Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Ảnh hưởng của việc bổ sung bột cá và khô đỗ tương trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng của bò thịt lai sind giai đoạn 12 18 tháng tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.9 MB, 93 trang )

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
0



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------***-------------







VŨ THỊ HƯƠNG



ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT CÁ
VÀ KHÔ
ðỖ TƯƠNG TRONG KHẨU PHẦN ĂN
ðẾN SINH TRƯỞNG CỦA BÒ THỊT LAI SIND
GIAI ðOẠN 12 -18 THÁNG TUỔI








LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP












Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG TUẤN





HÀ NỘI -2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
i



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số

liệu và kết quả ñược trình bày trong luận văn là khách quan, trung thực và
chưa từng ñược bất kỳ tác giả nào công bố dùng ñể bảo vệ một học vị nào
khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc. Mọi
sự giúp ñỡ cho việc hoàn thành luận văn ñã ñược cảm ơn.

Hà nội, ngày tháng năm 2010
Tác giả luận văn





Vũ Thị Hương













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
ii




LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ
và cộng tác nhiệt tình của nhiều tập thể cũng như cá nhân trong và ngoài
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
ðến nay luận văn ñã hoàn thành, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới Phó giáo sư Tiến sĩ Bùi Quang Tuấn ñã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
cho tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo khoa Chăn nuôi &
nuôi trồng Thuỷ sản, Viện ñào tạo sau ñại học, ñặc biệt là Bộ môn Dinh
dưỡng Thức ăn, phòng thí nghiệm trung tâm Khoa Chăn nuôi & nuôi trồng
Thuỷ sản Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã ñóng góp ý kiến, tạo ñiều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn tập thể lãnh ñạo, cán bộ công nhân viên trang trại
bò Xuân Mai – Hà Nội; Những người thân và ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ, tạo
mọi ñiều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tôi triển khai thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này cho tôi ñược gửi lời cảm ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo
ñã giảng dạy và truyền ñạt cho tôi những kiến thức khoa học trong suốt thời
gian học tập ở lớp Cao học chăn nuôi A khoá 17, Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội.
Hà nội, ngày tháng năm 2010
Tác giả luận văn




Vũ Thị Hương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
iii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
Danh mục các chữ viết tắt vii

1. MỞ ðẦU...................................................................................................1
1.1 ðẶT VẤN ðỀ......................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI...........................................2
1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI.....................2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học ...........................................................................2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn............................................................................2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
2.1 ðặc ñiểm tiêu hóa của gia súc nhai lại ..................................................3
2.1.1 Sơ lược chức năng dạ cỏ ................................................................3
2.1.2 Quá trình lên men trong dạ cỏ......................................................14
2.1.3 Thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại ăn khẩu phần cơ sở là rơm..19
2.1.4 Thay ñổi phân giải protein ở dạ cỏ...............................................23
2.1.5 Bổ sung lipit.................................................................................26
2.2 Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới và ở Việt Nam .....................28
2.2.1 Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới ......................................28
2.2.2 Tình hình chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam .....................................28
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......32

3.1 ðối tượng nghiên cứu.........................................................................32
3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu .......................................................32
3.3 Nội dung nghiên cứu...........................................................................32
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
iv



3.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................32
3.4.1 Bố trí thí nghiệm..........................................................................32
3.4.2 Tiến hành.....................................................................................34
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................36
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................38
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................39
4.1 Thức ăn thu nhận và tỷ lệ tiêu hoá của các khẩu phần thí nghiệm .......39
4.1.1 Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn
thí nghiệm.............................................................................................39
4.1.2 Thức ăn thu nhận của bò thí nghiệm ............................................40
4.1.3 Tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng khẩu phần..............................50
4.2 Khối lượng của bò thí nghiệm.............................................................52
4.2.1 Khối lượng của bò thí nghiệm......................................................52
4.2.2 Tăng khối lượng của bò thí nghiệm..............................................55
2.3 Tăng khối lượng tương ñối của ñàn bò thí nghiệm..............................60
2.4 Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ........................................................62
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ.....................................................................68
5.1 KẾT LUẬN........................................................................................68
5.2 ðỀ NGHỊ............................................................................................69






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
v



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Nhóm VSV phân lập từ dạ cỏ của ba loài ........................................6
Bảng 3.1 Sơ ñồ bố trí thí nghiệm..................................................................33
Bảng 3.2 Khẩu phần thí nghiệm ..................................................................35
Bảng 4.1 Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên
liệu thức ăn ...............................................................................39
Bảng 4.2 Lượng rơm ủ urê thu nhận của bò thí nghiệm (kg/con/ngày) .........41
Bảng 4.3 Lượng cỏ voi thu nhận của bò thí nghiệm (kg/con/ngày)...............44
Bảng 4.4 Lượng thức ăn tinh thu nhận của bò thí nghiệm (kg/con/ngày) ......46
Bảng 4.5 Chất khô thu nhận của bò thí nghiệm (kg/con/ngày)......................48
Bảng 4.6 Tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng khẩu phần ...............................51
Bảng 4.7 Khối lượng của bò thí nghiệm (kg)................................................53
Bảng 4.8 Tăng khối lượng của ñàn bò thí nghiệm (kg/tháng) .......................57
Bảng 4.9 Tăng khối lượng của bò thí nghiệm (g/ngày).................................58
Bảng 4.10 Tăng khối lượng tương ñối của bò thí nghiệm (%) ......................61
Bảng 4.11 Giá nguyên liệu của thức ăn ........................................................62
Bảng 4.12 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng....................................64
Bảng 4.13 Chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng (ñồng)..........................66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
vi




DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo dạ dày ñộng vật nhai lại ......................................................3
Hình 4.1 Lượng rơm ủ urê thu nhận của bò thí nghiệm (kg/con/ngày)..........42
Hình 4.2 Lượng cỏ voi thu nhận của bò thí nghiệm (kg/con/ngày) ...............45
Hình 4.3 Lượng thức ăn tinh thu nhận của bò thí nghiệm (kg/con/ngày) ......47
Hình 4.4 Chất khô thu nhận của bò thí nghiệm (kg/con/ngày) ......................49
Hình 4.5 Tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng khẩu phầnError! Bookmark not
defined.
Hình 4.6 Tăng khối lượng của bò thí nghiệm (kg/tháng) ..............................56
Hình 4.7 Tăng khối lượng của bò thí nghiệm (g/ngày) .................................56
Hình 4.8 Tăng khối lượng tương ñối của bò thí nghiệm (%).........................62
Hình 4.9 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng......................................63
Hình 4.10 Chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng (ñồng) ..........................65
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
Tiếng Việt

ABBH Axit béo bay hơi
ADG Average Daily Gain (Tăng trọng bình quân hàng ngày)
ANOVA Analysis of Variance (Phân tích phương sai)
CT Công thức
DT Diện tích

ñ ðồng
ð/c ðối chứng
FCR Feed Conversion Rate (Hiệu quả sử dụng thức ăn)
KL Khối lượng
KP Khẩu phần
ME Metabolisable Energy (Năng lượng trao ñổi)
N Ni tơ
NRC Hội ñồng nghiên cứu quốc gia (Mỹ)
NPN Non Protein Nitrogen (Ni tơ phi protein)
P Khối lượng
Pr Protein
SE Standard Error (Sai số của số trung bình)
TĂ Thức ăn
TN Thí nghiệm
VCK Vật chất khô
VSV Vi sinh vật


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
1



1. MỞ ðẦU

1.1 ðẶT VẤN ðỀ
Việt Nam là một nước nông nghiệp với dân số khoảng 85 triệu người,
trong ñó 73 % số người sống bằng nghề nông. Sản xuất nông nghiệp chính là
trồng lúa, bên cạnh ñó là trồng một số hoa màu như: ngô, khoai, sắn, ñậu ñỗ
… và một số cây công nghiệp khác. Sử dụng tốt các nguồn tài nguyên sẵn có

là một chiến lược quan trọng giúp phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao
thu nhập và ñời sống cho người nông dân.
Chăn nuôi gia súc là một thành phần kinh tế quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên hiện tại thành phần kinh tế này chỉ chiếm 25 % GDP
của ngành nông nghiệp cả nước.
Sản xuất cũng như tiêu thụ thịt bò trong nước còn chiếm tỷ trọng nhỏ
so với thịt lợn và thịt gia cầm. Thịt bò chất lượng cao hầu như phải nhập từ
nước ngoài như từ Australia, Newzealand, USA, Thailand ... Nhưng nhu cầu
về thịt bò sẽ tăng nhanh chóng do thu nhập của người dân ñã và ñang ñược
cải thiện. Phát triển sản xuất thịt bò ñược xem như phương tiện ñể ñáp ứng
nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như hạn chế nhập khẩu thịt bò.
Hiện tại sản xuất thịt bò trong nước ñã không ñáp ứng ñược nhu cầu
ngày càng tăng của người dân về số lượng cũng như chất lượng do cơ sở hạ
tầng của ngành sản xuất thịt bò yếu kém, công nghệ chăn nuôi lạc hậu, khâu
giết mổ, chế biến và thị trường yếu … Trong những năm gần ñây nhiều giải
pháp ñã và ñang ñược tiến hành nhằm ñẩy mạnh sản xuất thịt bò trong nước:
Sind hóa ñàn bò, nhập một số giống bò thịt cao sản ... Một trong những chiến
lược quan trọng ñể nâng cao năng suất và chất lượng thịt bò sản xuất trong
nước là sử dụng tốt hơn các nguồn thức ăn sẵn có tại mỗi ñịa phương và áp
dụng các chế ñộ nuôi dưỡng mới. ðề tài này ñược tiến hành nhằm so sánh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
2



hiệu quả của 2 nguồn protein khác nhau (thực vật và ñộng vật) trong những
khẩu phần có sử dụng rơm ủ urê ñối với bò thịt giai ñoạn 12 ñến 18 tháng tuổi
nuôi sinh trưởng. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu ñề tài :


“ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT CÁ VÀ KHÔ ðỖ TƯƠNG
TRONG KHẨU PHẦN ĂN ðẾN SINH TRƯỞNG CỦA BÒ THỊT
LAI SIND GIAI ðOẠN 12-18 THÁNG TUỔI ”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI
Xác ñịnh ñược ảnh hưởng của một số nguồn protein tới tốc ñộ tăng
khối lượng của bò thịt giai ñoạn nuôi sinh trưởng từ 12 ñến 18 tháng tuổi, sử
dụng khẩu phần cơ sở là nguồn thức ăn sẵn có trên ñịa bàn nghiên cứu.
1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- ðánh giá ñược mức ñộ ảnh hưởng của nguồn thức ăn bổ sung giàu
protein là bột cá và khô ñỗ tương ñến tăng khối lượng của bò thịt Lai Sind
giai ñoạn 12 ñến 18 tháng tuổi.
- Xác ñịnh ñược tỷ lệ tiêu hoá của bò thí nghiệm trên.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn bổ sung giàu protein ñối với chăn
nuôi bò thịt Lai Sind giai ñoạn sinh trưởng từ 12 ñến 18 tháng tuổi ñể phát
triển ngành chăn nuôi bò thịt nói riêng và ngành nông nghiệp bền vững nói
chung.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
3



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 ðặc ñiểm tiêu hóa của gia súc nhai lại

2.1.1 Sơ lược chức năng dạ cỏ
ðặc ñiểm nổi bật của bộ máy tiêu hoá ở gia súc nhai lại là những
khoang phình lớn, tại ñây có các ñiều kiện môi trường thuận lợi cho vi sinh
vật lên men hydrat-cacbon và các chất hữu cơ khác. Sản phẩm chủ yếu của
quá trình lên men tại ñây là các axit béo bay hơi, metan (CH
4
), cacbonic
(CO
2
) và adenosin triphotphat (ATP) - chất mang năng lượng cần thiết cho vi
sinh vật sinh trưởng và phát triển.
Gia súc nhai lại (bò, cừu, dê, trâu) có thể tiêu hoá một khối lượng lớn
xenluloza và các nguồn nitơ vô cơ nhờ cấu tạo ñặc biệt của cơ quan tiêu hoá.
Dạ dày của gia súc nhai lại gồm 3 túi ở phía trước: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách
- chúng còn gọi là dạ dày trước và một túi nằm phía sau: dạ múi khế - chức
năng tiêu hoá của phần này giống như dạ dày ở ñộng vật dạ dày ñơn. Phần dạ
dày trước thường chiếm khoảng 70-75 % tổng dung tích của cơ quan tiêu hoá.
Cấu tạo dạ dày 4 túi như hình sau:

Hình 2.1 Cấu tạo dạ dày ñộng vật nhai lại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
4



Trong dạ dày trước, dạ cỏ là phần lớn nhất có dung tích khoảng 100 lít
ở bò trưởng thành khối lượng từ 500-600 kg (chiếm hơn 90 % dung tích dạ
dày trước). Quá trình lên men thức ăn xảy ra ở dạ cỏ và dạ tổ ong. Dạ cỏ có
các ñiều kiện thuận lợi cho hoạt ñộng của quần thể vi sinh vật yếm khí như:
- Môi trường dạ cỏ gần như trung tính (pH =6,5-7,4) và tương ñối ổn

ñịnh nhờ tác dụng ñệm của muối phốt phát và bicacbonat của nước bọt.
- Nhiệt ñộ trong dạ cỏ khá ổn ñịnh, dao ñộng từ 38-41
o
C.
- Môi trường yếm khí.
- Thức ăn vào dạ cỏ cung cấp chất dinh dưỡng ñều ñặn cho vi sinh vật
phát triển.
- Dịch dạ cỏ có khoảng 85-90 % nước, ñộ ẩm cao: 80-90 %.
- Nồng ñộ O
2
dưới 1 %.
- Sự nhu ñộng của dạ cỏ yếu nên thức ăn lưu lại lâu.
- Các sản phẩm của quá trình lên men luôn luôn ñược trao ñổi qua
thành dạ cỏ, vì vậy chênh lệnh nồng ñộ cơ chất luôn luôn thích hợp cho quá
trình lên men.
Do có các ñiều kiện thuận lợi nên vi sinh vật dạ cỏ phát triển mạnh về
số lượng, ña dạng về chủng loại: chúng bao gồm vi khuẩn, nấm, protozoa,
mycoplasma, các loại virút và thể thực khuẩn không ñóng vai trò quan trọng
trong tiêu hoá xơ. Tuy nhiên, quần thể vi sinh vật dạ cỏ có sự biến ñổi và phụ
thuộc vào cấu trúc của khẩu phần ăn.
Số lượng vi sinh vật trong dạ cỏ có thể ñạt tới trên 10
10
/ml dịch dạ cỏ
và chiếm khoảng 60 % sinh khối vi sinh vật trong dịch dạ cỏ (Hungate, 1966)
[25]. Những vi sinh vật chủ yếu tiêu hoá các hyñrat-cacbon vách tế bào thực
vật, chúng bao gồm Ruminococcus flavefaciens, Ruminococcus albus,
Bacteroides succinogenes và một số lượng ít hơn là Butyrivibrio fibrisolvens
(Baldwin và Allison, 1983)[2]. Khoảng 75 % vi khuẩn trong dịch dạ cỏ bám
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
5




vào các hạt thức ăn (Forsberg và Lam, 1977)[21]. Cheng và CTV, (1981)[6]
ñã sử dụng kính hiển vi ñiện tử quan sát thấy có sự hình thành các ñám vi
khuẩn lớn bám trên các hạt thức ăn ở dạ cỏ. Ở cùng mức chất khô ăn vào và
cùng nồng ñộ NH
3
dạ cỏ, số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ của những gia súc ăn
rơm xử lý amoniac lớn hơn những gia súc ăn rơm không xử lý (Silva và
Orskov, 1984)[55].
Các nấm yếm khí chỉ mới ñược phân lập từ dịch dạ cỏ trong khoảng vài
chục năm gần ñây, mặc dù khả năng xâm nhập vào tế bào thực vật của chúng
không bằng vi khuẩn, nhưng các sợi nấm bám sâu vào mô bào thực vật, phá
huỷ các mô bào tạo ñiều kiện cho bacteria phân huỷ thành tế bào. Do ñó nấm
cũng có vai trò quan trọng trong việc tiêu hoá xơ (Bauchop, 1981)[4].
Số lượng protozoa có thể ñạt trên 10
6
/ml dịch dạ cỏ ở gia súc ăn thức
ăn nhiều xơ và có thể chiếm trên 40 % tổng lượng sinh khối vi sinh vật trong
dịch dạ cỏ. Trái lại ở khẩu phần có nhiều tinh bột và ñường thì mật ñộ
protozoa chỉ ñạt 4.000.000/ml dịch dạ cỏ. Tuy nhiên, số lượng protozoa nhiều
hơn yêu cầu cho hoạt ñộng bình thường của dạ cỏ vẫn còn là ñiều bí ẩn (Van
Soest, 1982)[66]. Người ta ñã xác ñịnh rằng nhiều loại protozoa có hoạt tính
phân giải xenluloza và chiếm một tỷ lệ nhất ñịnh trong tiêu hoá xơ ở dạ cỏ
(Coleman, 1988)[7], Demeyer, (1988)[12]. Phần chất hữu cơ của xác chết
protozoa ñược tiêu hoá ngay trong dạ cỏ, tuy nhiên, phần protein của thảo
trùng ñi xuống dạ múi khế rất nhỏ so với tổng protein vi sinh vật (Weller và
Pilgrim, 1974)[69], Leng (1982b)[31]. ðiều rõ ràng là protozoa ăn vi khuẩn
theo kiểu thực bào làm giảm sinh khối của vi khuẩn và có thể cả nấm trong dạ

cỏ (Coleman, 1964)[8]. Do ñó ở những gia súc ăn khẩu phần có hàm lượng xơ
cao có thể làm giảm tỷ lệ tiêu hoá những khẩu phần như ñã ñược Romulo
(1986)[53] quan sát thấy trên cừu ăn rơm lúa mì không xử lý và rơm lúa mì
xử lý. Hơn nữa việc protozoa ăn bacteria làm giảm lượng protein vi sinh vật
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
6



chảy xuống ruột do ñó loại bỏ protozoa có thể làm tăng khả năng sản xuất của
gia súc nhai lại khi cho ăn rơm (Bird và Leng, 1985)[5]. Tóm lại vai trò của
protozoa ñối với tiêu hoá chất xơ vẫn còn có những ý kiến chưa thống nhất,
nó vừa có mặt tích cực là xúc tiến tiêu hoá chất xơ, vừa có mặt tiêu cực là
ngăn cản và hạn chế sự phát triển của hệ vi sinh vật dạ cỏ.
Hệ sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần. Nó
gồm các loại chính: nhóm vi khuẩn, protozoa, nấm. Tất cả ñều là VSV yếm
khí và sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên men các chất
dinh dưỡng. Một nghiên cứu gần ñây tiến hành phân lập nhóm VSV thủy
phân xenluloza ở dê, bò, cừu. Kết quả cho thấy có sự biến ñộng lớn giữa các
loài khác nhau (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Nhóm VSV phân lập từ dạ cỏ của ba loài
(Nguồn: Oyeleke and Okusanmi (2008)

Nhóm VSV Dê Bò Cừu
Vi khuẩn
Bacillus sp. 5(38,5) 7 (35,0) 6 (40,0)
Streptococuss sp. 6(46,2) 8 (40) 7 (46,7)
Micrococcus sp. 1(7,7) 2 (10,0) 1 (6,7)
Pseudomonas sp. 1 (7,7) 3 (15,0) 1 (6,7)
Nhóm nấm

Fusarium sp. 4 (22,2) 6 (21,4) 4 (20,0)
Penicillium sp. 6 (33,3) 2 (7,1) 6 (30,0)
Aspergilus flavus 1 (5,6) 8 (28,6) 2 (10,0)
Mucor sp. 7 (38,9) 12 (42,9) 8 (40,0)

Số () thể hiện % tần xuất xuất hiện.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
7



Dạ cỏ có hệ vi sinh vật phát triển rất nhanh với số lượng 10
9
- 10
10
tế
bào trong 1ml dịch dạ cỏ. Khối lượng vi sinh vật dạ cỏ tới 3-7 kg và chiếm 5-
10 % chất chứa dạ cỏ. Bởi vì trong dạ cỏ có những ñiều kiện thích hợp cho sự
sống của chúng như nhiệt ñộ và pH ổn ñịnh, môi trường yếm khí, thức ăn vào
dạ cỏ cung cấp chất dinh dưỡng ñều ñặn. Ôn ñộ trong dạ cỏ thường xuyên từ
38-41
o
C. Nước bọt luôn giữ cho dịch dạ cỏ có môi trường trung tính. Các
chủng loại thức ăn mà trâu bò ăn vào chính là nguồn dinh dưỡng cho sự hoạt
ñộng và phát triển của hệ sinh vật này.
Hệ sinh thái VSV dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần
ăn. Khi khẩu phần ăn của gia súc giàu thức ăn tinh thì mật ñộ VSV cao và khi
khẩu phần thức ăn giàu thức ăn xơ thì mật ñộ này giảm ñi. Khi khẩu phần ăn
giàu xơ số lượng vi khuẩn phân giải xenluloza và hemmixenluloza như
Bacteroides succinogenes, Clostidien, Ruminoccus sẽ tăng, khi khẩu phần

giàu thức ăn tinh thì số lượng VSV phân giải tinh bột như Selenomanas
ruminantium, streptococcus sẽ tăng.
Nhờ có hệ VSV mà ñộng vật nhai lại có khả năng sử dụng nguồn thức
ăn vô cùng tiềm tàng ñó là nguồn thức ăn thô xanh giàu xơ, cũng nhờ có VSV
mà ñộng vật nhai lại sử dụng ñược nguồn NPN như urê, ammoniac ñể ñáp
ứng nhu cầu protein cho bản thân chúng, ngoài ra trong dạ cỏ còn có sự tổng
hợp vitamin nhóm B và K.
Có một số lớn loài vi sinh vật khác nhau thuộc ba nhóm chính: nấm, vi
khuẩn và ñộng vật nguyên sinh trong dạ cỏ loài nhai lại.
• Nấm
Nấm dạ cỏ ñóng vai trò tiên phong trong việc công phá xơ. Một vai trò
quan trọng của nấm trong quá trình tiêu hóa xenluloza là nó tạo ra những
vùng tổn thương trên bề mặt các mẩu thức ăn thực vật, tạo ra các "cửa mở"
cho vi khuẩn (VK) dễ dàng chui vào bên trong ñể tiếp tục quá trình công phá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
8



(Klieve and Bauchop, 1988). Vì lẽ ñó nếu không có ñủ một quần thể nấm
mạnh trong dạ cỏ, pha chậm của quá trình tiêu hóa xơ bị kéo dài do VK mất
nhiều thời gian ñể thâm nhập vào trong cấu trúc thực vật của thức ăn. Số
lượng nấm trong dạ cỏ chưa ñược biết rõ, nhưng ñược biết chúng có tỷ lệ khá
lớn (khoảng 10% khối lượng VSV dạ cỏ) khi khẩu phần nhiều xơ. Phức hợp
men tiêu hóa xơ của nấm dễ hòa tan hơn của men của VK. Chính vì thế nấm
có khả năng tấn công các tiểu phần thức ăn cứng hơn và lên men chúng với
tốc ñộ nhanh hơn so với VK. Một số nghiên cứu ñã chứng minh rằng nhóm
nấm Mucor sp. ñóng vai trò chính trong phân giải xeluloza với tốc ñộ nhanh
(Mosoni et al., 1997).
Trước ñây rất ít tài liệu ñề cập ñến nấm yếm khí và vai trò của nấm ở dạ cỏ

ñộng vật nhai lại. Người ta cho rằng nấm là VSV ñầu tiên xâm nhập và tiêu
hoá thành phần cấu trúc thực vật bắt ñầu từ bên trong, làm giảm ñộ bền chặt
của cấu trúc này. Nấm mọc thường xuyên vào các tế bào thực vật, ñâm nang,
mọc chồi làm vỡ tế bào. Sự công phá của nấm cho phép vi khuẩn bám vào các
cấu trúc tế bào và phân huỷ tiêu hoá xơ. Như vậy, nấm có vai trò ñặc biệt
quan trọng trong khởi ñầu của quá trình công phá lên men các nguyên liệu
không hoà tan của vách tế bào thực vật. Sự có mặt của nấm sẽ làm tăng nhanh
quá trình tiêu hoá xơ.
• Vi khuẩn (Bacteria)
Vi khuẩn (VK) là nhóm VSV có vai trò chính trong quá trình tiêu hóa
các vật liệu thành vách tế bào thực vật. Ðể có thể thực hiện ñược chức năng
này, VK phải thâm nhập vào bên trong mẩu thức ăn, thông thường là ở các vị
trí ñã phá sẵn bởi sự xâm thực của nấm. VK tham gia lên men xenluloza nhờ
enzym của nó tiết ra là xenlulaza (kết lại thành mảng enzym trong dạ cỏ)
thành cenlobioza, glucoza và axit béo bay hơi (ABBH), axit lactic, formic và
succinic. Axit succinic nhanh chóng chuyển thành axit propionic. Nhóm VSV
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
9



phân giải xenluloza tăng với số lượng lớn trong dạ cỏ khi gia súc sử dụng
khẩu phần giàu xenluloza.
Vi khuẩn chiếm số lượng lớn nhất trong VSV dạ cỏ và là tác nhân chính
trong tiêu hoá chất xơ. Vi khuẩn bao gồm các dạng sau:
- Vi khuẩn sống tự do trong dịch dạ cỏ (khoảng 30 %).
- Vi khhuẩn bám vào các mẩu thức ăn (khoảng 70 %)
- Vi khuẩn trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô
- Vi khuẩn bám vào các protozoa.
Thức ăn liên tục chuyển khỏi dạ cỏ và phần lớn vi khuẩn bám vào thức

ăn sẽ bị tiêu hoá ñi. Bởi vậy số lượng của chúng ở dạng tự do trong dịch dạ cỏ
rất quan trọng ñể xác ñịnh tốc ñộ công phá và lên men thức ăn.
Theo Kurilov và Krotkova (1979) thì số lượng và thành phần vi khuẩn
có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiêu hoá của ñộng vật nhai lại. Số lượng
vi khuẩn thường là 9
9
-10
10
tế bào/1ml chất chứa dạ cỏ. Cũng theo tác giả có
nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến tỷ lệ và thành phần vi khuẩn, trong ñó khẩu phần
ăn là yếu tố quan trọng nhất. Một số loài vi khuẩn háo khí vào dạ cỏ cùng với
thức ăn sẽ bị giảm ñi một cách nhanh chóng trong lúc các loài vi khuẩn háo
khí phát triển mạnh. Mỗi loại vi khuẩn tác ñộng lên các giai ñoạn khác nhau
của quá trình lên men trong dạ cỏ và cho ra những sản phẩm khác nhau.
Sự phân loại vi khuẩn dạ cỏ có thể ñược tiến hành dựa vào cơ chất mà
vi khuẩn sử dụng hay sản phẩm lên men cuối cùng bởi vi khuẩn. Sau ñây là
một số nhóm vi khuẩn dạ cỏ chính:
* Vi khuẩn phân giải xenluloza (Xenlulytic bacteria )
Nhóm vi khuẩn phân giải xenluloza có số lượng rất lớn trong dạ cỏ của
những gia súc sử dụng khẩu phần giàu xenluloza. Những loài vi khuẩn phân
giải xenluloza quan trọng nhất là Bacteroides succinogens, Butyrivibrio
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
10



fibrisolvens, Ruminococuss flavefaciens, Ruminococcus albus, Cillobacterium
cellulosolvens.
* Nhóm vi khuẩn phân giải hemixenluloza
Hemixenluloza khác xenluloza là nó có chứa cả ñường pentoza va

hexoza và cũng thường chứa axit uronic. Những vi khuẩn có khả năng thuỷ
phân xenluloza thì cũng có khả năng sử dụng ñược hemixenluloza. Tuy nhiên,
không phải tất cả các loại sử dụng ñược hemixenluloza ñều có khả năng thuỷ
phân xenluloza. Một số sử dụng hemixenluloza là Butyrivibrio gibrisolvens,
Lachnospira multiparus và Bacteroides ruminicola.
* Nhóm vi khuẩn phân giải tinh bột
Trong dinh dưỡng gluxit của loài nhai lại, tinh bột ñứng vị trí thứ hai
sau xenluloza. Khối lượng chủ yếu của tinh bột theo thức ăn vào dạ cỏ, ñược
phân giải nhờ sự hoạt ñộng của vi sinh vật. Tinh bột ñược phân giải bởi nhiều
loại vi khuẩn dạ cỏ, trong ñó c0ó những vi khuẩn phân giải xenluloza. Những
loại vi khuẩn phân giải tinh bột quan trọng nhất là Bacteroides amylophilus,
Succinimonas amylolytica, Butyrivibrio fibrisolvens, Bacteroides ruminicola,
Bacteroides alacatcidigen, Selenomonas ruminantium và Steptococcus bovis.
* Nhóm vi khuẩn phân giải ñường
Hầu hết các vi khuẩn sử dụng ñược ñường polixacarit thì cũng sẽ sử
dụng ñược ñường dixacarat và monoxacarit. Xenlobioza cũng có thể là nguồn
năng lượng cung cấp cho nhóm vi khuẩn này vì chúng có men β-glucosidaza
có thể thuỷ phân xenlobioza.
Các vi khuẩn thuộc loài Lachnospira-multiparus, Selenomonaz
ruminantium …..... ðều có khả năng sử dụng tốt gluxit hoà tan.
* Nhóm vi khuẩn có khả năng sử dụng các axit hữu cơ
Hầu hết các vi khuẩn ñều có khả năng sử dụng axit lactic mặc dù
lượng axit này trong dạ cỏ thường không ñáng kể trừ trong những trường hợp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
11



ñặc biệt. Một số loài có thể sử dụng axit succinic, malic, fumaric, fomic hay
axetic. Những loài sử dụng latate là Veillonella gazogenes, Veillonella

alacalescens, Peptostreptococcus elsdeni, Propioni bacterium và
Selenomonas lactilytica….
* Nhóm vi khhuẩn phân giải protein
Sự phân giải protein và axit amin ñể sản sinh ra ammoniac trong dạ cỏ
có ý nghĩa quan trọng ñặc biệt cả về phương diện tiết kiệm nitơ cũng như
nguy cơ dư thừa ammoniac. Amoniac cần cho các loài vi khuẩn dạ cỏ ñể tổng
hợp nên sinh khối protein của bản thân chúng, ñồng thời một số vi khuẩn ñòi
hỏi hay ñược kích thích bởi axit amin, peptit và isoaxit có nguồn gốc từ
valine, leucine, isoleucine. Như vậy cần phải có một lượng protein ñược phân
giải trong dạ cỏ ñể ñáp ứng nhu cầu này của vi sinh vật dạ cỏ. Trong số những
loài sinh ammoniac thì Peptostreptococus và Clostridium có khả năng lớn
nhất. Trong dạ cỏ, nhờ hoạt ñộng của vi sinh vật, urê và các muối amon khác
ñược biến ñổi thành protein vi sinh vật.
Nhiều tác giả cho rằng dinh dưỡng nitơ là một trong những nhân tố
quyết ñịnh sự sản sinh của vi khuẩn phân giải xenluloza. Khi bổ sung urê vào
khẩu phần thức ăn chủ yếu là rơm ñối với bò, số lượng vi khuẩn tăng 75 %,
còn cho bột cá thì tăng tới 324 % (Kurilov và Krokova, 1979).
* ðộng vật nguyên sinh (Protozoa)
Một vài loại protozoa có khả năng phân giải xenluloza. Phần lớn thảo
phúc trùng (Ciliate Protozoa) bám chặt vào các vật liệu thực vật trong thức ăn
và chúng có thể ñóng góp ñến 30-40% tổng quá trình tiêu hóa xơ bằng VSV.
Protozoa có thể tiêu hoá VK làm giảm số lượng VK bám vào thức ăn và kéo
dài thời gian lưu lại của thức ăn nhiều xơ trong dạ cỏ góp phần tăng tỷ lệ tiêu
hoá xơ. Trong ñiều kiện bình thường giữa VK và protozoa có sự cộng sinh có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
12



lợi, ñặc biệt là trong tiêu hóa xơ. Tiêu hóa xơ mạnh nhất khi có mặt cả VK và

protozoa.
Theo Kurilov và Krotkova (1979) thì protozoa ở dạ dày trước xuất
hiện khi gia súc bắt ñầu ăn thực vật thô. Sau khi ñẻ và trong thời gian bú sữa,
dạ dày trước không có protozoa. ðiều này có liên quan ñến phản ứng của chất
chứa dạ cỏ. Chỉ khi gia súc ăn chất xơ thực vật xanh, tinh bột và protein thực
vật thì dạ cỏ mới hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của
protozoa. Người ta xác ñịnh gần 120 loài protozoa trong dạ cỏ của loài nhai
lại. Nhưng ở mỗi loài gia súc số loài protozoa không giống nhau. Trong dạ cỏ
bò có gần 60 loài, dạ cỏ cừu gần 30 loài.
Protozoa trong dạ cỏ ñược phân chia thành hai nhóm. Một nhóm trong
ñó thuộc bộ Holotricha, nhóm kia thuộc bộ Oligotricha. Phần lớn ñộng vật
nguyên sinh thuộc nhóm Holotricha có ñặc ñiểm là ở ñường xoắn gần miệng
có tiêm mao lớn hơn so với tất cả chỗ còn lại của cơ thể có rất ít tiêm mao.
Số lượng protozoa trong dạ cỏ nhỏ hơn số lượng vi khuẩn hàng triệu
lần, khoảng 1triệu trong 1ml dạ cỏ. Tuy nhiên tổng số protozoa xác ñịnh ñược
trong dạ cỏ biến ñộng trong phạm vi 2 x 10
5
ñến 2 x 10
6
/ml dịch dạ cỏ.
Tăng số lượng protozoa ñã ñược phát hiện thấy khi tăng số lượng thức
ăn hoặc khẩu phần thức ăn tốt và cỏ khô nguyên dạng có chỉ số chuyển ñổi
thấp trong ñường tiêu hoá sẽ làm tăng số lượng protozoa.
Theo Nguyễn Trọng Tiến và Mai Thị Thơm (1996), protozoa sử dụng
vi khuẩn, protein và tinh bột của thức ăn làm nguồn dinh dưỡng của chúng.
Một vài loài protozoa có khả năng phân giải xenluloza, nhưng các chất dinh
dưỡng của chúng là ñuờng và tinh bột. Các chất này sẽ ñược protozoa nuốt và
dự trữ dưới dạng poli-dextrain, dạng dự trữ này sẽ ñược huy ñộng theo nhu
cầu tăng sinh và duy trì protozoa. Protozoa có ích trong trao ñổi lipit ở loài
nhai lại vì chúng có khả năng bảo tồn các mạch nối ñôi của axit lioleic và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
13



linoleic. Các axit này ñươc protozoa hấp thu, ñưa xuống dạ khế và là nguồn
cung cấp các axit béo không no mạch dài cần thiết cho vật chủ.
Song song với những mặt có lợi là những bất lợi không nhỏ của
protozoa ñối với loài nhai lại. Protozoa không có khả năng sử dụng NH
3
như
vi khuẩn. Nguồn nitơ ñáp ứng nhu cầu của chúng là các mảnh protein thức ăn
và vi khuẩn. Mật ñộ protozoa cao trong dạ cỏ thì một số lượng lớn vi khuẩn bị
protozoa ăn và tiêu hoá.
* Tác ñộng tương hỗ của vi sinh vật trong dạ cỏ
- Tác ñộng tương hỗ của vi khuẩn-vi khuẩn
Cả ở thức ăn và ở biểu mô dạ cỏ, vi khuẩn ñều kết hợp với vi sinh vật
khác với chức năng như “kết giao”, loài này phát triển trên sản phẩm trao ñổi
chất cuối cùng của loài khác.Thực vậy quá trình lên men liên tục bao gồm
nhiều loại tham gia ñể chuyển xenluloza thành ABBH.
Tuy nhiên, giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh
ñiều kiện sinh tồn của nhau. Khi gia súc ăn khẩu phần ăn giàu tinh bột, nghèo
protein, số lượng vi khuẩn phân giải xenluloza sẽ giảm, tỷ lệ tiêu hoá
xenluloza khẩu phần giảm thấp. Sự có mặt của một lượng ñáng kể tinh bột
trong khẩu phần ăn của ñộng vật nhai lại sẽ có tác dụng làm giảm tỷ lệ tiêu
hoá chất xơ của khẩu phần. Thu nhận thức ăn trong trường hợp này cũng sẽ
giảm. Nhưng một lượng vừa ñủ tinh bột hay gluxit dễ tiêu hoá trong khẩu
phần sẽ có tác dụng làm tăng tỷ lệ tiêu hoá xơ.
Mặt khác tương tác tiêu cực giữa vi khuẩn phân giải bột ñường và vi
khuẩn phân giải xơ liên quan ñến pH trong dạ cỏ. ðó là do trong quá trình

phân giải chất xơ của khẩu phần diễn ra trong dạ cỏ có hiệu quả cao nhất khi
pH dịch dạ cỏ > 6,2, ngược lại quá trình phân giải tinh bột trong dạ cỏ khi
pH< 6,0. Tỷ lệ thức ăn tinh quá cao trong khẩu phần sẽ làm cho ABBH sản
sinh ra nhanh, làm giảm pH dịch dạ cỏ và do ñó mà ức chế hoạt ñộng của vi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
14



khuẩn phân giải xơ. Vì thế mà khi trong khẩu phần có quá nhiều bột ñường
khả năng tiêu hoá và thu nhận thức ăn xơ sẽ bị giảm sút.
* Tác ñộng tương hỗ giữa protozoa và vi khuẩn
Tác ñộng qua lại cũng có thể thấy rõ giữa protozoa và vi khuẩn.
Protozoa ăn và tiêu hoá vi khuẩn, do ñó làm giảm tốc ñộ và hiệu quả của
chuyển hoá protein trong dạ cỏ. Với những loại thức ăn dễ tiêu hoá thì ñiều
này không có ý nghĩa lớn nhưng ñối với thức ăn nghèo nitơ thì protozoa sẽ
làm giảm hiệu quả thức ăn nói chung. Loại bỏ protozoa khỏi dạ cỏ làm tăng
khối lượng vi khuẩn trong dạ cỏ. Tuy nhiên, trong ñiều kiện bình thườmg
giữa vi khuẩn và protozoa có sự cộng sinh có lợi ñặc biệt trong tiêu hoá xơ.
Tiêu hoá xơ mạnh nhất khi có mặt của cả vi khuẩn và protozoa. Một số vi
khuẩn ñược protozoa nuốt vào có tác dụng lên men trong ñó tốt hơn vì mỗi
protozoa tạo ra một kiểu “dạ cỏ mini” với các ñiều kiện ổn ñịnh cho vi khuẩn
hoạt ñộng. Một số loài ciliate còn hấp thu oxi từ dịch dạ cỏ giúp ñảm bảo cho
ñiều kiện yếm khí trong dạ cỏ ñược tốt hơn protozoa nuốt và tích trữ tinh bột
hạn chế axitlactic, hạn chế giảm pH ñột ngột nên có lợi cho vi khuẩn phân
giải xơ. Như vậy, cấu trúc khẩu phần ăn của ñộng vật nhai lại có ảnh hưởng
rất lớn ñến sự tương tác của hệ vi khuẩn sinh vật, mặt cộng sinh có lợi có xu
thế biểu hiện rõ. Những khẩu phần nghèo dinh dưỡng sẽ gây ra sự cạnh tranh
gay gắt giữa các nhóm vi khuẩn sinh vật, ức chế lẫn nhau, tạo khuynh hướng
bất lợi cho quá trình lên men thức ăn nói chung.

2.1.2 Quá trình lên men trong dạ cỏ
Quá trình lên men tiêu hoá thức ăn trong dạ cỏ là một phức hợp và liên
quan ñến tác ñộng qua lại của các quá trình lý học, sinh học và hoá học, chúng
phụ thuộc vào vật chủ, loại thức ăn và khu hệ vi sinh vật dạ cỏ.
Tất cả các loại xeluloza có thể ñược phân giải nhờ enzym VSV, ñặc
biệt là quá trình cắt mạch β-glucosit. Quá trình tiêu hóa này thường kéo dài và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
15



không ñầy ñủ. Tuy nhiên trong thời gian trong vòng 48 giờ các VSV trong dạ
cỏ của ñộng vật nhai lại có thể thủy phân 60-65 % xenluloza.
Quá trình lên men xenluloza trong dạ cỏ bao gồm hai giai ñoạn:
- Giai ñoạn 1: xenluloza ñược phân giải ñến ñường ñơn giản, giai ñoạn
này xảy ra bên ngoài màng tế bào VSV. ðầu tiên xenluloza chuyển thành
ñường ñơn giản hexoza và pentoza. Quá trình này xảy ra do enzym của VSV
tiết ra và các phản ứng giống như ở gia súc dạ dày ñơn. Enzym ñược tiết ra
bởi VSV tiêu hóa xơ sẽ tấn công phá vỡ cấu trúc phức tạp của xenluloza.
Xenluloza bị cắt bỏ một hoặc nhiều liên kết β-1,3-glucosit thành xenlobioza
hoặc là glucoza hoặc là glucoza-1-photphat do enzym phosphorylaza. Các
ñường ñơn giản tạo thành ở giai ñoạn ñầu này lập tức bị VSV sử dụng ngay.
- Giai ñoạn 2: là giai ñoạn sử dụng những ñường ñơn giản này cho quá
trình trao ñổi chất xảy ra bên trong tế bào VSV, ñể tạo thành các sản phẩm lên
men cuối cùng. Quá trình bắt ñầu từ sự phân giải pyruvat. Quá trình này sinh
ra năng lượng dưới dạng ATP và các axit béo bay hơi (ABBH). ðối với gia
súc dạ dày ñơn thì ñường ñơn, như glucoza (C
6
H
12

O
6
), là sản phẩm cuối cùng
ñược hấp thu, nhưng ñối với gia súc nhai lại thì ñường ñơn ñược VSV dạ cỏ
lên men ñể tạo ra các ABBH. ðó là các axit axetic, propionic và butyric:
Axit axetic: C
6
H
12
O
6
+ 2H
2
O ----> 2CH
3
COOH + 2CO
2
+ 4H
Axit propionic: C
6
H
12
O
6
+ 2H
2
------> 2CH
3
CH
2

COOH + 2H
2
O
Axit butyric: C
6
H
12
O
6
-------> CH
3
-CH
2
CH
2
COOH + 2CO
2
+ 2 H
2

Tỷ lệ giữa các axit này tùy thuộc rất lớn vào cấu trúc của khẩu phần ăn.
Những axit này ñược hấp thu qua vách các dạ dày trước vào máu. Ðó chính là
nguồn năng lượng cho ñộng vật nhai lại, nó cung cấp khoảng 70-80 % tổng số
năng lượng ñược hấp thu ở gia súc nhai lại. Quá trình lên men ở dạ cỏ còn
sinh ra khí CO
2
và H
2
, hai khí này kết hợp với nhau tạo ra một phụ phẩm lên
men là khí CH

4
ñược ñịnh kỳ thải ra ngoài qua ợ hơi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
16



Khí mê tan: 4H
2
+ CO
2
-------> CH
4
+ 2H
2
O
Như vậy, sản phẩm cuối cùng của sự lên men xenluloza thức ăn bởi
VSV dạ cỏ gồm:
- Các axit béo bay hơi, chủ yếu là a. axetic (C2), a.propyonic (C3), a.
butyric(C4) và một lượng nhỏ các axit khác (izobytyric, valeric, izovaleric).
Sự tương tác giữa các nhóm VSV ảnh hưởng ñến quá trình phân giải
xenlluloza
Vi sinh vật dạ cỏ, cả ở thức ăn và ở biểu mô dạ cỏ, kết hợp với nhau
trong quá trình tiêu hoá thức ăn, loài này phát triển trên sản phẩm của loài kia.
Sự phối hợp này có tác dụng giải phóng sản phẩm phân giải cuối cùng của
một loài nào ñó, ñồng thời tái sử dụng những yếu tố cần thiết cho loài sau. Ví
dụ, vi khuẩn phân giải protein cung cấp amôniac, axit amin và isoaxit cho vi
khuẩn phân giải xơ. Quá trình lên men dạ cỏ là liên tục và bao gồm nhiều loài
tham gia. Trong ñiều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự
cộng sinh có lợi, ñặc biệt là trong tiêu hoá xơ. Tiêu hoá xenluloza mạnh nhất

khi có mặt cả vi khuẩn và protozoa. Một số vi khuẩn ñược protozoa nuốt vào
có tác dụng lên men trong ñó tốt hơn vì mỗi protozoa tạo ra một kiểu “dạ cỏ
mini” với các ñiều kiện ổn ñịnh cho vi khuẩn hoạt ñộng. Một số loài ciliate
còn hấp thu ôxy từ dịch dạ cỏ giúp ñảm bảo cho ñiều kiện yếm khí trong dạ
cỏ ñược tốt hơn. Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc ñộ sinh axit
lactic, hạn chế giảm pH ñột ngột, nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xenluloza.
Tuy nhiên giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh ñiều kiện
sinh tồn của nhau. Chẳng hạn, khi gia súc ăn khẩu phần ăn giàu tinh bột
nhưng nghèo protein thì số lượng vi khuẩn phân giải xenluloza sẽ giảm và do
ñó mà tỷ lệ tiêu hoá xơ thấp. ðó là vì kích thích vi khuẩn phân giải bột ñường
phát triển nhanh nên sử dụng cạn kiệt những yếu tố dinh dưỡng quan trọng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............
17



(như các loại khoáng, amoniac, axit amin, isoaxit) là những yếu tố cũng cần
thiết cho vi khuẩn phân giải xenluloza vốn phát triển chậm hơn.
Mặt khác, tương tác tiêu cực giữa vi khuẩn phân giải bột ñường và vi
khuẩn phân giải xenluloza còn liên quan ñến pH trong dạ cỏ. Chenost và
Kayouli (1997) giải thích rằng quá trình phân giải chất xenluloza của khẩu
phần diễn ra trong dạ cỏ có hiệu quả cao nhất khi pH dịch dạ cỏ > 6,2. Tỷ lệ
thức ăn tinh quá cao trong khẩu phần sẽ làm cho ABBH sản sinh ra nhanh,
làm giảm pH dịch dạ cỏ và do ñó mà ức chế hoạt ñộng của vi khuẩn phân giải
xenluloza. Tác ñộng tiêu cực cũng có thể thấy rõ giữa protozoa và vi khuẩn.
Như ñã trình bày ở trên, protozoa ăn và tiêu hoá vi khuẩn, do ñó trong mức ñộ
không cân bằng trong quần thể VSV sẽ dẫn ñến làm giảm tốc ñộ và hiệu quả
tiêu hóa xenluloza ở dạ cỏ.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men rơm giống các loại thức ăn
khác là bao gồm xác vi sinh vật, axit béo bay hơi, CO

2
, CH
4
và NH
3
. ATP tạo
ra trong quá trình lên men bị thuỷ phân cung cấp năng lượng cho quá trình
tổng hợp tế bào vi sinh vật từ các chất trao ñổi trung gian và từ các cơ chất có
trong dịch dạ cỏ (ví dụ NH
3
, các axit amin, các axit béo bay hơi, CO
2
, S, các
vitamin....). Chất dinh dưỡng cung cấp cho những gia súc ăn khẩu phần có
rơm là các axit béo bay hơi và các thành phần có thể tiêu hoá ñược của các tế
bào vi sinh vật (thường là các axit amin).
ðặc ñiểm của tiêu hoá yếm khí trong dạ cỏ tuân theo những qui luật
nghiêm ngặt của các phản ứng hoá học, sự thay ñổi về số lượng của bất cứ sản
phẩm nào cũng sẽ làm thay ñổi cân bằng của các sản phẩm khác. Tăng tổng
hợp tế bào vi sinh vật lên do những chất hữu cơ nào ñó sẽ làm giảm các sản
phẩm khác như các axit béo bay hơi, CO
2
, CH
4
và nhiệt (Leng,
1982a)[30].Một lượng lớn khí mêtan (CH
4
) thoát ra trong quá trình ợ hơi,

×