Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng sinh vào khẩu phần ăn của lợn nái chửa đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của lợn con giai đoạn theo mẹ, tại công ty CP bình minh, huyện mý đức, hà n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

----------

NGUYỄN VĂN QUÂN

Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG KHÁNG SINH
VÀO KHẨU PHẦN ĂN CỦA LỢN NÁI CHỬA ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG VÀ KHÁNG BỆNH CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN
THEO MẸ TẠI CÔNG TY CP BÌNH MINH, HUYỆN MỸ ĐỨC - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi - Thú y
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

----------

NGUYỄN VĂN QUÂN



Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG KHÁNG SINH
VÀO KHẨU PHẦN ĂN CỦA LỢN NÁI CHỬA ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG VÀ KHÁNG BỆNH CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN
THEO MẸ TẠI CÔNG TY CP BÌNH MINH, HUYỆN MỸ ĐỨC - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi - Thú y
Lớp: K43 - CNTY (NO2)
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Hiền Lương

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

----------

NGUYỄN VĂN QUÂN

Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG KHÁNG SINH
VÀO KHẨU PHẦN ĂN CỦA LỢN NÁI CHỬA ĐẾN KHẢ NĂNG

SINH TRƯỞNG VÀ KHÁNG BỆNH CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN
THEO MẸ TẠI CÔNG TY CP BÌNH MINH, HUYỆN MỸ ĐỨC - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi - Thú y
Lớp: K43 - CNTY (NO2)
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khóa học: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Hiền Lương

Thái Nguyên, năm 2015


ii

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong suốt quá trình
học tập của mỗi sinh viên. Đồng thời, thực tập tốt nghiệp là phần cuối cùng trong
chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nói riêng. Đây là thời gian để mỗi sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ
kiến thức đã học. Đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, rèn
luyện, nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn, nắm được phương
pháp tổ chức, tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Thực
tập tốt nghiệp cũng là thời gian để mỗi sinh viên tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất
đạo đức, trang bị cho bản thân những hiểu biết xã hội, để khi ra trường sẽ trở thành
những cán bộ kĩ thuật vừa có trình độ chuyên môn, vừa có năng lực công tác. Vì
vậy, thực tập tốt nghiệp rất cần thiết đối với mỗi sinh viên cuối khoá học.
Xuất phát từ những lí do trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, cô giáo hướng dẫn
Phạm Thị Hiền Lương, cùng với sự tiếp nhận của công ty Cổ phần phát triển Bình
Minh, em đã thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng sinh vào khẩu
phần ăn của lợn nái chửa đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của lợn con
giai đoạn theo mẹ, tại Công ty CP Bình Minh, huyện Mý Đức, Hà Nội”. Do bước
đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn
chế, nên khoá luận của em không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự đóng
góp phê bình của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khoá luận
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng bố trí thí nghiệm .................................................................... 18
Bảng 3.2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn ....................................................... 19
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 31
Bảng 4.2: Khối lượng lợn con qua các kì cân (kg) ......................................... 32
Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ................. 34
Bảng 4.4 :Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm (%)........................ 35
Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn tập ăn/ kg tăng KL lợn con (kg) .......................... 37
Bảng 4.6. Tiêu tốn NLTĐ và protein tập ăn/kg tăng KL lợn con TN ............ 38
Bảng 4.7. Khả năng phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con TN ................... 39
Bảng 4.8. Khả năng phòng và trị bệnh đường hô hấp ở lợn con TN .............. 40
Bảng 4.9. Chi phí thuốc thú y/ kg tăng KL lợn thí nghiệm (đ) ....................... 41


iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm ........................ 33
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm ................... 35
Hình 4.3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm .................... 36


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CP

: Charoen Pokphan

Cs

: Cộng sự

ĐC

: Đối chứng

ĐVT

: Đơn vị tính

KL

: Khối lượng

KPCS


: Khẩu phần cơ sở

KPTN

: Khẩu phần thí nghiệm

LMLM

: Lở mồm long móng

Nxb

: Nhà xuất bản

P

: Khối lượng

SS

: Sơ sinh

STT

: Số thứ tự



: Thức ăn


TB

: Trung bình

TN

: Thí nghiệm

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TS

: Tiến sĩ

TT

: Thể trọng

VSV

: Vi sinh vật


vi

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1


1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu của đề tài ................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học: ................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn: .......................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................3

2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con .................................................................. 3
2.1.2. Hiểu biết về kháng sinh. ........................................................................ 11
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới........................................... 14
2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 14
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 15
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........18

3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 18
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................ 19
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 21
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................22

4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................... 22
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 22
4.1.3. Công tác phòng bệnh ............................................................................ 25
4.1.4. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh ..................................................... 26



i

LỜI CẢM ƠN
Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp, đến nay em đã hoàn thành xong khóa luận
của mình, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhà trường và địa phương. Qua
đây em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới :
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm – Thái nguyên, Khoa Chăn Nuôi Thú
Y, các thầy cô giáo trong khoa chăn nuôi Trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên .
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của TS. Phạm Thị
Hiền Lương - người đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này .
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và toàn thể các cán
bộ, công nhân của trang trại lợn Công ty Bình Minh, huyện Mỹ Đức- Hà Nội.
Nhân dịp này em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình,
bạn bè đã động viên, khuyến khích em trong quá trình học tập và nghiên cứu .
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó .
Em xin trân trọng gửi tới các thầy cô, các quý vị trong hội đồng chấm khóa luận lời
cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất .

Thái Nguyên, ngày …. tháng … năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Văn Quân


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Ở nước ta nghề nuôi lợn đã có từ rất lâu đời và đã trở thành một phần rất quan
trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây nhờ có chính
sách mở cửa của nhà nước và sự mở rộng thị trường tiêu thụ mà chăn nuôi lợn đang
ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, đảm bảo sức khỏe, đời sống con người, ở Việt Nam đặc biệt là chăn
nuôi lợn. Chăn nuôi lợn đã tồn tại gắn với chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc
Việt Nam, nhưng theo cách chăn nuôi truyền thống là chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng
nguồn thức ăn dư thừa hoặc có sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh
những phương thức chăn nuôi kiểu truyền thống với quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình thì
mô hình chăn nuôi quy mô lớn như trang trại, ngày càng được phát triển và mở rộng
theo hướng nuôi gia công cho doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm tận dụng
nguồn vốn, khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới, áp dụng vào chăn nuôi thực
tiễn, tiến tới xây dựng hiệu quả một nền nông nghiệp chất lượng, hiện đại đáp ứng
nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.
Để tiến tới một nền nông nghiệp chất lượng, hiện đại đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng thì hiện nay việc chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản đang được hầu
hết các trang trại chăn nuôi lớn nhỏ quan tâm hàng đầu với mục đích sản xuất ra số
lợn con cai sữa/nái/năm cao, tạo ra con giống chất lượng, khỏe mạnh có sức đề
kháng cao, giảm tỉ lệ còi cọc, tỉ lệ chết ở lợn con và giảm giá thành sản xuất.
Trong nhiều năm qua, việc sử dụng kháng sinh như là chất bổ sung trong thức ăn
chăn nuôi lợn nái, hạn chế tính nhạy cảm của lợn con đối với một số vi sinh vật có hại
như: Salmonella, Eacherichia coli, Clostridium, cũng như kích thích sinh trưởng nâng
cao hiệu quả sử dụng thức ăn tăng khả năng hấp thụ thức ăn của lợn con đã thu được một
số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không
hợp lí gây ra sự kháng kháng sinh, tồn dư kháng sinh trong thực phẩm làm ảnh hưởng
đến an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.


2


Trong thực tế chăn nuôi lợn nái sinh sản hiện nay rất nhiều vấn đề nan dải
được đặt ra, tỉ lệ lợn con mắc bệnh nhiều làm tăng tỷ lệ chết, tăng tỷ lệ còi cọc, làm
giảm năng suất chăn nuôi lợn nái. Xuất phát từ thực tiễn đồng thời để làm rõ hơn
vấn đề bổ sung kháng sinh vào khẩu phần ăn của lợn nái ngoại, ảnh hưởng như thế
nào đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của lợn con giai đoạn theo mẹ, chúng
tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng sinh vào
khẩu phần ăn của lợn nái chửa đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của
lợn con giai đoạn theo mẹ, tại Công ty CP Bình Minh, huyện Mý Đức, Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu của đề tài
Xác định được khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của lợn con giai đoạn theo mẹ.
Xác định hiệu quả sử dụng kháng sinh bổ sung vào khẩu phần ăn của lợn nái
ngoại phù hợp, nhằm tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn con
theo mẹ.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học:
- Đóng góp thêm những cơ sở khoa học về sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi,
tăng khả năng sinh trưởng và sức đề kháng của lợn.
- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ kỹ thuật và các
công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn:
- Góp phần giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh, còi cọc.
- Tăng hiệu quả chăn nuôi lợn con giống ngoại.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con

2.1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn con
* Khái niệm về sinh trưởng
Theo Johanson.L (1972) [6] đã đưa ra khái niệm: Về mặt sinh học, sinh trưởng
được xem như là quá trình tổng hợp protein, cho nên người ta lấy việc tăng khối
lượng làm chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng. Tuy nhiên, cũng có khi tăng khối lượng
không phải là sinh trưởng (ví dụ như có trường hợp tăng khối lượng chủ yếu là tăng
mỡ và nước chứ không phải sự phát triển của mô cơ), sự sinh trưởng thực sự là sự
tăng lên về khối lượng, chất lượng và các chiều của tế bào mô cơ. Ông cho rằng,
cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng
đến sự phát triển của con vật.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng, ta không thể không đề cập đến quá trình phát
dục. Đây là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm, hoàn thiện thêm về tính
chất, chức năng của các bộ phận cơ thể.
Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình thái, kích
thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình phức tạp trải qua
nhiều giai đoạn từ khi trứng rụng tới khi trưởng thành, khi con vật trưởng thành quá
trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở các cơ quan, tổ chức không
nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu là tích luỹ mỡ, còn tích luỹ cơ thể
xem như ở trạng thái ổn định.
* Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn con
Lợn con trong gian đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng, phát dục nhanh. So
với những loài gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con là cao nhất. Khối
lượng cai sữa của lợn con khi 2 tháng tuổi gấp 12 - 16 lần so với khối lượng sơ sinh,
trong khi đó bê nghé chỉ tăng 3 - 5 lần.


4

Qua thực tế sản xuất và nghiên cứu của nhiều tác giả đã chứng minh giai đoạn
lợn con theo mẹ có khả năng sinh trưởng rất nhanh.

Theo Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2006) [16], lợn con ở 7 - 10 ngày tuổi đã
gấp 2 lần khối lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 lần
và đến 60 ngày tuổi gấp 10 - 15 lần khối lượng sơ sinh.
Lợn con sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích luỹ các chất dinh dưỡng
rất mạnh. Lợn con 3 tuần tuổi mỗi ngày tích luỹ được 9 - 14 g protein/kg khối lượng
cơ thể. Trong khi lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0,3 - 0,4 g protein/kg khối lượng
cơ thể.
Lợn con bú sữa sinh trưởng phát triển nhanh, nhưng không đồng đều qua các
giai đoạn, sinh trưởng nhanh trong 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm. Có sự giảm này
do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần và hàm
lượng hemoglobin trong máu của lợn con giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng
thường kéo dài khoảng 2 tuần tuổi, còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con.
Chúng ta có thể hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách tập cho lợn con tập ăn sớm
(Trần Văn Phùng và Cs. 2004) [10].
Khả năng miễn dịch của lợn con trong giai đoạn cũng có những đặc điểm đặc biệt.
Lợn con mới đẻ, trong máu không có γ - globulin nhưng sau 24 giờ bú sữa đầu, hàm
lượng γ - globulin trong máu đạt tới 20,3mg/100ml máu. Do đó, lợn con cần được bú sữa
đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có
khả năng tự tổng hợp kháng thể (Trần Cừ, 1972) [1].
* Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn.
Vi khuẩn đường ruột đã được Salmole và Smith phân lập năm 1885 từ lợn
mắc bệnh tiêu chảy. Đó là vi khuẩn Salmonella spp mà đại diện là Salmonella
cholerasuis. Cùng năm đó Escherichia đã phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh đường
ruột. Ông đặt tên là Escherichia coli.
Hằng ngày đã có một số loài vi khuẩn theo thức ăn vào ruột, sống và sinh sản ở
đây, chúng có thể bị biến đổi ít nhiều, nhưng căn bản vẫn tồn tại đến khi con vật chết.


5


Thành phần, số lượng hệ vi sinh vật đường ruột và dạ dày phụ thuộc vào tuổi,
loài, cách nuôi dưỡng, điều kiện vật lý, hóa học của môi trường dạ dày và đường ruột.
Hệ VSV bắt buộc gồm: streptococcus, lactic, lactobacterium, acid ophilum, trực
khuẩn lactic, E.coli, trực khuẩn đường ruột.

- Hệ vi sinh vật ở khoang miệng:
Ở khoang miệng có sự cảm nhiễm vi sinh vật ở các nguồn trên. Trong nước
bọt và dịch bài tiết ở niêm mạc có men kháng khuẩn lisozyme có tác dụng tiêu diệt
một số vi sinh vật.
- Hệ vi sinh vật ở dạ dày.
Trong dạ dày có một lượng HCl rất lớn (0,2%). Acid trong dịch vị dạ dày có tác
dụng ức chế nhiều loại vi sinh vật, do vậy phần lớn vi sinh vật từ thức ăn, nước uống
đưa vào đều bị tiêu diệt. Số lượng vi sinh vật ở dạ dày rất ít.
- Hệ vi sinh vật ở ruột non.
Ruột non chiếm 2/3 đến 3/5 chiều dài ruột nhưng số lượng vi khuẩn lại rất ít.
Khi dịch vị dạ dày vào ruột non vẫn có tác dung diệt khuẩn. Trong ruột non chủ yếu
là E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn hiếu khí, yếm khí có nha bào. Ở gia súc non có
thêm Streptococcus lactic, trực khuẩn lactic Lactobacterium bulgaricum, từ hồi
tràng số lượng vi khuẩn bắt đầu tăng lên.
- Hệ vi sinh vật ruột già.
Số lượng vi sinh vật ở đây tăng hơn nhiều so với ruột non, do tác dụng khử
trùng của ruột đã không còn, mà các điều kiện về dinh dưỡng, độ ẩm, nhiệt độ lại
thuận lợi cho vi sinh vật
Trong cơ thể vật nuôi đều tồn tại 2 loại vi sinh vật sống song song, một loại có
lợi và một loại có hại cho vật nuôi. Có loại ban đầu khi cơ thể vật nuôi khỏe mạnh
thì vô hại hoặc không gây hại cho vật nuôi nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì
chúng lại tăng sinh gây hại cho vật nuôi như vi khuẩn E. coli, Salmonella spp
thường xuyên có mặt trong đường tiêu hóa của lợn, khi điều kiện bất lợi cho lợn,
sức đề kháng giảm thì các loại vi khuẩn này bùng phát gây bệnh cho lợn.
* Một số vi khuẩn gây bệnh trong đường hô hấp của lợn con.

- Vi khuẩn Streptococcus


6

Theo Nguyễn Quang Tuyên, (2008) [18] Liên cầu khuẩn là những hình cầu
xếp thành chuỗi uốn khúc, uốn khúc dài hay ngắn như chuỗi hạt... Liên cầu khuẩn
có ở khắp mọi nơi trong tự nhiên. Trong cơ thể động vật liên cầu khuẩn có ở da,
niêm mạc, sống hoại sinh ở đường tiêu hóa, hô hấp, xoang âm đạo và một số có khả
năng gây bệnh
Ở động vật, liên cầu khuẩn thường gây nên những chứng mưng mủ, những
bệnh biến chứng hay cục bộ. Streptococcus gây bệnh viêm não ở lợn cai sữa và lợn
vỗ béo, xảy ra khi chúng được nuôi nhốt chung, có thể gây chết đột ngột, sốt, triệu
chứng thần kinh, gây viêm khớp ở lợn con. Viêm khí quản phổi do Streptococcus
suis làm dung huyết β yếu gây ra.
- Vi khuẩn Pasteurella multocida (gây bệnh viêm phổi lợn).
Theo Nguyễn Quang Tuyên, (2008) [18] Pasteurella multocida gây bệnh bại
huyết, xuất huyết cho gia súc, gia cầm thường gọi là bệnh tụ huyết trùng.
Pasteurella multocida là một cầu trực khuẩn nhỏ, ngắn, hình trứng, hay bầu
dục, có kích thước 0,25- 2,4 x 0,4 – 1,5µ, không có lông, không di động, không
hình thành nha bào, sính sản bằng cách nhân đôi, khi nhuộm màu bắt màu Gram
âm. Trong cơ thể động vật mắc bệnh có hình thành giáp mô, nhưng khi nhuộm màu
khó quan sát thấy.
Bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida gây ra là kết quả của sự lay nhiễm
vi khuẩn vào phổi. Bệnh thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh viêm phổi cục bộ
hay ở những bệnh ghép ở đường hô hấp của lợn. Vi khuẩn thường xuyên cư trú trên
đường hô hấp của lợn do vậy thường rất khó tiêu diệt. Vi khuẩn Pasteurella
multocida thường kết hợp với những tác nhân khác như vi khuẩn Mycoplasma
hyopneumoniae, làm cho quá trình viêm phổi càng thêm phức tạp.
- Vi khuẩn Mycoplasma hyopneumonia (gây suyễn lợn)

Bệnh viêm phổi truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh suyễn, là một bệnh truyền
nhiễm ở phổi do Mycoplasma hyopneumonia gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh:
Theo Phạm Sỹ Lăng và Cs. (2007) [8] cho biết: nguyên nhân chính là
Mycoplasma hyopneumonia thuộc nhóm PPLO (Pleuro Pleumonia Like Organism),


7

một loại vi sinh vật ký sinh ngoại bào, là loại vi sinh vật có kích thước lớn hơn virus
và nhỏ hơn vi khuẩn.
Bệnh suyễn phát sinh luôn kèm theo những điều kiện như: tiểu khí hậu chuồng
nuôi kém, hàm lượng amoniac cao, biên độ nhiệt trong ngày lớn, bụi bặm và các
stress trong chăn nuôi, quản lý kém.
Mycoplasma hyopneumonia bị vô hoạt trong vòng 48h ở điều kiện khô, nhưng
tồn tại đến 17 ngày ở nước 2 - 7ºC. Trong phổi tồn tại 2 tháng ở nhiệt độ -25ºC và
từ 9 – 11 ngày ở nhiệt độ 1 – 6 º C. Nó có khả năng phân tán trong không khí với
đường kính 3 – 3,5km, do đó dễ lây lan nhất là trong điều kiện thời tiết lạnh và khí
hậu ẩm
2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, kháng bệnh của lợn con
* Các yếu tố bên trong
Theo Trần Văn Phùng và Cs. (2004) [10]: Yếu tố di truyền là một trong những
yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn. Quá
trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh
hưởng của các giống lợn khác nhau. Do ảnh hưởng của các tuyến nội tiết và hệ thống
thần kinh mà hình thành nên sự khác nhau giữa các giống lợn nguyên thuỷ và các
giống lợn đã được cải tiến, cũng như các giống lợn thành thục sớm và giống lợn
thành thục muộn. Sự khác nhau này không những khác nhau về cấu trúc tổng thể của
cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã
hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: Giống lợn hướng

nạc, hướng mỡ.
Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về sản xuất của gia
súc, gia cầm như: Sinh trưởng, cho lông, cho thịt, trứng, sản lượng sữa, sinh sản...
đều là tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng là những tính trạng ở đó có sự sai
khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác nhau về
chủng loại. Darwin đã chỉ rõ sự sai khác này chính là nguyên liệu cho quá trình
chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Tính trạng số lượng còn gọi là tính trạng đo
lường (metriccharacter), sự nghiên cứu chúng phụ thuộc vào sự đo lường như: Khối


8

lượng cơ thể, tốc độ tăng trọng, sản lượng trứng, kích thước các chiều đo... (Trần
Đình Miên 1982) [9].
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn là quá trình trao
đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển của các
hormone. Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ
cân bằng các chất trong máu. Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống, kể cả khi
chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong điều
khiển quá trình sinh trưởng. Về sau điều khiển quá trình sinh trưởng có sự tham gia
của tuyến yên. Hormone của thuỳ trước tuyến yên STH (Somatotropin hormone) là
loại hormone rất cần thiết cho sinh trưởng của cơ thể. Theo Hoàng Toàn Thắng và
Cao Văn (2006) [13]: STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng
của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát
triển, tăng tạo xương (nhất là các xương dài). Khi thiếu hoặc thừa loại hormone này
sẽ dẫn đến cơ thể quá nhỏ bé (nanismus) hoặc quá to (gigantismus).
* Các yếu tố bên ngoài
- Dinh dưỡng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa, nếu không có một
môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn,
bao gồm cả số lượng và chất lượng thức ăn thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh

trưởng và phát triển của các cơ quan trong cơ thể.
- Nhiệt độ và ẩm độ môi trường: Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng
đến tình trạng sức khoẻ, mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp, thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao
đổi chất diễn ra bình thường, cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Việc đảm bảo
nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho các loại lợn khác nhau, phải căn cứ vào khả
năng điều tiết thân nhiệt của chúng. Một số công trình nghiên cứu chứng minh rằng,
khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (dưới 5,5oC) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về
vitamin B2 cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môi trường là 29,5oC.
Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp, lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó, ở lợn
con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng lượng tiêu tốn thức


9

ăn cho một kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 18oC,
cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 - 11oC. Nhìn chung, khi lợn càng lớn, càng
trưởng thành thì cơ quan điều tiết thân nhiệt càng hoàn thiện, lớp mỡ dưới da càng
dày và nhu cầu về nhiệt càng giảm xuống.
Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ
không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%.
- Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Khi
nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn, người ta thấy rằng, ánh sáng có ảnh
hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản hơn là
đối với lợn vỗ béo. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi
chất của lợn, đặc biệt quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày
nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức
ăn giảm 8 - 9% so với lợn con được vận động dưới ánh sáng mặt trời.
Việc đảm bảo đủ ánh sáng đối với lợn sinh sản gồm cả lợn đực và lợn nái đều
có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với quá trình trao đổi các chất khoáng trong

cơ thể, mà còn đối với các chức năng sinh sản, như biểu hiện động dục, sự phát
triển của phôi ở lợn nái, quá trình sinh tinh và các phản xạ nhảy giá của lợn đực.
Trong chăn nuôi công nghiệp, khi thiết kế chuồng trại cần chú ý đảm bảo đủ ánh
sáng theo nhu cầu của các loại lợn, đặc biệt đối với lợn con và lợn sinh sản.
- Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của lợn đã nêu trên, còn có các yếu tố khác như vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi
dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi như: Không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí
thải... Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn
sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng, phát triển đạt mức tối đa.
2.1.1.3. Sinh lí tiết sữa của lợn nái
Khả năng tiết sữa là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá sức sản suất của lợn
nái, vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống cũng như khối lượng cai sữa của lợn con
sau này.


10

Quy luật tiết sữa của lợn mẹ có đặc điểm là năng suất sữa tăng dần từ lúc mới
đẻ và đạt sản lượng cao nhất vào lúc 21 ngày tuổi, sau đó giảm dần. Căn cứ vào đặc
điểm này, trong thực tế sản xuất người ta lấy khối lượng lợn con toàn ổ lúc 21 ngày
tuổi để đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ.
Qua theo dõi, sản lượng và chất lượng sữa ở các vị trí vú khác nhau cũng
không giống nhau. Các vú ở phía trước ngực sản lượng sữa cao, phẩm chất tốt còn
các vú phía sau nhìn chung thấp. Theo Trương Lăng (2003) [7]: vú trước lượng sữa
tiết ra nhiều hơn. Trong chu kỳ tiết sữa, lợn con bú vú sau được 32 - 39 kg sữa thì
lợn con bú vú trước được khoảng 36 - 45 kg sữa, vì oxytoxin theo máu đến tuyến vú
phía trước sớm hơn, kéo dài hơn nên vú trước nhiều sữa hơn.
Trần Văn Thịnh (1982) [15] cho rằng: Thức ăn đầu tiên của lợn con là sữa
đầu. Sữa đầu có màu trong hơi vàng và đặc, tiết ra trong 2 - 3 ngày đầu khi đẻ.
Trong sữa đầu, các thành phần hoá học đều đặc hơn sữa thường như: lượng protein

gấp 3 lần sữa thường (17 - 18% so với 5 - 6%). Trên 50% protein của sữa đầu là

γ - globulin. Hàm lượng γ - globulin giảm rất nhanh, sau 12
giờ đã giảm đi 3/4, γ - globulin là thành phần quan trọng tạo nên sức đề kháng

globulin, đặc biệt là

chống đỡ bệnh tật của lợn con sơ sinh.
Theo Từ Quang Hiển và Cs. (2001) [5], nhất thiết lợn con sơ sinh cần phải được
bú sữa đầu giúp cho lợn con có sức đề kháng chống bệnh. Trong sữa đầu có albumin và
globulin cao hơn sữa thường, đây là các chất chủ yếu giúp cho lợn con có sức đề
kháng. Vì thế cần cho lợn con bú sữa trong ba ngày đầu, đảm bảo toàn bộ số con trong
ổ được bú hết lượng sữa đầu của lợn mẹ.
Khả năng tiết sữa của lợn mẹ giảm rõ rệt sau 3 tuần tiết sữa nuôi con. Đồng thời,
hàm lượng các chất khoáng đặc biệt là sắt và canxi còn rất ít, không đủ đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng của lợn con. Lúc này mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp sữa của lợn
mẹ và nhu cầu dinh dưỡng của lợn con nảy sinh. Đó cũng là lúc ta cần bổ sung thức ăn
sớm cho lợn con (Từ Quang Hiển và Cs. 2001) [5].
Để lợi dụng khả năng tiết sữa của lợn mẹ, người ta thường cho lợn con cai sữa
sớm vào ngày thứ 21 hoặc ngày thứ 28, hoặc ngày thứ 42… tuỳ theo trình độ chăn
nuôi của từng cơ sở (Nguyễn Thiện và Cs. 1996) [14].


11

Sản lượng sữa của lợn mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thức ăn, chăm sóc
nuôi dưỡng… Vì vậy, trong giai đoạn lợn mẹ nuôi con thì thức ăn cho lợn mẹ cần
đủ chất dinh dưỡng. Chăm sóc lợn mẹ ăn với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng
không ngừng nâng cao sản lượng sữa mà còn giảm tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ.
2.1.2. Hiểu biết về kháng sinh.

2.1.2.1. Hiểu biết chung về kháng sinh
• Nguồn gốc
Kháng sinh là những chất có nguồn gốc từ vi sinh vật, được bán tổng hợp hoặc
tổng hợp hóa học.
Kháng sinh hay còn gọi là chất trụ sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, hay
kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu, có tác dụng lên vi khuẩn ở
cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng hay một phản ứng trong quá trình
phát triển của vi khuẩn.
• Phân loại:
* Phân loại dựa trên cơ chế tác động gồm:
+ Ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: do tác động lên quá trình trình tổng
hợp vách nên làm cho vi khuẩn dễ bị đại thực bào, phá vỡ do thay đổi áp suất thẩm
thấu.
+ Ức chế tổng hợp protein vi khuẩn: làm cho quá trình sinh mã hóa không
chính xác, ngăn cản việc gắn các acid amin vào chuối polypeptid
+ Ức chế tổng hợp acid nhân vi khuẩn: ngăn cản quá trình sao mã, ngăn cản
quá trình nhân đôi của AND, ngăn cản ức chế quá trình tạo acid nucleic.
+ Ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn
+ Làm thay đổi tính thấm của màng tế bào
* Phân loại dựa theo cấu trúc hóa học gồm:
+ Nhóm Beta lactam
+ Nhóm Aminoglycosid
+ Nhóm Macrolid
+ Nhóm Phenicol


ii

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong suốt quá trình

học tập của mỗi sinh viên. Đồng thời, thực tập tốt nghiệp là phần cuối cùng trong
chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nói riêng. Đây là thời gian để mỗi sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ
kiến thức đã học. Đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, rèn
luyện, nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn, nắm được phương
pháp tổ chức, tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Thực
tập tốt nghiệp cũng là thời gian để mỗi sinh viên tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất
đạo đức, trang bị cho bản thân những hiểu biết xã hội, để khi ra trường sẽ trở thành
những cán bộ kĩ thuật vừa có trình độ chuyên môn, vừa có năng lực công tác. Vì
vậy, thực tập tốt nghiệp rất cần thiết đối với mỗi sinh viên cuối khoá học.
Xuất phát từ những lí do trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, cô giáo hướng dẫn
Phạm Thị Hiền Lương, cùng với sự tiếp nhận của công ty Cổ phần phát triển Bình
Minh, em đã thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng sinh vào khẩu
phần ăn của lợn nái chửa đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của lợn con
giai đoạn theo mẹ, tại Công ty CP Bình Minh, huyện Mý Đức, Hà Nội”. Do bước
đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn
chế, nên khoá luận của em không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự đóng
góp phê bình của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khoá luận
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


13

Chỉ định với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô
hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và
H.influenzae, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn da…
+ Colistin
Là thuốc kháng sinh nhóm polymyxin, thường dùng để điều trị những trường

hợp nhiếm khuẩn nặng di vi khuẩn Gram âm, đặc biệt là nhiễm Pseudomonas
aeruginosa . Phổ kháng khuẩn và cơ chế của Colisin cũng như Polymicin B, nhưng
colistin sulface thì có tác dụng hơi kém hơn, còn colistin sulformethat thì có tác
dụng yếu hơn nhiều polymycin.
Colistin tác dụng tại phổi chỉ giới hạn ở các vi khuẩn Gram âm : Pseudomonas
aeruginosa, E.coli, klebsiella, enterobacter, salmonella, sigella…chưa thấy nói đến
vi khuẩn trở nên kháng thuốc theo cơ chế di truyền qua trung gian plasmid.
Colistin được hấp thu qua đường tiêu hóa và không được hấp thu qua da lành.
Sau khi uống hay được truyền từ sữa mẹ với lợn con theo mẹ thì thuốc đào thải qua
phân dưới dạng không đổi.
Colistin sulformethat đào thải chủ yếu ở cầu thận dưới dạng không đổi hoặc
dạng chuyển hóa.
Nova - amoxicol là kháng sinh kết hợp, phổ rộng. Thuốc có tác dụng chống
các bệnh nhiễm khuẩn chung và các bệnh gây ra do vi khuẩn Gram (-), Gram (+),
sprirochele…
Sự kết hợp Amoxicillin và Colistin là một nghiên cứu khoa học đem lại hiệu
quả cao trong phòng trị bệnh, thuốc có phổ kháng khuẩn rộng.
* Cách sử dụng
Bổ sung vào thức ăn của lợn nái, tác động lên lợn con qua việc bú sữa mẹ.
Đây là các hợp chất có tác dụng hạn chế hoặc ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Bao
gồm các kháng sinh (các chất nấm men, mốc và các vi sinh vật khác tạo ra một cách
tự nhiên), các hóa chất trị liệu, các chất được tổng hợp bằng phương pháp hóa học.
Chúng được bổ sung vào thức ăn với hàm lượng thấp, dưới liều điều trị để kích
thích sinh trưởng, tăng cường hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm tỷ lệ chết và còi cọc,
tăng khả năng sinh sản. Các chất kháng khuẩn cũng được dùng từ liều trung bình tới


14

liều cao để ngăn ngừa lợn có mang mầm bệnh và để trị bệnh của lợn. Hiện tại có 17

loại kháng khuẩn đã được chấp nhận dùng cho thức ăn của lợn. Trong đó có 8 loại phải
ngừng dùng trước khi giết mổ 5 – 70 ngày, 9 loại không cần thời gian thải thuốc.
* Công dụng
Có tác dụng trị các bệnh gây ra bởi các loại vi khuẩn nhạy cảm với Amoxicilin
và Colistin như :
+ Đối với lợn: các bệnh như teo mũi, viêm phổi gây ra do vi khuẩn
actinobacillus pleunopneumoniae và Pasteurella multocida, viêm phổi địa phương
gây ra bởi vi khuẩn Mycoplasma hyopneumonia, bệnh do Salmonea, E.coli gây ra.
+ Đối gia cầm: Trị bệnh Salmonellosis, Colibacillosi...
+ Đối vơi Trâu, bò: Trị bệnh viêm phổi, các bệnh do Salmonea, E.coli gây ra.
• Liều dùng sử dụng trong vòng 3-5 ngày với liều như sau: 0,5-1g/20kg TT
• Bảo quản: ở nơi có nhiệt độ khô và thoáng
• Cảnh báo: Thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi giết mổ: Lợn 15 ngày,
Gia cầm: 5 ngày, Trâu bò: 20 ngày, không dùng cho động vật mẫn cảm với
Penicillin
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới
2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Các kháng sinh là một nhóm thuốc nhờ các thuốc kháng sinh mà y học có thể
loại bỏ được các dịch bệnh như dịch tả, thương hàn và nhiều loại bệnh gây ra bởi
các vi khuẩn. Đối với các nước nghèo kháng sinh có vị trí rất quan trọng, vì ở các
nước này do điều kiện vệ sinh còn yếu kém, mức sống còn thấp nên thường xảy ra
các dịch ỉa chảy, kiết lỵ, hô hấp…
Hiện nay trên thế giới đã phát hiện gần 8000 chất kháng sinh và khoảng vài
trăm chất kháng sinh mới được phát hiện. Trong tương lai sẽ có nhiều kháng sinh
nữa chắc chắn sẽ được tìm ra, vì đa số các vi sinh vật có khả năng tạo thành chất
kháng sinh đã được nghiên cứu cho tới nay đều chỉ thuộc Streptomyses và Bacillus.
Các chất bổ sung không dinh dưỡng thường được đưa vào khẩu phần của lợn.
Trong đó các tác nhân kháng khuẩn là được sử dụng nhiều nhất. Tác nhân kháng
khuẩn cùng với các thuốc tẩy ký sinh trùng được Cơ quan Quản lý thực phẩm và



15

thuốc (FDA) coi là thuốc. Hướng dẫn mức sử dụng, sự kết hợp và thời gian cho giết
mổ, được FDA quy định và xuất bản hàng năm.
Theo Hays, (1978) [20]; Zimmerman, (1986) [23] và Cromwell, (1991) [19]
đã nghiên cứu tác dụng của các chất kháng khuẩn làm tăng năng suất và hiệu quả ở
lợn đã được công bố trên nhiều tài liệu. Tóm tắt từ 1194 thí nghiệm trên 32555 con
lợn cho thấy tác dụng của chất kháng khuẩn làm tăng tốc độ sinh trưởng 16,4% đối
với lợn sau cai sữa (7 – 25kg), 10% đối với lợn choai (17 – 49kg) 4,25 đối với lợn
vỗ béo (64 – 89kg).
Theo Madox, (1985) [21] đã tóm tắt trong 67 thí nghiệm ở lợn con khi bổ
sung kháng khuẩn tỷ lệ chết giảm một nửa (4,3% so với 2%), ngay cả khi bệnh nặng
lợn con cũng chết ít hơn (15,6% so với 3,1%).
Theo Cromwell, (1991) [19] cho biết chất kháng khuẩn cũng có tác dụng
trong việc cải thiện năng suất sinh sản. Tóm tắt 9 thí nghiệm (1931 nái) thấy tỷ lệ đẻ
tăng từ 75,4% ở lô đối chứng lên 82,15% ở lô thí nghiệm số con đẻ ra sống tang từ
10 lên 10,4 con khi bổ sung kháng khuẩn. Trong 11 thí nghiệm (2105 nái) có dùng
chất kháng khuẩn trong khẩu phần ăn lúc nuôi con, tỷ lệ sống đến lúc cai sữa tăng
(84,9% so với 87,1% sơ sinh sống) và trọng lượng cai sữa cũng tăng.
Theo Smith, (1969) [22] cho biết vi khuẩn ở động vật không tấn công một
cách hiệu quả ở người, nếu không dùng các liều cực lớn và mặc dù vậy chúng cũng
chỉ có hiệu lực thoảng qua.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong chăn nuôi, kháng sinh được dùng để chữa bệnh và cũng được dùng như
một chất kích thích tăng trưởng theo con đường bổ sung vào thức ăn. Kháng sinh bổ
sung vào thức ăn chăn nuôi có tác dụng ức chế và loại bỏ sự hoạt động của vi khuẩn
bệnh, đặc biệt vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa và hô hấp trên động vật non, nhờ
vậy làm cho chúng khỏe mạnh, tăng trưởng tốt (cải thiện 4-16% tốc độ tăng trưởng
và 2-7% hiệu suất lợi dụng thức ăn), sử dụng kháng sinh cho lợn hay gia cầm trong



16

những giai đoạn dễ bị stress như cai sữa, chuyển đàn, chuyển mùa rất hiệu quả (Vũ
Duy Giảng, 2009) [3].
Kháng sinh là một nhóm thuốc được sử dụng trước hết để chữa những bệnh do
vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng diệt trực tiếp vi khuẩn hoặc làm chậm lại sự
phát triển của vi khuẩn để tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của cơ thể gia súc, gia
cầm, giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn.
Kháng sinh được phân làm nhiều nhóm như nhóm penicillin, cephalosporin,
tetracyclin, quinolon. Mỗi nhóm có một số kháng sinh khác nhau. Những kháng
sinh thường được sử dụng hiện nay: penicillin, amoxycillin, ampicillin,
cephalosporin, erythromicin, tetracylin, doxycyclin, ciprofloxacin, chloramphenicol.
Dùng kháng sinh phải dùng đủ liều, đủ thời gian có tác dụng và theo dõi
tác dụng của kháng sinh đối với nhiễm khuẩn, như vậy mới có kết quả chắc
chắn, tác dụng phụ của kháng sinh thông thường cũng được giảm nhẹ. Một số
tác dụng phụ hay gặp là tiêu chảy vì kháng sinh có thể làm thay đổi cân bằng
giữa vi khuẩn bình thường.
Theo Lê Thị Tài (1996) [12], sử dụng biseptol và biosubtyl kết hợp
chloramphenicol trong điều trị loạn khuẩn đường ruột ở lợn con và chó con đã thu
được kết quả tốt. Trên lợn con sau cai sữa, tỷ lệ khỏi bệnh khi dùng thuốc là:
biseptol 80%, chloramphenicol 70%, biosubtyl 68%, Biseptol + biosubtyl 98% và
chloramphenicol + biosubtyl là 95% và chloramphenicol 80%.
Theo Đào Trọng Đạt và Cs. (1955) [2], hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của lợn
con có vai trò nâng cao khả năng sử dụng thức ăn, đồng thời nâng cao sức đề kháng
của cơ thể lợn. Sự phát triển mạnh của vi khuẩn sinh acid và vi khuẩn tổng hợp các
chất có hoạt tính sinh học, đòng thời ức chế các vi khuẩn gây thối là một quá trình
có lợi cho cơ thể .
Theo Đào Trọng Đạt và Cs. (1995) [2] trong hệ tiêu hóa của động vật, hệ sinh

vật luôn ổn định đảm bảo sự cân bằng cho hệ tiêu hóa. Nếu sự cân bằng này bị phá
vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển gây rối loạn đường tiêu hóa, gây


×