Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nghiên cứu cải tiến chương trình thực tập thử sóng và thực tập tốt nghiệp cho sinh viên chuyên ngành điều khiển tàu biển tại tàu huấn luyện phù hợp với STCW 78 sửa đổi 2010 và công ước lao động hàng hải MLC 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------- oOo --------

NGUYỄN TIỀN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH THỰC
TẬP THỬ SÓNG VÀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU KHIỂN
TÀU BIỂN TẠI TÀU HUẤN LUYỆN PHÙ HỢP VỚI
STCW 78 SỬA ĐỔI 2010 VÀ CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG
HÀNG HẢI MLC 2006

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------- oOo --------

NGUYỄN TIỀN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH THỰC


TẬP THỬ SÓNG VÀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGHÀNH ĐIỀU KHIỂN
TÀU BIỂN TẠI TÀU HUẤN LUYỆN PHÙ HỢP VỚI
STCW 78 SỬA ĐỔI 2010 VÀ CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG
HÀNG HẢI MLC 2006

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC HÀNG HẢI
MÃ SỐ : 60840106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS NGUYỄN VĂN THƯ

TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Nguyễn Tiền Phương hiện là học viên cao học ngành khoa học
hàng hải, trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh
Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này :
 Luận văn được trình bày dựa trên sự thu thập từ thực tế và sự tìm
hiểu từ quá trình thực tiễn trong công tác huấn luyện trên tàu thực
tập ;
 Toàn luận văn là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của
PGS.TS NGUYỄN VĂN THƯ ;
 Kết quả phân tích đánh giá và thông tin tìm hiểu nghiên cứu hoàn
toàn chân thực
 Các giải pháp, kiến nghị được rút ra trong quá trình tìm hiểu nghiên
cứu thực tiễn và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào .


Thành Phố Hồ Chí Minh, Ngày…. Tháng…. Năm 2014
Người cam đoan

NGUYỄN TIỀN PHƯƠNG

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU………………………………………………………

1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI……………………………

1

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………

2

3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN……………………………………...

2

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI……………………


3

5 ĐIỂM MỚI KHOA HỌC…………………………………….

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT & TỔNG QUAN ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN

1.1 Cơ sở lý thuyết về tâm lý dạy học đại học…………………….
4
1.1.1
Quan niệm về quá trình dạy học ở đại học…………..
4
1.1.2Nội dung dạy học ở đại học……………………………..
5
1.1.3Giảng viên với hoạt động dạy, sinh viên với hoạt động học….. 5
1.1.4Những ảnh hưởng tác động đến quá trình giảng dạy……….
5
1.1.5Trang bị hệ thống tri thức cơ bản để đào tạo đội ngũ sinh viên có
năng lực thực hành, năng động sáo tạo…………………… .
6
1.1.6Ngiên cứu các đặc điểm phương pháp dạy học ở đại học….
7
1.1.7Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của người học…………….
8
1.2 Cơ sở lý thuyết về huấn luyện……………………………….….
9
1.2.1Phương pháp lập kế hoạch huấn luyện…………………. .

9
1.2.2Tìm hiểu mục tiêu có ảnh hưởng tới quá trình huấn luyện…. 10
1.2.3Các phương pháp hướng dẫn thích hợp cho học viên….......
11
1.2.4Lựa chọn phương pháp dạy………………… …………....
12
1.2.5Chọn phương tiện huấn luyện…………………………….
12
1.2.6
Yếu tố quan trọng liên quan đến việc chọn chương trình huấn
luyện…………………………………………………………..
13
1.3 Nhìn nhận tổng quan về công tác đào tạo lý thuyết kết hợp huấn luyện
thực hành ở các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành điều
khiển tàu biển…………………………………………………..

14

1.3.1Tìm hiểu quy mô đào tạo trong các trường có đào tạo chuyên
ngành học cho sinh viên nghành điều khiển tàu đi biển…………..

15

1.3.1.1 Trường Đại Học Hàng Hải…………………………….

16

1.3.1.2 Trường Cao đẳng Hàng Hải I…………………………..

19


1.3.1.3 Trường Cao đẳng nghề Hàng Hải TP Hồ Chí Minh…..

21

1.3.1.4 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải TP Hồ Chí Minh….

26

1.3.1.5 Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng…………………

28

1.3.1.6 Trường Cao đẳng nghề Duyên Hải…………………… ..

30

1.3.2 Nghiên cứu các thông tin về khoa hoc giáo dục…………

31

1.4

Nghiên cứu cơ sở pháp lý……………………………………

33

1.4.1 Yêu cầu của STCW 78 Sửa đổi 2010…………………..

34


1.4.2 Yêu cầu của công ước lao động hàng hải MLC 2006…….

38

1.5 Kết luận………………………………………………………

42


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đềtài
Đào tạo nhân lực cho ngành đi biển là ngành quan trọng trong lĩnh vực
giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu phù hợp với nền kinh tế thị trường việc
học tập giảng dạy được khối nhà trường hết sức quan tâm, biết được tầm quan
trọng của việc học đi đôi với hành các trường đã đưa tàu huấn luyện vào phục
vụ công tác huấn luyện cho sinh viên ngành đi biển.Môi trường học tập gắn
với phương tiện thực hành sẽ giúp sinh viên được tiếp cận công việc làm quen
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để có đội ngũ sinh viên sau khi ra trường
là những thuyền viên có chất lượng đối với các chiến lược biển của việt nam
nói riêng và quốc tế nói chung. Hiện nay hầu hết các trường có đội ngũ sinh
viên tham gia học tập về ngành đi biển tương đối lớn, để nâng cao hiệu quả
học tập cũng như các chiến lược lâu dài phục vụ cho sinh viên Hàng Hải học
tập chúng ta cần cụ thể hóa phương pháp học tập phù hợp với điều kiện thực
tiễn và phương tiện sẵn có của nhà trường, làm sao khi các sinh viên ra trường
có nhận thức tốt về nghề nghiệp của mình cũng như có tay nghề cao phù hợp
với các nhà tuyển dụng. Hiện tại công tác huấn luyện thực tập trên tàu là việc
không thể thiếu trong quá trình đào tạo huấn luyện của các trường, việc tiếp
nhận thường xuyên các sinh viên xuống tàu thực tập bao gồm thực tập thử
sóng dành cho sinh viên năm thứ ba và sinh viên năm cuối thực tập tốt

nghiệp, kết hợp với chương trình học tập trên nhà trường để hiệu quả hơn
trong công tác huấn luyện đào tạo đó là lý do tôi đưa ra đề tài.“Nghiên cứu
cải tiến chương trình thực tập thử sóng và thực tập tốt nghiệp cho sinh
viên chuyên ngành điều khiển tàu biển tại tàu huấn luyện phù hợp với
STCW 78 sửa đổi 2010 và công ước lao động hàng hải MLC 2006” để
thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:


Xây dựng và phát triển công tác dạy học và huấn luyện ta có thể vận
dụng nhiều phương pháp khác nhau dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa
học nói chungvàlí luận khoa học nói riêng. Đó là sự cải tạo hiện thực giáo dục
đào tạo trong môi trường đại học nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
nói chung,hiệu quả dạy học ở đại học nói riêng.
Trong thực tiễn hoạt động nghiên cứu của đề tài, sử dụng phương pháp
nghiên cứu: diễn dịch quy nạp.
Phương nghiên cứu này là cách thức tập hợp, đọc, nghiên cứu, tổng hợp
nhiều nguồn tài liệu có liên quan tới công việc giáo dục dạy học, thực hành ở
trường đại học nhằm xây dựng khái quát hóa và hoàn thiện cho việc dạy học.
Qua quan sát bằng tri giác trực tiếp trong quá trình học thực hành của
sinh viên trên tàu huấn luyện để đưa ra nhận định chính xác từ đó xây dựng
mô hình học tập và thực hành hiệu quả.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nâng cao chất lượng đào tạo huấn luyện nguồn nhân lực hàng hải theo
định hướng bảo đảm cân đối giữa đào tạo lý thuyết với huấn luyện thực hành
trên tàu huấn luyện của các trường có đào tạo cho sinh viên chuyên ngành
điều khiển tàu biển, thông quá đó góp phần xây dựng đội ngũ thuyền viên
chất lượng, phù hợp với công tác đào tạo và cơ sở vật chất hiện có của nhà
trường một cách hiệu quả.

4. Phạm vinghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ tìm hiểu nghiên cứu công tác đào tạo huấn luyện đặc
biệt là công tác huấn luyện chuyên ngành điều khiển tàu biển tại các trường
có đào tạo nhân lực đi biển qua đó phân tích đánh giá để đưa ra mô hình học
tập chất lượng hiệu quả đúng với nhu cầu thực tiễn của thị trường vận tải biển
và phù hợp với các quy định, của tổ chức Hàng hải quốc tế IMO.
5. Điểm mới khoa học


• Đưa ra các mô hình đào tạo thực hành trên tàu huấn luyện của các cơ sở
đào tạo chuyên ngành đi biểnở các trường đại học, cao đẳng có đào tạo
chuyên ngành điều khiển tàu biển.
• Góp phần phát triển hệ thống đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực Hàng
Hải của Việt Nam tiến tới ngang tầm với hệ thống đào tạo hàng hải có uy tín,
chất lượng của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN
1.1 Cơ sở lý thuyết về tâm lý dạy học đại học
1.1.1 Quan niệm về quá trình dạy học ở đại học
Quá trình dạy học ở đại học là một sự phối hợp giữa người dạy và người
học qua đây mỗi cá nhân có thể làm phong phú vốn học vấn bằng kho tàng
kiến thức và trí tuệ trong quá trình dạy học đại học của mình. Dựa trên các
quan điểm khác nhau cùng các phương pháp luận khác nhau mà các nhà
nghiên cứu về quá trình dạy học ở đại học cũng đưa ra ra nhiều quan niệm
khác nhau. Ví dụ: dưới ánh sáng của lí luận dạy học hiện đại thì quá trình dạy
học ở đại học là quá trình tổ chức, điều khiển của người dạy và người học còn
theo quan điểm của triết học thì việc dạy học ở đại học là quá trình nhận thức
của sinh viên được diễn ra theo quy luật phổ biến của nhận thức luận, hoạt
động dạy và học nhằm đạt tới một mục đích nhất định trên cơ sở thực hiện các

nhiệm vụ nhất định. Muốn được như vậy bất kỳ hoạt động nào cũng phải xây
dựng được nội dung phương pháp cũng như phương tiện hoạt động và chúng
được thực hiện bởi các chủ thể nhất định.Cuối cùng sau một quy trình vận


động, phát triển, các hoạt động bao giờ cũng phải đạt được kết quả mà con
người hằng mong muốn.Tương tự như vậy quá trình dạy học ở đại học là quá
trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như là một hệ thống.
Quá trình đó bao gồm những nhân tố cấu trúc cơ bản như mục đích và nhiệm
vụ dạy học ở đại học, hoạt động của giảng viên và sinh viên, nội dung
dạyhọc, phương phápdạy, kết quả dạy học.Quá trình đó diễn ra trong môi
trường xã hội – chính trị và môi trường khoa học, kỹ thuật nhất định.
1.1.2. Nội dung dạy học ở đại học.
Trong các trường đại học bắt buộc phải có các quy định về hệ thống
những cơ sở, chuyên ngành; quy định các hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương
ứng gắn liền với tương lai của sinh viên. Trong giáo dục và đào tạo ở các
trường đại học, nội dung dạy và học phải tạo ra nội dung cơ bản cho quá trình
giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập nghiên cứu của sinh viên, đồng
thời nó phục vụ tốt các mục đích giáo dục, mặt khác nội dung dạy học ở đại
học quy định việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp, phương
tiện dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập ở môi trường
đào tạo.
1.1.3Giảng viên với hoạt động dạy, sinh viên với hoạt động học.
Kết quả của quá trình dạy học ở đại học phản ánh kết quả vận động
vàphát triển tổng hợp của nhân tố thầy và trò, đặc biệt phải lấy người học làm
trung tâm, bởi đây là xuất phát điểm mối liên hệ của quá trình dạy học ở đại
học một cách hiệu quả nhất phù hợp với tư duy hiện nay.
1.1.4Những ảnh hưởng tác động đến quá trình giảng dạy
Trong quá trình dạy học ở đại học với tư cách là một hệ thống tồn tại và
phát triển trong môi trường kinh tế xã hội và môi trường khoa học công nghệ

đã và đang có những bước chuyển vĩ đại đó là thời đại của chủ nghĩa nhân
văn thời đại của “giáo dục và đào tạo’’.Trước những biến đổi lớn về đời sống
công nghệ, nhà trường cũng như cơ sở đào tạo cần phải có tư duy đổi mới
chiến lược với phương thức đào tạo bằng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật.


Với ý nghĩa đó đội ngũ giảng viên càng ngày càng phải hoàn thiện hơn đáp
ứng được yêu cầu phát triển ở mức độ cao. Trên cơ sở đó quá trình dạy học ở
đại học phải tác dụng tích cực với môi trường kết hợp giữa giảng dạy, học tập
theo ngành nghề, với thực nghiệm nghiên cứu khoa học.
Trong xu thế toàn cầu hóa về phát triển khoa học sự bùng nổ thông tin về
các lĩnh vực khoa học hiện đại nền kinh tế tri thức đang đòi hỏi sự nghiệp
giáo dục đào tạo không ngừng đổi mới mục tiêu hiện đại hóa phương pháp
học tập cho sinh viên dựa vào quan hệ biện chứng các nhân tố cơ bản: hoạt
động học của sinh viên, hoạt động giảng dạy của giảng viên và môi trường đó
là các nhân tố tham gia vào quá trình dạy học. Để đạt hiệu quả tối ưu người
dạy là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn dạy cho sinh viên kỹ năng tự học
tập nghiên cứu chiếm lĩnh nội dung học vấn “ biến kho tàng kiến thức thành
vốn riêng của mình” từ phân tích trên chúng ta có thể hiểu một cách khái quát
dạy học ở đại học cũng là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một quá trình tồn
tại với tư cách như là một hệ thống phức hợp được cấu trúc bởi nhiều nhân tố
có mối quan hệ tương tác với nhau trong đó dạy và học là hai nhân tố trung
tâm, đặc trưng cơ bản nhất thường xuyên và đa chiều từ các loại môi trường,
đặc biệt là môi trường sư phạm.
1.1.5 Trang bị hệ thống tri thức cơ bản để đào tạo đội ngũ sinh viên có
năng lực thực hành, năng động sáng tạo.
Trong quá trình đào tạo cần trang bị cho sinh viên các kỹ năng, tri thức
sáng tạo để vận dụng vào công việc trong đời sống thực tế. Chúng ta biết rằng
kỹ năng là năng lực tự giác hoàn thành trong một hoạt động nhất định dựa
trên sự nhận thức hiểu biết tương ứng. Điều đáng chú ý là tùy theo yêu cầu

đào tạo của các ngành học mà xác định hệ thống kỹ năng phù hợp với mục
tiêu đào tạo của nhà trường. Một vấn đề cơ bản đối với các trường đại học
hiện nay là phải bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu khoa học.Phương pháp học tập phải mang tính tích cực, chủ động
và hiệu quả đó là cách thức trang bịkế hoạch tổ chức nhằm thực hiện tối ưu


nhiệm vụ học tập cho sinh viên.Cần định hướng cho sinh viên các hoạt động
trí tuệ thể hiện ở chỗ là sinh viên nhanh chóng đạt được con đường đã chọn
cho sự nghiệp của mình.
1.1.6Nghiên cứu các đặc điểm phương pháp dạy học ở đại học
Để có thể xác định những đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học ở
đại học, cần căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, đặc điểm của nhà trường; căn cứ
và bản chất của quá trình dạy học đại học và các chức năng của phương pháp
dạy học đại học. Trên cơ sở đó sau đây là một sốcác đặc điểm của phương
pháp dạy học của đại học.
• Đặc điểm thứ nhất thể hiện tính mục đích đào tạo rõ nét của trường đại
học, nó đòi hỏi phương pháp dạy học các môn cơ bản, cở sở và chuyên ngành
đều phải hướng vào mục tiêu đào tạo của nhà trường, nó yêu cầu người giáo
viên đại học ngoài việc trang bị tri thức khoa học cần phải chú ý rèn luyện kĩ
năng, kĩ xảo nghề nghiệp cho sinh viên.
• Đăc điểm thứ hai phản ánh mối liên kết có quy luật giữa giáo dục – đào
tạo với khoa học và sản xuất của các trường đại học. Nó đòi hỏi người giáo
viên trong quá trình giảng dạy phải luôn bám sát yêu cầu của thực tiễn kinh tế
- xã hội và sự phát triển của khoa học, công nghệ để kịp thời đổi mới nội
dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả đào tạo ở đại học.
• Đặc điểm thứ ba phản ánh yêu cầu cao về mục đích, nội dung dạy học ở
đại học. Nó đòi hỏi giáo viên trong quá trình giảng dạy phải chú ý trình bày,
các quan điểm khác nhau, các học thuyết khác nhau về một vấn đề nào đó,

phải quan tâm bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
• Đăc điểm thứ tư một mặt phản ánh yêu cầu của mục đích, nội dung dạy
học ở đại học, mặt khác phản ánh đặc điểm đối tượng của sinh viên ở lứa tuổi
đang “phồn thịnh về trí tuệ”. Nó đòi hỏi thầy giáo phải tôn trọng ý kiến của
họ; tổ chức, điều khiển sinh viên tích cực tham gia hoạt động học tập, nghiên
cứu khoa học.


• Đặc điểm thứ năm phản ánh tính chất phong phú, phức tạp của hoạt động
dạy học ở đại học; nó đòi hỏi giáo viên trong quá trình giảng dạy phải vận
dụng các phương pháp dạy học đại học một cách linh hoạt, sáng tạo, sao cho
phù hợp với các yếu tố nói trên, đặc biệt là đặc điểm của bộ môn và đối tượng
sinh viên.
• Đăc điểm thứ sáu phản ánh mối quan hệ hữu cơ giữa phương pháp và
phương tiện dạy học: nó đòi hỏi giáo viên, các cán bộ quản lí cần quan tâm tới
việc xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy học, phải tăng
cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện hiện đại
nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong dạy học.
+ Trên đây là 6 đăc điểm cơ bản của phương pháp dạy học ở đại học. Chúng
có mối liên hệ qua lại với nhau, trong quá trình lựa chọn và vận dụng phối
hợp các phương pháp dạy học ở đại học.
1.1.7Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của người học
Một trong các đặc trưng cơ bản của sự phát triển trí tuệ là tính nhạy bén
cao độ, khả năng giải thích gán những ý nghĩ ấn tượng cho người học nó được
thể hiện bởi sự nâng cao năng lực trong tư duy sâu sắc và mở rộng, có năng
lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn. Ở lứa tuổi học
đại học là thời điểm biết lĩnh hội một cách tối ưu mà đó là cơ sở của toàn bộ
quá trình học tập, sự phát triển tình cảm ở thời kỳ chuyển tiếp được đặc trưng
bởi sự vô tư không có gì bận tâm là thời kỳ đầy xúc cảm đối với mỗi cá
nhânnó chất chứa những đam mê, cho nên dễ phát sinh những những tình cảm

không thích hợp khi phải ứng xử với những tình huống đó. Do đó ở độ tuổi
này con người ta hay có những sự lúng túng do đó sẽ nhậy cảm trước những
phê bình hay nhận xét nặng lời hay thiếu tôn trọng khi lâm vào tình huống đó
dễ có những phản ứng như thiếu tự tin, miễn cưỡng thực hiện công việc, từ
chối tham gia vào các công việc chung, hay ở một cực khác, rơi vào tình trạng
mơ mộng hão huyền khi được khen quá lố. Trong một số trường hợp có thể
xuất hiện sự hung hăng hay ngược lại hoàn toàn thờ ơ.


Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của lứa tuổi sinh viên là sự
phát triển tự ý thức, tự ý thức là một loại đặc biệt của ý thức trong đời sống cá
nhân có chức năng tự điều chỉnh, nhận thức và thái độ đối với bản thân, đó là
quá trình tự quan sát, tự phân tích, tự kiểm tra, tự đánh giá về hành động của
bản thân, về tư tưởng, tình cảm, phong cách đạo đức, là sự đánh giá toàn diện
về chính bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức chính là điều
kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách theo đúng nhu cầu xã hội.
1.2 Cơ sở lý thuyết về huấn luyện
1.2.1 Phương pháp lập kế hoạch huấn luyện
Trong mô hình đào tạo huấn luyện của bất kỳ một cơ sở đào tạo nào thì
việc lập ra một chương trình huấn luyện học tập là phải có, điều quan trọng
làm sao phải phù hợp hiệu quả và thực hiện đúng quy trình đào tạo cũng như
phù hợp với các quy định mới, đó chính là một sự trải nghiệm thực tế của
người học mong muốn trong quá trình học tập của mình qua đó việc lập kế
hoạch huấn luyện luôn phải cập nhật nhưng phải luôn tuân chỉ các yếu tố như
mục tiêu của việc học tập, người tham gia các khóa học tập huấn luyện đó,
nội dung bài huấn luyện sẽ sử dụng cho từng nhóm học, cấp độ huấn luyện
cũng phải hết sức lưu tâm vì đối tượng học sẽ có nhiều thành phần ví dụ học
viên là sinh viên đại học sẽ khác học viên là các sinh viên cao đẳng qua đó
phải xây dựng phương pháp huấn luyện phù hợp.
Tài liệu được sử dụng cũng phải đúng cấp độ học tập huấn luyện thông

qua đó đưa ra nội dung huấn luyện phù hợp hiệu quả bằng cách phân bổ quỹ
thời gian huấn luyện đưa ra chương trình phù hợp để đánh giá hoàn thiện hơn
cho học viên qua khóa học huấn luyện, các yếu tố, tài liệu, phương tiện và tần
suất huấn luyện cũng phải được xem xét, nó sẽ quyết định hình thức tiến hành
khóa học huấn luyện từ đó đưa ra cách cải thiện đánh giá chung cho hợp
chuẩn và đem lại kết quả cao.
1.2.2 Tìm hiểu mục tiêu có ảnh hưởng tới quá trình huấn luyện


Các mục tiêu có thể chia ra làm các nhóm khác nhau như tri thức, cảm
xúc và kỹ năng nó có sự liên quan đến việc gợi nhớ lại về khối lượng kiến
thức và phát triển kỹ năng sáng tạo của trí tuệ ví dụ khi thuyền viên vận hành
một con tàu việc đánh giá nguy cơ va chạm trên biển người vận hành phải đưa
ra các xem xét đánh giá phù hợp. Qua đây chúng ta nhận thấy cần phải làm rõ
các mục tiêu liên quan tới công tác huấn luyện hàng hải, bên cạnh đó mỗi một
người học trong quá trình học tập của mình họ mong muốn đạt được hay biết
được kỹ năng nhiệm vụ nghề nghiệp của mình do đó công tác huấn luyện
không nên làm một cách cứng nhắc các phạm trù tổng quát cụ thể. Việc
chứng minh hay mô tả, giải thích so sánh hay sử dụng khi được phân biệt các
cấp độ của mục tiêu huấn luyện.
1.2.3 Phương pháp huấn luyện thích hợp cho sinh viên
Đối tượng huấn luyện chủ yếu trong phạm vi nghiên cứu là dành cho
sinh viên chuyên ngành điều khiển tàu biển do đó việc đưa ra phương
pháphuấn luyện có tầm quan trong rất lớn.Hiện nay ở các trường đào tạo hàng
hải phần lớn là kết hợp giữa việc giảng bài, trong đó sinh viên có thể đặt ra
các câu hỏi, với các bài tập được thực hiện độc lập ở các phòng thí nghiệm. Ở
các trung tâm huấn luyện, việc sử dụng các phương pháp tương tác giữa thầy
và trò được hỗ trợ bởi các hoạt động mà học viên tự làm sẽ có ưu thế, không
nên áp dụng cách truyền đạt một chiều trong đó thầy nói trò nghe, chìa khóa
cho việc dạy hiệu quả chính là sự tham dự của học viên và cách giảng dạy

tương tác. Giảng dạy được coi như việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng từ giảng
viên sang cho học viên. Giảng viên phải có kỹ năng phát ra các thông tin mà
học viên có thể cảm thụ đượctheo một trình tự logic. Thông tin đầu vào cho
học viên được giảng viên truyền đạt bằng các tác nhân kích thích phụ thêm
như bảng và phấn, cử chỉ, hình ảnh, sơ đồ và các tín hiệu âm thanh sẽ giúp
tăng sự hiệu quả của việc giảng dạy. Một cách hữu ích nữa là cho học viên
làm việc theo nhóm họ sẽ bổ trợ cho nhau để thảo luận cùng đưa ra các biện
pháp để thực hiện tình huống do giảng viên đưa ra. Các phương pháp huấn


luyện có thể khác nhau tùy thuộc vào ta dạy cái gì. Việc dạy các khái niệm sẽ
khác với dạy chi tiết thực hành, giảng viênphải có bài tập huấn luyện phù hợp
và xem xét các nền tảng để khéo léo tìm kiếm sự tương tác không tạo ra sự
nhàm chán qua đó sẽ thấy sự hiệu quả súc tích trong bài học.
1.2.4 Lựa chọn phương pháp:
Ở đây chúng ta phải lựa chọn phương pháp nghiên cứu thực hành trước
khi lựa chọn phải đặt ra các vấn đề sau đây:
- Phương pháp đó có kết quả ra sao
- Phương pháp đó có hiệu quả với nội dung mà người hướng dẫn muốn truyền
đạt hay không
- Phương pháp đó có phù hợp với đặc tính của nhóm học viên đó không
- Phương pháp đó có tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có của môi trường
học tập.
Nhìn một cách tổng quát hơn, điều quan trọng là cần đa dạng hóa và cân
bằng cách dùng các chiến lược hướng dẫn khác nhau. Những nghiên cứu về
hiệu quả của các phương pháp chỉ ra rằng sự kết hợp của các phương pháp
trong đó cho phép người học được nghe, nhìn, nói, làm sẽ hộ trợ tốt nhất cho
việc học
1.2.5 Chọn phương tiện huấn luyện
Vai trò của phương tiện huấn luyện là rất quan trọng chúng là điểm

trọng tâm cho buổi huấn luyện, ngoài ra nó làm tăng sự đa dạng trong phương
pháp huấn luyện mà học viên đã được học và tích lũy lý thuyết theo cấu trúc
đã được hướng dẫn trước khi thực hành do đó viêc chọn phương tiện phải phù
hợp theo các điều kiện thực tế,tuy nhiên nó cần phải kết hợp với các phương
tiện thực hành khác như các dụng cụ, giấy vẽ, tài liệu để làm bài tập. Vì vậy
tùy theo điều kiện thực tế để chọn phương tiện huấn luyện.
1.2.6 Yếu tố quan trọng liên quan đến thiết kế một chương trình huấn
luyện hàng hải


Trong một khóa huấn luyện hàng hải thì việc thiết kế một chương trình
huấn luyện hàng hải là rất quan trọng vì trong thực tế các khóa học khác nhau
về rất nhiều mặt như cấp độ học, nhu cầu học, phạm vi học, tuy nhiên các
khóa học có những vấn đề quan trọng sau đây phải được hết sức chú ý như:
• Tiêu chí chung của khóa huấn luyện: Mỗi khóa học là một trải nghiệm
học tập theo kế hoạch đối với một nhóm người học tương đồng nhau. Khóa
học có thể chỉ học một tuần để giới thiệu về trang thiết bị hàng hải mới nhưng
có thể kéo dài một năm để huấn luyện về hàng hải.Tuy nhiên bất kể ta có suy
nghĩ như thế nào về thiết kế một chương trình huấn luyện những vấn đề khía
cạnh tổng quan, quan trọng phải được nhận diện một cách cẩn thận.
• Khóa huấn luyện phải nêu được tổng quan về mục đích, tính chất của
nó, những tiêu chí cụ thể cho khóa huấn luyện như tiêu chuẩn đầu vào đối với
một học viên để được tham gia khóa huấn luyện.
• Địa điểm và phương tiện huấn luyện phải có đầy đủ các phương tiện
thích ứng cho khóa huấn luyện.
• Công tác đánh giá chất lượng huấn luyện theo quy định 1/6 của công
ước STCW về đào tạo huấn luyện và đánh giá có nêu: Mỗi thành viên của
công ước phải đảm bảo rằng việc đào tạo huấn luyện và đánh giá thuyền viên,
theo yêu cầu của Công ước được quản lý, giám sát và kiểm soát theo quy
định. Người chịu trách nhiệm đào tạo huấn luyện và đánh giá năng lực của

thuyền viên phải là nguời có trình độ thích hợp theo quy định của công ước.
• Tất cả các chương trình huấn luyện được cấu trúc phù hợp với chương
trình đã soạn thảo, bao gồm phương pháp và phương tiện truyền đạt, các quy
trình và giáo trình phải đạt chuẩn theo quy định và được tiến hành kiểm tra
bởi người có kỹ năng đã được quy định trong STCW.
1.3 Nhìn nhận tổng quan về công tác huấn luyện ở các trường đại, cao
đẳng, trung cấp có đào tạo chuyên ngành điều khiển tàu biển.
Để nâng cao hiệu quả việc đào tạo huấn luyện việc đầu tiên chúng ta
phải nhìn nhận tổng quan về cách đào tạo hiện nay trong các trường đại học,
cao đẳng có đào tạo chuyên ngành điều khiển tàu biển khác nhau để nhìn


nhận thực trạng điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra giải pháp phù hợp, việc yêu
tiên thực hiện các vấn đề như:






Phương pháp dạy học và phương tiện dạy học
Thầy
Trò
Chương trình
Cơ sở vật chất của nhà trường

Trong các yếu tố trên, để thực hiện cuộc cải cách mạnh mẽ về đào tạo kết
hợp huấn luyện cho sinh viên trong trường, hiện tại trường đại học, cao đẳng
đang có sự đầu tư rất đúng mức cho sinh viên học tập nghiên cứu, dựa vào các
yếu tố trên nhà trường đang hòa mình vào sự phát triển giáo dục phù hợp và

hiệu quả đem lại là cuộc cách mạng khoa học giáo dục làm tinh thần cao nhất
cho mọi hành động nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận sâu hơn các việc đã,
đang và chưa làm được để xây dựng phù hợp hơn trong công tác học tập lý
thuyết kết hợp với thực hành trong các trường. Hiện nay đa số giảng viên ở
các trường luôn quan tâm đến truyền đạt kiến thức và kiểm tra trí nhớ của
sinh viên mà quên đi rèn luyện kỹ năng và nhân cách chuẩn bị vào đời cho
sinh viên, thường dùng phương pháp thuyết giảng là chủ yếu, truyền thụ lý
thuyết một cách thụ động, hướng dẫn sinh viên tự học tự nghiên cứu hoặc
không có biện pháp khuyến khích sinh viên tự học tự nghiên cứu, không lấy
người học làm trung tâm trong quá trình dạy học, khi giảng viên áp dụng
phương pháp chủ động thì lại khó khăn về sinh viên học theo kiểu thụ động,
có thói quen lười suy nghĩ không làm theo hướng dẫn của giảng viên. Hiện tại
trong việc học lý thuyết luôn coi nhẹ việc cho bài tập chúng ta phải luôn nhớ
môn nào cũng phải có bài tập càng nhiều bài tập thì việc nâng cao kỹ năng
thực hành càng cao, ngay các giáo trình hiện nay cũng thấy thiếu vắng bài
tập, trong nhà trường cần cho phát huy phương pháp học theo nhóm, nhìn
nhận vào đào tạo hiện nay nhà trường đang thực hiện một cuộc công nghiệp
khoa học về đào tạo giáo dục, chiến lược chuyên môn hóa giáo dục đóng góp
vào việc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hội nhập vào thế giới.


1.3.1Tìm hiểu quy mô đào tạo trong các trường có chuyên ngành học cho
sinh viên ngành điều khiển tàu biển.
Hiện nay các cơ sở Đào tạo, Huấn luyện về nhân lực biển của Việt Nam
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm có: Trường Đại học Giao thông Vận
tải Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Hàng Hải, Cao đẳng Hàng Hải
1; trường Cao đẳng Bách nghệ Hải phòng; Cao đẳng Nghề Hàng hải 2; trường
Cao đẳng nghề Duyên Hải.
1.3.1.1Trường Đại học Hàng hải
Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam với quy mô đầu tư rất lớn của

trong nước cũng như nước ngoài, với 11 nghành đào tạo nhân lực biển là:
Điều khiển tàu biển; máy tàu biển ; kỹ thuật môi trường; công nghệ sửa chữa
và đóng mới tàu thủy; thiết kế và sửa chữa hệ thống động lực tàu thủy; Máy
xếp dỡ; Xây dựng công trình thủy; Bảo đảm an toàn đường thủy; Đào tạo tiễn
sĩ nghành kỹ thuật tàu thủy; bảo trì tàu thủy; tổ chức quản lý vận tải. Đào tạo
thạc sĩ nghành kỹ thuật tàu thủy; Khai thác, bảo trì tàu thủy; Tự động hóa;
Bảo đảm an toàn hàng hải; Tổ chức quản lý vận tải; Xây dựng công trình
thủy. Hiện tại nhà trường đangthu hút rất lớn lượng sinh viên theo học chuyên
ngành điều khiển tàu biển, hiện nay nhà trường đang có một con tàu mang tên
Sao Biển chuyên dùng cho sinh viên đi thực tập. Nhưng với lượng sinh viên
rất đông tàu nhà trường cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về đáp ứng nhu cầu
thực tập theo nhu cầu thực tế, quá trình thực tập của sinh viên cũng chỉ ở mức
làm quen và khai thác một số trang thiết bị cơ bản, yếu tố cơ bản nữa là tàu
nhỏ không mang tính thực tế như các con tàu mà sau khi các sinh viên tốt
nghiệp đi làm. Ngoài ra tàu huấn luyện Sao Biển chỉ hoạt động ven biển và
không dùng mục đích khai thác kinh doanh do đó sinh viện thực tập rất khó
tiếp cận tới công tác quản lý khai thác cũng như vận hành trên biển


Hình 1.1; Tàu huấn luyện SAO BIỂN của trường đại học Hàng Hải.
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TÀU SAO BIỂN
NGÀY

Ngày 01

NỘI DUNG THỰC TẬP
1. Tiếp nhận sinh viên xuống tàu
- Điểm danh và kiểm tra quân số
- Phân bổ phòng ở, xác định số giường( số sinh viên làm việc
trên tàu và các trường hợp khẩn cấp);

- Bàn giao tài sản cho sinh viên.
2. Hướng dẫn sinh viên sinh hoạt và làm việc
- Nhắc lại nội dung học tập và sinh hoạt
- Chia nhóm làm việc và học tập ( tối đa 3 nhóm )
- Phân lịch ca trực cho sinh viên
- Hướng dẫn chuẩn bị chuyến đi cho sinh viên
3. Thu xếp khu vực ăn ở, dọn vệ sinh, chuẩn bị thực phẩm và vật
dụng sinh hoạt cho chuyến đi.
4. An toàn lao động và an toàn sinh mạng.
- Nhắc lại công tác an toàn khi tham gia làm việc
Nhắc lại bản phân công nhiệm vụ và định biên theo s ố
giường
- Các tín hiệu báo động và an toàn
- Chức trách thuyền viên và các nhiệm vụ cá nhân trong các
trường hợp khẩn cấp
- Vị trí các Muster list và trích mục của nó
5. Trực ca
- Phân công ca trực theo từng giai đoạn hoạt động của tàu
6. Hướng dẫn an toàn và làm dây tại các vị trí mũi và lái khi tàu
rời cầu, bố trí nhân lực của tàu khi tàu rời cầu, các khẩu lệnh thường
dùng khi làm dây.
7. Tàu rời cầu, bố trí nhóm sinh viên làm việc tại vị trí mũi, lái,
buồng lái.
8. Tổng quan về buồng lái và hướng dẫn sơ bộ khi làm việc trên
buồng lái, các khẩu lệnh thường dùng khi tàu điều động ra vào cầu.
9. Thực hành lái tàu trên luồng
10. Thực hành xác định vị trí tàu bằng các phương tiện có trên buồng
lái



( rada, GPS .. ) xác định độ dạt của tàu bằng GPS.
11. Hướng dẫn các phương pháp kiểm soát vị trí tàu thông qua phao
luồng và báo hiệu hàng hải, các chập tiêu dẫn đường trên tuyến luồng
hàng hải.
12. Hướng dẫn kiểm soát hành trình an toàn bằng khoảng cách và
phương vị RADA và bằng tính toán của ARPA.
13. Thực hành quan sát các hiệu ứng khi tàu hành trình.
14. thực hành quan sát quy trình thả neo, xác định vị trí neo bằng GPS
và rada, cách đặt báo động cảnh giới bằng GPS và RADA.

Ngày 02

Ngày 03

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ BUỒNG LÁI.
- Rada: khởi động và điều chỉnh các núm chức năng
- ARPA :đặt giới hạn cảnh báo, xác nhận mục tiêu và kiểm
tra các thông số.
- GPS: Khởi động cài đặt, nhập thông số….
- Hải đồ: tìm hiểu hải đồ tuyến hành trình
- Thiết lập các điểm, tuyến trên GPS.
- Navtex: cài đặt, đọc nội dung, test…
- VHF/DSC: Khai thác sử dụng.
- GMDSS: Khai thác sử dụng NBDP. MF/HF Nhận và gửi
điện
- Máy đo gió: đọc thông số, kiểm tra cấp, xác định gió thực
- FACSIMILE: Cài đặt, đọc thu bản tin khí tượng
- Thực hành quan sát quy trình kéo neo
- Khởi hành về hải phòng tiếp tục thực hành nội dung 9 đến
13 của ngày thứ nhất.

- Chia nhóm làm dây khi tàu cập cầu
-


Ngày 04

-

Sinh viên viết báo cáo thu hoạch trên tàu Sao Biển
Nộp báo cáo cho ban chỉ huy tàu Sao Biển
Vệ sinh tàu
Bàn giao phòng ở.

1.3.1.2 Trường cao đẳng hàng hải I:
Là trường đào tạo hệ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, thời
gian đào tạo là 36 tháng, gồm các chuyên ngành: Điều khiển tàu biển; Tin học
ứng dụng; Khai thác vận tải; chuyên ngành khai thác máy tàu biển; Công
nghệ hàn; chuyên ngành đóng mới và sửa chữa vỏ tàu thủy; Công nghệ kỹ
thuật cơ khí; Chuyên ngành thiết kế và sửa chữa máy tàu thủy; Công nghệ kỹ
thuật điện; Chuyên ngành điện tàu thủy;
- Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, thời gian đào tạo 24 tháng
gồm các ngành như: Điều khiển tàu biển; Vận hành máy tàu biển; Kinh tế vận
tải thủy; Vỏ tàu thủy; Sửa chữa máy tàu thủy; Điện công nghiệp tàu thủy và
dân dụng; Hàn; Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy;
- Sơ cấp nghề thủy thủ và thợ máy tàu biển thời gian đào tạo 4,5tháng.
Bảng 1.1 Cơ sở vật chất trường Cao đẳng hàng hải 1
Tt

Cơ sở vật chất


Số
lượng
1

1

Trung tâm huấn luyện cứu sinh

2

Phòng thực hành điều khiển tàu biển bằng mô phỏng điện tử

1

3

Phòng mô phỏng buồng máy tàu thủy

1

4

Phòng thực hành sử dụng máy tàu biển có ứng dụng tin học

1

5

Phòng học điện, thiết bị điện tàu thủy và gia công cơ khí


1

6

Phòng thuyền nghệ được xây dựng như 1 tàu biển

1


Tt

Cơ sở vật chất

Số
lượng
2

7

Phòng dạy tin học với 60 máy

8

Phòng thực hành hàn

1

9

Phòng thực hành tiện, nguội


1

10

Phòng học ngoại ngữ với 40 cabin

2

11

Phòng thí nghiệm

3

12

Trung tâm huấn luyện thể thao chuyên ngành

1

13

Bể bơi được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn 25m x 50m

1

14

Xưởng trường với tổng diện tích 2.000 m2


1

15

Ký túc xá có thể bố trí cho 1000 học sinh

1

16

Tàu huấn luyện kết hợp sản xuất

2

Biểu đồ 1.1 Số sinh viên theo học tại trường Cao đẳng Hàng hải 1

1.3.1.3 Trường cao đẳng nghềHàng Hải Thành Phố Hồ Chí Minh
Là một trường có đào tạo chuyên ngành điều khiển tàu biểncó nhiều
sinh viên theo học với quy mô đào tạo rất thực tế học sinh ra trường làm việc
trên các đội tàu trong ngoài nước rất đông,với hệ đào tạo như cao đẳng nghề
thời gian đào tạo 36 tháng gồm 12 ngành: Điều khiển tàu biển; Tin học ứng
dụng; Khai thác vận tải; Chuyên ngành Khai thác máy tàu biển; Công nghệ


Hàn; Chuyên ngành Đóng mới và sửa chữa vỏ tàu thủy; Công nghệ kỹ thuật
cơ khí; Chuyên ngành Thiết kế và sửa chữa máy tàu thủy; Công nghệ kỹ thuật
điện; Chuyên ngành Điện tàu thủy;
- Trung cấp nghề, thời gian đào tạo 24 tháng, gồm 8 ngành: Điều khiển
tàu biển; Vận hành máy tàu biển; Kinh tế vận tải thủy; Vỏ tàu thủy; Sửa chữa

máy tàu thủy; Điện Công nghiệp tàu thủy và dân dụng; Hàn; Công nghệ chế
tạo vỏ tàu thủy;
- Sơ cấp, thời gian đào tạo 2 tháng, gồm các ngành: Thủy thủ tàu biển;
Thợ máy tàu biển;
Hiện tại nhà trường cũng có tàu sản xuất kết hợp thực tập cho sinh viên
nhưng cũng chưa chuyên nghiệp hóa công tác huấn luyện thông qua nghiên
cứu đề cương thực tập sau đây ta sẽ nhận thấy thực trạng việc thực tập của
học viên tại đây.

Hình 2.2. Tàu HL05 của trường cao đẳng hàng hải thành phố Hồ Chí Minh.
Trọng tải:

1357 tấn

Loại tàu:

hàng khô

Mớn nước:

3,97m

Quốc tịch:

việt nam

Hô hiệu:

3WES


Thuyên viên định biên: 16

Năm đóng:

1990

Sinh viên thực tập:

10

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP HỆ CAO DẲNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I/Làm quen khi xuống tàu


1. Làm quen với các thành viên trên tàu
2. Lối đi lại, khu vực phòng ở, nhà ăn, buồng lái, buồng máy, các lối thoát
hiểm của tàu.
3. Vị trí lắp đặt các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa
4. Khu vực trên boong, hầm hàng, kho trên boong, vị trí lắp đặt tời dây,
tời neo, cẩu
5. Vị trí bảng phân công nhiệm vụ, sơđồ cứu hỏa, sơ đồ xử lý rác.
6. Chế độ sinh hoạt trên tàu
7. Nội quy, quy chế của tàu
8. Việc phân ca và phân công nhiệm vụ trên tàu.
II/ Công việc của thủy thủ
1. Công việc trực ca.
2. Công việc bảo quản, bảo dưỡng.
3. Nhiệm vụ của thủy thủ trong những trường hợp khẩn cấp.
III/ Công việc trực ca của sĩ quan

1.
2.
3.
4.

Công việc trực ca khi tàu hành trình
Công việc trực ca khi tàu neo
Công việc trực ca khi tàu buộc cầu
Công việc trực ca khi tầu làm hàng

VI / Công việc chuẩn bị, kiểm tra của sĩ quan boong.
1. Lập kế hoạch chuyến đi
2. Tu chỉnh cập nhật hải đồ và các ấn phẩm hàng hải
3. Tra bảng thủy triều và lịch thiên văn
4. Cài đặt điều chỉnh các thiết bị hàng hải
5. Thu đọc phân tích bảng tin thời tiết
6. Thông tin liên lạc
7. Quản lý giấy tờ tàu
8. Ghi chép nhật ký, sổ sách
9. Quản lý giấy tờ hàng hóa
10.Chuẩn bị giấy tờ cho đại lý, thủ tục xuất nhập cảng
11.Nhiệm vụ của phó 3 trên buồng lái khi điều động tàu
12.Nhiệm vụ của phó 2 trên buồng lái khi điều động tàu
13.Nhiệm vụ của đại phó phía mũi tàu khi điều động
VII/ Nhiệm vụ của sỹ quan boong trong các tình huống khẩn cấp
1. Nhiệm vụ các sĩ quan boong trong các tình huống khẩn cấp
2. Tổ chức thực hiện các tình huống khẩn cấp


Bảng1.2 Cơsở vật chất trường Cao đẳng nghề hàng hải 2

Tt
1
2
3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
4
5
6
7
8
9
10
11

Cơ sở vật chất

Năng lực

Phòng học lý thuyết
1.783 m2 x 50hs
Giảng đường
260 m2 x 250 hs
Phòng học thực hành
3.138 m2

Phòng mô phỏng điều động tàu biển
60m2 x 20 hs
Phòng học thực hành thuyền nghệ
720 m2 x 50hs
(mô hình tàu)
Phòng học thực hành điều động tàu
20 m2 x 10 hs
Phòng học thực hành máy tàu biển
168 m2 x 50 hs
có ứng dụng điều khiển bằng tin học
Phòng học thực hành sửa chữa
50 m2 x 20 hs
máy tàu thuỷ
Phòng học thực hành kỹ thuật
30 m2 x 20 hs
điện
Phòng học thực hành vi tính- lab
70 m2 x 50 máy
Trung tâm huấn luyện an toàn cơ 1.300 m2; 15 hs/phòng
bản
Xưởng trường (nguội, hàn…)
720 m2; 50 hs/ phòng
Thư viện
104 m2; 80 hs
Bể bơi
937 m2
Sân tập thể lực tổng hợp
600 m2; 50 hs
Khu nội trú của học sinh
3.260 m2; 400 hs

Tàu huấn luyện 05
1.000 tấn
Tàu huấn luyện 02
100 tấn

Số
lượn
g
22
1
19
1
1
1
1
1
1
1
8
4
1
1
1
42
1
1

1.3.1.4 Trường đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ chí Minh
Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh trong đó
có đào tạo chuyên ngành đi biển cùng với sự phát triển nhanh nền kinh tế hội

nhập kho tàng tri thức của nhân loại tăng nhanh đa dạng và phong phú nhu
cầu về nguồn nhân lực thuyền viên có chất lượng đòi hỏi ngày càng cao.Hiện
tại trường đang có tàu huấn luyện có các trang thiết bị đáp ứng gần như đầy
đủ với các quy phạm và công ước quốc tế, tàu UT GLORY của nhà trường
được đóng mới có thiết kế hầm hàng, cẩu hàng, và lắp đặt các trang thiết bị


×