Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề đọc hiểu về hai đứa trẻ thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.45 KB, 3 trang )

Đề đọc hiểu về Hai đứa trẻ Thạch Lam
CÂU 1 (2.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang
ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây
ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình
rõ rệt trên nền trời”.
(“Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD 2013)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là
chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì?
3. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Nêu
tác dụng của nó?
Đáp án:
Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn là: tự sự, miêu
tả
Nội dung chính của đoạn văn là: tả khung cảnh thiên nhiên phố huyện lúc
chiều tàn
– Thủ pháp nghệ thuật: so sánh “phương tây đỏ rực như lửa cháy”;
“những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”
– Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật nét đặc trưng riêng biệt của khung
cảnh thiên nhiên: cảnh rực rỡ, sinh động,

7/ Đề đọc hiểu về đoạn mở đầu Chí
Phèo Nam Cao
Đề đọc hiểu về đoạn mở đầu Chí Phèo Nam Cao:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt
đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời.
Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi
ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ
mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức


chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với
hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế
thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho
hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ


chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn
nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa
nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại
cũng không ai biết… ”
( Trích Chí Phèo- Nam Cao)

1) Nêu ý chính của đoạn trích?
2) Cách sắp xếp tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo: Bắt đầu hắn chửi
trời…Rồi hắn chửi đời…chửi ngay tất cả làng Vũ Đại…chửi đứa chết mẹ
nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo …được sử dụng biện pháp tu
từ cú pháp như thế nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
3) Đoạn trích sử dụng nhiều câu văn ngắn. Nêu ý nghĩa nghệ thuật của
việc sử dụng nhiều câu ngắn đó
1) Ý chính của đoạn trích: (0,5 điểm)
– Đoạn trích miêu tả cảnh Chí Phèo uống rượu say và vừa đi vừa chửi
giữa sự thờ ơ của tất cả mọi người.
2) Cách sắp xếp tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo: Bắt đầu hắn chửi
trời…Rồi hắn chửi đời…chửi ngay tất cả làng Vũ Đại…chửi đứa chết mẹ
nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo …được sử dụng biện pháp tu
từ cú pháp: điệp cú pháp, liệt kê (hắn chửi trời…hắn chửi đời…chửi ngay
…chửi đứa …)và chêm xen.(0,5 điểm)
Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó: Phép điệp cú pháp và liệt kê
nhằm nhấn mạnh đối tượng của tiếng chửi được sắp xếp từ xa đến gần, từ
cao đến thấp, có thứ tự, có lớp lang. Nghệ thuật chêm xen ở cuối câu chửi

đẻ ra cái thằng Chí Phèo nhằm nhấn mạnh bi kịch bị từ chối của Chí
Phèo. Đồng thời, tác giả gián tiếp tố cáo chính xã hội thực dân nửa phong
kiến đã đẻ ra Chí Phèo (0,5 điểm)
3) Đoạn trích sử dụng nhiều câu văn ngắn tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập
và tạo nên kịch tính cho truyện. “Tức mình”, rồi “tức thật! Thế này thì tức
thật. Tức chết đi mất”, “mẹ kiếp”, “nghiến răng mà chửi”. Những câu văn
ngắn đã cho ta cảm nhận được trực tiếp nỗi đau của Chí. Hiện lên trong
đoạn văn là hình ảnh Chí Phèo đang vật vã, đang quằn quại trong nỗi đau


khổ, trong bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của mình. Dùng tiếng
chửi, dù là có cố gắng giao tiếp với loài người nhưng cuộc đời Chí vẫn là
con số không, không bè bạn, không ai coi hắn như một con người; duy
chỉ có trong hắn một cái mang hình hài rõ rệt: đó là khối cô đơn ngày
càng kết tụ sâu sắc, gay gắt, xót xa. (0,5 điểm)



×