điểm như trên cũng có những hạn chế cần phải khắc phục như: việc đưa
ra những nội dung hợp tác nhiều khi chưa thực sự được thực thi trên thực tế, nhiều quốc gia cịn vi
phạm mà khơng thực hiện đúng theo những nội dung đó; lực lượng vũ trang chưa được trang bị đầy đủ
những phương tiện, công cụ hiện đại để đáp ững cho việc phòng chống tội phạm đặc biệt là tội phạm
khủng bố và ma túy. Chưa có sự đầu tư, sản xuất những vũ khí, phương tiện đi lại đặc biệt là phương
tiện trên biển dẫn đến nhiều khó khăn trong việc kiểm tra các hoạt động trên biển. Chế độ quản lý,
6
kiểm tra, giám sát ở biên giới, cửa khẩu chưa thực sự chặt chẽ nhiều khi còn lỏng lẻo dẫn đến việc
bn bán người cũng khơng kiểm sốt được chặt…
Triển vọng của từng nội dung hợp tác cho đến năm 2015.
III.
Những nội dung hợp tác của Cộng đồng chính trị - an ninh về chính trị - an ninh phi truyền
thống chủ yếu là 5 lĩnh vực cơ bản : kinh tế, chính trị , mơi trường, văn hóa, xã hội mà cụ thể hơn đó là
những vấn đề về ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng bố, bn lậu vũ khí, rửa tiền,
tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao.
-
Về nội dung hợp tác liên quan đến vấn đề ma túy, mục tiêu của Asean là: tăng cường các thỏa thuận
pháp lý song phương và đa phương về chống buôn bán ma túy và các chất tiền ma túy; hỗ trợ cho các
nước Asean trong nhận dạng, xác định ma túy và các hóa chất tiền ma túy cũng như trao đổi, chia sẻ
thông tin liên quan; hướng tới một Asean không ma túy vào năm 2015 theo Kế hoạch hành động chống
các hành vi bn bán ma túy. Phịng chống ma túy đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của Asean. Asean đã đề ra rất nhiều
biện pháp để thực hiện mục tiêu trên như : Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về phòng chống ma
túy (ASOD) lần thứ 28 diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của 10 nước thành viên Asean đại diện
Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC), Tổ chức Cảnh sát Quốc tế
Interpol và Tổ chức phi chính phủ IFNGO ASEAN. Báo cáo quốc gia của các đoàn đại biểu đã tập
trung trao đổi về diễn biến tình hình và kết quả cơng tác phịng chống ma túy ở mỗi quốc gia, thể hiện
quyết tâm của Chính phủ các nước trong việc giải quyết tệ nạn ma túy nhằm đạt được mục tiêu một
ASEAN không ma túy vào năm 2015. Các nước thành viên nhất trí rằng, bên cạnh những thành công
như việc hạn chế sản xuất ma túy, diện tích trồng cây thuốc phiện ở hầu hết các nước trong khu vực
tiếp tục giảm là kết quả đáng phấn khởi.
Tuy nhiên, tình hình ma túy ở khu vực vẫn còn rất phức tạp, trước hết là sự xuất hiện của các
băng nhóm tội phạm quốc tế, đa thành phần sắc tộc vẫn đang ráo riết hoạt động trong khu vực. Việc
sản xuất và sử dụng ma túy tổng hợp chưa có chiều hướng giảm, thậm chí cịn gia tăng ở một số nước.
Do vậy, đánh giá về mục tiêu một Asean không ma túy vào năm 2015 là khó có thể thực hiện, tuy
nhiên có thể giảm đến mức tối thiểu số lượng ma túy và tệ nạn liên quan đến ma túy nếu các nước
Asean cố gắng tối đa để thực hiện các kế hoạch hành động của ASOD.
-
Về những nội dung hợp tác liên quan đến khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, Asean sẽ thực hiện
hiệu quả 8 lĩnh vực ưu tiên trong Chương trình làm việc nhằm thực hiện Kế hoạch hành động chống tội
phạm xuyên quốc gia; Thông qua Hiệp ước về tương trợ tư pháp hình sự giữa các nước Asean; tiếp tục
hoạt động của các nhóm cơng tác nhằm tăng cường hợp tác trong dẫn độ; tăng cường hợp tác với
những thực thể ngoài Hiệp hội về chống tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm cả ngăn chặn khủng bố;
7
tăng cường hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan của Asean trong hoạt động chống tội phạm xuyên
quốc gia.
Các nước ASEAN cam kết tiếp tục chống và ngăn chặn khủng bố theo Chiến lược toàn cầu
chống khủng bố của Liên Hợp Quốc, phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc,
luật pháp quốc tế và các cơng ước có liên quan đồng thời kêu gọi thực hiện thống nhất và hiệu quả
chiến lược này. Theo các viên chức và chuyên gia khủng bố thì tại vùng Đông Nam Á, hoạt động
khủng bố khu vực và quốc tế xem chừng như nhắm vào các nước Indonesia, Philippines, Malaysia và
cả Singapore. Từ sau vụ khủng bố kinh hồng 11/9/2001 thì vụ đánh bom ở đảo du lịch nổi tiếng Bali
của Indonesia vào tháng 10 năm 2002 khiến hơn 200 người thiệt mạng gợi cho thấy Đông Nam Á là là
một vùng đất “phì nhiêu” phát triển khủng bố - dù khủng bố địa phương hay quốc tế. Sau vụ đánh
bom Bali, một loạt những vụ khủng bố đẫm máu tiếp theo sau đó trong khu vực, từ vụ gài bom ở khách
sạn Mariott năm 2003, vụ tấn cơng khủng bố nhắm vào tịa Đại sứ Úc ở Jakarta năm 2004, rồi những
vụ gài bom ở Bali năm 2005, những vụ đánh bom ở Jakarta năm 2009, cho tới vụ nổ bom ở một Giáo
đường Thiên Chúa trên đảo Jolo mạn Nam Philippines năm 2010 chứng tỏ “chiến tranh chống khủng
bố” mà Hoa Kỳ dẫn đầu các nước trên thế giới kể từ biến cố 9/11 còn lâu mới đạt đến mục tiêu như
mong muốn.
Những vụ tấn công ấy cho thấy bóng ma khủng bố vẫn lảng vảng ở Đơng Nam Á, những
phần tử cực đoan có liên hệ Al Qaeda, như tàn dư của tổ chức Jemaah Islamiya hay tổ chức Jama’ah
Anshorut Tauhid cực đoan hơn trong khu vực khơng bao giờ “cuốn gói” rút lui, chứng tỏ sau biến cố
9/11, những phần tử Hồi giáo cực đoan sẵn sàng giết người ấy rất khó tận diệt. Họ hiến dâng cho điều
có thể gọi là một sự giải thích lệch lạc về Hồi Giáo – một sự giải thích Hồi Giáo theo chiều hướng cực
đoan, bất khoan nhượng, cuồng tín, gieo tang tóc, mở đường cho những phần tử Hồi Giáo khủng bố
tấn công nền văn minh nhân loại, nhắm vào những giá trị nhân ái và tiến bộ của lồi người.
Như vậy, nghèo đói, thất nghiệp, thất học là mảnh đất làm nảy sinh tư tưởng cực đoan trong
tầng lớp dân nghèo, trong đó có khơng ít thanh thiếu niên. Chính phủ lại thiếu những biện pháp hữu
hiệu để tiêu diệt, ngăn chặn nạn khủng bố, và vấn đề về tôn giáo là những nguyên nhân sâu xa của
những vụ khủng bố. Để giải quyết được vấn đề này không phải là điều đơn giản, các nước Asean cần
phải được trang bị những phương tiện hiện đại, vũ khí tối tân để đối phó với khủng bố, phát triển kinh
tế để đời sống được nâng cao, đồng thời tuyên truyền, phổ biến, cải tạo tư tưởng cho những người theo
đạo Hồi. Trước mắt, khủng bố vẫn là vấn đề mang tính “ngẫu nhiên”, nó có thể bùng nổ bất cứ thời
điểm nào, đồng thời nền kinh tế cũng chưa phát triển, phương tiện chiến đấu chưa hiện đại nên cho đến
năm 2015 Asean chỉ có thể đẩy lùi được khủng bố bằng các nước thành viên phải luôn luôn cảnh giác
với khủng bố và tội phạm xun quốc gia vì những phần tử này khơng chỉ hoạt động trong nước mà
8
cịn nước ngồi, Asean cần phải liên minh với các cường quốc và các tổ chức quốc tế hùng mạnh để
cùng nhau ngăn chặn khủng bố ảnh hưởng tới hòa bình chung của thế giới.
-
Về những nội dung hợp tác liên quan đến buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, Asean sẽ tăng
cường áp dụng các chế tài hình sự đối với hành vi bn bán người phù hợp với Tuyên bố Asean về
chống buôn bán người, Nghị định thư về chống buôn bán người và những điều ước quốc tế khác. Giữa
các nước thành viên Asean cần quản lý chặt chẽ công dân của nước mình, số lượng người nhập cư,
xuất khấu lao động, bảo đảm an ninh nhất là ở những nơi biên giới, cửa khẩu…để có thể sớm phát hiện
những hành vi bn bán người qua biên giới. Asean cũng cần ký thêm những Điều ước quốc tế quy
định về việc xử phạt những người có hành vi này để răn đe và ngăn ngừa. Chỉ cần các nước hợp tác
chặt chẽ với nhau thì đến năm 2015 vấn đề này có thể kiểm soát được.
-
Về những nội dung hợp tác về vấn đề bn lậu vũ khí, cướp biển và đánh bắt trái phép, Asean tăng
cường hợp tác chống buôn lậu, ngăn ngừa, chống và loại trừ triệt để những giao dịch thương mại bất
hợp pháp liên quan đến vũ khí; tăng cường hợp tác đấu tranh chống cướp biển, cướp có vũ trang chống
lại các tàu thuyền, không tặc và buôn lậu; tăng cường hợp tác giữa các nước Asean nhằm chống lại
hành vi đánh cá bất hợp pháp, ngằn ngừa, chặn đứng và xóa bỏ hành vi đánh cá bất hợp pháp, không
báo cáo và không theo quy định (IPOA-IUU), hướng tới thành lập một Diễn đàn tư vấn nghề cá. Về
vấn đề liên quan đến vùng biển, đây là một vấn đề mà các nước Asean rất quan tâm và cũng có nhiều
tranh chấp ở đây. Do vậy, những sự hợp tác trên biển vẫn còn lỏng lẻo, các nước chưa thể từ bỏ lợi ích
riêng của mình để hướng tới lợi ích chung của khu vực. Vì thế nên đến năm 2015 những vấn đề về
đánh bắt trái phép hay cướp biển có thể sẽ chưa thực hiện được tối đa.
-
Ngồi ra cịn có những nội dung hợp tác liên quan đến ngăn chặn các tội phạm công nghệ cao và tội
phạm kinh tế quốc tế. Do công nghệ thông tin ngày càng phát triển nên xuất hiện những loại tội phạm
công nghệ cao rất nguy hiểm đến an ninh quốc gia, để ngăn chặn những tội phạm này Asean cần nâng
cao trình độ của đội ngũ cơng nghệ thông tin để bảo mật các thông tin quan trọng. Đến năm 2015 thì
vấn đề này có thể quản lý được.
IV.
Sự tham gia của Việt Nam vào các lĩnh vực hợp tác chính trị - an ninh phi truyền thống của
ASPC.
“ASEAN đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống” l à chủ đề của Hội nghị
khơng chính thức Tư lệnh Lực lượng quốc phịng các nước ASEAN lần thứ 7 (ACDFIM-7) khai mạc
tại Hà Nội sáng 25/3. Đây là một trong hai hội nghị hợp tác quốc phòng-an ninh trong ASEAN quan
trọng nhất do Bộ Quốc phịng chủ trì tổ chức trong năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch
ASEAN. Gần đây, Việt Nam tham gia Hội nghị Quốc phòng ASEAN - Nhật Bản lần 3 ngày 29/9/2011
Tại hội nghị lần này, đại diện các nước ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và Nhật Bản đã đi sâu thảo luận
các biện pháp nhằm nỗ lực tăng cường an ninh khu vực, trong đó có vấn đề an ninh phi truyền thống
9
và an ninh biển. Ngồi ra, Việt Nam cịn tham gia rất nhiều Hội nghị, diễn đàn khác về vấn đề an ninh
phi tryền thống của khu vực. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, trong những năm qua, Bộ
Cơng an nước ta đã tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường hợp tác với Cơ quan An ninh,
cảnh sát các nước trong đấu tranh chống khủng bố, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; nghiên cứu
những vấn đề “an ninh phi truyền thống” và thiết lập hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế hợp tác với
các nước trong khu vực, quốc tế và cả 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,
ký kết nhiều văn bản hợp tác phòng chống các loại tội phạm; thành lập tổ công tác ARF của Bộ Công
an nhằm nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an tham gia các hoạt động của ARF đặc biệt về
chuyên đề “an ninh phi truyền thống”; chú trọng các mối quan hệ hợp tác và điều phối giữa Hội nghị
cấp Bộ trưởng ASEAN về chống tội phạm xuyên quốc gia và các cơ quan chức năng của ASEAN
trong phịng chống các loại hình hoạt động khủng bố nhất là tìm kiếm các giải pháp đấu tranh với các
hình thức khủng bố, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tài chính và chuyển giao tội phạm để đưa ra xét xử;
tăng cường công tác kiểm soát biên giới, quản lý chặt chẽ việc xuất, nhập cảnh nhằm phát hiện và ngăn
chặn các đối tượng khủng bố, nghi khủng bố và các loại tội phạm khác xâm nhập Việt Nam.
KẾT LUẬN
Sự chênh lệch về trình độ phát triển, khác biệt giữa các nước ASEAN về chế độ chính trị xã hội, về lịch sử, văn hố và tính tốn lợi ích dân tộc hẹp hịi của một số nước là yếu tố chính cản trở
sự hợp tác bình đẳng cùng có lợi giữa Việt Nam và các nước ASEAN và vì sự phát triển bền vững
năng động của Hiệp hội. Để đối phó với các thách thức và trở ngại về an ninh chính trị phi truyền
thống, ASEAN có nhu cầu cấp bách phải củng cố đoàn kết, thúc đẩy hợp tác nội khối, tạo thế vững
mạnh trước khi bước vào khuôn khổ hợp tác rộng lớn hơn, một cơ chế hợp tác mới, chặt chẽ hơn,
mạnh mẽ hơn. Đồng thời ASEAN cũng cần tăng cường trách nhiệm tập thể đối với hợp tác của Hiệp
hội để gắn kết nhau trong một cộng đồng, nhằm khẳng định lại vị thế trong các vấn đề khu vực cũng
như trên trường quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng pháp luật cộng đồng ASEAN – Trường Đại học Luật HN – Khoa pháp luật quốc
tế - Trung tâm Luật Châu Á – Thái Bình Dương.
2. Tuyên bố Bali II.
3. Hiến chương ASEAN.
10
4. Tăng cường ứng phó với mối đe dọa an ninh “phi truyền thống” theo tinh thần Nghị quyết Đại
hội XI của Đảng - Đại tá, PGS, TS. NGUYỄN BÌNH BAN - Bộ Công an.
5. Sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác chính trị - an ninh ASEAN – Luận Thùy Dương - Phó
Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao
6. />
thng-mt-khai-nim-mi-va-hng-hp-tac-mi-&option=com_content&Itemid=95
7. />
truyen-thong-van-de-mang-tinh-toan-cau.aspx
8. />
09102011093259.html
10. />
11