Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

kinh doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.38 KB, 52 trang )

Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập kinh tế của Việt Nam vào
nền kinh tế khu vực và thế giới (đặc biệt và tổ chức WTO) đã thúc đẩy giao dịch
thương mại phát triển một cách nhanh chóng, dẫn đến việc lưu thong tiền mặt
phải nhanh đòi hỏi các ngân hàng phải có những biện pháp cải tiến trong quản lý
và đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phù hợp với xu thế thời đại.
Vì vậy việc sử dụng các phương tiện thanh toán không bằng tiền mặt như
séc, các giấy tờ có giá, thẻ tín dụng… ngày càng phổ biến cả trên thế giới và
Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay việc sử dung thẻ tín dụng đang được sử dụng phổ biến
nhất, được nhà nước và các ngân hàng đánh giá cao và đuocj tạo điều kiện để
phát triển.
Việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ giảm bớt được chi phí đi lại, tiết kiệm tối đa
thời gian cho khách hàng.Ngoài ra việc kinh doanh thẻ tín dụng này còn là một
hình thức huy động vốn mới, tập trung nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư vào
các tài khoản cá nhân để đầu tư phát triển.
Nhận thức được những lợi ích của việc kinh doanh thẻ tín dụng mang lại
cho nền kinh tế nên em quyết định chọn đề tài kinh doanh thẻ tín dụng tại các
ngân hàng thương mai làm chuyên đề thực tập chuyên môn của mình.
Tuy nhiên bài tực tập chuyên môn của em còn hạn chế, do vậy có những
sai sót trong quá trình thực hiện là khó tránh khỏi. Em kính mong cô chỉ bảo. Em
xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Xuân Thuyên đã hướng dẫn em hoàn thành
bài thực tập chuyên môn này.
Sinh viên thực hiện: Mai Thị Nguyệt _ Lớp 10CDN1.

1.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG
Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ tín dụng

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1

Page 1


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Cùng với sự phat triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và xu hướng toàn
cầu hóa nền kinh tế thế giới, thẻ ngân hàng ra đời đã mang lại một cuộc cách
mạng trong tác nghiệp thanh toán của hệ thống ngân hàng bằng việc ứng dụng
những thành tựu công nghệ thông tin tiên tiến nhất. Thẻ ngân hàng là một
phương thức thay thế tiền mặt hàng đầu trong các giao dịch tiêu dung. Tốc độ
phát hành và thanh toán thẻ liên tục tăng ở mức kỷ lục qua các năm. Hơn thế, sự
phát triển của nhiền quốc gia ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lại đang tiếp
tục mở ra những thị trường đầy hứa hẹn cho loại hình dịch vụ này.
Thẻ chủ yếu được phát hành bởi các ngân hàng nhưng sự ra dời của nó lại
không xuất phát từ ngân hàng mà từ tổng công ty xăng dầu Califormia (nay là
công ty mibie). Thẻ xuất hiện đầu tiên ở Mỹ và đầu thế kỷ XX. Trong hệ thống
ngân hàng, hình thức sơ khai của thẻ là Charge – it, một hình thức mua bán chịu
do ngân hàng Flatbush National lập ra. Hệ thống này mở đường cho sự ra đời
của thẻ vào năm 1951 do ngân hàng Flatbush National phát hành. Tại đây, các
khách hàng đệ đơn xin vay và được thẩm định khả năng thanh toán. Những
khách hàng đủ tiêu chuẩn sẽ được cấp thẻ, dùng để thanh toán cho các thương vụ
bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Các cơ sở này, khi nhận được giao dịch sẽ liên hệ với
ngân hàng, nếu được phép chuẩn chi cho họ sẽ thực hiện giao dịch và đòi tiền

sau đối với ngân hàng.
Với lợi ích của việc thanh toán này, ngày càng có nhiều các tổ chức tín
dụng tham gia thanh toán. Năm 1955, hàng loạt thẻ mới như Trip Change,
Golden Key, Guorent Clup rồi đến Carte Blanche và American Express ra đời và
thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, để hình thức thanh toán thẻ có thể thu hút được
khách hàng cần phải có một mạng lưới thanh toán lớn, không chỉ trong phạm vi
một địa phương, một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Đứng trước đòi hỏi đó,
Interbank (MasterCharge) và Bank of American (Bank Americard) đã xây dựng
một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn trong xử lý, thanh toán thẻ toàn cầu.
Năm 1977, Bank Americard trở thànhVisa USA và sau đó trở thành tổ chức
thẻ quốc tế Visa. Năm 1979, MasterCharge cũng trở thành một tổ chức thẻ quốc
tế lớn khác là Mastercard.
SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1

Page 2


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Ngày nay, Mastercard và Visacard là hai loại thẻ lưu hành phổ biến nhất.
Visa chiếm khoảng 50% thị phần phát hành và hơn 45% thị phần thanh toán,
kế đến là Mastercard với 30% thị phần phát hành và 25% thị phần thanh toán.
Do thẻ ngày nay được sử dụng rộng rãi, các công ty và các ngân hàng liên
kết với nhau để khai thác lĩnh vực thu hút nhiều lợi nhuận này. Thẻ dần dần
được xem như một công cụ văn minh, thuận lợi trong các cuộc giao dịch mua
bán. Bên cạnh các loại thẻ như Mastercard, Visa, thẻ American Express (Amex)
ra đời năm 1958, JCB xuất phát từ Nhật cũng vươn lên mạnh mẽ, được sử dụng
rộng rãi trên toàn cầu và cùng chia những thị phần rộng lớn.

Với những tiện ích mang lại, thẻ ngân hàng đã chinh phục được những
khách hàng khó tính nhất và mở ra những thị trường đầy hứa hẹn. Có thể khẳng
định rằng thẻ ngân hàng vẫn đang và sẽ tiếp tục gặt hái được những thành công
lớn trong thế kỷ tới .
Hiện nay, trên thế giới đang có 3 loại thẻ ngân hàng được sử dụng:
+ Thẻ ghi nợ: áp dụng đối với các khách hàng có quan hệ thanh toán, tín
dụng thường xuyên có tín nhiệm với ngân hàng do Giám đốc ngân hàng quyết
định, mỗi thẻ có ghi hạn mức sử dụng tối đa do ngân hàng phát hành thẻ quy
định.
+ Thẻ thanh toán: được áp dụng rộng rãi cho các khách hàng. Muốn sử
dụng loại thẻ này, khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản ứng tại ngân
hàng và được sử dụng thẻ có giá trị thanh toán trong phạm vi ký quỹ.
+ Thẻ tín dụng: được áp dụng đối với các khách hàng đủ điều kiện được
ngân hàng đồng ý cho vay tiền, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong
phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng chấp nhận.
2.

Khái niệm.

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1

Page 3


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán với hạn mức chi tiêu nhất định
mà ngân hàng cung cấp cho người sử dụng trên cơ sở khả năng tài chính, sổ ký

quĩ hoặc tài sản thế chấp.
Thẻ tín dụng được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay
tiêu dùng đối với các chủ thẻ. Thẻ tín dụng khác với bất kỳ hình thức tín dụng
nào trước đó bởi vì nó là một sản phẩm kết hợp của tín dụng và thanh
toán.Trong các hình thức tín dụng trước đây, khi ngân hàng đồng ý cho khách
hàng vay tức là giao cho khách hàng trực tiếp quyền sử dụng một lượng vốn
nhất định.Còn khi ngân hàng cấp cho khách hàng một thẻ tín dụng thì chưa có
một lượng tiền thực tế nào được vay.Ngân hàng chỉ đưa ra một sự đảm bảo về
quyền được sử dụng một lượng tiền trong phạm vị hạn mức của khách hàng.
Việc khách hàng có thực sự vay hay không phụ thuộc vào quá trình sử dụng thẻ
của khách hàng sau đó.
Khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hoá và dịch vụ tức là
họđang sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Ngân
hàng đảm nhận vai trò kế toán hộ cho các chủ thẻ trên tài khoản tín dụng.Số dư
phát sinh sẽ được ghi vào bên nợ của tài khoản, được hiểu là một khoản cho vay.
Khách hàng phải tiến hành thanh toán theo sao kê khi đến hạn. Tín dụng thẻ có
tính tuần hoàn và cho phép người sử dụng mở rộng khả năng tài chính trong
ngắn hạn. Chỉ cần khách hàng tuân thủ đúng các qui định hợp đồng sử dụng thẻ
thì sẽ luôn có quyền sử dụng thẻ.

3. Đặc điểm và cấu tạo của thẻ tín
3.1.
Đặc điểm của thẻ tín dụng.

dụng.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều thẻ tín dụng do các tổ chức phát hành
như Visacard, Mastercard, American express, JCB, Diner club …Phạm vi sử
dụng của các loại thẻ này trên toàn thế giới, trong đó phải kể đến 2 loại
SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1


Page 4


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

thẻ là Visacard và Mastercard, số điểm tiếp nhận 2 loại thẻ này lên đến hàng
triệu điểm.
3.1.1.

Tính linh hoạt.

Với nhiều loại thẻ đa dạng, phong phú, thẻ thích hợp với mọi đối tượng
khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp (thẻ thường) đến những
khách hàng có thu nhập cao (thẻ vàng), khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt (thẻ
rút tiền mặt), cho tới nhu cầu du lịch , giải trí… thẻ cung cấp cho khách hàng độ
thoả dụng tối đa, thoả mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
3.1.2. Tính

tiện lợi.

Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ cung cấp cho
khách hàng sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể mang
lại được. Đặc biệt đối với người phải đi ra nước ngoài công tác hay du lịch,
thẻ có thể giúp họthanh toán ở bất cứ nơi nào mà không cần phải đem theo
tiền mặt hay séc du lịch, không phụ thuộc vào qui mô số tiền họ cần thanh toán.
Thẻ được coi là phương tiện thanh toán ưu việt nhất trong số các phương tiện
thanh toán phục vụ tiêu dùng.

3.1.3.

Tính an toàn và nhanh chóng

Chủ thẻ có thể yên tâm về số tiền của mình trước nguy cơ bị mất cắp. Thậm
chí, dù thẻ có thể bị lấy cắp, ngân hàng cũng bảo vệ tiền của chủ thẻ bằng số
PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ nhằm tránh khả năng rút tiền của kẻ ăn cắp. Hơn thế
nữa, hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực hiện qua mạng kết nối trực tuyến từ
cơ sở chấp nhận thẻ hay điêm rút tiền mặt tới ngân hàng thanh toán, ngân hàng
phát hành và các tổ chức thẻ quốc tế. Việc ghi nợ, có cho các chủ thẻ tham gia
quy trình thanh toán được thực hiện một cách tự động do đó quá trình thanh
toán rất dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng.
3.2. Cấu

tạo của thẻ.

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1

Page 5


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Các loại thẻ thường có đặc điểm chung là: được làm bằng Plastic, có kích
thước theo tiêu chuẩn quốc tế là 5,5 cm ° 8,5 cm. Thẻ thường dày từ 2-2,5 mm.
Trên thẻ có in các thông số nhận dạng như: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và
logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực (ngày
cuối cùng có hiệu lực)… và một số đặc tính khác tuỳ theo quy định của các

Tổchức thẻ quốc tế hoặc Hiệp hội phát hành thẻ…
Mặt trước của thẻ:
Biểu tượng: Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng, mang tính đặc trưng của
tổ chức phát hành thẻ. Đây được xem như một đặc tính mang tính anninh nhằm
chống giả mạo. Ví dụ:
- VISA: Hình chữ nhật 3 mầu: xanh, trắng, vàng có chữ Visa chạy ngang
giữa màu trắng, trên hình chữ nhật 3 mầu là hình chim bồ câu đang bay in chìm.
- MASTERCARD: Có hình 2 hình tròn lồng nhau nằm ở góc dưới bên phải
(một hình mầu da cam, một hình mầu đỏ) và dòng chữ Mastercard mầu trắng
chạy ở giữa; trên hai hình tròn lồng nhau là hai nửa quả cầu lồng nhau in chìm.
- JCB: Biểu tượng 3 mầu xanh công nhân, đỏ, xanh lá cây, có chữ JCB chạy
ngang giữa.
- AMEX: Biểu tượng hình đầu người chiến binh.
Số thẻ: Số này dành riêng cho mỗi chủ thẻ, được dập nổi trên thẻ và được
in lại trên hoá đơn khi chủ thẻ thanh toán bằng thẻ. Tuỳ theo từng loại thẻmà chữ
số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.
Thời gian có hiệu lực của thẻ: Là thời hạn mà thẻ được phép lưu hành. Tùy
theo từng loại thẻ mà có thể ghi ngày hiệu lực cuối cùng của thẻhoặc ngày đầu
tiên đến ngày cuối cùng được sử dụng thẻ.

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1

Page 6


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Họ và tên chủ thẻ: In chữ nổi, là tên của cá nhân nếu là thẻ cá nhân, tên

của người được uỷ quyền sử dụng nếu là thẻ công ty. Ngoài ra, có thẻ còn có cả
ảnh của chủ thẻ.
Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành: Mỗi loại thẻ luôn có
ký hiệu an ninh kèm theo in phía sau của ngày hiệu lực. Ví dụ: Thẻ Visa có chữ
V (hoặc CV, PV, RV, GV ), thẻ MasterCard có chữ M và chữ C lồng vào nhau.
Thẻ Amex còn in thêm số mật mã cho từng đợt phát hành.
Mặt sau của thẻ:
Dải băng từ có khả năng lưu trữ các thông tin như: số thẻ, ngày hiệu lực,
tên chủ thẻ, ngân hàng phát hành...
Dải băng chữ ký: trên dải băng này phải có chữ ký của chủ thẻ để cơ
sởchấp nhận thẻ có thể đối chiếu chữ ký khi thực hiện thanh toán thẻ.
4. Vai trò và phân loại thẻ tín dụng
4.1.
Vai trò của thẻ tín dụng
4.1.1. Đối với người sử dung thẻ.
a. Sự linh hoạt và tiện lợi trong thanh toán

ở trong và ngoài nước

Tiện ích nổi bật cho người sử dụng thẻ là sự tiện lợi và tính linh hoạt hơn
hẳn các phương tiện thanh toán khác. Chủ thẻ có thể thực sự cảm nhận được
điều này khi đi du lịch hay công tác ở nước ngoài. Thẻ thanh toán như Visa,
MasterCard và trong phạm vi nhỏ hơn là Amex và Diners được chấp nhận trên
toàn thế giới. Điều này có nghĩa là, khi dự định ra nước ngoài, thay vì phải
chuẩn bị trước một lượng ngoại tệ hay séc du lịch, chủ thẻ có thể mang theo thẻ
thanh toán để thanh toán cho mọi nhu cầu chi tiêu của mình.
b.

Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn


Thẻ thanh toán có nhiều tiện ích hơn tiền mặt hay séc du lịch cả trước, trong
và sau chuyến đi.

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1

Page 7


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Sử dụng thẻ thanh toán đơn giản hơn rất nhiều. Chủ thẻ không cần lên kế
hoạch chi tiêu trước, cũng không cần phải trả tiền truớc cho ngân hàng. Sử dụng
thẻ, chủ thẻ được phép chi tiêu trước, trả tiền sau.Tài khoản của thẻchỉ bị ghi nợ
khi nào chủ thẻ thực sự chi tiêu và thanh toán bằng thẻ.Thêm nữa, tỷ giá khi bạn
thanh toán bằng thẻ cũng thường có lợi hơn so với sửdụng tiền mặt hay séc du
lịch.Như vậy, không những giúp người sử dụng thẻ tiết kiệm tiền, thẻ còn giúp
họ tiết tiệm thời gian mua hàng cũng như thời gian chờ làm các thủ tục với séc
du lịch hay tiền mặt, hạn chế được rủi ro.
c.

Khoản tín dụng tự động, tức thời

Khả năng mua hàng không bị gò bó là một tiện ích của thẻ thanh toán. Dù
việc mua bán có được dự tính trước hay không thì thẻ thanh toán cũng là một
nguồn tín dụng tự động giúp cho các chủ thẻ khỏi phải đến ngân hàng xin vay.
Thường thì người ta có tâm lý ngại đến ngân hàng làm thủ tục xin vay, và họ sẽ
đánh giá cao thẻ như là một khoản tín dụng ngắn hạn, thủ tục phát hành đơn giản
(thậm chí có thẻ phát hành qua đường bưu điện).Hơn thế nữa, chủ thẻ chỉ phải

thanh toán một phần nhỏ (hiện quy định là 20%) khi đến hạn thanh toán (thường
là một tháng), số còn lại chủ thẻ có thể trả sau.
d.

Bảo vệ người tiêu dùng

Ở các nước phát triển có luật tín dụng tiêu dùng (chẳng hạn như Luật tín
dụng tiêu dùng ở Anh ban hành năm 1974), quy định khách hàng được bảo vệ
đối với những món hàng có giá trị từ 100-15.000 bảng Anh thanh toán bằng thẻ
tín dụng. Nếu món hàng đó không đủ tiêu chuẩn chất lượng thì chủthẻ có thẻ yêu
cầu được ngân hàng phát hành thẻ bảo vệ, thậm chí có thể được bồi thường. Một
số ngân hàng phát hành còn có chế độ bảo hiểm kèm theo: có hàng hoá thay thế
hàng bị mất cắp, hư hỏng hay thất lạc, trả tiền bảo hiểm tai nạn hoặc tử vong đối
với hàng hoá hay dịch vụ thanh toán bằng thẻthanh toán. Hơn thế nữa, ngân
hàng cũng có chế độ ưu đãi cho chủ thẻ khi sửdụng một số dịch vụ về sức khoẻ
(ví dụ như PPP, BUPA ở Anh), câu lạc bộhoặc có chế độ thưởng điểm sau mỗi
SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1

Page 8


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

lần sử dụng thẻ và số điểm này có thểcộng dồn lại để đổi lấy một số hàng hoá
khác.
e.

Rút tiền mặt


Chủ thẻ có thể rút tiền mặt một cách nhanh chóng ở bất cứ nơi nào, vào bất
cứ lúc nào tại ngân hàng hoặc qua các máy rút tiền tự động (ATM) và sửdụng
một số dịch vụ khác do máy ATM cung cấp như: trả nợ vay, chuyển khoản, xem
số dư tài khoản…
f.

Kiểm soát được chi tiêu

Với sao kê hàng tháng do ngân hàng gửi đến chủ thẻ hoàn toàn có thể kiểm
soát được chi tiêu của mình trong tháng, đồng thời tính toán được phí và lãi nếu
trả cho mỗi khoản giao dịch.
Giá cho tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại là khoản phí thường niên mà
chủ thẻ phải chịu và tỷ lệ lãi nếu khoản chi tiêu không được trả ngân hàng đúng
hạn, lãi suất này có thể cao ngang với lãi suất của một khoản vay thấu chi. Tuy
nhiên, với tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại cho chủ thẻ thì khoản phí này
không đáng kể, có thể chấp nhận được.
4.1.2. Đối với cơ sở
a. Đảm bảo chi trả

chấp nhận thẻ: (CSCNT)

Đối với người bán lẻ, thẻ thanh toán thuận lợi hơn so với séc. Trường hợp
khách hàng muốn thanh toán bằng séc cho một món hàng có giá trị lớn hơn mức
đảm bảo của tờ séc thì cửa hàng đứng trước sự lựa chọn khó khăn: hoặc là chấp
nhận thanh toán séc với số tiền lớn hơn hạn mức được đảm bảo và chịu rủi ro
nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc sẽ không bán được hàng,
doanh số bán sẽ giảm. Với thẻ thanh toán, CSCNT có thể yên tâm là đã được ghi
có vào tài khoản ngay khi thông tin được truyền qua hệthống máy móc điện tử
đến ngân hàng thanh toán.Trường hợp phải xin cấp phép thì việc xin cấp phép từ

ngân hàng phát hành cũng rất nhanh chóng vàđảm bảo qua các máy cấp phép tự
động.
SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1

Page 9


Thực tập chuyên môn
b.

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Tăng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ và thu hút thêm khách hàng

Chấp nhận thanh toán thẻ là cung cấp cho khách hàng một phương tiện
thanh toán nhanh chóng, tiện lợi do vậy khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên,
doanh số cung ứng hàng hoá dịch vụ của CSCNT cũng tăng lên. Thẻ thanh toán
tạo cho CSCNT một khả năng cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ khác. Môi
trường văn minh, hiện đại trong giao dịch, mua bán khi thanh toá thẻ là yếu tố
quan trong để thu hút khách hàng., đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, các nhà
đầu tư.
c.

Nhanh chóng thu hồi vốn

Khi dữ liệu về giao dịch thẻ được truyền đến ngân hàng hoặc CSCNT nộp
hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thì tài khoản của CSCNT được ghi có
ngay. Số tiền này họ có thể sử dụng ngay vào mục đích quay vòng vốn hoặc các
mục đích khác.Nhanh chóng luân chuyển vốn là điểm thuận lợi hơn so với séc,
séc thường phải mất một thời gian nhất định mới được thanh toán.

d.

. An toàn, bảo đảm

Giao dịch thẻ được trả tiền ngay vào tài khoản của CSCNT , nhưng dù chưa
được thanh toán ngay thì thanh toán thẻ cũng ít có nguy cơ bị mất cắp hơn là séc
hay tiền mặt. Một ngăn kéo đầy séc hay tiền mặt có giá trị lớn sẽ là mục tiêu của
những nhân viên thiếu trung thực và kẻ trộm, nhưng cũng với mộtsố tiền như
vậy được thể hiện trên hoá đơn thẻ thì sẽ chảng có ai quan tâm đến vì nó chẳng
có ý nghĩa với ai khác ngoài CSCNT.
Nhanh chóng giao dịch với khách hàng
Khi giao dịch tiền mặt, việc đếm tiền, ghi chép sổ sách là rất phức tạp. Còn
giao dịch thẻ, với các thiết bị chuyển ngân điện tử tại điểm bán hàng EFTPOS
(Electronic funds transfer at point of sale) được sử dụng ngày càng nhiều thì đơn
giản, người ta chỉ việc đưa băng từ của thẻ qua thiết bị này, mọi thông tin trên
thẻ được nhận dạng, giao dịch được thực hiện. Hệ thống EFTPOS giúp đẩy
e.

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 10


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

nhanh quá trình xử lý khi bán hàng, giúp CSCNT cung cấp cho nhà phát hành
thẻ những thông tin về việc bán hàng mà không phải xử lý thủ công trên giấy tờ.
f.
Giảm chi phí bán hàng
Thanh toán thẻ giúp CSCNT giảm đáng kể các chi phí cho việc đếm, bảo

quản tiền, quản lý tài chính nhờ vậy cũng giảm được chi phí bán hàng.
4.1.3. Đối với ngân hàng
a. Lợi nhuận ngân hàng
Lợi ích lớn nhất mà thẻ đem lại cho ngân hàng phát hành và thanh toán
thẻlà lợi nhuận. Thu nhập từ thẻ mà ngân hàng có được là: phí CSCNT, phí
sửdụng thẻ (phí thường niên) và lãi suất cho khoản tín dụng mà chủ thẻ chậm
thanh toán. Đó là chưa kể các khoản thu từ các dịch vụ ngân hàng và đầu tư kèm
theo.
Một yếu tố nữa có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ thẻ đó là lòng
trung thành của khách hàng. Một khi khách hàng đã có tài khoản hoặc thẻ tại
ngân hàng thì hiếm khi họ lại muốn chuyển sang một tổ chức đối thủ khác. Lợi
dụng tâm lý này của khách hàng, ngân hàng có thể tăng lãi suất tương đối cho
khoản tín dụng thanh toán thẻ để tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng mà không
sợ mất khách hàng đồng loạt.
Ngoài ra, kinh doanh thẻ còn tạo ra sự “hỗ trợ chéo” rất có hiệu quả cho
ngân hàng.Tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao từ kinh doanh thẻ có thể bù đắp cho
những hoạt động kém sinh lời hơn của ngân hàng như kinh doanh trên tài khoản
vãng lai (thường lãi suất thấp).
b.

Dịch vụ toàn cầu

Là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế như Visa hay MasterCard, một
ngân hàng dù là nhỏ nhất trên thế giới cũng có thể cho khách hàng một phương
tiện thanh toán quốc tế có chất lượng như bất cứ đối thủ cạnh tranh lớn nào. Sau
lợi nhuận, khả năng cung cấp dịch vụtoàn cầu là lợi ích lớn nhất cho ngân hàng,
tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập với
cộng đồng quốc tế.
SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 11



Thực tập chuyên môn
c.

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Hiệu quả cao trong thanh toán

Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ thực hiện số
giao dịch séc, tiền mặt ít hơn. Điều này mang lại cho ngân hàng nhiều lợi ích:
thực hiện số giao dịch ít hơn, những thông tin thường nhật được cung cấp bởi
các tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard dưới hình thức điện tử làm cho việc
ghi nợ tương ứng vào các tài khoản của khách hàng được nhanh hơn, đơn giản
hơn… hoạt động của ngân hàng nhờ vậy cũng hiệu quả hơn.
d.

Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng

Thẻ thanh toán ra đời, làm phong phú thêm các dịch vụ ngân hàng, mang
đến cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thoả mãn tốt nhất
nhu cầu của khách hàng. Không chỉ có vậy, ở các nước phát triển, phát triển dịch
vụ phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng có thêm cơ hội để phát triển các dịch
vụ khác song song như: đầu tư hoặc bảo hiểm cho các sản phẩm. Thông tin về
các loại hình dịch vụ này sẽ được gửi đến cho khách hàng sửdụng thẻ cùng với
sao kê hàng tháng của ngân hàng.
e.

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

Đưa thêm một loại hình thanh toán mới phục vụ khách hàng buộc ngân

hàng phải không ngừng hoàn thiện: nâng cao trình độ, trang bị thêm trang thiết
bịkỹ thuật công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt nhất trong
thanh toán, đảm bảo uy tín, sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.
f.

Tăng nguồn vốn cho ngân hàng

Nhờ thẻ thanh toán số lượng tiền gửi của khách hàng để thanh toán thẻ và
số lượng tài khoản của các CSCNT cũng tăng lên. Với lượng giao dịch thẻ tương
đối lớn, các tài khoản này sẽ tạo cho ngân hàng một lượng vốn bằng tiền đáng
kể, cũng có thể coi là một nguồn sinh lợi cho ngân hàng.Là một phương tiện
thanh toán hiện đại, thuận tiện, lợi ích về mọi mặt đối với nhiều lĩnh vực và
nhiều đối tượng trong nền kinh tế, đặc biệt trong công cuộc toàn cầu hoá.Ngày
SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 12


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

nay, trên thế giới thanh toán bằng thẻ đã trở thành xu thế tất yếu.Ở các nước phát
triển, trên 80% lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ bán lẻ được thực hiện bằng thẻ.
Với phạm vi thanh toán rộng như vậy, vai trò của thẻ chắc chắn sẽ ngày càng
được khẳng định và mở rộng.
4.1.4.

Đối với nền kinh tế - xã hội

Nhờ những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực công nghệ thông tin những năm
gần đây, công dụng của thẻ thanh toán ngày càng được phát triển và mởrộng.

Thẻ ngày càng thể hiện vai trò lớn của mình trong sự phát triển kinh tế– xã hội.
Điều này được thể hiện trên các mặt sau:
a.

Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông

Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ
là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông.Ở những nước phát triển, thanh
toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số các phương tiện
thanh toán.Nhờ vậy mà khối lượng cũng như áp lực tiền mặt trong lưu thông
giảm đáng kể.
b.

Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế

Hầu hết mọi giao dich thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được
thực hiện và thanh toán trực tuyến (ONLINE) vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh
toán nhanh hơn nhiều so với những giao dịch qua các phương tiện thanh toán
khác như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi… Thay vì thực hiện các giao dịch
trên giấy tờ, với giao dịch thẻ, mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống máy
móc điện tử thuận tiện, nhanh chóng.
c.

Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước

Trong thanh toán thẻ, các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của ngân
hàng. Nhờ đó các ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được mọi giao dịch, tạo
nền tảng cho công tác quản lý thuế của nhà nước, thực hiện chính sách ngoại hối
SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 13



Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

quốc gia. Thực tế hiện nay, mọi chế độ, chính sách liên quan đến thẻ đều dựa
trên chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước.
d.

Thực hiện biện pháp " kích cầu" của nhà nước

Sự tiện lợi mà thẻ mang lại cho người sự dụng, cơ sở chấp nhận thẻ, ngân
hàng… khiến cho ngày càng có nhiều người ưa chuộng sử dụng thẻ, tăng cường
chi tiêu bằng thẻ. Điều này làm cho thẻ trở thành một công cụ hữu hiệu góp phần
thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước.Khuyến khích phát hành, thanh
toán thẻ cũng là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng.Điều này cũng tạo nên một
kênh cung ứng vốn hiệu quả của các ngân hàng thương mại.
e.

Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư
nước ngoài

Thanh toán bằng thẻ là giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp cận với một
phương tiện văn minh của thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường thương mại
văn minh, hiện đại hơn. Đây cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch, các nhà
đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc đem lại lợi ích to lớn cho xã hội, thẻ được sử
dụng ngày càng rộng rãi cũng là nhờ những tiện ích thiết thực mà nó đem lại cho
những đối tượng liên quan trực tiếp: chủ thẻ, CSCNT, ngân hàng.
4.2.
4.2.1.


Phân loại thẻ tín dụng
Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ.

Thẻ tín dụng trong nước: Là loại thẻ có phạm vi sử dụng và thanh toán
trong một nước. NHPH và cơ sở chấp nhận thẻ cùng trong một nước. Đồng
tiền của thẻ chỉ duy nhất là đồng nội tệ.
Thẻ tín dụng quốc tế: Là các loại thẻ do các NH, tổ chức tài chính trong
nước và quốc tế ( là thành viên của của tổ chức thẻ quốc tế) phát hành. Thẻ này
có thểthanh toán ở tất cả các đơn vị chấp nhận thẻ trên thế giới.
4.2.2.

Phân loại theo đối tượng sử dụng.

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 14


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

- Thẻ cá nhân: Là thẻ được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp
ứng được được đủ các điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh
toán các khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình.


Thẻ cá nhân có hai loại thẻ chính và thẻ phụ.

+ Thẻ chính: Do cá nhân đứng tên xin phát hành thẻ cho chính mình sử
dụng và cá nhân đó là chủ thẻ chính.

+ Thẻ phụ: Chủ thẻ chính xin phát hành thẻ phụ cho người khác sử dụng
( chủthẻ phụ). Chủ thẻ chính chịu trách nhiệm toàn bộ chi tiêu của chủ thẻ phụ.
-Thẻ công ty: Là loại thẻ tín dụng dùng cho công ty thanh toán trong
hoạt động kinh doanh của mình. Công ty đứng tên ký hợp đồng sử dụng thẻ
và uỷquyền cho người đứng tên trong thẻ tín dụng để sử dụng, đồng thời mọi
thanh toán liên quan đến thẻ đều do công ty thanh toán với ngân hàng phát hành.
4.2.3.

Phân loại theo mức tín dụng.
Có hai loại: Thẻ vàng và thẻ chuẩn.

- Thẻ vàng: Là thẻ có hạn mức tín dụng từ 50.000.000 -90.000.000
- Thẻ chuẩn: Là thẻ có hạn mức tín dụng từ 10.000.000-dưới 50.000.000.
Trong đó, hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà chủ thẻ được phép sử
dụng trong một chu kỳ tín dụng.
4.2.4.

Phân loại thẻ theo công nghệ sản xuất.

- Thẻ dập nổi (Embossed Card): hiện giờ hầu như không còn sử dụng.
- Thẻ từ tính (Magnetic Card): Các thông tin về thẻ trên một giải băng từ
- Thẻ thông minh (IC/Smard Card): Các thông tin được lưu trữ bằng các
vi mạch. Thẻ này sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai.
4.2.5.

Theo chủ thể phát hành

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 15



Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Thẻ do ngân hàng phát hành: Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho
khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng số
tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện
nay, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu. Ví
dụnhư: VISA, MASTERCARD, JCB …
Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đó là các loại thẻ du lịch giải
trí của các tập đoàn kinh doanh lớn, hoặc cũng có thể là thẻ do các công ty xăng
dầu, các cửa hiệu lớn phát hành…Ví dụ: Thẻ Dinners Club, Amex…
4.2.6.

Theo tính chất thanh toán của thẻ

Thẻ tín dụng: Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ
thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hoá, dịch
vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này. Thẻ tín dụng thường do ngân hàng
phát hành và thường được quy định một hạn mức tín dụng nhất định trên cơ sở
khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ được phép chi tiêu
trong phạm vi hạn mức đã cho. Chủ thẻ phải thanh toán cho Ngân hàng phát
hành thẻ theo kỳ hàng tháng. Lãi suất tín dụng tùy thuộc vào quy định của mỗi
Ngân hàng phát hành. Tính chất tín dụng của thẻ còn thẻ hiện ở việc chủ thẻ
được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh
toán sau một kỳ hạn nhất định. Thẻ tín dụng được coi là một công cụ tín dụng
trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
Thẻ ghi nợ: Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ
dựa trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản vãng lai của mình tại ngân hàng
phát hành thẻ. Thẻ thanh toán không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số

dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Số tiền chủ thẻ chi tiêu sẽ được khấu trừ
ngay vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở
chấp nhận thẻ. Chủ thẻ cũng có thể được ngân hàng cấp cho một mức thấu chi,
tuỳ theo sự thoả thuận giữa chủ thẻ và ngân hàng . Đó là một khoản tín dụng
ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ.
SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 16


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Có 2 loại thẻ ghi nợ cơ bản:
Thẻ Online: Những thông tin về giao dịch được kết nối trực tiếp từ thiết bị
điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ hoặc điểm rút tiền mặt tới Ngân hàng phát
hành. Giá trị những giao dịch được khấu trừ trực tiếp và lập tức vào tài khoản
của chủ thẻ.
Thẻ Offline: Thông tin giao dịch được lưu tại máy điện tử của cơ sở chấp
nhận thẻ và được chuyển đến Ngân hàng phát hành muộn hơn (không có kết nối
trực tiếp vào thời điểm thanh toán). Giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ
vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày.
Ngoài 2 loại thẻ phổ biến nhất là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, còn một số loại
thẻ cũng được sử dụng rộng rãi cho một số mục đích nhất định như:
Thẻ rút tiền mặt: dùng để rút tiền mặt từ tài khoản của chủ thẻ tại các máy
rút tiền tự động (ATM) hoặc tại ngân hàng và sử dụng các dịch vụ khác do máy
ATM cung cấp (Ví dụ: kiểm tra số dư, chuyển khoản, chi trả các khoản vay…).
Với chức năng chuyên dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra với chủ thẻ là phải ký quỹ
tiền vào tài khoản hoặc được ngân hàng cấp tín dụng thấu chi.
Thẻ lưu trữ giá trị: được phát hành bằng cách nộp một số tiền nhất định để
mua một thẻ, mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ bị trừ dần. Thẻ này thường

được sử dụng để mua bán hàng hóa có giá trị tương đối nhỏ như xăng dầu ở các
trạm bán xăng tự động, gọi điện thoại, thanh toán phí cầu đường... (thẻ điện
thoại ở VN là một ví dụ điển hình).
5.
5.1.

Tiện ích của thẻ tín dụng
Tiện ích dành cho khách hàng

Ngày nay thẻ tín dụng đã trở thành một phương tiện thanh toán hiệu
quả an toàn và chính xác, hơn hẳn so với các hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt khác. Nó cho phép người sử dụng có thể mua hàng hoá, dịch vụ
tại bất cứ một điểm chấp nhận thẻ hoặc một ngân hàng thanh toán nào. Số lượng
các cơ sở chấp nhận thẻ ngày càng có xu hướng tăng lên do đó phạm vi lưu
SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 17


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

hành thẻ càng được mở rộng. Điều này cho phép thẻ thay thế tiền mặt ở mọi
nơi mọi lúc .
Với sự trợ giúp của tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân
hàng, công nghệ sản xuất thẻ đã đến trình độ cao cộng với các biện pháp
chống làm giả mạo như mã hoá thông số từ tính hoặc kỹ thuật vi mạch điện tử
đã giúp cho thẻ rất khó làm giả .
Một điểm lợi lớn mà thẻ tín dụng đem lại cho khách hàng là một dịch vụ“
chi tiêu trước trả tiền sau”. Các ngân hàng phát hành thẻ cấp một hạn mức tín
dụng và chủ thẻ được phép chi tiêu trong hạn mức tín dụng đó mà không phải trả

tiền ngay.
Theo qui định của các ngân hàng, chủ thẻ có thể sử dụng hạn mức tín
dụng và chỉ phải thanh toán cho ngân hàng một phần nhất định khoản tiền đã
sữ dụng khi đến hạn. Đặc biệt chủ thẻ có thể sử dụng khoản tín dụng đó không
chịu lãi trong thời hạn 10- 45 ngày và nếu chủ thẻ trả nợ toàn bộ số dư sao kê,
chủ thẻ sẽ không phải trả một khoản lãi nào cho ngân hàng. Tuy nhiên, trên
thực tế có rất ít khách hàng thanh toán các khoản theo sao kê. Phần lớn họ chỉ
thanh toán 1 khoản lớn hơn hoặc bằng số tiền tối thiểu mà ngân hàng qui định và
chấp nhận trả lại cho số dư còn lại. Hơn thế chi phí thực tế vào việc sử dụng thẻ
không phải là lớn. Ngoài khoản lệ phí bắt buộc thường niên mà chủ thẻ phải nộp
hầu như toàn bộ các khoản giao dịch phát sinh của chủ thẻ sẽ không bị tính lãi
nếu được thanh toán theo đúng sao kê. Hơn nữa sử dụng thẻ sẻ giúp các chủthẻ
luôn kiểm soát và tự tính toán được các khoản phí và lãi nếu trả cho mỗi khoản
giao dịch .
5.2.

Tiện ích dành cho các điểm tiếp nhận thẻ:

Các điểm tiếp nhận thẻ là nơi cung ứng hàng hoá và dịch vụ chấp nhận
việc thanh toán bằng thẻ. Song song với các ngân hàng, các điểm tiếp nhận thẻ
cũng phát triển ngày một nhiều.Việc thanh toán thẻ của ngân hàng sẽ không
thực hiện được nếu thiếu sự góp mặt của các điểm tiếp nhận thẻ. Có thể nói, mối
SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 18


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

quan hệ giữa ngânhàng phát hành và các điểm tiếp nhận thẻ là mối quan hệ 2

chiều. Các điểm tiếp nhận thẻ là khách hàng của ngân hàng, hàng hoá mà họ
được ngân hàng cung cấp khi tham gia vào mạng lưới thanh toán thẻ là dịch vụ
‘ bán hàng qua ngân hàng”. Thông qua dịch vụ này, lợi ích của các cơ sở chấp
nhận thẻ sẽ là mở rộng thị trường và doanh số. Các chủ thẻ sẽ tìm đến các cơ
sở chấp nhận thẻ để mua hàng hoá vá dịch vụ.Điều này thoả mãn được mục tiêu
của các điểm chấp nhận thẻ là tối đa hoá lượnghàng hoá, dịch vụ cung cấp được
vì mỗi điểm tiếp nhận thẻ là một cơ sở kinh doanh.
Ngân hàng thông qua dịch vụ thẻ sẽ thu được một khoản lợi nhuận là phí
tính theo % trên giá trị giao dịch thẻ. Tuyệt đại doanh số thanh toán thẻ ở Việt
Nam đều là doanh số thanh toán thẻ của khách nước ngoài.Nó như một biện
pháp xuất khẩu tại chỗ và là cơ hội để các điểm tiếp nhận thẻ mở rộng thị trường
tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài.
5.3.

Lợi ích đối với nền kinh tế:

Thẻ tín dụng giúp tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh
tế, tăng cường vòng quay của đồng tiền, khơi thông các luồng vốn khác nhau,
tạo điều kiện cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán trong dân cư và
của cả nền kinh tế. Hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát các hoạt động
giao dịch kinh tế, giảm thiểu các tiêu cực và tăng cường tính chủ đạo của nhà
nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách kinh tế tài
chính quốc gia. Việc tăng tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông
sẽ làm giảm tỷ trọng của số lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó làm giảm
những chi phí cần thiết lưu thông trong xã hội (in ấn, bảo quản tiền mặt, kiểm
đếm...). Hơn nữa, việc thanh toán bằng thẻ qua việc sử dụng các tiến bộ khoa
học- kỹ thuật và công nghệ hiện đại tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội
nhập với nền kinh tế thế giới.
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ tín
6.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát hành thẻ.
6.1.1. Trình dộ dân trí và sự phát triển của nền kinh tế

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 19

dụng


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Trình độ nhận thức của người dân là yếu tố quan trọng để đánh giá sự phát
triển của một xã hội. Trình độ dân trí cao cũng đồng nghĩa với một nền kinh tế
phát triển về mọi mặt, tiếp cận được với nền văn minh thế giới, ứng dụng được
những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại nhất phục vụ nhu cầu cần thiết của
con người. Vì vậy, khi trình độ dân trí của một nước phát triển chắc chắn người
ta sẽ tiếp cận với một phương tiện thanh toán nhanh chóng, hiệu quả và an toàn
nhất, đó là thẻ- một phương tiện thanh toán đa tiện ích, cùng với sự phát triển
này thì tất yếu doanh số phát hành thẻ lúc này sẽ tăng cao.
6.1.2.

Quy mô và phạm vi hoạt đông cua ngân hàng

Ngân hàng phát hành phải có một quy mô hoạt động rộng và uy tín cao
không những tại thị trường trong nước mà trên cả thị trường quốc tế. Có mối
quan hệ với tư cách là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ Quốc tế nổi
tiềng nhất trên thế giới, có một hệ thống các phương tiện cập nhật nhanh chóng,
hiện đại, an toàn. Có như vậy mới có thể cạnh tranh được trên thị trường một
cách mạnh mẽ.

6.1.3.

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển của thẻ.Một môi trường pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ, đầy đủ,
hiệu lực mới có thể đảm bảo đầy đủ quyền lợi của các bên tham gia vào quá
trình phát hành thẻ.
6.2.
6.2.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thanh toán thẻ
Thu nhập của người dùng thẻ

Thu nhập cao đồng nghĩa với mức sống cao hơn.khi đó, nhu cầu của con
người không chỉ đơn thuần là mua được hàng hoá mà họ yêu cầu phải mua hàng
hoá đó với một đọ thoả dụng tối đa. Thẻ thanh toán sẽ đáp ứng được nhu cầu của
họ. Khi mức sống được nâng cao, nhu cầu du lịch, giải trí của con người cũng
cao hơn.Khi ấy thẻ thanh toán là phương tiện hữu hiệunhất đáp ứng nhu cầu này

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 20


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

của họ. Vì vậy, thu nhập của người dùng thẻ càng cao thì nhu cầu thanh toán
bằng thẻ càng nhiều.
6.2.2.


Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng

Thanh toán thẻ gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại.Nếu hệ thống
máy móc này có trục trặc thì sẽ gây ra ách tắc trong toàn hệ thống. Vì vậy, đã
đưa ra dịch vụ thẻ thì ngân hàng phải đảm bảo một công nghệ thanh toán hiện
đại theo kịp công nghệ của thế giới.
Hơn nữa, chỉ có trình độ kỹ thuật cao thì việc vận hành, bảo sưỡng và duy
trì hệ thống máy móc phục vụ cho phát hành và thanh toán thẻ mới có hiệu quả
cao, giảm được giá thành phục vụ, từ đó thu hút thêm được người sử dụng nó.
6.2.3.

Thói quen của người dân

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thẻ. Thói quen tiêu
dùng của người dân sẽ tạo ra một môi trường thanh toán cho thanh toán thẻ. Nếu
như một thị trường mà người dân chỉ có thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt sẽ
không thể là một môi trường tốt để phát triển thị trường thẻ, chỉ khi mà việc
thanh toán được thực hiện chủ yếu qua hệ thống ngân hàng thì thẻ thanh toán
mới thực sự phát huy hết hiệu quả của nó.
6.2.4.

Số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ

Số các đơn vị chấp nhận thẻ đóng vai trò rát quan trọng trong nghiệp vụ
thanh toán thẻ, là cầu nối của hoạt động thanh toán giữa ngân hàng và chủ thẻ.
Nếu trong một môi trường không tồn tại một mạng lưới ĐVCNT đa dạng, chất
lượng thì sẽ không thể đảm bảo “lượng cung” để kích thích dân chúng trong và
ngoài nước sử dụng thẻ. Vì vậy, một môi trường với mộtmạng lưới cơ sở chấp
nhận thẻ dày đặc sẽ là điều kiện để hoạt động thanh toán thẻ phát triển mạnh mẽ.

6.2.5.

Các chính sách, biện pháp của nhà nước

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 21


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Trong khi thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của mình nhà nước luôn có
những chính sách cụ thể can thiệp như tăng thuế, hay có những biện pháp cứng
rắn đối với các ngành hay đối với từng người dân nhằm duy trì một mặt bằng
kinh tế chính trị của toàn xã hội.

1.

CHƯƠNG II: NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TÁN THẺ TÍN
DỤNG
Các chủ thể tham ggia

Hoạt động kinh doanh thẻ diễn ra theo một chu trình khép kín, bao gồm
nhiều chủ thể tham gia. Có thể khái quát chung lại như sau:
Ngân hàng phát hành - NHPH
Ngân hàng thanh toán - NHTT
Chủ thẻ
Cơ sở chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt - CSCNT
Ngân hàng đại lý - NHĐL
Tổ chức thẻ Quốc tế - TCTQT

* Một ngân hàng thanh toán có thể đồng thời là ngân hàng phát hành. Khi
chủthẻ chi tiêu tại một cơ sở chấp nhận thẻ của một NHTT đồng thời là NHPH,
các chủ thể tham gia quy trình thanh toán chỉ gồm chủ thẻ, CSCNT và NH
Ngân hàng phát hành
Trong việc phát hành thẻ thanh toán quốc tế thì Ngân hàng phát hành phải
là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế. Để việc sử dụng thẻ mang
lại hiệu quả kinh tế cao, ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín trong
nước cũng như quốc tế. Ngân hàng phát hành cũng có thể là ngân hàng thanh
toán.
SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 22


Thực tập chuyên môn


GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Ngân hàng thanh toán

Ngân hàng thanh toán là thành viên chính thức hoặc liên kết của tổ chức thẻ
quốc tế, hoặc những ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ quyền làm trung
gian thanh toán giữa chủ thẻ và ngân hàng phát hành. Ngân hàng thanh toán có
trách nhiệm trả tiền cho các CSCNT đã cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho chủ thẻ,
hoặc điểm ứng tiền mặt trước khi chủ thẻ thanh toán lại cho ngân hàng phát
hành.
Ngân hàng thanh toán cũng cung cấp và có trách nhiệm đối với những máy
móc, thiết bị chuyên dùng và hoá đơn thanh toán cho các CSCNT.


Cơ sở chấp nhận thẻ


CSCNT là các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ chấp nhận thanh toán
bằng thẻ. CSCNT phải ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với ngân hàng
thanh toán và phải có tài khoản tại đó.Nếu đủ điều kiện, CSCNT sẽ được cung
cấp các máy móc, thiết bị, hoá đơn phục vụ thanh toán thẻ.
Một số điều kiện để có thể trở thành CSCNT: Là các tổ chức, công ty, cá
nhân có kinh doanh hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ hợp pháp, có địa điểm kinh
doanh và hoạt động kinh doanh thuận lợi, cam kết tuân thủ mọi quy định, luật
lệcủa Tổ chức thẻ quốc tế và ngân hàng, không nằm trong danh sách các CSCNT
có độ rủi ro cao hoặc “có vấn đề” về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, trách
nhiệm thanh toán…


Ngân hàng đại lý

Là tổ chức trung gian được ủy quyền của Ngân hàng thanh toán để chấp
nhận thanh toán thẻ hoặc xây dựng mạng lưới CSCNT. Ngân hàng đại lý đóng
vai trò như một CSCNT


Chủ thẻ

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 23


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Là người được ngân hàng phát hành cho phép sử dụng thẻ, có hợp đồng ký

kết đầy đủ.Chủ thẻ là người duy nhất được quyền sử dụng thẻ để thanh toán tiền
hàng hoá, dịch vụ tại CSCNT hoặc rút tiền mặt tại ngân hàng đại lý hoặc máy
ATM.


Tổ chức thẻ Quốc tế

Là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng tham gia phát hành và thanh toán
thẻ quốc tế, hiện bao gồm: Tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ Mastercard, công thẻ
American Express, công ty thẻ JCB.
Mối liên hệ giữa các chủ thể của thẻ được thể hiện qua mô hình và chutrình
của một giao dịch thanh toán hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt. Bắt đầu từ chủ
thẻ đến cơ sở chấp nhận thẻ hay ngân hàng đại lý, qua ngân hàng và tổ chức thẻ
Quốc tế cho đến khi chủ thẻ thanh toán cho NHPH về những khoản chi tiêu của
mình. Chu trình này có tính khép kín và thống nhất, các chủ thể có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau, qua đó hình thành lên một mạng lưới thanh toán thẻ rộng
khắp trên toàn thế giới và khách hàng có thể được phục vụ bất cứ đâu họ cần.
Điều này cũng được thể hiện bởi quy mô mang tính toàn cầu của hệ thống
thanh toán thẻ Visa, MasterCard...
2. Nghiệp vụ phát hành
2.1.
Cơ sở pháp lý:

thẻ tín dụng

Việc phát hành thẻ phải dựa trên cơ sở luật quốc gia nơi thẻ được phát
hành, cụ thể là các quy chế về phát hành thẻ do Ngân hàng trung ương hoặc cơ
quan quản lý tiền tệ của quốc gia đó ban hành. Ngoài ra, việc phát hành
thẻthanh toán quốc tế còn phải được sự đồng ý của tổ chức thẻ quốc tế thông qua
hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành với các tổ chức thẻ quốc tế, đồng thời

tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành của các tổ chức thẻ quốc tế.Dựa trên
các cơ sở này, mỗi ngân hàng phát hành sẽ có những quy chếriêng về phát hành
thẻ do Ban Lãnh đạo ngân hàng phát hành quy định.
2.2.

Nguyên tắc phát hành

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 24


Thực tập chuyên môn

GVHD: Th.S Phạm Thị Xuân Thuyên

Thẻ tín dụng được phát hành dựa trên nguyên tắc cho vay ngắn hạn. Có
nghĩa là, khi chấp nhận phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, ngân hàng cung
cấp cho họ một khoản tín dụng ngắn hạn với hạn mức nhất định mà chủ thẻđược
phép sử dụng trong chu kỳ tín dụng. Hạn mức tín dụng thẻ của khách hàng nằm
trong tổng mức cho vay chung đối với khách hàng, tổng mức cho vay chung
này không được vượt quá giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với một
khách hàng theo quy định của pháp luật.
Khi phát hành thẻ, một nguyên tắc quan trọng mà khách hàng phải tuân thủ
là: khách hàng phải có đảm bảo với ngân hàng bằng thế chấp hoặc tín chấp. Nếu
dựa vào tín chấp, ngân hàng sẽ xem xét khả năng trả nợ của khách hàng. Còn
thế chấp phải bằng tài sản có giá trị tương đương hoặc cao hơn hạn mức tín dụng
mà thẻ được cấp. Tài sản thế chấp của khách hàng thường là tài khoản cá nhân ở
ngân hàng hoặc các khoản tiết kiệm có kỳ hạn.
2.3.
2.3.1.


Quy trình phát hành
Hoạt động phát hành

Khi phát hành thẻ, ngân hàng phát hành phải tiến hành nhiều hoạt động
khác nhau có liên quan như:
Tổ chức các hoạt động tiếp thị, tuyên truyền cho người sử dụng thẻ.
Thẩm định và xét duyệt đơn xin phát hành thẻ.
Quyết định cấp hạn mức tín dụng cho chủ thẻ.
Thiết kế mẫu và đặt in thẻ trắng theo mẫu quy định.
Phát hành thẻ mới và phát hành lại thẻ hết hạn.
Mã hoá thẻ, cấp mã số cá nhân cho chủ thẻ.
Xử lý, cấp phép thanh toán thẻ theo đúng quy định của tổ chức thẻ quốc tế.
Cung cấp các dịch vụ trợ giúp khách hàng.
Thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ của chủ thẻ với các ngân hàng thanh
toán thông qua tổ chức thẻ quốc tế.
- Xử lý các tra soát, khiếu kiện của khách hàng.
Tổ chức thu nợ và theo dõi việc trả nợ của khách hàng.
Theo dõi và xây dựng hệ thống quản lý rủi ro.
2.3.2. Đối tượng phát hành và phạm vi sử dụng thẻ
• Đối tượng phát hành:
-

SVTH: Mai Thị Nguyệt _ 10CDN1 Page 25


×