CHÀO MỪNG CÁC
BẠN ĐẾN VỚI
02
01
03
Câu lạc bộ kĩ năng mềm
Chủ đề:
Xác định và lập mục tiêu
MỤC TIÊU???
Năm 1980, khi được hỏi về mục tiêu đặt ra cho cuộc đời
MỤC TIÊU???
15 năm sau (1995)
trích từ Never Eat Alone
Sống có mục tiêu?
“Nếu không biết mình đang đi đâu thì mọi ngọn gió đưa
đẩy con thuyền đều là ngọn gió đúng và nếu bạn cứ đi
theo mọi hướng gió thì thuyền của bạn sẽ chạy lòng
vòng”.
Ken Loughnan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Victoria,
Melbourne
Mỗi ngày thức dậy bạn hãy dành 1 tiếng để suy nghĩ về
mục tiêu sống của bạn. Hãy thử tưởng tưởng nếu bạn…
tham dự đám tang của chính bản thân mình thì bạn
muốn nghe gia đình bạn, bạn bè của bạn, đồng nghiệp
bạn…nói gì về bạn? Những gì mà bạn muốn mọi người
nhắc đến trong thời điểm này chính là mục đích sống
của bạn. Bạn muốn nghe cha mẹ, anh chị em nói gì về
mình? Bạn bè bạn, đồng nghiệp của bạn nghĩ sao về
bạn..?
Theo Sevent Habits of Highly Effective People
Mục tiêu là gì?
Mục tiêu là kết quả cuối cùng mà chúng ta mong muốn để thực
hiện một mục đích trong thời hạn xác định trong tương lai
Căn cứ để xác lập mục tiêu
Sở thích
Điều kiện
Bản thân (trình độ học vấn, kĩ năng, kinh
nghiệm, năng lực…)
Gia đình(tài chính, sự động viên, ủng hộ)
Xã hội (nhu cầu, môi trường, mối quan hệ)
3. Thời gian
4. Mức độ của mục tiêu
5. Mục đích sống của bản thân
1.
2.
Căn cứ để xác lập mục tiêu
Hãy đặt cho mình những câu hỏi:
Bạn thích làm việc gì nhất?
Bạn đam mê điều gì từ thuở ấu thơ?
Bạn có năng khiếu trong lĩnh vực nào
Bạn muốn thử sức mình trong ngành nghề nào?
Bạn đang theo đuổi điều gì?
Mặt mạnh và mặt yếu của bạn là gì?
Mục tiêu của bạn sẽ đạt được trong bao lâu?
…
Phân loại mục tiêu
Về thời gian:
Mục tiêu trước mắt:(thời gian có thể là 1 năm, hai
năm hoặc 5 năm )
Giúp bạn lập kế hoạch để hoàn thành những công
việc sẽ xảy ra trong tương lai gần
Mục tiêu dài hạn: (thời gian 10, 20…)
là những kế hoach giúp bạn đạt được ước mơ của
mình. Mục tiêu dài hạn được hoàn thành nhờ việc
hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn.
Mục tiêu cuộc đời: gắn liền suốt cuộc đời của
bạn…
Phân loại mục tiêu
Theo tổ chức:
Mục tiêu cá nhân: giúp xác định những công việc, dự
định…
Mục tiêu tập thể: giúp xác định cách thức, phương
hướng tổ chức, hoạt động…
Mục tiêu nghề nghiệp: giúp định hướng công việc…
Phân loại mục tiêu
Theo nhu cầu
Mục tiêu về gia đình
Mục tiêu về sức khỏe
Mục tiêu về văn hóa
Mục tiêu cộng đồng
Mục tiêu về xã hội
Mục tiêu học vấn
Mục tiêu về tinh thần
Lập kế hoạch cho tương lai
Hình dung cuộc sống trong tương lai
Những quyết định sẽ ảnh hưởng tới tương lai của bạn (cả
tích cực lẫn tiêu cực).
Hãy để những ước vọng và giấc mơ chỉ lối cho bạn tránh những
hành vi bất lợi
Mục tiêu chính là sự chỉ dẫn cho bạn!
: Mục tiêu cuộc đời = thành quả tốt nhất của mục đích
sống của bạn + toàn bộ cuộc đời bạn
Mục tiêu cao nhất mà bạn muốn thực hiện chứ không
phải mục tiêu của người khác
Đề ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản
thân là một cách hay để bạn có niềm tin vào khả năng
thành công của mục tiêu cuộc đời bạn
Các bước xác lập mục tiêu
Liệt kê và phân loại trình tự ưu tiên
Viết ra sơ đồ
Xem xét tính thực tế
Lợi ích đạt được
Những trở ngại ngăn cản khắc phục
Bạn cần phải học hay làm gì ?
Nguồn động viên
Kế hoạch thực hiện
Ngày hoàn thành
Xây dựng mục tiêu
Cụ thể, chi tiết, rõ ràng (Xác định rõ các bước phải
thực hiện, mức độ ưu tiên thời gian hoàn thành)
Tính thực tế và khả thi cao (trong khả năng phấn
đấu…)
Mục tiêu đầy hoài bão (chấp nhận một số rủi ro, khó
khăn…mục tiêu quá bình thường sẽ chẳng có ý nghĩa)
Luôn nhận thức về mục tiêu
thức dậy sớm và dành 30 phút đến 1 tiếng để suy nghĩ về mục
tiêu cuộc đời mình
Hãy luôn trò chuyện với gia đình, người thân, bạn bè và những
người bạn có thể nói chuyện về mục tiêu của bạn và họ trong
cuộc sống
Một số cách để bạn tự động viên và tạo niềm tin cho chính
mình: Hãy đọc các câu chuyện về những gương thành công
điển hình và tìm hiểu xem họ đã làm như thế nào, liệu bạn có
thể áp dụng được. Bên cạnh đó đọc các câu mang tính động
viên (hay còn gọi là quote) của những người nổi tiếng, các
chính trị gia, nhà tâm lý học…cũng là một cách hay để tự động
viên mình
Bước 1: Hãy luôn luôn mơ ước - một khát khao
mãnh liệt và cháy bỏng.
Tạo ra động lực để vượt qua vật cản (sự sợ
hãi, khó khăn… )
Không đánh giá thấp mình và đành bằng lòng
với những việc thấp hơn khả năng.
Cố gắng nỗ lực tiến bộ
Luôn nghĩ về những giấc mơ, viết chúng ra và
lập kế hoạch để hoàn thành chúng liên tiếp
Đặt ra mục tiêu cao nhất mà bạn muốn thực
hiện chứ không phải mục tiêu của người khác
Bước 2: Giữ vững niềm tin
Vận động trí óc minh mẫn và phát huy khả năng tiềm
ẩn của bạn thân
Tin tưởng khả thực hiện được mục tiêu. (bạn hoàn
toàn có thể đạt được và xứng đáng với kết quả đó)
Nên chọn mục tiêu như thế nào?
mục tiêu bạn phải hiện thực, đặc biệt lúc mới bắt đầu,
mục tiêu có thể tin được, mục tiêu mà bạn có thể luôn
nghĩ về nó. Chúng rất thực tế, do đó sẽ là nguồn động lực
lớn lao cho bạn.
mục tiêu của bạn vượt quá xa những gì bạn đã từng làm
được trước đây, một mục tiêu quá cao sẽ thực sự biến
chúng thành vật cản. Bởi vì nó quá xa vời, dường như bạn
chẳng tiến triển gì hay chỉ là chút ít để tiếp cận nó. Bạn
nhanh chóng chán nản và sẽ không tin rằng bạn có thể
làm được nữa
Napoleon Hill đã viết: "Chỉ những gì đầu óc con người
nhận biết và tin tưởng thì mới đạt được". Tuy nhiên,
những mục tiêu hoàn toàn phi thực tế là một dạng tự
huyễn hoặc bản thân và bạn không thể ảo tưởng rằng
mình sẽ đạt được mục tiêu. Thành công đòi hỏi bạn phải
hết sức nỗ lực một cách thực tế và có hệ thống
Bước 3: Hãy viết ra
lời hứa hay ảo tưởng
Một lời hứa cũng là một mục tiêu nhưng không có tí trọng lượng nào
cả.
Khi bạn viết một mục tiêu ra một mẩu giấy, bạn đã cụ thể hoá nó. Bạn
biến nó trở nên rõ ràng và hữu hình. Đó là thứ mà bạn có thể nhặt
lên, xem xét, chạm tay vào, giữ lấy và cảm nhận. Bạn đã cụ thể hoá nó
từ trong ý nghĩ của mình thành một dạng mà bạn có thể làm việc gì
đó.
Viết chúng ra một cách rõ ràng, sống động, cụ thể, chính xác như bạn
muốn có nó trong thực tế. Hãy quyết định cái gì là đúng đắn khi bạn
quyết định cái gì có thể làm được. Hãy mô tả mục tiêu đó hoàn hảo và
lý tưởng ở mọi góc độ. Trước mắt đừng lo lắng về cách để đạt mục
tiêu. Lúc mới đầu nhiệm vụ chính của bạn là phải hoàn hảo chắc chắn
về điều bạn thực sự mong muốn và đừng lo lắng về quá trình đạt
được nó.
Bước 4: Lập danh sách tất cả những gì bạn có thể
nhận được từ việc đạt mục tiêu
Nhà triết học người Đức Nietzsohe đã nói: "Một người có thể chịu
được bất cứ điều gì nếu có lý do đủ lớn".
thường xuyên nghĩ về tất cả những lợi ích, sự thoả mãn và phần
thưởng bạn sẽ được hưởng, đó là những thành quả từ việc đạt được
mục tiêu. Mỗi người đều phấn khích và kích động do nhiều thứ khác
nhau. Một số người được thúc đẩy bởi tiền bạc và khả năng sống
trong một ngôi nhà đẹp hay lái xe ô tô đẹp. Nhiều người khác lại
được khuyến khích bởi sự nổi tiếng, địa vị và uy tín, hoặc ý nghĩ là
muốn được người khác ngưỡng mộ
Một khi bạn có lý do quan trọng cho mục tiêu hàng đầu của mình bạn
sẽ phát triển "sức mạnh của mục đích" làm bạn không cưỡng lại
được. Nếu lý do đủ lớn, niềm tin đủ vững chắc và ước muốn đủ
mãnh liệt không gì có thể cản trở bạn được nữa
Bước 5: Phân tích vị trí, điểm khởi đầu
Việc quyết định điểm xuất phát cũng tạo ra một vạch
ranh giới, từ đó bạn có thể đo những tiến bộ của
mình. Bạn càng biết rõ bạn xuất phát từ đâu và nơi
nào bạn sẽ đến, thì bạn càng có cơ hội đạt được đích
mà bạn muốn
Bước 6: Đặt giới hạn.
Hãy đặt ra giới hạn cho những mục tiêu hữu hình và có
thể đo được, như tăng thu nhập hay giảm một số cân nhất
định. Nhưng đừng đặt ra giới hạn cho những mục tiêu vô
hình, như phát triển sự kiên nhẫn, sự tử tế, tình thương,
kỷ luật tự giác hay các phẩm chất khác
Thường thì mọi người hay chống đối lại việc đặt ra các
giới hạn vì sợ mình sẽ không đạt được mục tiêu vào đúng
thời điểm đã đặt ra. Họ làm mọi việc có thể, trong đó có
cả việc tạo ra giới hạn thật mờ nhạt
Nếu mục đích xác định có giới hạn là hai, ba hay năm
năm, thì bước tiếp theo của bạn là chia nhỏ mục tiêu
thành những mục tiêu 90 ngày. Sau đó, hãy chia nhỏ
những mục tiêu 90 ngày đó thành những mục tiêu 30
ngày