Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

CHUYÊN đề KINH tế THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU cà PHÊ của VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.17 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
---    ---

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

CHUYÊN ĐỀ
NGÀNH: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115

Tháng 6 năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM
B1206424

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

CHUYÊN ĐỀ
NGÀNH: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. HUỲNH THỊ ĐAN XUÂN



Tháng 6 Năm 2015


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................4
1.Lý do chọn đề tài................................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................6
2.1 Mục tiêu chung....................................................................................................6
2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................6
3 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................6
3.1 Phạm vi không gian:...........................................................................................6
3.2 Phạm vi thời gian:...............................................................................................6
3.3 Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU..............................................7
1. Khái niệm, vai trò của xuất khẩu hàng hóa......................................................7
1.1. Khái niệm về xuất khẩu.....................................................................................7
2. Vai trò nhiệm vụ của xuất khẩu........................................................................7
1.1 Vai trò của xuất khẩu..........................................................................................7
1.2 Nhiệm vụ của xuất khẩu.....................................................................................7
1.3 Ý nghĩa của xuất khẩu........................................................................................7
3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................8
3.1 Phương pháp thu thập số liệu:............................................................................8
3.2 Phương pháp phân tích:......................................................................................8
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM.................9
3.1 Điều kiện về sản xuất cà phê của Việt Nam...................................................9
3.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................9
3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội để phát triển cây cà phê..........................................9
3.1.3 Điều kiện về kĩ thuật, công nghệ để phát triển cây cà phê............................10
3.1.4 Vai trò của xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân.........................10

3.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.................................................11
3.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành cây cà phê và xuất khẩu ở Việt Nam.........11
3.2.3 Thực trạng xuất khẩu cà phê ở Việt Nam......................................................12
3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam..................................18
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN.......................................................................................21


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với mỗi quốc gia muốn phát triển nhanh và vững mạnh thì đều phải có
một nền ngoại thương vững mạnh. Không có một quốc gia nào đóng cửa tự mình
phát triển mà trở nên hưng thịnh. Như vậy ngoại thương là một nhu cầu khách
quan trong quá trình phát triển đối với mỗi quốc gia. Ngày nay với xu thế toàn
cầu hóa và hội nhập đang diễn ra mạnh trên phạm vi toàn cầu, có rất nhiều nước
tham gia. Việt Nam cũng đang nỗ lực để hòa mình vào tiến trình này thì hoạt
động xuất khẩu là cầu nối quan trọng để đẩy nhanh phát triển nền kinh tế. Trong
đó mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là gạo bên cạnh đó mặt hàng nông
sản xuất khẩu đứng thứ hai là cà phê.
Cà phê là một mặt hàng nông sản nổi tiếng trên toàn thế giới với những câu
chuyện như những huyền thoại về xuất xứ của cây cà phê. Không chỉ có vậy, với
hương vị đặc trưng độc đáo cà phê đã chinh phục đại bộ phận dân cư trên toàn thế
giới làm cho giá trị xuất khẩu cà phê cao. Ngành cà phê Việt Nam phát triển
nhanh chóng trong vòng 30 năm lại đây về mở rộng diện tích, thâm canh tăng
năng suất và tăng khối lượng cà phê xuất khẩu. Theo Bộ NN&PTNT, diện tích
trồng cà phê nước ta năm 2014 653.000 ha, tăng 2,7% so với năm 2013 (633.000
ha). Đến nay cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, có
kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ và chiếm tỷ trọng khá lớn trong các mặt
hàng nông sản xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu cà phê góp phần nâng cao đời
sống nhân dân, tăng cung cấp hay xuất khẩu ngày một tăng cao cả về số lượng và
chất lượng. Với những điều kiện vị trí địa lí đất đai thổ nhưỡng, nguồn lao động

dồi dào Việt Nam hội tụ đầy đủ những điều kiện để trở thành nước xuất khẩu cà
phê có chất lượng cho khu vực và trên thế giới. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam
chiếm vị trí thứ hai trên thế giới, đứng sau Brazil. Riêng cà phê Robusta xuất
khẩu, Việt Nam đứng trên cả Brazil và trở thành lớn nhất thế giới. Trong đó khu
vực các tỉnh Tây Nguyên là “thủ phủ” cà phê Việt Nam.
Xuất khẩu cà phê đã có những đóng góp lớn vào việc tăng GDP cho nền
kinh tế Việt Nam. Bạn bè thế giới đã biết đến những cao nguyên trồng cà phê của
Việt Nam, nguồn cung cấp khối lượng lớn cà phê ra thế giới. Xuất khẩu cà phê
cũng giúp khẳng định sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. Quá
trình hội nhập kinh tế mở ra những thuận lợi và không ít những khó khăn trong
xuất khẩu cà phê. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của thế giới nói chung
và của Việt Nam nói riêng có những biến động lớn. Thực tế trong những năm qua


đã cho thấy tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn chịu tác động của tình
hình cà phê trên thế giới dẫn đến thiếu sự bền vững. Nên cần phải nâng cao chất
lượng cà phê đạt những tiêu chuẩn khắt khe của thế giới, tạo ra những bước tiến
mới vững chắc cho xuất khẩu cà phê Việt Nam. Nội dung của đề tài giúp phân
tích tình hình xuất khẩu của cà phê Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế. Những thuận lợi cũng như những khó khăn khi gia nhập .Từ đó, tìm ra
những biện pháp khắc phục, cải tiến. Đề ra những giải pháp để cây cà phê có chất
lượng tốt hơn nâng cao vị thế trên thị trường thế giới, góp phần đẩy mạnh nền
kinh tế Việt Nam bước lên những bậc thang mới.
Chính vì những lý do trên, đề tài “Thực trạng và giải pháp xuất khẩu cà
phê ở Việt Nam” sẽ nghiên cứu sâu hơn để thấy được vai trò xuất khẩu của cây
cà phê trong nền kinh tế quốc dân.


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Xem xét những thành
tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả xuất khẩu cà phê ở Việt Nam trong tương lai.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng về tình hình xuất khẩu cà phê.
Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê.
3 Phạm vi nghiên cứu
3.1 Phạm vi không gian:
Đề tài được nghiên cứu ở Việt Nam
3.2 Phạm vi thời gian:
Số liệu thu thập từ năm 2012 - 2014
3.3 Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU
1. Khái niệm, vai trò của xuất khẩu hàng hóa
1.1. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài, không phải là hành vi
bán riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm
mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
2. Vai trò nhiệm vụ của xuất khẩu
1.1 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu có vai trò là tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy sản xuất phát triển, đổi mới trang
thiết bị công nghệ sản xuất từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền
kinh tế hướng ngoại, nâng cao mức sống của người dân vì thu hút nguồn lao động
trẻ và dồi dào vào làm việc có thu nhập. Ngoài ra, xuất khẩu còn là cơ sở để mở
rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước. Vai trò của xuất

khẩu trong nền kinh tế ngày càng được khẳng định đối với Việt Nam.
1.2 Nhiệm vụ của xuất khẩu
Nhiệm vụ của xuất khẩu là phải khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất
nước như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất đồng thời cần phải nỗ lực
nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim
nghạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần tạo hiệu quả những mặt hàng, nhóm hàng
xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khu vực
về số lượng, chất lượng để “sản phẩm sản xuất ở Việt Nam” có khả năng cạnh
tranh và cạnh tranh có hiệu quả.
1.3 Ý nghĩa của xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng là chìa khóa mở ra các giao dịch
quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của
đất nước như là: giá nhân công rẻ lực lượng đông đúc trẻ và dồi dào, thông minh
và sáng tạo, ham học hỏi. Điều kiện về tự nhiên, địa lí thuận lợi và đặc biệt là mặt
hàng cà phê ở Việt Nam.
Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước sẽ tham
gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại thì
phải thích nghi rút kết kinh nghiệm cho bản thân làm tăng lợi nhuận thúc đẩy nền
kinh tế phát triển.


3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp từ báođiện tử, internet, trang web chính phủ,…
3.2 Phương pháp phân tích:
Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp có liên quan đến thu thập số
liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá
trình phân tích dự đoán và ra quyết định. Từ các số liệu thu thập được nhằm mô
tả sự biến động của kim nghạch xuất khẩu, giá và các yếu tố ảnh hưởng.
Phương pháp so sánh:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của năm phân tích
so với năm gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy
mô của các hiện tượng kinh tế.
Mức chênh lệch = Y1-Y0
So sánh số tuyệt đối: phản ánh quan hệ so sánh giữa hai bộ phận trong một
tổng thể. Là tỉ lệ chênh lệch giữa năm phân tích so với năm gốc, dược tính theo
công thức:
Tỉ lệ chênh lệch =

Y1 − Y0
x100%
Y0

Trong đó:
Y0: Chỉ tiêu năm gốc
Y1: Chỉ tiêu năm phân tích


CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
3.1 Điều kiện về sản xuất cà phê của Việt Nam
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo
phương kinh tuyến từ 80 30’ đến 230 30’ vĩ độ Bắc. điều kiện khí hậu, địa lý đất
đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một
hương vị rất riêng và độc đáo.
Đất đai:
Đất badan (1.4 triệu ha) có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân
bố tập trung chủ yếu ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với diện tích hang
triệu ha, mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng
chuyên canh quy mô lớn.

khí hậu:
Có tính chất cận xích đạo có một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi
tới 4-5 tháng) là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
Có sự phân hóa theo độ cao. Trên các cao nguyên 400-500m, khí hậu khá
nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối, ở các cao nguyên trên 1000m
khí hậu mát mẻ thuận lợi để cây cà phê chè phát triển.
Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thủy lợi, đặc biệt
là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm có giá trị lớn cho việc cung cấp nước tưới
trong mùa khô.
3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội để phát triển cây cà phê
Dân cư và lao động: Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong
cả nước. Nhân dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cà phê.
Việc sản xuất cà phê thu hút nhiều lao động: 1 ha cà phê thu hút từ 120.000 –
200.000 lao động. Riêng ở nước ta hiện nay có khoảng 700.000 – 800.000 lao
động sản xuất cà phê, đặc biệt vào thời điểm chăm sóc, thu hoch5 con số này lên
đến hơn 1 triệu ngườ. Như vậy với nguồn lao động dồi dào như nước ta hiện nay
có thể cung cáp một lượng lao động khá đông đảo cho ngành cà phê.
Cơ sở vật chất kĩ thuật: Các nhà máy chế biến, bảo quản sản phẩm ngày
càng phát triển góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ: nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới rất lớn, giá cà
phê cao và ổn định, sản xuất cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do việc chế
biến các sản phẩm cà phê hợp thị hiếu của các thị trường chính, nên cà phê nước


ta đã đứng vững trên thị trường thế giới. Hiện nay các thị trường xuất khẩu cà phê
ngày càng mở rộng,một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê Trung
Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà.. đã có thương hiệu và đứng vững trên
thị trường và khu vực thế giới.
3.1.3 Điều kiện về kĩ thuật, công nghệ để phát triển cây cà phê
Không chỉ những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến cây cà phê mà cây cà

phê muốn cho năng suất, chất lượng cao rất cần những người lao động có chuyên
môn, kỹ thuật. Hiện nay, hàng loạt tiến bộ kỹ thuật mới đã được nghiên cứu và
ứng dụng trong sản xuất cà phê. Những tiến bộ kỹ thuật chủ yếu về các vấn đề
sau:
Lai tạo giống: các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra các giống cây có năng
suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường và
thích ứng được điều kiện ngoại cảnh trên diện rộng.
Chất hóa học, thành tựu trong sâu bệnh cũng như cỏ dại .
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong cơ giới hóa, điện khí hóa… trong trồng trọt,
chăm sóc, chế biến, thu hoạch, bảo quản sản phẩm cà phê.
Những biện pháp kỹ thuật mới có ý nghĩa rất lớn đối với ngành cà phê. Cây
cà phê không nghững cho sản phẩm có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, mà
còn hạn chế được những tác hại, ảnh hưởng của thiên tai dich bệnh. Chính những
tiến bộ kỹ thuật này đã nhóm các nhân tố kỹ thuật sản xuất mà chúng ta cần quan
tâm để việc sản xuất cà phê cho hiệu quả cao nhất.
Một số các dòng cà phê cao sản vô tính đã được chọn lọc trong và ngoài tỉnh
(có năng suất cao, kích cỡ nhân lớn và khán được bệnh gỉ sắt… như TR4, TR5,
TR6, TR9, TR11,…) đã được trung tâm Khuyến Nông khuyến cáo đưa vào sản
xuất nhằm cải tạo chất lượng giống thong qua các biện pháp kỹ thuật ghép cải tạo
giống, trồng mới. Do hiệu quả cây cà phê cao hơn nhiều loại cây trồng khác nên
nông dân đã tập trung đầu tư thâm canh cao nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong giai
đoạn giá cả cà phê nhân trên thị trường thế giới còn cao. Các trung tâm Khuyến
Nông Tỉnh đã phối hợp với Trung Tâm Nông Nghiệp địa phương các trương
trình, dự án chuyển giao KHKT về kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê, canh tác cà
phê bền vững theo 4C, Utz,… cho nhiều nông dân nên nhìn chung đại đa số nông
dân trồng cà phê đã tiếp cận được kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê theo hướng
bền vững.
3.1.4 Vai trò của xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân



Xuất khẩu cà phê đã đóng góp trong việc làm tăng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước năm 2012/2013 là 1.4 triệu tấn, năm 2014/2015 là 1.68 triệu tấn. Từ xuất
khẩu cà phê mà Việt Nam được biết đến là nước xuất khẩu và thương hiệu cà phê
Việt Nam càng được khẳng định đã cho thấy được một số vai trò của xuất khẩu cà
phê trong nền kinh tế:
Xuất khẩu cà phê tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.
Khi khối lượng cà phê xuất khẩu ngày càng tăng thì khối lượng sản xuất ra ngày
càng lớn từ đó tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất cà phê. Mặt khác,
khi xuất khẩu cà phê tăng còn tạo ra nguồn thu lớn cho người sản xuất góp phần
vào việc mở rộng sản xuất , đầu tư kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu.
Xuất khẩu cà phê tăng kéo theo sự phát triển các ngành công nghiệp chế
biến góp phần giải quyết tốt vấn đề việc làm, ổn định thu nhập cho lao động nông
nghiệp.
Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp bao
gồm: đất đai, cơ sở hạ tầng, lao dộng cũng như kinh nghiệm của người sản xuất.
Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại nước ta. Hiện nay nước ta xuất khẩu cà phê vào 53 quốc gia trên thế
giới( nguồn: thuvienso.edu.vn), điều này giúp cho Việt Nam có được nhiều mối
quan hệ hợp tác phát triển. Đây là điều kiện quan trọng để Việt Nam có được
quan hệ hợp tác đa phương và song phương đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO
của Việt Nam.
3.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam
3.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành cây cà phê và xuất khẩu ở Việt Nam
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1870 và được trồng ở Việt
Nam năm 1888. Pháp đã mang cây cà phê Arabica từ đảo Bourbon sang trồng ở
phía Bắc Việt Nam sau đó mở rộng sang các vùng khác. Khi đó, cà phê được xuất
khẩu sang pháp dưới thương hiệu Arabica du Tonkin.
Đầu thế kỷ 20, cây cà phê được trồng ở một số đồn điền người pháp tại Phủ
Qùy (Nghệ An) và một số nơi ở Tây Nguyên với diện tích không quá vài nghìn

ha. Năm 1930, Việt Nam có khoảng 7,000 ha cà phê. Trong thời kỳ những năm
1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các
tỉnh phía Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới hơn 20,000 ha. Sau khi thống
nhất đất nước 1975, tổng diện tích cà phê Việt Nam chỉ còn khoảng 19.000 ha.


3.2.3 Thực trạng xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
3.2.3.1 Diện tích và sản lượng cà phê ở Việt Nam
Mặc dù chính phủ khuyến nghị duy trì diện tích cà phê của cả nước là 500.000 ha
do sức cạnh tranh về giá của cà phê so với các loại cây trồng khác không cao.
Nhưng trong 3 năm trở lại đây diện tích gieo trồng cà phê vẫn tiếp tục được mở
rộng tại các khu vực chính như Đak Lak, Lâm Đồng, Đak Nông. Theo Bộ
NN&PTNT, diện tích trồng cà phê nước ta năm 2014 653.000 ha, tăng 2,7% so
với năm 2013 (633.000 ha). Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có một lưu
lượng mưa lớn khí hậy vùng Tây Nguyên mát mẻ, nền đất Bazan màu mở thích
hợp với cây cà phê vốn là loại cây chỉ được trồng một vài nơi trên thế giới thêm
vào đó giá cà phê liên tục tăng đã làm cho người dân có thêm động lực để mở
rộng hoạt động sản xuất.
Bảng 3.1: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực
Tỉnh
Đăk Lak
Lâm Đồng
Đak Nông
Gia Lai
Đồng Nai
Bình Phước
Komtum
Bà Rịa
Vũng Tàu
Sơn La

Quản Trị
Điện Biên
Các khu vực
khác
Tổng

Năm 2012

Năm2013

Năm2014

Tỷ lệ năm
2014 (%)

(ha)

(ha)

(ha)

202.022
145.735
116.350
77.627
20.000
14.938
12.158
7.071


207.152
151.565
122.278
77.627
20.000
14.938
12.158
7.071

210.000
153.432
122.278
78.030
20.800
15.646
13.381
15.000

32,1
23,5
18,7
11,9
3,2
2,4
2,0
2,3

Mục tiêu
tới năm
2020

190.000
150.000
115.000
75000
20.000
15.000
12.500
6.000

6.371
5.050
3.385
5.700

9.000
5.505
3.385
5.700

10.650
5.050
3.385
5.000

1,6
0,8
0,5
0,9

7.000

5.000
4.500
_

616.407

635.924

653.352

100

600.000

Nguồn: Bộ NN & PTNT, vietrade.gov.vn

ĐakLak, Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai, chiếm 86,2% diện tích cả nước
653.352 năm 2014. Tuy vậy, diện tích cà phê có độ tuổi trên 20 năm của cả nước


đạt trên 100.000 ha, dự kiến trong 5 năm tới diện tích sẽ tăng lên 150.000ha. Tuy
nhiên một vấn đề đáng quan tâm là hiện cả nước có khoảng 140.000-160.000 ha
cà phê già cỗi cần phải trồng mới và chuyển đổi trong vòng 45 năm tới. Cà phê
già cỗi có năng suất thấp, dưới 1,5 tấn/ha nên cần được tái canh để giữ cho sản
lượng cà phê không bị sụt giảm mạnh. Việc tái canh cây cà phê thời gian qua gặp
nhiều khó khăn do chi phí tái canh cà phê cũng rất cao trong khi cây trồng gặp
nhiều rủi ro vì sâu bệnh. Ngoài ra, do giá cà phê trong nước ở mức tương đối cao
khiến cho người dân không muốn phá bỏ trồng mới. Với việc trồng xen kẽ sẽ
giúp giữ vững được trong thời gian các cây non đang trưởng thành. Việc trồng
xen Mắc Ca và Bơ trên đất trồng cà phê khoảng 3 năm trước khi việc thay thế cây

cà phê kém chất lượng là một giải pháp hợp lí. Vì trong vòng 4 năm cây mắc ca
và cây bơ sẽ ra quả và người nông dân sẽ có thêm một khoảng thu nhập trong khi
đợi cây cà phê non trưởng thành. Giải pháp này sẽ trở nên vô cùng quan trọng đối
với người nông dân.
Qua đó thấy rằng quá trình phát triển cây cà phê ở Việt Nam là tương đối
nhanh. Diện tích cà phê của cả nước tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, khu vực
chủ lực của ngành cà phê Việt Nam, chiếm 70% diện tích cả nước trong đó
DakLak là tỉnh có diện tích, sản lượng lớn nhất (32,1% diện tích cả nước) năm
2014. Lâm Đồng 23,5%, Đak Nông 18,7%...Diện tích cà phê nước ta ngày càng
được mở rộng hơn đã khẳng định được vai trò, vị trí của cây cà phê cũng như việc
xuất khẩu cà phê đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. Sở dĩ đạt
được điều đó là do ngành cà phê đã có chủ trương đúng đắng đẩy mạnh tốc độ
phát triển cà phê đưa nghề trồng cà phê đến từng hộ gia đình, kinh tế tư nhân.
Bảng 3.2: Sản lượng cà phê theo mùa vụ (Tháng 10-Tháng 9)
Mùa vụ
2012/2013
Thời gian bắt đầu
Sản lượng (nghìn tấn)
Năng suất trung bình
(tấn/ha)

Tháng 10/2012

Mùa vụ
2013/2014

Mùa vụ
2014/2015

Tháng 10/2013


Tháng 10/2014

1.590

1.740

1.750

2,57

2,73

2,67

Nguồn: Số liệu ước tính của FAS USDA

Sản lượng mùa vụ 2013/2014 của Việt Nam đạt 1,74 triệu tấn tăng 9% so
với mùa vụ 2012/2013. Sản lượng cao như vậy nên nguồn hàng xuất khẩu của


nước ta tương đối lớn với kim nghạch đạt 1,56 triệu tấn. Thời tiết thuận lợi là yếu
tố giúp cây cà phê phát triển nhanh và ổn định trong năm 2013. Mặc dù có những
lo ngại về thời tiết khô hạn những tháng đầu năm, nhưng mùa mưa đến sớm hơn
dự kiến và những cơn mưa bắt đầu từ cuối tháng 3 tại các khu vực khô hạn ở Tây
Nguyên là yếu tố quyết định của mùa bội thu năm 2013 vì đây là thời gian quan
trọng trong chu kỳ phát triển của cây cà phê Việt Nam.
Sản lượng mùa vụ 2014/2015 của Việt Nam đạt 1,75 triệu tấn tăng 0,5% so
với mùa vụ 2013/2014. Sản lượng đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu Việt Nam
tương đối lớn kim ngạch đạt 1,68 triệu tấn tăng 8% so với mùa vụ 2013/2014 do

nguồn cung sẵn có từ vụ thu hoạch bội thu và lượng dự trữ dồi dào từ năm trước,
giá cà phê thế giới tăng từ đầu mùa vụ và sự phát triển không ngừng của ngành cà
phê hòa tan trong nước.
Nhìn chung thì sản lượng cà phê qua các mùa vụ tăng năng suất trung bình
mùa vụ 2013/2014 tăng 6% so với mùa vụ 2012/2013. Nhưng đến mùa vụ
2014/2015 năng suất trung bình giảm 2% so với mùa vụ 2013/2014 do cà phê già
cỗi khá nhiều trong đó diện tích cà phê trên 20 năm tuổi lên đến 86.000 ha cho
năng suất thấp, ngoài ra còn chịu nhiều tác động từ điều kiện tự nhiên như đất đai,
dịch bệnh, hạn hán,...Mùa khô ở Tây Nguyên, Lâm đồng, Dak Lak đã ảnh hưởng
lớn đến tỷ lệ đậu quả cho cây cà phê bởi chế độ nước là yếu tố quyết định tới
năng suất. Bênh cạnh đó, do trình độ hiểu biết về cà phê, cách gieo trồng, phòng
trừ sâu bệnh của nông dân còn kém. Do tập quán canh tác đã có từ lâu đời tác
động lớn đến chất lượng và sản lượng cà phê khi thu hoạch.

3.2.3.2 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam


Bảng 3.3: Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam 3 tháng năm 2014
Đơn vị: Lượng = Tấn = 1.000 USD
Mặt
3 tháng/2013
3 tháng/2014
% 2014/2013
Thị phần (%)
hàng/Tên
Lượng
Gía trị
Lượng
Gía trị
Lượng

Gía trị
2013
2014
nước
Cà phê
481.839 1.030.358 602.405 1.181.605 125.02 114.68 100.00
100.00
Đức
Hoa Kỳ
Bỉ
Itaia
Tây Ban
Nha
Nhật Bản
Nga
Pháp
Angiêri
Philipin

64.617
54.369
17.592
32.250

133.054
118.067
37.220
66.604

83.121

54.323
45.702
38.422

161.849
109.775
89.852
70.959

127.64
99.92
259.79
119.14

121.64
92.98
241.41
106.54

12.91
11.46
3.61
6.46

13.70
9.29
7.60
6.01

37.023


75.430

36.875

69.954

99.60

92.74

7.32

5.92

19.466
44.474 24.606
50.810 126.41 114.25
4.32
12.403
28.461 16.262
35.195 131.11 123.66
2.76
366
2.419 16.805
32.665 4591.53 1350.28
0.23
7.429
15.416 16.866
30.978 227.03 200.95

1.50
11.402
26.430
9.447
29.868
82.85 113.01
2.57
Nguồn: />
4.30
2.98
2.76
2.62
2.53

Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho thấy, Việt
Nam xuất khẩu được khoảng 826 nghìn tấn cà phê với giá trị 1,65 tỷ USD trong
bốn tháng đầu năm, tăng 39,6% về khối lượng và 30% về giá trị so với cùng kỳ
2013. Phần lớn các thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam đều tăng riêng


Italia và Philipin lượng cà phê nhập khẩu trong ba tháng đầu năm 2014 giảm so
với 2013. Trong đó Pháp có tốc độ tăng mạnh nhất trong 3 tháng đầu năm thị
trường này nhập khẩu 16,8 nghìn tấn cà phê từ Việt Nam với giá trị 32,7 triệu
USD, tăng gần gấp 46 lần về khối lượng và 14 lần về giá trị so với cùng kỳ năm
2013. Tuy nhiên Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của
Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2014 với thị phần lần lượt là 13,7% và 9,29% có
thể thấy cà phê Việt Nam đang dần chinh phục được thị trường khó tính như Mỹ.
Với lượng nhập khẩu tăng mạnh Bỉ trở thành thị trường cà phê lớn thứ ba của
Việt Nam chiếm 7,6% thị phần
3.2.3.3 Giá cả

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cà
phê tháng đầu năm 2015 ước đạt 100 nghìn tấn, với giá trị khoảng 202 triệu USD,
giảm 28,9% về lượng và giảm 23,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Việt Nam là nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới. Khối lượng
xuất khẩu cà phê năm 2014 của Việt Nam đạt khoảng 1,73 triệu tấn, trị giá 3,62 tỷ
USD, tăng 33,4% về khối lượng và tăng 32,2% về giá trị so với năm 2013.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt 2.104 USD/tấn, tăng 0,7% so
với năm 2013.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt
Nam trong năm 2014 với thị phần lần lượt là 14,13% và 10,17%. Thị trường Bỉ
có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, gấp 2,4 lần về lượng và gấp 2,31 lần về giá trị
so với năm 2013.

Bảng 3.4: Giá xuất khẩu trung bình cà phê xanh của Việt Nam, từ mùa vụ
2011/12 đến 2013/14
Giá FOB Hồ
Chí Minh

Tháng
10

Tháng
11

Tháng
12

Tháng
1


Tháng
2

Tháng
3

Tháng
4

Giá XK
trung
bình 7
tháng
đầu mùa
vụ (T10-


T4)

(US$/tấn)
Mùa vụ
2011/12

$1.99
3

$1.81
8

$1.853 $1.790 $1.923 $1.992 $1.988


$1.908

Mùa vụ
2012/13

$2.022 $1.849 $1.827 $1.887 $2.003 $2.088 $1.985

$1.952

Mùa vụ
2013/14

$1.66
3

$1.53
3

$1.728

$1.71
8

$1.796

% thay đổi
mùa
vụ 2013/14
so với mùa

vụ 2012/13

-18%

-17%

-5%

-9%

$1.874 $2.017 $2.040

-6%

-3%

2.80%

-8%

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, Hiệp hội cà phê ca cao Việt
Nam, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột và doanh nghiệp XK trong nước


Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, Hiệp hội cà phê ca cao Việt
Nam, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột và doanh nghiệp XK trong nước

Hình 3.2: Giá xuất khẩu cà phê xanh của Việt Nam, mùa vụ 2011/12 đến mùa vụ
2013/14
Kể từ tháng 1, giá cà phê thế giới tăng đã thúc đẩy nông dân bán hàng, từ đó

nâng sản lượng xuất khẩu cà phê tăng mạnh trong tháng 3 và tháng 4. Các doanh
nghiệp xuất khẩu trong nước dự báo xuất khẩu cà phê trong những tháng tới sẽ
tiếp tục tăng mạnh nếu giá cà phê tiếp tục duy trì mức hiện tại (trên 2.000
USD/tấn).
7 tháng đầu mùa vụ 2013/14, giá cà phê Robusta trung bình tại ĐăkLak ở
mức 35.957 VNĐ/kg (1,71 USD) và tại Lâm Đồng là 39.545 VNĐ/kg (1,88
USD). Giá cà phê trong nước tăng giảm theo tình hình thị trường thế giới. Tháng
3 và tháng 4 năm nay, giá cà phê tại 4 khu vực trồng chính tăng “đột biến” do giá
cà phê thế giới tăng mạnh vì nguồn cung sụt giảm (vụ mùa tại Brazil thất thu).
Giá cà phê xuất trại tại Đăk Lăk và Lâm Đồng tháng 5 năm 2014 lần lượt là
40.100 VNĐ/kg ($1.90) và 40.200 VNĐ.kg, giảm nhẹ so với tháng trước. Theo
các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, nếu giá cà phê tiếp tục tăng cao hơn
40.000 VNĐ/kg thì người nông dân sẽ có thêm động lực để bán cà phê cho doanh
nghiệp.

3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Sau khi nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam nắm bắt
được những điểm thuận lợi cần được phát huy còn có những điểm khó khăn của
ngành cần được giải quyết:
Nhà nước cần huy hoạch phát triển chế biến cà phê ở tất cả các cấp độ chế
biến: cà phê nhân, rang xay, chế biến cà phê hòa tan, có tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đồng thời, có chính sách tín dụng đặc biệt ưu đãi đối với dự án chế biến cà phê
hòa tan, kết hợp với marketing xây dựng thị trường bền vững trong và ngoài
nước.
Hiện tượng biến đổi khí hậu đang là vấn đề được rất nhiều ngành hàng quan
tâm, đặc biệt là ngành hàng cà phê. Những đợt hạn hán thường xảy ra trong một
vài mùa vụ gần đây, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn như mưa quá nhiều,
hạn hán kéo dài, năng suất và chất lượng cà phê giảm. Vì vậy, người nông dân



nên sử dụng các giống cà phê mới cho năng suất cao, chịu hạn, tưới nước vừa đủ
để tiết kiệm nguồn nước phù hợp với điều kiện thay đổi như hiện nay.
Nhà nước cần có tái canh chủ động, đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật,
chính sách, nguồn lực, đầu tư… để đảm bảo tái canh mà không bị giảm sút đột
ngột sản lượng.
Hỗ trợ tái canh cây cà phê như ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ kinh phí
cho các nội dung: quy hoạch, kế hoạch; xây dựng vườn giống; cây giống; hoàn
thiện quy trình kỹ thuật; đào tạo cán bộ quản lý…
Có cơ chế cho loại hình bảo hiểm nông nghiệp đối với cây cà phê. Đầu tư
thỏa đáng cho việc tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, nạo vét các công trình thủy lợi, kiên
cố hóa kênh mương, xây dựng cơ sở vật chất như: giao thông, thuỷ lợi, sân phơi,
hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chính sách đầu tư hoạt động của các tổ chức
khuyến nông, cung cấp thông tin về giá cả thị trường...
Hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với những nguồn tài chính mà các doanh nghiệp
phải đầu tư nhằm đổi mới trang thiết bị công nghệ, hỗ trợ về mặt ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật cho nông dân thông qua các nhà khoa học. Liên kết sản xuất cà phê
bền vững theo bộ nguyên tắc UTZ certified, tạo nguồn cà phê xuất khẩu chất
lượng cao.
Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có đủ vốn
để cung ứng cho các doanh nghiệp thu mua cà phê kịp thời ngay từ đầu vụ theo
nhu cầu của người dân. Hạ lãi suất cho vay phục vụ tái canh cà phê, tạo điều kiện
cho người sản xuất và các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, thực hiện tái canh cà
phê đạt kết quả.
Quảng bá và thiết lập kênh phân phối góp phần nâng cao giá trị cà phê nước
ta.
Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích có thưởng các doanh
nghiệp nhân cà phê tự nguyện áp dụng toàn bộ hoặc một số chỉ tiêu chất lượng cà
phê nhân theo tiêu chuẩn TCVN 4193-2005. Phổ biến qui chuẩn kỹ thuật quốc
gia về cà phê nhân xuất khẩu tới các doanh nghiệp, người sản xuất, thu mua, chế

biến xuất khẩu cà phê, tiến hành mô hình mẫu áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật
này, tổ chức kiểm tra chất lượng đối với cà phê trước khi thông quan bằng một số
chỉ tiêu chất lượng quan trọng, dễ thực hiện như ẩm độ, các khuyết tật về tạp chất
hạt mốc. Các tỉnh trồng cà phê cần có quy định thu hoạch quả chín từ 95% trở
lên, cấm thu hoạch cà phê non, xanh làm giảm chất lượng sản phẩm cà phê.
Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp thu mua chế biến nông sản
xuất xuất khẩu với nông dân sản xuất để xây dựng vùng nguyên liệu bền vững.


Doanh nghiệp và nông dân cần chia sẽ lợi nhuận thay vì doanh nghiệp ra sức ép
giá nông dân. Nhà nước cần có biện pháp cụ thể để hỗ trợ đồng vốn cho nông
dân, kiểm soát chặt chẽ các loại phân bón, thuốc trừ sâu, quy hoạch hợp lý diện
tích cà phê với giống mới.
Đối với thu mua xuất khẩu cà phê hiện nay, cần có chính sách đồng bộ: từ
thu mua tạm trữ tới việc xây dựng doanh nghiệp cà phê xuất khẩu cà phê có điều
kiện về tài chính, kho hàng, kinh nghiệm. Không để các doanh nghiệp bất chấp
điều kiện về con người và tài chính, cơ sở vật chất… đua nhau làm xuất khẩu cà
phê như hiện nay. Chính sách thu mua tạm trữ cần được thực hiện lâu dài đối với
doanh nghiệp tham gia cả về kế hoạch tín dụng tạm trữ và cơ chế tài chính tạm
trữ để điều hòa sản lượng tiêu thụ trong năm, không để các nhà đầu tư, kinh
doanh quốc tế chi phối. Cần có quỹ tài chính bảo hiểm ngành hàng để hướng dẫn,
hỗ trợ một phần tất cả các khâu sản xuất - chế biến – xuất khẩu.


CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành một trong những nước sản xuất cà
phê hàng đầu. với lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, nguồn lao
động dồi giàu giá rẽ ngành cà phê Việt Nam trong những năm qua chiếm được
một thị phần đáng kể, là ngành có nguồn thu ngoại tệ quan trọng sau thủy sản và
gạo với thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…tuy nhiên trước bối cảnh thị

trường thế giới ngày càng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi ngành cà phê phải có những
chiến lược nhanh chóng và kịp thời để đảm bảo hiệu quả bền vững. Vậy nên cần
phải tìm kiếm, tiến hành những giải pháp để khắc phục những mặt yếu kém là
công việc cần phải sớm thực hiện nếu muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của
ngành.
Bên cạnh đó sự ủng hộ giúp đỡ hỗ trợ đầu tư của nhà nước không bao giờ là thừa
mà luôn luôn cần thiết.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục xúc tiến thương mại. Ngành hàng cà phê Việt Nam mùa vụ 2014/15 và
một số dự báo- phần 2.< [Ngày đăng tải:
10 tháng 6 năm 2014]. [ Ngày truy cập: 26 tháng 5 năm 2015].
2. Cục xúc tiến thương mại. Ngành hàng cà phê Việt Nam mùa vụ 2014/15 và
một số dự báo- phần 3. < [Ngày đăng
tải: 30 tháng 6 năm 2014]. [Ngày truy cập: 26 tháng 5 năm 2015].
3. />4. />5. Hội nông dân Việt Nam tiếng nói nhà nông . Phát triển bền vững ngành cà phê
Việt
Nam:
Thực
hiện
đồng
bộ
nhiều
giải
pháp .< [Ngày truy
cập: 27 tháng 5 năm 2015].
6. Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên. Ưng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật trên cây cà phê tại Lâm Đồng. < />option=com_content&view=article&id=292%3Ang-dng-cac-tin-b-khoa-hc-kthut-tren-cay-ca-phe-ti-lam-ng&catid=3%3Atin-trongtnh&Itemid=166&lang=vi>. [ Ngày đăng tải 12 tháng 5 năm 2010]. [ Ngày truy
cập: 30 tháng 5 năm 2015].

7. Cục xúc tiến thương mại. Sản lượng cà phê Việt Nam mùa vụ 2013/14. <
/>[ Ngày đăng tải: 31 tháng 3 năm 2013]. [ Ngày truy cập: 1 tháng 5 năm 2015].
8. Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam. Tin tức > trang nông nghiệp Việt
Nam. < />[ Ngày đăng tải: 12 tháng 1 năm 2015]. [ Ngày truy cập: 4 tháng 6 năm 2015].
9. Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam. Tin tức > trang nông nghiệp Việt
Nam. < />[ Ngày đăng tải: 28 tháng 11 năm 2014]. [ Ngày truy cập: 4 tháng 6 năm 2015].
10. Mạng thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM. Cà phê Việt Nam những
năm qua. < />

qua.html>.[ Ngày đăng tải: tháng 3 năm 2015]. [ Ngày truy cập: 12 tháng 6 năm
2015].
11. Thư viện số. Xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU-2. <
[ Ngày
truy cập: 12 tháng 6 năm 2015].
12. Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Cần tái canh hơn
100.000 ha cà phê. < [ Ngày đăng tải: 11 tháng 3 năm 2015].
[ Ngày truy cập: 17 tháng 6 năm 2015].
13. Báo mới.com. Xuất khẩu cà phê tăng mạnh trong 4 tháng dù giá giảm.
[ Ngày đăng tải: 09 tháng 05 năm 2014]. [ Ngày truy cập:
18 tháng 6 năm 2015].



×