Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cảm nhận bài thơ đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.98 KB, 3 trang )

Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của
Hàn Mặc Tử

Posted in : Văn mẫu lớp 11 on Tháng Tám 10, 2015 by : admin
Đề bài: Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử văn học lớp 11
Trong cuộc sống của chúng ta có những người yêu nhưng nhút nhát mà không dám nói chính vì thế
mà để lại sự hối tiếc về sau đồng thời cũng làm cho người kia phải chờ đợi. Trong làng thơ Việt
Nam ngoài Nguyễn Bính là một nhà thơ hay viết thơ tình nhưng thực chất thì lại nhút nhát trong
chuyện tình cảm thì còn có cả Hàn Mạc Tử. Ông là một nhà thơ góp phần làm nên phong trào thơ
Mới phong phú và đa dạng. Như nhà thơ phê bình Hoài Thanh có viết rằng chúng ta điên cuồng
Hàn Mặc Tử. Thế nhưng ngoài những vần thơ điên cuồng thì Hàn Mạc Tử còn có cả những vần thơ
chứa chan tình thương yêu. Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ là một bài thơ trữ tình trong số những bài thơ
yêu thương của ông.
Bài thơ được viết khi ông đã mắc bệnh phong và cuộc sống của ông chỉ bó gọn trong trại phong Tuy
Hòa. Với một người yêu cuộc sống yêu thiên nhiên, yêu con người như thế mà lại mắc phải căn
bệnh kia cùng với cái chết cận kề Hàn Mạc Tử không khỏi điên cuồng giãy giụa trong bệnh tật thế
nhưng may sao trong những năm tháng ấy Hàn mạc Tử được một người mà mình yêu mến năm
xưa là Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho một tấm thiệp với câu hỏi Sao anh không về chơi thôn Vĩ?. Thế
là bấy nhiêu tình cảm, bấy nhiêu cảm xúc thực tại đã khiến cho nhà thơ sáng tác bài thơ này. Lời


nhắn nhủ hỏi thăm của người tình ấy đã khiến cho nhà thơ không khỏi nuối tiếc vì một mối tình mà
chính ông lại quá nhút nhát để tiến đến.
Bài thơ mở đầu bằng chính câu hỏi của bà Hoàng Thị Kim Cúc trong tấm thiệp gửi Hàn Mạc Tử:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Câu hỏi nghi vấn được đặt làm câu thơ mở đầu bài thơ cho thấy được một sự trách móc đầy yêu
thương của người con gái năm xưa dành cho người trong trại phong Tuy Hòa. Không những thế
qua câu hỏi ấy ta còn thấy được tình cảm mà Hoàng Cúc danh cho nhà thơ hay đó cũng là một sự


quan tâm hỏi thăm đến người xưa cũ. Như vậy câu hỏi kia không chỉ để hỏi mà nó còn mang cả sự
thương cảm, nhớ nhung, yêu thương, quan tâm và cả trách móc nữa. Vĩ Dạ kia chính là Huế – là
nơi mà hai người đã gặp nhau và tình cảm bắt đầu bằng sự im lặng kết thúc cũng như thế. Thế rồi
những câu thơ sau nhà thơ vẽ lên cảnh đẹp của thôn Vĩ Dạ. Hình ảnh nắng được nhắc đến hai lần
trong câu thơ thứ hai cho ta thấy được một cảnh tượng của buổi sơm tinh khôi nơi thôn Vĩ. Câu thơ
như vẽ ra hình ảnh nắng mới chiếu sáng từng đọt cau, lá cau để làm nên hình tượng nắng hàng
cau. Buổi sáng ấy không phải là nắng trên biển không phải nắng trên những chiếc lá thu vàng mà là
trên những cây cau. Đến với Thôn Vĩ người ta không thể nào không nhìn thấy hình ảnh những cây
cau cao vút đứng hiên ngang thành hàng thành lối. Và phải chăng nhà thơ đã nói lên cái đặc trưng
nhất của xứ Huế mà không phải nơi nào cũng có. Không những thế buổi sáng nơi đây còn hiện lên
thật xanh mướt tinh khôi trong hình ảnh của khu vườn nhà ai xanh như ngọc. Vườn ai là vườn của
Hoàng Cúc hay của bất kì người Huế nào?. Cái màu xanh ngọc trong trẻo được nhà thơ sử dụng để
nói lên cảnh thiên nhiên của con người nơi đây. Không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên mà con
người Huế cũng được hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng qua hình ảnh “lá trúc tre ngang mặt chữ
điền”. Đó là một vẻ đẹp kín đáo dịu dàng và phúc hậu.
Đến khổ thơ tiếp theo nhà thơ như thể hiện nỗi buồn của bản thân mình, nhà thơ không nói trực tiếp
mà mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên tâm trạng:
“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Theo quy luật đời thường thì là gió thổi mây bay thế nhưng ở đây nhà thơ lại nói là gió theo lối gió
mây bay đường mây. Liệu rằng câu thơ đó mang một sự vô lý rất trầm trọng. Thế nhưng xét trong
hoàn cảnh và tâm trạng của nhà thơ thì câu nói kia không hề vô lý,nó trở thành có lý hợp với tâm
trạng của nhà thơ. Nói như thế nhà thơ muốn thể hiện sự chia rẽ cách xa trong lòng mình. Phải
chăng nhà thơ đang tiếc thương cho mối tình của mình?. Trước hết chia rẽ do nhà thơ nhút nhát và
thứ hai bây giờ có muốn nói thì cũng đã quá muộn vì người con gái ấy đã đi lấy chồng còn nhà thơ
thì đang mang trong mình trọng bệnh vì thế mà ta nhận ra một bi kịch tình cảm ở đây. Dòng nước
buồn thiu, hoa bắp ở bãi nào đó khẽ lay, cái lay ấy chỉ là một chút rất nhẹ nhàng mà thôi. Hình ảnh
con thuyền ở đây đậu bến sông trăng thật yên ả làm sao. Bông nhà thơ cất lên câu hỏi vô chứa đầy



bi kịch “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Cái bi kịch nằm ở chữ “Kịp” ấy, rõ ràng là một cảnh tượng nên
thơ nên họa, đẹp hiền hòa yên bình thế nhưng qua con mắt của người cuộc sống chỉ được tính lại
từng ngày ít ỏi mà hạnh phúc lứa đôi dang dở thì lại trở thành buồn hiu hắt đầy bi kịch.
Và đến cuối cùng nhà thơ vẫn không thôi mơ về người con gái ấy, nhà thơ đang nhớ hay là đang
luyến tiếc:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Khách đường xa là ai có phải chăng là người con gái mang tên Kim Cúc ấy. Điệp từ “khách đường
xa”như thể hiện được nỗi nhớ của nhà thơ với người con gái ấy. Nhà thơ cảm thấy mình như đang
mơ màng chìm đắm trong nỗi nhớ ấy. Hình ảnh áo người con gái ấy trắng nhìn không xa , chẳng
biết được là do trắng qua hay do sương khói mờ nhân ảnh hay chính là những giọt nước mắt của
nhà thơ làm nhạt nhòa hình ảnh ấy. Cũng có thể đó là màu của kí ức nó trở nên mờ nhạt trong tâm
trí con người. không phải là sự mờ nhạt của tình cảm mà nó là mờ nhạt do kí ức quá ư là xa xôi.
Kết thúc bài thơ nhà thơ lại vang lên một câu hỏi đầy tâm trạng. Câu hỏi ấy là hỏi người con gái hay
hỏi chính mình?. Dù hiểu theo cách nào thì câu hỏi ấy cũng không có câu trả lời nó chỉ hỏi ra để
mang tâm trạng đau khổ của nhà thơ trước số phận của mình mà thôi.
Một bài thơ mà có đến ba câu hỏi chứng tỏ trong lòng nhà thơ đang một tâm trạng vô cùng lớn. Chỉ
có thế thì nhà thơ mới hỏi ra rồi không ai trả lời cả, mọi thứ đều rơi vào không gian kia chẳng ai hay
biết chỉ có nhà thơ biết. Bài thơ là lời nói, dòng tâm sự của nhà thơ dành cho người con gái mà
mình đã lỡ để dành cơ hội yêu thương cho người khác.



×