Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề ôn kiểm tra vật lý 10 học kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.84 KB, 3 trang )

SỞ GD & ĐT ĐĂKLĂK
TRƯỜNG THPT PHÚ XUÂN
TỔ VẬT LÍ

ĐỀ ÔNKIỂM TRAHK I (NH 2015 – 2016)
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 10 (Ban Cơ bản)
Thời gian làm bài: 45 phút – Không kể thời gian phát đề.

ĐỀ 1 - Khó
Họ và tên học sinh: …………………………………………..Lớp: …………SBD…..
……
Câu 1(3 điểm) :
a.(1,5 điểm) :Định luật Húc (Hookes) : Viết biểu thức, nêu đầy đủ tên gọi và đơn vị các
đại lượng trong biểu thức.
b.(1,5 điểm) :Một lò xo có khối lượng không đáng kể, khi treo một vật có khối lượng m
= 100 g thì dãn ra 5 cm. Tìm độ cứng của lò xo.
Câu 2 (3 điểm) :Một quả cầu được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu
v0 = 25 m/s và rơi đếnmặt đất sau khoảng thời gian t = 3 s (tính từ thời điểm ban đầu quả
cầu được ném). Bỏ qua mọi lực cản của không khí và ma sát. Tính:
a.độ cao tại vị trí ném quả cầu cách mặt đất (lúc ném)..
b. tầm ném xa của quả cầu.
Câu 3 (2 điểm) :Một vật có khối lượng m = 20 kgđang nằm
yên trên sàn nhà; bắt đầu trượt trên sàn dưới tác dụng của một
lực kéo nằm ngang Fk = 200 N. Biết rằng hệ số ma sát trượt
giữa vật và sàn µt= 0,5. Tính:
a.gia tốc của vật được kéo.
b. quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t = 2 s
đầu tiên.
Câu 4 (1 điểm) : Một ô tô có khối lượng m = 1 tấn, chuyển
động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ
v = 54 km/h. Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là


R = 60 m. Tính áp lực của ô tô tác dụng vào mặt đường tại
điểm cao nhất của cầu vượt.
Câu 5 (1 điểm) :Một ô tô con khối lượng m = 1,5 tấn bắt đầu chuyển động thẳng nhanh
dần đều trên đường nằm ngang (vận tốc ban đầu v0 = 0), sau khi đi được 10 giây ô tô đạt
vận tốc v = 18 km/h. Cho biết hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường là µt = 0,04.
a. Tính lực kéo của động cơ.
b. Sau khi đi được 10 giây, ô tô chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang.Tìm lại
độ lớn lực kéo động cơ (hệ số ma sát không đổi).
c. Sau đó với vận tốc trên,ô tô chuyển động nhanh dần đều lên một dốc nghiêng 30 0 so
với phương ngang nhờ lực kéo của động cơ có giá trị 8500N và trong 20s thì vận tốc ô
tô đạt đến 54km/h. Tìm hệ số ma sátµ1 giữa xe và mặt dốc.
Lưu ý:
-Giá trị sau đây được sử dụng trong đề : g = 10 m/s2.
-Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

-------HẾT ------SỞ GD & ĐT ĐĂKLĂK
TRƯỜNG THPT PHÚ XUÂN
TỔ VẬT LÍ

ĐỀ ÔN KIỂM TRA HK I (NH 2015 – 2016)
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 10 (Ban Cơ bản)
Thời gian làm bài: 45 phút – Không kể thời gian phát đề.

ĐỀ 2
Họ và tên học sinh: …………………………………………..Lớp: …………SBD…..
……
Lưu ý học sinh :các giá trị sau đây được sử dụng trong đề : g = 10 m/s2,
Câu 1 (3 điểm)
a.(1,5 điểm) :Lực ma sát trượt :Viết biểu thức, nêu đầy đủ tên gọi và đơn vị các đại
lượng trong biểu thức.

b.(1,5 điểm) : Một vật khối lượng 5kg trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của
lực kéo theo phương ngang.Biết hệ số ma sát trượt µt = 0,1. Tính lực ma sát.
Câu 2 (3 điểm) :Trong môn trượt tuyết, một vận động viên sau khi trượt trên đoạn đường
dốc thì trượt ra khỏi dốc theo phương ngang ở độ cao h = 125 m với vận tốc ban đầu
v0 = 30 m/s.
a.Sau bao lâu thì vận động viên đó chạm đất?
b. Tầm bay xa (tính theo phương ngang) của vận động viên đó là bao nhiêu?
Câu 3 (2 điểm) : Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng
m = 40 kg theo phương ngang với lực F làm thùng chuyển động thẳng nhanh dần đều trên
mặt phẳng ngang. Vận tốc của thùng tăng từ v1 = 3 m/s đến v2 = 9 m/s trong khoảng thời
gian t = 4s. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng nằm ngang µt = 0,25. Tính :
a.gia tốc của vật. Vẽ hình, phân tích lực tác dụng lên vật.
b. độ lớn của lực đẩy thùng.
Câu 4 (1 điểm) :Trong một tình huống đá phạt trực tiếp. Cầu thủ Messi thực hiện một pha
bóng cố định hướng về cầu môn, với lực tác động vào quả bóng Brazucalà 250 N. Khối
lượng quả bóng 437 g. Hỏi sau thời gian tương tác 0,1 s bóng đạt tốc độ bằng bao nhiêu?
Câu 5 (1 điểm) :Treo một vật có trọng lượng P = 2,5 N vào một lò xo có khối lượng không
đáng kể và bị dãn 10mm. Treo một vật khác có trọng lượng chưa biết vào lò xo thì nó dãn
ra 60mm.Tính độ cứng của lò xo và trọng lượng chưa biết.
Lưu ý:
- Giá trị sau đây được sử dụng trong đề : g = 10 m/s2.
-Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
-------HẾT -------


SỞ GD & ĐT ĐĂKLĂK
TRƯỜNG THPT PHÚ XUÂN
TỔ VẬT LÍ

ĐỀ ÔN KIỂM TRA HK I (NH 2015 – 2016)


-------HẾT -------

MÔN: VẬT LÍ – LỚP 10 (Ban Cơ bản)
Thời gian làm bài: 45 phút – Không kể thời gian phát đề.

ĐỀ 3- Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Nâng cao
Họ và tên học sinh: …………………………………………..Lớp: …………SBD…..
……
Lưu ý học sinh :các giá trị sau đây được sử dụng trong đề : g = 10 m/s2,
Câu 1 (3 điểm)
a.(1,5 điểm) :Định luật III Niutơn :Viết biểu thức, nêu đầy đủ tên gọi và đơn vị các đại
lượng trong biểu thức.Nêu đặc điểm của lực và phản lực.
b.(1,5 điểm) : Trong một tai nạn giao thông đường bộ, một ôtô tải đang chở đá xây
dựng đâm vào một ôtô con đang lưu thôngngược chiều. Ô tô nào chịu tác dụng của
lực lớn hơn?Hãy giải thích.
Câu 2 (2 điểm) :Một hòn bi lăn trên mặt bàn có độ cao h = 1,25m (so với mặt đất). Khi
hòn bi ra khỏi mép bàn nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn 1,80m (theo phương
ngang).
a. Tính thời gian rơi của hòn bi (từ lúc rời bàn đến khi chạm đất).
b. Tốc độ của viên bi lúc rời khỏi bàn.
Câu 3 (1 điểm) :Một người đóng phim phải chạy trên một mái nhà rồi nhảy (theo phương
ngang) sang mái nhà bên cạnh thấp hơn 4 m, khoảng cách giữa hai nhà là 5 m. Người diễn
viên này có nên nhảy không?Nếu khi chạy, vận tốc lớn nhất mà anh ta có thể đạt được là
vmax = 16,2 km/h? Giả sử bỏ qua sức cản của không khí.
Câu 4 (1 điểm) :Một lò xo có độ cứng k = 150 N/m và chiều dài tự nhiên là l0 = 30 cm treo
thẳng đứng, đầu trên giữ cố định. Treo vào đầu dưới của lò xo một vật nặng có khối lượng
m = 300 g. Tìm chiều dài của lò xo khi vật cân bằng.
Câu 5 (2 điểm) : Một vật có khối lượng m = 0,5 tấn,bắt đầu trượt trên sàn nhà với gia tốc
a = 0,5 m/s2, dưới tác dụng của một lực Fk nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là

µt = 0,35.
a.Vẽ hình, phân tích lực tác dụng lên vật.Tính độ lớn lực kéo.
b. Tính vận tốc của vật sau 10 giây và quãng đường mà vật đi được trong thời gian đó.
Câu 6 (1 điểm) :Một vật khối lượng m = 5kg bắt đầu được kéo trượt không vận tốc đầu
trên một sàn nằm ngang bởi lực kéo Fk=10N. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là
r
µt = 0,1. lực F có phương hợp với phương ngang góc α =30 0. Tìm gia tốc chuyển động của
vật và thời gian chuyển động sau khi vật trượt được 100m.
Lưu ý:
- Giá trị sau đây được sử dụng trong đề : g = 10 m/s2.
-Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

SỞ GD & ĐT ĐĂKLĂK
ĐỀ ÔN KIỂM TRA HK I (NH 2015 – 2016)
TRƯỜNG THPT PHÚ XUÂN
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 10 (Ban Cơ bản)
TỔ VẬT LÍ
Thời gian làm bài: 45 phút – Không kể thời gian phát đề.

ĐỀ 4
Họ và tên học sinh: …………………………………………..Lớp: …………SBD…..
……
Lưu ý học sinh :các giá trị sau đây được sử dụng trong đề : g = 10 m/s2,
Câu 1 (3 điểm)
a.(1,5 điểm) :Định nghĩa mômen lực.Viết biểu thức, nêu đầy đủ tên gọi và đơn vị các
đại lượng trong biểu thức.
b.(1,5 điểm) : Một người tác dụng một lực F = 50 N vào một tấm ván nằm ngang tại vị
trí A cách tâm quay O một khoảng d = 20 cm. Tìm momen lực trong trường hợp lực
có phương hợp với vectơ OA một góc 900.
Câu 2 (2 điểm) :Một lò xo có chiều dài ban đầu l0= 20cm. Khi treo vật nặng 500g thì chiều

dài của lò xo là 25cm.
a.Tính độ cứng của lò xo
b. Phải treo vật có khối lượng bằng bao nhiêu để lò xo dãn ra 2 cm.
Câu 3 (1 điểm) :Một máy bay tấn công ném bom Su – 24 của Nga có thể bay trong mọi
thời tiết, có 2 chỗ, 2 động cơ. Máy bay Su-24 đang bay theo phương ngang ở độ cao 8 km
với tốc độ 648 km/h. Viên phi công phải thả một quả bom cách xa mục tiêu (theo phương
ngang) bao xa để quả bom rơi trúng mục tiêu cần thả?
Câu 4 (2 điểm) : Một xe ô tô có khối lượng 5 tấn đang đứng yên trên đường nằm ngang và
bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực kéo của động cơ ô tô. Sau khi đi được 250m
vận tốc của ô tô là 72km/h, biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường µt = 0,05. Tính :
a.lực ma sát và gia tốc của ô tô. Vẽ hình, phân tích lực tác dụng lên vật.
b. lực kéo của động cơ ô tô.
Câu 5 (1 điểm) :Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 được giữ cố định một đầu. Khi tác dụng
vào đầu kia của nó lực kéo F1 = 3,6N thì nó có chiều dài 20cm. Khi lực kéo F 2 = 6,2N thì
nó có chiều dài 25cm. Xác định độ cứng k và chiều dài tự nhiên l0 của lò xo.
r
Câu 6 (1 điểm) :Một vật khối lượng m = 2kg trên mặt phẳng ngang được kéo bởi lực F
r
hướng lên, F hợp với phương thẳng đứng một góc β = 60 0 và có độ lớn 8N. Ban đầu vật
đứng yên và sau 3s vật đi được 9m. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là µ. Lấy
g = 10m/s2. Tính hệ số ma sát trượt µt.


Lưu ý:
- Giá trị sau đây được sử dụng trong đề : g = 10 m/s2.
-Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
-------HẾT -------




×