Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích và chứng minh nhận định thơ tố hữu là cung bậc của tình thương mến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.27 KB, 3 trang )

Phân tích và chứng minh nhận định
Thơ Tố Hữu là cung bậc của tình
thương mến

Posted in : Văn mẫu lớp 12 on Tháng Bảy 24, 2015 by : admin
Đề bài: Phân tích và chứng minh nhận định: Thơ Tố Hữu là cung bậc của tình thương mến
Nhà thơ Tố Hữu một người luôn sáng tác thơ ca gắn liền với những chặng đường lịch sử của nước
nhà. Trong chiến tranh mà nhà thơ vẫn có một tâm hồn để làm thơ, đặc biệt là thơ lại rất hay nữa.
Thơ Tố Hữu không chỉ chứa đựng những tư tưởng những lẽ sống cao cả mà nó còn chứa đựng cả
những tình cảm của nhà thơ nữa. Có thể nói thơ Tố hữu là cung bậc của tình thương mến.
Thật vậy ngay từ khi lớn lên Tố hữu đã khát khao đi tìm lẽ yêu đời. Con người ấy vác hành trang lên
và đi khắp mọi nơi để tìm cho mình một lẽ sống đẹp.


“Đâu những ngày xưa tôi với tôi
Bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi dòng quanh quẩn
Muốn thoát than ôi bước chẳng rời”
Chính vì lẽ ấy mà Tố Hữu mang đến trong thơ mình những cung bậc cảm xúc. Cuộc đời ông có thể
đã trải qua biết bao nhiêu hỉ nộ ái ố lạc cùng với nhân dân Việt Nam ta. Có lẽ thế mà cung bậc thứ
nhất của ông nói về hành trình đi tìm lẽ yêu đời. Hành trình ấy không phải là ngày một ngày hai có
thể tìm thấy được mà đó là cả những khó khăn và khiến cho nhà thơ rơi vào bế tắc.
Cung bậc thứ hai mà thơ Tố Hữu mang lại trong thơ mình đó là niềm vui lớn. Niềm vui ấy là niềm
vui của người chiến sĩ cộng sản đã hết bâng khuâng kiếm lẽ yêu đời khi anh bắt gặp lý tưởng cách
mạng của Đảng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Hay đó còn là niềm vui khi sau bao nhiêu đấu tranh gian khổ nhân dân ta đã bước đầu thắng lợi trên
mặt trận chiến trường:


“Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện biên rực sáng
Trên đất nước như huân chương trên ngực
Dân tộc ta dân tộc anh hùng”
Có khi trong chiến thắng oanh liệt hồn thơ Tố Hữu lại như được chắp thêm đôi cánh để gieo vào
lòng người những cung bậc cảm xúc của niềm vui lớn ấy:
“Ngực lép bốn ngàn năm. Trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên tim bỗng hóa mặt trời”
Không chỉ có niềm vui hạnh phúc khi kháng chiến thắng lợi mà những nhớ thương đau đớn cũng
xuất hiện làm nên sự phong phú trong việc thể hiện những cung bậc của nhà thơ. Đó là nỗi nhớ
thương về người mẹ đã sinh thành và nuôi nấng mình, dù có đi xa xôi góc bể chân trời, dù phải đối
đấu với hàng ngàn hiểm nguy của kẻ thù và bom đạn cũng không thể nào sánh bằng những khó
nhọc mà người mẹ phải gánh chịu:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chẳng bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”
Không những thế nhà thơ còn thể hiện nỗi nhớ trong tình quân dân thắm thiết không muốn rời xa
sau chiến thắng điện biên phủ kia:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng


Mình về mình có nhớ không
Nhìn sông nhớ núi nhìn cây nhớ rừng”
Và đau đớn nhất là nỗi đau mất đi vị cha già kính yêu của dân tộc. Nhà thơ như thay mặt cho tất cả
con người Việt nam cũng như cuộc đời này cất tiếng khóc thương vị lãnh tụ đã mãi xa cõi trần này:
“Suốt mấy hôm dày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”
Hay nhiều khi nhà thơ còn dùng chính những vần thơ của mình để thúc giục những người đồng chí
đồng đội của mình chiến đấu vì tổ quốc. Đó là một niềm phấn khởi mong muốn khơi dậy trong lòng

mỗi người niềm tin vào cách mạng:
“Đi bạn ơi! Sống đủ đầy
Sống tràn sinh lực bốc men say
Sống tung sóng gió thanh cao mới
Sống mạnh dù trong một phút giây”
Trong cuộc kháng chiến ấy nhà thơ luôn thể hiện rõ những cung bậc kháng chiến của mình. Đó
chính là niềm tự hào về quê hương đất nước anh hùng của ta:
“Những đường Việt bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”
Để trải qua tất cả những cung bậc ấy Tố Hữu đã từng phải trải qua cả nỗi cô đơn đau đớn uất hận
trong thời gian bị giam trong tù. Cánh cửa nhà tù như ngăn cản hành động yêu nước của nhà thơ.
Chính vì thế mà nhà thơ cảm thấy ngạt thở mà muốn đạp tan phòng giam ấy:
“Cô đơn thay là cảnh trong tù
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
ở ngoài kia sung sướng biết bao nhiêu”
qua đây ta như được trải mình theo những cung bậc của tác giả. Con người ấy đã trải qua cả khổ
nhục lẫn vinh quang có lẽ thế mà chính thơ đã làm người bạn tri kỉ chia sẻ cho nhà thơ những cung
bậc ấy. Để cho nỗi buồn được chia đôi mà niềm vui thì nhân lên. Và câu nói thơ Tố Hữu là những
cung bậc của tình thương mến quả thật rất đúng.



×