Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài tập thực hành làm quen với asterisk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.97 KB, 7 trang )

Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên
Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông
Môn: Cơ Sở Tin Học Viễn Thông
Bài thực hành số 2: LÀM QUEN VỚI ASTERISK

1.
GIỚI THIỆU ASTERISK
Asterisk là hệ thống chuyển mạch tích hợp vừa là công nghệ truyền thống TDM vừa là
chuyển mạch VoIP. Hình mô tả bên dưới cho thấy khả năng giao tiếp của hệ thống : giao
tiếp với điện thoại Analog thông thường, giao tiếp với thiết bị điện thoại VoIP, ngoài ra
còn có thể giao tiếp với mạng PSTN và các nhà cung cấp VoIP khác.
Asterisk là hệ thống chuyển mạch mềm, là phần mềm nguồn mở được viết bằng ngôn
ngữ C chạy trên hệ điều hành Linux. Asterisk đem đến cho người sử dụng tất cả các tính
năng và ứng dụng của hệ thống tổng đài PBX và cung cấp nhiều tính năng mà tổng đài
PBX thông thường không có được, đó là sự kết hợp giữa chuyển mạch VOIP và chuyển
mạch TDM, và khả năng mở rộng đáp ứng nhu cầu cho từng ứng dụng…
Không gói gọn thông tin liên lạc trong công ty mà các ứng dụng còn có thể giao tiếp với
mạng PSTN hoặc mạng VOIP (như voice777) cho phép gọi ra bất cứ số điện thoại nào có
trên mạng PSTN. Ngoài ra việc tích hợp vào các ứng dụng như CRM và hệ thống
Outlook làm cho khả năng ứng dụng của Asterisk linh hoạt hơn đáp ứng nhu cầu cần thiết
cho người sử dụng điện thoại.
Asterisk thoạt đầu được phát triển trên GNU/Linux nền x86 (Intel), nhưng giờ đây nó
cũng có thể biên dịch và chạy trên OpenBSD, FreeBSD và Mac OS X và cả Microsoft
Windows.

Hình 1. Sơ đồ tổng quát


Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên
Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông


2.
GIỚI THIỆU TRIXBOX
TrixBox là một chương trình mã nguồn mở được xây dựng trên nền hệ điều hành CentOS
kết hợp với phần mềm Asterisk. Mục tiêu của TrixBox là cung cấp cho người dùng
những giao diện và chức năng cấu hình, quản trị hệ thống Asterisk một cách thân thiện và
dể dàng nhất.
Sau khi cài đặt, chúng ta có thể cấu hình TrixBox thông qua giao diện web bằng cách gõ
vào trình duyệt địa chỉ : http://ip-of-trixbox-server

Chuyển sang giao diện Admin mode bằng cách click chọn vào ”switch” ở góc trên bên
phải màn hình sau đó gõ vào tài khoảng mặc định là : maint/password


Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên
Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông

Giao diện của menu System Status cho biết trạng thái hoạt động của server TrixBox.

Các công cụ cấu hình Asterrisk nằm tại menu Asterisk Æ FreePBX


Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên
Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông

3.
CẤU HÌNH GIAO TIẾP SIP VÀ IAX
Để thực hiện được cuộc gọi thông qua hệ thống Asterisk cần phải cấu hình: thứ nhất là
các kênh thông tin hay các số điện thoại extension trong tập tin cấu hình sip.conf,
iax.conf sau đó là cấu hình dialplan trong tập tin cấu hình extension.conf.
Trong các tập tin sip.conf và iax.conf được chia ra làm các section, mỗi section gọi là ngữ

cảnh được đặt trong cặp dấu []. Mỗi giá trị trong cặp dấu [] được khai báo là một kênh
thông tin sip (iax), ngoại trừ section chung [general] là phần cấu hình các thông số chung
cho các kênh SIP (IAX). Các session còn lại là các thiết lập riêng cho từng kênh và phủ
định tất cả các giá trị tại section [general] .
a. Server – Asterisk
- Tạo extension cho SIP device.


Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên
Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông

-

Việc tạo số nội bộ cho IAX Phone thực hiện hoàn toàn tương tự.
Sau khi tạo xong danh sách các số nội bộ ta phải cập nhật thay đổi lên server


Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên
Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông

b. Client
- SIP phone : sử dụng phần mềm X-Lite


Khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Khoa học tự nhiên
Bộ môn Mạng máy tính và Viễn thông

-

IAX phone : sử dụng IDEFISK




×