Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích hình ảnh rừng xà nu trong truyện ngắn rừng xà nu của nguyễn trung thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.06 KB, 3 trang )

Phân tích hình ảnh rừng xà nu trong
truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành

Posted in : Văn mẫu lớp 12 on Tháng Bảy 24, 2015 by : admin
Đề bài: Phân tích chứng minh Hình ảnh rừng xà nu biểu tượng cho mảnh đất và con người
Tây Nguyên
Trong nền văn học Việt nam không biết bao nhiêu đề tài để làm nên sự phong phú cho nền văn học
ấy. Thế nhưng trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đặc biệt là thời kì kháng chiến chống
Mỹ thì không nhà văn nào không dành lấy một hai tác phẩm để ca ngợi quê hương đất nước mình.
Nguyễn Trung Thành cũng vậy, ông chọn mảnh đất Tây Nguyên làm đề tài và ông đã sáng tác ra tác
phẩm Rừng xà nu. Đọc tác phẩm ấy chúng ta nhận ra một điều rằng hình ảnh cây xà nu chính là
biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Nguyên.
Rừng xà nu gợi lên cái vẻ đẹp hùng tráng và sức sống bất diệt của cây xà nu. Đồng thời qua hình
ảnh cây xà nu ấy mà tác giả muốn nói đến tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên. Có thể
nói qua chính nhan đề ấy ta cũng thấy được phần nào những ý đồ nghệ thuật mà tác giả gửi gắm.
nếu như miền bắc lấy cây tre làm biểu tượng cho con người qua bài thơ tre Việt nam của Nguyễn
Duy thì đến với mảnh đất Tây nguyên chúng ta lại bắt gặp hình ảnh của những cây xà nu cũng
mang đậm những vẻ đẹp phẩm chất của con người Tây Nguyên. Như vậy có thể nói hình ảnh cây
xà nu ở đây vừa mang nét tả thực lại vừa mang nét tượng trưng.
Trước hết là nét tả thực thì cây xà nu là một loại cây thuộc họ thông, gắn bó với đời sống sinh hoạt
cũng như chiến đấu của nhân dân Tây nguyên. Tác giả mở đầu bằng hình ảnh những cây xà nu bị
bom đạn của Mỹ vùi dập. Thật vậy trong kháng chiến trường kì cây xà nu của nhân dân Tây nguyên
đứng đó để che chở làng và cán bộ chính vì thế cho nên bọn Mỹ quyết phá hoại rừng ấy để bộ đội


ta không còn chỗ nào để ẩn nấp. Khi ấy thì bọn chúng sẽ dễ dàng tóm gọn những cán bộ cách
mạng của ta. Có thể nói cây xà nu như biểu tượng cho mảnh đất Tây nguyên bởi vì trong khi đến
đây ta ngoài những cao nguyên ba dan màu mỡ những ruộng bậc thang cao dần như những nấc
thang lên thiên đường thì hình ảnh rừng núi mà ở đây chính là rừng xà nu hiện ra trước mắt. Cây xà
nu như một hình ảnh gắn liền quen thuộc mà chỉ có Tây nguyên mới có. Và trong trận chiến đòi


quyền dân tộc ấy rừng xa nu đã phải trải qua biết bao nhiêu đau thương thế nhưng chúng vẫn mọc
lên vươn thẳng lên đón ánh nắng mặt trời. Và cứ như thế thì không bao giờ bọn Mỹ có thể tàn phá
hết rừng xà nu của Tây Nguyên được. Rừng xà nu cung cấp trông cho con người Tây Nguyên đánh
giặc, rừng tỏa bóng rợp che dấu những cán bộ Đảng ta. Rừng cung cấp nhựa xà nu để đốt cháy
các thứ trong sinh hoạt của đồng bào Tây nguyên.
Không chỉ mang ý nghĩa tả thực mà cây xà nu còn biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây
nguyên.
Trước hết là số phận đau thương, nếu như cây xà nu hàng ngày phải chịu biết bao nhiêu là trận
bom của giặc thì con người Tây nguyên cũng phải chịu bấy nhiêu đau thương trong kiếp làm nô lệ.
“Cả rừng xà nu không có cây nào là cây không bị thương”, có cây thì bị chặt đứt ngang người, ở
chỗ vết thương ứa ra một cục lớn giống như là máu vậy. Chính điều ấy cũng thể hiện cho số phận
đau thương của dân làng Xô Man. Cây bị chặt đứt ngang giống như anh Sút bà Nhan bị chặt đầu vì
tiếp tế cho cán bộ trong rừng. hay đó là cái Dít bị bọn chúng bắt được trói lại bắn súng loạn lên để
dọa nó, làm cho nó hét lên vì hoảng nhưng sau đó nó chỉ im lặng với ánh mắt như viên đạn có thể
giết chết hết bọn quỷ ác kia. Hay đó cũng là số phận đau thương của mẹ con Mai khi bị bọn địch bắt
tra tấn. Và đặc biệt là Tnú khi anh ngay từ bé đã phải chịu những vết chém ngang dọc trên lưng.
Còn khi lớn lên thì lại bị chúng tẩm nhựa đốt mười đầu ngón tay. Có thể nói những gì đau thương
nhất của rừng xà nu đều biểu tượng cho những số phận đau thương của con người và mảnh đất
Tây Nguyên phải gánh chịu.
Không những thế cây xà nu còn biểu tượng cho phẩm chất sức mạnh của con người Tây Nguyên.
Mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh gian nan như thế nhưng “đạn đại bác không giết nổi chúng”.
Những vết thương của cây xà nu nhanh chóng hồi phục như một thân thể cường tráng. Cây xà nu
có sức sống mãnh liệt mà không một bom đạn nào có thể phá hoại được. Cũng như thế con người
Tây Nguyên có một sự kiên cường bất khuất. Tnú dẫu cho có bị đốt cháy mười đầu ngón tay đau
như thế nhưng anh vẫn không kêu nửa lời vẫn im lặng chịu đựng và rồi bàn tay ấy vẫn giết được
chính những kẻ thù đã giết vợ con anh.
Trong rừng không có loại cây nào ham ánh sáng như cây xà nu “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy
ánh sáng. Chính điều ấy thể hiện tinh thần ham sống cũng như niềm tin vào một tương lai tự do của
nhân dân Tây nguyên.
Cây xà nu có khả năng sinh sôi nảy nở rất nhanh mà ít có loại cây nào có đặc tính ấy. Đó là một

hình ảnh nói lên sự bất diệt và tinh thần đoàn kết tiếp nối của đồng bào Tây nguyên. Anh Quyết hi
sinh đã có Tnú và Mai thay thế, Mai bị giêt đã có Dít lên thay, bé Heng tiếp bước cho thế hệ của
Tnú. Cứ như thế không biết bao nhiêu thế hệ con người được sinh ra và trưởng thành đấu tranh
kiên cường trước những bom đạn ghê gớm của địch. Mỗi con người Xô Man như một cây xà nu
trong đó cụ Mết giống như một cây xà nu đại thụ. Tnú và Mai là cây xà nu trưởng thành, còn cây xà


nu mới mọc là Dít và bé Heng. Chính những cây xà nu nhỏ ấy lại nhọn hoắt như những mũi lê.
Ngày đánh giặc nhân dân đồng loạt đứng lên đồng khởi thì rừng xà nu cũng ào ào nổi dậy. Cụ Mết
từng nói “ Không có loại cây nào như cây xà nu đất ta, cây mẹ ngã xuống cây con lại mọc lên đố
chúng nó giết hết rừng xà nu này”.
Điệp khúc rừng xà nu mở đầu và kết thúc thể hiện niềm tin tất thắng của con người đồng thời thể
hiện cảm hứng lãng mạn của thiên truyện. để miêu tả xây dựng thành công hình ảnh rừng xà nu thì
tác giả đã nhân hóa cây xà nu cũng có số phận và cuộc đời như con người. Không những thế nhà
văn kết hợp miêu tả từ bao quát đến cụ thể để thiên nhiên hùng vĩ của Tây Nguyên hiện lên thật sự
rất hấp dẫn và đầy biểu tượng. Đặc biệt với giọng văn biểu cảm câu chuyện nhiều khi như một bài
thơ văn xuôi.
Nguyễn Trung Thành đã thành công trong việc xây dựng hình tượng cây xà nu. Tất thảy những đặc
tính của rừng xà nu ấy đều nhằm nói lên phẩm chất và số phận cuộc đời mảnh đất và con người
Tây Nguyên. Khi con người đứng lên đồng khởi thì cũng đồng nghĩa với việc mảnh đất Tây nguyên
sẽ được hòa bình



×