Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.43 KB, 49 trang )

Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS

A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của con
người. Đặc biệt hơn, âm nhạc còn là một trong những phương tiện hiệu quả
nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, tạo tiền đề
để hình thành nhân cách cho người học.
Thấy được tầm quan trọng đó, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa bộ môn
Âm nhạc vào chương trình giảng dạy chính thức ở bậc THCS nhằm giáo dục
toàn diện và hài hòa về Đức, Trí, Thể, Mỹ ở học sinh.
Mặc dù môn Âm nhạc đã đưa vào chương trình giảng dạy chính thức ở
bậc THCS, nhưng nhìn chung đây là bộ môn năng khiếu nên bản thân học
sinh tiếp thu còn gặp nhiều khó khăn:
- Khó khăn đầu tiên là bậc THCS là các em đã hình thành những thị
hiếu âm nhạc cho mình. Chúng ta biết ở thời điểm hiện nay, dòng nhạc mà
giới trẻ yêu thích là những thể loại nhạc thị trường, nhạc nhảy HIP-HOP hay
là nhạc RAP. Các dòng nhạc hàng ngày các em tiếp xúc không phải là những
bài hát thiếu nhi nữa mà là những thể loại âm nhạc rất đa dạng và phong phú.
Vậy giáo viên phải làm sao học sinh vừa tham gia tìm hiểu được các dòng
nhạc trên thị trường đồng thời quay về với dòng nhạc chính thống, phù hợp
với lứa tuổi của các em.
- Khó khăn thứ hai là học sinh luôn xem môn Âm nhạc là môn phụ. Hầu
hết các em tập trung vào học những môn chính, chứ không để ý vào các môn
phụ nữa. Đây cũng là tình trạng chung của học sinh hiện nay. Do đó, các em
cũng rất lười học và nếu có học thì cũng không học những gì mà giáo viên
truyền tải. Cũng chính vì lý do này, nên dẫn đến việc học sinh hiện nay rất
lười học môn Âm nhạc, nên rất ít khi để ý học tập nghiêm túc. Các em xác
định đây là môn học để chơi hơn là để học tập được một điều gì đó.


Tôi có được may mắn là tham gia giảng dạy môn Âm nhạc từ khi có
trong chương trình sách giáo khoa. Mỗi một khoá học, tôi lại thấy có những
khó khăn và thuận lợi riêng. So với bậc tiểu học thì học sinh bậc THCS đã lớn
hơn nhiều nên các em không còn hứng thú với học hát như ở các lớp dưới.
Hầu như các em rất ngại và ngượng ngùng khi phải đứng trước lớp hát và làm
động tác. Một điều nữa, là thực trạng học sinh bây giờ rất lười học thuộc lời
bài hát. Mặc dù, những bài hát có trong chương trình là tương đối quen thuộc
và dễ hát. Những bạn đồng nghiệp nào đã dạy cả bậc học thì sẽ hiểu những
khó khăn tôi đã nêu trên.
Sau một thời gian dài dạy tôi thấy học sinh bậc THCS còn những tồn tại
cụ thể như sau:
GV: Võ Thanh Tùng

Trang 1


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
- Rất lười học thuộc lời bài hát.
- Đọc Tập đọc nhạc còn chưa tốt, hay quên nốt.
- Thị hiếu Âm nhạc còn chưa định hướng được rõ ràng.
- Ngại học lý thuyết, chỉ thích học những gì đơn giản, không phải học
thuộc.
Các em bị phân tán bởi nhiều lý do khách quan do đặc thù lứa tuổi (bạn
bè, các sở thích, các sinh hoạt ngoại khóa..v..v..v..) nên việc học tập kém
chăm chỉ hơn.
Bên cạnh đó, còn có những thuận lợi sau:
- Với một thị trường âm nhạc phong phú và đa dạng như hiện nay, thì
âm nhạc luôn thu hút các em. Các em luôn có nhu cầu tiếp xúc với âm nhạc
kể cả lúc học tập cũng như lúc vui chơi. Đây cũng là một điều kiện tốt để

giáo viên có những phương hướng giúp các em đến gần với âm nhạc phù hợp
với lứa tuổi.
- Mặt khác, các em cũng đã lớn, đã có sự hiểu biết đúng đắn nên khi
giáo dục các em cũng không gặp nhiều khó khăn như ở bậc tiểu học. Hơn
nữa, mọi hoạt động của các em mang tính tập thể rất cao, các em đoàn kết và
cùng tập hợp nhau lại để tham gia các hoạt động học tập ở trên lớp.
Từ thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi thấy việc gây hứng thú cho học sinh
trong học tập âm nhạc là điều hết sức quan trọng và cần thiết trong việc nâng
cao chất lượng dạy và học. Chính điều này là động lực giúp tôi tìm hiểu và
xây dựng đề tài"Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS"

2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Tạo hứng thú trong học tập là một giải pháp quan trọng và thực sự cần
thiết để nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở các em lòng ham thích
chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm bắt
kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới, tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt
động thực tiễn.
Âm nhạc là môn học thuộc phạm trù nghệ thuật. Cái đẹp trong nghệ
thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những
hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng
người, hướng con người tới: Chân - Thiện - Mĩ. Vì vậy, đòi hỏi phải có hứng
thú cao trong học tập mới có thể thu nhận dược những kiến thức từ môn học
này.
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện phương pháp dạy học mới là phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tạo được hứng thú học tập
âm nhạc cho học sinh giúp các em có điều kiện khắc phục khó khăn, tự mình
khám phá, tiếp cận kiến thức mới.
Đặc biệt hơn, điều ta dễ nhận thấy tâm lí học sinh ở lứa tuổi này là sự
nhạy cảm, hiếu động và yêu thích ca hát. Nếu gây được hứng thú trong giờ

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 2


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu một cách có hiệu
quả nhất.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Biết được thực trạng dạy và học môn Âm nhạc trong trường THCS Mỹ
Trinh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này từ các khối 6,7,8,9 ở các phân môn
chính trong chương trình âm nhạc: Học hát, Nhạc lí và Âm nhạc thường thức.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu,
tìm giải pháp của đề tài:
a. Cơ sở lí luận:
Bước sang thế kỉ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện
phát triển những bước cao hơn. Việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú
trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục nhân cách cho
học sinh trở thành những con người toàn diện.
Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường THCS không nhằm đào tạo các em
trở thành những nghệ sĩ chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hóa âm
nhạc làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một
tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo,
lòng khao khát sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi.
Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lí, những phong cách tâm lí của
lứa tuổi, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và
thể chất, làm phong phú tình cảm ở lứa tuổi học trò.

Mặt khác, qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho
tương lai đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ và không giống
những môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo
phương châm"Học để mà vui – vui để mà học". Vì vậy tạo cho các em sự say
mê hứng thú học tập là rất cần thiết.
Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh, nhưng riêng
bộ môn Âm nhạc thì bản thân nó cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người.
Việc tạo cho các em hứng thú bộ môn Âm nhạc không chỉ nâng cao hiệu quả
dạy học mà còn làm cho các em vui tươi phấn khởi thỏa mái hơn về tinh thần.
b. Cơ sở thực tiễn:
Đa số học sinh là con của gia đình nông dân, ít có điều kiện để tiếp
nhận tri thức về âm nhạc. Nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng dạy
sẽ giúp cho học sinh say mê học tập.

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 3


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
Học sinh chỉ xem âm nhạc là môn học phụ, không ảnh hưởng gì đến
việc chọn nghề cho tương lai nên chưa thực sự hứng thú với môn học này.
Đặc biệt, ở học sinh lớp 8,9 đã thay đổi về tâm lí, các em bắt đầu có sự e
ngại, chất giọng cũng thay đổi. Có em đã tập làm người lớn. Sự hồn nhiên ở
các em đã có sự giảm sút. Đa số các em đều tỏ ra không thích hoặc còn
ngượng ngùng khi biểu diễn trước tập thể lớp.
Việc đổi mới phương pháp dạy học: Học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức,
giáo viên là người hướng dẫn, điều khiển. Việc tạo hứng thú trong học tập cho
các em sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong giáo dục.


2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
a. Các biện pháp tiến hành:
- Tham khảo ý kiến của các giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở các
trường THCS trong huyện.
- Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong nhiều năm qua.
- Chủ yếu là phương pháp tìm hiểu thực tế giảng dạy, phương pháp
phỏng vấn, điều tra, so sánh, tổng hợp kết quả.
b. Thời gian tạo ra giải pháp:
Đề tài này, tôi đã có ý tưởng từ những năm đổi mới phương pháp dạy
học, thay SGK (2005- 2006)
- Thời gian đăng kí viết: 2011- 2012
- Thời gian viết thô: tháng 2 năm 2013
- Thời gian hoàn thành: tháng 2 năm 2014

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 4


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS

B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU:
Chúng ta đều biết, ở lứa tuổi học sinh bậc THCS là lứa tuổi mà các em
đã định hướng được thị hiếu âm nhạc của mình. Các em đã phân biệt được
đâu là dòng nhạc mà các em yêu thích, đâu là dòng nhạc không phù hợp với
sở thích ta không thể áp đặt các em phải theo sự định hướng của chúng ta. Mà
chỉ có thể, làm thế nào để thu hút được các em yêu thích bộ môn và những

kiến thức trong chương trình một cách tự nhiên nhất.
Học sinh bậc THCS tham gia học bộ môn Âm nhạc cũng rất khác biệt
với các khối lớp ở bậc tiểu học. Các em từ lớp 6 đến lớp 8 học hai học kì, và
khối 9 chỉ học có 1 học kỳ vì là năm cuối cấp, phải tham gia kỳ thi tuyển sinh
vào lớp 10.. Nhưng nếu thu hút được các em say mê tham gia bộ môn thì đây
lại là hướng tích cực giúp các em có tư tưởng thoải mái sau những giờ học
kiến thức căng thẳng.
Đề tài này nhằm giải quyết vấn đề đó, nghĩa là đưa ra các giải pháp để
học sinh THCS ham thích học môn Âm nhạc. Cụ thể là ở từng phân môn: Học
hát, Nhạc lý, Âm nhạc thường thức, hoạt động ngoại khóa, dạy âm nhạc kết
hợp thi đua và trò chơi..

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:

1. Thuyết minh tính mới:
1.1. Đối với học hát:
Bài hát, bản nhạc đều là phương tiện để giáo dục âm nhạc. Đối tượng
mà học sinh lĩnh hội ở đây chính là bài hát bởi cái hay, cái đẹp của chúng gắn
liền với chính nội dung và hình thức của tác phẩm. Để thấy được cái hay cái
đẹp đó, các em phải có những kĩ năng và tri thức cần thiết khi nghe, cảm thụ,
đánh giá hay tái tạo (nếu tham gia trình diễn)
Có thể nói phân môn Học hát được các em yêu thích nhất nhưng cũng là
phân môn các em học chủ quan nhất. Ở đây tôi không nói đến cách dạy các
em hát như thế nào mà tôi muốn đề cập đến việc giúp các em học hát thế nào
để đạt hiệu quả cao nhất.
Việc học hát mang lại cho các em nhiều hứng thú đặc biệt là phần hát và
biểu diễn:
- Hát kết hợp với vận động hoặc múa
- Hát kết hợp một vài động tác diễn xuất
- Hát đối đáp, đuổi, hát có lĩnh xướng

Tôi lấy một ví dụ cụ thể khi tôi dạy các em bài hát "Lý kéo chài " dân ca
Nam Bộ:
GV: Võ Thanh Tùng

Trang 5


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
LÍ KÉO CHÀI

 Dân ca Nam bộ
Đặt lời mới: Hoàng Lân

Đây là một bài hát rất dễ hát, dễ thuộc, lại có nhiều điểm khai thác
được. Như tôi đã nói ở trên, với đối tượng học sinh bậc THCS, tôi muốn tạo
cho các em có một giờ học hát thoải mái, khi học bài hát tôi thường cho các
em tự dựng phần biểu diễn động tác, các nhóm muốn dành phần thắng thì
phải đòi hỏi tính sáng tạo rất cao. Các em có thể dựa vào đặc thù của từng bài
hát để phát huy tính sáng tạo của mình cả trong động tác lẫn ý đồ biểu diễn.
Tôi sẽ là người đánh giá, nhận xét và chỉnh sửa cuối cùng. Các em đã sáng tạo
ra phần hát bằng nhiều kiểu, nhiều giọng, động tác biểu diễn của các em cũng
rất ngộ, đem lại nhiều tiếng cười và sự thán phục của các nhóm còn lại. Như
vậy là chỉ đơn giản là một tiết học hát nhưng tôi đã phát huy được tính sáng
tạo của các em. Sau phần biểu diễn của các em, tôi nhận xét, hướng dẫn, phân
tích thêm cho các em hiểu để phần sáng tạo của mỗi nhóm sẽ đạt được kết quả
cao hơn trong những bài tiếp theo.
Với phần ôn tập tiếp theo của bài hát, tôi hướng dẫn học sinh hát bè.
Đây là bài hát có thể khai thác được về phần hát bè và hát đuổi rất dễ, học
sinh khi được hướng dẫn hát cũng rất hứng thú.


GV: Võ Thanh Tùng

Trang 6


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
Tôi thu phần giai điệu chính của bài hát vào trong đàn sau đó bật lên, tôi
hát mẫu cho các em nghe phần bè với đàn. Các em nghe và theo dõi sau đó sẽ
hát bè theo hướng dẫn cuả tôi. Phần bè được tôi làm tương đối đơn giản
nhưng các em lại rất thích.
Sau khi dạy các em hát thật vững bè, tôi cho các em hát bè với đàn hoặc
với tôi. Tôi sẽ bật giai điệu chính lên và cả lớp sẽ hát bè theo, khi các em hát
thật chắc chắn rồi lúc đó tôi mới chia cả lớp ra làm 2 dãy. Dãy nào hát chắc
chắn hơn sẽ được hát bè trước. Hầu như các em đều muốn được hát bè, tôi
thường phải chỉ định trước sau đó lại đổi lại. Nếu bên bè 1 hát to quá tôi lại
chia lớp ra nhỏ hơn để bổ sung cho bè 2. Tuỳ khả năng của từng lớp mà tôi
chia nhóm và dãy một cách linh hoạt. Hoặc đưa ra những hình thức biểu diễn
khác nhau.
Dưới đây là một ví dụ:
Tôi dựng cho các em hát bài"Lí kéo chài"như sau:
Lĩnh xướng: Kéo lên thuyền cho nhiều tôm cá. Lưới cùng ta vang hát
câu ca
Cả lớp: Hò ơ
Lĩnh xướng: Biển khơi thân thiết với ta
Cả lớp: Khoan hỡi khoan hò
Lĩnh xướng: Gió to mà mưa lớn
Cả lớp: Khoan hỡi khoan hò
Lĩnh xướng: Băng qua sóng trào

Cả lớp: Ơ hò ơ hò là hò ơ
Học sinh rất thích thú khi trình bày cách dựng như trên. Không khí lớp
học luôn vui tươi, tạo kĩ năng học sinh phải tập trung khi hát và tính tự tin độc
lập khi hát, không dựa dẫm người khác. Giáo viên cũng có thể gọi bất cứ học
sinh nào đứng lên hát phần lĩnh xướng. Có thể lúc đầu cho một tổ hát phần
lĩnh xướng rồi sau đó ít dần lại, để tạo cảm giác quen cách hát lĩnh xướng
khỏi lo sợ khi hát một mình.
Trước khi tập hát lĩnh xướng, giáo viên cho cả lớp hát hòa giọng nhiều
lần cho đúng, thuần thục rồi mới cho hát lĩnh xướng.
Sau khi cho học sinh hát lĩnh xướng, giáo viên yêu cầu học sinh lập
nhóm, tập đặt lời ca mới theo chủ đề tự chọn. Các nhóm xung phong lên trình
bày bài hát trước lớp, hát kết hợp gõ đệm. Giáo viên cho các em nhận xét
phần đặt lời mới. Giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng nhóm nào đặt lời mới
có nội dung hợp với chủ đề và trình bày bài hát tốt. Nên tuyên dương nhóm
viết lời hay, trình bày tốt. Từ đó, các em luôn cố gắng và thích thú khi học
hát.
Khi dạy các bài hát lớp 8 tôi thường dàn dựng theo nhiều kiểu hát để
thu hút học sinh học môn Âm nhạc.
Khi tôi dạy các em bài hát Mùa thu ngày khai trường (nhạc và lời Vũ
Trọng Tường) tôi Sử dụng cách hát: lĩnh xướng, hát hòa giọng.

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 7


Các giải pháp để học sinh ham thích học mơn Âm nhạc bậc
THCS
MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG.


Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 8


Các giải pháp để học sinh ham thích học mơn Âm nhạc bậc
THCS
 Hát lần 1:
+ Tất cả hát hòa giọng cả bài
 Hát lần 2:
+ Lĩnh xướng: Tiếng trống trường.... xanh lá.
+ Song ca: Mùa thu sang..... mùa thu.
+ Tất cả hát hòa giọng: Mùa thu ơi.... trời thu
 Kết (tất cả hát nhắc lại 1 – 2 lần): Tiếng hát ngày khai trường trong sáng
như trời thu.
Khi dạy các bài hát lớp 7 tơi thường dàn dựng theo nhiều kiểu hát để
thu hút học sinh học mơn Âm nhạc.
Khi tơi dạy các em bài hát Mái trường mến u (nhạc và lời Lê quốc
Thắng) tơi sử dụng cách hát: lĩnh xướng, hát đuổi, hát hòa giọng:

MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 9



Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS

Lưu ý: ý tưởng dàn dựng là dùng số lượng HS tham gia trình bày bài hát
tăng dần.
 Hát lần 1:
+ Lĩnh xướng: Ơi hàng cây.... thiết tha.
+ Song ca: Khi bình minh.... dịu êm
+ Tốp ca: (5-7 HS): Như thời gian... tương lai sáng ngời
 Hát lần 2:
+ Nhóm 1: Ơi hàng cây... như nói.
+ Nhóm 2: Vì hạnh phúc... thiết tha.
+ Nhóm 1: Khi bình minh...trên lá
+ Nhóm 2: Thầy bước đến trường... dịu êm.
+ Tất cả hát hòa giọng: Như thời gian...tương lai sáng ngời
Kết (tất cả hát nhắc lại 1 lần): Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời
(hát chậm dần).
 Khi dạy các bài hát lớp 6 tôi thường dàn dựng theo nhiều kiểu hát để
thu hút học sinh học môn Âm nhạc.
Khi tôi dạy các em bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ (nhạc và lời Phạm
Tuyên)
- Hình thức trình bày: Tốp ca hay đồng ca
- Sử dụng cách hát: Đối đáp,lĩnh xướng, hát hòa giọng.

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 10



Các giải pháp để học sinh ham thích học mơn Âm nhạc bậc
THCS
TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ.

Nhạc và lời:Phạm Tuyên.

 Hát lời 1
+ Nhóm 1: Trái đất thân u.... giữa trời sao.
+ Nhóm 2: Trái đất chính là.... gia đình của ta.
+ Nhóm 1 và nhóm 2 hát hòa giọng: Boong bính boong.... lá cờ hòa
bình.
 Hát lời 2:
+ Lĩnh xướng 1: Thế giới quanh em.... Trái đất đẹp xinh
+ Lĩnh xướng 2: Thế giới muốn hòa bình... chung niềm tin
+ Tất cả hát hòa giọng: Boong bính boong.... lá cờ hòa bình
Kết (nhắc lại thêm 1 lần): Hãy phất cao lên lá cờ của ta (tiếng cờ và
của ngân dài 2 phách)
GV: Võ Thanh Tùng

Trang 11


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
1.2. Đối với phân môn Âm nhạc thường thức:
Phân môn Âm nhạc thường thức có 4 dạng bài:
- Giới thiệu nhạc cụ
- Giới thiệu các hình thức biểu diễn
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Một số vấn đề của đời sống âm nhạc

Những dạng bài trên có đặc điểm và tính chất khác nhau, do đó mỗi
dạng bài nên theo một quy trình dạy học riêng. Ở các dạng bài này, giáo viên
không nên truyền thụ kiến thức một chiều mà cần đặt thêm các câu hỏi để học
sinh cùng tham gia thảo luận, các em có thể nói lên những hiểu biết và cảm
nhận qua sự trải nghiệm của bản thân. Có thể sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp học bằng thính giác.
Dạy học Âm nhạc thường thức không thể chỉ bằng lời giảng của giáo
viên. Muốn đạt hiệu quả cao cũng như thu hút sự chú ý, tạo hứng thú ở học
sinh, giáo viên phải cố gắng minh họa bằng âm thanh, hình ảnh(nhất là âm
thanh). Ngoài các phương tiện, thiết bị được Bộ giáo dục và đào tạo trang bị
cho các trường, giáo viên cần có ý thức sưu tầm, tích lũy tư liệu, băng đĩa
nhạc, sách nhạc, sách tham khảo, tranh ảnh và những gì cần thiết phục vụ cho
dạy học âm nhạc. Đó là công việc thường xuyên, lâu dài mà bất cứ giáo viên
âm nhạc nào có lòng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục âm nhạc đều
cần phải quan tâm.

 Ví dụ dùng Phương pháp vấn đáp để gây sự chú ý và hứng thú của
học sinh:
- Để giới thiệu về một nhạc sĩ tôi có thể dùng phương pháp vấn đáp
thông qua trò chơi"giải đáp thắc mắc"(giáo viên đã chuẩn bị câu hỏi).
- Cho học sinh xem lại những thông tin kiến thức có trong sách giáo
khoa trong vòng 5 phút. Sau đó gấp sách lại cùng thảo luận các câu hỏi giáo
viên đã chuẩn bị sẵn ở bản phụ (chỉ là coi lại vì tuần trước giáo viên đã dặn
học sinh chuẩn bị xem bài trước ở nhà).
- Sau hiệu lệnh, các nhóm phất cờ giành quyền ưu tiên trả lời (cờ do học
sinh làm).
- Lưu ý nhóm nào phất cờ trước hiệu lệnh sẽ mất quyền ưu tiên trả
lời
(luyện tập tính tự chủ, kiên nhẫn, năng động, nhạy bén,....)

Ví dụ: Giới thiệu nhạc sĩ Lưu hữu Phước (Âm nhạc 6 – tiết 10)
- Giáo viên ghi sẵn các câu hỏi ở bản phụ (lần lượt từng câu). Mỗi câu
một hiệu lệnh:
+ Cho biết năm sinh, nơi sinh, năm mất, nơi mất của Lưu Hữu Phước
+ Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước bắt đầu soạn những bản nhạc đầu tiên năm
bao nhiêu tuổi ?
+ Ngoài sáng tác nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn làm nghề gì ?

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 12


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
+ Kể tên một số tác phẩm mang tính lịch sử của nhạc sĩ Lưu Hữu
Phước?
+ Ông được nhà nước truy tặng gì ?
- Nhóm nào có số lượng câu trả lời đúng nhiều nhất là nhóm thắng.
Giáo viên cho điểm để tạo hứng thú trong thi đua.
- Giáo viên cần lưu ý bao quát lớp tránh để học sinh mở sách giáo khoa
trong quá trình thi đua. Tập cho học sinh thói quen tự học tập ở nhà. Nhóm
nào có học sinh vi phạm sẽ mất quyền thi đua.
- Theo tôi phân môn này, chúng ta đừng quá đặt năng kiến thức bắt học
sinh phải thuộc. Ở phân môn này, khi giới thiệu về nhạc sĩ các em cần ghi
nhớ:
+ Năm sinh, nơi sinh, năm mất (nếu đã mất).
+ Các tác phẩm của nhạc sĩ ấy (một số tác phẩm tiêu biểu, không phải
nhớ hết các tác phẩm).
+ Được nhà nước phong tặng (truy tặng) giải thưởng gì?

+ Tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu trong sách giáo khoa, ra đời năm
nào? Hoàn cảnh nào? Trong đó, việc giới thiệu các tác phẩm của nhạc sĩ ấy là
quan trọng nhất.

1.3. Đối với phần nhạc lí:
Đây là một phân môn nặng về lý thuyết nhiều và tương đối khô khan.
Khi dạy đến phần này tôi chỉ yêu cầu các em nắm được những kiến thức cơ
bản mà chương trình yêu cầu, không khai thác tìm hiểu mở rộng thêm ở
ngoài như phân môn Học hát hay Âm nhạc thường thức.
Giáo viên chú ý nhiều đến việc:
- Minh họa kiến thức trên bản nhạc
- Minh họa kiến thức bằng âm thanh
- Từ thực hành rút ra lí thuyết
Ví dụ như đối với bài Dịch giọng tôi chỉ dạy cho các em biết thế nào là
Dịch giọng và hướng dẫn các em cách dịch giọng một bản nhạc:
Bước 1: Xác định giọng của bản nhạc gốc.
Bước 2: Xác định giọng cần được dịch (hoá biểu, dịch lên hay dịch
xuống so với bản nhạc gốc, số quãng là bao nhiêu).
Bước 3: Dịch toàn bộ các nốt trong bản nhạc theo số quãng đã tính
được.
Khi học đến bài này tôi thấy các em rất hứng thú, nhất là khi các em
dịch giọng xong tôi thường gọi một số em lên và tôi đánh những bản nhạc các
em đã dịch ngay trên đàn. Các em thường rất háo hức được nghe đoạn nhạc
mà chính mình đã dịch. Mỗi khi có nốt nhạc nào dịch sai, các em thường cười
rất vui và em nào cũng muốn được thầy đánh bản nhạc mình đã dịch để cho
các bạn nghe và cùng tìm hiểu xem tại sao lại dịch sai.

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 13



Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
1.4. Đối với hoạt động ngoại khóa âm nhạc:

Trong trường THCS, hoạt động ngoại khóa âm nhạc là một công việc
không thể thiếu. Giáo viên âm nhạc không những phải giảng dạy nội khóa tốt
mà còn phải quan tâm đến các hình thức hoạt động ngoại khóa bộ môn. Ngoại
khóa giúp học sinh củng cố một số kiến thức, kĩ năng đã học trong nội khóa,
đồng thời tạo môi trường âm nhạc để các em có khả năng về lĩnh vực này
phát huy những năng lực sẵn có, góp phần vào việc xây dựng phong trào văn
hóa – văn nghệ của nhà trường. Những hoạt động đó làm phong phú đời sống
văn hóa của các em, đồng thời có ảnh hưởng tốt đến tinh thần của thầy và trò
toàn trường. Có những hình thức ngoại khóa như:
- Hướng dẫn đội đồng ca – hợp xướng, tốp ca - các tổ, đội ca múa.
- Hướng dẫn hát - múa tập thể.
- Câu lạc bộ văn hóa – nghệ thuật
- Hướng dẫn đội múa của lớp của trường.
- Hướng dẫn đội kịch của lớp, của trường
- Xem biểu diễn, giao lưu.
- Thi giọng hát hay, trò chơi âm nhạc.
- Nghe nói chuyên âm nhạc.
Ngày nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin
phát triển hết sức mạnh mẽ, học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều hoạt
động nghệ thuật âm nhạc. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng đến việc
thực hiện và tổ chức các hoạt động ngoại khóa âm nhạc trong các trường học,
bởi vì với hoạt động ở trường học các em sẽ được trực tiếp tham gia, trực tiếp
nghe – nhìn. Học sinh không ở trạng thái thụ động như nghe – xem qua băng,
đĩa, qua phát thanh, truyền hình…Lúc đó các em trở thành chủ thể sáng tạo.

Hoạt động ngoại khóa mà các em trực tiếp tham gia là một cách để các em tự
bộc lộ năng lực, tự khẳng định mình khi là thành viên của một tiết mục, một
chương trình hoạt động nào đó.
Các hình thức hoạt động ngoại khóa âm nhạc như đã nêu ở trên có thể tổ
chức ở toàn trường, toàn khối hay từng lớp. Giáo viên có thể tổ chức thường
xuyên theo định kì hoặc tổ chức đột xuất theo từng thời điểm. Giáo viên âm
nhạc cần tranh thủ sự ủng hộ của Ban giám hiệu, phối hợp chặt chẽ với giáo
viên các bộ môn khác và các tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường.
Hoạt động ngoại khóa ở nhà trường có tác dụng giúp học sinh có một
sân chơi âm nhạc phù hợp với năng lực, sở thích, tạo cơ hội cho khả năng âm
nhạc của các em được mở rộng phát triển. Không chỉ có tác dụng với học sinh
trực tiếp tham gia mà còn ảnh hưởng tới các bạn trong lớp, trong trường, tạo
nên sự gần gũi chan hòa, góp phần xây dựng tình bạn, tình thầy trò thêm mật
thiết, tin yêu, từ đó các em lại ham thích học môn Âm nhạc hơn.
Dù các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh, nhiều gia đình
đều có các phương tiện nghe nhìn, các em có thể hàng ngày xem, nghe các
chương trình âm nhạc nhưng nếu tự các em được tham gia vào các hoạt động
biểu diễn hoặc làm khán thính giả trực tiếp vẫn là nhu cầu không thể thiếu. Sự
GV: Võ Thanh Tùng

Trang 14


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
thụ động khi tiếp cận với âm nhạc qua các phương tiện nghe nhìn chỉ là nhu
cầu giải trí, thư giãn và thưởng thức. Trực tiếp được hoạt động với âm nhạc,
trực tiếp được thưởng thức, cảm nhận âm nhạc từ thực tế sinh động sẽ có tác
dụng mạnh mẽ gấp nhiều lần so với sự thưởng thức mang tính thụ động.
Chính vì lẽ đó và có thể còn nhiều ý nghĩa, tác dụng khác mà vấn đề tổ chức

hoạt động ngoại khóa âm nhạc cho học sinh là một công việc không thể bỏ
qua trong quá trình giáo dục âm nhạc ở các trường học.
Giáo dục âm nhạc ở trường THCS không nên chỉ bó hẹp ở một số tiết
học nội khóa hết sức khiêm tốn mà còn tranh thủ các hoạt động ngoại khóa
âm nhạc ở trong và ngoài nhà trường để đem đến cho học sinh những hiểu
biết rộng rãi hơn, phong phú hơn, qua đó càng làm cho tình cảm và trí tuệ của
các em được bồi dưỡng và phát triển thêm từ âm nhạc.
Hoạt động ngoại khóa còn góp phần đẩy mạnh hoạt động văn nghệ
trong trường, huy động những học sinh có năng lực và yêu thích văn nghệ
tham gia để phát huy khả năng của các em, cũng là chuẩn bị tiết mục cho các
ngày lễ hội và các hoạt động của nhà trường và ở địa phương. Từ đó làm cho
các em luôn ham thích học môn Âm nhạc.

1.5. Dạy học Âm nhạc kết hợp hoạt động thi đua và trò chơi:
Bên cạnh chức năng giáo dục thẩm mĩ, môn Âm nhạc cần đem lại cho
học sinh hứng thú học tập và niềm vui. Các em tự ý thức mình là người lớn và
thích tham gia các hoạt động có tính chất thi đua để khẳng định năng lực của
mình. Để thực hiện được điều này, dạy học âm nhạc cần kết hợp thi đua và trò
chơi để thu hút các em ham thích học môn nhạc.
a. Dạy học âm nhạc kết hợp hoạt động thi đua:
 Thi đua là động lực để phát huy tính tích cực và tinh thần học tập của
học sinh. Thi đua làm không khí lớp học sôi nổi, là hình thức ôn tập, củng cố
kiến thức và kĩ năng âm nhạc.
 Với phân môn Học hát, giáo viên nên tổ chức hoạt động thi đua trong
tiết dạy hát và các tiết ôn tập. Với bài hát dễ đa số học sinh dễ dàng hát đúng
ở tiết dạy hát, giáo viên có thể tổ chức thi đua trình bày bài hát kết hợp gõ
đệm hoặc vận động theo nhạc.
 Phân môn Tập đọc nhạc cũng tương tự như dạy hát, có thể tổ chức
hoạt động thi đua trong tiết dạy Tập đọc nhạc và tiết ôn tập.
 Với phân môn nhạc lí và Âm nhạc thường thức, giáo viên dùng hoạt

động thi đua để nhớ lại kiến thức đã học, từ đó xây dựng kiến thức mới
b. Dạy học âm nhạc kết hợp tổ chức trò chơi:
 Trò chơi là một phương pháp dạy học được khuyến khích thực hiện
trong nhà trường, đặc biệt với môn Âm nhạc, cần đem lại cho học sinh hứng
GV: Võ Thanh Tùng

Trang 15


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
thú học tập và niềm vui. Học mà chơi, chơi mà học cũng là một định hướng
dạy học Âm nhạc trong trường phổ thông.

 Dạy học âm nhạc cần kết hợp trò chơi vì:
+ Trò chơi làm không khí học tập sôi nổi hơn, góp phần giải tỏa những
căng thẳng khi học kiến thức mới.
+ Trò chơi góp phần rèn luyện phản xạ, sự linh hoạt và tinh thần hợp tác
của học sinh.
+ Trò chơi là hình thức ôn tập, rèn luyện kĩ năng âm nhạc.
+ Thông qua trò chơi, Giáo viên có thể đánh giá được nhu cầu âm nhạc,
quan điểm thẩm mỹ của học sinh.
 Trò chơi có thể thực hiện ở các phân môn Học hát, Nhạc lí, Tập đọc
nhạc và Âm nhạc thường thức, tuy nhiên những phân môn thực hành(học hát
và tập đọc nhạc) dễ tổ chức các trò chơi hơn.
Nên tổ chức vào đầu hoặc cuối tiết học để không làm gián đoạn việc
dạy học. Tổ chức vào đầu tiết học nhằm tạo không khí sôi nổi, vui tươi, có tác
dụng khởi động cho tiết học, tổ chức vào cuối tiết nhằm giải tỏa những căng
thẳng sau khi học những kiến thức mới.
Để trò chơi không ảnh hưởng đến thời gian học tập và đem lại những

hiệu quả tốt cho việc dạy học phải lưu ý những vấn đề sau:
- Tìm hiểu sở thích, hứng thú của học sinh.
- Xác định mục tiêu của trò chơi.
- Trò chơi phải tạo nên sự hấp dẫn kịch tính.
- Chọn thời điểm tổ chức.
- Dự tính thời gian thực hiện.
- Giáo viên hướng đẫn luật chơi rõ ràng, cụ thể.
- Giáo viên giữ ổn định trật tự của lớp
- Đánh giá kết quả của học sinh tham gia trò chơi.
Hoạt động thi đua và trò chơi là kĩ thuật dạy học nhằm tăng cường tư
duy, sự vận động, phát huy tính sáng tạo và rèn luyện kĩ năng âm nhạc, còn
quan trọng nữa là thu hút học sinh ham thích học môn Âm nhạc.
 Có các hình thức tổ chức thi đua như:
Thi đua giữa các bàn:
+Ví dụ khi dạy tiết 12 (Học hát: Bài lí dĩa bánh bò) Giáo viên có thể
yêu cầu các bàn viết lời mới cho bài lí dĩa bánh bò.
Mục tiêu là phát huy tính sáng tạo của học sinh và khả năng làm việc
theo nhóm. Sau khi thu được kết quả, Giáo viên cho đại diện các bàn lên trình
bày lời mới dựa trên giai điệu bài lí kéo chài đã học. Cho học sinh nhận xét
trước, rồi giáo viên phân tích, chỉnh sửa một số lỗi và đánh giá kết quả.

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 16


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
+ Ví dụ khi dạy tiết 11, Giáo viên có thể yêu cầu mỗi bàn thực hiện trắc
nghiệm trong 5 phút: Hãy điền vào trong ngoặc đơn ở cột B số thứ tự bài hát

ở cột A, sao cho bài hát đó có câu hát đó:

A
1. Mùa thu ngày khai trường
2. Một mùa xuân nho nhỏ
3. Lí dĩa bánh bò
4. Lên đàng
5. Tuổi hồng
6. Bóng cây kơ-nia
7. Trở về Su-ri-en tô
8. Quê hương
9. Nhạc rừng
10. Ca-chiu-sa

B
- Điểm tô non sông
(…)
- Về phương mặt trời mọc (…)
- Bao tháng năm học trò
(…)
- Bạch dương tươi tốt
(…)
- Đi xây những ước mơ
(…)
- Cánh chim đại bàng
(…)
- Theo lới ca mênh mang (…)
- Tình tinh tang tang
(…)
- Trong tâm hồn bao người (…)

- Đất nước như vì sao.
(…)

2. Khả năng áp dụng:
a. Đối với phân môn học hát:
Thông thường khi dạy một bài hát, giáo viên thường tiến hành theo các
bước sau đây:
- Giới thiệu bài hát.
- Tìm hiểu bài hát (phân tích âm nhạc và nội dung).
- Nghe hát mẫu (GV trình bày hoặc dùng băng đĩa).
- Khởi động giọng (luyện thanh).
- Tập hát từng câu.
- Hát cả bài.
- Củng cố và kiểm tra.
Để tạo sự ham thích cho học sinh, tôi đã kết hợp phần hát với biểu diễn.
Ở bậc THCS, việc hát và biểu diễn thường làm các em cảm thấy rất xấu hổ,
đặc biệt là đối với các em nam. Các em đã lớn nên việc phải làm động tác
trước cả lớp là rất ngại. Giáo viên thường dựa vào đặc thù của từng lớp, cố
gắng tìm được những em có năng khiếu về văn nghệ để xây dựng làm nòng
cốt. Trước tiên tôi thường gợi ý và để em có năng khiếu về văn nghệ hướng
dẫn các bạn làm trước. Trong phần tự hướng dẫn như vậy, tôi chia lớp thành
từng nhóm hoặc từng dãy để các em thi đua với nhau. Đặc thù của lứa tuổi
này là có tính tập thể rất cao. Nếu đã là thi đua thì các em thường hợp thành
một khối thống nhất. Và nếu thu hút được các bạn nam tham gia nhiệt tình thì
việc tập một số động tác biểu diễn cơ bản luôn là phần học mà các em hứng
thú nhất.
Tôi vẫn thường có một quy định và định hướng cho các em hiểu được
rằng các em không phải là những ca sĩ chuyên nghiệp nên việc làm động tác
GV: Võ Thanh Tùng


Trang 17


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
đẹp hay xấu không quan trọng. Điều chủ yếu là các em được vận động và
tham gia một giờ học hát hết mình. Khi các em lên làm động tác ở trước tất cả
các bạn trong lớp, giáo viên nên động viên khích lệ. Không đánh giá quá nặng
nề việc các em làm động tác đẹp hay xấu. Việc các em tự tin đứng trước tất cả
các bạn ở trong lớp để hát và biểu diễn thì đó đã là một thành công lớn. Điều
này cũng giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống sau này. Đây cũng là một
mặt tích cực trong việc giáo dục các em.
Đối với học sinh bậc THCS, giáo viên đừng quá khắt khe hoặc có
những yêu cầu quá cao trong môn học. Vì tôi nghĩ rằng, đối với học sinh khối
6,7,8 chúng ta nên rèn luyện cho các em các kỹ năng về môn học một cách
cẩn thận và kỹ càng nhất. Nhưng đối với học sinh khối 9, đây là năm cuối
cấp, các em cần tập trung vào cho những kỳ thi quan trọng nên cố gắng tạo
cho các em cảm giác thoải mái, không bị nhiều áp lực nặng nề khi tham gia
học môn Âm nhạc. Yêu cầu học thật nghiêm túc nhưng khi đánh giá cho điểm
thì vẫn động viên khuyến khích là chính.

 Đối với lớp 9:
Có thể dàn dựng bài hát Bóng dáng một ngôi trường như sau:
BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG.
Nhạc và lời: Hoàng Lân

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 18



Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS

- Hình thức trình bày: Tốp ca hoặc đồng ca
- Sử dụng cách hát: Đối đáp, lĩnh xướng, hòa giọng.
Mở đầu (tất cả hòa giọng): Hát mãi…..Bóng dáng ngôi trường.
 Hát lần 1:
+ Nhóm 1: Đã bao mùa thu……. chốn đây
+ Nhóm 2: Những cánh chim….chúng ta
+ Tất cả hòa giọng: Hát mãi….bóng dáng ngôi trường
 Hát lần 2:
+ Lĩnh xướng 1: Đã bao mùa thu……. chốn đây
+ Lĩnh xướng 2: Những cánh chim….chúng ta
+ Tất cả hòa giọng: Hát mãi….bóng dáng ngôi trường
 Kết (tất cả hát nhắc lại 1-2 lần): Lòng ta ghi mãi bóng dáng ngôi trường.
Không phải mọi học sinh đều có khả năng tham gia biểu diễn văn nghệ.
Vì thế, việc dàn dựng bài hát sẽ tạo điều kiện để nhiều học sinh được trình
bày bài hát trước lớp, giúp các em hiểu biết về hoạt động biểu diễn, có thêm
sự tự tin và ham thích khi học môn Âm nhạc.
Ngoài ra, dàn dựng còn củng cố kiến thức và kĩ năng âm nhạc của học
sinh, nâng cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm, phát huy tính sáng tạo của học
sinh.
 Đối với bài hát: Nụ cười
Có thể dàn dựng như sau:

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 19



Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
NỤ CƯỜI

 Nhạc Nga
Phỏng dịch lời: Phạm Tuyên

- Hình thức trình bày: tốp ca hoặc đồng ca.
- Sử dụng cách hát: lĩnh xướng, đối đáp, hòa giọng.

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 20


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
Hát lời 1:
+ Lĩnh xướng: Cho trời sáng lên…ở khắp trời
+ Song ca: Nụ cười tươi… cất tiếng cười.
+ Lĩnh xướng: Để làn mây… dòng sông sóng xô.
+ Tất cả hòa giọng: Tiếng cười vui … không thể nào xóa nhòa
Hát lời 2:
+ Lĩnh xướng: Cho trời sáng lên… bão bùng.
+ Song ca: Rừng âm u … yêu đời.
+ Lĩnh xướng: Để làn mây… dòng sông sóng xô.
+ Tất cả hòa giọng: Tiếng cười vui …tràn ngập lòng ta.

Dàn dựng bài hát là hoạt động cần thiết trong quá trình dạy môn Âm

nhạc ở THCS. Có nhiều mức độ dàn dựng và giáo viên nên chọn cách dàn
dựng phù hợp với khả năng của học sinh và điều kiện dạy học.
Với mức độ đơn giản, giáo viên cần thực hiện các yêu cầu: tìm hiểu nội
dung tính chất âm nhạc, cấu trúc của bài hát, chọn hình thức trình bày, chọn
cách hát, nhắc lại đoạn nhạc, câu nhạc kết bài hát.
Khi dàn dựng, giáo viên nên sử dụng nhiều cách và hình thức trình bày.
Cần thường xuyên khuyến khích học sinh tự dàn dựng để phát huy tính tích
cực và khả năng sáng tạo. Từ đó các em sẽ ham thích học môn Âm nhạc hơn.
Mỗi bài hát giáo viên cho các nhóm về nhà tự nghiên cứu và dàn dựng
bài hát trước khi học. Khi học bài hát mới, các nhóm tự trình bày cách dàn
dựng của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, giáo viên đưa ra kết luận cuối
cùng nhóm nào dàn dựng hợp lí nhất. Nên tuyên dương nhóm có sáng kiến
hay và có thể lấy cách dàn dựng của các em để tập. Từ đó, các em luôn cố
gắng và thích thú khi học hát.
Bên cạnh việc nâng cao về thị hiếu âm nhạc cho các em, thỉnh thoảng
tôi thường trao đổi với các em về âm nhạc đương thời bây giờ. Các em có thể
nói lên những ca sĩ và nhóm nhạc mình yêu thích, sau đó tôi mới phân tích
cho các em thấy. Ví dụ khi nói đến hát bè, các em cũng đã nghe nhạc rất
nhiều nên cũng một phần nào hiểu hát bè là gì. Tôi cũng đã dạy các em hát bè
và cho các em hiểu thêm về hát bè như nhóm nhạc AC&M. Đây là nhóm nhạc
hát theo thể loại nhạc ACAPELA. Thể loại này là hát không có nhạc đệm và
đòi hỏi người hát phải có trình độ thanh nhạc rất cao.
Khi ta thưởng thức thể loại âm nhạc này thì không bao giờ thấy chán, có
thể nghe đi nghe lại mãi. Nhưng dòng nhạc thị trường bây giờ thì sao? Các
em có thể thấy xuất hiện một vài bài hát rất HOT (theo ngôn ngữ của các em).
Các em nghe liên tục, rất là thích, thi nhau tìm hiểu về bài hát cũng như ca sĩ
biểu diễn.
Nhưng khi tôi hỏi các em thích nghe một bài hát như vậy trong bao lâu
thì các em trả lời là chỉ trong một thời gian ngắn rồi sau đó lại quên ngay. Tôi
phân tích cho các em thấy đấy là kết quả của dòng nhạc thị trường, có thể làm

người ta say mê một thời gian rồi sau đó lại bị quên lãng. Quay trở lại với

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 21


Các giải pháp để học sinh ham thích học mơn Âm nhạc bậc
THCS
chương trình học, các em có thể thấy bài hát này đã cũ, nghe nhiều rồi nhưng
khi hát các em sẽ có những cảm nhận khác nhau.

 Đối với lớp 8:
Khi dạy các bài hát lớp 8 tơi thường dàn dựng theo nhiều kiểu hát để thu
hút học sinh học mơn Âm nhạc.
 Khi tơi dạy các em bài hát Tuổi hồng (nhạc và lời Trương Quang
Lục) tơi Sử dụng cách hát: Đối đáp, lĩnh xướng, hát hòa giọng, hát bè.

TUỔI HỒNG
Nhạc và lời: Trương Quang Lục

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 22


Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS

Hát lời 1:

+ Lĩnh xướng 1: Vui sao.... tương lai.
+ Lĩnh xướng 2: Tuổi hồng.... rực lên
+ Hát bè (hoặc hòa giọng): La la...tuổi hồng ơi
Hát lời 2:
+ Nhóm 1: Yêu sao.... chim bay.
+ Nhóm 2: Tuổi hồng.... dịu êm.
+ Hát bè (hoặc hòa giọng): La la... tuổi hồng ơi
Kết (tất cả hát nhắc lại 1 lần): Đẹp mùa hoa tuổi hồng ơi
 Đối với lớp 7:
Khi dạy các bài hát lớp 7 tôi thường dàn dựng theo nhiều kiểu hát để thu
hút học sinh học môn Âm nhạc.
 Khi tôi dạy các em bài hát Chúng em cần hòa bình (nhạc và lời
Hoàng Long & Hoàng Lân) tôi sử dụng cách hát: Nối tiếp, lĩnh xướng, hát
hòa giọng:

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 23


Các giải pháp để học sinh ham thích học mơn Âm nhạc bậc
THCS
CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH

Nhạc và lời: Hoàng Long
Hoàng Lân

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 24



Các giải pháp để học sinh ham thích học môn Âm nhạc bậc
THCS
Mở đầu tất cả hát hòa giọng: Chúng em cần hòa bình...trên hành tinh

 Hát lời 1:
+ Nhóm 1: Để loài người.... hòa bình
+ Nhóm 2: Để đàn em... học hành.
+ Nhóm 3 : Để ngàn cây... mầm xanh.
+ Nhóm 4 : Bạn bề sống... Yêu thương.
+ Tất cả hòa giọng: chúng em cần hòa bình.... trên hành tinh
 Hát lời 2:
+ Lĩnh xướng: Một nụ cười.... bao người mơ ước
+ Tất cả hòa giọng:`chúng em cần hòa bình.... trên hành tinh
 Kết (tất cả hát hòa giọng): Không còn tiếng súng tiếng bom trên hành tinh
 Khi tôi dạy các em bài hát Khúc hát chim sơn ca (nhạc và lời Đỗ
Hòa An) tôi sử dụng cách hát: Lĩnh xướng,, hát đối đáp, hát bè

KHUÙC HAÙT CHIM SÔN CA
Nhạc và lời: Đỗ Hòa An
`

GV: Võ Thanh Tùng

Trang 25


×