Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích quê hương đất nước trong các bài thơ bên kia sông đuống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.57 KB, 6 trang )

Phân tích quê hương đất nước trong
các bài thơ Bên kia sông Đuống, Viết
Bắc, Đất nước

Posted in : Văn mẫu lớp 12 on Tháng Bảy 24, 2015 by : admin
Phân tích những nét chung và riêng của quê hương đất nước trong các bài thơ Bên kia sông
Đuống của Hoàng Cầm, Việt Bắc của Tố Hữu và Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Quả thật có những đề tài không bao giờ là nhàm chán và cũ, một trong những đề tài phải kể đến đó
chính là đề tài về quê hương đất nước. Và khi đất nước trải qua chiến tranh thì đề tài đó lại càng
hấp dẫn những người nghệ sĩ. Chỉ riêng trong thời kháng chiến đã có ba bài thơ lớn, dài nói về đề
tài quê hương đất nước là Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Việt bắc của Tố Hữu và Đất Nước
của Nguyễn Đình Thi. Cả ba bài thơ đều có những nét chung về đề tài đất nước. Tuy nhiên với
những cách tiếp cận khác nhau mỗi nhà thơ mang đến cái riêng biệt độc đáo của tác phẩm của
mình. Điều đó gián tiếp làm nên sự phong phú cho đề tài đất nước trong nền văn học.
Điểm chung thứ nhất mà ta thấy được đó là cả ba bài thơ đều viết về quê hương đất nước ta trong
những năm kháng chiến chống Pháp. Từ Hoàng Cầm cho đến Nguyễn Đình Thi và cuối cùng là bài
thơ Việt bắc của Tố Hữu.
Ta thấy được những điểm chung trong những bài thơ ấy. Đó là đất nước hiện lên phải chịu rất nhiều
đau thương mất mát do chính những quân xâm lược Pháp gây ra. Chúng sang nước ta mang danh
khai hóa văn minh cho ta nhưng thực chất là biến nước ta thành nô lệ và vơ vét tài nguyên khoáng
sản nước ta.


Sự đau thương ấy thể hiện rất rõ qua bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, chưa phải tìm
đâu xa mà ngay chính hoàn cảnh sáng tác bài thơ cũng thấy được những đau thương mà nhân dân
ta phải chịu. khi ấy quê hương Kinh Bắc của nhà thơ bị giặc tấn công xâm chiếm. Chính vì thế mà
nhà thơ ở bên này sông Đuống nhìn sang bờ bên kia mà thương người mẹ già thương vợ con đang
phải chịu sự nguy hiếp của bọn chúng. Không chỉ thế mà ông còn lo cho cả những giá trị văn hóa bị
chúng làm cho mất hết. Những cô hàng xén răng đen và những người dân nơi ấy quả thật là đau
lòng:
“Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn


Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa trăm ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?
Hay
“Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gãy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông”
Đó là những cảnh đau thương của cảnh vật cũng như của những người thân yêu của nhà thơ phải
chịu khi thực dân Pháp đến. Có thể nói qua những hình ảnh của làng quan họ ấy ta thấy được sự
độc ác của bọn cướp nước tàn bạo kia. bao nhiêu hình ảnh của đất nước là bấy nhiêu đau thương
đang giáng xuống những hình ảnh ấy. Bọn chúng không chừa ai từ con người đến cảnh vật, chúng
bắt bớ chép giết. Quê hương hiện lên với những đau thương không hề nhỏ. Nhà thơ như thể hiện
nỗi lo lắng như “rụng rời” bàn tay của mình.
Còn Tố Hữu, ông không nói một quá nhiều về hình ảnh đất nước ta trải qua đau thương trong bài
thơ Việt bắc thế nhưng qua hành trình gian nan vất vả của trận chiến Điện Biên Phủ ta cũng thấy
được những đau thương mà họ phải trải qua. Nếu như không chịu đau thương thì làm sao có cuộc
chiến ấy. Chính chúng áp bức bóc lột để cho nhân dân bộ đội ta có nhà không được ở mà phải ở

trong hang đá sâu. Đêm không được ngủ mà phải dồn dập chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ
toàn thắng:


“Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. ”
Thực chất thì những câu thơ ấy nói về tình quân dân mặn mà thắm thiết thế nhưng qua tình quân
dân ấy ta vẫn thấy những hình ảnh gian nan chịu khổ của đồng bào ta.
Đến với Nguyễn Đình Thi ông nói về một đất nước đau thương với những con người hồn hậu, đến
bát cơm kề miệng chúng không để cho ta ăn mà giằng khỏi. Chúng đến là làm cho nhân dân ta phải
sống kiếp nô lệ chứ khai hóa cái gì:
“Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da. . . ”
Điểm chung thứ ba là cả ba bài thơ đều thể hiện sự đứng lên của đồng bào ta, hình ảnh đất nước
từ những đau thương bât lên những nỗi căm hờn để rồi cùng nhau sát cánh đồng lòng bên nhau
đánh lại bọn cướp nước ấy.
Nhà thơ Hoàng Cầm đã thể hiện ý chí của mình trong đó:
“Ðêm buông sâu xuống dòng sông Ðuống
Ta mài lưỡi cuốc
Ta uốn lưỡi liềm
Ta vót gậy nhọn
Ta rũa mác dài

Ta xây thành kháng chiến ngày mai
Lao xao hàng cây bụi chuối
Im lìm miếu đổ chùa hoang
Chập chờn đom đóm bay ngang
Báo tin khủng khiếp
Cho giặc kinh hoàng
Từng từng tiếng súng vang vang
Trong đêm khuya thoảng cung đàn tự do
Thuyền ai thấp thoáng bến Hồ
Xóa cho ta hết những giờ thảm thương”
Nhân dân ta đã đứng lên với những vũ khí đơn sơ như mác, trông…thế nhưng cũng khiến cho giặc
kinh hoàng và chạy. Để những phút giây hoảng sợ của nhân dân tan biến đi. Có thể nói ở đâu có áp
bức thì ở đó có đấu tranh những người con Kinh Bắc đã anh dũng đứng lên để chống lại, họ còn


cướp cả súng của giặc mà bắn chính nó. Từng tiếng súng giòn giã vang vang như sức mạnh và khí
thế của con người Việt nam sau bao đau thương đứng lên quật khởi. Họ ra đi vì điều gì chính vì tự
do của dân tộc. Điều đó giống như một nghị lực để có thể làm cho đồng bào cùng nhau chung sức
chống lại chúng.
Hay nhà thơ Tố Hữu thì thể hiện sự quật khởi đứng lên đấu tranh tất thắng của nhân dân ta qua
hình ảnh của những đoàn người cùng nhau xây dựng chiến lũy để đánh bại kế hoạch của địch:
“Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. ”
Đó là sự đứng lên có kế hoạch có chuẩn bị để dẫn đến một kết quả tất thắng của cuộc chiến tranh
và những con người chính nghĩa. Những hình ảnh ấy thể hiện sự quật khởi kiên cường bất khuất
của nhân dân. Niềm tin vào một tương lai tươi sáng, quân và dân cùng nhau tiến lên lâp được nhiều
chiến công. Sức mạnh của sự đoàn kết ấy đã làm cho kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
bị thất bại và buộc chúng phải kí hiệp định rút khỏi việt nam.
Đất Nước của Nguyễn Đình Thi cũng hiện lên với hình ảnh những con người từ gốc lúa bờ tre hồn
hậu đã bật lên những tiếng cằm hờn để rồi cuối cùng đứng lên rũ bùn sáng lòa với chiến thắng:
“Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng. ”
Và cuối cùng đi đến chiến thắng làm nên lịch sử vẻ vang hào hùng cho đất nước:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa. ”
Và cuối cùng là đất nước trong cả bài thơ đều hiện lên với những hình ảnh vô cùng tươi đẹp. Đồng
thời nó khẳng định chủ quyền của nhân dân ta.
Nhà thơ Hoàng Cầm đã mang đến cho ta một bức tranh thiên nhiên trên sông Đuống vô cùng tươi
đẹp và giản dị , thi vị:


“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai xanh biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”
Hay nhà thơ Tố Hữu cùng mang đến những hình ảnh của thiên nhiên Vây Bắc hùng vĩ của núi rừng,
dào dạt của những con sông con suối và cuối cùng. Nhưng đặc biệt nhất có thể nói đến bức tranh
bốn mùa của Việt bắc:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. ”
Nguyễn Đình Thi mang đến cả một không gian với những hình ảnh thiên nhiên quê hương đất nước
vô cùng tươi đẹp màu mỡ phù sa:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”
Có nhiều điểm chung như thế nhưng mỗi tác giả lại mang đến những nét riêng biệt trong bài thơ của
mình.
Với Hoàng Cầm ông nói về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Ninh. Nhân dân nơi
đây đã phải trải qua biết bao nhiêu gian nan khó khăn khổ cực. Con sông Đuống bên lở bên bờ vẫn
nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì ấy. Không những thế mà chúng ta còn thấy được
cả những văn hóa người Bắc Ninh. Đó là tục ăn trầu nhuộm răng, những làng quan họ cùng những
giá trị truyền thống như tranh Đông Hồ, đám cưới chuột…Tóm lại hình ảnh quê hương đất nước
trong bài thơ này không chỉ là đất nước đau thương, đứng lên quật khởi, không chỉ là những hình

ảnh thiên nhiên giản dị mà nên thơ mà còn là đất nước giàu giá trị văn hóa truyền thống.
Còn với nhà thơ Tố hữu thì đất nước hiện lên qua tình cảm của tình dân quân thắm thiết mặn nồng.
hình ảnh đất nước được thể hiên qua hình ảnh của những cảnh núi rừng nơi Việt bắc. Không những


thế mà cái riêng ở đây chính là sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân ta. Sự kiện ấy có ý
nghĩa rất lớn.
Nguyễn Đình Thi thì nói lên những hình ảnh đất nước khi đã qua những năm tháng ấy. Đứng ở Hà
Nội vào mùa thu, không cảnh làm cho nhà thơ nhớ về cuộc kháng chiến năm ấy và tiếng thơ đã
giúp cho ông bày tỏ nỗi lòng mình. Đất nước không chỉ hiện lên ở cái hữu hình của thiên nhiên mà
còn hiện lên trên cái vô hình của những con người hi sinh vì tổ quốc.
Như vậy qua đây ta thấy ba bài thơ, ba tác giả đã vẽ lên một hình ảnh đất nước đầy đủ nhất. Từ
những điểm chung cho đến những điểm riêng ta thấy được hình ảnh đất nước từ đau thương đến
căm hờn cuối cùng quật khởi chiến đấu và chiến thắng. Đất nước ấy không chỉ có những cảnh thiên
nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp hay giản dị nên thơ mà còn là đất nước giàu truyền thống văn hóa.



×