Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cảm nhận về câu tục ngữ lá lành đùm lá rách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.4 KB, 2 trang )

Cảm nhận về câu tục ngữ lá lành đùm
lá rách

Posted in : Văn mẫu lớp 7 on Tháng Tám 7, 2015 by : admin
Đề bài: Cảm nhận về câu tục ngữ lá lành đùm lá rách ngữ văn 7
Từ lâu, chúng ta đã được ông cha dạy bảo rất nhiều về những nguyên tắc sống, những đạo lí tưởng
chừng rất đơn giản nhưng lại mang trong đó rất nhiều những giá trị nhân văn sâu sắc mà có những
lúc phải trai quả, chúng ta mới có thể hiểu được. Và một trong những câu nói chúng ta được dạy từ
những ngày còn nhỏ về lòng yêu thương đồng loại chính là câu nói “ lá lành đùm lá rách”. Câu nói
ấy đã trở thành phương châm sống của mỗi thế hệ chúng ta và là một trong những câu nói mà em
yêu thích nhất.
Câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách” được ông cha ta để lại từ rất lâu về trước. Theo nghĩa đen, lá
lành là những chiếc lá vẫn còn nguyên vẹn và giữ được hình dạng, chức năng của chúng. Chúng có
nhiệm vụ chính là tổng hợp chất diệp lục để nuối cây, mang chất dinh dưỡng giúp cho cây được lớn
nhanh. Còn lá rách là những chiếc lá đã không còn nguyên vẹn nữa. Chúng có thể bị sâu ăn lá hoặc
bị dị dạng do tác động của ngoại lực. Trong thưc tế, mỗi khi nhìn những cái cây chúng ta sẽ thấy
được hình ảnh một số những chiếc lá bị rách thì một thời gian sau, luôn có những chiếc lá khác
nguyên vẹn, sẽ bao trùm lên chiếc lá để thay chiếc lá làm nhiệm u\vụ hấp thụ ánh mặt trời.


Còn theo nghĩa bóng thì lá lành chính là chỉ những người có được thân hình lành lặn, có khả năng
kiếm sống bằng chính sức lao động của chính bản thân mình. Còn lá rách là những người không có
may mắn như những người khác ở trong xã hội. Họ sinh ra là người nhưng lại không được sống
một cách trọn vẹn như con người. Có những khi, họ sinh ra đã không có tay chân, những bộ phần
trên cơ thể con người không được đầy đủ, cũng có những khi trí tuệ của họ lại không được như
những người khác. Hay khi mà họ sinh ra đã la những đứa trẻ mồ côi. Họ chính là những người có
những khó khăn trong xã hội. Và câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách” chính là chỉ hành động khi
những người có được niềm may mắn, được sinh ra và làm việc bằng sức lao động của mình bao
bọc và chia sẻ những niềm may mắn đến với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đó
chính là nghĩa cử cao đẹp mà công đồng chúng ta nên cùng nhau hành động. Chúng ta có thể chia
sẻ cho những người khó khăn bằng những hành động đơn giản như gửi những chiếc áo, chăn hay


những đồ vật cũ cho những người ở vùng sâu vùng xa, hay tham gia vào những chương trình giúp
đỡ họ. Có đôi khi, chỉ đơn giản là giúp cho những người già, người yếu qua đường, nhường chỗ ở
trên xe bus. Những hành động ấy tưởng chừng như đơn giản nhưng lại mang những ý nghĩa vô
cùng to lớn và đầy tình nhân văn.
Mỗi người chúng ta nên có những hành động thiết thực để cùng nhau cố gắng giúp đỡ cho những
người khó khăn hơn mình. Đó chính là cách để thể hiện tình người trong mỗi chúng ta. Ngày nay, có
những khi, tình cảm của con người giúp đỡ những hoàn cảnh khó hơn mình vậy mà những điều đó
lại bị lợi dụng bởi những người muốn chuộc lợi. Đó là hành động hết sức sai trái và có những khi bị
coi là vi phạm pháp luật. Những hành vi ấy sẽ làm cho bản chất của con người bị thay đổi và đi
xuống. Tuy những lợi ích nhận được là tiền bạc nhưng khi chúng được kiếm trên những tấm lòng
của người khác thì sẽ có lúc những người đo phải nhận hậu quả của chính những hành vi của
mình.
Câu tục ngữ là lời khuyên của những người đi trước dành cho những thế hệ đi sau. Những điều đó
sẽ giúp cho cả xã hội được phát triển và những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ được giúp đỡ bởi
chính những tấm lòng chân thật. Chỉ có như vậy, xã hội chúng ta mới thực sự là xã hội hạnh phúc.
cũng như chính câu ca dao của dân tộc chúng ta.



×