Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Các dạng biểu đồ chính trong đề thi địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.81 KB, 2 trang )

Các dạng biểu đồ chính trong đề thi địa lý
Dạng 1: Vẽ biểu đồ hình tròn
– Vẽ biểu đồ hình tròn, phải tính quy mô, bán kính và cơ cấu. Cách nhận biết dạng
biểu đồ này là khi đầu bài hỏi là “Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy
mô, cơ cấu của một yếu tố nào đó”, đồng thời các số liệu trong đầu bài phải là
những số tự nhiên và có số năm nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm. Khi vẽ biểu đồ thì vẽ
mỗi năm 1 vòng tròn có bán kính như đã tính được và phải xử lí số liệu tính cơ cấu
quy ra phần trăm.
– Vẽ biểu đồ hình tròn nhưng không phải tính quy mô và bán kính. Cách nhận biết
dạng này : Khi đầu bài hỏi “Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất cơ cấu của một yếu
tố nào đó, đồng thời các số liệu trong đầu bài phải là những số tương đối (bằng
phần trăm) và số năm cũng nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm. Trong trường hợp này tuy
không phải xử lí số liệu để tính quy mô, bán kính và tính cơ cấu, nhưng khi vẽ thì
phải vẽ mỗi năm 1 vòng tròn có bán kính to dần lên để thể hiện tình hình phát triển
sát với thực tiễn của nền kinh tế.
Dạng 2: Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của 1 ngành sản xuất
Khi gặp dạng biểu đồ này thì phải đọc kĩ đề bài. Nếu đầu bài hỏi “Hãy vẽ biểu đồ
thích hợp nhất thể hiện sự tăng trưởng của 1 ngành sản xuất nào đó thì dứt khoát
phải xử lí số liệu quy tất cả ra phần trăm bằng cách đặt các số liệu của năm đầu tiên
bằng 100. Sau đó lần lượt lấy các số liệu của năm sau chia cho năm đầu tiên nhân
với 100%. Khi vẽ thì cần phải vẽ trục tung và trục hoành. Trục tung điền đơn vị
phần trăm, trục hoành điền số năm và dựa vào các số liệu đã xử lí vẽ biểu đồ
đường cùng xuất phát từ vị trí 100%.
Dạng 3: Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của một số ngành kinh tế
Với dạng đầu bài cho các số liệu là số tự nhiên, số năm nhiều hơn hoặc bằng 4 năm
và các số liệu trong đầu bài phải có 2 đơn vị khác nhau. Gặp dạng này thì chắc
chắn phải vẽ biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ hình cột và biểu đồ đường với 2 trục
tung (hình cột có thể là cột đơn nếu như trong đầu bài chỉ có một chỉ tiêu. Có thể là
cột ghép nếu như trong đầu bài có 2 chỉ tiêu cùng đơn vị, hoặc có thể là cột chồng
nếu như trong đầu bài có 2 chỉ tiêu cùng đơn vị, nhưng 1 chỉ tiêu này nằm trong
chỉ tiêu khác). Còn 1 chỉ tiêu có đơn vị khác (thứ hai) thì thể hiện bằng biểu đồ


đường.
Dạng 4: Vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển của 1 ngành sản xuất
Khi gặp dạng biểu đồ này thì phải đọc kĩ đầu bài : nếu như đầu bài cho các số liệu
cho các số liệu là số tự nhiên, với số năm nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm, với các số liệu


trong đầu bài có thể là 1 đơn vị hoặc 2 đơn vị khác nhau và yêu cầu vẽ biểu đồ
thích hợp nhất thể hiện sự phát triển của một ngành kinh tế hoặc của 1 giá trị nào
đó thì chắc chắn phải vẽ biểu đồ hình cột (hoặc cột ghép hoặc cột chồng tuỳ theo
cấu trúc của các số liệu trong đầu bài).
Dạng 5: Vẽ biểu đồ miền
Khi gặp dạng biều đồ này thì đầu bài cho trước có thể là các số liệu tự nhiên hoặc
số liệu đã xử lí ra phần trăm, với số năm phải lớn hơn hoặc bằng 4 năm và yêu cầu
vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi (chuyển dịch, hoặc chuyển biến…)
của ngành kinh tế nào đó thì chắc chắn phải vẽ biểu đồ miền.
Khi vẽ biểu đồ này, nếu số liệu là số tự nhiên thì dứt khoát phải xử lí số liệu để quy
ra phần trăm bằng cách cộng lấy tổng số theo từng năm và tính phần trăm của từng
năm. Sau đó vẽ biểu đồ miền bằng cách kẻ trục tung trục hoành, trên trục tung lấy
tròn 100%, trên trục hoành theo số năm trong đầu bài với khoảng cách khác nhau
tương ứng với số năm trong từng giai đoạn. Sau đó lần lượt vẽ trong miền xác định
những chỉ tiêu theo các số liệu đã xử lí qua các năm.
Dạng 6: Vẽ biểu đồ bát úp
Khi gặp dạng biểu đồ này thì phải đọc kĩ đầu bài. Nếu như trong đầu bài có số liệu
là những số tự nhiên và có số năm trong đầu bài hoặc là 2 năm hoặc là 4 năm và
cấu trúc của số liệu trong đầu bài của một năm phải là 2 thành phần khác nhau.
Khi đầu bài hỏi “Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất quy mô, cơ cấu của các thành
phần” thì ở dạng bài này cũng phải vẽ biểu đồ hình tròn giống như dạng 1 nhưng
có khác là mỗi năm phải vẽ 2 vòng tròn có bán kính khác nhau và 2 năm phải vẽ 4
vòng tròn. Trong trường hợp này thì không nên vẽ 4 vòng tròn mà nên gộp lại
thành 2 cặp vòng tròn và khi vẽ thì cắt đi mỗi vòng tròn 1 nửa và 2 nửa úp vào

nhau thành dạng biểu đồ bát úp (lưu ý mỗi nửa vòng tròn còn lại phải tương ứng
với 100%) và làm chú giải thích hợp.
Theo PGS.TS Đinh Văn Thanh – Khoa Địa lí – Trường ĐHKHTN – ĐH QGHN



×