Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG CỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.49 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TP HỒ CHÍ MINH
----------

MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ
Đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG CỤ NGOẠI HỐI
PHÁI SINH Ở VIỆT NAM

GVHD : Cô Vũ Thị Đan Trà
Lớp

: K49E

Mã lớp : 142
Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 01năm 2013

MỤC LỤC

1


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
1.Ngân hàng nhà nước : NHNN
2.Ngân hàng thương mại: NHTM
3.Doanh nghiệp xuất nhập khẩu : DN XNK

2



LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập, các hoạt động xuất nhập khẩu
ngày càng được đẩy mạnh và nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng
xuất nhập khẩu ngày càng trở nên cấp thiết. Sự biến động về tỷ giá là nguyên nhân gây ra
thua lỗ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước sự biến động khó lường của tình hình
tài chính quốc tế. Chính vì vậy mà nghiệp vụ ngoại hối phái sinh ra đời để khắc phục
những rủi ro và thua lỗ có thể xảy ra cho các chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối.
Trên thế giới, nghiệp vụ ngoại hối phái sinh đã được sử dụng rất rộng rãi để phòng ngừa
rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp và tầm quan trọng của các công cụ này ngày càng
được khẳng định. Về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, mặc dù ngân hàng
nhà nước đã cho phép hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ phái sinh
để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá từ năm 2005, nhưng đến nay, nhiều doanh nghiệp
vẫn chưa nhận thức rõ lợi ích của công cụ này. Để hiểu rõ hơn về các công cụ ngoại hối
phái sinh và ứng dụng của chúng tại Việt Nam , chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này
thông qua đề tài “ Ứng dụng các công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam”.
.

3


1. Tổng quan về công cụ ngoại hối phái sinh
1.1 Khái niệm
- Công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có (trị
giá cổ phiếu, lãi suất, hàng hóa...) nhằm nhiều mục tiêu như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi
nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Sự biến động khó lường của trị giá cổ phiếu, lãi suất, hàng
hóa… trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong hoạt
động kinh doanh. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ
tài chính phái sinh đã được hình thành.
- Thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi các ngoại
tệ, là nơi tập trung cung cầu ngoại hối để hình thành nên tỷ giá hối đoái.

Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu công cụ ngoại hối phái sinh chính là những công cụ
được phát hành trên cơ sở một lượng tiền tệ hay hàng hóa nào đó đã có nhằm mục tiêu
phân tán rủi ro do sự biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối. Những nhà kinh doanh
trong thị trường ngoại hối phái sinh được chia ra làm 3 loại:
+ Nhà phòng ngừa (Hedger): là người tham gia thị trường phái sinh với mục đích
giảm nguy cơ phải đối mặt với rủi ro biến động tỷ giá.
+ Nhà đầu cơ (Speclator) là người mua hoặc bán hợp đồng với hi vọng kiếm lời
khi tỷ giá biến động trong tương lai.
+ Nhà kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Abitrageur): kiếm lợi bằng cách cùng lúc
mua hoặc bán một loại công cụ trên thị trường khác nhau.
Như vậy, lợi ích nổi bật của các công cụ phái sinh là phòng ngừa hiệu quả các rủi ro về tỷ
giá, ngoài ra những công cụ hiện đại này còn giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận, cân đối
luồng tiền và giảm bớt các chi phí trên cơ sở nhận định đúng diễn biến thị trường.
1.2 Phân loại
Công cụ ngoại hối phái sinh bao gồm các nhóm chính là: công cụ kỳ hạn ngoại
hối, công cụ tương lai ngoại hối, công cụ hoán đổi ngoại hối và công cụ quyền chọn
ngoại hối.
1.2.1. Công cụ kì hạn ngoại hối (Currency forward)
Công cụ kì hạn ngoại hối là công cụ trong đó hai bên mua bán cam kết với nhau
thực hiện mua hay bán một lượng ngoại hối nhất định với một tỷ giá được xác định tại
thời điểm ký kết hợp đồng giao dịch, nhưng thực hiện thanh toán tại một thời điểm xác
4


định trong tương lai. Các giao dịch đối với công cụ này sẽ được thực hiện trên thị trường
kì hạn (không phải thị trường tập trung), thông qua mạng lưới viễn thông giữa các
NHTM lớn.
1.2.2. Công cụ tương lai ngoại hối (Curency future)
Công cụ tương lai ngoại hối là thỏa thuận giữa người mua và người bán về việc
trao dổi một loại ngoại tệ nhất định vào một ngày cố định trong tương lai tại một mức tỷ

giá được xác định trước. Các công cụ này được giao dịch tại các thị trường có tổ chức.
Điểm khác biệt so với công cụ kì hạn là các công cụ tương lai được chuẩn hóa từ loại
ngoại tệ, khối lượng giao dịch, ngày giao dịch, ngày thanh toán. Về nguyên tắc sử dụng
thì công cụ tương lại tương tự như công cụ kỳ hạn. Tuy nhiên, giao dịch công cụ tương
lai là giao dịch được chuẩn hóa và được giao dịch trên thị trường có tổ chức đó là các
Sở giao dịch (FuturesExchange), vì vậy đây là đặc điểm làm cho công cụ tương lai có
tính thanh khoản rất cao, còn công cụ kỳ hạn được thực hiện trên thị trường OTC, thông
thường các ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng cho nhau trước khi tiến hành các giao
dịch.
1.2.3. Công cụ hoán đổi ngoại hối (Currency swap)
Công cụ hoán đổi ngoại hối là thỏa thuận bằng hợp đồng trong đó có sự kết hợp
của hai giao dịch:giao dịch mua bán ngoại tệ dưới hình thức giao ngay (Spot), tỷ giá giao
ngay xác định tại thời điểm giao dịch, ngày giá trị là hai ngày làm việc tiếp theo kể từ
ngày giao dịch và giao dịch kì hạn đảo ngược, cũng với cặp tiền tệ trên nhưng đảo lại
giữa đồng tiền mua và đồng tiền bán, ngày giá trị là một ngày xác định trong tương lai, tỷ
giá thực hiện được ấn định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Công cụ hoán đổi ngoại hối
thường được áp dụng với những người đi vay hoặc đầu tư bằng ngoại tệ để tránh rủi ro tỷ
giá hoặc với các ngân hàng cónhiều ngoại tệ với các kỳ hạn khác nhau. Động cơ của hợp
đồng hoán đổi ngoại hối là để tránh chi phí cao phát sinh với giao dịch của ngân hàng.
1.2.4. Công cụ quyền chọn ngoại hối (Currency option)
Công cụ quyền chọn ngoại hối là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán
quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ để mua (Call option)
hay bán (Put option) một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá ấn định trong một
khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền chọn thực hiện quyền của mình,

5


bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã
thỏa thuận trước.

2. Ứng dụng công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam.
2.1 Thực trạng ứng dụng công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam
2.1.1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh các giao dịch ngoại hối phái sinh
- Trước năm 1998, trên thị trường các giao dịch chủ yếu là giao dịch giao ngay. Ngày
10 tháng 1 năm 1998, NHNN ban hành quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo
Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 và công cụ ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi được
đưa vào sử dụng. NHNN chỉ cho phép các tổ chức tín dụng được cung cấp các công cụ
hối đoái giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi cho khách hàng. Đồng thời, tỷ giá kỳ hạn được
xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng với một biên độ dao động tùy theo kỳ
hạn của hợp đồng kỳ hạn, khác so với cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc
tế. Điều này làm nản lòng các chủ thể tham gia loại nghiệp vụ này trên thị trường
ngoại hối khi mà cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo quy định của NHNN không còn phù
hợp với những diễn biến trên thị trường. Hơn nữa, thời hạn tối đa theo quy định lúc đó
của NHNN đối với loại hợp đồng này chỉ là 6 tháng, khó có thể đáp ứng được nhu cầu
về thời hạn trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể tham gia thị
trường ngoại hối. Bởi trong tương lai, số lượng chủ thể tham gia trên VinaForex là rất
lớn và mỗi chủ thể có một nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá với thời hạn riêng của
mình, có thể là vài tháng mà thậm chí là hơn một năm. Vì thế, việc mở rộng thời hạn
dài hơn 6 tháng là tất yếu và NHNN không thể lại tiếp tục quy định tỷ lệ phần trăm gia
tăng cho mỗi một thời hạn. Đồng thời, nghiệp vụ kỳ hạn có thể được mở rộng cho
nhiều loại ngoại tệ mạnh khác không chỉ riêng USD. Do đó, NHNN không thể quy
định tỷ lệ phần trăm gia tăng cho mỗi thời hạn và cho mỗi một loại ngoại tệ được.
- Ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 648/2004, quy định kì hạn
của hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi từ 3 ngày đến 365 ngày và thay đổi lại nguyên tắc
xác định tỷ giá kì hạn. Tỷ giá kì hạn được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay của
6


ngày kí hợp đồng kì hạn, hoán đổi; chênh lệch giữa 2 mức lãi suất hiện hành là lãi suất
cơ bản của VND (tính theo năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu của Mĩ (Fed

Funds Target rate) của USD do Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố; và kì hạn của hợp
đồng. Do đó, quyết định này đã đưa cách thức tính tỷ giá kì hạn của các NHTM Việt
Nam tiến gần với thông lệ quốc tế và là tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển
của thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung và giao dịch ngoại hối kì hạn nói riêng.
- Ngày 10/11/2004, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN được
ban hành, theo đó, giao dịch quyền lựa chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ
(không liên quan đến Đồng Việt Nam). Đối tượng được tham gia giao dịch hối đoái
bao gồm tổ chức tín dụng được phép, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân và
NHNN Việt Nam. Các tổ chức tín dụng không được mua quyền lựa chọn của tổ chức
kinh tế, tổ chức khác và cá nhân mà họ chỉ được phép bán quyền chọn cho các đối
tượng này.
2.1.2 Tình hình chung trong việc ứng dụng các công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt
Nam
- Nhìn một cách tổng quát, mức độ áp dụng các Công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt
Nam còn hạn chế, chúng chưa được thị trường đón nhận như là công cụ không thể
thiếu trong phòng ngừa rủi ro, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn
đối với quá trình phổ biến các công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam.
- Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt
Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Tuy nhiên, Hợp đồng
kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam chưa
phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ
giá và những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7%
khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
- Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13
ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001
của thống đốc NHNN. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa
7


NHNN và NHTM. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ

và khan hiếm Việt Nam đồng.
- Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt
Nam (từ 1/2003), đã có một số ngân hàng như ABN Amro, Citibank thực hiện hoán
đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD từ ngày 1/3/2005 tới 2/2006. Khi được NHNN
cho phép, HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số
vốn lên tới 15 triệu USD trên thi trường Việt Nam. Chính hành động của HSBC đã tạo
ra nền tảng phát triển cho các giao dịch hoán đổi sau này.
- Ở một mức cao hơn, các công cụ lai tạp có nguồn gốc từ hoán đổi như hoán đổi lãi
suất cộng dồn, hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn, hoán đổi lãi suất bắt
đầu thực hiện trong tương lai …cũng đã xuất hiện và triển khai trên thị trường ngoại
hối trong thời gian gần đây.
- Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị
trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong
bối cảnh lãi suất , tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục.
2.1.3 Tình hình cung cấp các công cụ ngoại hối phái sinh của các NHTM Việt
Nam
- Các công cụ ngoại hối phái sinh đã được triển khai tại Việt Nam trong một khoảng
thời gian khá dài nhưng việc cung cấp dịch vụ cùa các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều
hạn chế.
+ Đối với công cụ kỳ hạn và hoán đổi, khác với công cụ quyền chọn, tất cả các
NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ đều được thực hiện công cụ này. Tùy từng thời
kỳ, tỷ giá kỳ hạn và hoán đổi được xác định theo các quy định của Thống đốc NHNN.
Một số NHTM đang cung cấp công cụ kỳ hạn: ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank), NHTM Cổ phần Kỹ thương (Techcombank), NHTM Cổ phần xuất
nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV)…Công cụ hoán đổi
được cung cấp tại các ngân hàng như HSBC chi nhánh Việt Nam, Eximbank,
Vietcombank, Techcombank, BIDV…
8



+ Đối với công cụ ngoại hối quyền chọn: Các NHTM đã được phép kinh doanh
ngoại hối và có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VND, kinh doanh ngoại hối có lãi trong ít
nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại hối của năm trước đó tối thiểu là 1 tỷ
USD mới được thực hiện công cụ ngoại hối quyền chọn. Công cụ ngoại hối quyền
chọn được cung cấp ở các ngân hàng : Vietcombank, NHTM Cổ phần quốc tế (VIB),
NHTM Cổ phần Á Châu, NHTM Cổ phần xuất nhập khẩu (Eximbank), chi nhánh
ngân hàng Citibank, ngân hàng BIDV, Techcombank…
So với trước đây, các ngân hàng thương mại đã mở rộng và cải tiến việc cung cấp các
công cụ ngoại hối phái sinh.
- Đánh giá việc cung cấp các công cụ ngoại hối phái sinh của các NHTM:
Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá đã được sử dụng
phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD, các nghiệp vụ
phái sinh ở Việt Nam vẫn còn kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm
chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ quyền chọn nhưng không có giao
dịch.
Nguyên nhân của thực trạng này là :
+ Công cụ này còn khá mới mẻ ở Việt Nam , tỷ trọng lợi nhuận từ nghiệp vụ
này so với tổng lợi nhuận của ngân hàng còn khá nhỏ, đồng thời ngân hàng cũng phải
chịu không ít rủi ro trong quá trình ứng dụng .
+ NHTM thiếu kiến thức,thiếu hiểu biết về công cụ phái sinh
+ Cơ sở vật chất hạn chế : Các NHTM Việt Nam chưa có được phòng kinh
doanh ngoại tệ theo chuẩn mực thế giới, bao gồm 3 bộ phận: front office, back
office và mid office. Các NHTM Việt Nam chỉ mới có front office và back
office.
2.1.4 Tình hình sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh của các DN XNK Việt
Nam
- Tác động của rủi ro tỷ giá đến các DN XNK Việt Nam :
+Tác động đến năng lực cạnh tranh cuả doanh nghiệp : Rủi ro tỷ giá làm ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh cuả doanh nghiệp so với các đối thủ ở yếu tố "giá của
sản phẩm" trên thị trường. Nếu doanh nghiệp chịu sự tác động cuả rủi ro tỷ giá dẫn đến

9


tổn thất ngoại hối thì doanh nghiệp sẽ phải tìm cách nâng giá bán sản phẩm để trang
trãi tổn thất...Do đó giá sản phẩm cuả doanh nghiệp sẽ không hấp dẫn so với các đối
thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh cuả doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
+Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính cuả doanh nghiệp : Rủi ro tỷ giá
tác động đến việc hoạch định tài chính cuả doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư
dài hạn chịu sự biến động cuả tỷ giá.
- Việc sử dụng công cụ phái sinh ở các doanh nghiệp Việt Nam :
Theo kết quả khảo sát về việc sử dụng công cụ phái sinh ở các doanh nghiệp
Việt Nam trong hội thảo khoa học “ Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt
Nam” do NHNN tổ chức ngày 7/11/2007 tại Hà Nội :

Hợp đồng giao
dịch

Doanh
nghiệp
chưa biết

Doanh
nghiệp ít
khi sử
dụng

Doanh nghiệp
thường xuyên sử
dụng


Hợp đồng kỳ
17
58
55
hạn
Hợp đồng hoán
36
64
_
đổi
Hợp đồng
34
66
_
tương lai
Hợp đồng
21
58
21
quyền chọn
Kết quả khảo sát việc sử dụng công cụ phái sinh ở các doanh nghiệp Việt Nam

Tổng
cộng
100
100
100
100

năm 2007

Qua đây có thể thấy thực trạng sử dụng công cụ phái sinh ở Việt Nam trong bảo hiểm nói
chung và phòng ngừa rủi ro tỷ giá nói riêng còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp vẫn chưa
thực sự nhận thức một cách đúng đắn và còn ngại sử dụng vì chưa hiểu biết về những
công cụ phái sinh còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Hiện nay trên thực tế, do những bức thiết về thay đổi thị trường, chính sách tỷ giá và
những biến động bất thường của tỷ giá, các doanh nghiệp cũng đã nhận thức, tìm hiểu và
dần áp dụng các công cụ phái sinh này cho việc tự bảo hiểm hoạt động sản xuất kinh
10


doanh của mình mặc dù số lượng còn rất ít. Các DN XNK có thể lựa chọn những công cụ
ngoại hối phái sinh như công cụ kỳ hạn, hoán đổi hay quyền chọn. Với DN XNK, họ có
thể mua hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn, mua hợp đồng hoán đổi ngoại tệ hoặc mua quyền
chọn mua ngoại tệ.
Năm 2008, với sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá USD/VND, một số doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam đã mua những hợp đồng bán kỳ hạn ngoại hối với
các ngân hàng thương mại để cố định khoản thu từ việc bảo hiểm cho hoạt động sản xuất
kinh doanh bằng công cụ ngoại hối phái sinh khi mà tỷ giá giảm khá mạnh vào đầu năm
2008. Với việc mua hợp đồng bán kỳ hạn ngoại hối, các doanh nghiệp này đã tránh khỏi
được một khoản chi phí biến động lớn do biến động tỷ giá.
Có thể thấy, các DN XNK Việt Nam đang dần làm quen và sử dụng các công cụ
ngoại hối phái sinh để bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy số lượng các
DN tham gia các công cụ phái sinh này còn khá thấp, nhưng đây cũng là một bước khởi
đầu cho một thị trường ngoại hối phái sinh Việt Nam sôi động trong tương lai.
- Đánh giá về tình hình sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh cùa các DN XNK Việt Nam
Nhìn một cách tổng quát, tuy rằng công cụ ngoại hối phái sinh đã được hình thành
trong thời gian khá dài tại Việt Nam, nhưng mức độ áp dụng lại rất hạn chế. Một mặt do
xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng áp dụng các kỹ thuật tài chính
hiện đại. Mặt khác, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá
trình phát triển các công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam.

Về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam việc ứng dụng các công cụ
ngoại hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho hoạt động xuất nhập khẩu đang
gặp rất nhiều khó khăn do sự e ngại và chần chừ từ phía các doanh nghiệp.
Nguyên nhân của thực trạng này là:
+ Hạn chế trong nhận thức của DN XNK về tầm quan trọng của việc sử dụng công
cụ ngoại hối phái sinh cho phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
+ Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức và thông tin về các sản phẩm hay công cụ
phòng ngừa rủi ro tỷ giá, thiếu sự hướng dẫn chi tiết và tư vấn từ các chuyên viên của
ngân hàng và thiếu thông tin cần thiết liên quan đến định giá sản phẩm và dự báo tỷ giá.
+ Doanh nghiệp gặp khó khăn vì chưa có hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan
đến nghiệp vụ phái sinh khi sử dụng các giao dịch tài chính phái sinh. Hiện nay, trong
11


hạch toán kế toán dường như chỉ chú trọng tới phần lãi/lỗ thực tế phái sinh, trong khi
phần lãi hay lỗ dự kiến chưa phát sinh thì dường như chưa được quan tâm, cho nên doanh
nghiệp có xu hướng chấp nhận rủi ro hơn là phòng ngừa rủi ro vì không biết hạch toán
chi phí phòng ngừa rủi ro thế nào.
+ Vấn đề về vốn: chi phí cho việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ri thường
quá cao, đặc biệt là chi phí mua quyền chọn.
2.2. Định hướng phát triển của các công cụ ngoại hối phái sinh tại Việt Nam giai đoạn
2010-2020
Nhìn một cách tổng thể, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì các doanh
nghiệp nước ngoài nói riêng đã, đang và sẽ đưa vào Việt Nam một lương vốn ngoại tệ
khổng lồ đầu tư, đặc biệt từ đầu năm 2007 tới nay. Trong đó có không ít doanh nghiệp
FDI chỉ bán hàng trong nước, thu tiền đồng. Họ phải bán ngoại tệ (chủ yếu vẫn lả
USD) thu VND để thanh toán cho các chi phí, hoặc dùng ngoại tệ này để nhập máy
móc thiết bị từ nước ngoài. Sau một thời gian, khi có lợi nhuận, họ được chuyển tiền
về nước và cần dùng VND mua ngoại tệ chuyển lợi nhuận của mình về nước. Các
công cụ phái sinh phòng chống rủi ro về tỷ giá nếu được sử dụng trong trường hợp này

sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được các khoản thiệt hại do tăng giá ngoại tệ. Do vậy
mà xu hướng trong thời gian tới các công cụ ngoại hối phái sinh sẽ được sử dụng rộng
rãi hơn bởi các DN XNK, cùng với nó là các dịch vụ cũng sẽ được ngân hàng thương
mại mở rộng hơn. Những nhiệm vụ chiến lược đối với ngân hàng thương mại trong
việc phát triển các công cụ ngoại hối phái sinh như sau:
- Cơ cấu lại mô hình tổ chức và nâng cao năng lực điều hành, hoàn thiện và triển khai
thực hiện mô hình kiểm tra, kiểm toán nội bộ mới.
- Tiếp tục đầu tư củng cố nền tảng công nghệ, tăng cường khai thác tiện ích, tạo các
sản phẩm có giá trị gia tăng phục cụ khách hàng.
- Các NHTM nên mở rộng phạm vi ra các thị trường tài chính thế giới với các loại
hình sản phẩm, dịch vụ không chỉ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mà còn thông

12


qua nghiệp vụ đầu tư tài chinh, mua bán, sáp nhập và phát triển các doanh nghiệp
mới.
3. Điều kiện để phát triển các công cụ ngoại hối phái sinh tại Viêt Nam trong tương
lai
3.1 Điều kiện khách quan
- Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các doanh nghiệp phải quan tâm chú
ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá
- NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại hối
phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ, tiếp tục nới rộng biên độ dao động so với tỷ
giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị
trường hơn. Đây là cơ sở để NHTM cũng như doanh nghiệp quen dần với các công cụ
phòng chống rủi ro tỷ giá.
- NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái
sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam
hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM, cho phép các

NHTM chủ động thực hiện quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu
cầu phái sinh, tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự
hiểu biết của ngân hàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi
có sự cố xảy ra.
3.2 Điều kiện về hoạt động của các NHTM
- Tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa
nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách hàng hiểu biết
về các công cụ phái sinh ngoại hối.
- Tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị
trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói
riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng.
13


- Trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường
tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng
hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử
dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó để có thể tư vấn,
hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối.
3.3 Điều kiện về phương tiện, thiết bị.
Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones
News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối
với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài
trên thị trường ngoại hối quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân
tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn
ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối nói riêng.

14



KẾT LUẬN
Trên đây là đôi nét về các công cụ ngoại hối phái sinh và thực tiễn phát triển tại
Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những rủi ro
rất lớn, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh các thị trường tài chính luôn
dao động mạnh. Vai trò ngày càng quan trong của công cụ ngoại hối phái sinh và nhu cầu
tự thân của doanh nghiệp về các công cụ ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro và bảo
hiểm hoạt động sản xuất-kinh doanh là xu hướng tất yếu. Để làm được điều đó đòi hỏi sự
phối hợp của Chính phủ, các Ngân hàng và các doanh nghiệp để đẩy mạnh hơn nữa việc
cung cấp , sử dụng các công cụ này tại Việt Nam.

15


Tài liệu tham khảo
A. Sách

Giáo trình thanh toán quốc tế, GS.Đinh Xuân Trình, PGS.TS Đặng Thị Nhàn,
Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật Hà Nôik
B. Trang điện tử trực tuyến

1. Điều kiện để phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam
/>2. Công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam, mới hay cũ?

/>3. Làm gì để tránh rủi ro ngoại hối

/>4. />
16




×