Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá tính thích nghi sinh thái của một số loài cây trồng có giá trị kinh tế cao đối với điều kiện sinh khí hậu tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


NGUYỄN THỊ THANH HẢI

ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ
LOÀI CÂY TRỒNG CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO ĐỐI VỚI
ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


NGUYỄN THỊ THANH HẢI

ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ
LOÀI CÂY TRỒNG CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO ĐỐI VỚI
ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC



Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THẾ HƢNG
TS. HOÀNG LƢU THU THỦY

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Nguyễn
Thế Hƣng, TS. Hoàng Lƣu Thu Thủy người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi để tôi có thể hoàn thành được
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Sinh - KTNN, Khoa Sau
Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết tới tập thể phòng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện
Hàm lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên
cứu hoàn thành khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về thời gian cũng như
trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, bạn bè và
đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 04 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Thị Thanh Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1


KTXH

Kinh tế xã hội

2

NĐGM

Nhiệt đới gió mùa

3

NLN

Nông lâm nghiệp

4

SDHL

Sử dụng hợp lý

5

SKH

Sinh khí hậu

6


TB

Trung bình

7

TK

Thời kì

8

TNKH

Tài nguyên khí hậu

9

TNST

Thích nghi sinh thái

10

TTV

Thảm thực vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>
iii


MỤC LỤC
Trang

Trang bìa phụ
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. i
Lời cam đoan ......................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................... iii
Mục lục

............................................................................................................................ iv

Danh mục biểu bảng ............................................................................................................. v
Danh mục các hình............................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 2
3. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................................. 2
4. Cấu trúc của luận văn........................................................................................................ 2
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu .................................................... 3
1.1.1. Khí hậu và khí hậu ứng dụng ..................................................................................... 3
1.1.2. Sinh khí hậu................................................................................................................. 4
1.1.3. Đánh giá sinh khí hậu ................................................................................................. 5
1.2. Đặc điểm sinh thái, giá trị kinh tế một số loài cây trồng nông, lâm nghiệp ............. 11
1.2.1. Cây cao su ................................................................................................................. 11

1.2.2. Cây chè trung du ....................................................................................................... 12
1.2.3. Cây cam sành ............................................................................................................ 13
1.2.4. Cây thảo quả.............................................................................................................. 15
1.3. Lịch sử các vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 17
1.3.1. Nghiên cứu sinh khí hậu trên thế giới...................................................................... 17
1.3.2. Nghiên cứu sinh khí hậu ở Việt Nam ...................................................................... 19
1.3.3. Các công trình nghiên cứu về cây trồng nông, lâm nghiệp.................................... 20
Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG ...........22
2.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................ 22
2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................. 22
2.1.2. Địa chất, địa mạo ...................................................................................................... 24
2.1.3. Khí hậu ...................................................................................................................... 24
2.1.4. Thủy văn .................................................................................................................... 33
2.1.5. Tài nguyên đất........................................................................................................... 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
iv


2.1.6. Thảm thực vật ........................................................................................................... 35
2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội ........................................................................................... 36
2.2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu .................................................................................................. 36
2.2.2. Các lĩnh vực kinh tế - xã hội .................................................................................... 37
Chƣơng 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........40
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 40
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 40
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 40
3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 41
3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí tài liệu ....................................................... 41

3.4.2. Phương pháp chuyên gia .......................................................................................... 41
3.4.3. Phương pháp phân loại sinh khí hậu........................................................................ 41
3.4.4. Phương pháp đánh giá tính thích nghi sinh thái cây trồng ..................................... 41
3.4.5. Phương pháp phân tích thống kê ............................................................................. 42
3.4.6. Phương pháp bản đồ và thông tin địa lý (GIS) ....................................................... 42
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................43
4.1. Thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Hà Giang............................................................ 43
4.1.1. Vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh khí hậu ................ 43
4.1.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ sinh khí hậu .............................................................. 43
4.1.3. Hệ thống chỉ tiêu của bản đồ sinh khí hậu tỉnh Hà Giang...................................... 44
4.1.3.1. Hệ chỉ tiêu nhiệt ..................................................................................................... 44
4.2. Đánh giá tính thích nghi sinh thái của một số loài cây trồng có giá trị kinh tế cao đối
với điều kiện SKH tỉnh Hà Giang ................................................................... 56
4.2.1. Phương pháp đánh giá .............................................................................................. 57
4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá ....................................................................................................... 58
4.2.3. Kết quả đánh giá ....................................................................................................... 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................81
1. Kết luận ........................................................................................................................... 81
2. Kiến nghị ......................................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83
Tài liệu Tiếng Việt: ............................................................................................................. 83
Tài liệu Tiếng Anh: ............................................................................................................. 86
Các trang website tham khảo: ............................................................................................ 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
v



DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ)........................................................... 25
Bảng 2.2. Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm (Phần mười bầu trời) .............. 26
Bảng 2.3. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (0C)................................................ 26
Bảng 2.4. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm).......................................................... 27
Bảng 2.5. Số ngày mưa trung bình tháng và năm (ngày) ...................................................... 28
Bảng 2.6. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) ............................................................ 29
Bảng 2.7. Độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng và năm (%) .................................. 29
Bảng 2.8. Độ ẩm tương đối tối thấp tuyệt đối tháng và năm (%) ......................................... 30
Bảng 2.9. Lượng bốc hơi Piche trung bình tháng và năm (mm) .......................................... 30
Bảng 2.10. Số ngày dông trung bình tháng và năm (ngày) ................................................... 31
Bảng 2.11. Số ngày mưa đá trung bình tháng và năm (ngày) ............................................... 31
Bảng 2.12. Số ngày mưa phùn trung bình tháng và năm (ngày) .......................................... 32
Bảng 2.13. Số ngày sương muối trung bình tháng và năm (ngày) ....................................... 32
Bảng 2.14. Số ngày sương mù trung bình tháng và năm (ngày) .......................................... 33
Bảng 4.1. Phân cấp nhiệt độ của bản đồ SKH tỉnh Hà Giang............................................... 44
Bảng 4.2. Phân cấp độ dài mùa lạnh ở tỉnh Hà Giang........................................................... 46
Bảng 4.3. Phân cấp tổng lượng mưa năm (Rnăm) ở tỉnh Hà Giang ....................................... 47
Bảng 4.4. Phân cấp độ dài mùa khô ở tỉnh Hà Giang............................................................ 48
Bảng 4.5. Hệ chỉ tiêu tổng hợp và và các loại SKH tỉnh Hà Giang...................................... 48
Bảng 4.6. Diện tích và số lần lặp lại các loại SKH tỉnh Hà Giang ....................................... 51
Bảng 4.7. Bảng cơ sở đánh giá mức độ thích nghi sinh thái đối với 1 số loài cây trồng
(cây cao su, chè trung du, cam sành và thảo quả) ............................................... 59
Bảng 4.8. Bảng cơ sở đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su với các yếu tố sinh
khí hậu chính ở tỉnh Hà Giang ............................................................................. 62
Bảng 4.9. Đánh giá mức độ thích nghi của cây chè trung du với các yếu tố sinh khí
hậu chính ở tỉnh Hà Giang.................................................................................... 63
Bảng 4.10. Đánh giá mức độ thích nghi của cây cam sành với các yếu tố sinh khí hậu

chính ở tỉnh Hà Giang ........................................................................................... 64
Bảng 4.11. Đánh giá mức độ thích nghi của cây thảo quả với các yếu tố sinh khí hậu
chính ở tỉnh Hà Giang ........................................................................................... 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

vi

v

/>

Bảng 4.12. Phân loại mức độ thích nghi sinh thái của các loài cây trồng đối với điều
kiện khí hậu tỉnh Hà Giang................................................................................... 66
Bảng 4.13. Mức độ TNST của cây cao su đối với các đơn vị SKH tỉnh Hà Giang ............ 67
Bảng 4.14. Diện tích vùng thích nghi sinh thái cây cao su.................................................... 67
phân theo đơn vị hành chính ................................................................................................... 67
Bảng 4.15. Mức độ TNST của cây chè trung du đối với các đơn vị SKH tỉnh Hà
Giang...................................................................................................................... 70
Bảng 4.16. Diện tích vùng thích nghi sinh thái cây chè trung du phân theo đơn vị
hành chính.............................................................................................................. 72
Bảng 4.17. Mức độ TNST của cây cam sành đối với các đơn vị SKH tỉnh Hà Giang ...... 74
Bảng 4.18. Diện tích vùng thích nghi sinh thái cây cam sành phân theo đơn vị hành
chính....................................................................................................................... 74
Bảng 4.19. Mức độ TNST của cây thảo quả đối với các đơn vị SKH tỉnh Hà Giang ....... 77
Bảng 4.20. Diện tích vùng thích nghi sinh thái cây thảo quả phân theo đơn vị hành
chính....................................................................................................................... 77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>
vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1. Sinh khí hậu trong tổng thể khoa học Khí hậu ứng dụng ...................................... 4
Hình 1.2. Sơ đồ qui trình đánh giá tài nguyên khí hậu ......................................................... 10
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang .......................................................................... 23
Hình 4.1. Bản đồ sinh khí hậu thảm thực vật tỉnh Hà Giang ................................................ 49
Hình 4.2. Chú giải bản đồ sinh khí hậu thảm thực vật tỉnh Hà Giang.................................. 50
Hình 4.3. Bản đồ mức độ thích nghi điều kiện SKH của cây cao su.................................... 68
Hình 4.4. Bản đồ mức độ thích nghi điều kiện SKH của cây chè trung du ......................... 71
Hình 4.5. Bản đồ mức độ thích nghi điều kiện SKH của cây cam sành .............................. 75
Hình 4.6. Bản đồ mức độ thích nghi điều kiện SKH của cây thảo quả ................................ 78

vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

viii

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Giang là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc của vùng trung du miền núi phía
Bắc Việt Nam. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà
Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, có

mùa đông lạnh và có chế độ mưa, ẩm phong phú. Tỉnh Hà Giang được đánh giá là giàu
tiềm năng cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, cho phát triển các vùng chuyên
canh cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua, nông nghiệp vẫn là thế
mạnh có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế và có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của Tỉnh. Tỉnh có nhiều chính sách thu hút, đầu tư cho phát triển vùng
nguyên liệu như sản xuất lương thực, thực phẩm, trồng cây dược liệu, cây ăn quả đặc
sản…Tuy nhiên, trên thực tế Tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân còn
nghèo, giá trị sản xuất hàng hóa trên một đơn vị diện tích còn thấp, lương thực, thực
phẩm còn thiếu, trình độ dân trí chưa cao, công tác quy hoạch và quản lý còn thiếu
khoa học, vấn đề môi trường và khai thác tài nguyên chưa hợp lý... Chính vì thế sản
xuất nông lâm nghiệp của Tỉnh chưa phát triển xứng với tầm mà nó có thể có.
Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp của Tỉnh là tập trung phát triển nông,
lâm nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, chất
lượng và hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành, phát triển sản xuất nông
lâm nghiệp theo lợi thế của từng vùng [25]. Cần phát huy lợi thế của mỗi tiểu vùng
của Tỉnh để tiếp tục hình thành và phát triển các vùng chuyên canh tập trung với quy
mô thích hợp như cây chè, cây ăn quả, cây cao su, cây dược liệu… Những đánh giá
đúng mức các điều kiện tự nhiên của tỉnh nhằm định hướng quy hoạch, mở rộng, phát
triển kinh tế nông, lâm nghiệp, phát triển các vùng chuyên canh cây đặc sản có giá trị
kinh tế một cách cụ thể. Trong đó, đánh giá tính thích nghi sinh thái của mỗi loài cây
trồng có giá trị kinh tế cao nhằm xác định những vùng có khả năng mở rộng sản xuất
là vấn đề cấp thiết và phù hợp. Với nhu cầu thực tiễn đó, với lòng mong muốn được
góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Hà Giang, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tính thích nghi sinh thái của một số loài cây
trồng có giá trị kinh tế cao đối với điều kiện sinh khí hậu tỉnh Hà Giang”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
1



2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được mức độ thích nghi sinh thái của một số loài cây trồng có giá
trị kinh tế cao đối với điều kiện SKH tỉnh Hà Giang để đề xuất hướng sử dụng hợp
lý tài nguyên SKH của tỉnh cho phát triển bền vững cây trồng NLN.
3. Đóng góp mới của luận văn
Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá tính TNST của
một số loài cây trồng NLN có giá trị kinh tế cao đối với tài nguyên SKH tỉnh Hà
Giang. Đây là hướng nghiên cứu sinh thái học ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn cao.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã có một số đóng góp mới:
- Thành lập được bản đồ SKH của tỉnh Hà Giang với các đơn vị SKH khác nhau.
- Trên cơ sở đánh giá tính TNST của 4 loài cây trồng có giá trị kinh tế cao
với điều kiện SKH của tỉnh Hà Giang làm cơ sở đưa ra một số giải pháp cho việc
quy hoạch không gian cho 4 loài cây trồng.
4. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 4 chương
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu
Chƣơng 2: Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang
Chƣơng 3: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Khí hậu và khí hậu ứng dụng
Có nhiều quan niệm khác nhau về khí hậu: Theo W.Koppen: “Khí hậu là
trạng thái thời tiết trung bình và quá trình thời tiết nói chung ở một nơi”. Theo nhà
khí hậu học I.Hann: “Khí hậu là toàn bộ các hiện tượng đặc trưng cho trạng thái
trung bình của khí quyển ở một địa điểm nào đó trên Trái Đất” [33]. Theo tổ chức
khí tượng thế giới WMO (Word Meteorological Organization): “Tổng hợp các điều
kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài hạn các biến
số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó” [44].
Như vậy, theo quan điểm của đa số các nhà khoa học thì “khí hậu” được định
nghĩa là tổng hợp của thời tiết, đặc trưng bới các giá trị thống kê dài hạn (trung
bình, xác suất các cực trị…) của các yếu tố khí tượng biến động trong một khu vực
địa lý. Tiêu chuẩn trung bình là 30 năm, nhưng khoảng thời gian đó có thể khác tùy
theo mục đích sử dụng.
Khí hậu ứng dụng là một ngành khoa học nghiên cứu khí hậu trong mối quan
hệ với một đối tượng cụ thể, làm rõ tác động tích cực và tiêu cực của khí hậu lên đối
tượng nhằm đưa ra những giải pháp đúng đắn, hợp lí để tận dụng và nâng cao tính
tích cực của khí hậu [44]. Khí hậu ứng dụng có ý nghĩa to lớn đối với nghiên cứu
mối quan hệ giữa con người, môi trường và sinh vật, cho thấy những ảnh hưởng tích
cực và tiêu cực của khí hậu trong đời sống, sản xuất của con người và sự sinh
trưởng, phát triển của sinh vật. Nghiên cứu khí hậu ứng dụng vừa có ý nghĩa khoa
học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Một mặt, nó tạo ra bước tiến lớn cho sự phát triển của
ngành khí tượng và khí hậu học, mặt khác các kết quả của khí hậu ứng dụng cũng
thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất phụ thuộc vào
khí hậu thời tiết, làm cho các ngành này đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đối với công tác trồng và phát triển rừng, nghiên cứu các điều kiện khí hậu
cụ thể trong mối quan hệ với các đặc tính sinh thái của các loài cây có ý nghĩa thực
tiễn, giải quyết được một số yêu cầu của sản xuất đó là: chọn được loài cây và xác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

3


định được khu vực trồng tối ưu; xác định đúng lịch thời vụ; ứng dụng được thích
hợp các phương pháp kĩ thuật [8].

Khí hậu ứng dụng

Khí
hậu
lâm
nghiệp

Khí
hậu
nông
nghiệp

Khí
hậu
y
học

Khí
hậu
du
lịch

Khí
hậu

xây
dựng

Khí
hậu
giao
thông
vận tải

Khí
hậu
quân
sự

Khí hậu
một số
lĩnhvực
khác …

Sinh khí hậu

Hình 1.1. Sinh khí hậu trong tổng thể khoa học Khí hậu ứng dụng [44]
1.1.2. Sinh khí hậu
Hệ sinh thái là tổ hợp quần xã sinh vật và sinh cảnh (bao gồm các chất hữu
cơ, vô cơ và các nhân tố vô sinh) mà quần xã đó tồn tại. Các sinh vật trong quần xã
tương tác với nhau và với sinh cảnh để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa
năng lượng. Trong sinh cảnh, chế độ khí hậu tác động mạnh mẽ đến tất cả các sinh
vật trong hệ sinh thái, rõ rệt nhất là sinh vật sản xuất. “Sinh khí hậu” là khoa học
nghiên cứu những tác động của khí hậu, thời tiết lên sự tồn tại và phát triển của sinh
vật trong hệ sinh thái [21].

Theo từ điển Bách Khoa Nông Nghiệp: Sinh khí hậu là bộ môn khoa học liên
ngành giữa Khí hậu học và Sinh thái học, nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu tới cơ thể
sống. “Sinh khí hậu học chú trọng nghiên cứu tác động của các yếu tố khí hậu (bức xạ,
nhiệt độ, độ ẩm…) trong thời gian dài và theo dõi tác động của thời tiết trong từng
ngày, từng tháng. Nghiên cứu khí hậu trong phạm vi vùng và trong từng khu vực nhỏ
(vi khí hậu), trong cảnh quan và thiết bị chuồng trại do con người tạo nên cho cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
4


trồng, vật nuôi. Nghiên cứu sinh khí hậu là cơ sở cho việc nghiên cứu tính thích nghi
của sinh vật để nâng cao sức sản xuất của một môi trường nhất định” [41].
Khí hậu là nhân tố sinh thái quan trọng trong sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển
của giới sinh vật. Đặc biệt với thực vật, khí hậu ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành
các kiểu TTV khác nhau. Người ta coi lớp phủ thực vật như là chỉ thị của điều kiện khí
hậu. Chính vì vậy, theo nghĩa hẹp, thì SKH chính là khí hậu TTV tự nhiên.
Trong khuôn khổ đề tài này, thuật ngữ SKH được đề cập đến chỉ với nghĩa
hẹp và cụ thể, đó chính là điều kiện sinh khí hậu TTV tự nhiên, điều kiện sinh khí
hậu nông nghiệp của một số cây trồng NLN cụ thể, nhằm mục đích xây dựng cơ sở
khoa học cho việc phát triển sản xuất NLN của tỉnh Hà Giang.
1.1.3. Đánh giá sinh khí hậu
1.1.3.1. Khái niệm
Khái niệm đánh giá SKH được nhiều tác giả đưa ra, trong đó có một số khái
niệm tiêu biểu sau:
“Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh, đối
chiếu những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định. Trong nghiên cứu môi trường tự
nhiên, đánh giá phản ánh giá trị của tự nhiên đối với một yêu cầu kinh tế - xã hội

cụ thể” [19].
“Đánh giá là xác định mức độ thuận lợi (tốt, xấu, trung bình) của môi trường
tự nhiên đối với một yêu cầu kinh tế xã hội nhất định. Bản chất của đánh giá là xem
xét mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế” [38].
Như vậy, đánh giá tài nguyên SKH là một bộ phận của công tác đánh giá tài
nguyên môi trường tự nhiên mà bản chất chính là là đánh giá mức độ thuận lợi hay
thích hợp của loại tài nguyên này trên mỗi vùng lãnh thổ đối với một số yêu cầu
KTXH nhất định; từ đó có thể đưa ra những kiến nghị về khả năng khai thác và sử
dụng hợp lý TNKH cho mục đích nào đó.
1.1.3.2. Cơ sở của việc đánh giá thích nghi sinh thái cây trồng nông, lâm nghiệp đối
với tài nguyên sinh khí hậu
* Vai trò của các yếu tố khí hậu đối với cây trồng nông lâm nghiệp
Mỗi một loại sinh vật luôn tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại với
môi trường sống. Các nhân tố sinh thái, trong đó có nhân tố khí hậu luôn có tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
5


động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Khí hậu là nhân tố sinh thái
quan trọng không thể thiếu đối với sự tồn tại, sinh trưởng phát triển của giới sinh
vật. Khi xét sự thích nghi của sinh vật đối với điều kiện khí hậu của một địa phương
nào đó ta xét đến các nhân tố như: ánh sáng mặt trời, nhiệt độ không khí, độ ẩm
không khí, lượng mưa, khí áp và gió… Mỗi loại cây trồng khác nhau thì yêu cầu về
từng nhân tố này là khác nhau [21], [35].
- Ánh sáng
Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất, là nguồn năng lượng cho quá trình
quang hợp tạo thành các chất hữu cơ trong cây. Nhờ ánh sáng cây hấp thụ khí CO 2
trong khí quyển, đồng hoá thành chất hữu cơ tích luỹ cho cây. Chất lượng, sinh khối

của cây phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng, nếu thừa hoặc thiếu ánh sáng cũng sẽ ảnh
hưởng không tốt tới sự sinh trưởng của cây.
Ánh sáng ảnh hưởng đến cây trồng theo các mức độ khác nhau, chu kì ánh
sáng dài hay ngắn, cường độ ánh sáng mạnh hay yếu đều ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố sinh thái rất quan trọng đối với đời sống thực vật. Nhiệt
độ cao hoặc thấp quá một giới hạn nào đó thì rễ cây ngừng hoạt động, không cung
cấp chất dinh dưỡng cho cây, cây sẽ chết. Đối với mỗi cây, mỗi giai đoạn phát triển
có nhu cầu nhiệt rất khác nhau, nhiệt độ thích hợp trong mỗi thời kì sinh trưởng
phát triển của cây thì cây sẽ phát triển tốt.
Nhiệt độ của đất và nhiệt độ không khí đều ảnh hưởng đến quá trình sinh lý
của cây như quang hợp, hô hấp, sinh trưởng… Các quá trình này diễn ra ở nhiệt độ
đất từ 0 - 350C, nhiệt độ tăng 100C thì tốc độ quang hợp tăng 2 lần. Tuy nhiên nếu
nhiệt độ tăng quá giới hạn cho phép (40 - 500C) thì các quá trình trên ngừng hẳn dẫn
đến cây chết [21], [35].
Mỗi loại cây khác nhau thì yêu cầu về giới hạn nhiệt độ khác nhau. Do vậy,
cần tìm hiểu kĩ các yêu cầu của cây trồng về yếu tố nhiệt độ hay còn gọi là giới hạn
nhiệt độ thích hợp của cây trồng (là khoảng nhiệt độ thích hợp nhất đối với quá trình
sống, sinh trưởng và phát triển) để có biện pháp điều chỉnh cây trồng sao cho phù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
6


hợp. Hơn nữa, ngay cả trong cùng một loại cây thì yêu cầu về nhiệt độ giữa các giai
đoạn là không giống nhau, do vậy không chỉ tìm hiểu giới hạn nhiệt độ thích hợp của
cây trồng mà còn phải hiểu được yêu cầu về nhiệt độ của cây đối với từng giai đoạn.
- Mưa

Thực vật không thể tồn tại nếu không có nước. Nước là nhân tố quan trọng
xác định hình dạng diện mạo bên ngoài của thực vật. Nước cần thiết cho quang hợp,
hô hấp, sinh trưởng, phát triển và các quá trình lý hoá sinh của thực vật (thành phần
của thực vật có tới 40 - 90 % là nước).
Đối với cây trồng nguồn nước mưa cung cấp cho cây là rất quan trọng. Đặc
trưng tiêu thụ nước của cây là hệ số tiêu thụ nước. Hệ số này được tính theo một
đơn vị chất khô tạo thành cần bao nhiêu đơn vị nước. Mỗi loại cây thì hệ số tiêu thụ
nước là khác nhau [35].
Trong quá trình phát triển của cây thì nhu cầu nước ở các giai đoạn khác
nhau cũng khác nhau. Như vậy, cần nắm bắt được nhu cầu nước của cây trong từng
thời kì để có thể tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế những tác
hại do mưa gây ra.
- Các yếu tố khác
Đối với cây trồng hầu hết các yếu tố khí tượng đều ảnh hưởng đến cây trồng,
có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ba yếu tố chính là Bức xạ Mặt trời, nhiệt độ
và mưa thì còn các yếu tố khác như độ ẩm không khí, khí áp và gió… Ngoài ra, còn
các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: sương muối, sương giá, mưa đá, mưa axit…
đều ảnh hưởng không tốt đến cây trồng.
Độ ẩm không khí tuy không tác động trực tiếp như nhiệt độ nhưng nó cũng
rất quan trọng. Sự thoát hơi nước của cây phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm không khí.
Độ ẩm cao sự thoát hơi nước bị hạn chế, độ ẩm thấp mặt đất và cây thoát hơi nước
nhiều. Độ ẩm quá thấp cũng ảnh hưởng đến cây, cây sẽ phải thoát hơi nước nhiều,
nếu bộ rễ hút không đủ nước thì cây sẽ bị héo lá… Độ ẩm không khí ảnh hưởng
khác nhau đến mỗi giai đoạn phát triển của cây.
Gió giúp cho thoát hơi nước được dễ dàng làm tăng nhanh quá trình vận
chuyển chất dinh dưỡng, chất hữu cơ theo hệ mạch lên nuôi cây. Gió cũng giúp cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
7



việc thụ phấn hoa. Tuy nhiên gió lớn, bão tố là thảm họa với cây, gió khô nóng làm
cây mất nước nhanh hơn, lá chóng vàng hơn và cây nhanh chết.
Ngoài ra, còn các hiện tượng thời tiết như: mưa đá, sương muối, sương giá…
ảnh hưởng trực tiếp đến cây, đặc biệt trong thời kì trổ lộc và ra hoa, đậu quả. Như
vậy, để đánh giá TNST của sinh vật với điều kiện sinh khí hậu ở một địa phương
nào đó ta phải đánh giá tổng hoà tất cả các yếu tố trên.
* Các quy luật sinh thái cơ bản
Một số quy luật sinh thái cơ bản quy định khả năng tồn tại, sinh trưởng và phát
triển của sinh vật đồng thời đây cũng là cơ sở cho việc lựa chọn chỉ tiêu phân loại
SKH hay phân chia các mức độ thích nghi SKH cho phát triển cây trồng, bao gồm:
- Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái: Trong môi trường
sống, sinh vật luôn chịu sự tác động đồng thời của nhiều nhân tố sinh thái. Mỗi
nhân tố sinh thái luôn tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của
sinh vật. Các nhân tố sinh thái luôn gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ hợp
sinh thái, sự thay đổi của nhân tố sinh thái này có thể dẫn đến sự thay đổi của các
nhân tố khác và sinh vật sẽ phải chịu ảnh hưởng của sự thay đổi đó. Bên cạnh đó,
mỗi nhân tố sinh thái chỉ có thể biểu hiện một cách đầy đủ khi các nhân tố khác
cũng đang hoạt động bình thường [21], [35].
Quy luật này là cơ sở cho việc lựa chọn các tiêu chí khí hậu (nhiệt độ, lượng
mưa) làm các chỉ tiêu để phân loại SKH.
- Quy luật giới hạn sinh thái: Năm 1913, V. Shelford đưa ra định luật về sự
chống chịu (hay ảnh hưởng giới hạn tối đa cùng với tối thiểu) của sinh vật đối với
các yếu tố sinh thái: “Mỗi loài có một giới hạn đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái
nhất định. Nếu tính chất và cường độ tác động của mỗi nhân tố sinh thái tăng hay
giảm vượt ra ngoài khoảng thuận lợi của loài thì sẽ làm giảm khả năng sinh sống.
Khi giá trị của nhân tố sinh thái vượt qua ngưỡng cao nhất (giới hạn trên) hoặc
xuống quá ngưỡng thấp nhất (giới hạn dưới) với khả năng chịu đựng giới hạn sinh
thái thì sinh vật không thể tồn tại được” [35].

Quy luật này giải thích về mặt khoa học việc phân chia tính thích nghi của
các yếu tố SKH cho phát triển các loài cây trồng thành các mức độ khác nhau (thích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
8


nghi, tương đối thích nghi, không thích nghi). Bởi mỗi loài sinh vật chỉ có thể tồn
tại trong một giới hạn xác định đối với một nhân tố sinh thái (giới hạn sinh thái).
Vượt qua giới hạn sinh thái này (giới hạn trên, giới hạn dưới), sinh vật không thể
tồn tại được. Trong một khoảng giá trị nào đó của giới hạn sinh thái, sinh vật sinh
trưởng, phát triển tốt nhất gọi là khoảng thuận lợi. Nếu giá trị sinh thái càng lệch
khỏi “khoảng thuận lợi”, tính thích nghi của sinh vật càng giảm. Trong tự nhiên, có
những loài có giới hạn sinh thái rộng nhưng cũng có loài có giới hạn sinh thái hẹp.
- Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường: trong mối tương tác
giữa sinh vật với môi trường, không chỉ có sự tác động của các nhân tố sinh thái đến
sinh vật mà sinh vật cũng có những tác động ngược lại và có thể làm thay đổi tính
chất, thành phần của môi trường [35].
Quy luật này phản ánh mối quan hệ chặt chẽ, nhân quả giữa điều kiện SKH
với phân bố TTV tự nhiên. Trong đó, tài nguyên SKH ảnh hưởng tới TTV tự
nhiên thông qua diện mạo, cấu trúc, thành phần loài của thực vật. Ngược lại, lớp
phủ thực vật có vai trò chi phối, ảnh hưởng tới sự hình thành khí hậu, đặc điểm tài
nguyên SKH.
- Quy luật tối thiểu: Justus Liebig đề xuất năm 1840 “mỗi một loài thực vật
đòi hỏi một loại và một lượng muối dinh dưỡng xác định, nếu lượng muối là tối
thiểu thì sự tăng trưởng của thực vật là tối thiểu” [21].
Quy luật này được áp dụng đối với các loại muối vô cơ và các yếu tố vật lý
trong đó nhiệt độ và lượng mưa thể hiện rõ nhất. Tuy vậy, quy luật này chỉ áp dụng
đúng trong trạng thái môi trường ổn định và bỏ qua tác động của các nhân tố khác.

Nhân tố khí hậu là nhân tố chủ đạo quyết định hình dạng, cấu trúc các kiểu
TTV, đồng thời tạo nên những cảnh quan sinh thái khác nhau. Mỗi một yếu tố khí
hậu tác động đến thực vật khác nhau theo từng loài, thời điểm. Có thể cùng một yếu
tố khí hậu ở thời điểm này là quan trọng nhưng ở thời điểm khác lại là thứ yếu.
Trong đó, nhiệt độ và lượng mưa là hai nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất. Qua
hai nhân tố này, phần nào thấy được các nhân tố còn lại và đánh giá được ảnh
hưởng của điều kiện SKH đến từng loại cây trồng. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu
vai trò của các yếu tố khí hậu, khí tượng cho phát triển cây trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
9


1.1.3.3. Quy trình đánh giá tài nguyên khí hậu
1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ

2.a. Xác định nhu cầu

2.b. Thống kê giá trị tài nguyên khí hậu

3. Lựa chọn các chỉ tiêu

4. Đánh giá thành phần

5. Đánh giá chung

6. Đánh giá tổng hợp
Không phù hợp
thực tiễn

7. Kiểm chứng thực tế

8. Kiến nghị sử dụng

Hình 1.2. Sơ đồ qui trình đánh giá tài nguyên khí hậu [17]
Khi đánh giá tài nguyên khí hậu, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Phải đảm bảo tính khoa học của việc đánh giá thông qua việc xác định giá
trị và qui luật phân hóa tài nguyên khí hậu.
- Coi các thông tin khí hậu đúc kết được từ số liệu quan trắc của các trạm khí
tượng là cơ sở chủ yếu của việc đánh giá tài nguyên khí hậu.
- Đảm bảo mối liên hệ giữa giá trị, quy luật phân hóa tài nguyên khí hậu và
các yêu cầu của hoạt động sản xuất, đời sống, con người.
- Để phát triển kinh tế sinh thái thì hoạt động khai thác, đánh giá và bảo vệ
tài nguyên khí hậu phải thống nhất biện chứng với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
10


1.2. Đặc điểm sinh thái, giá trị kinh tế một số loài cây trồng nông, lâm nghiệp
1.2.1. Cây cao su
Cây cao su (Heavea brasiliensis Muell.Arg) có nguồn gốc từ lưu vực sông
Amazon (Nam Mỹ), được du nhập vào Việt Nam từ năm 1897.
Cây cao su thuộc bộ ba mảnh vỏ, họ thầu dầu Euphorbiaceae [27].
1.2.1.1. Nhu cầu sinh thái
Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các
mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Khi cây đạt độ tuổi 5 - 6 năm bắt
đầu cho thu hoạch nhựa mủ. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép,

mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng
thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có
3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường
kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể [36].
- Nhiệt độ: Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình, sinh trưởng bình
thường trong khoảng nhiệt độ 22 - 300C và khoảng nhiệt độ tối thích là 26 - 280C
Nhiệt độ 270C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa. Nhiệt độ thấp hơn
180C sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại.
Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C, hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn, đối với cây ngoài
vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài. Nhiệt
độ thấp hơn 50C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và
cây chết. Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C làm giảm năng suất mủ. Nhiệt độ cao hơn
400C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến cây chết [8], [34], [36].
- Mưa - ẩm: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa
1800 - 2500mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 - 150ngày/năm. Ẩm độ không
khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trên 75%,
đồng thời ẩm độ không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ
khi khai thác.
Theo Nguyễn Thị Huệ (1997) [18] bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa
và tính chất cơn mưa cũng rất quan trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi
sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm. Nhu cầu
về lượng mưa hàng năm của cây cao su thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, cụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
11


thể là khả năng giữ nước và thành phần sét trong đất. Cây cao su có khả năng chịu
hạn cao hơn một số cây công nghiệp khác như: tiêu, cà phê,… Tuy nhiên tuỳ thuộc

vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập sâu khoảng 30
- 40 ngày 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng chậm, cây khô và
bong vỏ nên không cạo mủ được nữa.
1.2.1.2. Giá trị kinh tế
Cao su là cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn, đóng góp đáng kể cho sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, cao su còn được xem là cây nông lâm kết hợp nên góp phần bảo vệ môi trường, giải quyết an sinh xã hội, tạo việc làm
ổn định cho người nông dân, đặc biệt là nông dân ở vùng sâu, vùng xa [23].
Mủ cao su là 1 trong 4 nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới,
đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Sản phẩm cần dùng đến cao su có thể kể
đến các loại sau: Cao su vỏ ruột xe chiếm 70% sản lượng cao su thế giới, kế đó là
cao su dùng để làm các ống, băng chuyền, đệm giảm xóc, vật liệu chống mài mòn,
các trang thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao. Liệt kê có đến
trên 50.000 công dụng của cao su.
Ngoài ra, cây cao su còn cung cấp một lượng gỗ lớn. Trong điều kiện canh
tác nông nghiệp với mật độ cây trồng 400cây/ha, sau 14 năm trồng cây cao su có thể
cho từ 0,30 - 0,55 m3 gỗ/cây tuỳ theo giống. Khối lượng củi có thể thu khoảng 30 40% khối lượng gỗ [18].
Dầu cao su cũng có thể được sử dụng trong công nghệ sơn, vecni, xà phòng,
làm chất độn pha thuốc kích thích mủ cao su, hoặc nếu được xử lý thích hợp có thể
dùng làm dầu thực phẩm [16].
1.2.2. Cây chè trung du
Tên khoa học: Camellia sinensis thuộc họ chè Theaceae
Một số công trình nghiên cứu cho thấy rằng cây chè có nguồn gốc từ cao nguyên
Vân Nam (Trung Quốc). Cách đây 4000 năm người Trung Quốc đã biết dùng chè để làm
thuốc và sau đó là thức uống.
1.2.2.1. Nhu cầu sinh thái
Chè là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường
được xén tỉa để thấp hơn 2 mét khi được trồng để lấy lá. Hoa chè màu trắng ánh
vàng, đường kính từ 2,5 - 4 cm, với 7 - 8 cánh hoa. Lá chè dài từ 4 - 15cm và rộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>
12


từ 2 - 5cm, lá tươi chứa khoảng 4% caffein. Lá còn non có màu xanh lục nhạt, mặt
bên dưới của chúng còn các sợi lông tơ ngắn màu trắng được thu hoạch để sản xuất
chè, lá già có màu lục sẫm [8], [31].
- Nhiệt độ: Chè bắt đầu sinh trưởng và ra búp nhiều khi nhiệt độ không khí
đạt từ 170C trở lên. Giới hạn nhiệt độ cực thuận từ 20 - 280C nhưng vẫn sinh trưởng
được khi nhiệt độ vào khoảng dưới 300C. Cây chè ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ
dưới 100C, chịu được nhiệt độ tối thấp khoảng 00C, tối cao là 350C. Cây chè cho
búp có chất lượng tốt khi biên độ nhiệt ngày đêm khoảng 6,5 - 8,50C. Khi nhiệt độ
không khí cao trên 400C, cây chè bắt đầu bị cháy xém ở các bộ phận non. Nhiệt độ
không khí dưới 00C - (-5)0C, cây chè bị rét làm xém từ ngọn non xuống rễ [20], [31].
- Mưa - ẩm: Yêu cầu tổng lượng mưa trung bình năm của cây chè là khoảng
1500 - 2000mm, và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa của
các tháng trong suốt thời kỳ chè sinh trưởng phải ≥ 100mm, nếu nhỏ hơn chè sẽ
sinh trưởng không tốt. Yêu cầu độ ẩm không khí cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng
của chè, độ ẩm không khí thích hợp nhất là vào 80 - 85 %. Cây chè có thể chịu được
hạn nhưng không thể chịu được úng và nước đọng, nếu khô hạn quá sẽ không tốt và
năng suất chè bị giảm sút. Độ ẩm không khí thấp, ngọn chè non thường bị héo, đọt nhỏ,
cằn cỗi và chóng già [31].
1.2.2.2. Giá trị kinh tế
Chè là cây công nghiệp dài ngày, có nhiệm kỳ kinh tế dài, một lần trồng cho
thu hoạch nhiều năm 20 - 30 năm, thậm chí 60 - 70 năm tuỳ theo điều kiện sinh thái
và chăm sóc. Ngoài giá trị kinh tế, cây chè còn có vai trò quan trọng trong việc tạo
công ăn việc làm cho lực lượng lớn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện giao lưu giữa miền xuôi
và miền ngược về văn hoá, kinh tế, xã hội, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi
trọc, cải thiện môi trường sinh thái.

1.2.3. Cây cam sành
Cam sành có tên khoa học Citrus sinensis, thuộc họ Rutaceae. Nguồn gốc
của cây cam sành là ở Đông Nam Á bao gồm cả Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ,
trong đó có cả vùng nam Nepal [3], [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
13


1.2.3.1. Nhu cầu sinh thái
Theo Đỗ Đình Ca (1994) [4], cây cam sành có thân gỗ, dạng thưa, mọc
thẳng, tán cây hình chổi xể, thưa, màu xanh đậm. Thân tròn, nhẵn không có gai, vỏ
thân màu nâu mốc, phân cành nhiều, góc độ phân cành hẹp từ 25 - 300, cành sinh
trưởng có gai nhỏ, cành quả không có gai. Lá hình dạng ô van, màu xanh đậm, nút
lá hơi nhọn, mép lá gợn sóng, cành lá nhỏ. Nụ hoa tròn hơi bầu dục, màu trắng,
đường kính khoảng 5 mm, cánh hoa lớn hơn cuống. Đài hoa màu xanh, cánh đài
cân đối, có lông tơ. Quả cam sành hình cầu dẹt, vỏ quả khi chín màu vàng thẫm,
sần sùi, giòn, dễ tách, túi tinh dầu ít, không hiện rõ, đỉnh quả và đáy quả bằng,
hơi lõm. Thịt quả màu vàng đậm, vách múi quả dễ tách, lõi đặc. Hạt hình trứng dài,
màu trắng ngà, đỉnh hạt tròn, gốc hạt nhọn, vỏ lụa màu nâu sáng, đáy hạt màu nâu
đậm, màu sắc phôi xám ngà.
- Nhiệt độ: Theo Trần Thế Tục (1980) [37] và nhiều tác giả khác cho rằng cây
cam sành sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ từ 12 - 390C, nhiệt độ thích hợp
nhất từ 23-270C. Tại nhiệt độ thấp -50C, có một số giống có thể chịu được trong thời
gian rất ngắn. Khi nhiệt độ cao 400C kéo dài trong thời gian dài trong nhiều ngày,
cam sành sẽ ngừng sinh trưởng, biểu hiện bên ngoài là lá rụng, cành khô héo. Tuy
nhiên, cũng có giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên đến 50 - 570C.
Bằng những nghiên cứu của mình Vũ Công Hậu (1996) [14] cho rằng, rễ

cam hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9 - 230C. Khi nhiệt độ tới 260C cây
hút đạm mạnh. Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm quả
phát triển mạnh, đồng thời có ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ, vận chuyển
đường bột và axit trong cây vào quả. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm
cho hoạt động này kém đi.
- Ẩm độ và lượng mưa: Cam sành có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và
ẩm vì vậy cam quýt là cây ưa ẩm, ít chịu hạn, cần nhiều nước nhất là thời kỳ nảy
mầm, cây con và thời kỳ phân hóa mầm hoa, thời kỳ kết quả và quả đang phát triển.
Trong năm cam sànhcần nước từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tuy ưa ẩm nhưng
cam sành rất sợ úng đất sẽ bị thiếu oxy, bộ rễ hoạt động sẽ kém vì vậy sẽ là m cho
cây rụng lá, hoa, quả [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
14


Lượng mưa thích hợp cho các vùng trồng cam sành từ 1.200 - 1.500mm, lượng
nước trong đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ của cây [6], [14], [37].
1.2.3.2. Giá trị kinh tế
Cây cam sành là cây ăn quả có múi thuộc loại lâu năm, nhanh thu hoạch.
Quả cam sành cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú và cao, ngoài hàm
lượng vitamin C, vitamin A, vitamin E thì còn cung cấp các nguyên tố vi lượng và
omega - 3, total, omega - 6. Vỏ quả, lá, hoa cam sành chứa tinh dầu được dùng
trong công nghiệp thực phẩm và công nghiệp mỹ phẩm, dược liệu.
1.2.4. Cây thảo quả
Cây thảo quả (Amomum aromaticum), còn gọi là đò ho, thảo đậu khấu, mác hấu
thuộc họ Gừng (Zinggiberaceae). Thảo quả là loài thực vật phân bố ở Ấn Độ, Nepal,
Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, thảo quả có ở vùng núi
cao lạnh, dưới tán rừng đất ẩm nhiều mùn: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu [3], [5].

1.2.4.1. Nhu cầu sinh thái
Thảo quả là cây cỏ nhiều năm có thể cao tới 2 - 3 m, thân rễ mọc ngang nên
tạo thành những bụi lớn đường kính tới 2,5 - 4 m. Lá mọc sole, có cuống ngắn gần
như không cuống, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài tới 70cm, rộng 20 cm (hoặc hơn),
nhẵn, mặt trên mầu lục sẫm, mặt dưới mầu nhạt hơn. Cụm hoa dạng bông mọc từ
gốc dài 12 - 20 cm. Hoa mầu đỏ nhạt, to. Quả hình trứng, mầu đỏ sẫm, đường kính
2-3cm chia 3 ô, mỗi ô chứa nhiều hạt. Hạt có áo hạt rất thơm. Cây ra hoa tháng 5 7, ra quả tháng 8 - 12 [3].
Thảo quả là cây thường xanh quanh năm, đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm. Điều
kiện sinh thái quan trọng nhất là phải trồng dưới tán rừng, ở độ cao từ 1400 2200m, nơi thường xuyên có mây mù, ẩm ướt và nhiệt độ trung binh năm khá thấp.
- Nhiệt độ: Thảo quả rất thích nghi với điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 12
- 160C. Ở điều kiện nhiệt độ thấp (dưới 100C) hoặc cao (trên 220C) cây bắt đầu kém
phát triển và không còn thích nghi nữa. Theo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm
Nghiên cứu và phát triển cây ôn đới (Viện Khoa học Kĩ thuật Lâm nghiệp miền núi
phía Bắc) ở điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 12,80C (đèo Hoàng Liên Sơn) đến
15,30C (Sa Pa và Sin Hồ) thảo quả cho năng suất cao nhất và chất lượng quả tốt nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>
15


×