Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.22 KB, 13 trang )

Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính

I. Đặt vấn đề
Đối tượng nộp thuế được xác định là các tổ chức hoặc cá nhân trực
tiếp có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật thuế. Đối tượng nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Tổ chức đó có thể là doanh
nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc là tổ chức khác có
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trước năm 2008, quy định đối tượng nộp thuế này cũng được cụ thể
hoá trong các văn bản như: Luật thuế lợi tức năm 1990, Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp năm 1997, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm
2003. Tuy nhiên, qua một thời gian thực hiện luật thuế thu nhập doanh
nghiệp năm 2003 đã bộc lộ những hạn chế, đặc biệt là năm 2007 Luật thuế
thu nhập cá nhân được Quốc hội thông qua, theo đó các đối tượng là cá
nhân, hộ kinh doanh đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chuyển sang
thực hiện theo Luật thuế thu nhập cá nhân. Chính vì vậy Luật thuế thu
nhập 2008 ra đời đã khắc phục những hạn chế nói chung của luật cũ, đồng
thời cũng quy định cụ thể hơn về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp 2008 và được hướng dẫn tại các văn bản chủ yếu sau: Nghị định số
124/2008/NĐ – CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều ccủa Luật

thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư

130/2008/TT – BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật thuế thu nhập doan nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành
Nghị định số 124/2008/NĐ – CP ngày 11/12/2008. Thực tế hoạt động lập


pháp cho thấy việc xác định rõ đối tượng nộp thuế có ý nghĩa quan trọng,
thể hiện sự đối xử, yêu cầu gánh chịu thuế và điều hoà thu nhập, luồng vốn
đầu tư trong đời sống kinh tế, xã hội.


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính

II. Giải quyết vấn đề
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
Đối tượng nộp thuế được xác định là các tổ chức hoặc cá nhân trực
tiếp có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật thuế. Mỗi loại thuế có thể
có đối tượng nộp thuế khác nhau phụ thuộc vào đối tượng tính thuế. Thực
tế hoạt động lập pháp cho thấy việc xác định rõ đối tượng nộp thuế có ý
nghĩa quan trọng, thể hiện sự đối xử, yêu cầu gánh chịu thuế và điều hòa
thu nhập, luồng vốn đầu tư trong đời sống kinh tế, xã hội. Khoản 1 Điều 2
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định: “ Người nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này”. Theo đó, các đối
tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
Thứ nhất, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
Việt Nam
Theo Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì
doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam là
doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh
nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, Luật đầu tư, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm,
Luật chứng khoá, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và quy định tại các văn
bản pháp luật khác dưới các hình thức: công ty cổ phần; công ty trách
nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; công ty Nhà

nước; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong hợp đồng
phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều
hành chung.
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập
chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính

Thứ hai, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có
cơ sở thường trú tại Việt Nam
Việc quy định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có sự phân
biệt giữa doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hay không thường
trú tại Việt Nam.
Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú có nghĩa vụ nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu nhập liên quan đến hoạt
động của cơ sở thường trú đó mà không phân biệt thu nhập chịu thuế đó
phát sinh tại Việt Nam hay ngoài Việt Nam. Trường hợp các khoản thu
nhập chịu thuế không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú thì
doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại
Việt Nam. (ví dụ doanh nghiệp được tặng cho tài sản có giá trị thì khoản
thu nhập này cũng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp)
Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Trên thế giới, căn cứ để xác định thế nào là thường trú và không
thường trú ở các quốc gia là không giống nhau. Theo quy định của pháp
luật Việt Nam cụ thể tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các tổ chức
kinh doanh được coi là đối tượng thường trú theo các tiêu chuẩn là thành

lập hoặc đăng ký kinh doanh tại Việt Nam hoặc có cơ sở đặt tại Việt Nam
đóng vai trò thực tế điều hành hoạt động kinh doanh.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh
doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một
phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại
thu nhập, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện
vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên
nhiên khác tại Việt Nam;


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính

- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người
làm công hay một tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền
ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có
thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng
thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt
Nam.
Thứ ba, tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã
Thứ tư, đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
Việt Nam
Thứ năm, tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu
nhập
Như vậy, có thể thấy sự khác biệt về đối tượng nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 so với Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp 2003 trước đó. Luật thuế thu nhập doanh

nghiệp2003 quy định đối tượng nộp thuế trong đó có cả cá nhân sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong đó, bao gồm cả cá nhân và
nhóm cá nhân kinh doanh; hộ kinh doanh cá thể; cá nhân hành nghề độc
lập như: bác sĩ, luật sư, kế toán, kiểm toán, họa sĩ, kiến trúc sư…; cá nhân
cho thuê tài sản như: nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị và
các loại tài sản khác. Đặc biệt, các đối tượng như hộ gia đình, cá nhân nông
dân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có thu nhập cao đều là đối
tượng nộp thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003. Tuy nhiên,
đến nay thì tất cả các đối tượng kể trên không thuộc đối tượng nộp thuế
theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 mà thuộc đối tượng của Luật
thuế thu nhập cá nhân, đối tượng nộp thuế theo Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp chỉ bao gồm các tổ chức đã được liệt kê ở trên.


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính

Bên cạnh đó, pháp luậtcòn quy định các đối tượng không phải nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp, đó là các tổ chức có các nguồn thu nhập được
quy định tại Điều 4, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008:
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã có thu nhập từ trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- Tổ chức có thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp
phục vụ nông nghiệp.
- Tổ chức có nguồn thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất
thử nghiệm, sản phẩm được làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại
Việt Nam.
- Tổ chức có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người
sau cai nghiện, người nhiễm HIV. Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện

xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau
cai nghiện, người nhiễm HIV.
- Thu nhập của tổ chức từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn
tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
- Thu nhập của tổ chức được chia từ hoạt động đóng góp vốn, liên
doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
- Tổ chức có thu nhập từ các khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho
hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện,
nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
2. Những hạn chế và hướng khắc phục khi xác định đối tượng nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp 2008
2.1. Những hạn chế khi xác định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 ra đời với các quy định
trong việc xác định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp so với Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 có một số điểm mới như: không quy
định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là cá nhân mà chỉ là các tổ
chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; quy định cụ thể đối
tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong một điều luật chung và quy
thành từng nhóm đối tượng cụ thể ; quy định đối tượng nộp thuế phải là
đối tượng « có thu nhập chịu thuế theo quy định » chứ không đơn thuần
chỉ là « có thu nhập » . Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 2 Luật thuế TNDN 2008
còn bổ sung thêm một khoản quy định khá chi tiết về « Doanh nghiệp có
thu nhập chịu thuế ». Theo đó đã tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều so

với luật năm 2003 cho việc xác định đối tượng phải nộp thuế.
Tuy nhiên, triên thực tế việc thực thi Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp 2008 cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác định đối
tượng nộp thuế. Nguyên nhân là do những hạn chế sau :
Thứ nhất, cách quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp được diễn đạt theo
hình thức liệt kê. Cách quy định như vậy có ưu điểm là rõ ràng, dễ áp
dụng, nhưng cũng tồn tại một hạn chế có thể làm ảnh hưởng tới tính ổn
định của đạo luật này. Nguyên nhân là bởi, sự vận động của các hình thức
kinh doanh, sản xuất trên thực tế là không ngừng và có thể dẫn tới những
hình thức tổ chức kinh doanh mới mà pháp luật chưa có quy định. Điều đó
dẫn đến hai hậu quả: ngân sách nhà nước bị thất thu, đồng thời lại phải có
sự sửa đổi, bổ sung luật cho phù hợp với thực tiễn. Và việc thường xuyên
thay đổi quy định pháp luật như vậy tạo một tâm lý không an toàn cho các
chủ thể sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, điểm a khoản 1 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy
định:


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính

“Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật
này, bao gồm: doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
Việt Nam”.
Tuy nhiên, các quy định về thành lập doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật Việt Nam khá thông thoáng về thủ tục dẫn tới việc các doanh
nghiệp “ma” được dựng lên ngày càng nhiều. Điều này xuất phát từ việc
theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau khi khai sinh
còn bị buông lỏng. Từ khâu hậu kiểm, quản lý doanh nghiệp sau giấy phép

đến sự phối hợp giữa các cơ quan thuế với cơ quan nhà nước còn nhiều kẽ
hở. Các doanh nghiệp này mặc dù thực hiện đăng ký thành lập doanh
nghiệp theo đúng thủ tục luật định, nhưng trên thực tế lại không hề có bất
kỳ một hoạt động sản xuất, kinh doanh nào như trong Giấy chứng nhận
đăng ký thành lập doanh nghiệp, mà chỉ có một hoạt động duy nhất là mua
bán hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành để hợp thức hóa các hàng hóa trôi
nổi trên thị trường. Lúc này, các doanh nghiệp này có thu nhập chịu thuế,
nhưng đó lại không phải là thu nhập chịu thuế xuất phát từ chính hoạt
động, sản xuất kinh doanh như quy định trên, dẫn tới tình trạng nhà nước
thất thu thuế. Trong báo cáo tại hội nghị sơ kết bốn năm thực hiện qui chế
phối hợp giữa Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan
được tổ chức ngày 30-8-2011 ở TP Vũng Tàu, Thiếu tướng Nguyễn Hòa
Bình - phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho biết qua kiểm tra, cơ
quan công an phát hiện hầu hết những doanh nghiệp “ma” đều lấy địa chỉ
“ma” hoặc địa chỉ của những cơ quan, đơn vị trực thuộc quân đội, công
an. Cá biệt, một số DN lập ra vội vã để nhập hàng hóa nhằm trốn thuế
rồi... “mất hút”, có DN chỉ tồn tại vài chục ngày. Chỉ tính riêng tại
TP.HCM và Hà Nội, trong vòng ba năm qua đã có khoảng 13.500 DN
“ma”. Trong đó, các cơ quan chức năng tại Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện,
lên danh sách hơn 6.700 DN bỏ trốn khỏi nơi kinh doanh, còn ở TP.HCM


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính

con số này là trên 6.800 DN. Thiếu tướng cũng cho biết trong ba năm qua
lực lượng công an đã phối hợp với ngành thuế, hải quan kiểm tra và phát
hiện trên 720 vụ mua bán và sử dụng trái phép hóa đơn, gây thiệt hại trên
546 tỉ đồng (đã thu hồi trên 199 tỉ đồng).( )
Thứ ba, theo quy định tại Điều 1 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp
và điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 124/2008/NĐ-CP, một trong những

đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, là doanh nghiệp tư nhân và
công ty hợp danh.Tuy nhiên việc xác định đối tượng nộp thuế trên thực tế
của 2 loại hình doanh nghiệp này còn gặp vướng mắc sau:
*Đối với Doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Doanh nghiệp tư nhân là
một loại hình doanh nghiệp. Bởi vậy, khi nhìn thoáng qua thì có vẻ những
doanh nghiệp hoạt động theo hình thức này cũng phải nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp khi có thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, về bản chất pháp lý
thì doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp
nhân, chỉ đơn thuần là doanh nghiệp do cá nhân tự bỏ vốn ra sản xuất,
kinh doanh. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũng chính là tài sản của
chủ doanh nghiệp tư nhân. Do vậy, xác định đối tượng nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân, có những vấn đề được đặt ra:
Một là, doanh nghiệp tư nhân hay chủ doanh nghiệp tư nhân là đối
tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?
Hai là, chủ doanh nghiệp tư nhân với tư cách là một cá nhân có thu
nhập cao nên cũng thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo Luật
Thuế thu nhập cá nhân. Nhưng quan trọng ở chỗ, pháp luật thuế đã có quy
định như thế nào về việc tách biệt phần thu nhập chịu thuế của doanh
nghiệp tư nhân và thu nhập chịu thuế của chủ doanh nghiệp tư nhân?
Pháp luật thuế thu nhập hiện hành chưa bóc tách một cách rõ ràng
giữa nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và nghĩa vụ nộp thuế thu
nhập cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, có thể dẫn đến tình


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính

trạng cùng một khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vừa phải nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp, lại vừa phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế đánh

trùng lên thuế, gây thiệt hại cho người nộp thuế.
Ba là, vì pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định chung về
nghĩa vụ nộp thuế và quy trình quản lý thuế đối với tất cả các loại hình
doanh nghiệp, không tính tới việc doanh nghiệp tư nhân có bản chất pháp
lý khác so với những loại hình doanh nghiệp khác, dẫn đến việc không có
sự tách bạch giữa tài sản kinh doanh và tài sản tiêu dùng của doanh
nghiệp. Vì vậy, chủ một số doanh nghiệp tư nhân đã lợi dụng điều này để
không thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo
đúng quy định pháp luật.
*Đối với công ty hợp danh
Cũng theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 công ty hợp danh có
tư cách pháp nhân. Mặc dù vậy, quyền quản lý cũng như cơ cấu tổ chức
của loại hình doanh nghiệp này vẫn phụ thuộc vào quyết định của các
thành viên hợp danh, với chế độ trách nhiệm tương tự như với doanh
nghiệp tư nhân, đặc biệt là đối với công ty hợp danh có quy mô nhỏ. Bởi
vậy, cũng tương tự như phần thứ ba, việc Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp 2008 xác định công ty hợp danh là đối tượng nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp cũng dẫn đến nhiều tranh cãi, gây khó khăn trong việc xác
định nghĩa vụ thuế của thành viên công ty hợp danh và của công ty hợp
danh, dễ dẫn đến hiện tượng thuế đánh trùng thuế như đã phân tích hoặc
hiện tượng lợi dụng khe hở của pháp luật để trốn thuế.
Thứ tư, điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy
định các tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập cũng
thuộc diện đối tượng nộp thuế. Do đó, có ý kiến cho rằng: Điều 2 Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp chưa xem xét đến tính đặc thù về cơ cấu thu
nhập của tổ hợp tác cũng như doanh nghiệp quy mô nhỏ dẫn đến việc các


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính


tổ chức này sẽ gặp khó khăn trong việc xác định nghĩa vụ nộp thuế của
mình là thuế thu nhập cá nhân hay thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ năm, Theo quy định hiện nay cá nhân và hộ gia đình kinh doanh
phải đăng kí kinh doanh nhưng không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp,
phần thu nhập của cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy vậy,
hình thức kinh doanh này thường không rõ ràng về hoá đơn, chứng từ dẫn
đến tình trạng là cơ quan nhà nước không thể xác định về doanh thu của
các cơ sở kinh doanh. So với doanh nghiệp tư nhân thì hình thức kinh
doanh này dễ dàng trốn thuế, lại chỉ chịu một loại thuế thu nhập, thuế suất
thuế thu nhập cá nhân về cơ bản thấp hơn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Dẫn đến thực trạng là, tuy cùng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
như nhau nhưng do hình thức tổ chức kinh doanh khi đăng kí kinh doanh
khác nhau mà việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước khác nhau.
2.2. Hướng khắc phục khi xác định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp
Thứ nhất, như đã phân tích trong phần hạn chế, thủ tục thành lập
doanh nghiệp được pháp luật quy định khá thông thoáng, dẫn đến tình
trạng các doanh nghiệp “ma” mọc lên nhiều, do đó để khắc phục tình
trạng này, việc sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật về thành
lập và quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo hướng vừa tạo môi trường
kinh doanh thông thoáng, vừa quản lý được tình hình hoạt động của doanh
nghiệp là thực sự cần thiết. Theo đó, để hạn chế tình trạng này, nên chăng
có quy định cho phép các cơ quan thuế có thể thực hiện một số biện pháp
kiểm tra đặc biệt nếu nghi ngờ có sự sai trái trong việc sử dụng hóa đơn
giá trị gia tăng mà doanh nghiệp đã mua và không nhất thiết phải qua cơ
quan thanh tra sau khi có quyết định thanh tra hoặc qua cơ quan kiểm
soát điều tra. Điều này có thể góp phần không nhỏ khắc phục tình trạng
doanh nghiệp “ma”.



Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính

Hơn nữa, rất cần thiết phải đẩy mạnh tăng cường công tác kiểm tra,
xử lý vi phạm của các cơ quan thuế, nâng cao sự phối hợp giữa cơ quan
chức năng đặc biệt là cơ quan đăng kí kinh doanh và cơ quan thuế trong
việc kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp sau khi thành lập. Thông
qua, việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý để xác định chính xác “thu
nhập chịu thuế” của doanh nghiệp có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp hay không, hạn chế tối đa việc trốn thuế, gian lận thuế của
các doanh nghiệp. Làm tốt công tác này sẽ giúp cho cơ quan quản lý thuế
có thể xác định được đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp một cách
dễ dàng.
Thứ hai, xung quanh vấn đề doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp
danh là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Như phần hạn chế đã
trình bày, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư
cách pháp nhân, tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũng chính là tài sản
của chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân với tư cách
là một cá nhân có thu nhập nên cũng thuộc diện phải nộp thuế thu nhập
cá nhân theo Luật Thuế thu nhập cá nhân. Công ty hợp danh cũng vậy,
bên cạnh thành viên góp vốn thì thành viên hợp danh là thành viên không
thể thiếu được, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài
sản của mình, và thành viên hợp danh cũng thuộc đối tượng nộp thuế thu
nhập cá nhân theo Luật thuế thu nhập cá nhân. Vấn đề đặt ra là pháp luật
thuế đã có quy định như thế nào về việc tách biệt phần thu nhập chịu
thuế của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh với thu nhập chịu
thuế của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh.
Chính vì vậy, để khắc phục vấn đề này việc sửa đổi quy định về thu
nhập chịu thuế là cần thiết. Một ý kiến đề xuất đặ ra là để thu nhập chịu
thuế và lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp đồng nhất với nhau là rất khó,
nên muốn đạt được điều này, có lẽ Nhà nước phải hi sinh một số quyền lợi

như không đánh thuế đối với một số khoản chi nhất định. Khi đó doanh


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính

nghiệp sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nộp thuế và không tìm cách hợp
thức hóa các khoản chi không được trừ theo Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp nữa.
Bên cạnh đó, vì pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định
chung về nghĩa vụ nộp thuế và quy trình quản lý thuế đối với tất cả các
loại hình doanh nghiệp, không tính tới việc doanh nghiệp tư nhân, công ty
hợp danh có sự khác biệt cơ bản so với những loại hình doanh nghiệp
khác, dẫn đến việc không có sự tách bạch giữa tài sản kinh doanh và tài
sản tiêu dùng của doanh nghiệp, vì vậy để tránh trường hợp “đánh trùng
thuế”, thì cần phải rà soát lại văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp hoặc những văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan để loại
bỏ nội dung trùng lặp, bảo đảm sự thống nhất về hình thức và logic về nội
dung. Theo đó, các quy phạm pháp luật thuế cũng cần phải rõ ràng, giảm
thiểu những quy định dẫn chiếu từ văn bản này sang văn pháp luật khác
hoặc hạn chế dẫn chiếu những quy định chung. Chính vì thế các quy định
của pháp luật phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu ,đảm bảo tính minh bạch, để có
thể giúp đối tượng nộp thuế hiểu được quyền và nghĩa vụ thuế của mình.
Thứ ba, xung quanh vấn đề tổ hợp tác, hộ gia đình kinh doanh phải
đăng kí kinh doanh nhưng không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Để
hạn chế tình trạng các hình thức kinh doanh này trốn thuế, rất cần có sự
nhận thức rõ ràng và được thể hiện bằng quy định của pháp luật về việc
thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế xác định đối với mọi khoản thu nhập
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế
hay chỉ áp dụng với khoản thu nhập của các tổ chức.
Thứ tư, góp phần giảm thiểu việc đối tượng nộp thuế lợi dụng sơ hở

của pháp luật để trốn thuế, cần thiết phải đẩy mạnh cải cách hành chính
thuế, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đúng đầu cơ quan thuế các cấp,
tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, thanh tra, giám sát. Xác định rõ
chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp, thực hiện phân cấp tăng


Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Tài chính

cường quyền hạn cho cơ quan thuế cấp dưới. Đồng thời, tích cực tăng
cường công tác kiểm tra, kiểm soát hóa đơn, chứng từ mua vào bán ra của
các doanh nghiệp, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm, hạn chế tối đa
thiệt hại do trốn thuế gây ra. Khuyến khích cá nhân lấy hóa đơn khi mua
hàng và đồng thời bắt buộc mỗi nơi khi bán hàng đều phải xuất hóa đơn
giá trị gia tăng.

III. Kết luận
Trên đây là nội dung đề tài: “ Phân tích làm sang tỏ về đối tượng nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và nêu những hạn chế, hướng khắc phục
khi xác định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2008”.



×