Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn (nghiên cứu trường hợp xã Cát Thịnh huyện Văn Chân tỉnh Yên Bái, xã Phú Đa huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế, xã Phước Thạch huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, xã Trịnh Xá huyện Bình Lục tỉnh Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN XÃ HỘI HỌC

HỒ NGỌC CHÂM

Ý NGHĨA CỦA CON CÁI
TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
XÃ CÁT THỊNH - HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI,
XÃ PHÚ ĐA - HUYỆN PHÚ VANG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ,
XÃ PHƯỚC THẠCH - HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH TIỀN GIANG,
XÃ TRỊNH XÁ - HUYỆN BÌNH LỤC - TỈNH HÀ NAM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2011


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến những ngƣời
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Trƣớc
hết, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Phạm Văn Bích - ngƣời thày
đã chỉ dạy tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ Xã hội học để bảo vệ
trƣớc Hội đồng.
Tôi xin đƣợc cảm ơn GS. TS Trịnh Duy Luân - Chủ nhiệm Dự án nghiên
cứu liên ngành “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi” (VS-RDE-05)
đã cho phép tôi sử dụng bộ dữ liệu khảo sát để thực hiện ý tƣởng nghiên cứu của


mình trong luận văn thạc sĩ.
Tôi xin đƣợc cảm ơn Thủ trƣởng Cơ sở đào tạo sau đại học Viện Xã hội
học, các Giảng viên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chƣơng trình
học tập đúng thời hạn. Tôi cũng xin đƣợc cảm ơn các Nhà nghiên cứu và các bạn
đồng nghiệp đã chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những ngƣời thân trong gia đình đã
động viên tôi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2011
Học viên

Hồ Ngọc Châm

1


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn

1

Mục lục

2

Danh mục các bảng, biểu và các hình

4

Mở đầu


6

1.

Lý do chọn đề tài

6

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

7

2.1.

Các nghiên cứu của phƣơng Tây về ý nghĩa của con cái

7

2.2.

Các nghiên cứu của Việt Nam về ý nghĩa con cái

11

3.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


12

4.

Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

13

5.

Câu hỏi nghiên cứu

13

6.

Giả thuyết nghiên cứu

14

7.

Phƣơng pháp nghiên cứu

14

8.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài


16

9.

Hạn chế của đề tài

17

10.

Kết cấu của luận văn

17

Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và cách tiếp cận nghiên cứu

19

1.1

Một số khái niệm công cụ

19

1.1.1

Sinh con đẻ cái- một hành động mang ý nghĩa


19

1.1.2

Gia đình

19

1.1.3

Gia đình nông thôn

20

1.2.

Cách tiếp cận nghiên cứu

21

1.2.1. Cách tiếp cận Trao đổi xã hội và lựa chọn hợp lý

21

1.2.2. Cách tiếp cận Hành động xã hội

22

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu


24

Chương 2: Ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn

25

2.1

Ý nghĩa của con cái

25

2.1.1

Con cái là nhân tố đảm bảo sự bền vững hôn nhân và đem lại niềm

1.3

vui, hạnh phúc cho gia đình

28

2.1.2. Ý nghĩa kinh tế của con cái

41

2


2.1.3. Con cái là ngƣời thờ cúng tổ tiên và nối dõi tông đƣờng

2.2

Ý nghĩa của con trai

2.2.1

Con trai đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình và củng cố mối

52
60

quan hệ vợ chồng

62

2.2.2

Ý nghĩa về mặt kinh tế của con trai

66

2.2.3

Con trai là ngƣời thờ cúng tổ tiên và nối dõi tông đƣờng

70

Kết luận

76


Tài liệu trích dẫn

79

Phụ lục

82

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1

Mức độ quan trọng của việc có con

27

Bảng 2

Tƣơng quan với quan niệm có coi cặp vợ chồng chƣa/không

32


con là gia đình hay không
Bảng 3

Tƣơng quan giữa nội dung “Con cái là nhân tố đảm bảo sự bền
vững hôn nhân và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình”
với địa bàn cƣ trú của ngƣời trả lời

Bảng 4

34

Tƣơng quan giữa nội dung “Con cái là nhân tố đảm bảo sự bền
vững hôn nhân và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình”
với giới tính của ngƣời trả lời

Bảng 5

35

Tƣơng quan giữa nội dung “Con cái là nhân tố đảm bảo sự bền
vững hôn nhân và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình”

36

với năm kết hôn của ngƣời trả lời
Bảng 6

Tƣơng quan giữa nội dung “Ý nghĩa kinh tế của con cái” với
địa bàn cƣ trú của ngƣời trả lời


Bảng 7

Tƣơng quan giữa nội dung “Ý nghĩa kinh tế của con cái” với
giới tính của ngƣời trả lời

Bảng 8

56

Tƣơng quan giữa nội dung “Con cái là ngƣời thờ cúng tổ tiên
và nối dõi tông đƣờng” với tôn giáo của ngƣời trả lời

Bảng 13

54

Tƣơng quan giữa nội dung “Con cái là ngƣời thờ cúng tổ tiên
và nối dõi tông đƣờng” với giới tính của ngƣời trả lời

Bảng 12

50

Tƣơng quan giữa nội dung “Con cái là ngƣời thờ cúng tổ tiên
và nối dõi tông đƣờng” với địa bàn cƣ trú của ngƣời trả lời

Bảng 11

49


Tƣơng quan giữa nội dung “Ý nghĩa kinh tế của con cái” với
năm kết hôn của ngƣời trả lời

Bảng 10

46

Tƣơng quan giữa nội dung “Ý nghĩa kinh tế của con cái” với
tôn giáo của ngƣời trả lời

Bảng 9

45

57

Tƣơng quan giữa nội dung “Con cái là ngƣời thờ cúng tổ tiên
và nối dõi tông đƣờng” với năm kết hôn của ngƣời trả lời

58

4


DANH MỤC CÁC BIỂU
Nội dung

Biểu
Biểu 1


Trang

Tƣơng quan giữa nội dung “Con cái là nhân tố đảm bảo
sự bền vững hôn nhân và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho
gia đình” với tôn giáo của ngƣời trả lời

Biểu 2

37

Tƣơng quan giữa nội dung “Con cái là nhân tố đảm bảo
sự bền vững hôn nhân và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho
gia đình” với điều kiện kinh tế gia đình

38

Biểu 3

Mô hình sống tốt nhất đối với ngƣời già

44

Biểu 4

Khi về già muốn sống cùng ai

44

Biểu 5


Tƣơng quan giữa nội dung “Ý nghĩa kinh tế của con
cái”với điều kiện kinh tế gia đình

Biểu 6

47

Tƣơng quan quan giữa nội dung “Con cái là ngƣời thờ
cúng tổ tiên và nối dõi tông đƣờng” với điều kiện kinh tế
gia đình

59

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Nội dung

Trang

Hình 1

Bữa cơm chỉ có mẹ và con gái

62

Hình 2

Vợ chồng mâu thuẫn vì không đẻ đƣợc con trai


64

Hình 3

Con trai giúp cha mẹ đánh bắt cá

68

Hình 4

Con trai giúp cha mẹ kiếm củi

69

Hình 5

Con trai thờ cúng tổ tiên và nối dõi tông đƣờng

72

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo truyền thống, ngƣời Việt Nam khuyến khích sinh nhiều con. Với
quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ” hay “đông con hơn đông của” ngƣời ta kết
hôn và sinh con là một điều tự nhiên trong cuộc đời. Việc không có con bị coi là
phạm tội bất hiếu và gia đình đó bị coi là vô phúc. Vì vậy, có con (đặc biệt con

trai) là một giá trị lớn của gia đình Việt Nam truyền thống.
Tuy nhiên, trong những năm qua, nƣớc ta trải qua nhiều biến đổi kinh tếxã hội quan trọng. Đi cùng với nó là sự biến đổi trong hành vi sinh đẻ, đặc biệt từ
khi Chính phủ có những đầu tƣ đáng kể cho chƣơng trình kế hoạch hoá gia đình.
Nhận thức đƣợc những khó khăn về kinh tế và xã hội do mật độ dân số quá đông
đúc ở vùng đồng bằng sông Hồng từ nhiều thập kỷ qua, ngay những năm 60 của
thế kỷ XX Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thấy rõ sự cần thiết
phải giảm mức sinh. Bộ Y tế đã thành lập chƣơng trình kế hoạch hoá gia đình,
đƣợc thực hiện trên cả nƣớc thông qua hệ thống các trung tâm y tế. Đặt vòng là
biện pháp đƣợc chính sách mới khuyến khích. Sau khi đất nƣớc thống nhất vào
năm 1976, chính sách chỉ đạo về việc áp dụng các biện pháp tránh thai đƣợc
hoạch định trên phạm vi cả nƣớc và những phong trào kế hoạch hoá gia đình
không ngừng đƣợc gia tăng. Kết quả là vào cuối những năm 1980, khoảng 95%
phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ biết ít nhất 1 biện pháp tránh thai và
khoảng 50% phụ nữ sử dụng 1 biện pháp tránh thai (Patrick Gubry, Nguyễn Hữu
Dũng, Phạm Thuý Hƣơng, 2004). Mức sinh ở Việt Nam ngày càng giảm nhanh.
Tỷ suất sinh tổng cộng, đo lƣờng số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ giảm từ 3,3 con trong thời kỳ 1989- 1993 xuống còn 2,3 con trong thời
kỳ 1994- 1997 (Đặng Hà Phƣơng và Nguyễn Thanh Liêm,1998).
Hơn nữa, bên cạnh con cái, những giá trị về nghề nghiệp, sự khẳng định
năng lực bản thân trong công việc cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến
cha mẹ. Họ cũng có sự cân nhắc về thời điểm có con và cân nhắc sẽ có con hay
tiếp tục theo đuổi những giá trị khác của cuộc sống nhƣ hoàn thiện việc học tập,
thiết lập các mối quan hệ xã hội… Đó là những biến đổi sâu sắc tác động đến
việc sinh con, làm thay đổi mạnh mẽ hành vi sinh đẻ của các cặp vợ chồng. Sinh
đẻ không còn là một hiện tƣợng tự nhiên nữa mà nó đã trở thành một hiện tƣợng

6


văn hoá xã hội, là một sự lựa chọn mang nhiều ý nghĩa khác nhau của các cặp vợ

chồng.
Hiện nay, cùng với sự thay đổi của xã hội, việc nhìn nhận ý nghĩa con cái
của các bậc cha mẹ là nhƣ thế nào? Tác giả lựa chọn luận văn này nhằm tìm hiểu
xem hiện nay, con cái có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với các cặp vợ chồng. Ý nghĩa
nào của con cái đƣợc các bậc cha mẹ cho là quan trọng nhất trong xã hội hiện
nay?
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu của phương Tây về ý nghĩa của con cái
Các tác giả phƣơng Tây đã nghiên cứu lý do các cặp vợ chồng quyết định
có con, và tại sao các cặp vợ chồng quyết định không có con. Đối với các cặp vợ
chồng ở phƣơng Tây, con cái có ý nghĩa theo những khía cạnh sau:
* Ý nghĩa kinh tế của con cái
Một vài nghiên cứu cho thấy rằng con cái có ý nghĩa kinh tế đối với các
bậc cha mẹ trong các xã hội nông nghiệp. Trong xã hội này, con cái chính là
những ngƣời nuôi dƣỡng, chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ về già, khi cha mẹ không
còn khả năng tự nuôi sống bản thân mình.
Theo Lamanna và Riedmann, trong các xã hội nông nghiệp, có con nghĩa
là có thêm ngƣời làm các công việc đồng áng cũng nhƣ việc bếp núc. Hai tác giả
này đƣa ra kết luận: ý nghĩa kinh tế của con cái sẽ vẫn giữ vị trí quan trọng trong
những xã hội chƣa hiện đại- xã hội mà ở đó chính phủ chƣa có những chƣơng
trình hỗ trợ ngƣời già ( Lamanna and Agnes Riedmann, 1997).
John Caldwell trong một nghiên cứu của mình đã cho thấy rằng ở nhiều
nƣớc, điển hình nhƣ ở Nigeria vào năm 1975, các cặp vợ chồng thƣờng sinh
nhiều con, ngay cả trong gia đình đô thị. Ông lý giải việc sinh nhiều con vẫn tiếp
tục ở đất nƣớc này chừng nào còn tồn tại dòng của cải di chuyển từ lớp trẻ về lớp
già. Những đứa con kiếm đƣợc công việc ổn định trong xã hội có thể giúp đỡ cha
mẹ bằng cách gửi tiền về trợ giúp cho cha mẹ một cách đều đặn, chi tiêu các
khoản khi về thăm cha mẹ…Hoặc thông qua các ảnh hƣởng của họ đến các nhà
chức trách, con cái có thể làm vinh danh cha mẹ khi họ về thăm ngôi nhà họ đã


7


sống vào thời thơ ấu (John Knodel, Phạm Bích San, Peter Donaldson, Charles
Hirschman chủ biên, 1994).
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc nuôi dƣỡng một đứa
con cũng tốn kém và làm giảm chi phí cho các cơ hội khác của cha mẹ. Vào năm
1989 tại Mỹ, chi phí trung bình hàng năm dành cho việc nuôi dƣỡng 1 đứa trẻ
vào khoảng 4.100 đô la - 9.700 đô la. Con số này tuỳ thuộc vào điều kiện gia
đình, tuổi của đứa trẻ cũng nhƣ địa bàn cƣ trú của gia đình (Strong and Christine
DeVault, 1993). Để nuôi dƣỡng 1 đứa trẻ đến năm 17 tuổi, trung bình cha mẹ
phải chi phí từ 81.810 đô la - 160.080 đô la. Rõ ràng, đây không phải là một chi
phí nhỏ và những bậc cha mẹ nào có cơ sở tài chính vững chắc mới có thể giải
quyết đƣợc gánh nặng của việc nuôi con. Đây là một trong những lý do khiến
nhiều cặp vợ chồng cân nhắc chuyện có con bên cạnh những lợi ích kinh tế mà
con cái mang lại cho họ.
Các tác giả phƣơng Tây cũng đƣa ra một số lý do khiến các cặp vợ chồng
không muốn có con hay “tự nguyện không con”. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã mô
tả, phân tích và lý giải hiện tƣợng tự nguyện không có con gắn với những nhân tố
dân số học nhƣ trình độ giáo dục và công ăn việc làm của phụ nữ. Theo đó, cả sự
tham gia tạo lập đƣờng công danh lẫn việc nuôi con đều có thể đánh giá dƣới góc
độ những điều mất và những điều đƣợc về kinh tế và những điều đƣợc, mất về
mặt xã hội (Sharon K. Houseknecht, 1986). Nhìn chung, nuôi con là một điều
mất về kinh tế và không phải là một điều đƣợc. Điều đƣợc về kinh tế xảy ra khi
không có con, vì khi ấy dành đƣợc một khoản tiền lớn cho những việc khác. Mặt
khác, sự tham gia tạo lập đƣờng công danh nghĩa là không chỉ có những điều sắp
đƣợc về mặt kinh tế mà cũng còn có tất cả những điều đƣợc khác về mặt xã hội.
Trong trƣờng hợp phụ nữ tự nguyện không có con thì họ có 3 điều đƣợc: tránh
những điều mất về kinh tế liên quan đến nuôi con; gia tăng những điều đƣợc về
kinh tế do tạo lập đƣờng công danh; và tăng những điều đƣợc khác về mặt xã hội

đi liền với việc tham gia tạo lập đƣờng công danh.
Mặc dù vậy, xét theo khía cạnh đƣợc và mất, phần lớn cha mẹ vẫn chọn có
con để có ngƣời chăm sóc và nƣơng tựa lúc tuổi già cũng nhƣ họ sẽ đƣợc những
điều khác bên cạnh việc mất về kinh tế.

8


* Con cái là người tiếp nối gia đình
Có con là phƣơng tiện để cha mẹ “kéo dài” cuộc sống của bản thân. Ngƣời
ta sinh ra con cái - một thế hệ mới để chống lại thời gian, để gìn giữ những giá trị
của đời mình. Đó là sự bất tử của cha mẹ (Harris, 1983). Không có cách nào
thích hợp hơn để nối dài cuộc sống của bản thân ngoài cách sinh ra những đứa
con. Nhờ con cái, cha mẹ thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn. Mary Ann
Lammanna đã thực hiện nghiên cứu 100 cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi là những
ngƣời thuộc tầng lớp trung lƣu ở Trung Tây nƣớc Mỹ cũng nhƣ các công nhân cổ
cồn trắng về việc con cái có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với cuộc sống của họ và chỉ
ra rằng nhiều ngƣời trong số họ cho biết con cái giúp họ thấy cuộc sống có ý
nghĩa, có mục đích hơn, đó là ý nghĩa về sự nối dài cuộc sống của bản thân:
“Thật là tuyệt vời khi bạn thấy một số đặc điểm của mình đƣợc truyền lại cho
con cái” (Lamanna and Agnes Riedmann, 1997: 313). Robert Lauer minh hoạ
thêm cho điều này trong một phỏng vấn sâu của mình: “Bố tôi có ba con gái. Tôi
muốn đặt tên cho con gái tôi theo tên thời trẻ của tôi. Nếu tôi không làm vậy, cái
tên đó sẽ mãi mãi mất đi và điều này làm tôi tổn thƣơng vô cùng” (Lauer and
Jeanette Lauer, 2000: 316).
Không chỉ là sự nối dài bản thân, có con có nghĩa là những giá trị truyền
thống của gia đình, của nhóm xã hội sẽ đƣợc bảo tồn và phát huy. Sinh con
không chỉ là cách ngƣời ta chống lại thời gian mà còn là cách ngƣời ta bảo tồn
những giá trị mà thế hệ trƣớc để lại theo nghĩa con cái sinh ra sẽ đƣợc kế thừa
những đặc điểm của giai cấp của chúng và cha mẹ chúng. Nhƣ vậy, con cái cũng

mang ý nghĩa về mặt xã hội bên cạnh ý nghĩa đối với bản thân gia đình, cha mẹ.
* Ý nghĩa tinh thần của con cái
Con cái không chỉ là ngƣời chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ khi cha mẹ già
mà còn là ngƣời mang lại hạnh phúc cho cha mẹ.
Nhiều tác giả đã chỉ ra rằng con cái làm cho cuộc sống gia đình vui vẻ,
hạnh phúc hơn. Sự hạnh phúc này thể hiện trƣớc hết việc cha mẹ cảm thấy gắn
bó với nhau hơn. Họ gắn bó với nhau thông qua các hoạt động chung. Một cặp
vợ chồng trong nghiên cứu của Lamanna và Riedmann cho biết: “Con cái giúp
chúng tôi gần gũi nhau hơn. Kể từ khi có con gái, chúng tôi cùng làm nhiều việc
hơn so với trƣớc đây, chúng tôi cùng đi sở thú, chúng tôi cùng đi dã ngoại”

9


(Lamanna and Agnes Riedmann, 1997: 313). Không những vậy, con cái gợi cho
cha mẹ nhớ về gia đình hạnh phúc trƣớc đây của mình, nhớ về ngƣời cha tình
cảm, thƣơng yêu con cái (Lauer and Jeanette Lauer, 2000). Con cái khiến cho cha
mẹ khó có thể nghĩ đến chuyện ly hôn một cách dễ dàng vì họ phải nghĩ đến lợi
ích của con cái. Chính vì thế ly hôn thƣờng dễ xảy ra hơn ở những cặp vợ chồng
không có con (Strong and Christine DeVault, 1993). Con cái luôn mang lại sự
tƣơi mới cho cuộc sống gia đình. Chúng mang lại sự mới mẻ, vui vẻ bằng cách
tạo ra những niềm vui cũng nhƣ những bực mình trong cuộc sống. Điều này
khiến chúng ta có cảm giác về một điều gì đó mới mẻ, khác lạ đang diễn ra
(Lamanna and Agnes Riedmann, 1997).
Không những vậy, con cái còn đem lại hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp
hơn. Harris đã nghiên cứu ý nghĩa của con cái đối với các gia đình tƣ sản và các
gia đình vô sản ở phƣơng Tây và thấy rằng con cái đặc biệt quan trọng với những
ngƣời đàn ông thuộc tầng lớp công nhân. Đối với những ngƣời công nhân, có con
không chỉ đơn giản là việc ngƣời ta có một địa vị mới - địa vị ngƣời cha, ngƣời
mẹ; mà còn là việc hi vọng về tƣơng lai tƣơi sáng hơn - đó là việc ngƣời công

nhân có địa vị cao hơn trong xã hội thông qua thành công của con cái mình
(Harris, 1983).
Rõ ràng, cuộc đời của cha mẹ sẽ ít niềm vui hơn nếu không có những đứa
con. Con cái chính là nguồn vui của cha mẹ.
* Con cái chứng tỏ khả năng sinh sản của cha mẹ
Con cái không chỉ mang lại hạnh phúc cho cha mẹ mà con cái còn là bằng
chứng cho thấy cha mẹ có khả năng sinh sản.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong một vài nền văn hoá, chỉ khi nào
cặp vợ chồng có con thì xã hội nhìn nhận đó là cặp vợ chồng bình thƣờng. Đặc
biệt đối với phụ nữ, trong một nền văn hoá quan niệm làm mẹ là thiên chức thì
những ngƣời phụ nữ không muốn làm mẹ (không có con) bị nhìn nhận là điều
trái với tự nhiên và ngƣời đó có khiếm khuyết. Vì vậy, có con là một dấu hiệu
chứng tỏ đó là một ngƣời phụ nữ bình thƣờng (Harris, 1983). Đó còn là dấu hiệu
chứng tỏ ngƣời phụ nữ đã thực sự trƣởng thành. Ngay từ khi còn nhỏ, phụ nữ đã
đƣợc giáo dục phải làm tốt những công việc của một ngƣời mẹ. Các cô bé đƣợc
dạy cách thay tã cho búp bê, cho búp bê ăn cũng nhƣ chăm sóc chúng. Các câu

10


chuyện cô bé đƣợc nghe, các trò chơi cô bé từng chơi, các quyển sách cô bé
đọc… tất cả đều xã hội hoá cô bé thành ngƣời mẹ. Vì vậy, dù bất cứ một lý do
nào đi chăng nữa thì hầu hết phụ nữ đều chọn đƣợc trở thành mẹ (Strong and
Christine DeVault, 1993).
Nhƣ vậy, qua các nghiên cứu của mình, các tác giả phƣơng Tây đã nêu lên
đƣợc lý do vì sao ngƣời ta có con. Ngƣời ta có con vì những ý nghĩa về kinh tế, ý
nghĩa về tinh thần, ý nghĩa về sự nối tiếp gia đình mà con cái mang lại. Và con
cái là bằng chứng chứng tỏ đƣợc khả năng sinh sản của cha mẹ. Tuy nhiên, do
đặc điểm văn hoá phƣơng Tây nên các tác giả không đi vào phân tích sự khác
biệt giữa ý nghĩa của con trai và ý nghĩa của con gái. Sự khác biệt này đặc biệt có

ý nghĩa trong những nền văn hoá chịu ảnh hƣởng của Khổng giáo, trong đó có
Việt Nam. Hơn nữa, nền văn hoá phƣơng Tây chú trọng đến những giá trị mang
tính cá nhân chứ không phải những giá trị mang tính cộng đồng. Vì vậy, ý nghĩa
của con cái trong những xã hội phƣơng Tây cũng có nhiều sự khác biệt so với
những xã hội phƣơng Đông. Đây chính là lý do khiến chúng ta cần tìm hiểu ý
nghĩa của con cái trong gia đình Việt Nam.
2.2 Các nghiên cứu của Việt Nam về ý nghĩa con cái
Có nhiều nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài cũng nhƣ các tác giả
trong nƣớc về ý nghĩa của con cái trong các gia đình Việt Nam. Tuy các nghiên
cứu về ý nghĩa con cái nói chung không nhiều, nhƣng các nghiên cứu này đã
phản ánh ý nghĩa con cái theo những khía cạnh sau (Hoàng Đốp, 2004; Nguyễn
Lan Phƣơng, 1995; Trƣơng Xuân Trƣờng, 2004):
Thứ nhất, con cái đem lại nguồn vui và hạnh phúc cho gia đình, cho cặp
vợ chồng, là nhân tố củng cố mối quan hệ vợ chồng.
Thứ hai, con cái là nguồn lao động và giúp đỡ gia đình.
Thứ ba, con cái là ngƣời chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ về già.
Thứ tƣ, con cái là ngƣời nối dõi tông đƣờng và thờ cúng cha mẹ khi cha
mẹ qua đời; là cầu nối giữa thế hệ quá khứ, hiện tại và tƣơng lai.
Đặc điểm chung của các nghiên cứu ở chỗ các tác giả đi sâu vào phân tích
ý nghĩa của con trai trong gia đình chứ ít phân tích ý nghĩa của con cái nói chung,
giống nhƣ những nghiên cứu nƣớc ngoài trong việc xem xét ý nghĩa của con cái.
Có thể nói, con trai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các cặp vợ chồng, đặc

11


biệt là vợ chồng nông thôn. Ngày nay, chuẩn mực ít con đang dần đƣợc thiết lập
trong các gia đình nông thôn. Tuy nhiên, các gia đình nông thôn vẫn có nhu cầu
con trai. Đối với ngƣời dân, ba lý do cơ bản của nhu cầu có con trai là để nối dõi
tông đƣờng, để phụng dƣỡng bố mẹ khi về già và do tâm lý xã hội vẫn coi trọng

con trai. Đặc biệt, thờ cúng tổ tiên và sự nối tiếp dòng tộc là những động cơ quan
trọng nhất trong việc theo đuổi để có con trai (Trƣơng Xuân Trƣờng, 2004).
Nguyên nhân sâu xa của việc thích con trai trong các gia đình nông thôn
đó là sự ảnh hƣởng của Khổng giáo đến văn hoá Việt Nam. Không chỉ vì muốn
có thêm nhân lực lao động trong gia đình mà ngƣời nông dân mong mỏi có con
trai, hay không chỉ vì tập quán hôn nhân ở nhà chồng khiến ngƣời ta quý con trai.
Nguyên nhân của sự “trọng nam khinh nữ” này sâu xa hơn những động cơ kinh
tế, bảo hiểm thông thƣờng: con trai có tầm quan trọng cơ bản đối với gia đình về
tất cả mọi lĩnh vực cơ bản. Nét riêng của những xã hội chịu ảnh hƣởng của
Khổng giáo là tầm quan trọng đặc biệt dành cho con trai trong gia đình: chỉ con
trai mới có quyền nối dõi tông đƣờng, kế thừa tôn thống, đảm bảo dòng dõi
không bị tuyệt diệt (Mai Huy Bích, 1993; Nguyễn Văn Chính, 2004). Nhƣ vậy,
nối dõi tông đƣờng vẫn là một trong những nhu cầu quan trọng khiến các cặp vợ
chồng phải sinh con trai và coi chuyện có con trai là một chuẩn mực.
Rõ ràng, dù xã hội có nhiều thay đổi, các chuẩn mực, giá trị thuộc về gia
đình có nhiều thay đổi nhƣng dƣờng nhƣ sở thích con trai vẫn tồn tại trong các
gia đình nông thôn.
Nhƣ vậy, ý nghĩa của con cái nói chung vẫn chƣa đƣợc các nhà nghiên
cứu thực sự quan tâm. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ phân tích ý nghĩa của con
cái nói chung để lý giải tại sao các cặp vợ chồng tại 4 điểm khảo sát quyết định
sinh con. Đồng thời, chúng tôi cũng đi sâu vào phân tích ý nghĩa của con trai đối
với các gia đình này để tìm hiểu những đặc điểm khác biệt theo vùng đã ảnh
hƣởng nhƣ thế nào đến sở thích con trai.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên những số liệu có sẵn, luận văn muốn mô tả sự đánh giá ý nghĩa
của con cái nói chung cũng nhƣ ý nghĩa của con trai nói riêng trong các gia đình
nông thôn tại 4 địa bàn nghiên cứu. Từ đó luận văn muốn chứng minh rằng sinh

12



con là một hiện tƣợng văn hoá xã hội, một sự lựa chọn mang nhiều ý nghĩa khác
nhau của các cặp vợ chồng.
Bên cạnh đó, luận văn muốn áp dụng cách tiếp cận của thuyết Trao đổi xã
hội và lựa chọn hợp lý và thuyết Hành động xã hội để chứng minh việc sinh đẻ là
một hiện tƣợng văn hoá xã hội, một sự lựa chọn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục tiêu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chính sau đây:
Nhiệm vụ thứ nhất: Tổng quan một số công trình nghiên cứu về ý nghĩa
con cái của các tác giả phƣơng Tây và các tác giả Việt Nam.
Nhiệm vụ thứ hai: Làm rõ một số khái niệm nghiên cứu trong luận văn
nhƣ sinh đẻ, gia đình, gia đình nông thôn.
Nhiệm vụ thứ ba: Mô tả sự đánh giá ý nghĩa của con cái nói chung và ý
nghĩa của con trai nói riêng trong các gia đình tại 4 địa bàn nghiên cứu.
Nhiệm vụ thứ tƣ: Xem xét các yếu tố giới tính, tôn giáo, năm kết hôn, điều
kiện kinh tế gia đình và địa bàn cƣ trú của ngƣời trả lời ảnh hƣởng nhƣ thế nào
đến sự đánh giá của cha mẹ.
Nhiệm vụ thứ năm: Áp dụng quan điểm lý thuyết để giải thích hành động
sinh con là một hành động xã hội, một sự lựa chọn.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn
4.2 Khách thể và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Các bậc cha mẹ sinh từ năm 1918 đến năm 1990 và đã có
con.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các bậc cha mẹ tại 4 xã là: xã Cát Thịnh,
xã Trịnh Xá, xã Phú Đa và xã Phƣớc Thạch.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu:

Thứ nhất: Có con là xu hƣớng tự nhiên, tất yếu hay mang ý nghĩa văn hoá,
xã hội?

13


Thứ hai: Hiện nay, sở thích con trai còn tồn tại trong các gia đình nông
thôn hay không? Những yếu tố nào quyết định sự tồn tại của sở thích đó?
Thứ ba: Liệu sự đánh giá về tầm quan trọng của con cái đối với cha mẹ có
chịu ảnh hƣởng bởi địa bàn cƣ trú, điều kiện kinh tế gia đình, tôn giáo, năm kết
hôn và giới tính của ngƣời trả lời hay không?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Để trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu, đề tài đƣa ra ba giải thuyết sau:
Giả thuyết thứ nhất: Có con không còn là xu hƣớng tự nhiên, tất yếu mà
đó là một sự lựa chọn của các cặp vợ chồng. Sự lựa chọn chịu chi phối của bối
cảnh văn hoá, xã hội của ngƣời trả lời.
Giả thuyết thứ hai: Sở thích con trai vẫn tồn tại trong các gia đình nông
thôn.
Giả thuyết thứ ba: Có sự khác nhau trong việc đánh giá tầm quan trọng
của con cái theo năm kết hôn, giới tính, tôn giáo, địa bàn cƣ trú và điều kiện kinh
tế gia đình của ngƣời trả lời.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn không tiến hành một nghiên cứu riêng, mà sử dụng
phƣơng pháp phân tích số liệu có sẵn dựa trên bộ số liệu định lƣợng và một phần
bộ số liệu định tính của dự án nghiên cứu liên ngành “Gia đình nông thôn Việt
Nam trong chuyển đổi” (VS-RDE-05) trong chƣơng trình hợp tác nghiên cứu
Việt Nam- Thuỵ Điển 2004- 2008.
Dự án này đƣợc tiến hành tại 4 tỉnh là Yên Bái (năm 2004), Tiền Giang
(năm 2005), Thừa Thiên - Huế (năm 2006) và Hà Nam (năm 2008) mà tác giả
luận văn có tham gia với tƣ cách là một thành viên của nhóm nghiên cứu trẻ và

đƣợc chủ nhiệm đề tài cho phép sử dụng số liệu. Bộ số liệu định lƣợng có dung
lƣợng mẫu là 1201, bao gồm ngƣời trả lời sinh từ năm 1918 đến năm 1990, trong
đó có 596 nam giới (chiếm 49,6%) và 605 nữ giới (chiếm 50,4%). Nhìn chung,
ngƣời trả lời đều đã kết hôn và đã có con. 98,7% ngƣời đã lập gia đình, chỉ 1,3%
ngƣời trong tình trạng độc thân hoặc ly thân, ly hôn và goá vợ/goá chồng.
Xét về trình độ học vấn, số ngƣời học đến trung học cơ sở chiếm tỉ lệ cao
nhất 49,5%; tiếp đến là tiểu học chiếm 29,2%. Tỉ lệ ngƣời học đến trung học phổ

14


thông là 13,4% và 6,5% ngƣời trong mẫu phỏng vấn chƣa từng đi học. Chỉ có
1,3% ngƣời đã học cao đẳng, đại học.
Xét về tôn giáo, 266 ngƣời theo Phật giáo, 47 ngƣời theo Thiên Chúa giáo,
13 ngƣời theo đạo Cao Đài, 1 ngƣời theo đạo Hoà Hảo, 76 ngƣời theo những tôn
giáo khác, 794 ngƣời không theo tôn giáo. 4 ngƣời còn lại không có câu trả lời.
Nhƣ vậy, số ngƣời theo tôn giáo chiếm tỉ lệ thấp so với số ngƣời không theo tôn
giáo. 66,3% ngƣời không theo tôn giáo so với 22,2% ngƣời theo Phật giáo, 3,9%
ngƣời theo Thiên chúa giáo. 7,6% còn lại theo các tôn giáo nhƣ Cao Đài, Hoà
Hảo hay những tôn giáo khác. Do số ngƣời theo các tôn giáo là quá ít và quá
chênh lệch nên chúng tôi đã ghép những ngƣời theo các tôn giáo khác nhau vào
nhóm ngƣời theo tôn giáo, nhóm còn lại là nhóm không theo tôn giáo. Điều này
giúp quá trình phân tích thuận tiện hơn. Tuy nhiên, mỗi tôn giáo có những đặc
trƣng riêng nên sẽ có những thiếu sót không tránh khỏi khi ghép các tôn giáo với
nhau nhƣ vậy.
Về dân tộc, trong tổng 1.199 ngƣời trả lời có 992 ngƣời Kinh, 1 ngƣời
Hoa, 91 ngƣời Tày, 19 ngƣời Thái, 17 ngƣời Dao, 59 ngƣời Mƣờng, 20 ngƣời
còn lại thuộc các dân tộc khác. Ngƣời dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung tại xã
Cát Thịnh. 3 xã còn lại chủ yếu là ngƣời Kinh. Nhƣ vậy, tỉ lệ ngƣời Kinh và
ngƣời dân tộc thiểu số chênh lệch nhau quá nhiều. Hơn nữa, trong quá trình phân

tích, chúng tôi sẽ phân tích yếu tố địa bàn cƣ trú tác động ra sao đến nhận định
của cha mẹ về ý nghĩa của con cái. Vì vậy, chúng tôi không phân tích yếu tố dân
tộc tác động đến nhận định của cha mẹ về ý nghĩa con cái. Điều đó không có
nghĩa là sắc tộc, dân tộc không có tác động đến ý nghĩa của con cái, mà chỉ hàm
ý rằng nhân tố này chƣa đƣợc xem xét trong nghiên cứu của chúng tôi.
Về điều kiện kinh tế của gia đình, theo nhận định của bản thân ngƣời trả
lời, đa số các gia đình có điều kiện kinh tế ở mức trung bình. 52,8% gia đình có
kinh tế trung bình. Trong khi đó, tỉ lệ các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả rất
ít, chỉ có 58 gia đình (chiếm 4,8%). Số gia đình có điều kiện kinh tế khá hơn
trung bình và các gia đình nghèo tƣơng tự nhau với tỉ lệ lần lƣợt là 15,9% và
15%. Số còn lại có điều kiện kinh tế kém hơn trung bình.
Về năm kết hôn, 579 ngƣời trong tổng số 1.201 ngƣời (chiếm 48,2%) kết
hôn từ năm 1986 trở về trƣớc, 622 ngƣời còn lại kết hôn sau năm 1986. Sở dĩ đề
tài chia năm kết hôn của ngƣời trả lời theo hai nhóm nhƣ vậy là vì chúng tôi giả

15


định rằng độ tuổi của con cái và sự chung sống của con cái với cha mẹ có ảnh
hƣởng đến đánh giá của cha mẹ về ý nghĩa của con cái. Nhìn chung, con cái
trƣớc năm 18 tuổi thƣờng sống cùng cha mẹ (Tính từ năm 1986 đến thời điểm
thực hiện cuộc điều tra đầu tiên vào năm 2004 tại Cát Thịnh, ít nhất con cái của
các gia đình đã 18 tuổi).
Đây là một cuộc điều tra tiến hành bằng bảng hỏi với 11 phần chính gồm:
thông tin nhận biết, những đặc điểm của hộ gia đình, hôn nhân, mô hình sống
chung, di cƣ, quan hệ họ hàng thân tộc, tình trạng việc làm, phân công lao động
và các hoạt động khác trong gia đình, những quan niệm về tình yêu và tình dục,
và quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Tác giả sử dụng một số câu hỏi trong phần
“quan hệ giữa bố mẹ và con cái”.
Đề tài sử dụng một phần bộ số liệu định tính của dự án với 19 phỏng vấn

sâu và 3 thảo luận nhóm. Trong 19 phỏng vấn sâu này, 4 phỏng vấn sâu tại Trịnh
Xá - Bình Lục - Hà Nam do tác giả thực hiện.
Cụ thể, đề tài sử dụng các câu hỏi sau để phân tích:
Về số liệu định lƣợng: đề tài căn cứ chủ yếu vào câu hỏi L10 trong bảng
hỏi (xem phụ lục trang 85) để tìm hiểu xem cha mẹ nhìn nhận ý nghĩa con cái
trong gia đình nhƣ thế nào. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng một số câu hỏi khác
trong bảng hỏi để làm rõ hơn ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn tại 4
địa phƣơng nghiên cứu.
Về số liệu định tính: Các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm chủ yếu tập
trung vào câu hỏi: Tại sao các gia đình sinh nhiều con? Con trai có vai trò quan
trọng ra sao đối với gia đình?
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa lý luận:
Đề tài góp phần vào các nghiên cứu về xã hội học gia đình, trong đó có
nội dung liên quan đến ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn.
Đồng thời, đề tài vận dụng các lý thuyết xã hội học vào giải thích ý nghĩa
nào của con cái là quan trọng nhất đối với cha mẹ, các yếu tố nào ảnh hƣởng đến
sự đánh giá của cha mẹ về ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn.
Về ý nghĩa thực tế: Đề tài góp phần lý giải sự đánh giá của cha mẹ về ý
nghĩa của con cái trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu.

16


9. Hạn chế của đề tài
Do đặc điểm của đề tài là sử dụng số liệu có sẵn nên chúng tôi chƣa đủ
các bằng chứng để giải thích một số vấn đề cần làm rõ trong đề tài.
Mẫu khảo sát định lƣợng bao gồm các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ
và có ít nhất 1 con nên chúng tôi không thể so sánh quan niệm của những cặp vợ
chồng đã có con với những cặp vợ chồng chƣa có con cũng nhƣ những phụ nữ

độc thân để làm rõ ý nghĩa của con cái.
Hơn nữa, luận văn này dựa vào và khai thác kết quả cuộc điều tra định
lƣợng trong đó câu hỏi về ý nghĩa con cái nêu 07 phƣơng án trả lời cho sẵn chứ
không dành chỗ cho những phƣơng án mà ngƣời đƣợc hỏi tự nhận thấy. Vì vậy,
rất có thể con cái còn mang một số ý nghĩa khác nữa mà bảng hỏi chƣa tính đến
và do đó đã bỏ sót.
10. Kết cấu của luận văn
Bố cục của luận văn đƣợc chia thành 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội
dung và phần kết luận. Cụ thể nhƣ sau:
Mở đầu: Giới thiệu những nét cơ bản nhất của luận văn từ lý do lựa chọn đề tài,
tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc, mục tiêu, nhiệm vụ
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tƣợng - phạm vi
nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài cùng
những hạn chế của đề tài.
Nội dung: bao gồm 2 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu. Nội dung của
chƣơng này nhằm làm rõ những vấn đề cơ sở lý luận của nghiên cứu nhƣ các
khái niệm, các lý thuyết và việc vận dụng lý thuyết vào việc trả lời các câu hỏi
nghiên cứu mà luận văn đƣa ra.
Chƣơng 2: Ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn. Nội dung
chƣơng này đƣợc chia thành 2 phần chính: 1) Ý nghĩa của con cái nói chung
trong gia đình nông thôn và 2) Ý nghĩa của con trai trong gia đình nông thôn. Cả
hai phần đều phân tích ý nghĩa của con cái nói chung và con trai nói riêng theo
các mặt sau:

17


Thứ nhất, con cái là nhân tố đảm bảo hôn nhân và đem lại niềm vui, hạnh
phúc cho gia đình.

Thứ hai, ý nghĩa về mặt kinh tế.
Thứ ba, con cái là ngƣời thờ cúng tổ tiên và nối dõi tông đƣờng.
Kết luận: Phần kết luận đi vào 3 nội dung chính:
Thứ nhất, điểm lại và tóm tắt lại những ý đã phân tích trong phần nội dung
của luận văn. Thứ hai, xác định những giả thuyết nào đã đƣợc kiểm nghiệm,
những giả thuyết nào chƣa đƣợc kiểm nghiệm. Thứ ba, gợi mở những vấn đề mà
đề tài chƣa thực hiện đƣợc và cần tiếp tục nghiên cứu.
Cuối cùng là phần Tài liệu trích dẫn và phụ lục.

18


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU

1. 1 Một số khái niệm công cụ
1.1.1 Sinh đẻ - một hành động mang ý nghĩa
Trong xã hội truyền thống, khi chƣa có các phƣơng tiện và biện pháp
tránh thai thì đối với đa số các cặp vợ chồng (trừ những ngƣời vô sinh), con cái là
kết quả tự nhiên của đời sống vợ chồng. Nghĩa là dù họ muốn hay không muốn,
con cái vẫn đƣợc sinh ra nhƣ một lẽ tự nhiên.
Tuy vậy, những ngƣời cha ngƣời mẹ trong xã hội truyền thống vẫn gắn
cho con cái một tầm quan trọng và những mong mỏi, những kỳ vọng nhất định.
Khi chƣa có con, họ mong muốn có con. Khi con cái còn nhỏ, họ mơ ƣớc chúng
sẽ trƣởng thành. Và khi con cái trƣởng thành, họ chờ đợi và hi vọng chúng sẽ
làm điều gì đó cho họ.
Với các phƣơng tiện và biện pháp tránh thai đƣợc phổ cập rộng rãi, cha
mẹ có khả năng giới hạn số con, thời điểm sinh con, khoảng cách giữa các lần
sinh… thì con cái trở thành sự lựa chọn của cha mẹ, và đƣợc gửi gắm nhiều mục
tiêu, ƣớc muốn và dự định.

Theo Michael Mann, ý nghĩa (meaning) là “mục tiêu và dự định khi thực
hiện một hành động” (Mann, 1983: 227). Nhƣ vậy, cha mẹ mong mỏi, hi vọng gì
ở đứa con, hay động cơ khi sinh con là gì - đó chính là ý nghĩa của con cái.
1.1.2 Gia đình
Khái niệm “gia đình” thƣờng đƣợc mặc nhiên coi là có ý nghĩa rõ ràng và
ai cũng hiểu nhƣ ai. Từ “gia đình” có lẽ là từ đƣợc dùng nhiều trong ngôn ngữ
hàng ngày và trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội cũng nhƣ trong các nghiên
cứu về gia đình, song hiếm khi đƣợc định nghĩa rõ ràng. Nhiều văn bản pháp quy
của nhà nƣớc cũng dùng từ này mà không có định nghĩa rõ ràng. Cho đến nay, kể
từ khi ra đời vào ngày 29 tháng 12 năm 1959, Luật Hôn nhân và Gia đình của
nƣớc ta đã sửa đổi vào những năm 1986 và 2000, song chỉ đến năm 2000 Luật
Hôn nhân và Gia đình mới có định nghĩa về gia đình: Gia đình là tập hợp những
ngƣời gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi
dƣỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của
Luật này (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000).

19


Quan niệm về gia đình trong xã hội này khác với quan niệm gia đình ở xã
hội kia. “Các xã hội và các nền văn hoá khác nhau có những quy tắc khác nhau
về việc nên tính ai là ngƣời trong gia đình và quan hệ cụ thể giữa các thành viên”
(Mai Huy Bích, 2003:19). Không có định nghĩa phổ biến, có thể áp dụng và đƣợc
chấp nhận phổ biến. Ngay trong nội bộ một xã hội, một nền văn hoá, quan niệm
về gia đình có thể thay đổi từ nhóm này sang nhóm khác, từ nơi này sang nơi
khác, từ thời này sang thời khác.
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm “gia đình” là một nhóm
ngƣời có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thƣờng chung sống và
hợp tác kinh tế với nhau để thoả mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của
họ về: sinh đẻ và nuôi dạy con cái, chăm sóc ngƣời già và ngƣời ốm. Dƣới dạng

phổ biến nhất hiện nay, gia đình gồm thành viên của hai giới nam và nữ có con
đẻ hoặc con nuôi.
1.1.3 Gia đình nông thôn
Trong những thiết chế tồn tại trong xã hội nông thôn thì gia đình là thiết
chế quan trọng nhất. Nó trở thành nền tảng hết sức cơ bản. Nó đóng vai trò to lớn
trong đời sống vật chất và đời sống văn hoá của toàn bộ nông thôn. Nó quy định
đặc điểm tâm lý cá nhân nông thôn cũng nhƣ tập thể nông thôn. Trên thực tế,
theo một số nhà tƣ tƣởng, gia đình và chủ nghĩa gia đình in dấu lên toàn bộ cấu
trúc của nông thôn. Chủ nghĩa gia đình thấm sâu và cấu trúc xã hội nông thôn từ
trên xuống dƣới.
Hầu hết trong những xã hội nông nghiệp, gia đình phụ quyền là hình thức
gia đình nổi bật trong các vùng nông thôn. Theo Tô Duy Hợp (1997: 55) gia đình
nông thôn gồm những đặc điểm sau:
Thứ nhất, gia đình nông thôn có tính thuần nhất lớn hơn: Gia đình nông
thôn thuần nhất hơn về mặt chủng tộc và tâm lý, bền vững hơn, hợp nhất hơn và
thực hiện chức năng hữu cơ hơn so với gia đình đô thị.
Thứ hai, hầu hết các thành viên trong gia đình nông thôn gắn với nghề
nông.
Thứ ba, gia đình nông thôn có kỷ luật chặt chẽ hơn và sự phụ thuộc lẫn
nhau nhiều hơn: Các thành viên trong gia đình nông thôn phụ thuộc lẫn nhau
nhiều hơn và phụ thuộc vào gia đình nhiều hơn so với các gia đình đô thị.

20


Thứ tƣ, sự độc đoán của ngƣời cha trong gia đình nông thôn thể hiện rõ
hơn trong gia đình đô thị. Trong gia đình nông thôn, ngƣời cha thƣờng là ngƣời
lãnh đạo gia đình. Ông phân bố công việc nhà nông cho các thành viên khác; ông
tổ chức đám cƣới cho con trai, con gái, cháu và chắt; ông là ngƣời quản lý các
mối quan hệ trong gia đình… Nhƣ vậy, mọi thành viên trong gia đình đều ở dƣới

quyền ngƣời cha.
Và cuối cùng, gia đình nông thôn tham gia tích cực hơn vào những lĩnh
vực hoạt động chung. Phần lớn thời gian trong ngày, các thành viên trong gia
đình làm việc với nhau và gắn với công việc của hộ nông dân.
1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu
Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên những quan điểm của lý thuyết
Hành động xã hội của M. Weber và lý thuyết Trao đổi xã hội và Sự lựa chọn hợp
lý.
1.2.1 Cách tiếp cận Trao đổi xã hội và Lựa chọn hợp lý
Cách tiếp cận này chịu ảnh hƣởng của kinh tế học, và coi các nguồn lực
đóng vai trò then chốt, cùng với khái niệm quyền lực. Trong quan hệ cá nhân, các
nguồn lực, điều đƣợc và điều mất không hẳn chỉ là những đồ vật mà còn là tình
yêu, địa vị, quyền lực… Khi con ngƣời gia nhập một mối quan hệ, họ có những
nguồn lực nhất định mà ngƣời khác coi là có giá trị và đánh giá cao. Con ngƣời ta
có ý thức hoặc vô thức sử dụng các nguồn lực này nhằm đạt đƣợc cái họ muốn.
Tiên đề mặc định cơ bản của thuyết trao đổi xã hội cho rằng con ngƣời ta
tác động qua lại để tăng tối đa lợi ích hay những điều đƣợc của bản thân và giảm
tối thiểu điều mất hoặc cái giá phải trả. Theo lý thuyết này, chúng ta cân đo các
hành động và quan hệ của chúng ta trên cơ sở lợi - hại, đƣợc - mất. Trong quan
hệ, chúng ta cố tối đa hoá cái lợi và điều đƣợc và tối thiểu hoá cái hại và điều
mất. Nếu một phƣơng hƣớng hành động mang lại cả điều đƣợc lẫn điều mất, cả
lợi lẫn hại, thì ngƣời ta cân nhắc, so sánh cả hai với nhau. Trong trƣờng hợp điều
đƣợc và cái lợi lớn hơn, vƣợt trội so với điều mất và cái hại, thì ngƣời ta lựa chọn
phƣơng hƣớng hành động ấy.
Trong nghiên cứu về ý nghĩa của con cái trong gia đình nông thôn, sinh
con là một sự lựa chọn. Ngƣời ta quyết định sinh con vì ngƣời ta thấy đƣợc

21



những lợi ích mà con cái mang lại, và lợi ích ấy vƣợt trội so với những khó khăn
vất vả.
1.2.2 Cách tiếp cận hành động xã hội
Trong nghiên cứu về ý nghĩa của con cái, lý thuyết Hành động xã hội của
Max Weber có thể giúp ta nhìn nhận sáng tỏ hơn nhiều điều. Lý luận về Hành
động xã hội của M. Weber là một trong những lý luận quan trọng nhất trong Xã
hội học hiện đại của M. Weber. Theo M. Weber, Xã hội học chính là khoa học về
hành động xã hội. Mọi hiện tƣợng và sự kiện xã hội đều có thể giải thích bằng lý
luận hành động xã hội, vì suy cho cùng xã hội thống nhất bởi các quan hệ xã hội
mà quan hệ xã hội lại do con ngƣời tạo ra.
Hành động xã hội đƣợc M.Weber định nghĩa một cách tổng quát là hành
động mà chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nào đó, và có tính đến hành vi
của ngƣời khác, hƣớng tới ngƣời khác (Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng, 2005:
117). Nhƣ một nhà nghiên cứu đã nhận xét “Nhƣ vậy, hành động xã hội đòi hỏi
có động cơ chủ quan của cá nhân (hay nhóm) và sự định hƣớng đến ngƣời khác.
Đấy là hai điều kiện mà thiếu nó thì không thể nói đến hành động xã hội” (Bùi
Quang Dũng, 2004: 103).
Tuy nhiên, luận văn này chƣa đi vào áp dụng phép phân loại hành động xã
hội của M.Weber, mà chỉ dừng lại ở việc áp dụng định nghĩa tổng quát về hành
động xã hội với mong muốn chứng minh rằng sinh con đẻ cái là một hành động
xã hội.
Trong xã hội truyền thống, hầu hết các cặp vợ chồng không ra quyết định
về việc có con. Trừ trƣờng hợp những ngƣời vô sinh, thì con cái cứ ra đời, bất kể
ngƣời cha ngƣời mẹ có muốn hay không và đã muốn sinh con hay chƣa. Chính vì
thế ngƣời Việt Nam coi con cái là trời cho, trời sinh (ví dụ qua vế đầu câu tục
ngữ “trời sinh voi, trời sinh cỏ”). Đối với các cặp vợ chồng này, ngƣời ta không
thể hình dung đƣợc việc có thể lựa chọn thích có con hay không. Nói nhƣ một
nhà Xã hội học: “Nhiều ngƣời cho rằng, hành động giao hợp có xu hƣớng dẫn
đến thụ thai và rằng các nền văn hoá đều cho rằng hôn nhân và gia đình (tức là
con cái) là những sự kiện bình thƣờng trong đời” (Harris, 1983: 172). Nói cách

khác, rất nhiều ngƣời coi sinh con đẻ cái là hành động mang tính chất tự nhiên và
thuộc về tự nhiên. Không riêng ngƣời dân thƣờng, mà ngay cả trong giới nghiên

22


cứu, kể cả các nhà Xã hội học cũng quan niệm nhƣ vậy. “…nhiều nghiên cứu bắt
đầu từ một xuất phát điểm rằng có con là điều không tránh khỏi. Mƣợn lời
Macintyre, “các nhà Xã hội học đã coi việc tái sinh sản bình thƣờng và những
vấn đề liên quan với nó là đƣơng nhiên, với tƣ cách là một bộ phận của trật tự tự
nhiên”. Bà vạch rõ, chúng ta không thể quan niệm một cách tiên nghiệm rằng
“con ngƣời ta có con vì họ kết hôn, hay họ kết hôn để có con; họ có con vì họ có
quan hệ tính dục, hay họ có quan hệ tính dục để sinh con” (Harris, 1983: 172).
Quan niệm coi sinh đẻ là hành động tự nhiên rõ ràng không thoả đáng và
không phù hợp với thực tiễn xã hội, vì nếu sinh con đẻ cái mang tính chất tự
nhiên thì một là ai cũng sẽ có con (trong khi thực tế không phải nhƣ vậy), và tất
cả mọi ngƣời đều quan niệm về con cái giống hệt nhau, song trên thực tế, nhƣ ta
sẽ thấy trong luận văn này, con cái mang ý nghĩa khác nhau đối với các nhóm
khác nhau. Một số ngƣời cha ngƣời mẹ không muốn có con, ít nhất vào thời điểm
thụ thai (ví dụ ngƣời mẹ trẻ chƣa kết hôn vào thời điểm thụ thai, hay những
ngƣời chồng ngƣời vợ chƣa muốn có con). Một thực tế khác, là nhiều cặp vợ
chồng có số con ít hơn hay nhiều hơn số mà họ mong muốn.
Hiện nay, với các biện pháp tránh thai hiện đại, thì lần đầu tiên trong lịch
sử loài ngƣời, các cặp vợ chồng, các đôi nam nữ có khả năng lựa chọn số con,
thời điểm sinh con, và nhờ thế, sinh đẻ càng trở thành một hành động mang tính
xã hội với ý nghĩa rằng họ gắn cho con cái những ý nghĩa, những động cơ, mong
muốn và dự định khác nhau. Nói theo lời hai nhà nghiên cứu Lamanna và
Riedmann thì “so với trƣớc đây, cuộc sống hiện nay của chúng ta có nhiều khả
năng hơn để lựa chọn và quyết định về việc trở thành cha mẹ. Quyết định có trở
thành cha mẹ hay không và khi nào trở thành cha mẹ là một việc khiến nhiều cặp

vợ chồng phải đầu tƣ nhiều suy nghĩ và tình cảm. Mặc dù biến đổi xã hội cũng
nhƣ công nghệ đã tạo cho con ngƣời có nhiều lựa chọn hơn, nhƣng nó cũng tạo
ra những tình thế tiến thoái lƣỡng nan. Không phải bao giờ cũng dễ lựa chọn có
nên sinh con, có bao nhiêu con và khi nào thì có con” (Lamanna and Agnes
Riedmann, 1997: 311).
Vậy tính chất xã hội của hành động sinh con đẻ cái là gì? Ý nghĩa của con
cái trong gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay ra sao? Chúng ta sẽ xem xét chủ
đề này ở những trang tiếp theo.

23


1.3 Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu
Xã Cát Thịnh thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là một xã miền núi
phía Bắc, có diện tích 168 km2 với 26 thôn bản. Mật độ cƣ trú trung bình là 50
ngƣời/km2. Dân số 8.350 ngƣời với 1.795 hộ. Cát Thịnh có 10 dân tộc cùng sinh
sống, trong đó chủ yếu là ngƣời Kinh, Tày, Mƣờng, Thái, H’mông, Dao.... Địa
hình Cát Thịnh không bằng phẳng, đất có độ dốc lớn, bị chia cắt bởi dãy núi cao,
khe suối. Dân số trẻ, chủ yếu ở độ tuổi từ 16 - 45 tuổi (chiếm 54% dân số xã).
Xã Trịnh Xá thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Tính đến năm 2006,
trên toàn địa bàn xã có 1.442 hộ gia đình với 1.281 trẻ em ở độ tuổi dƣới 16.
Tổng số sinh năm 2006 là 47 trƣờng hợp chiếm 0,7 0/00 trong đó có 22 bé gái. Số
gia đình sinh con thứ 3 trở lên là 8 trƣờng hợp, chiếm 17%. Có những thuận lợi
nhƣ công tác dân số gia đình và trẻ em luôn đƣợc sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo
của Uỷ ban dân số gia đình - trẻ em huyện Bình Lục, sự quan tâm, chỉ đạo của
Uỷ ban nhân dân xã coi công tác dân số gia đình và trẻ em là một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tuy
nhiên, xã Trịnh Xá còn gặp một số khó khăn trong công tác dân số nhƣ tƣ tƣởng
trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại, nhiều gia đình vẫn muốn có con trai; nhận
thức của một bộ phận nhân dân chƣa đúng về chủ trƣơng của Đảng và chính sách

của Nhà nƣớc về chƣơng trình dân số kế hoạch hoá gia đình.
Xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế là một xã ven biển
của miền Trung, là nơi cƣ trú của cƣ dân ngƣời Việt có nghề chài lƣới ven sông,
ven biển. Xã nằm ngay sát phá Tam Giang, là xã nghèo đƣợc chính phủ công
nhận là xã bãi ngang1 nên điều kiện kinh tế- xã hội còn rất nhiều khó khăn. Dân
số toàn xã là 10.527 khẩu, với 2.129 hộ. Xã có diện tích tự nhiên là 2.890 ha, có
3 vùng kinh tế cụ thể: vùng lúa, vùng giữa cát lâm nghiệp và vùng đầm phá đánh
bắt thuỷ sản. Đây cũng là một trong những vùng khó khăn của xã.
Xã Phƣớc Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là một xã thuần
nông của ngƣời Việt, có vị trí quan trọng là cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí
Minh, đang bị ảnh hƣởng do tác động của kinh tế thị trƣờng và quá trình đô thị
hoá. Dân số của xã là 9.415 ngƣời với 2.250 hộ, mật độ dân số trung bình là 113
ngƣời/km2.
1

Xã bãi ngang: xã vùng ven biển có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định số
106/2004/QĐ- TTG ngày 11/6/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ.

24


×