Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 66 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 7
1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH
TÂY HÀ NỘI 7
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam 7
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội 8
1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý 9
Hiện nay, Bộ máy tổ chức của Chi nhánh gồm có 8 phòng ban chính bao gồm:
phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng hành chính nhân sự, phòng kế hoạch,
phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng, phòng kế toán ngân quỹ, phòng dịch
vụ & marketing, phòng điện toán. Mọi hoạt động của chi nhánh đều được thực
hiện dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc gồm: Giám đốc và ba Phó giám đốc. Chi
nhánh đã hoạt động thống nhât từ trên xuống dưới. Ta có thể thấy rõ hơn bộ máy
quản lý tổ chức của Chi nhánh qua sơ đồ 1.1 sau đây: 9
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Tây Hà Nội và của các phòng ban
trực thuộc 10
1.2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ chính của chi nhánh 10
1.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc 11
1.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 14
1.3.1. Hoạt động huy động vốn 14
1.3.3. Các hoạt động khác 22
1.4.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
BẰNG PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI


30


2.1. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 30
2.1.1. Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đi 30
2.1.2. Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đến 33
2.2. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG NGHIỆP VỤ THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI
NHÁNH TÂY HÀ NỘI 33
2.2.1. Doanh số chuyển tiền 33
2.2.2. Cơ cấu chuyển tiền 37
2.2.3 Chuyển tiền đầu tư 43
2.2.4 Chuyển tiền kiều hối 44
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN
TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 46
2.3.1 Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân 46
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại 48
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 52
3.3.2. Đối với NHNN Việt Nam 61


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ


NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐXLRR

Hội đồng xử lý rủi ro

KQKD

Kết quả Kinh doanh

L/C

Letter of Credit (Thư tín dụng chứng từ)

SWIFT

Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication
(Hệ thống liên lạc Tài chính điện tử Liên ngân hàng Toàn cầu)


TCTD

Tổ chức tín dụng

TTQT

Thanh toán quốc tế

UCP

The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits

USD

United States Dollar (Đô la Mỹ)

VNĐ

Việt Nam đồng

XNK

Xuất nhập khẩu

WTO

World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)


DANH MỤC BẢNG BIỂU:

Danh mục
Bảng 1.1

Tên
Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT năm
2007- 2011 Tây Hà Nội

Số trang
18

Bảng 1.2
Bảng 1.3

Bảng tổng hợp hoạt động năm 2007-2011
Bảng tổng báo cáo KQKD phòng thanh toán quốc tế qua các
năm 2007-2011 của NHNo&PTNT Tây Hà Nội

25
27

Bảng 1.4

Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Tây
Hà Nội giai đoạn 2007-2011

29

Bảng 2.1

Tình hình thanh toán chuyển tiền qua NHNo&PTNT Tây Hà Nội

qua các năm 2007-2011
Cơ cấu chuyển tiền NHNo & PTNT Tây Hà Nội qua các năm
2007-2011.

36

Bảng 2.3

Cơ cấu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu NHN o&PTNT Tây
Hà Nội giai đoạn 2007-2011.

40

Bảng 2.4

Cơ cấu thanh toán biên giới của NHNo&PTNT Tây Hà Nội giai
đoạn 2007-2011.

44

Biểu đồ 1.1
Biều đồ 1.2
Biều đồ 1.3

Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn năm 2007- 2011
Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Tình hình huy động vốn phân theo loại tiền huy động

19
20

22

Biểu đồ 1.4

Tình hình hoạt động kinh doanh của phòng thanh toán quốc tế
qua các năm 2007-2011của NHNo&PTNT Tây Hà Nội
Tổng kết kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo& PTNT chi
nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2007-2011

27

Biểu đồ 2.1

Tình hình thanh toán chuyển tiền qua NHNo&PTNT Tây Hà Nội
qua các năm 2007-2011

37

Biều đồ 2.2

Thanh toán hàng hóa xuất khẩu giai đoạn 2007-2011 của
NHNo&PTNT Tây Hà Nội

41

Biểu đồ 2.3

Thanh toán hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2007-2011 của
NHNo&PTNT Tây Hà Nội
Cơ cấu thanh toán biên giới của NHNo&PTNT Tây Hà Nội giai

đoạn 2007-2011

42

Bảng 2.2

Biều đồ 1.5

Biều đồ 2.4

39

30

44


Sơ đồ 1.1

Bộ máy quản lý tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội

12

LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh
tế nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng được mở rộng.
Việc giao lưu buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau với khối lượng
lớn đã đã đặt ra những yêu cầu, thách thức về mở rộng các dịch vụ Ngân hàng.

Trong tình hình mới, một trong những khó khăn, trăn trở nhiều nhất của các
Ngân hàng là việc cải tạo hệ thống thanh toán quốc tế để đáp ứng được yêu cầu
mới theo kịp xu hướng phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư đẩy nhanh
quá trình chu chuyển vốn cho nền kinh tế.
Một trong những nghiệp vụ đang được thực hiện khá thường xuyên tại các
ngân hàng thương mại là nghiệp vụ chuyển tiền do những ưu điểm vượt trội của
nó so với các phương thức thanh toán khác. Đây là phương thức thanh toán quốc
tế riêng biệt nhưng đồng thời cũng là khâu cuối cùng của tất cả các phương thức
thanh toán quốc tế khác. Nó liên quan đến những khoản tiền chuyển đi và đến
giữa khách hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong thực tế tham gia quá trình
thương mại quốc tế, có rất nhiều lý do khác nhau đã làm cho hiệu quả phương
thức thanh toán này của chúng ta còn khá thấp và hạn chế nhiều. Điều này có ảnh
hưởng lớn đến hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thanh toán
quốc tế nói riêng.
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội, em đã được tiếp cận với đầy đủ nghiệp
vụ của các phương thức thanh toán quốc tế và đặc biệt quan tâm đến phương
thức thanh toán chuyển tiền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn chi nhánh Tây Hà Nội. Từ nhận thức tầm quan trọng của công tác thanh
toán, em nhận thấy việc nâng cao chất lượng hệ thống thanh toán chuyển tiền là
một vấn đề bức xúc và cấp thiết. Điều này khiến em chọn đề tài: “ Giải pháp
hoàn thiện phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội” làm đề tài viết
chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài em xin chân
thành cảm ơn sự trực tiếp hướng dẫn của T.S Ngô Thị Tuyết Mai và GV.
Nguyễn Bích Ngọc. Cùng sự giúp đỡ, chỉ dẫn thực tế của toàn thể anh chị làm
việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội
đã giúp em hoàn thành đề tài này.



2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động thanh toán
chuyển tiền tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tây
Hà Nội, chuyên đề đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh
toán chuyển tiền tại ngân hàng trong thời gian tới.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Ngiên cứu hoạt động chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại
ngân hàng.
Phạm vi: Chuyên đề tập trung nghiên cứu nội dung chủ yếu về hoạt động
chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội từ năm 2007 đến nay.
4.Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, trên cơ sở
phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đề phân tích
và xử lý các vấn đề.
5.Kết cấu chuyên đề
Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận
gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn chi nhánh Tây Hà Nội
Chương II: Thực trạng hoạt động chuyển tiền trong thanh toán quốc tế
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ chuyển tiền trong
thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi
nhánh Tây Hà Nội


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ
NỘI

1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam
Trong giai đoạn từ 1988 đến 1990, theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) ngày 26 tháng 3 năm 1998 về việc
thành lập các ngân hàng chuyên doanh Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời
lấy tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam có trụ sở tại số 7, Lê Lai,
Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngân hàng phát triển Nông nghiệp được thành lập trên cơ
sở một số Cục, Vụ ngân hàng nhà nước trung ương, các chi nhánh trực thuộc
được tách từ các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh thành phố và tiếp nhận
toàn bộ mạng lưới, con người, bộ máy, cơ sở vật chất của các ngân hàng nhà
nước chi nhánh huyện, thị.
Trong giai đoạn từ 1990 - 1996, Theo Quyết định số 400/CT ngày 14
tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
Phủ) về việc thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế cho Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam với mục đích hoạt động là: ngân hàng đa
năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp
nhân, hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của
mình trước pháp luật. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có trụ sở chính tại số
4, Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội. Từ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế
hạch toán kinh doanh đã gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn, song do có sự nỗ
lực của cấp lãnh đạo đã khắc phục được những khó khăn nhất định và ngày càng
hoạt động có hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn 1996 đến nay, Ngày 15 tháng 11 năm 1996 được Thủ
tướng ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng nhà nước ký Quyết định số 280/QĐNHNN ngày 15/11/1996 đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp



và Phát triển Nông thôn có trụ sở tại số 2 Láng Hạ Ba Đình Hà Nội với vốn điều
lệ là 2270 tỷ Việt Nam đồng.
Từ khi thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn
khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò chủ đạo đối với nền
kinh tế nước nhà đặc biệt với thị trường nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là ngân hàng thương mại lớn nhất về
quy mô vốn, tài sản và đội ngũ cán bộ. Tổng nguồn vốn của ngân hàng tính đến
31/12/2010 là 474.941 tỷ đồng với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch ngân
hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội
là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(NHNo&PTNT) Việt Nam, được thành lập và theo Quyết định số
126/QĐ/HĐQT-TCCB từ ngày 05/06/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam và
chính thức đi vào hoạt động vào ngày 21/07/2003.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội có trụ sở
chính tại Số 115 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Chi nhánh Tây
Hà Nội hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của
NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Tây Hà Nội là một đơn vị hạch toán
độc lập, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản
giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các tổ chức tín dụng khác
trong cả nước. Tuy vậy, vẫn có phần phụ thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam.
Từ khi thành lập chi nhánh đã sớm ổn định về mặt tổ chức, mạng lưới mở
rộng hoạt động kinh doanh, đến nay đã triển khai nhiều điểm giao dịch tại các tụ
điểm dân cư, thương mại trên toàn địa bàn Thành Phố. Trải qua 8 năm hình
thành và phát triển đến nay chi nhánh NHNN&PTNT Tây Hà Nội đã có bộ máy
chuyên môn nghiệp vụ khá hoàn chỉnh, có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu
kinh doanh của Ngân hàng thương mại trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.

NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã phát triển thêm 3 Chi nhánh trực thuộc nội
bộ là: Chi nhánh Nhân Chính, Chi nhánh Hùng Vương, Chi nhánh Trường
Trinh. Từ nãm 2003 đã phát triển thêm mạng lưới 6 phòng giao dịch khu vực
trên các địa bàn là trung tâm kinh tế của thành phố để phục vụ nhân dân, phục
vụ khách hàng nhằm nâng cao vị thế cũng như thành phần kinh doanh của đơn
vị. Với hệ thống mạng lưới hiện có đã đáp ứng ngày càng có hiệu quả nhu cầu


gửi tiền, vay vốn và các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và đáp ứng yêu cầu
kinh doanh đa năng của một ngân hàng thương mại trên địa bàn đô thị loại I.
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

1.2.1. Nhân viên
Tổng số nhân viên trong biên chế toàn chi nhánh tại thời điểm 26/01/2010
là 60 Cán bộ. Trong đó, có 24 cán bộ nam và 36 cán bộ nữ. Đội ngũ cán bộ nhân
viên làm việc tại chi nhánh còn khá trẻ với với độ tuổi bình quân là 35, tuổi bình
quân nam là 37 và tuổi bình quân nữ là 31. Hiện tại, chi bộ có 22 đảng viên.
Về trình độ chuyên môn: thạc sĩ: 5 cán bộ, đại học: 49 cán bộ, cao cấp
ngân hàng: 1 cán bộ, trung cấp: 2 cán bộ, nghiệp vụ khác: 3 cán bộ
Dựa vào những con số trên, có thể nhận thấy đội ngũ cán bộ tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội chưa thật sự
hùng hậu. Chi nhánh Tây Hà Nội là một trong những chi nhánh khá lớn trong hệ
thông Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhưng hiện mới chỉ có
hơn 60 cán bộ nhân viên. Trình độ chuyên môn cũng chưa thực sự cao, mới chỉ
có 6 thạc sỹ và vẫn còn 4 cán bộ chưa đạt tới trình độ đại học. Hiện Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội cũng mới chỉ có 22
đảng viên, chiếm 36,6 % trên tổng số cán bộ nhân viên tại chi nhánh.
1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay, Bộ máy tổ chức của Chi nhánh gồm có 8 phòng ban chính bao

gồm: phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng hành chính nhân sự, phòng kế
hoạch, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng, phòng kế toán ngân quỹ,
phòng dịch vụ & marketing, phòng điện toán. Mọi hoạt động của chi nhánh đều
được thực hiện dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc gồm: Giám đốc và ba Phó
giám đốc. Chi nhánh đã hoạt động thống nhât từ trên xuống dưới. Ta có thể thấy
rõ hơn bộ máy quản lý tổ chức của Chi nhánh qua sơ đồ 1.1 sau đây:
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC


Phòng

Phòng

Phòng tín

Phòng

điện toán


thanh toán

dụng

hành chính
nhân sự

quốc tế

Phòng

Phòng kế

Phòng kế

toán kiểm

dịch vụ và

toán ngân

hoạch

soát nội bộ

marketing

quỹ

Phòng kiểm


(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN& PTNT Tây Hà Nội)
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Tây Hà Nội và của các phòng
ban trực thuộc
1.2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ chính của chi nhánh
Thứ nhất, huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình
thức: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi Tiết kiệm, Kỳ phiếu, Trái
phiếu.....
đồng
thành
trung
giấy
với
trợ
lớn,
thông,

Thứ hai, đầu tư vốn tín dụng bằng
Việt Nam và ngoại tệ đối với các
phần kinh tế: cho vay ngắn hạn,
hạn, dài hạn và chiết khấu các loại
tờ, chứng từ có giá, cho vay tài trợ theo
chương trình, dự án, cho vay đồng tài trợ
các ngân hàng thương mại bạn, cho vay tài
xuất nhập khẩu, cho vay dài hạn các dự án
cho vay khép kín các chu trình sản xuất – lưu
cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ…

Thứ ba, thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
như: chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng

SWIFTCODE: VBAAVNVX412, Telex, thanh toán biên giới…
Thứ tư, bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: bảo lãnh, tái bảo lãnh
tín dụng, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,
bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính tín dụng trong nước và nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Thứ năm, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối ngoại: tiếp
nhận và triển khai các dự án ủy thác vốn, dự án tài trợ kỹ thuật, dự án làm dịch
vụ giải ngân, dự án nâng cao năng lực
Thứ sáu, đầu tư dưới hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài
sản và các hình thức đầu tư khác với doanh nghiệp và tổ chức tài chính tín dụng.
Thứ bảy, thực hiện các dịch vụ khác: cầm cố tài sản, làm đại lý cho các tổ
chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước, kinh doanh chứng khoán ( làm môi


giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn chứng khoán… ),
cung ứng các dịch vụ tút tiền tự động ATM, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế…
1.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc
Mọi hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội được thực hiện
dưới sự chỉ đạo của ban Giám đốc – đứng đầu là Giám đốc, người trực tiếp điều
hành mọi hoạt động của tổ chức. Giúp cho Giám đốc là 3 Phó giám đốc được
phân công chỉ đạo theo từng mảng kinh doanh và hành chính. Ban tham mưu
cho ban Giám đốc có các trưởng phòng chuyên môn nghiệp. Nhiệm vụ cơ bản
của các phòng ban như sau:
Phòng Hành chính nhân sự
Phòng quản lý nhân sự có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về các
vấn đề: Dự thảo quy định, nội dung về quản lý lao động, tài sản cố định, công cụ
lao động, phòng cháy chữa cháy về đảm bảo an ninh trật tự. Tư vấn pháp luật
trong việc thực thi các nhiệm vụ về ký kết hợp đồng, tham gia tố tụng để giải
quyết các vấn đề có liên quan đến con người và tài sản của chi nhánh theo sự ủy
quyền của giám đốc. Điều mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi

nhánh. Quản lý sử dụng con dấu, lưu trữ văn bản theo đúng quy định của pháp
luật.Tiếp nhận luân chuyển giấy tờ, công văn, ấn phẩm đi, đến đúng địa chỉ tuân thủ
mọi thủ tục về quản lý hành chính văn thư, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động của
chi nhánh.Thực hiện theo dõi quản lý các tài sản tại hội sở về hiện vật, hiện
trạng của tài sản, phối hợp với phòng kinh tế - ngân quỹ thực hiện việc kiểm tra
tình hình sử dụng quản lý và công tác kiểm kê tài sản. Tổ chức quản lý, sử dụng
phương tiện giao thông theo đúng quy định. Thực hiện công tác xây dựng cơ
bản sữa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động. Thực hiện công tác
thông tin tuyên tuyền, quảng cáo, tiếp thị theo điều chỉnh của ban Giám đốc.
Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và thăm hỏi ốm
đau, hiếu hỉ với cán bộ nhân viên.
Phòng Kế hoạch kinh doanh
Phòng Kế hoạch kinh doanh Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Hoạch
định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế
hoạch hàng năm cho toàn chi nhánh. Xây dựng kế hoạch và tổ chức quyết toán
kế hoạch quý, 6 tháng, năm của chi nhánh tổng hợp, xây dựng các chỉ tiêu, kế
hoạch quý, năm trình giám đốc giao cho đơn vị trực thuộc. Thực hiện cân đối
nguồn vốn và sử dụng vốn, điều hòa vốn toàn chi nhánh. Tổng hợp phân tích và
đề xuất các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro. Nghiên cứu đề xuất triển khai
áp dụng các dịch vụ, sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh chi nhánh. Xây
dựng chiến lược kế hoạch, phân loại khách hàng, đề xuất các chính sách thu hút
khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh.


Phòng Kế toán ngân quỹ
Thực hiện theo chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo pháp
lệnh kế toán thống kê và quy định hạch toán kế toán của NHNN&PTNT Việt
Nam. Xây dựng quyết toán khách hàng tài chính, khách hàng tiền lương của chi
nhánh trình Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phê
duyệt. Thực hiện các nhiệm vụ thanh toán trong nước. Chấp hành quy định về

an toàn kho quỹ, định mức tồn tại theo quy định. Tổ chức công tác thu chi tiền
mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng. Nghiên cứu, tổ chức triển
khai việc ứng dụng công nghệ tín dụng, công tác điện toán, phục vụ kinh doanh
trong chi nhánh. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán và báo cáo
theo chế độ.


Phòng Tín dụng
Làm chức năng tín dụng tại các chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội có
những nhiệm vụ sau: Nghiên cứu chiến lược kế hoạch tín dụng, phân loại khách
hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở
rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu
và gắn tiêu dùng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành,
nghề kinh tế, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt
hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy
quyền. Thẩm định cho vay các dự án, hoàn thiện các hồ sơ trình NHNo&PTNT
cấp trên theo phân cấp ủy quyền. Tiếp nhận thực hiện các chương trình dự án
thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn
vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và
ngoài nước. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm thử nghiệm
trong địa bàn.
Đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, tổng kết, đề xuất Giám đốc cho phép
nhân rộng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên
nhân và đề xuất hướng khắc phục. Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra
hoạt động của các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn. Tập huấn nghiệp vụ
cho cán bộ tín dụng tại chi nhánh. Nghiên cứu các đề xuất huy động vốn, cấp tín
dụng, mức lãi suất huy động và cho vay, phí dịch vụ trong từng thời kỳ cho phù
hợp. Trực tiếp thẩm định các dự án tín dụng, bảo lãnh của khách hàng. Xây
dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của toàn chi nhánh, có trách nhiệm
thường xuyên đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện chương trình đã được giám

đốc phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh,
trực tiếp làm thư kí tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh. Hướng dẫn kiểm tra theo
chuyên đề khách hàng, huy động vốn, cấp tín dụng, thông tin phòng ngừa rủi ro
với các đơn vị trực thuộc của chi nhánh. Thống kê tổng hợp báo cáo chuyên đề
theo quy định hiện hành của NHNo&PTN Việt Nam.
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng Thanh toán quốc tế thực hiện một số chức năng: Nghiên cứu chiến
lược phát triển kinh tế đối ngoại trên địa bàn. Xây dựng chiến lược phát triển các
sản phẩm dịch vụ như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ
xuất nhập khẩu của chi nhánh trong từng thời kì. Tổ chức kinh doanh ngoại tệ,
thanh toán quốc tế theo quy định của NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt
Nam. Đầu mối đề xuất triển khai các sản phẩm dịch vụ như thanh toán thẻ,
thanh toán séc, du lịch, chuyển tiền nhanh... Đầu mối tổ chức thực hiện các dự
án ủy thác cả các tổ chức chi nhánh nước ngoài. Thực hiện thẩm định, thiết lập
hồ sơ đối với khách hàng, mở L/C bằng vốn tự có, ký quỹ 100%. Hướng dẫn và
kiểm tra đào tạo nghiệp vụ theo chuyên đề. Tổng hợp báo cáo thống kê định kì


đột xuất, báo cáo chuyên đề hàng quý, hàng năm theo định kì. Tổ chức theo dõi
bảo quản lưu trữ hồ sõ theo quyết định của Ngân hàng Nhà Nước,
NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc giao.
Phòng Dịch vụ & Marketing
Từ 16/1/2008, căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT
Việt Nam kèm theo Quyết định số 1377/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của
Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT
Tây Hà Nội đã thành lập phòng giao dịch Marketing Phòng dịch vụ & marketing
nhằm thực hiện một số chức năng: Phát hiện và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu và ước
muốn của khách hàng để thiết kế những sản phẩm dịch vụ phục vụ tốt nhất nhu
cầu và ước muốn đó. Phát hiện những cơ hội và thách thức do môi trường đem
lại. Chủ động đề ra các chiến lược và biện pháp marketing như tuyên truyền,

quảng cáo... để quảng bá hình ảnh của ngân hàng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ
sảm phẩm dịch vụ của ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt
hiện nay, vai trò của phòng Dịch vụ và Marketing ngày càng trở nên quan
trọng.
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Giám sát việc chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trực tiếp kiểm tra các hoạt động
nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực của NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Báo cáo kịp
thời với ban Giám đốc, ban Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ, kết quả kiểm toán nội
bộ và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết điểm tồn tại. Làm đầu mối tiếp
nhận các cuộc thanh tra, kiểm toán của các ngành, các cấp và của thanh tra
NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Xem xét, trình Giám đốc giải quyết các đơn thư
khiếu nại, tố cáo có liên quan đến NHNo&PTNT Tây Hà Nội trong phạm vi
quyền hạn và chức năng quy định.
1.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Đối với tổ chức kinh doanh tiền tệ như ngân hàng thì vốn và hoạt động
huy động vốn đóng vai trò quan trọng hàng đầu, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quy
mô và chất lượng các hoạt động khác của ngân hàng. Huy động vốn mang lại
nguồn để ngân hàng duy trì và mở rộng các nghiệp vụ kinh tế khác như: cấp tín
dụng (chủ yếu là cho vay), ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi và một số hoạt động
khác.
Các Ngân hàng thường huy động vốn qua các kênh: tiền gửi giao dịch, tiền
gửi phi giao dịch, hay đi vay từ cá nhân và các tổ chức kinh tế- xã hội. Việc ngân


hàng có thể nắm giữ và sử dụng vốn của khách hàng ngoài việc đưa ra mức lãi
suất cao thì chất lượng hoạt động cũng như uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng

lớn đến tâm lý lựa chọn ngân hàng của người gửi tiền. Chính vì thế, hoạt động
huy động vốn một phần thể hiện chất lượng hoạt động của ngân hàng cũng như sự
tín nhiệm của khách hàng giành cho NHTM. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa to
lớn của vốn cũng như công tác huy động vốn đối với hoạt động của mình, các
NHTM tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm huy động được nguồn vốn ổn
định, ngày càng mở rộng quy mô từ đó đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn cho
các nghiệp vụ kinh doanh.
Những năm gần đây, các NHTM hoạt động trong môi trường kinh tế có
những diễn biến bất lợi khó lường cụ thể: Năm 2007, chứng kiến sự phát triển
bùng nổ của thị trường chứng khoán mở ra một kênh đầu tư hấp dẫn cho các nhà
kinh tế, từ đó luồng vốn từ dân cư và doanh nghiệp chuyển dần sang thị trường
chứng khoán, dẫn đến việc huy động vốn của các NHTM nói chung và
NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội trở nên khó khăn. Không chỉ thế, sang năm
2008 hoạt động của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì những biến động bất
lợi của nền kinh tế trong nước và cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới. Chung
tay với Chính phủ các nước trên thế giới nhằm ngăn đà suy thoái kinh tế. NHNN
Việt Nam liên tục 5 lần cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm còn 8.5% vào chiều
ngày 22/12/2008, và tiếp tục giảm còn 7%/năm ngày 1/2/2009. Kết hợp với sự
cắt giảm lãi suất cơ bản tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng giảm từ 11% xuống còn 5%
nhờ vậy kinh tế cũng tạm thời ổn định. Nhưng đến năm 2009 lại đặt ra nhiều
thách thức khi thị trường ngoại hối diễn biến bất lợi kèm theo sự thâm hụt ngân
sách, lạm phát tăng cao, nhập siêu thì tăng vọt làm cho kinh tế gặp khó khăn
thêm khó khăn. Năm 2010, công cuộc kiềm chế lạm phát chưa có nhiều diễn
biến tích cực do sự tăng giá trên thế giới, sự sụt giảm giá trị đồng USD cùng với
sự tăng vọt giá vàng và cơn bão giá từ thị trường trong nước gây áp lực lên
chính sách tiền tệ. Không chỉ thế năm 2010 là năm nhiều thiên tai bão lụt đặc
biệt là ở các tỉnh miền Trung gây thiệt hại lớn cho kinh tế xã hội làm cho lạm
phát có cơ hội tăng.
Trước những diến biến bất lợi của nền kinh tế gây ảnh hưởng đến tâm lý
không muốn nắm giữ nhiều tiền của khách hàng làm cho khả năng huy động vốn

của các NHTM giảm xuống, tuy nhiên dưới sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo
xây dựng những chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển đúng đắn, phù
hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể, cộng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ nhân
viên nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội không vì
thế mà giảm sút mà vẫn tăng trưởng qua các năm. Chính vì vậy mà trong nhiều
năm gần đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tây
Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua
những số liệu ở bảng 1.1 dưới đây.


Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT năm
2007- 2011 Tây Hà Nội
( Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm
2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Giá
trị


Giá
trị

Giá
trị

Giá
trị

Giá
trị

%
thay
đổi

%
thay
đổi

%
thay
đổi

%
thay
đổi

2.326 2.536 9.02


2.901 14,39 3.366 16.03 3.421 1.63

1.1.1.Tiền gửi không
kì hạn

451

465

3.1

534

14.8
4

598

11.99 589

-1.5

1.1.2. Tiền gửi < 12
tháng

664

679

2.22


716

5.45

917

28.07 921

0.4

1.1.3.Tiền gửi >12
tháng

1.211 1.392 14.94 1.651 16.61 1.85
1

12.11 1.911 3.2

1.2.1.Tiền gửi dân cư

468

11.61 628

0.48

1.2.2. Tiền gửi tổ chức
kinh tế


2.436 81.79 2.48
4

2.01

1.2.3.Tiền gửi tổ chức
tín dụng

1.Tổng vốn huy động
1.1.Theo kỳ hạn

1.2. Phân theo đối
tượng khách hàng
475

560

17.89 625

1.147 1.323 15.3

1.34
0

1.28

711

3.8


1.00
1

35.64 305

738

1,5

309
69.53

1.3

1.3. Phân Theo loại tiền
1.3.1.VNĐ

1.989 2.10
5

6.01

2.344 11.35 2.596 10.75 2.654 2.2

1.3.2. Ngoại tệ đã quy
đổi

337

27.9


585

431

35.73 770

31.62 767

-0.4

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 20072011)
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục
qua các năm và tỷ lệ tăng năm sau cao hơn năm trước cụ thể: năm 2008 so với


năm 2007 tăng 9.02%, năm 2009 tăng 14.39% so với năm 2008, năm 2010 tăng
16.03% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 1,63% so với năm 2010. Quy mô
vốn ngày được mở rộng tuy với tỷ lệ không cao nhưng cũng cho thấy khả quan
trong công tác huy động vốn của Ngân hàng.
Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của chi nhánh ta đi vào phân
tích sâu hơn cơ cấu huy động theo các phương thức phân loại khác nhau.
- Xét theo kỳ hạn huy động
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng rất đa dạng nếu phân theo kỳ
hạn ta có thể chia thanh 3 loại: tiền gửi không kỳ hạn (TGKKH) tiền gửi kỳ hạn
< 12 tháng (TGKH< 12 tháng) tiền gửi kỳ hạn ≥ 12 tháng (TGKH ≥ 12 tháng).
Cụ thể xét theo kỳ hạn huy động ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.1: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn năm 2007- 2011
(Đơn vị: triệu đồng)


(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, số vốn huy động trung và dài hạn chiếm
tỷ trọng lớn nhất, chiếm trên 50% so với tổng vốn huy động được. Đối với các
NHTM, việc huy động vốn trung và dài hạn thường rất khó khăn do lãi suất tiền
gửi trung và dài hạn thấp hơn lãi suất ngắn hạn. Nhưng đối với NHNo&PTNT
thì ngược lại, ở nước ta tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm tới 22%, mà
NHNo&PTNT chiếm lĩnh hầu hết thị trường khách hàng thuộc khu vực này.
Chính vì vậy, số vốn huy động trung và dài hạn của NHNo&PTNT thường
chiếm tỷ trọng cao hơn.


Nguồn vốn dài hạn tuy có chi phí huy động cao nhưng là nguồn huy động
ổn định thể hiện tiềm lực tài chính của ngân hàng ổn định trong thời gian dài,
khả năng quay vòng vốn cao hơn nếu nguồn này được sử dụng phù hợp trong tài
trợ các khoản tín dụng trung và dài hạn hay đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho
ngân hàng. Trong những năm gần đây, tiền gửi trung dài hạn tại chi nhánh
đềutăng qua các năm. Năm 2008 huy động 1,392 tỷ đồng tăng 181 tỷ so với năm
2007. Năm 2009 huy động 1,651 tỷ đồng tăng 259 tỷ so với năm 2008. Năm
2010 huy động 1,851 tỷ đồng tăng 200 tỷ đồng so với năm 2009. Năm 2011 huy
động 1,911 tỷ đồng tăng 60 tỷ đồng so với năm 2010. Đây là những tín hiệu
đáng mừng cho chi nhánh tuy nhiên đặt ra yêu cầu chi nhánh phải quản lý tốt và
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nay. Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn
chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng nguồn huy động, nhất là tiền gửi không kỳ hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn thường đến từ các doanh nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu
vay vòng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có khoản tiền dư ra họ chuyển
vào ngân hàng tuy nhiên nguồn của doanh nghiệp không ổn định nên chỉ gửi
không kỳ hạn để bất cứ khi nào cần sử dụng vốn họ đều có thể rút tiền.
- Xét theo đối tượng khách hàng
Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ:
dân cư, các tổ chức kinh tế (TCKT) và các tổ chức tín dụng (TCTD) cụ thể

nguồn vốn xét theo thành phần kinh tế ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.2: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng
(Đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT Tây Hà Nội)


Qua biểu đồ ta thấy, nếu xét theo đối tượng khách hàng thì tiền gửi của
các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng qua các năm, tiếp sau đó là
tiền gửi của các tổ chức tín dụng và của dân cư cụ thể như sau:
Tiền gửi từ các doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
nguồn vốn huy động của chi nhánh: năm 2008, tiền gửi các tổ chức kinh tế là
1323 tỷ đồng chiếm 52.17% trong tổng nguồn huy động, sang năm 2009 tỷ lệ
này là 46.19% ứng với con số tuyệt đối là 1340 tỷ đồng. Trong năm 2010 chi
nhánh huy động được 2436 tỷ đồng từ các tổ chức tài chính chiếm 72.37% trong
tổng huy động. Đến năm 2011, số vốn huy động được từ tổ chức kinh tế là 2484
tỷ đồng chiếm 72,6% trong tổng số vốn huy động được. Qua đây ta thấy được
tầm quan trọng của vốn từ doanh nghiệp trong hoạt động của chi nhánh, đòi hỏi
ngân hàng có những biện pháp thu hút nguồn vốn này. Tuy nguồn vốn từ các
doanh nghiệp có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đều qua các năm:
năm 2009 tăng 17 tỷ đồng ứng với con số tương đối là 1.28% trong khi đó tốc
độ tăng chung của tổng vốn huy động là 14.93% điều này dẫn đến tỷ trọng tiền
gửi từ các tổ chức kinh tế trong tổng nguồn giảm chỉ còn 46.19%. Sở dĩ có sự
tăng chậm trong năm 2009 là do ảnh hưởng của nền kinh tế mới phục hồi sau
khủng hoảng hoạt động của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Trước những thách
thức khách quan ấy việc ngân hàng vẫn duy trì được mức tăng 1.28% cũng là
một thành công. Bước sang năm 2010 nền kinh tế dần phục hồi sau cơn khủng
hoảng năm 2008, hoạt động của các doanh nghiệp có hiệu quả dẫn đến sự tăng
vọt nguồn tiền gửi từ các TCKT lên tới 2436 tỷ đồng tăng 1096 tỷ đồng ứng với
81.79% trong khi tốc độ tăng chung của tổng vốn huy động chỉ đạt 16.03% điều

này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Nhưng từ
giữa năm 2011, cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra chính vì vậy số vốn huy động
được từ các doanh nghiệp có tăng nhưng không đáng kể, chỉ tăng 48 tỷ đồng
tương ứng với 2,01%. Trước tình hình kinh tế khó khăn, hàng loạt các công ty,
các doanh nghiệp trên bờ vực phá sản. Tuy số vốn huy động được tăng không
đáng kể nhưng cho thấy sự nỗ lực của các cán bộ nhân viên tại chi nhánh.
Tuy có tỷ trọng thấp hơn nguồn tiền gửi từ các TCKT nhưng tiền gửi của
dân cư cũng đóng góp phần không nhỏ trong tổng nguồn của ngân hàng. Năm
2007 huy động được 451 tỷ đồng, năm 2008 huy động được 475 tỷ đồng tăng
1,5% so với năm 2007, sang năm 2009 tăng thêm 85 tỷ đồng ứng với 17.89%.
Năm 2010 huy động được 625 tỷ đồng tăng 11.61% so với năm 2009 ứng với
con số tuyệt đối là 65 tỷ đồng. Sang năm 2011 số vốn huy động được là 628 tỷ
đồng, tăng 0,48% tương ứng với 3 tỷ đồng. Tuy tỷ lệ tăng không cao nhưng đã
thể hiện uy tín của ngân hàng đối với người dân tăng cao, trong khủng hoảng
Chi nhánh vẫn là địa chỉ tin cậy để dân chúng gửi gắm tiền tiết kiệm của mình.


Thành phần kinh tế thứ ba là các tổ chức tín dụng nguồn tiền gửi từ các tổ
chức này không cao trong tổng nguồn huy động được và sự tăng giảm không
đồng đều. Năm 2008 tăng 3,8% so với năm 2007, năm 2009 tăng 34.65% so với
năm 2008 nhưng sang năm 2010 đã giảm mạnh chỉ đạt 73.83% so với năm 2009
tương ứng với việc giảm 262 tỷ đồng. Đến năm 2011 thì số vốn duy động được
là 309 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,3% so với năm 2010, điều này cũng phù hợp
với nền kinh tế lúc bấy giờ.
- Xét theo loại tiền
Xét theo loại tiền thì ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi
nhánh Tây Hà Nội huy động vốn theo hai hình thức, bao gồm: huy động vốn
bằng VNĐ và ngoại tệ. Cụ thể nguồn vốn xét theo loại tiền ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.3: Tình hình huy động vốn phân theo loại tiền huy động
(Đơn vị: triệu đồng)


(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Qua biểu đồ ta thấy, cả tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ quy đổi đều tăng
qua các năm cụ thể: Ngoại tệ quy đổi năm 2007 đạt 337 tỷ đồng, Năm 2008 đạt
431 tỷ đồng tăng 27,9% so với năm 2007 tương ứng với 94 tỷ, năm 2009 huy
động được 585 tỷ đồng, tăng 154 tỷ đồng so với năm 2008 ứng với con số tương
đối là 35.73% sang năm 2010 đạt 770 tỷ đồng tăng 185 tỷ so với năm 2009
tương đương với tăng 31.62%, năm 2011 đã giảm 0,4% so với năm 2010, con số
chỉ là 767 tỷ đồng. Đối với tiền gửi bằng VNĐ cũng tăng trưởng qua các
năm:năm 2008 tăng 6,01% so với năm 2007, năm 2009 tăng 239 tỷ đồng so với


năm 2008 ứng với tăng 11.35% sang năm 2010 tăng thêm 185 tỷ đồng so với
năm 2009 tức tăng 10.75% và đến năm 2011 tăng 2,2% tương ứng với số tuyệt
đối là 58 tỷ đồng.
Tuy tỷ trọng tiền gửi bằng VNĐ luôn lớn hơn tiền gửi ngoại tệ. Và cả hai
đều tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng của ngoại tệ cao hơn
nhiều so với nội tệ bởi vì năm 2009 là năm đầy biến động của thị trường ngoại
hối, với sự lo ngại đồng nội tệ mất giá các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế đều
có tâm lý găm giữ ngoại tệ, hạn chế tiết kiệm bằng VNĐ. Sang năm 2010, Ngân
hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi
suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là
1%/năm. Đây được xem là một “cú hích” mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được
hưởng có từ 4% - 4,5%/năm. Quy định này được bình luận là đặt các tổ chức đó
vào thế “tự xử”, phải tính toán lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang
VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Chính vì thế sang năm 2010 tốc độ tăng
của tiền gửi bằng ngoại tệ giảm xuống chỉ còn 31.62% so với 35.73% trong năm
2009. Tuy tốc độ tăng nguồn tiền gửi bằng ngoai tệ có giảm nhưng tốc độ tăng
đồng nội tệ không tăng chỉ tăng 10.75% trong khi đó năm 209 tăng 11.35% vì

trong năm 2010 chứng kiến nhiều cuộc thiên tai lũ lụt khiến cho hoạt động sản
xuất bị gián đoạn, mất mùa... dẫn đến áp lực tăng giá lương thực thực phẩm
trong nước, lạm phát tăng cao.
Đến giữa năm 2011, tình hình kinh tế thế giới lại biến động, các cuộc
khủng hoảng kinh tế xảy ra ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nước ta. Lãi suất
ngân hàng tăng giảm thất thường, thị trường ngoại hối cũng biến động không
kém….chính vì vậy, nguồn vốn huy động giảm 0,4%. Tuy nguồn vốn huy động
từ ngoại tệ giảm nhưng số vốn huy động được từ VNĐ vẫn tăng.
Tóm lại, trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của chi nhánh
NHNo&PTNT Tây Hà Nội vẫn duy trì tăng qua các năm, tuy có sự khác nhau về
tốc độ tăng giữa các năm, giữa các thành phần tiền gửi nhưng nhìn chung hoạt
động huy động của chi nhánh được đánh giá là có hiệu quả trong điều kiện kinh
tế bất lợi. Điều này chứng tỏ chi nhánh có chất lượng hoạt động tốt và có uy tín
trong nền kinh tế và niềm tin đó càng được củng cố. Việc huy động vốn cao đã
tạo điều kiện cho các nghiệp vụ kinh doanh của chi nhánh phát triển đặc biệt là
tín dụng mà chủ yếu là cho vay.
1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng
nhằm tìm kiếm được lợi nhuận cao thì ngân hàng phải biết sử dụng và khai thác


các nguồn vốn một cách triệt để và hiệu quả nhất. Bao gồm hoạt động cho vay,
và một số hoạt động khác.
Hoạt động cho vay: là hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng, đem lại phần
lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Tại chi nhánh đã dùng số tiền huy động được để
cho vay từ đó thu lợi nhuận trên chênh lệch chi phí đầu ra, đầu vào. Khi thực
hiện hoạt động này ngân hàng đã thực hiện được vai trò của mình thông qua việc
mở rộng vốn đầu tư, gia tăng sản phẩm xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, thúc
đẩy các ngành nghề kinh tế phát triển.
Tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội dịch vụ cho vay bao gồm: cho

vay cầm cố chứng từ có giá, cho vay cầm cố bằng vàng, ngoại tệ, cho vay đời
sống, cho vay doanh nghiêp. Nếu phân theo thời hạn thì có cho vay ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn.
Ngoài hoạt động cho vay ở chi nhánh NHNN&PTNT Tây Hà Nội còn
thực hiện các hoạt động đầu tư, hùn vốn liên doanh, liên kết, kinh doanh chứng
khoán trên thị trường tài chính... Hoạt động này vừa mang lại lợi nhuận cho
ngân hàng, giảm chi phí huy động vốn và sử dụng vốn, vừa góp phần điều hòa
lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế.
1.3.3. Các hoạt động khác
1.3.3.1. Hoạt động của phòng thanh toán quốc tế
Trong giai đoạn này, các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động của phòng thanh
toán quốc tế của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội bao gồm: thanh toán hàng
hóa xuất khẩu, thanh toán hàng hóa nhập khẩu, mua bán ngoại tệ đều tăng
trưởng qua các năm. Tuy có sự tốc độ tăng trưởng không đồng đều, ta sẽ thấy rõ
hơn điều này qua những số liệu ở bảng 1.2 dưới đây.


Bảng1.2 : Bảng tổng hợp hoạt động năm 2007-2011
( Đơn vị: nghìn USD)
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm
2008

Năm 2009

Năm
2010


Năm 2011

1.Hàng NK

33.231

46.941

32.723

19.465

22.382

1.1. Thanh toán L/C

23.544

29.267

20.770

8.062

10.046

1.2. Chuyển tiền TTR

8.581


14.942

9.371

10.317

11.790

1.3. Thanh toán nhờ
thu

1.105

2.730

2.580

1.084

545

2. Hàng XK

7.027

5.696

6.817


20.894

11.844

2.1. Thanh toán L/C

3.396

1.140

1.920

5.257

1.751

2.2. Chuyển tiền đến

4.399

6.543

7.351

17.302

11.759

2.3. Thanh toán nhờ
thu


1.388

-

183

293

-

3. Mua ngoại tệ

31.830

45.724

35.242

42.049

29.767

4. Bán ngoại tệ

35.102

45.838

36.044


42.288

29.935

( Nguồn : Báo cáo tổng hợp của phòng thanh toán quốc tế năm 2007-2011)
Trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu mang lại nhưng hoạt động của phòng thanh toán quốc
tế tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội vẫn đạt được những thành tựu đáng
kể. Nhìn vào bảng nhận thấy hoạt động của phòng thanh toán có sự tăng trưởng
qua từng năm mặc dù con số chưa cao.
- VÒ nhËp khÈu, giá trị thanh toán hàng nhập khẩu tăng giảm không đồng
đều. Điển hình năm 2007 giá trị thanh toán là 33,2 triệu USD thì đến năm 2008
con số đã tăng lên 46,9 triệu USD, tăng 13,7 triệu USD tương ứng tăng 41,2%
so với năm 2007. Từ năm 2009, giá trị thanh toán hàng hóa nhập khẩu có xu
hướng giảm. Năm 2009, giá trị là 32,7 giảm 14,2 triệu USD tương ứng giảm
30,2%. Đến năm 2011 giá trị thanh toán là 22,3 triệu USD. Những năm trở về
trước giá trị nhập khẩu cao là do nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự phát triển
còn phải nhập khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt các mặt hàng có hàm lượng công


nghệ cao. Các năm trở về đây, nền kinh tế nước ta càng ngày càng phát triển nên
giá trị thanh toán hàng hóa nhập khẩu có xu hướng giảm xuống.
Trong thanh toán hàng hóa nhập khẩu, các phương thức thanh toán quốc
tế được sử dụng phổ biến tại chi nhánh là phương thức tín dụng chứng từ với
tổng giá trị qua 5 năm từ 2007 – 2011 là 91,4 triệu USD chiếm 58,7% tổng giá
trị thanh toán hàng hóa nhập khẩu. Phương thức thanh toán quốc tế phổ biến thứ
hai là phương thức chuyển tiền với tổng giá trị thanh toán qua 5 năm là 54.7
triệu USD chiếm 35,15%.
- Về xuất khẩu, giá trị thanh toán hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng qua

các năm, tuy tốc độ không đều. năm 2008 giá trị thanh toán là 5,6 triệu USD,
năm 2009 giá trị thanh toán tăng 1,2 triệu USD tương ứng tăng 21,4%, sang năm
2010 giá trị thanh toán quốc tế đã lên tới 20,8 triệu USD tăng lên 14 triệu USD
tương ứng tăng lên 205%. Đến năm 2011 giá trị thanh toán đã giảm do ảnh
hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế, giá trị thanh toán giảm 9 triệu USD tương ứng
giảm 43,26%.
Trong thanh toán hàng hóa xuất khẩu, phương thức thanh toán quốc tế
được sử dụng nhiều nhất tại chi nhánh là phương thức chuyển tiền với tổng giá
trị thanh toán qua 5 năm từ 2007 – 2011 là 47,1 triệu USD chiếm 90,2 % tổng
giá trị thanh toán hàng hóa xuất khẩu, đây cũng là một trong nhũng phương thức
được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên thế giới hiện nay. Do tính ưu việt của
phương thức này là nhanh chóng, tiện lợi, thủ tục lại khá đơn giản và do sự phát
triển của hoạt động thương mại quốc tế nên phương thức này hiện nay chiếm tỷ
trọng khá cao so các phương thức thanh toán khác đang được sử dụng tại chi
nhánh.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng tại chi nhánh cũng khá
tốt. Số lượng giao dịch của các món ngoại tệ có tăng qua từng năm. Năm 2007
tổng số món mua ngoại tệ là 2.438 và tổng số tiền phải trả là 31,8 triệu USD,
cũng trong năm đó ngân hàng bán ra 1.564 món ngoại tệ và thu về 35,1 triệu
USD. Năm 2008, giá trị thanh toán mua ngoại tệ là 45,7 triệu USD tăng 13,9
triệu USD tương ứng tăng 44 % so với năm 2007. Trong cùng năm thì ngân
hàng cũng bán ra 6.232 món ngoại tệ và thu về 45,8 triệu USD tăng 30,48% so
với năm 2007. Do tình hình biến động nên sang đến năm 2011, tổng số món
mua ngoại tệ của ngân hàng giảm 23% so với năm 2010. Làm cho giá trị thanh
toán mua ngoại tệ giảm 29% so với năm 2010. Cũng trong năm 2011, tổng số
món ngoại tệ chi nhánh bán ra giảm 12% tương ứng giảm 731 món ngoại tệ.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh tăng tuy với tốc
độ chưa cao. Nhưng trong thời kỳ nền kinh tế xảy ra nhiều biến động như hiện
nay thì việc giữ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng là việc hết sức
khó khăn. Qua đây ta thấy được sự nỗ lực rất lớn của các cán bộ nhân viên tại



phòng thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội.
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh còn được thể hiện qua bảng
báo cáo kết quả kinh doanh của phòng thanh toán quốc tế. Ta sẽ thấy rõ hơn
điều này qua những số liệu ở bảng 1.3 dưới đây:
Bảng1.3 : Bảng tổng báo cáo KQKD phòng thanh toán quốc tế qua các
năm 2007-2011 của NHNo&PTNT Tây Hà Nội
(Đơn vị : VNĐ)
Chỉ
tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Phí
dịch
vụ

1.447.682.15
5

767.029.254


1.546.992.37
4

1.272.364.17 2.954.799.019
3

Lãi
KD
ngoại
tệ

564.777.217

3.399.872.80
4

2.020.813.14
5

5.668.725.49 2.102.127.395
9

KQ
kinh
doan
h

2.012.459.37
2


4.166.902.05
8

3.567.805.51
9

6.941.089.67 5.056.926.414
2

( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng thanh toán quốc tế
qua các năm 2007-2011)
Biểu đồ 1.4: Tình hình hoạt động kinh doanh của phòng thanh toán
quốc tế qua các năm 2007-2011của NHNo&PTNT Tây Hà Nội
(Đơn vị : VNĐ)


×