Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Đề tài chế định miễn chấp hành hình phạt trọng luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.33 KB, 35 trang )

Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH MIỄN CHẤP HÀNH
HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về hình phạt và những vấn đề liên quan đến hình phạt
1.1.1. Khái niệm hình phạt
Nhiệm vụ quan trọng nhất của luật hình sự là đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm mà công cụ chủ yếu nhất để thực hiện nhiệm vụ này là hình phạt. Vì vậy, hình phạt
là một trong những chế định quan trọng nhất của luật hình sự. Hình phạt là một trong
những phạm trù pháp lý, xã hội rất phức tạp, mang tính chất khách quan, gắn liền với sự
xuất hiện của nhà nước và pháp luật. Chế định này được ghi nhận từ rất sớm trong pháp
luật hình sự của các quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Đức…
Việt Nam cũng vậy, hình phạt cũng gắn liền với sự hình thành nhà nước và pháp
luật nước ta. Tuy nhiên, trong pháp luật hình sự thực định của Việt Nam từ Cách mạng
tháng tám năm 1945 đến trước khi Bộ luật Hình sự 1999 ra đời, khái niệm hình phạt vẫn
chưa bao giờ được ghi nhận về mặt pháp lý. Cho đến khi pháp điển hóa lần thứ hai, Bộ
luật hình sự năm 1999 ra đời thì định nghĩa pháp lý về hình phạt mới được ghi nhận lần
đầu trong pháp luật hình sự với nội dung như sau:
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội”.1
Trong khoa hoc luật hình sự Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những
khái niêm khác nhau về hình phạt, trong đó có những quan điểm như sau:
Theo GS.TSKH Lê Cảm thì “hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
của Nhà nước được quyết định trong bản án kết tội có hiệu lục pháp luật của Tòa án để
tước bỏ hay hạn chế quyền, tự do của người bị kết án theo các quy định của Pháp luật
hình sự”.2
Còn theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và TS Lê Thị Sơn “Hình phạt là biện pháp
cưỡng chế nhà nước được luật hình sự quy định và do tòa án áp dụng có nội dung tước
bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội nhằm trừng trị, giáo dục họ, cũng
như nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội
phạm”.3


Cũng có quan điểm cho rằng “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế do Tòa án quyết
định trong bản án đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và được thực hiện ở
việc tước đoạt hoặc hạn chế các quyền và lợi ích do pháp luật quy định đối với người bị
kết án”.4

1

Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Điều 26.

2

Lê Cảm, Hình phạt và hệ thống hình phạt, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12, 2007, tr. 3.

3

Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn, Từ điển pháp luật hình sự, NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2006, tr. 124.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

1

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo người viết thì “hình phạt là biện
pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được pháp luật quy định và Tòa án
nhân dân áp dụng đối với người phạm tội, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, tự do và
cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội”.
Thật vậy, đó là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước đối với người

phạm tội. Nếu các hình thức cưỡng chế khác như biện pháp xử lý hành chính, biện pháp
bồi thường dân sự… người bị áp dụng có thể bị tước bỏ một số quyền về tài sản, quyền
chính trị hay bị quản chế về tự do nhưng có thể thấy, mức độ nghiêm khắc vẫn thấp hơn
hình phạt bởi người chịu hình phạt còn có thể phải chịu án tích trong một thời gian nhất
định theo luật định. Đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính thì sau một năm họ
được xóa án tích thì thời hạn xóa án tích của người phạm tội có thể lên đến bảy năm
(Điều 64 BLHS). Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tù, trục xuất, bị tước đi
quyền sống “tử hình” (BLHS, điều 28, khoản 1, điểm g)… và đương nhiên mức độ
nghiêm khắc của nó cao hơn nhiều so với biên pháp quản chế đối với người bị xử phạt vi
phạm hành chính, dân sự….
Có sự cưỡng chế nghiêm khắc nhất như vậy mới tạo ra sự răn đe cần thiết đối với
tình hình, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Nói như vậy không có
nghĩa bỏ quên khả năng giáo dục, cải tạo của hình phạt. Bởi khi ra quyết định Tòa án
phải xem xét mức độ của tội phạm để đưa ra hình phạt phù hợp với hành vi, hoàn cảnh
của người phạm tội nhằm đảm bảo tính răn đe và giáo dục của hình phạt.
1.1.2. Mục đích hình phạt
Mục đích của hình phạt được ghi nhận trong điều 27 BLHS năm 1999, sữa đổi bổ
sung năm 2009 với nội dung như sau: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm
tội mà còn giáo dục họ thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ theo pháp luật
và các quy tắc của cuộc sông xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt
còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm”.5
1.1.2.1. Đối với người phạm tội
Hình phạt trước hết là sự trừng phạt, sự lên án của Nhà nước và xã hội đối với người
phạm tội bởi hành vi nguy hiểm của họ đã xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích của công dân. Nội dung của mục đích trừng trị này là Nhà nước tước bỏ hoặc hạn
chế một số quyền của người phạm tội. Trong trường hợp này hình phạt tước đi khả năng
phạm tội thực tế của người phạm tội. Tức là hình phạt đã tước đi ở người phạm tội khả
năng phạm tội khiến anh ta không thể thực hiện được hành vi phạm tội dù rất muốn.
4


“Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật,

NXB Chính Trị Quốc Gia, năm 1995, tr. 194.
5

Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Điều 27.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

2

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
Chẳng hạn hình phạt tù buộc người phạm tội phải ở trong trại giam, anh ta không còn khả
năng phạm tội nữa.
Thứ hai, hình phạt mang mục đích răn đe người phạm tội. Hình phạt làm cho người
phạm tội sợ khi mình thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ bị xử phạt cho dù họ vẫn mong
muốn thực hiện tội phạm. Ngoài ra hình phạt còn làm mất đi sự mong muốn phạm tội
trong lòng người phạm tội cho dù họ có đầy đủ khả năng, điều kiện và phương tiện phạm
tội. Trong trường hợp này hình phạt đã vừa thực hiện chức năng răn đe vừa thực hiện
chức năng giáo dục của mình, làm cho người phạm tội không muốn và cũng không dám
phạm tội.
Thứ ba, hình phạt nhằm mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở lại thành
người lương thiện, người có ích cho xã hội. Thông qua hình phạt người phạm tội được
cài tạo, giáo dục theo phương hướng đúng đắn không còn tư tưởng sai lệch để rồi tái
phạm cũng như giúp họ có ý thức tuân thủ theo pháp luật. Từ đó góp phẩn ngăn ngừa
người phạm tội pham tội pham mới, có như vậy hình phạt mới thực sự có ý nghĩa.

1.1.2.2. Đối với những người khác
Hình phạt có mục đích lên án. Hình phạt lên án những hành vi phạm tội và coi đó
như một tăm gương minh họa cho các hành vi sau đó. Khi đó mọi người hiểu rằng, hình
phạt chính là hậu quả mà kẻ phạm tội phải gánh chịu khi thực hiện hành vi phạm tội. Và
nếu bất kỳ ai thực hiện hành vi phạm tội cũng sẽ gánh chịu hậu quả tương tự như thế.
Việc tuyên hình phạt đúng đắn sẽ có tác dụng giúp những thành viên khác trong xã hội
nhận thấy trước hậu quả pháp lý mà họ tất yếu phải gánh chịu nếu họ thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm. Từ đó, tác động tới tâm lý của những thành
viên “không vững vàng” làm họ từ bỏ ý định phạm tội, lựa chọn hành vi xử sự phù hợp
để tránh hành vi xử sự của họ trở thành hành vi phạm tội. Đồng thời, việc đưa ra bản án
với quyết định về hình phạt hợp lý, hợp tình, thể hiện nguyên tắc pháp chế sẽ giúp nâng
cao tinh thần tôn trọng và tuân thủ pháp luật cho người dân cũng như đẩy mạnh tinh thần,
khuyến khích người dân tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Ngoài ra hình phạt còn có mục đích đền bù thiệt hại do tội phạm gây ra. Sự đền bù
này nhằm khắc phục những hậu quả do tội phạm gây ra đối với nạn nhân. Đây cũng là
mục đích quan trọng của hình phạt, góp phần làm giảm sự mất mát của nạn nhân hoăc
người thân của họ. Điều này góp phần làm tăng sự công bằng bình đẳng trong xã hội, làm
cho người dân tin tưỡng vào pháp luật cũng như các chính sách khác của nhà nước.
Chung quy lại hình phạt mang bốn mục đích cơ bản sau: (1) trừng trị người phạm
tội; (2) lên án, giáo dục cải tạo người phạm tội, tuyên truyền giáo dục những người khác
tuân thủ theo pháp luật; (3) phòng ngừa tội phạm trong đó có cả mục đích bảo vệ xã hội,
răn đe người phạm tội và những người khác không dám nghỉ đến việc phạm tội; (4) hình
phạt mang mục đích đền bù thiệt hại do tội phạm gây ra nhằm bù đấp một phần nào đó
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

3

SVTH: Lê Minh Bước



Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
sự mất mát của nạn nhân và gia đình của họ. Như thế mới thấy hình phạt là công cụ hữu
hiệu nhất của Nhà nước trong việc tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ toàn xã hội.
1.2. Sơ lược về miễn chấp hành hình phạt
1.2.1 Khái niệm miễn chấp hành hình phạt
Chế định miễn chấp hành hình phạt là một trong các biện pháp tha miễn của Luật
hình sựViệt Nam. Tuy nhiên cho đến nay trong pháp luật Hình sự Việt Nam thực định
vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào về chế định này. Thế nhưng nếu xét các từ ngữ trong
chế định này dưới góc độ khoa học Luật hình sự thì chúng ta có thể hiểu được nội hàm
khái niệm của nó. Như vậy chúng ta cần làm rõ các khái niệm như “miễn”, “chấp hành
hình phạt”để hiểu rõ khái niệm miễn chấp hành hình phạt.
Đối với khái niệm “miễn” theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là“tha cho, khỏi phải,
truất bỏ”.6 điều gì đó. Dưới góc độ luật hình sự “miễn” là không phải chấp hành bản án
hay quyết định nào đó của cơ quan có thẩm quyền mà lẽ ra phải chịu nếu không được
miễn. Trong trường hợp này người được miễn sẽ không cần phải thực hiện quyết định
của cơ quan có thẩm quyền và cơ quan này cũng không buộc họ phải thực hiện quyết
định hay bản án đó.
Về khái niệm “chấp hành hình phạt” thì “chấp hành hình phạt là người bị kết án
thực hiện các nghĩa vụ thuộc về nội dung của hình phạt được áp dụng đối với họ theo
bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.7 Dưới góc độ Luật hình sự
thì chấp hành hình phạt là việc thi hành những quyết định có hiệu lực của cơ quan có
thẩm quyền. Theo đó, những cá nhân bị coi là có tội khi đã có bản án kết tội có hiệu lực
pháp luật. Trong bản án có hiệu lực đó, người bị kết án phải có nghĩa vụ chấp hành toàn
bộ quyết định của bản án đã tuyên đối với mình.
Qua những phân tích trên đây có thể hiểu đơn giản “miễn chấp hành hình phạt” là
người bị kết án được tha cho, miễn cho việc (không buộc phải) chấp hành, thi hành toàn
bộ hoặc một phần bản án của Tòa án đã tuyên đối với họ. Ngoài ra trong khoa học Luật
hình sự Việt Nam còn có nhiều nhà khoa hoc có những quan điểm khác nhau về khái
niệm này:
Theo TS. Phạm Văn Beo “Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án

phải chấp hành hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với họ”.8
Đối với chế định miễn chấp hành hình phạt thì TS. Cao Thị Oanh cho rằng: "Miễn
chấp hành hình phạt là hủy bỏ việc chấp hành hình phạt mà Tòa án đã tuyên trong bản
án có hiệu lực pháp luật cho người bị kết án”.9
6

Nguyễn Văn Xô, Từ điển chính tả Tiếng việt, NXB Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr. 316.

7

Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn, Từ điển pháp luật hình sự, NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2006, tr. 37.

8

Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam – Quyển 1 (phần chung), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.

464.
9

Cao Thị Oanh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội, 2010, tr. 230.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

4

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
Về bản chất pháp lý của chế định miễn chấp hành hình phạt là chế định nhân đạo

trong Luật hình sự Việt Nam, điều này được thể hiện ở việc Tòa án vẫn quyết định hình
phạt đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi bị pháp luật hình sự cấm
tuy nhiên không phải chấp hành toàn bộ hình phạt theo bản án đã tuyên khi có đầy đủ các
căn cứ cũng như những điều kiện nhất định được quy định trong luật hình sự. Miễn chấp
hành hình phạt bao gồm miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc là miễn phần hình phạt
còn lại. Miễn chấp hành toàn bộ hình phạt là người bị kết án được miễn toàn bộ hình phạt
đó. Còn miễn phần hình phạt còn lại là người bị kết án đã chấp hành được một phần của
bản án, còn phần còn lại tùy theo những điều kiện nhất định do pháp luật quy định mà
người bị kết án được miễn phần hình phạt còn lại.
1.2.2 Đặc điểm của chế định miễn chấp hành hình phạt
Như đã khẳng định, miễn chấp hành hình phạt là một trong các biện pháp tha miễn
trong Luật hình sự Việt Nam cũng như là một trong các chế định về chấp hành hình phạt.
Điều này có nghĩa nó cũng có chung những đặc điểm cơ bản với các chế định khác về
chấp hành hình phạt.
Đặc điểm thứ nhất: miễn chấp hành hình phạt phản ánh nguyên tắc nhân đạo của
chính sách hình sự nói chung và của Luật hình sự, cũng như Luật thi hành án hình sự
Việt Nam nói riêng. Đây là một trong những chế định nhân đạo nhất của Luật hình sự
Việt Nam. Chế định này thể hiện rõ nét đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử
lý người phạm tội; bên cạnh việc trừng trị người phạm tội còn giáo dục, tạo điều kiện tốt
nhất để người phạm tội cải tạo tốt và quay trở lại hòa nhập với cộng đồng. Chế định trên
thể hiện được bản chất nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội vì thế
qua thực tế chế định này ngày càng được mở rộng hơn trước.
Đặc điểm thứ hai: việc miễn chấp hành hình phạt chỉ có thể được áp dụng đối với
người bị kết án trong mỗi trường hợp cụ thể tương ứng.
Tất cả các trường hợp miễn chấp hành hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình
sự đều được áp dụng đối với những người đã có bản án kết tội có hiệu lực của pháp luật.
Người bị kết án bởi bản án có hiệu lục pháp luật đương nhiên phải chấp hành bản án đó
nhưng căn cứ vào một số điều kiện nhất định mà pháp luật quy định thì người bị kết án có
thể được miễn chấp hành hình phạt trong quyết định đó. Tùy thuộc vào các điều kiện trên
mà có thể có hai trường hợp được miễn chấp hành hình phạt là được miễn chấp hành hình

phạt đối với những người đã thi hành được một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật hoặc được áp dụng đối với những người chưa thi hành bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Đặc điểm thứ ba: miễn chấp hành hình phạt không thể được áp dụng một cách tùy
tiện mà chỉ được áp dụng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

5

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
Điều này thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật đối với tội phạm, tội phạm phải
được lên án và trừng trị tạo nên công bằng xã hội. Tuy nhiên, mục đích của hình phạt đâu
chỉ có trừng trị người phạm tội mà mục đích cao cả cuối cùng đó là cải tạo giáo dục họ
hoàn lương và tránh những tái phạm khác sau này. Bởi thế nên pháp luật đã đưa ra các
điều kiện này xem như một chuẩn mực chung để khuyến khích người phạm tội cố gắng
cải tạo tốt để sớm được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước mà còn tránh được
việc áp dụng tùy tiện chính sách nhân đạo của pháp luật.
Ngoài ra chế định này còn có đặc điểm riêng của nó là: Miễn chấp hành hình phạt
được áp dụng đối với những người đã bị Tòa án xử phạt bằng một trong những hình phạt
được quy định trong Bộ luật hình sự. Theo bản án của Tòa án người bị kết án phải thi
hành bản án và chịu các hình phạt trong bản án đó. Tuy nhiên trong quá trình thưc hiện
hoặc chưa kịp thực hiện bản án mà người phạm tội rơi vào các trường hợp được miễn
theo luật định thì họ mới được miễn.
1.2.3. Ý nghĩa của miễn chấp hành hình phạt
Chế định miễn chấp hành hình phạt ra đời mang lại ý nghĩa rất lớn đối với người
phạm tội và xã hội. Chế định này không những thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc đối

với người phạm tội bằng việc cho họ nhận thêm cơ hội hoàn lương, sớm trở lại với gia
đình và cộng đồng mà còn đảm bảo hiệu quả áp dụng của hình phạt đối với người phạm
tội và xã hội.
Thứ nhất, chế định miễn chấp hành hình phạt phản ánh rõ chính sách nhân đạo của
Nhà nước. Khoản 2 Điều 3 BLHS 1999 quy định “Khoan hồng đối với người tự thú,
thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự
nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra”.10 Bên cạnh việc quy định những hình
phạt mang tính răn đe cao Nhà nước ta cũng ghi nhận chế đinh miễn chấp hành hình phạt
nhằm tạo một con đường nhân đạo thể hiện sự khoan hồng với những người phạm tội,
giúp họ không bị cách ly ra khỏi xã hội, phấn đấu lập công chuộc tội, trở thành người có
ích cho xã hội.
Thứ hai, chế định miễn chấp hành hình phạt là một trong những chế đinh được xây
dựng nhằm đảm bảo hiệu quả của hình phạt.
Mục đích của hình phạt đâu chỉ là trừng trị người phạm tội mà còn là giáo dục, cải
tạo người phạm tội, ngăn ngừa tội phạm mới. Như vậy, nếu hình phạt đưa ra không thỏa
đáng, tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì lúc đó hình phạt không
những không đạt được mục đích mà đi ngược lại mục đích của hình phạt. Việc này chỉ
đạt được mục đích trừng trị người phạm tội còn mục đích giáo dục, cải tạo họ thì không
đạt được.

10

Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, Điều 2, Khoản 3.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

6

SVTH: Lê Minh Bước



Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
Hơn nửa hiệu quả của hình phạt còn thể hiện ở dấu hiệu tiết kiệm biện pháp cưỡng
chế. Hiệu quả của hình phạt chỉ đạt được khi mục đích hình phạt đạt được phải tương
xứng với hậu quả của hình phạt đó. Không thể áp dụng hình phạt quá nghiêm khắc với
hành vi ít nghiêm trọng và ngược lại. Mặc khác trong trường hợp người phạm tội không
còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì việc áp dụng hay không áp dụng hình phạt cũng không
còn nhiều ý nghĩa bỡi khi đó hiệu quả của hình phạt là không có. Như vậy việc áp dụng
miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp này là vô cùng cần thiết.
Qua đó cho thấy được chế định miễn chấp hành hình phạt là chế định quan trọng
trong pháp luật hình sự, xuất phát không phải từ bản chất, hiệu quả của việc áp dụng biện
pháp cưỡng chế của Luật hình sự mà còn bởi chính sách nhân đạo của mổi quốc gia.
1.2.4. Cơ sở lý luận để tồn tại chế định miễn chấp hành hình phạt
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường như hiện nay, tình hình tội
phạm xã hội ngày càng tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng. Trước vấn đề nan
giải này cần thiết phải có một ngành Luật hình sự chặt chẽ, chế định hình sự chi tiết và
hợp lý với thực tiễn để điều chỉnh đối tượng pham tội. Đây chính là cơ sở thực tiển đầu
tiên đặt ra đối với ngành Luật hình sự nói chung và chế định miễn chấp hành hình phạt
nói riêng hình thành và phát triển.
Bất kỳ một ngành luật nào kể cả BLHS đều phải thay đổi theo sự phát triển của xã
hội, theo yêu cầu của thực tiễn đễ hoàn thiện và trở thành điều kiện cho xã hội phát triển
ổn định trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Bằng việc áp dụng chế định miễn chấp
hành hình phạt một các đúng đắn Nhà nước ta đã trã tự do cho những đối tượng xứng
đánh sớm được trở về xã hội, phấn đấu trở thành người lương thiện, đồng thời làm giảm
bớt gánh nặng ngân sách Nhà nước một cách hợp lý.
Về mặt lý luận, ngành Luật hình sự nước ta được xây dựng dựa trên nhiều nguyên
tắc cơ bản nhưng đối với chế định miễn chấp hành hình phạt chủ yếu dựa trên các nguyên
tắc nhân đạo, nguyên tắc công bằng xã hội và nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự Việt Nam, việc áp dụng hình phạt không

chỉ nhằm mục đích trừng trị mà còn nhằm mục đích giáo dục cải tạo người phạm tội
thành người có ích cho xã hội. Các hình phạt trong BLHS không nhằm gây đau đớn thể
xác, hạ thấp nhân phẩm của người phạm tội. Tính nhân đạo của chính sách hình sự nước
ta không chỉ thể hiện cụ thể ở việc áp dụng mà còn thể hiện rõ nét ở chính sách khoan
hồng của Nhà nước đối với người phạm tội. Nhiều chế định được đặt ra với mục đích
khoan hồng cho những người biết ăn năn, hối cải, lập công chuộc tội… Các chế định như
miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt… và các chế định
mang tính chất nhân đạo khác đối với người phạm tội đã thể hiện rõ nét chính sách nhân
đạo của Nhà nước ta. Nhà nước ta đặt ra các quy định về điều kiện cụ thể để người phạm
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

7

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
tội được xét khoan hồng, đảm bảo xử lý đúng người đúng tội, nhanh chóng và khách
quan.
Nguyên tắc công bằng xã hội trong pháp luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc công
bằng được tuân thủ triệt để trong Luật hình sự. Mọi người bất kể địa vị xã hội, tôn giáo,
giới tính, dân tộc đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên tính công bằng phải tính đến
các yếu tố khác để đảm bảo việc áp dụng hình phạt được hợp tình, hợp lý. Việc áp dụng
hình phạt phải được đánh giá khách quan, tổng thể đối với hành vi do người phạm tội gây
ra và mức nguy hiểm của hành vi đó với xã hội. Vì vậy mà BLHS tồn tại các chế định
miễn trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt, miễn hình phạt… Bởi nguyên tắc
công bằng trong pháp luật hình sự không có nghĩa là một người được xem xét khoan
hồng thì mọi người khác phải được xem xét khoan hồng như nhau. Công bằng trên sự
hợp lý, hợp tình và hợp pháp là yêu cầu đối với công tác áp dụng pháp luật hình sự.
Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, trong đời sống thực tiễn các hành vi

phạm tội rất đa dạng, phong phú và đòi hỏi phải có những hình thức xử lý khác nhau
nhằm đạt mục đích bảo vệ quan hệ xã hội, giáo dục người phạm tội. Thực trạng đòi hỏi
người làm luật phải dự liệu được một cách cơ bản về sự khác biệt giữa các trường hợp
phạm tội có thể xảy ra trong thực tiễn và quy định chúng một cách cụ thể, hợp lý. Mức độ
phân hóa trong đường lối xử lý ma nhà làm luật quy định đòi hỏi phải tương ứng với sự
đa dạng, phức tạp của hành vi phạm tội được thể hiện trong thực tiễn, sao cho các quy
phạm pháp luật có thể là cơ sở pháp lý để xác định đúng đắn và phù hợp cho môi trường
hợp riêng biệt. Chế định miễn chấp hành hình phạt cũng được xây dựng dựa trên khuôn
khổ nguyên tác này.
Có thể thấy chế định miễn chấp hành hình phạt ra đời trên cơ sở những yêu cầu bức
thiết của thực tiễn. Như một điều tất yếu, chế định miễn chấp hành hình phạt tồn tại nhằm
đảm bảo tính hợp lý, hợp tình trong quy định pháp luật hình sự, đồng thời góp phần nâng
cao hiệu quả cũng như mục đích của hình phạt đối với người phạm tội và xã hội.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định miễn chấp hành hình phạt
3.1.1. Giai đoạn từ sau cách mạnh tháng Tám năm 1945 đến trước khi có Bộ luật
hình sự năm 1985
Trong giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân, từ tháng 8 năm 1945 đến năm 1945,
hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, Chính quyền non trẻ với nhiệm vụ trước mắt là “bảo vệ nền
độc lập, bảo vệ nền kinh tế, tài chính mới” nên nhiệm vụ chủ yếu của Luật hình sự mới
chỉ chú trọng đến những tội danh liên quan tới chình trị an ninh quốc gia. Ngày 20 tháng
10 năm 1945, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh đại xá, theo đó đại xá cho tuyệt đại đa
số án được tuyên trong thời kỳ Pháp thuộc. Theo đó các hình thức miễn chấp hành, giảm
thời hạn chấp hành hình phạt thời kì này chỉ thề hiện ở hình thức án treo, ân giảm và ân
xá. “Nếu có những lý do chính đáng khoan hồng vì ít tuổi, vì biết hối quá, vì lầm lẫn,
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

8

SVTH: Lê Minh Bước



Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
v.v..., thì toà án có thể cho tội nhân được hưởng án treo. Nghĩa là bản án làm tội tuyên
lên, nhưng không thi hành; nếu trong năm năm bắt đầu từ ngày tuyên án, tội nhân không
bị Toà án quân sự làm tội một lần nữa về việc mới thì bản án đã tuyên sẽ huỷ đi, coi như
là không có; nếu trong hạn năm năm ấy, tội nhân bị kết án một lần nữa trước Toà án
quân sự thì bản án treo sẽ đem thi hành”.11
Sau đó ngày 12 tháng 10 năm 1954, nhân dịp giải phóng Thủ đô, Nhà nước ta đã
quyết định đại xá đối với những người đã lầm đường lạc lối, tích cực sửa chữa lỗi lầm.
Đặc biệt, Sắc lệnh số 218 ngày 01 tháng 10 năm 1953 quy định sau khi Sắc lệnh này có
hiệu lực thì “Nay không trừng phạt những người hợp tác với đối phương trong thời gian
chiến tranh và cho họ hưởng quyền tự do dân chủ còn những người đã bị xử phạt đều
được thả và được hưởng quyền tự do dân chủ”12.
Năm 1967, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng,
đến năm 1970 Nhà nước tiếp tục ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản
xã hội chủ nghĩa. Trong hai pháp lệnh này vẫn có các điều khoản quy định miễn giảm
hình phạt cho nhũng người phạm tội. Cụ thể tại Điều 20 Sắc lệnh trừng trị các tội phản
cách mạng năm 1967 quy định “Kẻ nào phạm tội phản cách mạng nêu ở Mục II mà tội
phạm thuộc vào một hoặc nhiều trường hợp sau đây thì được giảm nhẹ hình phạt hoặc
miễn hình phạt”,13 Điều 23 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa
năm 1970 quy định “Kẻ nào phạm những tội quy định ở Chương II mà tội phạm thuộc
vào một hoặc nhiều trường hợp sau đây thì được xử nhẹ hoặc miễn hình phạt”.14
Về cơ bản pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn này cũng có những bước tiến
bộ cả về công tác lập pháp lẫn tư tưởng pháp luật đặc biệt là chính sách nhân đạo của của
Đảng và Nhà nước đối với những người phạm tội. Tuy nhiên, những chính sách hình sự
trong giai đoạn này được ban hành chủ yếu để giải quyết vấn đề "tình thế" mà chưa phải
là chuẩn chung để áp dụng lâu dài, phục vụ cho quá trình xây dựng Nhà nước kiểu mới.
Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra trong thời kỳ này là phải xây dựng Bộ luật hình sự cho
phù hợp với quá trình xây dựng và sự phát triển đất nước.
3.1.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho đến trước khi

cóBộ luật hình sự năm 1999
Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đánh
dấu một bước phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam nói chung cũng như các quy
định về chế định miễn chấp hành hình phạt nói riêng. Điểm nổi bật của Bộ luật hình sự
năm 1985 thể hiện được chính sách nhân đạo trong Bộ luật hình sự chính là các quy định
về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt (Điều 48), giảm thời hạn chấp hành hình
11
12

Sắc lệnh số 33C/SL, ngày 13 tháng 09 năm 1945, Điều IV.
Sắc lệnh số218/SL, ngày 01 tháng 10 năm 1953, Điều 1.

13

Sắc lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967, Điều 20.

14

Pháp lệnh trừng trị các tội xăm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa năm 1970, Điều 23.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

9

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
phạt chính (Điều 49), giảm thời hạn và miễn việc chấp hành hình phạt trong trường hợp
đặc biệt (Điều 51).

Mặc khác tại điều 46 BLHS năm 1985 còn quy định thêm các trường hợp miễn chấp
hành hình phạt khi hết hiệu lực thi hành bản án:
“1- Không buộc người bị kết án phải chấp hành bản án, nếu tính từ ngày bản án có
hiệu lực pháp luật đã qua những thời hạn sau đây;
a) Năm năm đối với các trường hợp xử phạt từ năm năm tù trở xuống;
b) Mười năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên năm năm đến mười lăm
năm;
c) Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến hai
mươi năm”.15
Như vậy trường hợp được miễn chấp hành hình phạt do hết thời hiệu thi hành bản
án chỉ được áp dụng đối với người pham tội bị phạt tù từ mười lăm năm trở xuống và
đồng thời không phải là tội phạm đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia. Đối
với trường hợp phạm tội bị phạt tù từ mười lăm năm trở lên hoặc tội phạm đặc biệt nguy
hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì cần phải có kết luận của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao để Tòa án nhân dân tối cao có cơ sở ra quyết định.
Tuy nhiên trong BLHS 1985 chế định miễm chấp hành hình phạt vẫn chưa được
quy định một cách riêng biệt mà kèm theo là chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt
mặc dù hai chế định này hoàn toàn khác nhau (Điều 51 BLHS 1985 quy định việc giảm
thời hạn và miễn việc chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt).
Do ra đời trong tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có nhiều điểm khác
biệt căn bản so với những năm cuối thế kỷ XX, cho nên mặc dù đã được sửa đổi bổ sung
nhưng Bộ luật hình sự 1985 vẫn không đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh, phòng
ngừa và phòng chống tội phạm trong điều kiện đổi mới. Vì vậy sự ra đời của Bộ luật hình
sự năm 1999 thể hiện ở mức độ cao hơn, toàn diện hơn, đầy đủ hơn các yêu cầu của việc
duy trì ổn định trật tự xã hội của Luật hình sự và cả yêu cầu về việc hoàn thiện xu hướng
nhân đạo trong Luật hình sự nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung.

3.1.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay
Đất nước ngày càng phát triển, tình hình kinh tế-xã hội liên tục thay đổi, BLHS
năm 1985 nói chung và chế định miễn chấp hành hình phạt không còn đáp ứng được

vai trò trong tình hình mới. BLHS năm 1999 ra đời là một điều tất yếu, đánh dấu một
bước phát triển mới trong lịch sử lập pháp hình sự cũng như trong lịch sử hình thành
và phát triển chế định miễn chấp hành hình phạt. Lần đầu tiên chế định này được quy
15

Bộ luật hình sự năm 1985, Điều 46, Khoản 1.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

10

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
định độc lập tại một điều luật riêng biệt, cụ thể nó được quy định tại Điều 57, Chương
VIII, Phần chung BLHS. Nội dung của chế định này được quy định như sau:
“1. Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp
hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không
còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án
có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
2. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
3. Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình
phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được hoãn đã lập
công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn
chấp hành hình phạt.
4. Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ
chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này, nếu trong thời gian
được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát,
Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

5. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai
thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi
người đó chấp hành hình phạt, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình
phạt còn lại.”
Ngoài ra chế định miễn chấp hành hình phạt còn được quy định tại khoản 2 Điều
58 BLHS năm 1999 quy định về miễn chấp hành hình phạt tiền còn lại cho ngườ phạm
tội gặp hoàn cảnh khó khăn; Điều 60 BLHS năm 1999 miễn chấp hành hình phạt tù
trong trường hợp hưởng án treo; khoản 2, 3 Điều 76 BLHS năm 1999 quy định về
miễn chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ và hình phạt tiền cho người chưa
thành niên phạm tội. Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của chế định miễn chấp
hành hình phạt trong Pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện sự khoan hồng của Đảng và
Nhà nước đối với người phạm tội, cho họ thêm cơ hội làm lại cuộc đời.
Sau 10 năm áp dụng, đến năm 2009 BLHS năm 1999 đã bộc lộ những thiết sót
cần phải khắc phục. Ngày 19 tháng 06 năm 2009 Quố hội khóa XII đã ban hành Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999. Tuy nhiên, chế định miễn chấp hành
hình phạt về cơ bản không có gì thay đổi trong lần sửa đổi bổ sung này. Điều này cho
thấy chế định này đã có sự tiến bộ và hoàn thiện hơn nhiều so với quy định trong
BLHS năm 1985, chứng tỏ trình độ và kĩ thuật lập pháp của nước ta ngày càng phát
triển. Tuy nhiên, qua thực tiển áp dụng chế định này cho đến nay vẩn còn một số bất
cập cần phải khắc phục để tiếp tục hoàn thiện chế định miễn chấp hành hình phạt. Để
từ đó nó có thể đáp ứng vai trò trong công tác đấu tranh, phòng chống và giáo dục
người phạm tội trong mọi điều kiện kinh tế xã hội khác nhau.
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

11

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam


CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
VỀ CHẾ ĐỊNH MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT
2.1. Các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt
2.1.1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt do hết thời hiệu thi hành bản
án của Tòa án

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

12

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
Về nguyên tắc mọi hình phạt đã tuyên bằng bản án có hiệu lực pháp luật phải được
thi hành một cách nghiêm chỉnh và đúng thời điểm. “Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có
một số trường hợp do thiếu sót của các cơ quan thu hành án, có một số bản án bị bỏ
quên hoặc bị thất lạc, không được thi hành. Nếu trong một thời gian dài, người bị kết án
đã làm ăn lương thiện, không phạm tội mới, không trốn tránh pháp luật, thì không cần
thiết phải bắt họ thi hành bản án nữa. Vì vậy, pháp luật quy định thời hiệu thi hành bản
án hình sự là thời hạn bản án có hiệu lực thi hành, hết thời hạn đó, nếu chưa thi hành thì
không được thi hành nữa”.16 Để đảm bảo mục đích hình phạt phải được áp dụng tương
xứng với tính nguy hiểm cho xã hội mà còn phải áp dụng đúng lúc nên cơ quan thi hành
án được trao quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để thi hành hình
phạt. Nhưng nếu cơ quan này thiếu trách nhiệm dẫn đến người bị kết án phải chờ đợi
mà không được thi hành án thì không còn quyền buộc người bị kết án thi hành nữa.
Trên cơ sở đó BLHS năm 1999 quy định “Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời
hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp
hành bản án đã tuyên”.

Cho đến nay, cả về mặc lập pháp, lý luận và thực tiễn đều chưa có sự xác nhận
chính thức việc không buộc một người chấp hành bản án hình sự có hiệu lực pháp luật
là miễn chấp hành bản án hay miễn chấp hành hình phạt. Tuy nhiên ta có thể thấy đây
là một dạng miễn chấp hành hình phạt một cách đương nhiên. Bởi vì nếu bản án không
có hình phạt thì người bị kết án không có gì để chấp hành. Nếu bản án hình sự có kèm
theo bồi thường dân sự thì phần bồi thường dân sự sẽ áp dụng thời hiệu thi hành bản án
dân sự. Cho nên có thể khẳng định, việc không buộc một người phải chấp hành bản án
hình sự do hết thời hạn thực chất cũng là không buộc họ phải chấp hành hình phạt đã
tuyên đối với họ. Điều này đồng nghĩa với miễn chấp hành hình phạt cho người bị kết
án. Mặc dù vậy trường hợp này không giống với các trường hợp miễn chấp hành hình
phạt quy định tại điều 57 BLHS hiện hành. Các trường hợp quy định điều 57 BLHS là
các trường hợp cần phải có sự xem xét, đánh giá và quyết định của Tòa án.
Hơn nữa, theo Thông tư liên ngành số 04/TTLN về việc hướng dẫn áp dụng thời
hiệu thi hành bản án hình sự “đối với người phạm tội chỉ bị xử phạt 5 năm tù trở xuống
mà vì bệnh tật, sinh đẻ hoặc có hoàn cảnh khó khăn, được tạm hoãn thi hành án nhiều
lần, thời gian tạm hoản đã bằng thời thời hiệu thi hành bản án và trong thời gian đó
không phạm tội mới, không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì Tòa án quyết định miễn
chấp hành hình phạt tù. Qua đó có thể thấy việc xem việc không buộc người một người
phải chấp hành bản án đã tuyên đối với mình là miễn chấp hành hình phạt đã từng được
thừa nhận trong thực tiễn xét xử ở nước ta.
16

Thông tư liên tịch số 04/TTLN ngày 26 tháng 12 năm 1986 của TANDTC, VKSNDTC, BTP, BNV hướng

dẫn việc áp dụng thời hiệu thi hành bàn án hình sự 1985, Mục I.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

13


SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
Theo khoản 2 Điều 55 BLHS hiện hành quy định, người bị kết án không bị buộc
phải chấp hành bản án đã tuyên đối với mình qua các thời gian sau đây:
- Năm năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử
phạt tù từ ba năm trở xuống.
- Mười năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm
năm.
- Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến
ba mươi năm
Đối với bản án có mức hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình nếu quá thời hạn
mười lăm năm mà không thi hành án thì do Chánh án TAND tối cao quyết định theo đề
nghị của Viện trưởng VKSND tối cao quyết định thời hiệu. Trong trường hợp không cho
áp dụng thời hiệu thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân, tù chung thân
được chuyển thành tù ba mươi năm. 17 Tuy nhiên, luật không quy định rõ cơ sở để xem
xét và quyết định rằng có áp dụng thời hiệu hay không, thời hạn xem xét là bao lâu mà
do Chánh án TAND tối cao toàn quyền quyết định theo đề nghị của Viện trưởng
VKSND tối cao.
Như vậy BLHS hiện hành chỉ quy định thời hạn đối với một số loại hình phạt như
phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình. Không
quy định thời hiệu thi hành đối với các hình phạt còn lại cũng như các biện pháp tư pháp
đối với người phạm tội. Đối với các hình phạt còn lại và các biện pháp tư pháp thì được
thi hành theo quy định trong Luật thi hành án hình sự năm 2010. Đối với các quyết định
dân sự thì thời hiệu thi hành được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự
năm 2008.
Tuy nhiên, thời hiệu thi hành bản án hình sự sẽ được tính lại nếu rơi vào các trường
hợp quy định tại khoản 3 điều 55 BLHS hiện hành.
Thứ nhất, Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người bị kết án lại

phạm tội mới, thì thời gian đã qua không đựơc tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm
tội mới.
Thứ hai, Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người bị kết án cố tình
trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu
tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Nói tóm lại thời gian chậm thi hành bản mà không có lổi của người bị kết án thì
thời gian đó được tính vào thời hiệu. Miễn chấp hành hình phạt khi đã hết thời hiệu do
Tòa án quyết định.
2.1.2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn được miễn chấp hành
toàn bộ hình phạt
17

Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Khoản 4, Điều 55.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

14

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
Khoản 1 Điều 57 BLHS hiện hành quy định “Đối với người bị kết án cải tạo
không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc
bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề
nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ
hình phạt”.
Theo quy định này, để được miễn chấp hành hình phạt người phạm tội phải đáp
ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, người phạm tội bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn và chưa

chấp hành hình phạt.
Trong trường hợp này đối tượng được miễn không rộng rãi, chỉ những người bị
kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn chưa chấp hành hình phạt mới được xét
miễn còn đối với các đối tượng là người bị áp dụng các hình phạt khác ngoài hai hình
phạt này hoặc trong trường hợp người phạm tội đang chấp hành hình phạt thì không
được xét miễn. Do đây là trường hơp người phạm tội được xem xét miễn toàn bộ hình
phạt nên việc quy định “chưa chấp hành hình phạt” là hoàn toàn hợp lý nếu không việc
miễn chấp hành toàn bộ hình phạt sẽ không tồn tại và không có ý nghĩa nữa. Mặc khác,
do đây là trường hợp miễn chấp hành toàn bộ hình phạt nên mức độ tha miễn rất lớn nên
đòi hỏi người bị kết án không chỉ đáp ứng các điều kiện trên mà còn phải thỏa mãn các
điều kiện khác để được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
Thứ hai, trong thời gian chờ thi hành án, người phạm tội phải lập công lớp hoặc
mắc bệnh hiểm nghèo và không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Việc người phạm tội lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và không c nc nguy
hiểm nữa được quy định như sau:18
“Lập công lớn” là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong
tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân
trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc
thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
“Mắc bệnh hiểm nghèo” là trường hợp theo kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở
lên thì người bị kết án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạnh, khó có
phương thức chữa trị.
Người phạm tội phải “lập công lớn” hoặc “mắc bệnh hiểm nghèo” là điều kiện
cần để qua đó Viện kiểm sát đánh giá xem người đó có còn nguy hiểm cho xã hội nữa
không để có đủ căn cứ xét cho họ miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. Người bị kết án
không còn nguy hiểm cho xã hội, được chứng minh bằng việc họ đã hoàn luơng, chăm
18

Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 Hướng dẩn áp dụng một số quy định của BLHS về


thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt giảm thời hạnh chấp hành hình phạt, Điểm a, Khoản 2.1,
Mục 2.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

15

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
chỉ làm ăn, tham gia các hoạt động xã hội... hoặc do họ mắc bệnh hiểm nghèo không còn
hoạt động được.
Qua các phân tích trên đây có thể thấy rằng, một người bị phạt cải tạo không
giam giữ, tù có thời hạn từ ba mươi năm trở xuống nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện
tại khoản 1 điều 57 thì có thể được miễn toàn bộ hình phạt. Như vậy, giá trị của việc
miễn chấp hành toàn bộ hình phạt này là rất lớn. Điều này đòi hỏi Viện kiểm sát và Tòa
án phải cân nhắc toàn diện, khách quan mọi yếu tố, đặc biệt là yếu tố hoàn lương, không
còn nguy hiểm cho xã hội nữa trước khi xem xét ra quyết định miễn chấp hành toàn bộ
hình phạt cho người phạm tội.
Nhắc lại rằng, trong trường hợp này miễn chấp hành toàn bộ hình phạt chỉ áp
dụng cho người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn đủ điều kiện quy định
tại khoản 1 điều 57 BLHS hiện hành chứ không áp dụng cho các hình phạt khác như: tù
chung thân, tử hình… Đối với các hình phạt bổ sung khác như: phạt tiền, tich thu tài sản,
cấm cư trú… thì người phạm tội phải thực hiện theo đúng quy định nếu như trong bản
án của họ có hình phạt bổ sung.
2.1.3. Miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá, đại xá
Về Đặc xá, Đặc xá là chế định thể hiện chính sác khoan hồng, nhân đạo của Đảng
và Nhà nước đối với người phạm tội và được quy định trong Hiến pháp nước ta. Đặc xá

là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời
hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày
lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.19
Như vậy, theo khái niệm trên ta thấy đối tượng được xem xét miễn chấp hành hình
phạt do đặc xá là người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống
thành tù có thời hạn. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, Luật còn quy định đặc xá đối
với người bị kết án phạt tù nhưng đang được tạm hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình
phạt. Và trên thực tế công tác đặc xá cũng thể hiện rằng người bị kết án phạt tù đang
được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt cũng được đặc xá. Theo Điều 5 Luật
đặc xá năm 2007 thì thời điểm đặc xá là nhân sự kiện trọng đại hoặc các ngày lễ lớn của
đất nước, đối với các trường hợp đặc biệt nêu trên thì không cần phụ thuộc vào thời
điểm này. Tuy nhiên trên thực tế rất ít trường hợp này xãy ra.
Để được miễn chấp hành hình phạt thì cần phải có điều kiện nhất định. Đối với
người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm án xuống tù có thời hạn,
đang chấp hành hình phạt tù muốn được miễn chấp hành hình phạt theo đặc xá cũng
không ngoại lệ:20

19

Luật đặc xá năm 2007, Khoản 1, Điều 3.

20

Luật đặc xá năm 2007, Khoản 1, Điều 10.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

16

SVTH: Lê Minh Bước



Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
Một là, người này phải chấp hành tốt quy chế, nội quy của trại giam; tích cực học
tập, lao động; trong quá trình chấp hành hình phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở
lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Việc xếp
loại trong qua trình cải tạo đươc đánh giá theo các tiêu chí quy định tại Thông tư số
40/2011/TT-BCA ngày 27 tháng 06 năm 2011 quy định về tiêu chuẩn thi đua chấp hành
án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân.
Hai là, người này đã chấp hành hình phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước
quyết định nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn, nếu
trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì thời hạn được giảm không
được tính vào thời gian đã chấp hành hình phạt tù; ít nhất là mười bốn năm đối với hình
phạt tù chung thân.
Tuy nhiên, Chủ tịch nước vẫn có thể quyết định thời hạn này ngắn hơn quy định
nếu người bị kết án rơi vào các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 55 Luật đặc xá
năm 2007.
- Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành hình phạt tù, có xác nhận của trại
giam, trại tạm giam;
- Là thương binh; bệnh binh; người có thành tích trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc,
xây dựng chủ nghĩa xã hội được tặng thưởng một trong các danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Huân chương, Huy chương kháng chiến,
các danh hiệu Dũng sỹ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người có thân nhân là
liệt sỹ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Gia đình có công với nước;
- Là người đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc ốm đau thường xuyên, có kết luận
giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền;
- Khi phạm tội là người chưa thành niên;
- Là người từ 70 tuổi trở lên;
- Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bản thân là lao động duy nhất trong
gia đình, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú;

- Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.
Ba là, Đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng hoặc một số
tội phạm khác được Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá thì phải chấp hành
xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự
khác.
Cũng giống như miễn chấp hành toàn bộ hình phạt cho người bị kết án phạt cải tạo
không giam giử, phạt tù có thời hạn. Trong trường hợp này, tuy hình phạt chính có thể
được miễn hoặc giảm nhưng hình phạt bổ sung thì người phạm tội phải thực hiện chấp
hành nghiêm chỉnh. Quy định này nhằm đảm bảo khã năng thu hồi ngân sách Nhà nước

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

17

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
một số tiền khá lớn bị thất thoát do hành vi tham nhũng gây ra, đồng thời đảm bảo được
quyền lợi của các chủ thể khác bị ảnh hưởng, thiệt hại do hành vi phạm tội bị kết án.
Như vậy, đặc xá là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt cho người bị kết án.
Người phạm tội sau khi được đặc xá vẫn phải chịu các hậu quả pháp lý về án tích như
các biện pháp miễn chấp hành hình phạt khác. Ngoài những giá trị mang lại đối với
người phạm tội, quyết định đặc xá hàng năm thực sự luôn có được sự quan tâm của cộng
đồng quốc tế về tính nhân đạo và tôn trọng nhân quyền của nhà nước đối với người
phạm tội
Về đại xá, đại xá được hiểu là môt biện pháp khoan hồng của Nhà nước nhằm tha
tội hoàn toàn và triệt để cho một số loại tội phạm nhất định đối với hàng loạt người
phạm tội.21 Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền đại xá 22 dựa trên những đáng giá về tính
chất nguy hiểm của tội phạm có còn nguy hiểm cho xã hội nữa không trong từng thời đại

kinh tế xã hội nhất định.
Nếu một người phạm tội đã bị khởi tố, truy tố xét xử mà sau đó có quyết định đại
xá đối với tội phạm mà người đó đã bị kết án thì họ cũng được miễn chấp hành hình
phạt. Ngoài ra đại xá được xem là một trong những căn cứ không được khởi tố vụ án
hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành 23 và cũng là một trong
những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự (theo khoản 3 điểu 25 BLHS hiện hành).
Cho đến nay, Nhà nước Việt Nam đã hai lần đại xá tội phạm.
Lần thứ nhất, đại xá năm 1945 theo Sác lệnh số 52/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945
của Chủ tịch chính phủ lâm thời sau khi có sự đồng ý của Hội đồng Chính phủ nhân dịp
thắng lợi của cánh mạng tháng Tám và thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Lần thư hai, đại xá theo Thông tư số 413-TTg ngày 09 tháng 11 năm 1954 của Thủ
tướng Chính phủ sau khi có kết luận của Hội đồng Chính phủ và Ban thường trực Quốc
hội nhân dịp giải phóng Thủ đô Hà Nội.
Qua đó có thể thấy được đại xá chủ yếu dựa vào hoản cảnh kinh tế-xã hội và quan
trọng hơn là ý chí của Nhà nước đối với một hoặc một số tội phạm cụ thể chứ không phụ
thuộc vào thái độ cải tạo và hoàn cảnh, nhân thân của người thực hiện hành vi phạm tội.
Đại xá áp dụng cho tất cả người phạm tội đã phạm vào các tội được đặc xá theo quyết
định của Quốc hội. Ðại xá là biện pháp tha miễn rất lớn bởi ngýời phạm tội không chỉ
được miễn chấp hành hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, miễn truy tố, xét xử mà còn
được xóa án tích. Bởi vì hành vi của người đó không còn là hành vi phạm tội nữa nên
việc xóa án tích là đương nhiên.
21

Minh

Nguyễn,

Phân

biệt


đại





đặc

xá,

Báo

Đại

biểu

nhân

dân,

2007,

[ngày truy cập 30-09-2015].
22

Hiến pháp 1959, Điều 50; Hiến pháp 1980, Điều 83, Khoản 12; Hiến pháp 1992, Điều 84, Khoản 10, Hiến

pháp 2013, Điều 70, Khoản 11.
23


Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Điều 107, Khoản 6.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

18

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
Nếu so sánh đại xá và đặc xá về khía cạnh mức độ khoan hồng thì rõ ràng mức độ
khoan hồng của đại xá cao hơn nhiều so với đặc xá. Nếu như đặc xá phải dựa theo ý
thức cải tạo của người phạm tội thì đại xá không phụ thuộc vào ý chí đó. Nếu như sau
khi được đặc xá người phạm tội cũng được trả tự do ngay nhưng án tích thì không được
xóa ngay như đại xá. Thế nên đại xá và đặc xá luôn được sự quan tâm của toàn thể xã
hội và cả các quốc gia trên thế giới, thể hiện chính sách nhân đạo và tôn trọng quyền con
người của Nhà nước đối với người phạm tội.
2.1.4. Trường hợp người bị kết án về tội ích nghiêm trọng đã được hoãn, tạm đình
chỉ chấp hành hình phạt sau đó được miễm chấp hành hình phạt
Pháp luật hình sự hiện hành chưa đưa ra khái niệm cụ thể về hoãn chấp hành hình
phạt và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nhưng theo câu chữ và phần quy định ta có
thể hiểu hoãn chấp hành hình phạt là việc người này bị kết án nhưng chưa chấp hành
hình phạt và được cho phép tạm thời không chấp hành hình phạt. Còn đối với tạm đình
chỉ chấp hành hình phạt thì khác với hoãn chấp hành hình phạt, tạm đình chỉ chấp hành
hình phạt có thể hiểu là việc người bị kết án đang chấp hành hình phạt nhưng được tạm
ngưng việc chấp hành hình phạt. Ở đây là trường hợp hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành
hình phạt với tội ít nghiêm trọng nên có thể hiểu là việc người bị kết án về tội ít nghiêm
trọng chưa chấp hành hình phạt hoặc đang chấp hành hình phạt được cho tạm thời không
hoặc tạm ngưng chấp hành hình phạt.

Căn cứ theo khoản 3, 4 Điều 57 BLHS hiện hành thì để được miễn chấp hành hình
phạt thì người bị kết án về tội ít nghiêm trọng được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình
phạt theo điều 61, 62 BLHS hiện hành phải lập công. Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm
sát đề nghị Tòa án miễn chấp hành hình phạt đối với họ.
Như vậy, cần phải đủ hai điều kiện sau người bị kết án về tội ít nghiêm trọng mới
được xét miển chấp hành hình phạt:
Thứ nhất, được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo điều 61, 62
BLHS hiện hành. Mặc khác để được tạm hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì
người bị kết áp phải có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng
thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiệm trọng, không có
căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hoãn
chấp hành hình phạt tù:24
- Là người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình
phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ;
do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa
24

Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Hội đồng Thẩm phán Tóa án nhân dân tối

cao về hướng dẩn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành
hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, Mục 7.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

19

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam

bệnh; ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại
liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các
nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu... Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở
lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ
nguy hiểm đến tính mạng của họ.
- Là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (không phân biệt là
con đẻ hay con nuôi), nếu họ bị xử phạt tù lần đầu.
- Là người bị kết tù không phải về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội
khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng và là người duy nhất trong gia đình
đang lao động có thu nhập và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì gia đình họ sẽ
gặp khó khăn đặc biệt trong cuộc sống (như không có nguồn thu nhập nào khác, không
có ai chăm nom, nuôi dưỡng... những người thân thích của họ trong gia đình mà không
có khả năng lao động).
- Là người bị kết án về tội ít nghiệm trọng (là tội phạm gây nguy hại không lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù) và do
nhu cầu công vụ, tức là do nhu cầu của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương cần
thiết sự có mặt của họ để thực hiện công vụ nhất định và nếu bắt họ đi chấp hành hình
phạt tù ngay thì chưa có người thay thế họ (có xác nhận bằng văn bản của cơ quan, tổ
chức, chính quyền địa phương có liên quan đến việc thực hiện công vụ đó).
Thứ hai, người này phải lập công. Căn cứ “lập công” được hiểu là người bị kết án
có thành tích tốt trong cuộc sống nói chung và được sự công nhận từ cơ quan có thẩm
quyền hoặc tốt hơn nữa là người này lập công lớn. Ví dụ như, người bị kết án trong thời
gian được hoãn hoặc tạm đinh chỉ thi hành án họ đã có những hành động giúp cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác
trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân
trong thiên tai hỏa hoạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc có
thành tích xuất sắc đột xuất khác được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Nếu người bị kết án phạm tội ít nghiêm trọng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên thì
Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét các căn cứ đó để đề nghị Tòa án quyết định miễn
chấp hành hình phạt cho họ.

2.1.5. Trường hợp được miễn chấp hành hình phạt cho người bị cấm cư trú hoặc
quản chế
Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời
hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó
chấp hành hình phạt, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
(khoản 5 điều 57 BLHS hiện hành).

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

20

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một
số địa phương nhất định. Còn đối với quản chế, quản chế là buộc người bị kết án phạt tù
phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát,
giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị
kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39
của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. (Điều 37, 38 BLHS
hiện hành)
Như vậy, việc miễn chấp hành hình phạt đối với hình phạt bổ sung được ghi nhận
trong BLHS hiện hành. Tuy nhiên chỉ áp dụng đối với hình phạt cấm cư trú và quản chế
còn đối với các hình phạt bổ sung khác như phạt tiền, tịch thu tài sản, trục xuất… thì
không được ghi nhận.
Theo quy định của điều 57 BLHS hiện hành, để được miễn hành hình phạt thì
người bị cấm cư trú hoặc quản chế phải chấp hành được một phần hai hình phạt và cải
tạo tốt. Thời hạn chấp hành hình phạt cấm cư trú hoặc quả chế là từ một đến năm năm
tính từ ngày người này chấp hành xong hình phạt tù.

Như thế nào là cải tạo tốt ở đây không quy định cụ thể nhưng có thể hiểu là người
bị cấm cư trú hoặc quản chế đã chấp hành tốt chính sách pháp luật và các quy định về
cấm cư trú hoặc quản chế, trong thời gian chấp hành hình phạt có tinh thần tích cực lao
động học tập để trở thành người có ích cho xã hội.
So với các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt đã nêu trên thì trường hợp
này điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt là thấp nhất và mức độ miễn giảm cũng
không cao bằng. Bởi vì đây là hình phạt bổ sung sau khi người phạm tội chấp hành xong
hình phạt chính nên điều kiện đưa ra như vậy là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên quy định
này chưa có một văn bản nào hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng hơn, thiết nghĩ cần
phải có văn bản hướng dẩn cụ thể để tiện cho cơ quan có thẩm quyền xem xét và thi
hành.
2.1.6. Miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp hưởng án treo
Có thể cho rằng, án treo là trường hợp đặc biệt của việc thi hành hình phạt tù,
người bị kết án tù có thời hạn được hưởng án treo thì không cần phải chấp hành hình
phạt tù mà được miễn chấp hành hình phạt.
Khoản 1 Điều 60 BLHS quy định “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào
nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt
chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ
một năm đến năm năm”. Qua đó, để được hưởng án treo thì cần phải có những căn cứ
sau:
Thứ nhất, người phạm tội bị xử phạt tù không quá ba năm. Tức là, người này bị
Ṭòa án kết án tù không quá ba năm hoặc người này bị xét xử một lần về nhiều tội hoặc
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

21

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam

có nhiều bản án mà khi tổng hợp hình phạt không quá ba năm thì có căn để hưởng án
treo. Mặc khác Luật không giới hạn về tội phạm để được hưởng án treo, mọi tội phạm bị
kết án phạt tù dưới ba năm đều được phép hưởng.
Thứ hai, người này phải có nhân thân tốt. Có thể hiểu người có nhân thân tốt là
người chưa có tiền án, tiền sự, luôn chấp hành tố chính sách pháp luật của nhà nước,
thực hiên đầy đủ nghĩa vụ công dân. Tuy nhiên, đối với những người có tiền án, tiền sự,
nếu xét thấy tính chất của tiền án, tiền sự cùng với tính chất của tội phạm mới thực hiện,
cũng như có căn cứ khác thấy không cần thiết bắt họ phải chấp hành hình phạt tù thì cho
họ được hưởng án treo, nhưng tinh thần chung là phải hạn chế và xem xét thật chặt
chẽ.25
Khi đánh giá nhân thân người bị kết án phải xem xét toàn diện tất cả các yếu tố
thuộc về nhân thân kể cả thái độ của họ sau khi phạm tội qua đó đối chiếu với yêu cầu
phòng ngừa chung để xem xét có cần thiết phải bắt họ chấp hành hình phạt tù hay cho
hưởng án treo.
Thứ ba, người phạm tội phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ. “Các tình tiết giảm nhẹ”
được quỵ định như vậy đòi hỏi người phạm tội phải có nhiều hơn một tình tiết giảm nhẹ
thì mới được cho hưởng án treo. Việc này được hướng dẩn cụ thể ở mục 6.1 của Nghị
quyết 01/2007/NQ-HĐTP. “Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết
tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46
của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết
giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên”. Tuy nhiên các tình
tiết giảm nhẹ này phải chưa được dùng làm căn cứ để quyết định hình phạt. Nếu các tình
tiết giảm nhẹ này đã được dùng làm căn cứ giảm nhẹ tội mà vẩn tiếp tục áp dụng để làm
căn cứ để hưởng án treo thì có sự chồng chéo và sử dụng nhiều lần các tình tiết giảm nhẹ
làm cho việc kết án tội phạm không phù hợp với hành vi phạm tội của họ.
Thứ tư, người này phải có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi làm việc ổn định. Bởi vì
trong trường hợp được hưởng án treo thì, “Toà án giao người được hưởng án treo cho
cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó
thường trú để giám sát và giáo dục”.26 Nếu người được hưởng án treo là cán bộ, nhân
viên Nhà nước thì Toà án giao người này cho cơ quan chủ quản và UBND cấp xã theo

dỏi và giáo dục. Nếu người này không phải là cán bộ, nhân viên Nhà nước thì Toàn án
giao cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú giám sát và giáo dục. 27

25

Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự phần chung- quyển 1, NXB Chính Trị Quốc Gia, năm 2009, tr. 473.

26

Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Điều 60, Khoản 2.

27

Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Hội đồng Thẩm phán Tóa án nhân dân tối

cao về hướng dẩn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành
hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, Mục 6.6.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

22

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
Khi thỏa mãn các căn cú trên, Tòa án có thể cho người đó được hưởng án treo.
Điều này phụ thuộc vào sự xem xét đánh giá của Tòa án, bởi khi đầy đủ các căn cứ trên,
nếu xét thấy không cần thiết buộc tội người bị kết án phạt tù phải chấp hành hình phạt
thì Tòa án cho họ được hưởng án treo. Ngược lại, dù có đủ căn cứ nêu trên nhưng xét

thấy việc chấp hành hình phạt là cần thiết thì toàn án không cho họ hưởng án treo.
Như đã khẳng định, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện.
Khi thỏa các căn cứ quy định tại BLHS hiện hành và được Tòa án cho hưởng án treo,
người phạm tội phải tuân thủ cá điều kiện do BLHS quy định. Khi người này vi phạm
các điều kiện này, bản án được treo ban đầu sẽ được đem ra thi hành. Người viết sẽ phân
tích các điều kiên đó sau đây:
Đầu tiên là thời gian thử thách, theo quy định của BLHS hiện hành khi được hưởng
án treo Tòa án sẽ ấn định thời gian thử thách đối với người được hương án treo. Thời
gian thử thách phải thỏa mản đồng thời hai điều kiện sau: thời gian thử thách bằng hai
lần mức hình phạt tù đã trừ đi thời hạn tạm giam (nếu có) nhưng không dưới một năm và
không quá năm năm. Trong trường hợp đặc biệt Tòa án có thể ấn định thời gian thử
thách ngắn hơn hai lần mức hình phạt tù nhưng phải ghi rõ trong bản án. Tuy nhiên,
trường hợp nào là trường hợp đặc biệt và thời hạn ngắn hơn là bao nhiêu thì không quy
định rõ, quyết định này dựa và ý chí chủ quan và đánh giá của Tòa án (mục 6.4 Nghị
quyết 01/2007/NQ-HĐTP).
Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách không được quy định trong BLHS mà
được hướng dẩn cụ thể trong Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP. Theo đó, thời gian thử
thách của án treo được tính từ ngày tuyên án. Nếu người bị kết án có nhiều bản án cho
hưởng án treo thì tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo. Đối với người
hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, quân nhân quốc phòng, người lao động
làm công ăn lương thì thời hạn thử thách tính tư ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo
dục người đó nhận được quyết định thi hành án và trích lục bản án.28
Khoản 5 điều 60 BLHS hiện hành quy định “Đối với người được hưởng án treo
mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành
hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại
Điều 51 của Bộ luật này”. Theo quy định này người bị án treo phạm tội mới trong thời
gian thử thách, bất kể là tội cố ý hay vô ý thì không được hưởng án treo nữa. Tức là, khi
đó, người được Tòa án buộc người được miễn chấp hành hình phạt tù phải chấp hành
hình phạt đối với họ. Đồng thời hình phạt được treo này sẽ được tổng hợp với hình phạt
mới theo quy định của pháp luật. Ngược lại nếu trong thời gian thử thách người được

hưởng án treo không phạm tôi mới thì hình phạt tù coi như không còn. Mặc khác, pháp
luật còn quy định người được hưởng án treo đã chấp hành xong một phần hai thời gian
28

Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về việc thi hành hình phạt tù cho

hưởng án treo, Điều 5, Mục 5.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

23

SVTH: Lê Minh Bước


Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám
sát, giáo dục, Tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách và mức thời gian rút ngắn này
do Tòa án quyết định.
Cũng giống như các hình thức miễn chấp hành hình phạt nêu trên, miễn chấp hành
hình phạt trong trường hợp hưởng án treo cũng phải chấp hành các hình phạt bổ sung
theo quy định. Người được hưởng án treo nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc khi hết
thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn một năm cũng
được đương nhiên xóa án tích (trừ các tội quy định tại Chương XI, Chương XXIV
BLHS hiện hành).
So với các hình thức miễn chấp hành hình phạt khác thì án treo có một số khác biệt
như sau: Thứ nhất, án treo áp dụng với người phạm tội trong giai đoạn xem xét quyết
định áp dụng và giai đoạn xét xử. Trong khi đó, các biện pháp khác được áp dụng trong
giai đoạn chờ hoặc đang chấp hành hình phạt. Thứ hai, không như các hình thức miễn
chấp hành hình phạt khác, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện.

Khi vi phạm điều kiện đó thì bản án được treo sẽ đem ra thi hành. Thứ ba, án treo chỉ áp
dụng đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn, bất kể với tội phạm nào không giới hạn
loại tội phạm như các trường hợp khác.
2.2. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục miễn chấp hành hình phạt
2.2.1. Thẩm quyền đề nghị, quyết định miễn chấp hành hình phạt
Thẩm quyền quyết định miễn chấp hành hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều
269 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, theo đó:
- Tòa án có thẩm quyền quyết định miễn chấp hành hình phạt tù là Tòa án nhân
dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án cư trú hoặc làm
việc.
- Việc miễn chấp hành các hình phạt khác hoặc thuộc thẩm quyền quyết định
của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người bị kết án
chấp hành hình phạt.
Bên cạnh đó, thẩm quyền đề nghị, quyết định miễn chấp hành hình phạt còn được
hướng dẫn cụ thể tại khoản 4 Công văn số 105/TANDTC-KHXX ngày 17 tháng 07 năm
2009 của Toàn án nhân dân tối cao về việc thi hành khoản 2 Điều Nghị quyết số
33/2009/QH12. Điều này được quy định như sau:
a) Đối với người đang chấp hành hình phạt tù, hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật
của Quân đội, thì Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự cấp quân
khu nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần
hình phạt còn lại theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù hoặc cơ quan thi hành hình
phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của Quân đội;
b) Đối với người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, thì Chánh án
Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

24

SVTH: Lê Minh Bước



Đề tài: Chế định Miễn chấp hành hình phạt trọng Luật Hình sự Việt Nam
hành phần hình phạt còn lại theo đề nghị của cơ quan tổ chức hoặc chính quyền địa
phương được giao trách nhiện trực tiếp giám sát, giáo dục;
c) Đối với người đang chấp hành hình phạt cấm cư trú hoặc quản chế, thì Chánh
án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó chấp
hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc thời hạn quản chế
còn lại theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt;
d) Đối với người đang chấp hành hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân, thì Chánh án Toà án
nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc
ra quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định, thời hạn tước một số quyền công dân còn lại theo đề nghị của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực
nơi người đó cư trú hoặc làm việc;
đ) Đối với người bị xử phạt tù, xử phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của Quân đội đang
được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hoãn chấp hành hình phạt hoặc chưa
chấp hành hình phạt, thì Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự
cấp quân khu nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành phần hình
phạt còn lại hoặc miễn chấp hành toàn bộ hình phạt theo đề nghị của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người
đó cư trú hoặc làm việc;
e) Đối với người bị xử phạt bằng các hình phạt khác đang được tạm đình chỉ chấp
hành hình phạt, đang được hoãn chấp hành hình phạt hoặc chưa chấp hành hình phạt, thì
Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó
cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc miễn chấp
hành toàn bộ hình phạt theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện,
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc.
Quy định này đã hướng dẫn một cách chi tiết và rõ ràng thẩm quyền đề nghị và
quyết định miễn chấp hành hình phạt đối với các đối tượng được miễn chấp hành hình

phạt. Quy định như vậy làm cho việc áp dụng thi hành được nhanh chóng và chính xác,
bởi có sự phân chia cụ thể về phần việc cho từng cơ quan một. Dựa vào đó các cơ quan
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2.2.2. Trình tự, thủ tục đề nghị miễn chấp hành hình phạt
 Trình tự, thủ tục miễn chấp hành hình phạt tù
Căn cứ theo Điều 34 Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì:
Viện kiểm sát có thẩm quyền nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc làm
việc lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu xét miễn
chấp hành án phạt tù. Hồ sơ gồm có:
a) Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật;
b) Văn bản đề nghị của Viện kiểm sát có thẩm quyền;
c) Đơn xin miễn chấp hành án phạt tù của người bị kết án;
d) Bản tường trình của người bị kết án về việc lập công hoặc lập công lớn có xác
nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với người bị kết án đã lập công, lập công lớn hoặc
kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật của
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

25

SVTH: Lê Minh Bước


×