I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM
--------------------------
TRN THANH TNG
Tờn ti:
ảNH HƯởNG CủA Tỷ Lệ (METHIONINE + CYSTEINE)/LYSINE
TRONG KHẩU PHầN ĂN ĐếN SứC SảN XUấT THịT CủA Gà F1
(RI X LƯƠNG PHƯợNG) NUÔI NHốT TRÊN ĐệM LóT
KHểA LUN TT NGHIP I HC
H o to:
Chớnh quy
Chuyờn ngnh: Chn nuụi Thỳ y
Khoa:
Chn nuụi Thỳ y
Lp:
K43 Chn nuụi Thỳ y
Khoỏ hc:
2011 2015
Thỏi Nguyờn, nm 2015
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM
--------------------------
TRN THANH TNG
Tờn ti:
ảNH HƯởNG CủA Tỷ Lệ (METHIONINE + CYSTEINE)/LYSINE
TRONG KHẩU PHầN ĂN ĐếN SứC SảN XUấT THịT CủA Gà F1
(RI X LƯƠNG PHƯợNG) NUÔI NHốT TRÊN ĐệM LóT
KHểA LUN TT NGHIP I HC
H o to:
Chớnh quy
Chuyờn ngnh: Chn nuụi Thỳ y
Khoa:
Chn nuụi Thỳ y
Lp:
K43 Chn nuụi Thỳ y
Khoỏ hc:
2011 2015
Ging viờn hng dn : PGS.TS. Trn Thanh Võn
Thỏi Nguyờn, nm 2015
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM
--------------------------
TRN THANH TNG
Tờn ti:
ảNH HƯởNG CủA Tỷ Lệ (METHIONINE + CYSTEINE)/LYSINE
TRONG KHẩU PHầN ĂN ĐếN SứC SảN XUấT THịT CủA Gà F1
(RI X LƯƠNG PHƯợNG) NUÔI NHốT TRÊN ĐệM LóT
KHểA LUN TT NGHIP I HC
H o to:
Chớnh quy
Chuyờn ngnh: Chn nuụi Thỳ y
Khoa:
Chn nuụi Thỳ y
Lp:
K43 Chn nuụi Thỳ y
Khoỏ hc:
2011 2015
Ging viờn hng dn : PGS.TS. Trn Thanh Võn
Thỏi Nguyờn, nm 2015
ii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 19
Bảng 4.1. Chương trình sử dụng vắc xin ........................................................ 25
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 28
Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) ........... 29
Bảng 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con)........ 30
Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt của gà thí nghiệm (g/con/ ngày) ........................ 32
Bảng 4.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) ................................ 34
Bảng 4.7. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm ...................................... 36
Bảng 4.8. Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm ................................. 37
Bảng 4.9. Tiêu tốn protein/ kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (g) .......... 38
Bảng 4.10. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (kcal ME/kg tăng khối lượng) của gà
thí ngiệm ......................................................................................... 39
Bảng 4.11. Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm ......................................... 40
Bảng 4.12. Chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm ......................................... 41
Bảng 4.13. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán.......................................... 42
Bảng 4.14. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát của gà thí nghiệm ............................ 43
iii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy ............................................................. 31
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) ...... 33
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .......................... 35
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cs
Cộng sự
Nxb
Nhà xuất bản
Met
Methionie
Cyst
Cysteine
Lys
Lysine
ME
Năng lượng trao đổi
TCVN
Thức ăn
TA
Chỉ số sản xuất
PI
Tiêu chuẩn Việt Nam
SS
Sơ sinh
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài......................................................... 3
2.1.1. Vai trò, nhu cầu protein của gà thịt và phương pháp xác định ............... 3
2.1.2. Khả năng sản xuất thịt của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng ................ 7
2.1.3. Giới thiệu về gà Lương Phượng, gà Ri và con lai ................................ 13
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................... 15
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 15
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 18
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu ............................................................. 18
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................................ 18
3.2.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 18
vi
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 18
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 20
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24
4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ......................................................................... 24
4.2. Kết quả chuyên đề khoa học .................................................................... 29
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm ................................................. 29
4.2.2. Sinh trưởng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ........................................ 30
4.2.3. Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn ............................................ 35
4.2.4. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ............................. 40
4.2.5. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán .................................................. 41
4.2.6. Khảo sát chỉ tiêu năng suất thịt. ............................................................ 42
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45
i
LỜI CẢM ƠN
Bản khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành sau một thời gian học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài thực tập.
Có được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính
trọng sâu sắc tới: Ban Giám Hiệu, Khoa Chăn nuôi Thú y, UBND xã Quyết
Thắng cùng tập thể các thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận đúng thời gian quy định.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của
toàn thể gia đình thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân và cô TS. Nguyễn Thị
Thúy Mỵ. Sự động viên và tạo điều kiện tốt nhất của gia đình đã giúp em hoàn
thành bản khóa luận được tốt. Một lần nữa em kính chúc toàn thể thầy cô giáo
sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Thái nguyên, ngày 8 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Trần Thanh Tùng
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra mức ảnh hưởng của tỷ lệ (methionine + cysteine)/lysine
thích hợp cho gà Ri lai nuôi nhốt.
- Bản thân làm quen với công tác nghiên cứu khoa học về chăn
nuôi gia cầm.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng tỷ lệ (methionine + cysteine)/lysine khác nhau
trong khẩu phần tới sức sản xuất gà Ri lai.
- Đánh giá ảnh hưởng tỷ lệ (methionine + cysteine)/lysine khác nhau
trong khẩu ăn, hiệu quả kinh tế của gà Ri lai.
- Từ kết quả thực hiện có những khuyến cáo bổ ích cho người chăn nuôi.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu góp phần tìm tỷ lệ (methionine + cysteine)/lysine
khác nhau trong khẩu phần ăn đến sức sản xuất của gà Ri lai.
- Kết quả đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ giảng dạy và
các nghiên cứu tiếp theo.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà (♀ Lương Phượng x ♂ Ri)
bằng việc sử dụng đúng tỷ lệ các axit amin thiết yếu hợp lý.
- Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông dân có thể ứng dụng để sản
xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Xác định được khẩu phần ăn có giá thành rẻ nhất phù hợp với kinh tế
nông hộ miền núi, là cơ sở để xây dựng quy trình chăn nuôi gà Ri lai cho các
hộ có mức đầu tư thấp, góp phần phát triển chăn nuôi gà Ri lai.
- Đưa chăn nuôi gia cầm vào trở thành nghề, giúp các hộ nông dân sử
dụng lao động nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn
ở địa phương để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tăng thu nhập kinh tế hộ, cải
thiện đời sống.
- Góp phần đẩy mạnh chương trình phát triển chăn nuôi gia cầm trong
nông hộ khu vực miền núi phía Bắc.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Vai trò, nhu cầu protein của gà thịt và phương pháp xác định
2.1.1.1. Vai trò của protein đối với cơ thể gia cầm
Đối với bất kỳ vật nuôi nào, protein trong thức ăn là cơ sở quan trọng
nhất của cơ thể gia cầm, protein có hàng loạt các đặc tính không thể có ở
bất kỳ một hợp chất hữu cơ nào khác. Trong cơ thể gia cầm, protein có vai
trò quan trọng và đa dạng, chúng là thành phần cấu tạo nên các mô, khung
cơ thể và hệ dây chằng... Protein là thành phần quan trọng của sự sống,
tham gia cấu tạo nên tế bào, nó chiếm 1/5 khối lượng cơ thể gia cầm và
chiếm 1/7 đến 1/8 khối lượng trứng. Protein trong thức ăn có ảnh hưởng rất
lớn tới khả năng sản xuất thịt, trứng của gia cầm, khi khẩu phần thức ăn
cung cấp đầy đủ protein sẽ cho năng suất sản phẩm cao và ngược lại.
Theo Lương Đức Phẩm, 1982 [13] thì protein cần thiết cho động vật
như là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế và đứng đầu trong đời sống động
vật. Nhờ protein có sẵn trong thức ăn, gia súc gia cầm mới có thể tổng hợp
được protein của cơ thể và các sản phẩm khác. Ngoài ra còn tổng hợp các
chất xúc tác sinh học như enzim và hoocmon cùng các hợp chất khác đóng
vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất.
Trong cơ thể động vật nói chung và cơ thể gia cầm nói riêng không thể
tổng hợp được protein từ gluxit và lipit mà bắt buộc lấy protein vào cơ thể từ
thức ăn hằng ngày một cách đều đặn với một lượng đầy đủ và theo một tỷ lệ
thích hợp so với các chất dinh dưỡng khác (Bùi Đức Lũng và cs, 1995) [7].
2.1.1.2 Vai trò của các axit amin
Axit amin là thành phần cấu trúc cơ bản của protein, theo Từ Quang
Hiển, Phan Đình Thắm, 1995 [4] thì vai trò các axit amin trong cơ thể rất đa
dạng, là thành phần chủ yếu của protein, axit amin là yếu tố không thể thiếu
được trong thức ăn của gia cầm. Axit amin giữ vai trò quan trọng đối với cơ
thể gia cầm, nhu cầu protein trong khẩu phần ăn cho gia cầm thực chất là các
4
axit amin thay thế và không thay thế. Ngày nay với sự tiến bộ Khoa học kỹ
thuật đã phát hiện trong các loại sản phẩm từ mọi sinh vật, có trên 200 axit
amin, riêng trong cơ thể động vật xác định được 23 – 25 axit amin và được
phân chia theo 2 nhóm, nhóm axit amin không thay thế gồm 10 axit amin
thiết yếu mà cơ thể gia cầm nhất thiết phải lấy từ thức ăn vào do cơ thể không
tự tổng hợp được, nhóm axit amin thay thế gồm 13 – 15 axit amin mà cơ thể
gia cầm và các động vật khác tự tổng hợp được từ các sản phẩm trung gian
trong quá trình trao đổi axit amin như: axit béo, các hợp chất amino. Trong
nhóm axit amin không thay thế, có 2 axit amin quan trọng nhất trong khẩu
phần ăn là:
Lysine là một trong 10 axit amin không thể thay thế quan trọng đối với
vật nuôi. Nó có tác dụng làm tăng tốc độ sinh trưởng, tăng sức sản xuất thịt.
lysine còn cần thiết cho sự tổng hợp nucleotit, hồng cầu và sự trao đổi bình
thường của protein. Nếu thiếu nó trong thức ăn thì hoạt động sống của gia
cầm bị giảm sút. Yêu cầu lysine trong thức ăn cho gà phụ thuộc vào giống,
tuổi và tình trạng sản xuất. Việc xác định đúng nhu cầu lysine cho mỗi giai
đoạn cho gà rất cần thiết, bởi vì lysine là điểm nút quan trọng trong mẫu
protein lý tưởng. Người ta thường dựa vào nhu cầu lysine để xác định nhu cầu
các axit amin khác cho gà.
Lysine có tác dụng tăng khả năng sinh trưởng, tăng sức sản xuất trứng,
cần thiết cho sự tổng hợp nucleoprotein, hồng cầu, tạo sắc tố melanin của da,
lông. Nếu thiếu lysine sẽ làm đình trệ sinh trưởng, giảm năng suất trứng, thịt
của gia cầm giảm lượng hồng cầu, huyết sắc tố, và tốc độ chuyển hóa. Trong
khẩu phần thức ăn nhu cầu lysine cho gia cầm phụ thuộc vào giống, tuổi, và
tính năng sản xuất, gà thịt yêu cầu 1,1 – 1,2 %, gà đẻ 0,75 – 0,85 %, vịt thịt
0,8 %. Theo Bùi Đức Lũng, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến, Bùi Văn Chính,
1995 [7] nếu lysine bổ sung quá thừa cũng gây tác hại cho gia cầm. Nếu hàm
lượng lysine trong thức ăn hỗn hợp quá cao sẽ biểu hiện bệnh lý làm gia cầm
bị cong ở các chi.
Methiomin có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cơ thể, đến chức
năng của gan và tuyến tụy, cùng với xystein tạo lông vũ có tác dụng điều hòa
trao đổi lipit, chống mỡ hóa gan cần thiết cho sinh sản tế bào tham gia tích
cực vào đồng hóa dị hóa vật chất trong cơ thể, nếu thiếu methiomin gây mất
5
tính thèm ăn thái hóa cơ, thiếu máu, nhiễm mỡ gan, làm giảm quá trình phân
hủy độc chất thải ra trong quá trình trao đổi chất. Ngoài ra nhu cầu axit amin
phụ thuộc vào sự có mặt của các chất khác có trong thức ăn người ta thấy
rằng hàm lượng gossipol cao sẽ làm giảm bớt khả năng hấp thụ lysine, nếu
trong khẩu phần thiếu B12 và S sẽ làm tăng nhu cầu về methionin và thiếu
vitamin PP sẽ làm tăng nhu cầu về tryptophan.
Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [16]. Cho biết methioni, xistin,
xistein: Có vai trò quan trọng trong oxy hóa khử; khi thêm methionin vào
khẩu phần ăn của gà sinh sản sẽ làm tăng tỷ lệ thụ tinh và ấp nở, tăng tỷ lệ
đẻ, giảm chi phí thức ăn.
Tóm lại các axit amin đều có vai trò hết sức quan trọng đến cơ thể gia
cầm, cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và cân đối các axit amin
nhằm giúp cho sự sinh trưởng và năng suất cao ở gia cầm.
2.1.1.3. Nhu cầu protein
Nhu cầu của gia cầm gồm hai phần là nhu cầu protein cho duy trì và
cho sản xuất. Nhu cầu protein của gia cầm được tính bằng số gam protein thô
cho mỗi con gia cầm một ngày đêm. Trong khẩu phần ăn của gia cầm, nhu
cầu protein thường được biểu thị bằng tỷ lệ % protein thô. Từ số lượng
protein cần cung cấp và khả năng thu nhận thức ăn của mỗi loại gia cầm mà
có thể xác định được tỷ lệ protein thích hợp cho mỗi loại thức ăn mỗi loại gia
cầm khác nhau.
Phương pháp tính toán nhu cầu protein như sau:
* Nhu cầu protein cho gia cầm sinh trưởng :
Theo, Trần Thanh Vân và cs, 2015 [16] có các cách tính toán từng loại
nhu cầu trên như sau: tính toán nhu cầu protein cho tăng khối lượng, chúng ta
dựa vào hàm lượng protein của gà thịt và hiệu quả lợi dụng protein trong thức
ăn của loại gà đó. Qua nhiều thí nghiệm và các bảng phân tích các thành phần
hóa học của thịt gia cầm, cho thấy : thịt gà có hàm lượng protein là 18 %.
Hiệu suất lợi dụng protein trong thức ăn cho tăng khối lượng là 55 %.
Do đó nhu cầu về protein hằng ngày tăng khối lượng có thể tính toán
theo công thức sau.
6
Tăng khối lượng (g) x 0,18
Nhu cầu protein(NCPST) (g)=
0,55
* Nhu cầu cho duy trì:
Nhu cầu cho duy trì là nhu cầu giúp cho con vật không thay đổi khối
lượng và thực hiện các hoạt động sinh lý.
Các nghiên cứu cho biết ở gia cầm cần nhu cầu nitơ nội sinh mất hằng
ngày khoảng 250 mg/kg khối lượng. Trên cơ sở này chúng ta có thể tính toán
nhu cầu protein duy trì gia cầm như sau:
0,0016 x khối lượng (g)
Nhu cầu protein duy trì (NCPDT) (g)=
0,55
* Nhu cầu protein cho mọc lông:
Thông thường ở 3 tuần tuổi thì bộ lông gia cầm chiếm 4 % khối
lượng cơ thể. Khối lượng lông tăng dần và đạt 7 % khối lượng cơ thể ở 4
tuần tuổi. Sau đó tỷ lệ này được duy trì ổn định. Hàm lượng protein
trong lông khoảng 82 %. Do vậy nhu cầu hằng ngày cho sự mọc lông
được tính toán như sau:
(0,04 hay 0,07) x tăng khối lượng (g) x 0,82
PML =
0,55
Dựa vào kết quả trên chúng ta có thể tính toán nhu cầu protein (NCP)
cho gà đang sinh trưởng như sau:
(p x 0,0016) + (∆p x 0,18) + {0,04 (0,07) x ∆p x 0,82}
NCP hằng ngày =
0,05
Đối với gà Broiler cách tính toán tương tự như trên. Song qua kết quả
nghiên cứu cho thấy hiệu suất sửu dụng protein của thức ăn loại gà này cao
hơn, hiệu suất sử dụng protein bằng 64 %, do đó công thức tính toán như sau:
7
(p x 0,0016) + (∆p x 0,18) + {0,04 (0,07) x ∆p x 0,82}
NCP hằng ngày =
0,64
Trong đó: NCP là nhu cầu protein hàng ngày
∆p: Tăng khối lượng tuyệt đối (g/con/ngày)
P: khối lượng cơ thể của gà (g).
2.1.2. Khả năng sản xuất thịt của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.2.1 Phương pháp đánh giá sinh trưởng
- Sinh trưởng.
Ở vật nuôi từ khi hình thành phôi tới khi trưởng thành, khối lượng và
thể tích cơ thể tăng lên. Điều này trước tiên là số lượng tế bào tăng lên về số
lượng, các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều có sự tăng lên về khối lượng và
khích thước. Từ đó, dẫn đến khối lượng và thể tích của cơ thể tăng lên. Sự lớn
lên của cơ thể là do sự tích lũy các chất hữu cơ thông qua việc trao đổi chất.
Trần Đình Miên và cs (1992) [12] đã khái quát: “sinh trưởng là một quá trình
tích lũy chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng lên về chiều cao, chiều
dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể
trên cơ sở tính di truyền từ đời trước”.
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp, duy trì từ khi
phôi được hình thành cho đến khi con vật đã trưởng thành. Để có được số đo
chính xác về sinh trưởng từng thời kỳ không phải dễ dàng (Chambers J. R,
1990) [20].
Sự sinh trưởng của con vật được tính từ khi thụ tinh cho đến khi đã
trưởng thành được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn
ngoài thai. Đối với gia cầm thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành.
Theo Johanson L. (1972) [5] thì cường độ phát triển qua giai đoạn bào
thai và giai đọan sau khi sinh có ảnh hưởng tới chỉ tiêu phát triển con vật.
Nhìn từ khía cạnh giải phẫu sinh lý, thì sinh trưởng của các mô diễn ra theo
trình tự như sau:
+ Hệ thống tiêu hóa, nội tiết
8
+ Hệ thống xương
+ Hệ thống cơ bắp
+ Mỡ
Trong các tổ chức cấu tạo trong cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm
nhiếu nhất: 42 – 45 % khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ con trống luôn lớn
hơn con mái (không phụ thuộc vào giống, lứa tuổi và loại gia cầm). Giai đoạn
70 ngày tuổi khối lượng tất cả các cơ quan của gà trống đạt 530 g, của gà mái
đạt 467 g (Ngô Giản Luyện, 1994 [9]).
Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá
trình: Tế bào sinh sản và tế bào phát triển. Tất cả các đặc tính của gia
súc, gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều được hoàn chỉnh
dần trong suốt quá trình sinh trưởng, các đặc tính này tuy là một sự tiếp
tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh
yếu còn do tác động của môi trường.
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt gia cầm
- Ảnh hưởng của dòng, giống, tính biệt.
Mỗi giống có tốc độ sinh trưởng nhất định. Sự sai khác về tốc độ sinh
trưởng là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống và
ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là, cùng một kiểu gen nhưng ở
điều kiện môi trường khác nhau thì có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Cho nên
việc cần thiết phải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối
đa tiềm năng di truyền của giống. Jaap và Moris (1937) [23] đã phát hiện ra
những sai khác trong cùng một giống về cường độ sinh trưởng.
Theo Trần Thanh Vân và cs, (2015) [16] cho biết, gà nở ở 40 ngày tuổi
khối lượng tăng 40 lần so với 01 ngày tuổi, trong khi đó vịt chỉ cần 20 ngày
để tăng gấp 10 lần khối lượng so với lúc 01 ngày tuổi.
Khảo sát khả năng sinh trưởng của 3 dòng gà Plymouth Rork thì dòng
TĐ9 có khả năng sinh trưởng tốt nhất. Đến tuần tuổi thứ 8, dòng TĐ9 có khối
lượng sống vượt dòng TĐ8 là 12,90 % và vượt TĐ3 17,40 %, (Lê Hồng Mận,
và cộng sự 1996 [11]).
9
Sự sai khác về sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn chịu ảnh hưởng
của tính biệt, thông thường con trống phát triển hơn con mái: ở gà hướng thịt,
giai đoạn 60 – 70 ngày tuổi con trống nặng hơn con mái 180 – 250 g, (Trần
Thanh Vân và cs, 2015 [16]).
Dẫn theo Phùng Đức tiến, 1996 [15] thì tài liệu của Lerner và
Asminder (1938) khi so sánh gà Leghorn trắng và Plymouth Rock tới 24 tuần
tuổi thấy gà Plymouth Rock sinh trưởng nhanh hơn gà Leghorn ở giai đoạn 21
– 24 ngày tuổi.
Theo tài liệu của Chambes J. R., 1990 [20] cho biết: có nhiều gen ảnh
hưởng tới sự sinh trưởng chung, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng
lẻ. Godfry E.F. và Raap R.G., 1952 và nhiều tác giả cho rằng nhiều hơn 15
gen quy định tốc độ sinh trưởng.
Như vậy, các nhà nghiên cứu chứng tỏ rằng sự khác biệt về tốc độ sinh
trưởng do di truyền, mà cơ sở di truyền đó là gen, có ít nhất một gen về sinh
trưởng liên kết với giới tính nên con trống thường lớn hơn con mái. Điều này
chứng tỏ di truyền có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng.
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển từng mô khác nhau gây
nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này
và mô khác. Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà
còn làm biến động di truyền về sinh trưởng.
Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán (1993) [10] cho biết
nhu cầu protein thích hợp cho gà broiler cho năng suất cao đã được xác định,
các tác giả nhấn mạnh tỷ lệ giữa năng lượng và protein trong thức ăn cũng rất
quan trọng, để phát huy được khả năng sinh trưởng tối đa cần phải cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin
với năng lượng.
Chi phí thức ăn chiếm tới 70 % giá thành thành trong chăn nuôi gà, nên
bất cứ yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều đưa lại hiệu
quả kinh tế cho ngành chăn nuôi gà. Do vậy, để có năng suất cao cho ngành
chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy tiềm năng sinh trưởng thì trong
nhưng vấn đề căn bản là lập ra khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối, trên
cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm trong từng giai đoạn nuôi.
10
- Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường:
Nhiêt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc
biệt là giai đoạn gà con. Với gà con nhiệt độ ngày thứ nhất cần đảm bảo 32 –
34 oC; ngày thứ 2 – 7 là 30 oC ; tuần thứ hai là 26 oC; tuần thứ 3 là 22 oC tuần
thứ 4 là 20 oC.
Theo Lê Hồng Mận và cộng sự, 1993 [10] thì nhiệt độ tối ưu chuông
nuôi với gà sau 3 tuần tuổi là 18 – 20 oC. Nhiệt độ môi trường cao, ảnh hưởng
rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà
broiler. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của
nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì tiêu thụ thức ăn
cũng khác nhau.
Theo Herbert G. J. và cộng sự, 1983 [21] thì nhiệt độ chuồng nuôi với
gà sau 3 tuần có sự phụ thuộc như sau : khi thay đổi 1 oC tiêu thụ năng lượng
của gà mái biến đổi tương đương 2 kcal ME. Nhu cầu về năng lượng và các
vật chất dinh dưỡng khác cũng bị thay đổi theo môi trường. Trong điều kiện
khí hậu nước ta thì gà broiler nuôi vụ hè thì cần phải tăng mức ME và CP cao
hơn vụ xuân 10 – 15 % (theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 2003 [8]).
Thông thường nhiệt độ cao, khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm
giảm, chính vì vậy chăn nuôi gia cầm trong điều kiện khí hậu nước ta phải tùy
theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ từng giai đoạn mà điều chỉnh thức ăn và kỹ
thuật chăm sóc cho phù hợp.
* Ảnh hưởng của độ ẩm và độ thông thoáng:
Độ ẩm là một trong nhưng yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn tới sinh
trưởng của gia cầm. Khi độ ẩm tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức
ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng tới gà. Đặc biệt, khí NH3 do vi khuẩn phân
hủy axit uric trong phân và chất độn chuồng làm ảnh hưởng tới hô hấp của gà,
tăng khả năng nhiễm bệnh cầu trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả
năng sinh trưởng của gà.
Ing J. E. M Whyte (1995) [22] qua nghiên cứu đã cho ra khuyến cáo về
thành phần tối đa của chất khí trong chuồng nuôi gia cầm như sau:
ii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 19
Bảng 4.1. Chương trình sử dụng vắc xin ........................................................ 25
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 28
Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) ........... 29
Bảng 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con)........ 30
Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt của gà thí nghiệm (g/con/ ngày) ........................ 32
Bảng 4.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) ................................ 34
Bảng 4.7. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm ...................................... 36
Bảng 4.8. Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm ................................. 37
Bảng 4.9. Tiêu tốn protein/ kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (g) .......... 38
Bảng 4.10. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (kcal ME/kg tăng khối lượng) của gà
thí ngiệm ......................................................................................... 39
Bảng 4.11. Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm ......................................... 40
Bảng 4.12. Chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm ......................................... 41
Bảng 4.13. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán.......................................... 42
Bảng 4.14. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát của gà thí nghiệm ............................ 43
12
Theo Van Horne P. (1991) [26]: khi chăn nuôi ở mật độ cao thì hàm
lượng NH3, CO2, H2 S được sinh ra trong chất độn chuồng cao. Vì vậy khi
mật độ gà đông thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đo gà cần tăng
cương trao đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng
tăng, nên sẽ ảnh hưởng tới việc tăng khối lượng của gà và làm tăng tỷ lệ chết
khi mật độ chuồng nuôi quá cao cùng nhiệt độ không khí cao.
Theo Beremski Ch. (1978) [19] thí nghiệm nuôi 4 nhóm gà broiler trên
nền chuồng có đệm lót, ở mật độ là 20, 22, 18 và 16 con/m2 ở giai đoạn 6, 7, 8
tuần tuổi, với cùng thức ăn hỗn hợp. Mật độ chuồng nuôi đã không ảnh hưởng
chỉ số so sánh các sản phẩm lúc 7 tuần tuổi. Tỷ lệ tăng trưởng giảm theo sự
tăng mật độ đàn ở giai đoạn vỗ béo lúc 8 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng, nhưng tỷ lệ thịt xẻ không bị ảnh hưởng bởi mật độ đàn. Tăng mật
độ nuôi lúc 6 đến 8 tuần tuổi đã làm giảm sự tăng trưởng như tăng sản phẩm
thịt trên đơn vị diện tích nền chuồng bằng 7,0 tới 9,3 % ở tuần tuổi 6, 7 và đến
20,7 % ở tuần tuổi 8.
* Ảnh hưởng mật độ bãi thả
Trong chăn nuôi gà mật độ bãi thả có vai trò khá quan trọng. Nếu mật
độ chuồng nuôi cao, không có bãi chăn thả thì chuồng nhanh bẩn, gà chen
nhau, hàm lượng khí NH3, CO2 trong chuồng cao, làm giảm khả năng thu
nhận thứ ăn, ảnh hưởng tới độ đồng đều của đàn gà, làm tăng tỷ lệ chết, dễ
gây bệnh dịch cho đàn gà làm chất lượng thịt không ngon, làm giảm hiệu quả
kinh tế cho chăn nuôi.
Với phương thức chăn nuôi gà thả vườn, Lê Thanh Hải và cộng sự
(1995) [2] cho biết: Với mô hình nuôi thả vườn thì diện tích chăn thả thích
hợp cho gà từ 4-5 m2/con.
Từ ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt và mật độ bãi thả tới sinh trưởng
của gia cầm, vậy thì phương thức nuôi cũng ảnh hưởng tới gia cầm.
Theo Nguyễn Thị Hải và cs, (2006) [3] khi nghiên cứu ảnh hưởng của
phương thức nuôi tới khả năng sinh trưởng gà Sasso thương phẩm có kết quả
như sau: vụ đông 10 tuần tuổi lô nuôi nhốt gà có khối lượng bình quân là
2645,98 g, lô bán nuôi nhốt đạt 2473,39 g. Ở vụ Xuân – Hè thì lúc 10 tuần
tuổi có khối lượng cơ thể là 2415,40 g ở lô nuôi nhốt và 2291,46 g ở lô bán
nuôi nhốt. Như vậy sinh trưởng liên quan chặt chẽ tới giống, điều kiện chăm
nuôi, tiểu khí hậu chuồng nuôi, phòng bệnh. Ở nước ta điều kiện khí hậu hai
vụ Hè và vụ Đông khác nhau gây ảnh hưởng tới sinh trưởng. Nhiệt độ cao
làm cho khả năng thu nhận thức ăn giảm.
13
2.1.3. Giới thiệu về gà Lương Phượng, gà Ri và con lai
2.1.3.1.Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng
* Nguồn gốc
Gà Lương Phượng hay
còn gọi là Lương Phượng Hoa
Trung Quốc do lai tạo giữa
giống gà nội của Trung Quốc
với gà nhập nội, được nhập
vào nước ta từ sau năm 1997.
* Đặc điểm ngoại hình
Gà Lương Phượng có
hình dáng bên ngoài gần
giống với gà Ri của ta. Lông
màu vàng tuyền, vàng đen hoặc đốm hoa. Sở dĩ gọi là gà Lương Phượng vì
trong đàn có nhiều màu lông khác nhau. Mào, yếm, mặt và tích tai màu đỏ.
Gà trống mào đơn ngực nở, lưng thẳng lông đuôi vươn cong, chân cao vừa
phải. Gà mái đầu nhỏ, thân hình chắc, chân thấp. Da gà Lương Phượng Màu
vàng, thịt mịn, thơm ngon.
Gà trống ở độ tuổi trưởng thành, có khối lượng cơ thể 2.700 g gà mái đạt
khối lượng 2.100 g lúc vào đẻ. Gà bắt đầu vào đẻ lúc 24 tuần tuổi, sau một chu kỳ
khai thác trứng (66 tuần tuổi) đạt 177 trứng, sản xuất 130 gà con 1 ngày tuổi. Gà
thịt nuôi đến 65 ngày tuổi đạt 1.500 – 1.600 g. Tiêu tốn thức ăn 2,4 – 2,6 kg thức
ăn/kg tăng khối lượng, nuôi sống trên 95%.
Gà Lương Phượng có sức kháng bệnh tốt, thích hợp với mọi điều kiện
chăn nuôi ở Việt Nam. Nuôi công nghiệp, bán chăn thả và chăn thả.
2.1.3.3 Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Ri.
* Nguồn gốc
Đến nay chưa rõ nguồn gốc của gà Ri. Gà ri phân bố rộng khắp các vùng
trong cả nước, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung của Việt Nam.
* Đặc điểm ngoại hình
Rất đa dạng, gà mái: lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, xung
quanh cổ có hàng lông đen, mào kem phát triển, lá tai chủ yếu màu đỏ, một số lá tai
màu trắng.
14
Gà trống: màu lông phổ
biến là đỏ thẫm, đầu lông cánh và
lông đuôi có lông đen ánh xanh,
ngoài ra còn có các màu: Trắng,
hoa mơ đốm trắng. Mào cờ, mào
tích đốm đỏ tươi rất phát triển.
Gà Ri có da màu vàng là
chủ yếu, một số da trắng chân 4
ngón, có hai hàng vảy màu vàng
xen lẫn màu đỏ tươi.
* Khả năng sản xuất
Dẫn theo Trần Thanh Vân và cs (2015), [16] theo các kết quả nghiên
cứu được công bố của Nguyễn Viết Ly, 2001; Át lát vật nuôi, 2004; Nguyễn
Đăng Vang, Nguyễn Thanh Sơn, 2000; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006 thì:
Khối lượng mới nở là 30 – 31 g; 6 tháng tuổi gà mái là 1.130 g, ở gà
trống là 1.636 g; đến 12 tháng tuổi gà mái là 1.246 g, ở gà trống là 2.735 g.
Thịt thơm ngon màu trắng.
Thành thục về tính sớm: gà trống 2 – 3 tháng tuổiđã biết gáy và đạp
mái, gà mái 4 tháng tuổi đã bắt đầu đẻ trứng.
Số lượng trứng/lứa/mái từ 13 – 15 quả. Năng xuất trứng có thể đạt từ
70 – 125 quả. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 92,6 % tỷ lệ nở/trứng có phôi là 78 %,
tỷ lệ gà con loại I đạt 94,1 %.
Gà thích nghi với điều kiện nuôi bán chăn thả, không xuất hiện mổ cắn.
Gà nuôi thịt đến 12 tuần tuổi: tỷ lệ nuôi sống đạt 95,7 % khối lượng
con trống 1.140,70 g; con mái 940,50 g. Tỷ lệ thân thịt chung cho trống mái
là 77,75%. Còn tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực đạt 37 %.
2.1.3.4. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Ri lai
Thế hệ con lai vẫn giữ được màu lông tương tự gà Ri, qua ba thế hệ tự
giao ngoại hình vẫn ổn định, tỷ lệ nuôi sống từ 1 – 19 tuần tuổi là 89 – 91 %
khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi đạt 1,7 – 1,9 kg, sản lượng đến 52 tuần tuổi
đạt 115 – 118 quả/mái.
15
Gà lai thương phẩm nuôi
nhốt đến 12 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi
sống 97 – 100 % khối lượng cơ thể
2,0 - 2,1 kg/con; tiêu tốn thức ăn
tăng khối lượng cơ thể là 3,2 – 3,3
kg. Nuôi bán chăn thả đến 12 tuần
tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 94 – 96
%, khối lượng cơ thể 1,8 - 2,1
kg/con; tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng cơ thể là 2,8 – 3,0 kg,
chất lượng thịt ngon như gà Ri.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời với quy mô
nhỏ, mỗi gia đình chỉ nuôi vài con đến vài chục con, chăn nuôi theo phương
thức quảng canh nên năng suất thấp.
Trong vài năm trở lại đây, do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đã phát triển nhanh chóng và
đạ được những tiến bộ rõ rệt.
Để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng muốn có giống gà có chất
lượng thịt thơm ngon, săn chắc và ngoại hình giống với gà địa phương, các
nhà khoa học nước ta đã dày công lai tạo các giống gà lông màu nhập nội với
gà địa phương nhằm tạo ra con lai có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng đáp
ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Nhưng năm trước đây có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn
đề này, một trong những công trình đó là công trình nghiên cứu về “Đặc điểm
ngoại hình và khả năng sinh trưởng cho thịt của gà lai F1 (Mía x Kabir), nuôi
nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên” của tác giả: Nguyễn Văn Đại, và
cộng sự, 2001 [1] sau khi nghiên cứu các tác giả đã đưa ra kết luận, Gà lai F1MK có màu lông phong phú, chân, da, mỏ vàng, gà rắn chắc, ham chạy nhảy,
đến 12 tuần tuổi khối lượng trung bình là: 1851,24 g ở phương thức nuôi
nhốt. Gà Ri lai có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất ở giai đoạn 8 - 9 tuần
iii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy ............................................................. 31
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) ...... 33
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .......................... 35
17
gà công nghiệp (AA hay ISA…). Tuy nhiên, để đạt tốc độ sinh trưởng cao, gà
Kabir vẫn cần được nuôi dưỡng bằng khẩu phần có tỷ lệ lysine tiêu hóa tương
đối cao. Từ 0 - 4 tuần tuổi, nếu nuôi gà V135 bằng khẩu phần không cân đối
các axit amin, thì mức protein 24 % và tỷ lệ ME/CP là 125 - 131 cho tốc độ
sinh trưởng cao nhất, và tiêu tốn thức ăn thấp nhất.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ngành chăn nuôi thế giới đã và đang phát triển mạnh về số lượng và
chất lượng. Đặc biệt là các nước phát triển Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Hà Lan,
Đức... Theo tài liệu của FAO (dẫn theo Trần Thanh Vân và cs, 2015 [16])
công bố, đến năm 2013, Thế giới có 23.928,55 triệu gia cầm, trong đó gà là
chủ yếu (21.744,60 triệu con), vịt có 1.335,312 triệu con, gà tây có 459,419
triệu con và ngỗng là 389,456 triệu con. Châu Á có số lượng gia cầm nhiều
nhất thế giới 13.942,577 triệu con, chiếm 58,27 % toàn thế giới, ít nhất là
Châu Phi, chỉ có 1.901,061 triệu con, chiếm 7,94 % của thế giới.
Tình chăn nuôi sản xuất chăn nuôi gia cầm tăng lên, các nước trên thế
giới không ngừng cải tiến con giống cũng như dinh dưỡng để tăng năng suất
chất lượng chăn nuôi gia cầm phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu ngày càng
lớn nhưng khắt khe của thị trường.
Với việc đưa các giống gà siêu thịt như: Hybro (Hv 58 – hà lan),AA
(Abor Acres, Mỹ) Lohman meat (Đức)...các giống hướng trứng như: Goldline
54 (Hà Lan), Leghorn (Italia)...giống gà kiêm dụng: Tam Hoàng, Lương
Phượng (Trung Quốc), Sasso (Pháp), Kabir (Israel) ... vào nuôi thâm canh đã
đưa năng suất lên cao, song các giống gà trên chỉ thích nghi trong một số điều
kiện nhất định của môi trường.
Sau những thành công về chăn nuôi công nghiệp ở trình độ cao, từ năm
1980 trở lại đây một số nước như Nhật Bản, Pháp, Isarel ... có xu hướng thay
đổi phương thức chăn nuôi để sản phẩm gia cầm có mùi vị thơm ngon hơn.
Việc lai tạo các giống gà với nhau cũng đươc thúc đẩy mạnh mẽ nhằm giữ lại
các gen quý, cải thiện nhưng tính trạng còn hạn chế và dần hình thành một số
giống mới có khả năng sản xuất tốt, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người.