Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

10 kỹ năng mềm cần học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.23 KB, 29 trang )

Xin chia sẻ với các bạn trích đoạn một báo cáo do TS Phan Quốc Việt và thạc sĩ Nguyễn
Huy Hoàng viết:
Ở Việt Nam, các kỹ năng chưa được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng như trong
cuộc sống. Hình như nền giáo dục của chúng ta đang dựa trên một giả định “người ta
biết thì người ta sẽ làm được”. Và vì vậy họ cứ cố dạy cho học sinh, sinh viên thật nhiều
kiến thức hòng làm được việc khi ra trường. Nhưng thực tế đâu có vậy, từ biết đến hiểu
là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là
một khoảng cách còn xa nữa. Điều này dẫn đến một thực trạng là sinh viên khi ra trường
biết nhiều kiến thức nhưng lại không có khả năng làm việc cụ thể. Chỉ vài năm gần đây,
các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng” và “kỹ năng
mềm”.
Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện
nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng nghề nghiệp
(các kỹ năng kỹ thuật cụ thể như hàn, tiện, đánh máy, lái xe, lãnh đạo, quản lý, giám
sát…) và kỹ năng sống (các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tư duy, giải quyết xung đột, hợp
tác, chia sẻ…). Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các
kỹ năng sống là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng cần phải có.
Chúng ta tự hào về nguồn lao động dồi dào. Nhưng đó mới chỉ là số lượng. Chất lượng
lao động mới là vấn đề đáng bàn. Theo bà Nguyễn Thị Hằng (nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ,
TB & XH, Chủ tịch hội dạy nghề Việt Nam), hiện nay, Việt Nam còn đến hơn 50% lao
động trong tổng số hơn 10 triệu lao động chưa qua đào tạo cơ bản chính quy, mà chủ
yếu là vừa học vừa làm hoặc làm những công việc đơn giản. Điều đó cho chúng ta thấy
bức tranh tổng thể về kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động không có gì là sáng
sủa cho lắm và còn nhiều việc phải làm để có một bức tranh tươi sáng hơn. Điều tối
thiểu phải biết (nhưng lại không phải ai cũng biết), là xã hội bây giờ sử dụng sản phẩm
dùng được, chứ không sử dụng khả năng hay bằng cấp của con người. Anh không có kỹ
năng đánh máy, thì có thuộc lòng 10 quyển sách về Microsoft Office cũng vô nghĩa.
Anh không thiết kế nổi một cái nhà bình thường 3 tầng, thì có tốt nghiệp xuất sắc trường
Kiến trúc cũng vô nghĩa.
Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế Việt Nam, 10 kỹ năng sau là cơ bản
và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:


1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)
2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding)
3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)
5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
6. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)
7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)
8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
10. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
Như vậy ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được trang bị
thêm các kỹ năng hành nghề để đảm bảo có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ
1


chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược
của tổ chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế giới đã
phẳng ra, lâu nay chúng ta chỉ nghĩ đến xuất khẩu lao động, nhưng một thực tế mới đang
thách đố người lao động Việt nam là trong thời kỳ khủng hoảng người nước ngoài đang
đến tranh chỗ làm việc của ta. Chúng ta có thể bị thua ngay trên sân nhà.
Rõ ràng 10 kỹ năng mềm thiết yếu này không những chỉ giúp người lao động nâng cao
năng suất, hiệu quả công việc mà thực chất là giúp ích rất nhiều trong mọi khía cạch
cuộc sống ở gia đình ngoài xã hội tại công sở, nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống và
văn hóa xã hội, góp phần thay đổi diện mạo con người Việt nam.

2


KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ DÁM MẠO HIỂM
1. Khái niệm tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nó nhằm tìm ra
các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường
khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn
đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành
nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải.
Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà
nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật... hoặc trong các
phát minh, sáng chế. Một danh từ khác được giáo sư Edward De Bono (1933 -) sử dụng
để chỉ ngành nghiên cứu này và được dùng rất phổ biến là Tư duy định hướng.
Một số phương pháp tư duy sáng tạo đã và đang được triển khai thành các lớp học, các
hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổ chức xã hội, chính trị, chính trị - xã hội nhằm nâng
cao hiệu quả làm việc của cá nhân hay tập thể. Ở các trường trung học của các nước phát
triển, một số phương pháp quan trọng như tập kích não, giản đồ ý cũng đã được áp dụng
cho học sinh biết cách áp dụng dưới dạng thô sơ; đồng thời cũng đã có nhiều cơ sở giáo
dục tư thục giảng dạy các chuyên đề về phương pháp tư duy sáng tạo cho học viên mọi
lứa tuổi.
Đặc điểm
* Các bộ môn được xem là công cụ của ngành này bao gồm: Tâm lý học, giáo dục học,
luận lý học (hay logic học), giải phẫu học, và các tiến bộ về y học trong lĩnh vực nghiên
cứu não.
* Không có khuôn mẫu tuyệt đối: Cho đến nay vẫn không có phương pháp vạn năng
nào để khơi dậy khả năng tư duy và các tiềm năng khổng lồ ẩn chứa trong mỗi con
người. Tùy theo đặc tính của đối tượng làm việc và môi trường tại chỗ mà mỗi cá nhân
hay tập thể có thể tìm thấy các phương pháp riêng thích hợp.
* Không cần đến các trang bị đắt tiền: Cho đến nay, các phương pháp tư duy sáng tạo
chủ yếu vẫn là các cách thức tổ chức lề lối suy nghĩ có hướng và các dụng cụ sử dụng rất
đơn giản chủ yếu là giấy, bút, phấn, bảng, lời nói, đôi khi là màu sắc, máy chiếu hình, từ
điển... Một số phần mềm đã xuất hiện trên thị trường để giúp đẩy nhanh hơn quá trình
hoạt động sáng tạo và làm việc tập thể có tổ chức và hiệu quả hơn. Song, tại một số
trường học vẫn có thể tiến hành giảng dạy bộ môn này bằng những cuộc thảo luận

chuyên đề hỗ trợ không tốn kém.

3


Cuối cùng, khoa này cũng không giới hạn tầm nghiên cứu của nó cho việc ứng dụng
thành tựu mới của y học về não bộ và tin học và điều đó vẫn còn bỏ ngỏ cho các nhà
nghiên cứu.
* Không phức tạp trong thực nghiệm: Thực nghiệm của hầu hết các phưong pháp tư
duy sáng tạo hiện nay rất đơn giản. Nếu cần quá trình đào tạo cấp tốc có thể từ 1 buổi
cho tới dưới 1 tuần cho người học. Đa số các phương pháp đã đưọc ghi sẵn ra từng bước
như là những thuật toán. Điều kiện cho người thực hiện chỉ là sự hiểu biết và có khả
năng tư duy cũng như đôi khi cần đến sự hỗ trợ của các kho dữ liệu về kiến thức chuyên
môn mà vấn đề đặt ra có liên quan hay đề cập tới.
* Hiệu quả cao: Các phương pháp tư duy sáng tạo, nếu sử dụng đúng chỗ đúng lúc đều
mang lại lợi ích rất cao, nhiều giải pháp được đưa ra chỉ nhờ vào phương pháp tập kích
não. Các phương pháp khác cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà phát minh, nhất là
trong lĩnh vực kỹ thuật hay công nghệ.
* Giảm thiểu được áp lực quá tải của lượng thông tin: bằng các phưong án tư duy có
định hướng thì một hệ quả tất yếu là người nghiên cứu sẽ chọn lựa một cách tối ưu
những dữ liệu cần thiết, do đó tránh các cảm giác lúng túng, mơ hồ, hay lạc lõng trong
rừng rậm của thông tin
Những biện pháp bổ sung
Lưu ý:
Những thông tin y khoa của Wikipedia Tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và
không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị
liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.
* Y học: Thành tựu mới về y học, nhất là dược khoa, đã đem lại nhiều kết quả cho việc
nâng cao khả năng tư duy. Ngày nay, y học đã tìm ra rất nhiều dược chất có khả năng
chống lão hóa não hay chống sự suy giảm khả năng của trí nhớ trong đó có vai trò quan

trọng của các chất chống ôxi hóa, cũng như vai trò của các muối khoáng và các sinh tố
(vitamin) - đặc biệt là sinh tố A. Không chỉ các tiến bộ trong Tây y mà trong Đông y
người ta cũng đã có nhiều thành công trong việc dùng hỗn hợp các dược thảo với các
dược chất Tây y. Một vị thuốc Đông y nổi tiếng có khả năng phục hồi trí nhớ và giảm
stress là gingko bibola.
* Thiền: Thiền định là một phương pháp khá hữu hiệu để chống stress, tăng cường khả
năng đề kháng của cơ thể và tăng khả năng suy nghĩ tập trung vào một chủ đề. Đặc biệt
các phương pháp thiền Phật giáo còn giúp tư duy của hành giả trở nên độc lập trước mọi
thành kiến, kinh nghiệm, hay tri thức vốn đã được huấn tập từ trước trong não bộ. Chính
những kiến thức và kinh nghiêm này đôi khi là trở lực che mờ sự sáng suốt hay ngăn trở
sự độc lập của tư duy.
4


* Dưỡng sinh và rèn luyện sức khỏe: Một cá nhân không thể có những hoạt động trí não
sáng suốt mạnh mẽ nếu người không đủ sức khỏe để làm việc. Việc ăn uống điều độ,
dưỡng sinh đúng mực giúp rất nhiều cho việc giữ não bộ được linh hoạt và bền bỉ. Vai
trò của thực phẩm đặc biệt là các chất đạm rất cần thiết cho não bộ hoạt động bình
thưòng.
* Chế độ làm việc: Để giảm thiểu hậu quả không tốt do việc tập trung lâu, ngồi lâu và
bảo đảm cho sự bền bỉ hoạt động của não bộ nhiều chuyên gia đã cho lời khuyên là phải
có các vận động thể dục ngắn để giảm stress cũng như để buông xả bớt các căng thẳng
thần kinh sau mỗi 45-60 phút làm việc tập trung. Hơn nữa, bắt cơ thể làm việc với số giờ
quá nhiều trong một ngày sẽ làm giảm sức tập trung. Ngoài ra, tổ chức công việc có thứ
tự ngăn nắp cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả của quá trình tư duy.
* Các kho dữ liệu và vai trò hỗ trợ của tin học: Trong khi nghiên cứu các giải pháp mới
thì việc nắm bắt đầy đủ thông tin, tư liệu về vấn đề cần giải quyết là một điều cần thiết
trước tiên. Ngoài ra, để có được những ý kiến hay lời giải sáng tạo thì việc vận dụng
kiến thức, hiểu biết hay các công cụ mới là rất quan trọng. Ngày nay tận dụng khả năng
của tin học người ta có thể giảm thiểu nhiều công sức để tìm tòi tra cứu các kho dữ liệu

ở các nơi khác nhau. Đồng thời, có thể truy nhập hay tìm ra các kiến thức cần thiết cho
một vấn đề trong thời gian rất ngắn. Đặc biệt, với sự trợ giúp của Internet và các máy
truy tìm dữ liệu thì các thông tin rời rạc trưóc đây của nhân loại đã được nối lại thành
một kho dữ liệu quí báu khổng lồ rất tiện lợi cho việc khai thác và tận dụng chúng
1. Cách vận dụng tư duy sáng tạo
Ở bước đầu tiên của quy trình ra quyết định hay giải quyết vấn đề, việc nhìn
nhận đúng vấn đề được xem như một vị trí thuận lợi để áp dụng tư duy sáng tạo.
Việc này không hề đòi hỏi chi phí và chỉ cần rất ít thời gian, song lại có khả năng
hướng quy trình quyết định sang những lối đi mới mẻ và hữu ích hơn.
Một phương pháp sử dụng tư duy sáng tạo là xem xét quyết định hay vấn đề từ quan
điểm của người đứng ngoài cuộc, nghĩa là bạn phải tách rời quan điểm thông thường của
mình để nhìn nhận sự việc. Ví dụ, bạn có thể đánh giá công ty hoặc sản phẩm hay chất
lượng phục vụ của công ty dưới con mắt khách hàng.
Tất nhiên, bạn cũng có thể tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường nhưng việc đó khá
tốn kém và mất nhiều thời gian. Một phương án nhanh chóng lại tiết kiệm hơn là đặt
mình vào vị trí của khách hàng và thử giao dịch kinh doanh với chính công ty của bạn.
Bạn cũng nên nhờ một người đáng tin cậy hay một thành viên trong gia đình thử làm
điều đó.
Hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn.
Điều này dễ hay khó và ở mức độ nào? Sau đó hãy mua hàng thông qua các kênh phân
phối điển hình. Bạn có được kinh nghiệm gì khi mua hàng thông qua số điện thoại miễn
5


phí hay website của công ty? Bạn hãy thử thắc mắc hay phàn nàn điều gì đó với đại lý
bán hàng hay phòng dịch vụ khách hàng của công ty và lưu ý xem vấn đề này được xử
lý như thế nào.
Mục đích của phương pháp tư duy sáng tạo này là tìm hiểu công ty bạn từ quan điểm
của khách hàng. Những thông tin thu thập được sẽ giúp bạn tìm ra vị trí tốt nhất để nhìn
nhận vấn đề và tiến hành các bước cải thiện.

Khi phải đương đầu với một sự việc khó khăn hay một quyết định quan trọng, bạn hãy
suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề của nhóm bạn. Đừng bao giờ cho rằng bạn đã biết
được vấn đề đó, mà hãy cố gắng tiếp cận, đánh giá vấn đề theo nhiều cách khác nhau và
phân tích những thông tin hỗ trợ cho các giả định của bạn. Trong suốt quy trình này, bạn
hãy đặt những câu hỏi mở nhằm khuyến khích việc tìm hiểu vấn đề một cách chi tiết và
cặn kẽ hơn. Những câu hỏi đóng dựa trên các giả định đã được xác lập trước sẽ không
có lợi cho nhóm bạn.
Sau đây là ví dụ về các câu hỏi mở có tác dụng tạo nền tảng cho việc thảo luận và chia
sẻ ý kiến:
"Anh có thông tin đáng tin cậy nào cho thấy là chúng ta đang gặp khó khăn?".
"Đây là vấn đề độc lập hay có liên quan tới các phòng ban khác?".
"Chúng ta có thể đánh giá tầm quan trọng của vấn đề như thế nào?".
Trái lại, những câu hỏi đóng thường chỉ cho ra câu trả lời "có" hoặc "không". Ví dụ:
"Như vậy là anh đã trao đổi với phòng tài chính và phòng thiết kế về việc này phải
không?".
"Anh thật sự tin rằng chúng ta cần phải ra quyết định nhanh chóng ư?"
Việc thảo luận và chia sẻ ý kiến sẽ giúp bạn tìm ra cách nhìn nhận vấn đề đúng đắn nhất
để chuẩn bị sẵn sàng cho bước tiếp theo của quy trình ra quyết định, đó là đề xuất các
phương án.
Tóm tắt
+ Việc nhìn nhận vấn đề chính là cửa sổ tinh thần để chúng ta xem xét vấn đề, tình
huống hay cơ hội.
+ Nhìn nhận vấn đề đúng là yếu tố căn bản để có thể tiến đến quyết định hợp lý.
+ Hãy thận trọng vì một số người cố tình chuyển hướng vấn đề theo chủ đích cá
nhân của họ.
6


+ Hãy thử thách cách nhìn nhận vấn đề đầu tiên và chủ động tìm thêm những cách
nhìn nhận khác.

+ Hãy sáng suốt để nhận ra những giả định dựa trên thành kiến, cũng như những
sai lầm trong tất cả các cách nhìn nhận vấn đề.
1. Dám mạo hiểm
“Sống với mạo hiểm có nghĩa là vượt ra khỏi lối mòn, nhảy xuống khỏi vách núi và tạo
cho mình đôi cánh để có thể bay lên cao hơn” - Ray Bradbury
Quyết định từ bỏ công việc tại IBM để mở công ty riêng là một trong những mạo hiểm
lớn nhất của đời tôi. Tôi đã làm việc cho IBM 14 năm. Tính tới thời điểm đó, IBM là
công ty đầu tiên và duy nhất mà tôi làm việc. Tuy nhiên, tôi biết rằng mong muốn của
tôi là được làm công việc giúp những người khác thành công. Và để làm được điều đó,
tôi đã mạo hiểm bỏ hết tiền bạc, thời gian và tương lai đầy hứa hẹn ở IBM để làm một
sự thay đổi. Tôi biết rằng, nếu không làm như thế, tôi sẽ chẳng bao giờ bước đến được
với điều mình mong muốn. Sự đánh đổi đó quả thật rất xứng đáng, bởi vì giờ đây - trong
cương vị là một người thuyết trình giúp động viên tinh thần - sự nghiệp của tôi đã
chuyển qua một bước ngoặt mới còn tốt đẹp hơn nhiều lần những gì mà trước đây tôi
từng nghĩ.
Việc dám mạo hiểm từ bỏ hẳn công việc cũ để theo đuổi ước mơ giúp tôi có cơ hội
được gặp gỡ nhiều con người thú vị. Chính tôi đã góp phần tạo ra sự khác biệt trong
cuộc sống của họ thì đồng thời, rất nhiều người trong số họ cũng đã có những tác động
đáng kể trở lại đối với cuộc đời tôi.
Khi nhìn lại những gì đã trải qua, những sự mạo hiểm của tôi dường như trở nên quá
nhỏ bé khi so sánh với những phần thưởng lớn lao mà tôi đã nhận lại được. Nếu không
dám mạo hiểm, tôi sẽ chẳng bao giờ tạo nên bước đột phá ngoạn mục trong cuộc đời
mình.
Trong “ván bài” của cuộc đời, một số người chỉ đứng xem thờ ơ, một số người khác
thích thú reo hò, nhưng chỉ có một số ít người là thật sự tham gia cuộc chơi và điều đó
đòi hỏi ở bạn một chút mạo hiểm, phải làm một điều mà trước đây bạn chưa từng làm.
Điều này cũng có nghĩa là bạn sắp phải dịch chuyển ra khỏi “vùng an toàn” lâu nay của
mình. Ví dụ, bạn có thể phải xa rời người thân và bạn bè, căn nhà xinh xắn, hoặc là công
việc hiện tại với mức lương hậu hĩnh... Mặc dù sẽ rất khó khăn lúc ban đầu, nhưng bạn
phải chế ngự được nỗi sợ hãi đó để có thể vững lòng thẳng tiến trên con đường mình đã

chọn.
Hãy đón nhận những cơ hội mới mẻ đang đến - dù chúng đòi hỏi ở bạn một sự mạo
hiểm nhất định nào đó, hãy cân nhắc những điểm mạnh và yếu, phân tích những lợi thế,
7


tính trước những phương án dự phòng để có thể sẵn sàng đối đầu và xử lý linh hoạt
trước những điều bất ngờ không nằm trong hoạch định.
Muốn thành công nghĩa là phải mạo hiểm chấp nhận thất bại. Nếu bạn lúc nào cũng sợ
hãi và chọn lấy cho mình phương án an toàn nhất, thì bạn khó có thể mang lại cho mình
những cơ hội mới mẻ để khám phá con đường thành công của chính mình.
Để phát huy hết tiềm lực của bản thân, bạn phải có được một thái độ tích cực sẵn sàng
chịu trách nhiệm trước mọi quyết định của mình, một khi bạn đã quyết tâm dấn thân vào
mạo hiểm.
Bạn có thể giảm thiểu mức độ rủi ro xuống bằng cách tuân theo 3 bước sau :
- Chuẩn bị kỹ càng,
- Lên kế hoạch chi tiết
- và Tin tưởng vào quyết định của mình.
Việc cân nhắc, suy nghĩ thận trọng, thấu đáo, có niềm tin vào chính mình, làm việc một
cách khoa học, cộng với chút ít máu mạo hiểm đồng nghĩa với việc bạn đang đặt những
viên đá kiên cố, vững chắc, xếp chồng lên nhau, nâng từng bước bạn vươn tới thành
công.
Khi nắm lấy một cơ hội, khả năng xấu nhất có thể xảy ra là thất bại. Tuy nhiên, đôi khi
thất bại lại mở ra cho ta một cơ hội mới và như thế có nghĩa là bạn đã tạo cho mình một
khả năng thành công khác.
Nếu không dám đi bước đi đầu tiên mạo hiểm ấy, bạn sẽ không bao giờ biết được
chuyện gì có thể sẽ xảy ra!
“Hãy mạo hiểm những gì đã được tính toán kỹ. Điều này khác xa so với sự liều lĩnh.” Tướng George S. Patton Jr“Vấn đề tinh tế khó nhận ra nhất là ở chỗ, nếu bạn không
dám mạo hiểm gì cả, thì cuộc sống của bạn đang ở mức mạo hiểm cao nhất đấy” Erica Jong
Trích từ "Thay thái độ - Đổi cuộc đời" - Keith D. Harrell

4.

Thành công nhờ sự mạo hiểm

Sự thận trọng dường như là một quyết định khôn ngoan trong thời kỳ khủng
hoảng, nhưng sự mạo hiểm thông minh mới là giải pháp tuyệt vời.
Một thời gian ngắn sau khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều chuyên gia ở phố
Wall ngẫm ra rằng tình trạng suy thoái ngày càng được đẩy lùi nếu số lượng nhân viên
8


nữ giữ các trọng trách trong ngành tài chính ngày càng tăng. Theo lý lẽ của họ được
Forbes tổng hợp lại thì giới phụ nữ thường thận trọng và bảo thủ hơn đàn ông trong
những quyết định và họ không có hứng thú với những gì mạo hiểm.
Giáo sư Sylvia Maxfield, chuyên gia ngành quản lý tại trường Simmons School, Boston
không đồng ý với khái niệm phụ nữ không thích mạo hiểm.
Maxfield và các sinh viên của bà đã nghiên cứu 650 nhà quản lý là phụ nữ đã tham gia
hội thảo lãnh đạo toàn quốc Simmons năm 2008. Bà và các cộng sự đã hỏi họ về cách
đầu tư tiền và thời gian của họ khi giữ vị trí quan trọng trong công ty. Kết quả cho thấy
80% trong số họ nắm bắt cơ hội không thường xuyên cho lắm.
Thậm chí còn ngạc nhiên hơn, cuộc khảo sát tiết lộ rằng những người phụ nữ này suy
nghĩ về nguy hiểm theo một cách rất tính toán và cá nhân. "Chúng tôi thấy rằng họ nghĩ
về quyết định của họ có tác động tới phần còn lại của tổ chức hoặc gia đình họ rất nhiều.
Nhưng họ lại nói về sự mạo hiểm với thái độ trung lập. Có người lại nói 'tôi thấy sự mạo
hiểm là yếu tố cần thiết để gặt hái thành công'.
Dù bạn có tin phụ nữ có mạo hiểm hay không thì có một điều chắc chắn là: sự mạo hiểm
khôn ngoan là yếu tố cần thiết đối với bất kì lãnh đạo nào muốn giúp doanh nghiệp của
mình đạt được thứ hạng cao.
"Nếu bạn muốn phá vỡ nguyên tắc, bạn phải làm sao để được mọi người nhìn nhận thấy,
và đừng quên là người ta nhìn thấy bạn cũng có nghĩa là bạn dễ bị nguy hiểm hơn", đó là

ý kiến của Shelia Wellington, giáo sư chuyên ngành quản trị và doanh nghiệp thuộc đại
học New York và trường doanh nhân Stern School, đồng thời là tác giả cuốn Be Your
Own Mentor.
Alison Levine, vận động viên leo núi và là người sáng lập công ty tư vấn lãnh đạo doanh
nghiệp Daredevil Strategies, thuộc San Francisco nói: "Đáng tiếc là hầu hết trong chúng
ta lại không giỏi trong việc đánh giá tính chất của sự mạo hiểm. Mọi người thường chỉ
đánhg giá được nó sau khi 'sự đã rồi'. Levine cũng là đội trưởng đội leo núi nữ của Mỹ
lần đầu tiên chinh phục đỉnh Everest năm 2002. Cô nói thêm: "Trong môn leo núi, nếu
đội của bạn leo tới đỉnh rồi trở lại mặt đất an toàn thì được coi là một sự mạo hiểm thành
công. Còn nếu họ bỏ mạng hoặc một ai đó bị chấn thương nặng thì mọi người sẽ nói
rằng đó là một sự mạo hiểm ngu ngốc. Thực tế, sự mạo hiểm bao gồm cả hai trường hợp
kể trên, và nó là ý kiến được hình thành từ nhiều bài học thực tế".
Có 3 yếu tố để thành công với sự mạo hiểm:
Tự tin, giữ vững quyết tâm trước khó khăn
Làm thế nào bạn có thể phân biệt được đâu là sự mạo hiểm khôn ngoan trong hệ thống
kinh tế? Levine nói điều đầu tiên là phải chấp nhận rằng kinh nghiệm chẳng là gì ở đây
9


cả, sự thông minh trong cách xử lý mới là điều quan trọng bởi bất ngờ luôn luôn có thể
xảy ra.

"Người leo núi hiểu rằng ngọn núi luôn to lớn và vượt quá sức của mình, bạn cần có
chiến lược và phải luôn ý thức được rằng bạn không có được quyền kiểm soát hoàn toàn
tình hình", Levine nhấn mạnh.
Nhà huấn luyện quản lý M.J.Ryan đến từ vịnh San Francisco, là tác giả cuốn
AdaptAbility: How to Survive Change You Didn't Ask For đồng ý với ý kiến cho rằng
sự tự tin và thái độ tích cực là yếu tố cần thiết cho sự thành công. Tuy nhiên, bà cũng nói
thêm: "Sức mạnh của sự quyết tâm là vô cùng lớn lao, nhưng có một thực tế là cuộc
sống rất phức tạp, có nhiều thế lực lớn hơn cả sự quyết tâm của bạn".

Bỏ qua quá khứ
Levine kể nhiều người mà cô từng huấn luyện đã tranh cãi rằng họ không thể mạo hiểm
rời bỏ những vị trí hiện tại hoặc những công việc đang làm bởi họ đã đầu tư vào đó
nhiều thứ cả về thời gian và sự nỗ lực. Cô đã chỉ dẫn họ về sự thành công phi lô gic, nói
với họ những gì họ đầu tư tiền của, công sức trong quá khứ mà không đem lại hiệu quả
thì đừng nên cố gắng nữa và nên thay đổi.
"Kể cả khi gần tới đỉnh núi sau khi đã đổ bao nhiêu mồ hôi, thậm chí cả máu và nước
mắt mà bất chợt có một cơn bão ập đến... một ai đó trong đội bị chóng mặt ở độ cao hay
có vấn đề về sức khỏe thì bạn vẫn phải quay về".
Việc này cũng giống với các doanh nghiệp, không có thứ gì là tốt đẹp mãi mãi và bạn
phải thay đổi, chấp nhận sự thay đổi.
Đương đầu với sợ hãi
Levine nói sự sợ hãi thất bại là một nhân tố chính cản trở mọi người dám mạo hiểm và
đây là một điều đáng tiếc. "Tôi nghĩ dù vấp ngã ở đâu thì nó cũng là một điều tốt, khi
bạn không đạt được thành công thì đó là lúc bạn nhìn ra những điểm yếu của bản thân.
Nhìn nhận và học tập được từ những kinh nghiệm như thế mới giúp bạn có những thành
công lớn hơn".
Ryan tán đồng với thuyết 'có gan làm giàu' nhưng cũng cho biết bà đã làm việc với
nhiều khách hàng là những người chịu đựng nhiều hơn cả sự xấu hổ khi một vấn đề hay
dự án xấu đi. Bà đã gọi điện cho một doanh nhân và nói với nhân viên kế toán của anh ta
rằng anh ta sẽ mất cả nhà lẫn công ty nếu tiếp tục theo đuổi tham vọng của mình.
Cuối cùng, Levine chốt lại: "đôi khi sự tự thỏa mãn lại chính là một hiểm nguy".
10


Kỹ năng 2: Kỹ năng lãnh đạo bản thân và
hình ảnh cá nhân
Phần 1: Kỹ năng lãnh đạo bản thân

Kỹ năng lãnh đạo được xem như một nhân tố quan trọng trong lĩnh vực quản

lý. Một nhà quản lý giỏi cũng có thể là một nhà lãnh đạo giỏi và ngược lại.
Nhà lãnh đạo cũng giống như người thuyền trưởng của con tàu, một thuyền
trưởng giỏi sẽ dẫn dắt con tàu vượt qua sóng cả để về đến bến an toàn.

Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo với những phẩm chất cốt yếu? Bạn
có thể phát triển khả năng của bản thân để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi?
Câu trả lời cho những câu hỏi trên của bạn là CÓ. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời
qua các trắc nghiệm về khả năng lãnh đạo cũng như học hỏi từ những Video
của các chuyên gia trong lĩnh vực và các Video về chính những nhà lãnh đạo lỗi
lạc trong chuyên đề KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO - LEADERSHIP SKILLS của
chuyên trang.
11


Kỹ năng lãnh đạo là một phẩm chất bạn cần phải học hỏi và rèn luyện. Cách học
tốt nhất chính là từ những kinh nghiệm của bản thân. Năng lực lãnh đạo được
phát triển qua kinh nghiệm thực tế, qua những cọ sát, thử thách với công việc
hằng ngày. Cũng như đối với mọi vấn đề khác trong cuộc sống, càng có nhiều
thời gian khám phá khả năng lãnh đạo thực tế thì bạn càng gặt hái nhiều điều từ
nó. Từ nền tảng lý thuyết, ý tưởng và kinh nghiệm của những bậc tiền bối mà
chuyên đề cung cấp, kết hợp với thực nghiệm của chính bản thân, các bạn sẽ
dần dần khám phá được khả năng lãnh đạo của bản thân cũng như học hỏi
thêm được những kỹ năng, phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo xuất chúng.

Trắc nghiệm: Bạn có phải là một nhà lãnh đạo giỏi?
Đối với bạn thì ai là một nhà lãnh đạo giỏi? Có thể đó là một chính trị gia, một
doanh nhân tiếng tăm, hoặc cũng cỏ thể là một người hoạt động tôn giáo. Hoặc
đó có thể là người mà chỉ có cá nhân bạn và một số người biết đến như thủ
trưởng trong cơ quan, thầy giáo hay một người bạn của bạn.
Bạn có thể thấy ở con người đó phẩm chất lãnh đạo trên mọi phương diện. Tuy

nhiên, một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ đơn giản là phải có trách nhiệm trong
mọi công việc mà hơn thế nữa họ cần phải là người dẫn đường có cái nhìn sáng
suốt và quản lý một cách có hiệu quả.
Làm lãnh đạo đã khó, làm lãnh đạo giỏi còn khó hơn gấp nhiều lần. Lãnh đạo
không chỉ đơn thuẩn là một chức danh, một vị trí, một sự bổ nhiệm mà hơn thế,
lãnh đạo chính là khả năng tạo ra ảnh hưởng với tất cả mọi người. Do đó, muốn
làm lãnh đạo giỏi, phải có những "bí kíp" riêng.
Vậy làm thế nào để phát huy khả năng lãnh đạo của bản thân? Bạn có thể bắt
tay vào công việc đầu tiên đó chính là việc phân tích, tìm hiểu sâu hơn về khả
năng lãnh đạo của bản thân trong từng lĩnh vực riêng biệt của công tác lãnh
đạo. Hãy hoàn thành bài trắc nghiệm dưới đây để xác định xem liệu bạn có phải
là một nhà lãnh đạo sáng suốt rồi hay chưa và liệu bạn có cần phải bồi dưỡng
thêm những kỹ năng cần thiết khác của một nhà lãnh đạo hay không.

12


1. Khi phân chia công tác bạn luôn chú trọng đến kỹ năng cũng như sở thích của
mỗi người.
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
2. Bạn có thường nghi ngờ khả năng thành công của chính bản thân mình?
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn

3. Bạn có phải là người chỉ quan tâm đến thành quả cao nhất của mọi người?
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
4. Bạn mong muốn nhân viên của mình phải nâng cao chất lượng làm việc hơn
là đòi hỏi bản thân mình phải nỗ lực hơn nữa trong công việc?
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
5. Khi ai đó có chuyện buồn, bạn cố gắng để hiểu được cảm xúc của anh ấy (cô
ấy).
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
13


6. Khi hoàn cảnh thay đổi, bạn có thể cố gắng hết sức để xác định được việc mà
mình cần phải làm trong hoàn cảnh đó.
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn

7. Bạn cho rằng, không nên để cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến năng suất
làm việc.
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
8. Bạn luôn tích cực trong công việc vì bạn biết là điều đó có thể dẫn tới thành
công.
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
9. Bạn cho rằng thật lãng phí thời gian để lo lắng về tinh thần làm việc của cả
đội.
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
10. Bạn thường xuyên tỏ ra buồn bã và lo lắng ở nơi làm việc.
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
14



11. Hành động của bạn chỉ rõ cho người khác thấy là bạn muốn gì ở họ.
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
12. Khi bạn làm việc theo nhóm, bạn khuyến khích mọi người làm việc trên tinh
thần hướng tới mục tiêu chung.
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
13. "Bạn luôn mong muốn người khác làm đúng theo quy tắc và mong đợi của
bạn"
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
14. Bạn thích lên kế hoạch cho tương lai
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
15. Bạn ‘mất tinh thần’ khi bị người khác chỉ trích.
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng

• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn

15


16. Bạn dành thời gian để tìm hiểu xem mọi người cần gì ở mình để họ có thể
thành công.
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
17. Bạn là người lạc quan về cuộc sống và luôn nhìn xa trông rộng.
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
18. Bạn thích những con người chịu khó học hỏi những kỹ năng mới, thích
những thử thách mới.
• a) Không bao giờ
• b) Hiếm khi
• c) Thỉnh thoảng
• d) Thường xuyên
• e) Luôn luôn
Phần 2: Hình ảnh cá nhân
Để mọi người phân biệt được chúng ta trong số đông đã khó và càng khó hơn
nữa để họ nhớ được và hiểu được giá trị bản thân ta.
Tuấn Tài quan niệm, để xây dựng thương hiệu bản thân cần phải luôn trau dồi

và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm
Để mọi người phân biệt được chúng ta trong số đông đã khó và càng khó hơn
nữa để họ nhớ được và hiểu được giá trị bản thân ta.
Giá của hàng hiệu
Thương hiệu tốt giúp ứng viên có giá trị hơn trên thị trường lao động, góp phần
đem lại tiền tài và thành công. Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton kiếm hàng chục
16


ngàn USD trong mỗi buổi diễn thuyết. Các khoá học của Giáo sư John
A.Quelch, Phó hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard - ĐH Harvard tại VN
luôn thu hút đông đảo doanh nhân tham dự. Có những người rất nổi bật đến
mức tên họ xuất hiện ở đâu đồng nghĩa với thành công ở đó. Họ là những người
đã có thương hiệu cá nhân.
Một buổi ca nhạc có thể “cháy vé” vì một cái tên ca sĩ, giá cổ phiếu của một công
ty có thể “sốt” đột ngột trên sàn giao dịch khi công ty đó vừa ký hợp đồng với
một Giám đốc điều hành tài năng, một hội trường có thể chật kín nếu có một
chuyên gia nổi tiếng đến diễn thuyết… Cũng giống như thương hiệu doanh
nghiệp tốt giúp sản phẩm bán chạy và được giá hơn trên thị trường, tiếng tăm
tốt của người lao động giúp đem lại nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp. Ngược
lại, nếu một nhân tài không được biết đến, nhiều cơ hội thăng tiến và tăng thu
nhập có khả năng bị bỏ qua. Cụ thể, Trần Tuấn Tài (chuyên viên tư vấn hệ
thống thông tin và phân tích kinh tế, công ty FCG Việt Nam, thành viên của tập
đoàn Computer Sciences Corporation, Hoa Kỳ) đã xây dựng trang web cá nhân
taitran.com từ khi còn là sinh viên năm II đã giúp anh được đông đảo nhà tuyển
dụng biết đến từ rất sớm. Trong khi đó, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp, đồng
trang lứa với anh, loay hoay “nộp đại trà” hồ sơ xin việc cho nhà tuyển dụng
mà lại không được chú ý đến.
“Nổi” nhưng không “nổ”
Có nhiều người vẫn đang vô tình xây dựng thương hiệu cho chính mình thông

qua lao động và xử sự. Làm các trang web cá nhân, tham gia các diễn đàn, hoạt
động xã hội, tham gia văn nghệ, viết báo hoặc tạo ra sự khác biệt để được báo
giới nhắc đến, tham gia các hội thi hay chỉ đơn giản là thể hiện tốt trong các
buổi thuyết trình, báo cáo công việc, họp mặt nhóm… là những cách để hình
ảnh của bạn được biết đến. Thương hiệu cá nhân có được từ hình ảnh tốt được
biết đến và thừa nhận rộng rãi. Ví dụ, từ khi đi làm, Tài luôn tự nghiên cứu, học
hỏi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trên trang web riêng của mình. những nỗ
lực của anh được ghi nhận khi anh được chọn vào chương trình đào tạo lãnh
đạo của công ty.
Thế nhưng, để thăng tiến lâu dài, cần có năng lực thực sự, vì khi đó, người lao
động thể hiện mình bằng chính hành động cụ thể chứ không chỉ là lời nói đơn
thuần. Do đó, cần phải nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình để học hỏi
17


lấp đầy mặt yếu và phát triển điểm mạnh, độc đáo của riêng mình mà không bị
“án bóng” bởi những “cây đại thụ” trong ngành nghề.
“Nhiều bạn lớp mình vẫn ngại ngần không muốn thể hiện mình trong tập thể vì
cho rằng nổi bật quá có thể gây khó chịu cho người khác, bị nói xấu hoặc thậm
chí tẩy chay” - một sinh viên thổ lộ. Thật ra, việc này chỉ thực sự gây hại khi bạn
khoác lác, ngạo mạn hay thể hiện không đúng lúc hay đúng cách, tỏ ra hợm
hĩnh. Cần phải biết hài hòa giữa cái “tôi” và cái “ta” trong tập thể, chẳng hạn:
thể hiện năng lực của mình nhưng không phỉ báng, chê bai người khác, nhiệt
tình giúp đỡ mọi người…
Chốt lại, cốt lõi của tạo dựng thương hiệu cá nhân chỉ nằm ở 2 chữ: “Sống đẹp”:
miệt mài lao động, có trách nhiệm với bản thân, có cái nhìn tích cực và lạc quan,
xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, sống hòa đồng với tập thể… Có
thể tham khảo thêm các trang web như: Personalbrandingsummit.com,
Reachcc.com và những quyển sách như “How to sell yourself” của Arch
Lustberg, “The Power of Personal Branding” của Tim O’Brien…

Khi đã xây dựng và phát triển được thương hiệu cá nhân cũng là lúc bạn đã có
vị thế trong lĩnh vực nghề nghiệp, được nhiều người xem là một tấm gương để
vươn đến hoặc thậm chí là đánh bật bạn ra khỏi vị trí của mình. Chính vì vậy,
càng được biết đến thì càng nên cẩn trọng và không ngừng phấn đấu.

Kỹ năng 4: Kỹ năng lập kế hoạch và tổ
chức công việc
Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt
nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Tài liệu lập kế hoạch của các nhà quản lý
cấp trung và cấp cao. Rất cần thiết trong việc định hướng công việc và kinh
doanh của công ty.

18


1. Khái niệm
Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt
nhất để thực hiện những mục tiêu đó.
Nó liên hệ với những phương tiện cũng như với những mục đích. Tất cả những
người quản lý đều làm công việc hoạch định.
2. Ý nghĩa
- Tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống quản lý
- Phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức hữu hiệu hơn.
- Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức.
- Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các quản lý viên
khác.
- Sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài
- Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra.
3. Làm thế nào xác định công việc?
Khi bắt đầu một công việc mới, làm thế nào để triển khai công việc đó hoàn

19


hảo?
Nếu bạn không có phương pháp để xác định đầy đủ các yếu tố, bạn có thể bỏ
sót nhiều nội dung công việc. Đó chính là một lỗ hổng trong hoạch định công
việc
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CÔNG VIỆC (5W H 2C 5M)
- Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 1W (why)
- Xác định nội dung công việc 1W (what)
- Xác định 3W: where, when, who
- Xác định cách thức thực hiện 1H (how)
- Xác định phương pháp kiểm soát – 1C (control)
- Xác định phương pháp kiểm tra – 1C (check)
- Xác định nguồn lực thực hiện 5M
3.1 Xác định mục tiêu yêu cầu (Why)
Khi phải làm một công việc, điều đầu tiên mà bạn phải quan tâm là:
- Tại sao bạn phải làm công việc này?
- Nó có ý nghĩa như thế nào với tổ chức, bộ phận của bạn?
- Hậu quả nếu bạn không thực hiện chúng?
Why (tại sao?) là 1W trong 5W. Khi bạn thực hiện một công việc thì điều đầu
tiên bạn nên xem xét đó chính là why với nội dung như trên.
Xác định được yêu cầu, mục tiêu giúp bạn luôn hướng trọng tâm các công việc
vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.
3.2 Xác định nội dung công việc (What?)
1W = what? Nội dung công việc đó là gi?
Hãy chỉ ra các bước để thực hiện công việc được giao.
Bạn hãy chắc rằng, bước sau là khách hàng của bước công việc trước.
3.3 Xác định 3W
Where: ở đâu, có thể bao gồm các câu hỏi sau:

- Công việc đó thực hiện tại đâu?
- Giao hàng tại địa điểm nào?
20


- Kiểm tra tại bộ phận nào?
- Testing những công đoạn nào?…
When: Công việc đó thực hiện khi nào, khi nào thì giao, khi nào kết thúc…
- Để xác định được thời hạn phải làm công việc, bạn cần xác định được mức độ
khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc.
- Có 4 loại công việc khác nhau:
+ Công việc quan trọng và khẩn cấp,
+ Công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp,
+ Công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp,
+ Công việc không quan trọng và không khẩn cấp.
Bạn phải thực hiện công việc quan trọng và khẩn cấp trước.
Who: Ai, bao gồm các khía cạnh sau:
- Ai làm việc đó
- Ai kiểm tra
- Ai hổ trợ.
- Ai chịu trách nhiệm…
3.4 Xác định phương pháp 1h
H là how, nghĩa là như thế nào? Nó bao gồm các nội dung:
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện là gì (cách thức thực hiện từng công việc)?
- Tiêu chuẩn là gì?
- Nếu có máy móc thì cách thức vận hành như thế nào?
3.5 Xác định phương pháp kiểm soát (Control)
Cách thức kiểm soát (control) sẽ liên quan đến:
- Công việc đó có đặc tính gì?
- Làm thế nào để đo lường đặc tính đó?

- Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào?
- Có bao nhiêu điểm kiểm soát và điểm kiểm soát trọng yếu
(Xem chi tiết qua tài liệu về MBP – phương pháp quản lý theo quá trình)
21


3.6 Xác định phương pháp kiểm tra (check)
Phương pháp kiểm tra (check) liên quan đến các nội dung sau:
- Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra. Thông thường thì có bao
nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.
- Tần suất kiểm tra như thế nào? Việc kiểm tra đó thực hiện 1 lần hay thường
xuyên (nếu vậy thì bao lâu một lần?).
- Ai tiến hành kiểm tra?
- Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu?
- Trong DN không thể có đầy đủ các nguồn lực để tiến hành kiểm tra hết tất cả
các công đoạn, do vậy chúng ta chỉ tiến hành kiểm tra những điểm trọng yếu
(quan trọng nhất).
- Điểm kiểm tra trọng yếu tuân theo nguyên tắc Pareto (20/80), tức là những
điểm kiểm tra này chỉ chiếm 20 % số lượng nhưng chiếm đến 80 % khối lượng
sai sót.
3.7 Xác định nguồn lực (5M)
Nhiều kế hoạch thường chỉ chú trọng đến công việc mà lại không chú trọng đến
các nguồn lực, mà chỉ có nguồn lực mới đảm bảo cho kế hoạch được khả thi.
Nguồn lực bao gồm các yếu tố:
- Man = nguồn nhân lực.
- Money = Tiền bạc.
- Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng.
- Machine = máy móc/công nghệ.
- Method = phương pháp làm việc.
a. Man, bao gồm các nội dung:

- Những ai sẽ thực hiện công việc, họ có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng,
phẩm chất, tính cách phù hợp?
- Ai hỗ trợ?
- Ai kiểm tra?
- Nếu cần nguồn phòng ngừa thì có đủ nguồn lực con người để hỗ trợ không?
b. Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng, bao gồm các yếu tố:
22


- Xác định tiêu chuẩn NVL.
- Tiêu chuẩn nhà cung ứng.
- Xác định phương pháp giao hàng
- Thời hạn giao hàng.
4. Phân loại
- Hoạch định chiến lược.
- Hoạch định tác nghiệp.
- Hoạch định dự án.
- Mục tiêu.
- Hoạch định năm.
- Hoạch định tháng.
- Hoạch định tuần.
4.1 Hoạch định chiến lược
Đặc điểm
- Thời hạn: vài năm
- Khuôn khổ: rộng
- Mục tiêu: ít chi tiết
Quá trình cơ bản của hoạch định chiến lược
- Nhận thức được cơ hội
- Xác định các mục tiêu
- Phát triển các tiền đề

- Xác định các phương án lựa chọn
- Đánh giá các phương án.
- Lựa chọn phương án
- Hoạch định các kế hoạch phụ trợ
- Lượng hóa bằng hoạch định ngân quỹ
Đầu ra của hoạch định chiến lược:
- Một bản kế hoạch kinh doanh
- Kế hoạch phát triển công ty.
4.2 Hoạch định tác nghiệp
23


Đặc điểm
- Thời hạn: ngày, tuần, tháng
- Khuôn khổ: hẹp
- Mục tiêu: chi tiết xác định
Đầu ra của hoạch định tác nghiệp:
- Hệ thống tài liệu hoạt động của tổ chức như:
- Các loại sổ tay, cẩm nang.
- Quy trình hoạt động
- Các quy định
- Hướng dẫn công việc
- Các biểu mẫu
- Các kế hoạch thực hiện mục tiêu, dự án ngắn hạn.
4.3 Hoạch định dự án
- Xác định các yêu cầu của dự án.
- Xác định các quy trình cơ bản.
- Xác định nguồn lực cung cấp cho dự án.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án theo sơ đồ gantt
4.4 Mục tiêu:

(Phần này, bạn tham khảo theo kỹ năng quản lý theo mục tiêu)
- Phân loại mục tiêu
- Điều kiện của mục tiêu
- Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu:
4.4.1 Phân loại mục tiêu
- Mục tiêu cấp công ty, bộ phận, cá nhân
- Theo Peter Drucker, mục tiêu của công ty xếp từ ngắn hạn đến dài hạn như
sau:
+ Tồn tại và tăng trưởng.
24


+ Lợi nhuận
+ Phân bổ các nguồn lực và rủi ro
+ Năng suất
+ Vi thế cạnh tranh
+ Phát triển nguồn lực
+ Phát triển công nghệ
+ Trách nhịêm xã hội.
4.4.2 Điều kiện của mục tiêu:
Điều kiện của mục tiêu phải đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc SMART
- Specific – cụ thể, dễ hiểu
- Measurable – đo lường được
- Achievable – vừa sức.
- Realistics – thực tế.
- Timebound – có thời hạn.
a/Specific – cụ thể, dễ hiểu
- Chỉ tiêu phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai.
- Đừng nói mục tiêu của bạn là dẫn đầu thị trường trong khi đối thủ đang chiếm
40 % thị phần.

- Hãy đặt mục tiêu chiếm tối thiểu 41% thị phần, từ đó bạn sẽ biết mình còn
phải cố đạt bao nhiêu % nữa.
b/Measurable – đo lường được
- Chỉ tiêu này mà không đo lường được thì không biết có đạt được hay không?
- Đừng ghi: “phải trả lời thư của khách hàng ngay khi có thể”. Hãy yêu cầu
nhân viên trả lời thư ngay trong ngày nhận được.
c/Achievable – vừa sức.
- Chỉ tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại
không thể đạt nổi.
- Nếu bạn không có giọng ca trời phú thì đừng đặt chỉ tiêu trở thành siêu sao.
Giữ trọng lượng ở mức lý tưởng 45kg có thể vừa sức hơn.
d/Realistics – thực tế.
25


×