Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

các chất được cấu tạo như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.06 KB, 5 trang )

Tên bài: Bài 19:

CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO

Ngày soạn: 26/01/2016
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Kể được một số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ
các hạt riêng biệt, giữa chúng co khoảng cách
- Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích
- Nhận biết được về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế
đơn giản
2.Kỹ năng:
- Làm thí nghiệm chính xác và giải thíchđược hiện tượng
- Vận dụng kiến thức về cấu tạo hạt của các chất để giải thích một số hiện tượng có
liên quan
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lý đơn
giản trong thực tế cuộc sống
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Các dụng cụ cần thiết để làm thí nghiệm vào bài:
+ 2 bình thủy tinh hình trụ đường kính cỡ 20 mm
+ Khoảng 100 cm3 rượu và 100 cm3 nước
2.Học sinh:
- Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị 2 bình chia độ


- 1 cốc rượu ,1 cốc nước, 1 cốc đựng
- Khoảng 100 ngô, 100 cát khô mịn


III. Phương pháp dạy học:
-Phương pháp nêu vấn đề kết hợp với một số phương pháp dạy học khác: chia
nhóm học sinh để dạy học
IV. Hoạt động dạy học:
TG
10’

Trợ giúp của giáo viên
HOẠT ĐỘNG 1:TÌM HIỂU MỤC
TIÊU CỦA CHƯƠNG II.TỔ CHỨC
TÌNH HUỐNG HỌC TẬP :
*Giới thiệu mục tiêu chương 2:
Nhiệt học
- Chúng ta đã học xong Chương 1Cơ học. Hôm nay chúng ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu Chương 2- Nhiệt học
- Các em hảy cho biết mục tiêu của
Chương 2 là gì?
*Tổ chức tình huống học tập
- Giáo viên có thể đặt câu hỏi vui để
tạo hứng thú học tập:
100 c nước + 100 rượu = ?
-Chúng ta cùng nhau làm thí nghiệm
kiểm tra nhé:
Giáo viên nêu tình huống : Nếu ta đổ
100 rượu vào 100 nước ta thu được
hỗn hợp rượu , nước có thể tích bao
nhiêu?

Hoạt động của học sinh
-Học sinh ổn định lớp và báo cáo sĩ

số

-Học sinh tìm hiểu mục tiêu Chương
2 và nêu được nội dung trang 67
SGK
- Học sinh trả lời câu hỏi của giáo
viên

-Học sinh dự đoán thể tích hổn hợp
thu được:
A.200
B.Nhỏ hơn 200
C.Lớn hơn 200

-Giáo viên cho học sinh tiến hành thí -Học sinh hoạt dộng nhóm làm thí
nghiệm kiểm tra và lấy kết quả của
nghiệm kiểm tra và đọc kết quả:
các nhóm để so sánh
Kết quả: Nhỏ hơn 200
- Đặt vấn đề: Vì sao cs hiện tương
đó? Thể tích hao hụt của hỗn hợp đã
biến đi đâu? Bài học hôm nay Bài
19: Các chất được cấu tạo như thế


10’

15’

nào? sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi

này
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ
CẤU TẠO CỦA CHẤT
Mục tiêu:
-Hiểu được cấu tạo hạt của vật chất
- Vận dụng kiến thức đó giải thích
một số hiện tượng thực tế đơn giản
I.Các chất có được cấu tạo từ các hạt
riêng biệt không?
-Giáo viên thông báo cho học sinh
những thông tin về cấu tạo hạt của
vật chất như SGK
-Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời
câu hỏi đặt ra ở mục I:
Các chất có được cấu tạo từ các hạt
riêng biệt không?
-Giáo viên dùng hình vẽ 19.3 minh
họa để chốt lại câu trả lời của học
sinh.Yêu cầu học sinh ghi vở thông
tin:
Nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất
còn phân tử là một nhóm các nguyên
tử kết hợp lại.
Vậy giữa các phân tử , nguyên tử có
khoảng cách hay không?
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ
KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC
PHÂN TỬ:
* Mục tiêu:
- Kể được một số hiện tượng chứng

tỏ vật chất được cấu tạo một khoảng
cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt,
giữa chúng có khoảng cách
- Bước đầu nhận biết được thí
nghiệm mô hình và hiện tương cần
giải thích
- Làm thí nghiệm chính xác và giải
thích được hiện tượng
II. Giữa các phân tử có khoảng cách

-Nghe thông báo thông tin và tìm
kiếm thông tin qua SGK

-Các chất được cấu tạo từ các hạt
riêng biêt
- Học sinh quan sát hình 19.3 minh
họa cho kết luận trên
-Học sinh nghe thông tin


hay không?
-Giáo viên hướng dần học sinh làm
thí nghiệm mô hình theo hướng dẫn
C1
-Nhận xét thể tích hổn hợp sau khi
trộn cát và ngô, tổng thể tích ban đầu
của cát và ngô?
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải
thích tại sao lại có sự hao hụt thể tích
đó?


8’

2’

- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ
để giải thích sự hụt thể tích của hỗn
hợp rượu và nước ở thí nghiệm đầu
bài?
- Vậy giữa các phân tử có khoảng
cách hay không?
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG –
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về
cấu tạo hạt của các chất để giải thích
một số hiện tượng có liên quan
*Củng cố:
- Bài học hôm nay ta cần ghi nhớ
điều gì?
-Yêu cầu một vài học sinh nhắc lại

-Học sinh hoạt động nhóm tiến hành
thí nghiệm như C1 yêu cầu
-Các nhóm trình bày kết quả: Thể
tích hỗn hợp cát và ngô nhỏ hơn
tổng thể tích ban đầu
- Vì giữa các hạt ngô có khoảng
cách nên khi đổ cát vào ngô các hạt
cát đã xen vào giữa những khoảng
cách này làm cho thể tích của hổn

hợp nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu.
-Học sinh liên hệ từ thí nghiệm mô
hình cát và ngô để giải thích thí
nghiệm đầu bài
-Giữa các phân tử có khoảng cách

-Học sinh nêu được phần nội dung
ghi nhớ cuối bài
-Học sinh nhắc lại và ghi nhớ nội
dung tại lớp

*Vận dụng:
- Vận dụng kiến thức bài học các em
hãy giải thích các hiện tượng ở câu
hỏi C3, C4, C5
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ

-Học sinh hoạt động các nhân: Trả
lời , thảo luận các câu hỏi C3,C4,C5
ở phần vận dụng
- Giáo viên chốt lại câu trả lời đúng
cho học sinh

HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN
VỀ NHÀ
- Học sinh ghi lại nội dung về nhà

-Làm bài tập 19.1, 19.2, 19.3 ,19.4 ,
19.5 ,19.6 SBT trang 15 và 26
- Đọc trước nội dung bài mới: Bài

20: Nguyên tử, phân tử chuyển động
hay đứng yên




×