Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của chuyên đề
Đơn vị HCSN là những đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp hoặc cấp trên
cấp trên cấp để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nahf nước giao
theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu
- Việc nâng cao hiệu quả nguồn vốn NSNN cấp luôn là vấn đề cấp bách và
được chủ trọng ở các đơn vị HCSN, để quản lý tốt nguồn kinh phí đó, các đơn vị
HCSN sử dụng nhiều công cụ trong đó có công cụ kế toán HCSN
- Thông qua số liệu kế toán phản ánh bản than đơn vị và các cơ quan chức
năng kiểm tra kiểm soát được các mặt hoạt động của đơn vị nư việc mua sắm
TSCĐ, chi trả lương và đặc biệt là kiểm tra kiểm soát các khoán chi hoạt động
tại đơn vị nhằm đảm bảo cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
- Chi hoạt động là những khoản chi mang tính chất thường xuyên nhằm
đảm bảo cho hoạt động của các đơn vị HCSN được tiến hành một cách thường
xuyên, liên tục, là khoản chi chiếm tỷ trọng rất lớn trong các đơn vị HCSN, có
tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị, chính vì vậy cần phải
nâng cao hiệu quả công tác quản lý cũng như công tác kê stoasn chi hoạt động.
Phần hành kế toán chi hoạt động là một phần hành kế toán nắm vai trò rất
quan trọng trong bộ phận kế toán – tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp. Vì
phần hành kế toán này phản ánh trực tiếp toán bộ về tình hình sử dụng nguồn
kinh phí cũng như kết quả hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp, nó
giúp cho đơn vị sử dụng kinh phí và cả đơn vị cấp nguồn kinh phí nắm rõ, phản
ánh, đánh giá, cấp, quyết toán kinh phí đảm bảo chính xác, rõ ràng, đầy đủ toàn
bộ về việc sử dụng nguồn kinh phí của các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Sauk hi kết thúc quá trình học lý thuyết chuyên ngành kế toán tại trường thì
sinh viên bắt đầu làm quen với công việc kế toán thực tế. Do đó, thực tập tốt
nghiệp là một khâu quan trọng đối với dininh viên chuẩn bị ra trường và nó cũng
không nằm ngoài kế hoạch đào tạo của nhà trường cũng như theo quy định của
SVTT: Trần Thanh Dũng
1
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Việc thực tập để tiếp thu với công việc thực tế
giúp bản thân em tiếp cận được voeis công việc của một người làm kế toán,
được thực hiện và vận dụng thực tế trên cơ sở lý thuyết mà em đã học tại trường.
Qua đó có thể giúp em vận dụng tốt cơ sở lý thuyết, hệ thống lại những kiến
thức chuyên môn mà các thầy cô đã giảng dạy cho chúng em tại trường và kế
toán trong tuowng lai sau khi hoàn thành quá trình học. Vậy nên em đã chọn
chuyên đề “Hoàn thiện kế toán chi hoạt động tại sở tài chính Nghệ An”. Tuy
vậy nhưng do kiến thức có hạn nên em kính mong thầy cô giáo chỉ bảo để
chuyên đề của em được hoàn thiện hơn nữa
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Kế toán chi hoạt động tại Sở tài chính Nghệ An năm 2012.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp kế toán
4. Cấu trúc của chuyên đề
Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán chi hoạt động
Chương 2: Thực trạng công tác chi hoạt động tại Sở tài chính Nghệ An
Chương 3: Một số kiến nghị và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế
toán chi hoạt động tại sở tài chính Nghệ An
SVTT: Trần Thanh Dũng
2
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI
HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN
VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.1.1.Khái niệm chi hoạt động.
Chi hoạt động là các khoản chi mang tính chất thường xuyên theo dự toán
chi ngân sách đã được duyệt như: chi dùng cho công tác nghiệp vụ, chuyên môn
và chi quản lý bộ máy hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự
nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể, lực lượng vũ trang, các hội, tổng
hội do Ngân sách Nhà nước cấp, do thu phí, lệ phí, hoặc do các nguồn tài trợ,
thu hội phí và các nguồn khác đảm bảo, nhằm duy trì các hoạt động thường
xuyên của đơn vị bằng nguồn kinh phí hoạt động.
1.1.2. Đặc điểm chi hoạt động
+ Là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn.
+ Không trực tiếp cho sản xuất mang tính chất tiêu dùng nhưng hết sức cần
thiết không thể thiếu được
+ Nguồn kinh phí trang trải cho những khoán chi này chủ yếu từ nguồn
NSNN.
1.1.3.Nội dung chi hoạt động.
Chi hoạt động bao gồm các khoản chi thường xuyên và không thường
xuyên:
* Các khoản chi thường xuyên: Là các khoản chi mang tính chất thường
xuyên diễn ra tại đơn vị. Bao gồm các khoản như:
- Chi cho công chức, viên chức và lao động hợp đồng như chi tiền lương,
tiền công, tiền thưởng, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể, các khoản trích nộp
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo chế độ hiện hành.
SVTT: Trần Thanh Dũng
3
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
- Chi quản lý hành chính: Chi điện nước xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua
vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên
lạc, tuyên truyền,cước phí điện thoại, fax…
- Chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp cho hoạt động của đơn vị theo chức
năng nhiệm vụ được giao.
- Chi nghiên cứu các đề tài khoa học cấp cơ sở.
- Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa
chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng
các công trình cơ sở hạ tầng.
- Chi đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho người lao động tại đơn vị.
- Chi thường xuyên liên quan đến công tác thu phí, lệ phí theo quy định
hiện hành.
- Chi hợp tác quốc tế: Đoàn ra đoàn vào.
- Chi khác: Trả gốc và lãi tiền vay (nếu có); sử dụng nguồn thu sự nghiệp
đóng góp từ thiện xã hội, chi trật tự an ninh, chi trợ cấp học sinh nghèo học
giỏi…
* Các khoản chi không thường xuyên: Là các khoản chi mang tính chất đột
xuất, bất thường diễn ra tại đơn vị. Bao gồm các khoản như:
- Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.
- Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang
thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ…
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao…
1.2. Kế toán chi hoạt động
1.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng
- Hóa đơn mua hàng hóa, dich vụ.
- Bảng thanh toán lương, bảng kê tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
- Phiếu xuất kho, phiếu chi.
SVTT: Trần Thanh Dũng
4
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
- Bảng kê thanh toán công tác phí, quyết toán chi hội nghị, bảng kê chi trợ
cấp khó khăn.
- Giấy rút dự toán
- Các chứng từ khác có liên quan.
1.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng.
- Kế toán sử dụng TK 661 – Chi hoạt động, để phản ánh các khoản chi
mang tính chất thường xuyên theo dự toán cho ngân sách đã được duyệt như: chi
dùng cho công tác nghiệp vụ, chuyên môn và chi quản lý bộ máy hoạt động của
các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn
thể, lực lượng vũ trang, các hội, tổng hội do Ngân sách Nhà nước cấp, do thu
phí, lệ phí, hoặc do các nguồn tài trợ, viện trợ, thu hội phí và các nguồn khác
đảm bảo, nhằm duy trì các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên của
đơn vị bằng nguồn kinh phí hoạt động.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 661 – Chi hoạt động:
- Bên Nợ: Các khoản chi hoạt động phát sinh ở đơn vị.
- Bên Có: Gồm:
+ Các khoản được phép ghi giảm chi và những khoản đã chi không được
duyệt.
+ Kết chuyển số chi hoạt động với nguồn kinh phí khi báo cáo quyết toán
được duyệt.
- Số dư bên Nợ: Các khoản chi hoạt động chưa được quyết toán hoặc
quyết toán chưa được duyệt.
* Các TK cấp 2: TK 661 được chia thành 3 TK cấp 2:
- TK 6611 – Năm trước: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc
kinh phí năm trước chưa được quyết toán.
Tài khoản 6611 có 2 TK cấp 3 là:
SVTT: Trần Thanh Dũng
5
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
+ TK 66111 – Chi thường xuyên: Dùng để phản ánh các khoản chi thường
xuyên bằng nguồn kinh phí thường xuyên thuộc năm trước chưa được quyết
toán.
+ TK 66112 – Chi không thường xuyên: Dùng để phản ánh các khoản chi
không thường xuyên như chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất Nhà nước giao, chi
thực hiện giảm biên chế, chi sửa chữa, mua sắm TSCĐ… bằng nguồn kinh phí
không thường xuyên thuộc năm trước chưa được quyết toán.
- TK 6612 – Năm nay: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc
nguồn kinh phí năm nay.
Tài khoản 6612 có 2 TK cấp 3 là:
+ TK 66121 – Chi thường xuyên: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt
động thường xuyen bằng nguồn kinh phí thường xuyên thuộc năm nay. Cuối
ngày 31/12 nếu quyết toán chưa được duyệt, số chi tập hợp trên TK này sẽ được
kết chuyển sang TK 66111 “Chi không thường xuyên” ( Thuộc năm trước):
+ TK 66122 – Chi không thường xuyên: Dùng để phản ánh các khoản chi
không thường xuyên bằng nguồn kinh phí không thường xuyên thuộc năm nay.
Cuối ngày 31/12 nếu quyết toán chưa được duyệt, số chi tập hợp trên TK
này được kết chuyển sang TK 66112 “ Chi không thường xuyên” ( Thuộc năm
trước):
- TK 6613 – Năm sau: Tài khoản này chỉ sử dụng ở những đơn vị được cấp
phát kinh phí cho năm sau để phản ánh các khoản chi trước cho năm sau, đến
cuối ngày 31/12 số chi TK này được chuyển sang TK 6612 “Năm nay”.
Tài khoản 6613 có 2 TK cấp 3:
+ TK 66131 – Chi thường xuyên: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt
động thường xuyên bằng nguồn kinh phí thường xuyên thuộc năm sau.
+ TK 66132 – Chi không thường xuyên: Dùng để phản ánh các khoản chi
không thường xuyên bằng nguồn kinh phí không thường xuyên thuộc năm sau.
1.2.3. Nguyên tắc hạch toán các khoản chi hoạt động
SVTT: Trần Thanh Dũng
6
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
- Phải tổ chức hạch toán chi tiết từng loại hoạt động theo từng nội dung chi
và theo dự toán được duyệt, theo mục lục NSNN. Đối với chương trình, dự án,
đề tài đồng thời phải hạch toán theo từng khoản mục chi theo quy định của từng
dự án hoặc theo từng khoản mục chi phí đối với hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
- Phải đảm bảo sự thống nhất giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi
tiết, giữa công tác hạch toán với việc lập dự toán chi về nội dung chi, phương
pháp tính toán các chỉ tiêu.
- Phải hạch toán chi tiết theo từng năm (năm trước, năm nay, năm sau).
- Không phản ánh vào tài khaonr này những khoán chi cho sản xuất – kinh
doanh, dịch vụ, chi phí đầu tư XDCB bằng vốn đầu tư, các khoán chi thuộc
chương trình, đề tài, dự án, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước theo giá hoặc
khung giá Nhà nước, chi phí trả trước.
- Đơn vị hạch toán theo MLNSNN các khoán chi hoạt động phát sinh từ các
khoán tiền, hàng viện trợ phi dự án và từ sổ thu phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân
sách nhà nước được để lại chi những đơn vị chưa có chwungs từ ghi thu, ghi chi
ngân sách theo quy điịnh của chế độ tài chính.
- Đơn vị không được xét duyệt quyết toán ngân sách năm các khoản chi
hoạt động từ các khoán tiền, hàng viện trợ và từ số phí, lệ phí đã thu phải nộp
ngân sách được để lại nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu ghi chi ngân sách
theo quy định. Các khoán chi hoạt động chưa được xét duyệt quyết toán như đã
nếu trên được phản ánh vào bên Nợ TK 661
- Hết kỳ kế toán năm, nếu quyết toán chua được được duyệt thì chuyển toàn
bộ sổ chi hoạt động trong năm chưa được duyệt từ TK 6612 sang TK 6611 để
theo dõi cho đến khi mbaos cacso quyết toán được duyệt. Riêng đối với sổ chi
trước cho năm sau theo dõi ở TK 6613 sang TK 6612 để tiếp tục tập hợp chi
hoạt động trong năm báo cáo.
1.2.4. Phương pháp hạch toán kế toán.
SVTT: Trần Thanh Dũng
7
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN (TK 66121)
661(66121) – Chi thường xuyên
334, 335
111, 112
Tiền lương, phụ cấp phải trả viên chức
Các khoản ghi giảm chi
Các khoản phải trả đối tượng khác
332
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Trên lương phải trả viên chức
311(3118)
Số chi thường xuyên sai quyết toán
241
không được duyệt phải thu hồi
Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn
461(46121)
TSCĐ hoàn thành
Kết chuyển số chi thường xuyên
211, 213
Đầu tư XDCB, mua sắm
để ghi giảm nguồn kinh phí chi
thường xuyên quyết toán được phê duyệt
TSCĐ hoàn thành bàn giao
đưa vào sử dụng
111, 461
Mua TSCĐ
đưa ngay vào sử dụng
Ghi đồng thời:
0081
466
111, 112, 152, 153…
Rút
Ghi đồng thời
dự
.
toán
Chi nghiệp vụ chuyên môn
Chi thường xuyên khác phát sinh
461
Rút dự toán chi thường xuyên
để chi trực tiếp
336
431
Tạm ứng kinh phí kho bạc chi trực tiếp
Lãi tỷ giá hối đoái của
431
hoạt động HCSN
Khi được tạm trích lập các quỹ
trong kỳ từ chênh lệch thu, chi
hoạt động thường xuyên
SVTT: Trần Thanh Dũng
Lỗ tỷ giá hối đoái của hoạt động HCSN
8
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI KHÔNG THƯỜNG XUYÊN.(TK 66122)
661(66122) Chi không thường xuyên
111, 152, 312, 331, 461,…
111, 112, 152,…
Các khoản ghi giảm chi
Các khoản chi thường xuyên
phát sinh
111, 331, 461,…
211
Mua TSCĐ
3118
đưa ngay vào sử dụng
Số chi sai quyết toán
2412
không được duyệt, phải thu hồi
Chi đầu tư XDCB Đầu tư XDCB
mua sắm TSCĐ mua sắm TSCĐ
(nếu qua lắp đặt)
hoàn thành
bàn giao đưa vào
sử dụng
461(46122)
466
Kết chuyển số chi không
Ghi đồng thời
thường xuyên để ghi giảm
nguồn KP không thường xuyên
2413
khi quyết toán được phê duyệt
Chi sửa chữa lớn Kết chuyển chi SCL
TSCĐ phát sinh
Ghi đồng thời:
TSCĐ hoàn thành
0082
Rút dự toán
chi
không thường xuyên
SVTT: Trần Thanh Dũng
9
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
1.2.5. Sổ kế toán
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ cái TK 661
* Sổ kế toán chi tiết
- Sổ chi tiết chi hoạt động
- Sổ tổng hợp chi hoạt động
SVTT: Trần Thanh Dũng
10
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI
HOẠT ĐỘNG TẠI SỞ TÀI CHÍNH NGHỆ AN
2.1. Tình hình chung về sở tài chính Nghệ An
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở tài chính Nghệ An.
Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 04/9/2009 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc ban hành quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở Tài chính Nghệ An
Quyết định số 799/2005/QĐ-UBND ngày 15/12/2005 của UBND tỉnh
Nghệ An về việc ban hành quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Sở Tài chính Nghệ An
Quyết định số 117/2003/QĐ-UB ngày 14/5/2003 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc ban hành quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của Sở Tài chính Nghệ An
Quyết định số 274/1999/QĐ-UB ngày 07/10/1999 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc bổ sung nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Sở Tài chính Nghệ An
Quyết định số 20/QĐ-UB ngày 03/02/1998 của UBND tỉnh Nghệ An về
việc bổ sung nhiệm vụ và điều chỉnh lại tổ chức bộ máy của Sở Tài chính Nghệ
An
Quyết định số 204/QĐ.UB ngày 21/10/1996 của UBND tỉnh Nghệ An về
việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở
Tài chính Nghệ An
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở tài chính Nghệ An
2.1.2.1. Vị trí chức năng:
+ Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ
An có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác
của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài
SVTT: Trần Thanh Dũng
11
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động
dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Sở Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự
chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh;
đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
Bộ Tài chính.
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về
lĩnh vực tài chính và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cơ chế chính sách và quản lý tài chínhngân sách:
a) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban
hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính;
- Dự thảo chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực
tài chính theo quy hoạch, kế hoạch, tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương;
- Dự thảo chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành
chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;
- Dự thảo phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp
ngân sách của địa phương; định mức phân bố dự toán chi ngân sách địa phương;
chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật
để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền;
- Dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương; các phương án cân đối ngân
sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách được
giao để trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền;
SVTT: Trần Thanh Dũng
12
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
b) Trình chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông
tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính; tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, dự án, đề án, phương án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở
sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
d) Về quản lý ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân
sách nhà nước:
- Hướng dẫn các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và cơ
quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo
quy định của pháp luật. Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách của các
cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của cấp dưới; lập dự toán thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương
án phân bổ ngân sách cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để trình hội đồng
nhân dân tỉnh quyết định;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Ủy ban dân
dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về thu tiền sử dụng
đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị
quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và các
khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà
nước trong các lĩnh vực tài sản nhà nước, đất đai, tài nguyên khoáng sản. Hướng
dẫn kiểm tra và tổ chức thực hiện việc thực hiện chính sách, xác định đơn giá
thu và mức thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp
vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà
thuộc sở hữu nhà nước;
- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc thực hiện công tác quản lý
thuế, phí, lệ phí, và các khoản thu khác trên địa bàn;
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn
vị sử dụng ngân sách: yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán khi phát
SVTT: Trần Thanh Dũng
13
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
hiện chi vượt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ
báo cáo Nhà nước;
- Thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn
huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huỵên; thẩm định và thông báo quyết toán
đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử
dụng ngân sách tỉnh; phê duyệt quyết toán kinh phí ủy quyền của ngân sách
Trung ương do địa phương thực hiện. Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà
nước, lập tổng quyết toán ngân sách hằng năm của địa phương trình Ủy ban
nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính;
- Quản lý các nguồn kinh phí ủy quyền của Trung ương, quản lý quỹ dự trữ
tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;
- Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phương theo
quy định của pháp luật; quản lý tài sản nhà nước đối với nguồn vốn tài trợ nước
ngoài trực tiếp cho địa phương thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương; giúp
Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai việc phát hành trái phiếu và các hình thức vay
nợ khác của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các đơn
vị sự nghiệp công lập và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý
hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp
luật;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai và tài chính ngân sách
của nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán và lĩnh vực
tài chính ngân sách báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư phát triển:
a) Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham
mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu
tư ngắn hạn, dai hạn trong và ngoài nước; xây dựng các chính sách, biện pháp
SVTT: Trần Thanh Dũng
14
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) trên địa bàn. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tài chính
đối với các chương trình, dự án ODA trên địa bàn.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng
dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển hằng năm; chủ trì
phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư
trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định phân bổ nguồn vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân
sách; kế hoạch điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết; xây
dựng kế hoạch điều chỉnh, điều hòa vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư từ
nguồn ngân sách địa phương.
d) Tham gia về chủ trương đầu tư; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến
theo thẩm quyền đối với các dự án đầu tư do tỉnh quản lý.
đ) Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử
dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của chủ đầu
tư và cơ quan tài chính huyện, xã; tình hình kiếm soát thanh toán vốn đầu tư của
Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện.
e) Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án
đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản của địa
phương theo quy định.
g) Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá
hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của địa phương,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ tài chính theo quy định.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản Nhà nước tại địa phương:
SVTT: Trần Thanh Dũng
15
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
a) Trình UBND tỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà
nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
b) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh các văn bản hướng dẫn về quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về tài sản nhà nước
thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước; đề
xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài
sản nhà nước theo thẩm quyền tại địa phương;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
theo thẩm quyền việc mua sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán,
tiêu hủy tài sản nhà nước, giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập
tự chủ tài chính và sử dụng tài sản nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập tự
chủ tài chính vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh,
liên kết;
đ) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài sản nhà nước trong
các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật;
e) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra các cơ
quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương trong việc thực hiện chính sách bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
g) Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử lý
hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài
sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước; tài
sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) khi dự án kết
thúc và các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
h) Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa giao cho tổ chức, cá
nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình
quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nước;
SVTT: Trần Thanh Dũng
16
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
i) Tham bưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến với các bộ, ngành và Bộ
Tài chính về việc sắp xếp nhà, đất của các cơ quan Trung ương quản lý trên địa
bàn;
k) Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa
phương; giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
f) Thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, hàng hóa từ Ngân sách nhà nước
theo phương thức tập trung khi được UBND tỉnh giao theo Quyết định số
179/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng chính phủ và Thông tư số
22/2008/TT-BTC ngày 10 tháng 03 năm 2008 của Bộ Tài chính.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý các quỹ tài chính Nhà nước (quỹ đầu tư
phát triển; quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ; quỹ phát triển nhà ở
và các loại hình quỹ tài chính nhà nước khác được thành lập theo quy định của
pháp luật):
a) Chủ trì xây dựng Đề án, thẩm định các văn bản về thành lập và hoạt
động của các quỹ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các vẫn
đề về đối tượng đầu tư và cho vay; lãi suất; cấp vốn điều lệ cho các quỹ theo quy
định của pháp luật;
b) Theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ; kiểm tra, giám sát
việc chấp hành chế độ quản lý tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác theo
phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Kiểm tra, giám sát các việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy
thác cho các tổ chức nhận ủy thác (các quỹ đầu tư phát triển, các tổ chức tài
chính nhà nước, …) để thực hiện giải ngân, cho vay, hỗ trợ lãi suất theo các mục
tiêu đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xác định.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính doanh nghiệp:
SVTT: Trần Thanh Dũng
17
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
a) Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh
nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; chính sách tài chính phục vụ
chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự
nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập, chế
độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán của các loại hình
doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý phần vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể do địa phương thành lập theo quy định
của pháp luật; thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu nhập,
trích lập và sử dụng các quỹ của công ty nhà nước; kiểm tra, giám sát, đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
đ) Tổng hợp tình hình chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà
nước, phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên địa bàn, tình
hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp do địa
phương thành lập hoặc góp vốn, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng
Bộ Tài chính;
e) Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính phục vụ chính
sách phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể trên địa bàn theo quy định của pháp
luật.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý giá và thẩm định giá:
a) Chủ trì xây dựng phương án giá hoang hóa, dịch vụ và kiểm soát các yếu
tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền;
b) Thẩm định phương án giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ công ích nhà nước
đặt hàng giao kế hoạch, sản phẩm còn vị thế độc quyền do các sở, đơn vị, hoặc
doanh nghiệp xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
SVTT: Trần Thanh Dũng
18
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thương giá, kiểm
soát giá độc quyền, chống bán phá giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết;
d) Thẩm định dự thảo quyết định ban hành bảng giá các loại đất và phương
án giá đất tại địa phương để Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định;
đ) Công bố danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, đăng ký giá,
kê khai giá và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá tại địa phương theo
quy định của pháp luật;
e) Tổng hợp, phân tích và dự báo sự biến động giá trên địa bàn; báo cáo
tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo quy
định của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh;
g) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về giá và thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa
bàn.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý dịch vụ tài chính:
Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính thuộc lĩnh vực tài chính kế toán,
kiểm toán độc lập, đầu tư tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xổ số, đặt
cước và trò chơi có thưởng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo theo
thẩm quyền:
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết kiếu nại tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được
giao theo quy định của pháp luật.
+. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức,
viên chức:
SVTT: Trần Thanh Dũng
19
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
a) Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn
chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị thuộc Sở; Trưởng phòng,
phó Trưởng phòng của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh sau khi thống nhất với Sở quản lý ngành,
lĩnh vực có liên quan để trình UBND tỉnh quyết định.
b) Dự thảo quyết định thành lập, sát nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các
đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật trình Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở
Nội vụ) xem xét quyết định.
c) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Thanh tra,
các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên
chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi
dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, thuộc phạm
vi quản lý của Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của
pháp luật.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân cấp quản lý tổ chức, bộ máy và
cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác:
a) Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính theo quy định của pháp
luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn
nghiệp vụ được giao.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy
định của pháp luật
SVTT: Trần Thanh Dũng
20
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của sở tài chính Nghệ An.
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
Tổ
chức
cán
bộ
Phòng
ngân
sách
tỉnh
Phòng
đầu tư
xây
dựng
có bản
P. GIÁM ĐỐC
Phòng
thanh
tra
Phòng
ngân
sách
huyện
xã
Trung
tâm hỗ
trợ tư
vấn tài
chính
P. GIÁM ĐỐC
Phòng
quản
lý giả
và
công
sản
P. GIÁM ĐỐC
Phòng
hành
chính
sự
nghiệp
Văn
phòng
Sở
Phòng
tài
chính
doanh
nghiệp
Công ty
TNHH 1
Thành
viên
SXKD
Giám đốc: là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân
Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của Sở;
Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Sở và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công; khi Giám đốc
Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các
hoạt động của Sở;
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại sở tài chính Nghệ An
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại sở tài chính Nghệ An
a) Sơ đồ bộ máy kế toán tại sở tài chính Nghệ An.
Kế toán trưởng
Kế toán tiền lương
SVTT: Trần Thanh Dũng
Kế toán tổng hợp
21
Thủ quỹ
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
b. Chức năng của bộ máy kế toán.
- Kế toán: Phụ trách chung bộ phận kế toán giúp giám đốc lập kế hoạch
theo dõi thu – chi ngân sách theo báo cáo quyết toán quỹ năm.
- Kế toán chi: Phụ trách công tác ngân sách cho đơn vị, kiểm tra và theo dõi
quyết toán, theo dõi việc thu chi của trường kế toán thu – chi trực tiếp giao dịch
với kho bạc nhà nước, báo cáo vào sổ thu chi ngân sách tổng hợp, báo cáo thu
chi ngân sách hàng tháng khoá sổ hàng năm.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chức năng của thủ quỹ
mà Nhà nước quy định giúp kế toán chi theo dõi dự toán kinh phí của đơn vị.
c. Nhiệm vụ.
- Kế toán ở đơn vị có nhiệm vụ lập đầy đủ dự toán xin kinh phí duy trì hoạt
động theo chức năng nhiệm vụ được giao trao đổi việc sử dụng và chấp nhận
kinh phí ở đơn vị. Cụ thể kế toán phải tiến hành:
+ Tổ chức ghi chép các khoản chi hoạt động của đơn vị đúng nội dung dự
toán đã được phê duyệt theo đúng quy định chế độ giáo dục.
+Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu chi kiểm
tra việc ghi sổ kế toán các khoản chi theo quy định.
+ Cung cấp số liệu giáo dục về tình hình chi làm cơ sở lập dự toán chi sau
này, xây dựng định mức chi tiêu, phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn
kinh phí, vốn quỹ ở đơn vị.
2.1.4.2.. Hình thức kế toán đơn vị áp dụng tại sở tài chính Nghệ An
Hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng là hình thức kế toán trên máy vi tính
SVTT: Trần Thanh Dũng
22
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
Áp dụng phần mềm DAS
Chứng từ
Xem
Nhập
Chứng từ
Sổ kế toán
PHẦN MỀM DAS
Bảng tổng hợp
Chứng từ gốc
In
Nhập
Báo cáo tài
chính
2.1.4.3. Các chính sách kế toán áp dụng tại sở tài chính Nghệ An.
- Chế độ kế toán áp dựng: - Hiện nay đơn vị đang áp dụng chế độ kế toán
áp dụng cho các đơn vị HCSN theo quyết định số 19/2006/QĐ- BTC ngày
30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các chế độ về quản lý tài chính khác
áp dụng cho linh vực HCSN
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong năm kế toán: Đồng Việt Nam (VND)
- Niên độ kế toán được bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 của năm dương lịch.
SVTT: Trần Thanh Dũng
23
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
2.2. Thực trạng kế toán chi hoạt động tại sở tài chính Nghệ An
2.2.1. Dự toán của sở tài chính Nghệ An
Lập dự toán là một khâu quan trọng không thể thiếu được của công tác kế
toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc chi tiêu
đúng mục đích. Dự toán còn là căn cứ để cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt
nội dung chi thường xuyên cho đơn vị đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm
vụ được giao.
a. Căn cứ lập dự toán năm:
Hàng năm vào cuối quý III (tháng 9), kế toán tiến hành công tác lập dự
toán căn cứ vào các nội dung sau:
- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao năm kế hoạch.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn định mức do Nhà nước quy định.
- Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán chi năm báo cáo được xem xét và
phê duyệt.
Dự toán năm kế hoạch được lập theo nội dung chi quy định trong mục lục
ngân sách.
b. Các bước lập dự toán năm.
- Giao dự toán.
- Phân bổ dự toán.
- Quyết toán.
2.3.2. Công tác lập dự toán quý.
Trên cơ sở dự toán năm đã được phê duyệt (hàng quý, hàng tháng, cuối quý
trước) phải lập dự toán quý sau để bảo đảm cho việc chi tiêu hợp lý, kịp thời.
a. Căn cứ lập dự toán quý.
- Căn cứ vào dự toán năm được duyệt.
- Căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị.
b. Cách lập dự toán quý.
SVTT: Trần Thanh Dũng
24
Lớp K2B – Kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Thanh Bình
Dự toán quý lập theo nội dung các mục lục chi theo mục lục ngân sách và
chi theo tháng, đơn vị lập dự toán quý xong gửi lên cấp trên có thẩm quyền kho
bạc Nhà nước (KBNN) để làm căn cứ cho việc cấp phát và quản lý chi tiêu của
đơn vị.
(Trích dự toán chi Ngân sách năm 2012.)
Mẫu sổ dự toán kinh phí năm.
SỞ TÀI CHÍNH NGHỆ AN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012
Chương 418. Loại 460. Khoản 463
Đơn vị tính: 1000đ
Nội dung
Tổng số
I/ Quản lý hành chính
Chương 418 loại 460 khoản 463
Thực hiện tự chủ
Các khoán chi khác
Thực hiện không tự chủ
Chi cho nghiệp vụ chuyên môn
Tổng số
Quý I
Quý IV
tiền
9.550.000 2.590.000 3.470.000 1.220.000 2.270.000
9.550.000
5.976.000
5.976.00
0
3.574.000
KẾ TOÁN TRƯỞNG
SVTT: Trần Thanh Dũng
Trong đó
Quý II
Quý III
1.909.00
1.663.00
0
0
1.725.00
1.232.00
0
0
739.000
2.330.000
617.000
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
25
Lớp K2B – Kế toán