Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.72 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

PHẠM THỊ TUYẾT

VỐN XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT VÀ
BUÔN BÁN HẢI SẢN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở XÃ
HẢI HÒA, HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

PHẠM THỊ TUYẾT

VỐN XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT VÀ
BUÔN BÁN HẢI SẢN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở XÃ
HẢI HÒA, HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60.31.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh

Hà Nội – 2014

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện, kết quả nghiên
cứu của đề tài này chưa hề được công bố ở nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách
nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Phạm Thị Tuyết

3


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến toàn thể các thầy
giáo, cô giáo trong Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – những người đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian làm luận văn.
Đặc biệt, tác giả luận văn xin được gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo
– PGS. TS. Nguyễn Tuấn Anh, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tác giả
để hoàn thành tốt luận văn này.
Tác giả luận văn cũng chân thành cảm ơn nhóm nghiên cứu đề tài “Vốn xã
hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện
nay” và PGS. TS. Nguyễn Tuấn Anh – Chủ nhiệm đề tài đã cho phép tác giả luân
văn sử dụng những số liệu của đề tài để viết luận văn này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014
Học viên

Phạm Thị Tuyết

4


MỤC LỤC
1.Lý do chọn đề tài............................................................................................................................7
2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu.........................................................................................................9
3.Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................................13
4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...................................................................................13
4.1.Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................13
4.2.Khách thể nghiên cứu................................................................................................................13
4.3.Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................13
5.Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................................................14
6.Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................................................14
7.Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................14
7.1.Phân tích tài liệu........................................................................................................................14
7.2.Phỏng vấn sâu............................................................................................................................15
7.3.Quan sát.....................................................................................................................................15
8.Cấu trúc của luận văn...................................................................................................................16
Chương 1: Cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứuthực tiễn của đề tài................................................17
1.1.Các khái niệm làm việc.............................................................................................................17
1.2.Hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản dưới góc nhìn vốn xã hội...........................................19
1.3.Quan điểm của Nhà nước về ngành thủy hải sản và phát triển kinh tế cho các hộ ngư nghiệp. .24
1.4.Địa bàn nghiên cứu ...................................................................................................................26
Chương 2: Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt hải sản ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hóa 29
2.1.Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt gần bờ có thuê nhân công...............................................29
2.2.Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt gần bờ không thuê nhân công.........................................42
2.3.Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt xa bờ của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia,

tỉnh Thanh Hóa................................................................................................................................54
Chương 3: Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa, huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa................................................................................................................66

1


3.1.Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản nhỏ lẻ của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa, huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa................................................................................................................66
3.2.Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các đại lý nhỏ của các hộ gia đình ở xã Hải
Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.............................................................................................72
3.3.Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các đại lý lớn của các hộ gia đình ở xã Hải
Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.............................................................................................78
Kết luận và khuyến nghị..................................................................................................................93
Như đã nhấn mạnh trong phần kết luận, vốn xã hội, được hiểu là mạng lưới xã hội, lòng tin, và
quan hệ có đi có lại, có vai trò quan trọng trong đánh bắt và buôn bán hải sản. Vì vậy, người dân ở
Hải Hòa, Tĩnh Gia, Thanh Hóa cần tạo dựng, duy trì, và mở rộng vốn xã hội để làm cơ sở cho phát
triển kinh tế của các hộ gia đình. Việc tạo dựng, duy trì và mở rộng vốn xã hội có thể thực hiện
thông qua hai cách. Thứ nhất, người dân tạo ra, tham gia các hoạt động tập thể ở địa phương. Thứ
hai, người dân tạo ra và tham gia các tổ chức, mạng lưới, nhất là các mạng lưới, tổ chức tự nguyện,
phi chính thức. Hai hình thức này sẽ giúp tạo dựng, duy trì, mở rộng vốn xã hội cho ngư dân – một
cơ sở quan trọng của đánh bắt và buôn bán hải sản. .......................................................................96
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................................................97

2


Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ
1.Lý do chọn đề tài............................................................................................................................7
2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu.........................................................................................................9

3.Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................................13
4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...................................................................................13
4.1.Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................13
4.2.Khách thể nghiên cứu................................................................................................................13
4.3.Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................13
5.Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................................................14
6.Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................................................14
7.Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................14
7.1.Phân tích tài liệu........................................................................................................................14
7.2.Phỏng vấn sâu............................................................................................................................15
7.3.Quan sát.....................................................................................................................................15
8.Cấu trúc của luận văn...................................................................................................................16
Chương 1: Cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứuthực tiễn của đề tài................................................17
1.1.Các khái niệm làm việc.............................................................................................................17
1.2.Hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản dưới góc nhìn vốn xã hội...........................................19
1.3.Quan điểm của Nhà nước về ngành thủy hải sản và phát triển kinh tế cho các hộ ngư nghiệp. .24
1.4.Địa bàn nghiên cứu ...................................................................................................................26
Chương 2: Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt hải sản ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hóa 29
2.1.Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt gần bờ có thuê nhân công...............................................29
2.2.Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt gần bờ không thuê nhân công.........................................42
2.3.Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt xa bờ của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia,
tỉnh Thanh Hóa................................................................................................................................54

3


Chương 3: Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa, huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa................................................................................................................66
3.1.Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản nhỏ lẻ của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa, huyện

Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa................................................................................................................66
3.2.Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các đại lý nhỏ của các hộ gia đình ở xã Hải
Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.............................................................................................72
3.3.Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các đại lý lớn của các hộ gia đình ở xã Hải
Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.............................................................................................78
Kết luận và khuyến nghị..................................................................................................................93
Như đã nhấn mạnh trong phần kết luận, vốn xã hội, được hiểu là mạng lưới xã hội, lòng tin, và
quan hệ có đi có lại, có vai trò quan trọng trong đánh bắt và buôn bán hải sản. Vì vậy, người dân ở
Hải Hòa, Tĩnh Gia, Thanh Hóa cần tạo dựng, duy trì, và mở rộng vốn xã hội để làm cơ sở cho phát
triển kinh tế của các hộ gia đình. Việc tạo dựng, duy trì và mở rộng vốn xã hội có thể thực hiện
thông qua hai cách. Thứ nhất, người dân tạo ra, tham gia các hoạt động tập thể ở địa phương. Thứ
hai, người dân tạo ra và tham gia các tổ chức, mạng lưới, nhất là các mạng lưới, tổ chức tự nguyện,
phi chính thức. Hai hình thức này sẽ giúp tạo dựng, duy trì, mở rộng vốn xã hội cho ngư dân – một
cơ sở quan trọng của đánh bắt và buôn bán hải sản. .......................................................................96
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................................................97

4


MỤC LỤC
1.Lý do chọn đề tài............................................................................................................................7
2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu.........................................................................................................9
3.Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................................13
4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...................................................................................13
4.1.Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................13
4.2.Khách thể nghiên cứu................................................................................................................13
4.3.Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................13
5.Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................................................14
6.Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................................................14
7.Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................14

7.1.Phân tích tài liệu........................................................................................................................14
7.2.Phỏng vấn sâu............................................................................................................................15
7.3.Quan sát.....................................................................................................................................15
8.Cấu trúc của luận văn...................................................................................................................16
Chương 1: Cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứuthực tiễn của đề tài................................................17
1.1.Các khái niệm làm việc.............................................................................................................17
1.2.Hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản dưới góc nhìn vốn xã hội...........................................19
1.3.Quan điểm của Nhà nước về ngành thủy hải sản và phát triển kinh tế cho các hộ ngư nghiệp. .24
1.4.Địa bàn nghiên cứu ...................................................................................................................26
Chương 2: Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt hải sản ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hóa 29
2.1.Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt gần bờ có thuê nhân công...............................................29
2.2.Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt gần bờ không thuê nhân công.........................................42
2.3.Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt xa bờ của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia,
tỉnh Thanh Hóa................................................................................................................................54

5


Chương 3: Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa, huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa................................................................................................................66
3.1.Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản nhỏ lẻ của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa, huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa................................................................................................................66
3.2.Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các đại lý nhỏ của các hộ gia đình ở xã Hải
Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.............................................................................................72
3.3.Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản của các đại lý lớn của các hộ gia đình ở xã Hải
Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.............................................................................................78
Kết luận và khuyến nghị..................................................................................................................93
Như đã nhấn mạnh trong phần kết luận, vốn xã hội, được hiểu là mạng lưới xã hội, lòng tin, và
quan hệ có đi có lại, có vai trò quan trọng trong đánh bắt và buôn bán hải sản. Vì vậy, người dân ở

Hải Hòa, Tĩnh Gia, Thanh Hóa cần tạo dựng, duy trì, và mở rộng vốn xã hội để làm cơ sở cho phát
triển kinh tế của các hộ gia đình. Việc tạo dựng, duy trì và mở rộng vốn xã hội có thể thực hiện
thông qua hai cách. Thứ nhất, người dân tạo ra, tham gia các hoạt động tập thể ở địa phương. Thứ
hai, người dân tạo ra và tham gia các tổ chức, mạng lưới, nhất là các mạng lưới, tổ chức tự nguyện,
phi chính thức. Hai hình thức này sẽ giúp tạo dựng, duy trì, mở rộng vốn xã hội cho ngư dân – một
cơ sở quan trọng của đánh bắt và buôn bán hải sản. .......................................................................96
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................................................97

6


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước có đường bờ biển dài hơn 3200 km, trải dài từ Bắc
tới Nam. Chính vì vậy, ngành thủy sản chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Trong giai đoạn 2001-2011,
thủy sản đã đóng góp vào GDP chung toàn quốc khoảng từ 3,72%-3,1% (giá thực
tế) và từ 2,55%-2,6% (giá so sánh). Năm 2011, ngành thủy sản đóng góp vào kim
ngạch xuất khẩu chung toàn ngành nông nghiệp khoảng 24,44%, và 6,34% tổng kim
ngạch xuất khẩu toàn quốc. Giai đoạn 2001-2011, ngành thủy sản giải quyết công
ăn việc làm cho khoảng 150.000 lao động/năm. Trong số đó, lao động khai thác
thủy sản chiếm khoảng 29,55%, lao động nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng
40,52%, lao động chế biến thủy sản chiếm khoảng 19,38%, lao động hành chính
dịch vụ nghề cá chiếm khoảng 10,55%. Về vấn đề xóa đói giảm nghèo, nhờ tăng
trưởng, thủy sản đã đưa được 43 xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn ra khỏi
danh sách các xã nghèo. Cũng trong giai đoạn này, thủy sản cung cấp thực phẩm
cho trên 80 triệu người dân Việt Nam. Bình quân hàng năm thủy sản đáp ứng
khoảng từ 39,31 - 42,86% tổng sản lượng thực phẩm, góp phần quan trọng trong
việc đảm bảo an ninh thực phẩm và dinh dưỡng quốc gia [26, tr.4].
Với những đóng góp của ngành thủy thủy sản, Bộ Thủy sản Việt Nam cùng

với Ngân hàng thế giới trong nghiên cứu “ Việt Nam – nghiên cứu ngành thủy
sản” đã cho rằng nghề cá và nuôi trồng thủy sản được xem là có vai trò quan
trọng trong quá trình xóa đói giảm nghèo quốc gia. Chiến lược chỉ ra rằng tiềm
năng cho nuôi trồng và khai thác thủy hải sản xa bờ đang tăng lên đáng kể. Điều
đáng lưu ý là việc nuôi thâm canh và khai thác hải sản đóng vai trò quan trọng
trong trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Từ đó,
nhiều nghiên cứu của ngành thủy hải sản và Ngân hàng thế giới đã tìm hiểu sinh
kế cho người ngư dân nghèo vùng ven biển. Nổi bật lên những giải pháp cho
ngành thủy sản có thể kể đến là tăng cường quản lý nghề biển, có chính sách tạo
điều kiện cho đánh bắt xa bờ…[46, tr. 9].

7


Để quản lý và phát triển nghề biển, Việt Nam đã đưa ra Luật số
17/2003/QH11 của Quốc hội: Luật Thủy sản. “Luật thủy sản đưa ra nhằm phát huy
lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong
khu vực. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn,
nhất là nuôi tôm, theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường. Tăng
cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu
nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản
phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp cơ
sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá, giữ gìn môi trường biển và sông, nước, bảo đảm cho
sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản” [ 37, tr. 5].
Dưới góc nhìn xã hội, ngành đánh bắt và khai thác hải sản cũng đã được quan
tâm nghiên cứu trong mấy năm gần đây. Nhóm tác giả trường Đại học Huế đã có
nghiên cứu về “Sinh kế của người dân ven biển ở xã Ngư Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình: tiếp cận dựa trên sinh kế phụ thuộc thị trường và chuỗi cung”. Nghiên
cứu đã đi phân tích những sinh kế của người dân ven biển hiện nay và sự thay đổi từ
tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa trong quá trình sản xuất. Sự thay đổi của nhu

cầu thị trường làm tác động đến hệ thống khai thác thủy sản và ảnh hướng đến cải
thiện quá trình sinh kế của ngư dân [17]. Trong lĩnh vực văn hóa, tác giả Ngô Thị
Nhàn trong nghiên cứu “Xây dựng đời sống văn hóa của ngư dân làng chài Vĩnh
Thúy, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh” đã nêu bật lên đặc điểm tình
hình dân cư của người dân làng chài. Tác giả đã cho thấy một khía cạnh về đời sống
văn hóa của những người ngư dân nghèo làm nghề chài lưới. Từ đó, tác giả cũng
đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao đời sống văn hóa cho ngư dân [14].
Trong lĩnh vực xã hội học mà cụ thể là dưới góc nhìn từ vốn xã hội, có nhiều
nghiên cứu về vốn xã hội trong lĩnh vực kinh tế nhưng những nghiên cứu về vốn xã
hội trong lĩnh vực khai thác thủy hải sản còn vắng bóng. Trên thế giới, vốn xã hội
trong lĩnh vực kinh tế đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Một số tác giả có
những nghiên cứu đáng lưu ý về vốn xã hội có thể kể đến là Putnam, Grootaert,
Fukuyama. Trong nghiên cứu “Making Democracy Work: Civic Traditions in

8


Modern Italy” của Putnam (1993) đưa ra khái niệm vốn xã hội để giải thích sự khác
biệt trong các hoạt động kinh tế và chính phủ ở miền bắc và miền nam Italy. Putnam
đã khảo sát vốn xã hội xét về mức độ tham gia vào đời sống công dân qua những
chỉ báo như: mức độ tham gia vào các cuộc bầu cử, số lượng phát hành báo chí,
mức độ gia nhập tự nguyện vào các hội và mức độ tin tưởng vào các định chế công
cộng. Từ đó, tác giả chỉ ra rằng: vốn xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế [35].
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã bàn đến những tác động tích cực và hệ
quả tiêu cực của vốn xã hội trong lĩnh vực kinh tế. Qua bài viết “Quan hệ họ hàng
với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một
làng Bắc Trung Bộ”, Fleur Thomése và Nguyễn Tuấn Anh (2007) ra rằng người
nông dân đã khai thác hiệu quả vốn xã hội để nhận chung ruộng cùng nhau, đồn
điền đổi thửa, hay thuê/mượn ruộng của nhau sau dồn điền đổi thửa [24].
Trái với cái nhìn tích cực về vốn xã hội, bài viết “Vốn xã hội trong của nông

thôn Việt Nam đương đại” của Nguyễn Minh Phương (2011) đã đưa ra những luận
điểm quan trọng về vốn xã hội ở nông thôn hiện nay qua nghiên cứu trường hợp xã
Giao Tân, huyện Giao Thủy, Nam Định. Tác giả chỉ ra rằng sự tin tưởng nhau trong
cộng đồng làng xã chỉ tạo được sự khăng khít nhưng chưa tạo ra được sự phát triển
trong tương lai [18, tr. 77-78].
Có thể nói, khai thác thủy hải sản nói chung và sinh kế của người ngư dân
nói riêng đang là những vấn đề được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, nhìn lại các
nghiên cứu đáng lưu ý đã có về vốn xã hội trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta thấy
nghiên cứu về vốn xã hội trong đánh bắt và buôn bán hải sản còn vắng bóng. Vì
vậy, luận văn này góp phần mở rộng sự hiểu biết về vốn xã hội trong hoạt động
đánh bắt và buôn bán hải sản ở một địa phương cụ thể. Đó là lý do tác giả lựa chọn
đề tài “Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản ở xã Hải Hòa,
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn thạc sĩ xã hội học.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hoạt động đánh bắt hải sản là hoạt động thường được nghiên cứu nhiều trong
phát triển và ứng dụng các phương pháp tăng năng suất trong ngành thủy hải sản.

9


Còn hoạt động buôn bán bao gồm bán buôn, bán lẻ hải sản được quan tâm trong
ngành kinh tế thương mại xuất nhập khẩu thủy sản.
Trên thế giới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội trong
quản lý ngành ngư nghiệp, tiêu biểu là bài viết “Vốn xã hội và quản lý nghề cá:
nghiên cứu trường hợp ở Chilika, Ấn Độ”, tác giả Ole Bærenholdt (2007) đã phân
tích tác động của vốn xã hội trong quản lý nguồn lợi thủy hải sản ở cấp độ địa
phương. Ở Chilika, các nhóm đánh bắt khác nhau xây dựng các chuẩn mực và quy
tắc khác nhau, nhưng không giới hạn không gian mà xác định ai có thể đánh bắt ở
những địa phận nào, trong thời gian bao lâu. Các thiết bị mặc dù còn hạn chế nhưng
mỗi nhóm đã sử dụng các thiết bị đánh bắt theo các cách khác nhau. Các nhóm thu

hoạch hải sản dựa vào quy mô và đặc điểm của khu vực khai thác hải sản. Nguồn
vốn xã hội liên kết mạnh mẽ trong các nhóm đánh bắt Chilika. Vốn xã hội có vai trò
quan trọng trong những lúc khan hiếm tài nguyên, kiểm tra các hành vi vi phạm,
biện pháp trừng phạt và tăng cường quản lý thủy sản cộng đồng. Tuy nhiên, liên kết
các nguồn vốn xã hội trong Chilika dường như là yếu. Đó là do sự thiếu tin tưởng
đối với tác nhân bên ngoài, không tìm kiếm sự giúp đỡ của các tổ chức chính thức
hỗ trợ pháp lý và gia tăng xung đột. Niềm tin và sự hợp tác giữa các ngư dân rất
quan trọng trong việc giúp đỡ xây dựng nguồn vốn xã hội. Một quan điểm vốn xã
hội về quản lý thủy sản cho thấy rằng cần phải có một suy nghĩ lại về các ưu tiên và
cơ chế tài trợ, tập trung vào phát sinh đối quyền, trách nhiệm đối với ngư dân và
cộng đồng của họ [28].
Một bài viết khác của Grafton (2005) về “Vốn xã hội và quản lý nghề cá”
cũng phân tích vai trò của vốn xã hội trong quản lý nguồn thủy hải sản. Vốn xã hội
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự tin tưởng và hợp tác giữa các
ngư dân. Liên kết và cầu nối liên kết nguồn vốn xã hội có vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy hoạt động quản lý thủy sản tốt hơn. Bài viết cho thấy cần phải chuyển
hướng ưu tiên và tài trợ theo hướng "đồng quản lý" với trọng tâm là phát sinh đối
quyền, trách nhiệm đối với ngư dân và cộng đồng của họ [31].
Tại Việt Nam, ngành ngư nghiệp nói chung được quan tâm trong nhiều lĩnh
vực và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau: kinh tế, xã hội học, nhân học,….

10


Trong ngành thủy sản, nghiên cứu “Việt Nam nghiên cứu ngành thủy sản”
(2005) của Ngân hàng thế giới nói về hiện trạng và xu thế nghề cá, các chính sách
và khung pháp chế, thị trường và những dịch vụ hỗ trợ để phát triển nghề cá.
Nghiên cứu đã phân tích về thực trạng việc đánh bắt gần bờ và đánh bắt xa bờ với
những vấn đề hạn chế từ hai hoạt động này. Việc khai thác ven bờ quá mức, khai
thác xa bờ chưa đúng đúng kỹ thuật gây ra khó khăn cho đời sống dân cư. Tuy

nhiên, hải sản có giá trị cao, thể hiện được tính cạnh tranh trên thị trường là một
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển. Từ đó, các nhà nghiên cứu đưa ra các giải
pháp nhằm xóa đói giảm nghèo của người dân ven biển và thúc đẩy sự phát triển xã
hội. Đó là những giải pháp về chính sách hỗ trợ tài chính, phát triển nguồn nhân lực
và hợp tác quốc tế đảm bảo sự phát triển bền vững [46].
Nhìn từ góc độ xã hội về vấn đề kinh tế biển và phát triển vùng biển, trong bài
viết “Kinh tế văn hóa xã hội ở vùng biển Nam Bộ và vấn đề phát triển bền vững”,
Phan Thị Yến Tuyết (2013) nói về vấn đề kinh tế văn hóa xã hội của vùng biển
Nam Bộ được khảo sát dưới góc độ phát triển bền vững. Bài viết phân tích cơ cấu
lao động và nghề nghiệp trong nghề biển, trong đó, số hộ đánh bắt thủy hải sản
chiếm tỷ lệ cao, có 17,2% hộ làm nghề đánh bắt có tàu đánh cá riêng; 13,9% số hộ
buôn bán dịch vụ chế biến thủy sản. Tác giả cũng nhấn mạnh đến đời sống kinh tế
của cư dân vùng biển. Việc mưu sinh của ngư dân phụ thuộc vào đặc tính của ngư
trường, trình độ khai thác hải sản. Ngư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt
hải sản, đặc biệt là đánh bắt xa bờ. Nhưng sự đánh bắt xa bờ này đang gây ra những
hậu quả nghiêm trọng cho môi trường biển [27].
Tác giải Mai Huy Bích, Lê Thị Kim Lan (1999) trong bài biết “Địa vị phụ nữ
ngư dân ở một số làng đánh cá miền Trung” cũng đã phân tích về ngư nghiệp dưới
góc độ giới. Nghề đánh bắt hải sản ngoài khơi là nghề của nam giới. Cộng đồng ngư
dân mặc định đây là nghề của nam giới vì cần sức khỏe và kỹ thuật đánh bắt. Phụ
nữ trong cộng đồng ngư dân đảm nhiệm việc nhà, chế biến, mua bán hải sản và dịch
vụ có liên quan. Phụ nữ cũng góp phần không nhỏ trong đánh bắt hải sản và đóng
góp thu nhập cho cả gia đình nhưng địa vị xã hội vẫn thấp vì nhiều nguyên nhân
khác nhau, trong đó có quan niệm truyền thống và trình độ học vấn [8, tr. 67-68].

11


Cũng từ góc độ giới, với bài viết “Vấn đề giới trong kinh tế hộ: Tìm hiểu
phân công lao động nam nữ trong gia đình ngư dân ven biển Miền Trung”, Lê Tiêu

La và Lê Ngọc Hùng (1998) phân tích đánh bắt và buôn bán hải sản dựa trên sự
phân công giữa nam và nữ. Tác giả đã chia các hộ đánh bắt và buôn bán hải sản
thành ba loại: hộ thuần ngư, hộ hỗn hợp và hộ phi ngư dựa vào việc gắn bó của hộ
gia đình với công việc trong lĩnh vực ngư nghiệp. Trong hộ hỗ hợp còn có hộ sản
xuất độc lập, đi làm thuê và chung vốn sản xuất. Nam chủ hộ ngư dân ven biển có
vai trò then chốt ở khâu tổ chức sản xuất của kinh tế hộ. Họ là người có thu nhập
chính, quyết định phương hướng và đầu tư mua sắm phương tiện sản xuất lớn trong
gia đình. Nữ giới - người vợ trong các hộ gia đình ngư dân ven biển có vai trò là
người hỗ trợ cho người chồng đi biển như: chuẩn bị công tác hậu cần trước khi đi
biển và tiêu thụ sản phẩm khi tàu về bờ [12].
Ngoài ra, có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề sinh kế của người ngưa dân
trong hai hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản. Với bài viết “Sinh kế của cộng
đồng ngư dân ven biển: thực trạng và giải pháp”, tác giả Nguyễn Văn Mai và
Nguyễn Duy Thắng (2011) đã phân tích tình trạng đánh bắt thủy hải sản hiện nay và
vấn đề sinh kế của ngư dân. Những hộ đánh bắt ven bờ là những hộ nghèo, không
có vốn đề đánh bắt xa bờ dẫn đến tình trạng nghèo đói và những rủi ro sinh kế của
ngư dân. Vốn xã hội được cho là có vai trò quan trong trong việc giải quyết vấn đề
sinh kế trong tương lai. Vốn xã hội như là một cơ sở xã hội sự tham gia của cộng
đồng vào các hoạt động tập thể như: Bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên ven
biển. Tuy nhiên, mạng lưới xã hội của các cư dân ven biển chủ yếu là khép kín với
các mối quan hệ họ hàng, người thân, hàng xóm hay nhóm đi biển. Để thay đổi sinh
kế của người ngư dân cần phải mở rộng mạng lưới xã hội [13].
Như vậy, có thể nói, hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản đã được các nhà
nghiên cứu, phân tích ở nhiều góc độ khác nhau. Hoạt động đánh bắt và buôn bán
hải sản dưới góc độ giới là hoạt động được phân công rõ ràng giữa nam và nữ. Vai
trò của nam và nữ được phân công rõ trong việc khai thác và tiêu thụ hải sản. Về
vấn đề sinh kế, các hộ gia đình đánh bắt hải sản gần bờ, thiếu kỹ thuật trong đánh

12



bắt xa bờ là nguyên nhân của đói nghèo và nguy hại đến môi trường biển. Từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm thay đổi vấn đề sinh kế, cải thiện đánh bắt và buôn
bán hải sản, nâng cao thu nhập cho ngư dân. Vốn xã hội trong ngư nghiệp cũng
đã được phân tích nhưng chưa phân tích sâu trong hai hoạt động đánh bắt và
buôn bán hải sản.
Chính vì vậy, vốn xã hội được hiểu là mạng lưới xã hội, niềm tin và sự có đi
có lại được phân tích vai trò và tầm quan trọng trong hoạt động đánh bắt và buôn
bán hải sản của các hộ gia đình. Đề tài “Vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và
buôn bán hải sản của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa”
thừa hưởng những nghiên cứu đi trước và nghiên cứu sâu hơn vai trò của vốn xã hội
trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu việcvấn đề vận dụng vốn xã hội, được hiểu là mạng lưới xã hội,
niềm tin và sự có đi có lại, trong hoạt động đánh bắt hải sản của các ngư dân ở xã
Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Tìm hiểu việcvấn đề vận dụng vốn xã hội, được hiểu là mạng lưới xã hội,
niềm tin và sự có đi có lại, trong hoạt động buôn bán hải sản của người dân ở xã Hải
Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và
buôn bán hải sản.
4.2.

Khách thể nghiên cứu


- Hộ gia đình đánh bắt hải sản.
- Hộ gia đình buôn bán hải sản
4.3.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi thời gian: từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014.

13


5. Câu hỏi nghiên cứu
- Mạng lưới xã hội, niềm tin và sự có đi có lại có vai trò như thế nào trong
trong hoạt động đánh bắt hải sản gần bờ và xa bờ của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa,
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa?
- Mạng lưới xã hội, niềm tin và sự có đi có lại có vai trò như thế nào trong
trong hoạt động buôn bán hải sản của các hộ gia đình buôn bán hải sản ở xã Hải
Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Vốn xã hội, được hiểu là mạng lưới xã hội, niềm tin và sự có đi có lại, có vai trò
quan trọng giúp ngư dân xã Hải Hòa, Tĩnh Gia, Thanh Hóa huy động nguồn lực tài
chính và nguồn lực con người để phục vụ hoạt động đánh bắt hải sản.
- Vốn xã hội, được hiểu là mạng lưới xã hội, niềm tin và sự có đi có lại, là cơ sở
quan trọng cho hoạt động buôn bán hải sản của người dân ở Hải Hòa, Tĩnh Gia,
Thanh Hóa.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.

Phân tích tài liệu


Có hai nguồn tài liệu mà tác giả luận văn đã sử dụng trong đề tài “Vốn xã hội
trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản của các hộ gia đình ở xã Hải Hòa,
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa”. Nguồn tài liệu thứ nhất là các tài liệu sẵn có
như luận văn, luận án, tạp chí, nghiên cứu chuyên ngành, bài viết trên internet
nói về khái niệm, quan niệm của vốn xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau để
tìm hiểu về lý thuyết của vốn xã hội, là cơ sở nghiên cứu và phân tích đề tài. Dựa
vào các nguồn tài liệu sẵn có này để tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến kinh tế hộ gia đình, hoạt động đánh bắt, buôn bán hải sản và các
vấn đề liên quan đến đề tài.
Nguồn tài liệu thứ hai là cơ sở dữ liệu đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc
gia “Vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Bắc Trung Bộ Việt
Nam hiện nay” do Nguyễn Tuấn Anh làm chủ nhiệm. Đây là cơ sở dữ liệu có được
từ cuộc khảo sát 300 hộ gia đình ở Hải Hòa, Tĩnh Gian Thanh Hóa trong tháng 6

14


năm 2012. Cuộc khảo sát này sử dụng một bảng hỏi định lượng gồm 26 câu hỏi.
Các câu hỏi tập trung vào các chủ đề vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình,
trong đó có lĩnh vực đánh bắt và buôn bán hải sản. Trong khuôn khổ luận văn này,
tác giả chủ yếu sử dụng 4 câu hỏi liên quan đến hoạt động đánh bắt và buôn bán hải
sản. Sử dụng chương trình SPSS, tác giả đã phân tích các số liệu định lượng liên
quan để chỉ ra vai trò của vốn xã hội trong đánh bắt và buôn bán hải sản.
7.2.

Phỏng vấn sâu

Ngoài những cơ sở dữ liệu nêu trên, tác giả luận văn còn tiến hành phỏng vấn
sâu 18 hộ gia đình, gồm có 9 hộ đánh bắt hải sản gần bờ và xa bờ; 9 hộ buôn bán

hải sản nhỏ lẻ và buôn bán hải sản theo đại lý từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2014.
Qua việc phỏng vấn sâu để tìm hiểu sâu và phân tích một cách cụ thể vai trò của
vốn xã hội trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản. Phỏng vấn tìm hiểu mạng
lưới xã hội, niềm tin và sự có đi có lại của từng trường hợp để phân tích làm rõ tác
động của vốn xã hội của các hộ gia đình trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải
sản trong việc huy động nguồn lực, hợp tác sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Tên
của những người được đề cập đến trong các phỏng vấn sâu được sử dụng trong
nghiên cứu này không phải là tên thật.
7.3.

Quan sát

Để tìm hiểu mạng lưới xã hội, niềm tin của các hộ gia đình và tác động của nó
trong đánh bắt, buôn bán hải sản, tác giả luận văn đã quan sát quá trình kéo lưới,
bán hải sản, phân chia tiền công. Quan sát quá trình chế biến và phân phối, bán hải
sản của các hộ buôn bán hải sản nhỏ lẻ và buôn bán theo đại lý.

15


8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương có nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu.
Trong chương này, tác giả luận văn đưa ra các khái niệm làm việc, tổng quan
nghiên cứu về hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản. Lý thuyết về vốn xã hội
được áp dụng trong đề tài cũng được phân trích ở chương này. Cuối chương là tổng
quan về địa bàn nghiên cứu của đề tài luận văn. Chương 2: Vốn xã hội trong hoạt
động đánh bắt hải sản. Trong chương này, tác giả luận văn đưa ra các bảng phỏng
vấn sâu kết hợp với số liệu định lượng để phân tích vai trò của vốn xã hội trong hoạt
động đánh bắt hải sản gần bờ có thuê nhân công, không thuê nhân công và hoạt

động đánh bắt hải sản xa bờ của các hộ gia đình xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa. Chương 3: Vốn xã hội trong hoạt động buôn bán hải sản. Trong
chương này, tác giả luận văn phân tích vai trò của vốn xã hội trong hoạt động buôn
bán hải sản theo ba quy mô: buôn bán hải sản nhỏ lẻ, buôn bán hải sản của các đại
lý nhỏ và buôn bán hải sản của các đại lý lớn. Cơ sở phân tích vai trò của vốn xã hội
là các bản phỏng vấn sâu và số liệu định lượng được khảo sát tại xã Hải Hòa, huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

16


Chương 1: Cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứuthực tiễn của đề tài
1.1.

Các khái niệm làm việc

1.1.1. Hộ gia đình
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có
thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội
mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Gia đình là
một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó
với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi
tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những
nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về
tái sản xuất con người [43].
Khái niệm hộ gia đình cũng có nhiều quan niệm khác nhau nhưng trong luận
văn này, tác giả sử dụng hai khái niệm sau về hộ gia đình: “Hộ gia đình là một
nhóm những người thường có quan hệ gia đình hoặc đôi khi không có quan hệ gia
đình với nhau nhưng cùng sống chung, cùng sở hữu chung về tài sản và tư liệu sản
xuất, cùng tham gia các hoạt động kinh tế chung và cùng hưởng thụ những thành

quả sản xuất chung của họ” [25, tr. 94].
Hộ gia đình còn được định nghĩa là “có một hoặc nhiều người cùng sống
trong một nhà hoặc một đơn vị nơi ở, chia sẻ việc chi tiêu và thường ăn chung” [11,
tr. 16].
Lê Tiêu La và Lê Ngọc Hùng trong một nghiên cứu đã chia hộ gia đình trong
ngư nghiệp thành ba loại: Hộ thuần ngư: chỉ khai thác và đánh bắt cá trên biển. Hộ
hỗ hợp: Không chỉ khai thác và đánh bắt hải sản mà còn các ngành nghề khác: chế
biến, nuôi trồng hải sản và buôn bán hải sản gắn liền với nghề đánh bắt cá. Hộ phi
ngư: thoát ly hẳn với nghề đánh bắt cá. [12, tr. 48-49]. Trong khuôn khổ nghiên
cứu này, hộ thuần ngư và hộ ngư nghiệp cũng được tác giải sử dụng để phân tích.

17


1.1.2. Đánh bắt hải sản
Đánh bắt hải sản là hình thức khai thác sản phẩm từ biển. Đánh bắt có hai
hình thức là đánh bắt gần bờ và đánh bắt xa bờ. Đánh bắt gần bờ là loại hình đánh
bắt qui mô nhỏ với khoảng cách dưới 10 hải lý tính từ đất liền, thường sử dụng tầu
dưới 20 tấn và hoạt động trong ngày [52]. Đánh bắt xa bờ là loại hình đánh bắt
ngoài tầm 3-10 hải lý tính từ đất liền, đánh bắt nhiều loại thủy hải sản với sản lượng
lớn, do đó kéo theo tàu cá đánh bắt xa bờ phải có công suất từ 100Cv trở lên ,thời
gian đánh bắt dài ngày [52].
Trong luận văn, tác giả đã sử dụng một số cụm từ về loại hình đánh bắt như
đánh lưới rùng, đánh bát quái, đánh giã cào. Theo quan sát và ý kiến của người dân,
lưới rùng là loại lứoưới có cấu tạo tương đối đơn giản, gồm có ba bộ phận chính:
cánh lưới, thân lưới và túi lưới và có bộ phận phụ như hệ thống dây kéo, que ngáng,
cọc ngắn, lưới chắn… Lưới bát quái là loại bẫy đan bằng lưới dài, được cố định
trong một cái khung sắt nhỏ khoảng 30x30 cm nối tiếp nhau. Lưới đánh giã cào đôi
và giã cào đơn có hình dạng túi, miệng túi được mở lớn bằng giềng phao ở trên,
giềng chì ở dưới và hai cánh lưới ở hai bên cào sát đáy biển để bắt cá. Kéo lưới

dùng hai tàu để kéo lưới gọi là lưới kéo đôi hay giã cào đôi, một tàu kéo lưới thì gọi
là lưới kéo đơn hay giã cào đơn. Đánh giã cào đơn hay giã cào đôi đều phải dùng
tàu côocong suất lớn từ 90CV đến 400 CV.
1.1.3. Buôn bán hải sản
Buôn bán là hình thức trao đổi hàng hóa nói chung. Trong khái niệm buôn
bán gồm có hai lại là bán buôn và bán lẻ. Bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng và
không bán lại. Bán lẻ nói chung là hoạt động cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu
dùng [15, tr. 9]. Bán buôn là việc bán hàng cho các nhà buôn, thường là bán với
khối lượng lớn để bán lại cho khách hàng [15, tr. 8].
Trong khuôn khổ đề tài, hoạt động buôn bán hải sản là hoạt động được chia
làm hình thức như sau: Buôn bán hải sản nhỏ lẻ là hình thức mà những hộ buôn bán
nhỏ lẻ thường mua sản phẩm của những hộ đánh bắt gần bờ và mang ra chợ làng,
chợ huyện bán cho khách hàng. Buôn bán hải sản của đại lý nhỏ: là hình thức bán

18


các sản phẩm từ biển với vốn đầu tư trung bình. Hoạt động của những đại lý bán
theo vốn đầu tư cấp trung này có thể bán cho n đại lý lớn khác, là khâu trung gian
đưa sản phẩn đến tay người tiêu dùng hoặc kết hợp với cửa hàng bán sản phẩm.
Buôn bán hải sản của đại lý lớn là loại hình bán những sản phẩm khai thác từ biển
đến nhiều đại lý vừa và nhỏ hoặc phân phối sản phẩm đến nhiều cơ sở buôn bán ở
tỉnh khác. Loại hình này cần nhiều vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ quy mô lớn.
1.2.

Hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản dưới góc nhìn vốn xã hội
Vốn xã hội là một trong năm loại vốn khác nhau: vốn tự nhiên, vốn vật chất,

vốn con người, vốn tài chính và vốn xã hội. Vốn xã hội bắt đầu xuất hiện từ khái
niệm “vốn xã hội” của Lyda Judson Hanifan nhà giáo dục Mỹ, nói đến lần đầu tiên

năm 1916. Ông đã nhắc đến vốn xã hội khi ông ta thảo luận về quan hệ trong các
trường học vùng thôn dã tại Bắc Mỹ. Ông cho rằng vốn xã lội là “ những giá trị
hiện thực đó có tác dụng lên hầu hết cuộc sống hàng ngày của con người” [ trích lại
từ 39]. Từ khái niệm sơ khai đó mà vốn xã hội bắt đầu được nhắc đến trong nhiều
nghiên cứu trên thế giới. Vốn xã hội được dùng như nhiều loại vốn khác.
Trên phạm vi toàn thế giới, các nhà nghiên cứu đã có những quan niệm khác
nhau về vốn xã hội. Bourdieu (1986) định nghĩa vốn xã hội là một “mạng lưới lâu
bền bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau và nhận ra nhau, ít nhiều đã được định
chế hóa”. Ông cho rằng “khối lượng vốn xã hội của một tác nhân cụ thể nào đó phụ
thuộc vào mức độ liên hệ rộng hay hẹp mà anh ta có thể huy động được trong thực
tế, và vào khối lượng vốn (vốn kinh tế, vốn văn hóa hay vốn biểu tượng) của từng
người mà anh ta có liên hệ” [ trích lại từ 16, tr. 74].
Năm 1990, nhà xã hội học người Mỹ James Coleman đưa ra một cách định
nghĩa vốn xã hội như: các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực, và sự tin cậy trong xã
hội – là những cái giúp cho các thành viên có thể hành động chung với nhau một
cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung [29].
Năm 1995, nhà chính trị học Robert Putnam quan niệm vốn xã hội “Hiểu một
cách tương tự như những khái niệm vốn vật thể và vốn con người – đây là những
phương tiện và đào tạo làm gia tăng năng suất của cá nhân –, “vốn xã hội” nói tới

19


những khía cạnh đặc trưng của tổ chức xã hội như các mạng lưới xã hội, các chuẩn
mực, và sự tin cậy trong xã hội vốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp và sự
hợp tác nhằm đạt đến lợi ích hỗ tương” [35, tr. 67].
Theo Putnam thì vốn xã hội đề cập đến các kết nối giữa các mạng cá nhân, xã
hội và các chuẩn mực có đi có lại và sự tin cậy. Vốn xã hội tạo ra có yếu tố tích cực
nhưng cũng tạo ra những yếu tố tiêu cực cho các thành viên trong nhóm. Trong
cùng một mạng lưới, sự tương tác giúp cho các cá nhân tương hỗ lẫn nhau, có đi có

lại và có sự ràng buộc [ 48].
Fukuyama có đặc điểm là nhấn mạnh hơn đến yếu tố chuẩn mực xã hội. Ông
viết như sau : “Vốn xã hội là một chuẩn mực phi chính thức được biểu hiện trong
thực tế thúc đẩy sự hợp tác giữa hai hay nhiều cá nhân. Các chuẩn mực làm nên
vốn xã hội có thể bao gồm từ chuẩn mực có đi có lại giữa hai người bạn, cho tới
những học thuyết phức tạp và được kết cấu một cách tinh tế như Ki-tô giáo hay
Khổng giáo. Những chuẩn mực này phải được biểu hiện trong thực tế, trong mối
liên hệ có thực giữa con người với con người : chuẩn mực có đi có lại tồn tại trong
tiềm thể, trong lối xử sự của tôi với mọi người, nhưng nó chỉ được hiện thực hóa khi
tôi xử sự với bạn bè của tôi mà thôi. Theo định nghĩa này, sự tin cậy, các mạng lưới
, xã hội dân sự, và những thứ tương tự, vốn gắn liền với vốn xã hội, đều là những
hiện tượng thứ phát, nảy sinh do vốn xã hội chứ không phải là bản thân vốn xã
hội.” [30].
Theo Ngân hàng thế giới (1999) định nghĩa, “ Vốn xã hội liên quan đến thể
chế, những mối quan hệ chuẩn mực làm định hình chất lượng và số lượng của các
tương tác xã hội trong xã hội. Có nhiều bằng chứng cho thấy tính gắn kết xã hội là
rất quan trọng đối với các xã hội có thể trở nên phồn thịnh về kinh tế và phát triển
một cách bền vững. Vốn xã hội không chỉ là tổng số đơn thuần các thể chế tạo nên
một xã hội – nó còn có chất keo dính gắn kết chúng lại với nhau” [ 22, tr. 42 - 43].
Một nhà xã hội học khác là Halpern, ông cho rằng vốn xã hội "đề cập đến các
mạng xã hội, chỉ tiêu, biện pháp trừng phạt mà tạo điều kiện cho hoạt động hợp tác
giữa các cá nhân và cộng đồng" [34, tr. 39]. Sự hợp tác và tin tưởng giữa người dân

20


có thể được xem như là một hình thức của vốn xã hội [34, tr. 292]. Định nghĩa này
có một chút rộng hơn so với nhiều học giả sử dụng vốn xã hội, Halpern cũng đo
lường vốn xã hội bằng ba hình thức: thành phần, mức độ phân tích, và chức năng:
- Ba thành phần của vốn xã hội là mạng lưới xã hội (các mối quan hệ kết nối giữa

con người), chuẩn mực (các quy tắc, giá trị và kỳ vọng chi phối sự tương tác xã hội/ sự
có đi có lại), và trừng phạt (hình phạt và phần thưởng mà thi hành các chuẩn mực). Ba
thành phần này tương tác, ảnh hưởng và củng cố lẫn nhau [34, tr. 19].
- Ba cấp độ phân tích vốn xã hội: vi mô, trung mô và vĩ mô. Ở tầm vi mô, vốn
xã hội bao gồm các mối quan hệ gần gũi với gia đình và bạn bè. Vốn xã hội cấp
trung đề cập đến các cộng đồng và các tổ chức tương đối. Vốn xã hội vĩ mô bao
gồm các kết nối nhà nước và cấp quốc gia như ngôn ngữ chung và hải quan giao
thông [34, tr. 19]
- Ba chức năng chính của vốn xã hội: tính chất cầu nối, ràng buộc và liên kết.
Sự ràng buộc của vốn xã hội đề cập đến mạng lưới đó "hướng nội và có xu hướng
củng cố bản sắc độc quyền và các nhóm đồng nhất" [34, tr. 19]. Tính chất cầu nối
làm cho mạng lưới đó được "hướng ra bên ngoài và bao gồm những người trên sự
phân chia đa dạng xã hội" [34, tr. 19]. Liên kết vốn xã hội kết nối mọi người trong
các mối quan hệ, liên kết giữa bên trong và bên ngoài mạng lưới.
Ngoài, ra theo nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về vốn xã hội thì
vốn xã hội còn có thể chia ra thành vốn xã hội co cụm vào trong và vốn xã hội vươn
ra bên ngoài. Vốn xã hội co cụm vào trong tồn tại trong các nhóm, cộng đồng, và
những cá nhân thuộc nhóm, cộng đồng đó có những đặc điểm tương đồng. Vốn xã
hội vươn ra bên ngoài tồn tại trong những quan hệ xã hội giữa các cá nhân vượt ra
bên ngoài giới hạn các nhóm, cộng đồng [trích lại từ 3, tr. 11]. Vốn xã hội co cụm
vào trong có thể nhìn thấy như vốn xã hội của các hộ gia đình trong cùng một làng
xã hoặc dòng họ, một doanh nghiệp nhỏ. Vốn xã hội co cụm bên trong có thể duy trì
những phương thức sản xuất truyền thống đã có. Tuy nhiên, vốn xã hội co cụm vào
trong cũng có tích hai mặt. Vốn xã hội co cụm sẽ hạn chế cho việc phát triển của
các cá nhân hoặc mở rộng thị trường, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất…

21



×