Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đề cương ôn thi môn chính trị học có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.46 KB, 56 trang )

Câu 1: Đồng chí hãy trình bày những nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng chính trị ở
Trung Quốc thời kỳ cổ đại. Nêu giá trị của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
Bài làm
A,
Trung quốc là một trong những nước có nền văn minh lâu dài vào bậc nhất thế giới. Vào
TK XXI trước công nguyên Trung Quốc đã bước vào XH chiếm hữu nô lệ. Tư tưởng chính trị của
TQ ra đời vào thời kỳ cổ đại và kéo dài suốt trong lịch sử- nhưng nói chung vẫn giữ được những
điểm cơ bản. Những nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng CT Trung Quốc thời kỳ cổ đại:
1, Học thuyết “Đức Trị”
-Đức trị là hệ thống lý luận về “đạo” cai trị dân bằng phương thức chính yếu là giáo dục đạo
đức cho dân với lòng nhân từ độ lượng của người cai trị để chăn dắt muôn dân, tu dưỡng đức hạnh
của người bị trị còn việc sử dụng pháp luật để cưỡng chế là cần thiết nhưng chỉ là chuyện bất đắc dĩ.
-Kiến trúc sư đầu tiên của học thuyết đức trị là khổng Tử (551-479Tcn). Từ cơ sở của học
thuyết nhân. Khổng tử cho rằng XH con người phải được gắn lại với nhau bằng chất keo là lòng
nhân ái. Khổng Tử chủ trương người cầm quyền phải thực thi đức trị. Nghĩa là nhà cầm quyền phải
dùng đức để cảm hóa XH vào kỷ cương nề nếp.
Nghĩa là cầm quyền phải dùng đức để cảm hoá hướng XH vào kỷ cương nề nếp.
Khổng Tử cực lực phản đối dùng pháp luật hình phạt như là công cụ chủ yếu để cai trị. Khổng
Tử cho rằng: cai trị XH bằng pháp luật thì dân sự nhưng không phục, chỉ có cai trị XH bằng đạo đức
(đức trị) thì dân mới phục.
-Nội dung:
+ Phạm trù nghĩa-lợi và vấn đề quản lý Xh: ở Khổng Tử chưa đặt ra vấn đề này một cách rõ
ràng. Mạnh Tử là người đầu tiên sử dụng phạm trù này một cách có hệ thống trong việc quản lý XH.
Mạnh Tử phản đối”lợi” là động lực của sự phát triển XH. Oâng cho rằng nếu mọi người trong XH
đều hưởng về lợi thì sẽ sinh ra tranh giành lẫn nhau, XH khó mà ổn định. Tốt nhất là nên lấy nghĩa
(nghĩa vụ) để động viên mọi người. Từ đó trong XH luôn luôn xác định trách nhiệm của công dân
chứ không bàn nhiều đến quyền lợi.
+ Tiêu chuẩn của người cầm quyền: Đức trị chủ trương người cầm quyền không phải chủ yếu
do tài năng mà chính là do số mệnh. Vua là do trời chỉ định (thiên tử), chống lại vua là chống lại trời.
Ngoài ra để đảm bảo chế độ phong kiến được ổn định thì cần phải cất nhắc những người trong dòng
họ (huyết thống). Đức trị luôn luôn xác định đức là gốc mà tài năng là ngọn. Công thức của họ là:


0+0=7-4 (có nghĩa là: không có tài năng + không có khuyết điểm tốt hơn là tài năng 7 – khuyết điểm
4)
+ Đạo đức-cơ sở của chính trị: Nền tảng của đạo đức là huyết thống. Khổng Tử từng nói: hiếu
làgốc của học thuyết nhân. Những người con nào
hiếu với cha mẹ thì không bao giờ lại là kẻ bề tôi bất trung cả. Như vậy, đức trị gắn đạo đức và
chính trị. Hiếu gắn liền với trung (trai thời trung hiếu làm đầu-NĐC). (trong học thuyết của Khổng
Tử thì đạo đức, huyết thống và chính trị quyện làm một. Đạo đức cũng tức là chính trị và chính trị
cũng chẳng qua là sự mở rộng của D8ạo d0ức mà thôi).
+ Vương quyền và thần quyền: để củng cố vương quyền, khổng tử gắn chặt nó với thần quyền.
Lễ giáo vừa có mục đích tỏ lòng sùng bái với tổ tiên vừa có mục đích hướng về thần quyền. Dùng lễ
giáo để kết hợp chặc chẽ giữa vương quyền và thần quyền là chính sách khôn khéo của đức trị.
-Chủtrương đức trị được GC phong kiến TQ cũng như Việt Nam, Nhật Bản… quán triệt trong
lịch sử. Sở dĩ học thuyết đức trị có sức sống lâu dài như vậy ở các nước phương đông hơn là pháp trị
là nhờ những đặc điểm sau:
+ phạm vi tác dụng: đức trị có phạm vi tác dụng hơn là pháp trị
+ Tính chất che dấu: đức trị không bộc lộ tính tàn khốc như là pháp trị
+ tính chất tuỳ tiện: đức trị không quy địng rõ ràng về các tiêu chuẩn như pháp trị, khuyên
người ta “nên” hơn là yêu cầu người ta “phải”.
1


+ Chính sách tranh thủ trái tim: đức trị chủ trương làm cho người ta phục hơn là làm cho
người ta sợ.
+ Nêu gương chứ không nêu luật: đức trị chủ trương người trên phải làm gương cho người
dưới phải noi theo chứ không phải là tuyên truyền pháp luật.
+ Sức mạnh của lòng nhân ái: nhân ái có sức mạnh vô địch hơn cả sức mạnh của trí tuệ và sức
mạnh của lưỡi gươm.
+ Ngòi ra, do bản thân pháp luật là bình đẳng (ít ra cũng bình đẳng trước pháp luật) thế nhưng
trong XH đẳng cấp như xã hội phong kiến thì làm sao thực hiện được điều đó. Đẳng cấp trên làm sao
chịu ngang hàng với đẳng cấp dưới trước pháp luật.

2, “Pháp trị”
-Pháp trị là hệ thống lý luận về sự cai trị XH bằng pháp luật với sự thống nhất giữa pháp luật,
quyền lực và thủ đoạn.
-Pháp trị bắt đầu từ Tuân Tử nhưng Hàn Phi mới là kiến trúc sư chủ yếu, có hệ thống. Pháp trị
được đề cao ở thời Tần Thủy Hoàng với thời gian ngắn ngủi và không có vị trí đáng kể trong lịch sử
phong kiến trung quốc cũng như trong các nước phương đông
-Nội dung:
+ Các nhà pháp trị cho rằng sử dụng nhân nghĩa không thể trị quốc được mà phải sử dụng
pháp luật mà pháp luật ấy là sự thống nhất giữa pháp luật với quyền lực và thủ đoạn trong đó pháp
luật là gốc còn quyền lực và thủ đoạn là điều kiện để thực hành pháp luật.
+ Pháp luật là của chung mọi người đều phải tuân theo, phải công bằng vô tư làm cho số đông
không được ức hiếp số ít và kẻ mạnh không được ức hiếp kẻ yếu.
+ Pháp luật phải thay đổi theo thời thế, thời thế thay đổi mà pháp luật không thay đổi thì XH
sẽ loạn
Hàn Phi: “sống ở thời này mà sử dụng biện pháp của thời khác đó không phải là phong cách
sử xự của người trí”
(Việt Nam :”ăn theo thuơ,û ở theo thời”)

+ Pháp trị cho rằng bản chất của con người là xấu “ác”, con người vốn sing ra đã mang
đầy tính tham lam, ích kỷ. Do đó thường xâm phạm lẫn nhau. Vậy XH muốn tồn tại thì không thể
không có pháp luật.
Pháp trị tôn sùng sức mạnh của quyền lực chứ không tôn sùng sức mạnh của đạo đức. Hàn
Phi không tán dương nhiều về đạo đúc nhân ái. Oâng cho rằng Xh thịnh trị không phải nhờ vào lòng
nhân ái. Nhân ái không phải là chất keo để gắn mọi người lại với nhau và cũng không phải là chất
kích thích để động viên mọi người vì nhà nước phong kiến. Dân sở dĩ làm việc phụng sự nhà nước
không phải vì nhà nước yêu thương dân cũng như dân thương nhà nước mà chỉ là do dân sợ thế lực
nhà nước mà thôi. Chính nhờ sự thực thi pháp trị nên nhà tần trở thành nước hùng mạnh tóm thu
giang sơn về một mối.
+ sức mạnh tổng hợp của PHÁP-THUẬT-THẾ:


PHÁP: tinh thần cơ bản của pháp trị là pháp bất vị thân. Pháp luật không phân biệt
người trên hay kẻ dưới.
Chấp nhận tính tàn bạo của pháp luật. Tính tàn bạo tất yếu để đảm bảo cho sự tồn tại của chính
quyền.

THUẬT: phương pháp để cai trị, thủ đoạn, mưu mẹo để thực hiện phương pháp, để
mọi người tuân theo, mưu mẹo để thành đạt.
Pháo gia không phân biệt phương pháp nào tốt xấu mà phương pháp nào thực hiện được làm
cho mọi người tuân theo là tốt (pháp gia chỉ quan tâm đến thành đạt)

THẾ: là vị trí, chỗ đứng. Thế thường đi với lý. (lý là chân lý), giữa hai cái đó, pháp gia
nhấn mạnh thế hơn là lý.
2


Hàn Phi cho rằng: PHÁP và THUẬT chung quy là nhằm mục đích củng cố chính quyền tức
là củng cố THẾ. Thi hành pháp lệnh và giữ gìn thế lực thì thịnh trị, làm trái pháp lệnh bỏ thế lực thì
sẽ loạn.
3,”KIÊM ÁI TRỊ”
-Kiêm ái trị là sự cai trị bằng tình thương yêu gộp, yêu thương ngang nhau rộng khắp, không
phân biệt người thân hay người sơ, mình cũng như người.
Người đầu tiên khởi xướng thuyết kiêm ái là Mặc Tử (480-420Tcn)
-Nội dung:
+ XH ổn định là XH dựa trên cơ sở tình thương: các nhà kiêm ái cho rằng sở dĩ XH loạn là do
người không yêu thương nhau. Cho nên làm mọi người thương yêu nhau thì phải làm cho nhau có
cùng lợi. Tình thương yêu không phải là lời nói suông mà luôm gắn liền với lợi ích vật chất (kiêm
tương ái, giao tương lợi). Chiến tranh là tai họa lớn nhất đối với con người (phi công).
+ Các nhà kiêm ái đề ra học thuyết ”thượng hiền” và “thượng đồng”: XH ổn định là XH luôn
đề cử những người tài năng (thượng hiền) ra giúp nước, không phân biệt xuất thân. Đồng thời muốn
XH ổn định thì không thể để xảy ra nhiều học thuyết khác nhau mà cần phải thống nhất về một mối

(thượng đồng)
+ Thuyết tam biểu trong chính trị: mọi chủ trương chính trị đúng đắn cần phải bảo đảm những
tư tưởng chính trị sau:

Một là, phải có cơ sở của người đi trước (hữu bảo chi giả)

Hai là, được quần chúng ủng hộ (hữu nguyên chi giả)

Ba là, phải có hiệu quả thực tế (hữu dụng chi giả)
+ Phê thuyết thiên mệnh: thuyết kiêm ái phê phán quan điểm định mệnh cho rằng mọi cái đều
do trời định sẵn sẽ làm cho con người mất hết sự cố gắng vươn lên trong công việc.
4, “vô vi trị”
-Vô vi trị là hệ thống lý luận về sự cai trị bằng “không cai trị”, làm bằng “không làm” không
can thiệp vào “bản tính tư nhiên của đạo”.
-Nội dung:
+ Vô vi: không hành động “không làm” vô vi trị là cai trị không bằngg cai trị.
+ Đạo: quy luật
bản tính tư nhiên của đạo là quy luật tự nhiên.
Đạo trời: diễn ra theo quy luật tự nhiên “tưởng như không làm gì” mà vẫn có hiệu quả vì
mọi cái đều diễn ra theo quy luật của nó.
Đạo người là quy luật XH. Về mặt lý tưởng đạo người cũng có thể như đạo trời tức là
không cần sự can thiệp của con người thì mọi cái vẫn diện ra như những gì mà nó có. Người ta gọi
đó là đạo không làm.
+ Đạo không làm vì mọi cái phát triển theo quy luật của nó. Nó có sức sống của chính mình, tự
nó biết phải làm gì thì không gì không làm, không làm là không làm trài vời quy luật của tự nhiên và
XH, tự nó biết phải làm gì thì “ không gì mà không làm được“, “không làm” tức là tôn trọng quy
trình. Đặc điểm phát triển của nó thì không có gì không do “cai trị” mà ra.
+ Cai trị bằng “không cai trị” là không có gì “không cai trị” và không có gì không do cai trị mà
ra.


Cai trị bằng không cai trị tức là không can thiệt thô bạo vào đời sống nhân dân, không
hạch sách, quấy nhiễu đời sống nhân dân, không thôn tính lẫn nhau thì đới sống của nhân dân, thì
XH tự vận động theo quy luật của mình thì như thế thì mọi thứ đều được được tạo ra.

Cai trị bằng không cai trị tức là sự cai trị diễn ra một cách tự nhiên, người bị cai trị
cảm thấy mính không bị trị, họ tự giác hành động theo quy luật của tự nhiên của lịch sử và như vậy
không có gì mà không được tạo ra từ sự cai trị của không cai trị.

Đạo trị quốc theo vô vi là phép cai trị khiến nhiều người dân cảm thấy mình được tôn
trọng, cảm thấy mình chíng kà chủ nhân của XH, của
3


đời sống của chính mình. Do đó, họ nỗ lực hành động theo quy luật của XH thì ắt không có gì
mà không trị.
Về bản chất con người: đạo gia cho rằng bản chất con người không thiện cũng không ác,
thiện ác chỉ do XH tạo ra. Hơn nữa thiện ác chỉ là tương đối, do đó không nên tạo ra cái mà không
cần phải có.
-Đạo gia cho rằng: XH ngày càng tách khỏi tự nhiên là sai lầm, những cái do con người tạo ra
như chính trị, pháp luật, nhà nước…đều trái với tự nhiên cho nên phải tất yếu dẫn đến sai lầm. Đứng
quan tâm đến giai cấp, chiến tranh, chính trị… XH lý tưởng là một XH không nhà nước, không pháp
luật và cụng không cần đến giáo dục và khoa học. Đạo gia kêu gọi hãy trở về với trạng thái tự nhiên.
B, Những nội dung nêu trên là 4 học thuyết chính trị quan trọng trong lịch sử trung quốc.
Nhưng chỉ có học thuyết “đức trị” là được phổ biến và ảnh hưởng nhiều nhất trong XH. Đến đời
tống (thế kỷ 12-13) Đức trị đạt đỉnh cao, kết hợp với pháp trị, ảnh hưởng ngày càng lớn đến các
nước châu á như Việt Nam, Nhật Bản, Triều tiên…
Đức trị ảnh hưởng đến XH Việt Nam từ đầu công nguyên đến thế kỷ 15, đức trị trở thành tư
tưởng chính thống của GC phong kiến Việt Nam. Ngày
nay, đức trị vẫn còn ảnh hưởng nhiều trong xã hội Việt Nam nhất là vùng nông thôn. Đức trị
phù hợp với bản sắc nhân nghĩa của xã hội Việt Nam. Truyền thống yêu nước của người Việt Nam

không tách rời khởi đức trị. Tuy vậy, đức trị tạo ra xã hội thiên về đạo đức gỉm sút ý thức pháp
quyền, gây trở ngại không ít cho công cuộc xây dựng xã hội hiện nay. Do đó chúng ta phải thực hiện
đồng bộ các biện pháp giáo dục, kinh tế, hành chính và pháp luật để phòng, chống có hiệu quả các tệ
nạn xã hội nhất là trộm cướp, cờ bạc, ma túy, mại dâm, lừa đảo…
Để góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, mọi người phải có
trách nhiệm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân lấy liên minh GC công
nhân với GC nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do đảng CSVN lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ
quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội chuyên chính với mọi hành động xâm
phạm lợi ích của tổ quốc và nhân dân. Nhà nước ta dựa trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, thể
hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công
và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan , tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có
nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật. Cán bộ công chức nhà nước phãi là đầy tớ trung thành
của dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Bên cạnh việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dười sự
lãnh đạo của Đảng, phải thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức vế chính trị tư tưởng,
đạo đức, cách mạng… để nâng cao chất lượng đội ngụ cán bộ, công chức. Tăng cường hơn nữa công
tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh chống tệ nạn tham
nhũng, quan liêu, tư tưởng cơ hội, thực dụng, bài trừ hủ tục mê tín, lối sống vị kỷ xa đoạ, xa rời quần
chúng… không ngừng nâng cao trình độ chính trị, học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức lãnh
đạo, quản lý và công tác vận động quần chúng…
Câu 2: Đồng chí hãy trình bày những nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng chính trị ở
phương tây thời cổ đại và cận đại. Nêu giá trị của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN ở nước ta hiện nay.
Bài làm
A, Những nội dung cơ bản thời cổ đại:
Đây là thời quá độ từ xã hội công xã công xã nguyên thuỷ sang thời kì chiếm hữu nô lệ. Đặc
điểm của thời kì này là mâu thuẫn giữa GC chủ nô với GC nô lệ. (GC nộ lệ phương tây là LLSX chủ
yếu của xã hội, bị đối xử một cách tàn tệ, xã hội đo sự giàu có của nhau bằng số nô lệ mình có
được). Xuất hiện tầng lớp dân tự do mâu thuẫn với chủ nô. Chủ nghĩa DT đại diện cho chủ nô quý
tộc mâu thuẫn với chủ nô dân chủ đại diện cho thị dân tự do. Trong xã hội có nhiều trường phái, học

thuyết khác nhau. Nội dung cơ bản:
4


1, quan điểm về thủ lĩnh chính trị:
-SOCRAT cho rằng: thủ lĩnh chính trị phải là người có đạo đức. Nhưng đạo đức lại phụ thuộc
vào trí tuệ. Vậy chỉ có thiểu số quý tộc mới là người có trí tuệ, mới là những người sáng tạo đúng
đắn. Oâng đại diện cho tầng lớp chủ nô quý tộc.
-DEMOCRITE: yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải là người có tài năng, kể cả bình dân cũng có tài
năng. Oâng thuộc trường phái duy vật chủ nô dân chủ.
-SENOPHONE: yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải có kỷ luật giỏi, phải có sức thuyết phục cao,
người thủ lĩnh phải biết vì lợi ích chung nghĩa là phải biết chăm sóc cho người bị trị. Biết tập hợp và
nhân sức mạnh của nhân dân lên. Oâng là người đầu tiên đặt ra yêu cầu về thủ lĩnh chính trị khá toàn
diện như: phải có chuyên môn giỏi, có uy tín, vì dân…
-PLATON: yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải thực sự có KHCT, có tính khí phù hợp với nhiệm vụ
đảm đương. Oâng xem tiêu chuẫn chính trị là tiêu chuẩ của mọi tiêu chuẩn. Oâng quan niệm người
lãnh đạo trong xã hội không được có qyền tư hữu. Vì tư hữu sẽ làm mất công tâm. Lực lượng võ sĩ
bảo vệ thì không được có gia đình riêng vì có gia đình riêng thì sẽ không thể chiến đầu dũng cảm
được. Theo ông, thủ lĩnh chính trị phải biết hy sinh lợi ích cá nhân vì những giá trị chung. Oâng co
sai lầm khi cho rằng một thủ lĩnh chính trị như vậy chỉ có ở chủ nô quý tộc.
-ARISTOTE: xem thủ lĩnh chính trị là người sung túc, là người ở tầng lớp trung lưu không
phải giàu, không nghèo. Người sung túc dễ uốn mình theo các bên (vì quan điểm của ông theo nhị
ngyên luận).
-CICÉRON: như là một sự tổng kết về của nhhững tư tưởng về người thủ lĩnh chính trị trước
đó. Oâng nêu ra rằng người thủ lĩnh chính trị phải có sự thông thái, có tráchnhiệm, có sự cao thượng
về phẩm hạnh, phải thống nhất trong minh giữa tài năng và quyền uy. Có uy thế tinh thần, có tinh
thần cao thượng, biết hy sinh vì lợi ích chung, bỏ qua các lợi ích tiền bạc không chính đáng. Quan
niệm của ông đến ngày nay cũng khó có người đạt được, đó là nhà chính trị phải có chính trị, có đạo
đức…
2, quan điểm về nguồn gốc của quyền lực nhà nước:

-HERACLIT: xem trạng thái tự nhiên của con người tự nó đã hoàn hảo, không có vấn đề công
bằng hay không công bằng ở đó. Công bằng do con người tạo ra xã hội con người là một trạng thái
tự nhiên, tự nó, không ai sinh ra, không ai sắp đặt nó, tự nhiên sinh ra có kẻ trí và người ngu cho nên
kẻ trí thống trị người ngu là lẽ tự nhiên, kẻ trí là người quí tộc, nô lệ là người ngu. Oâng cho rằng
quyền lực là quy luật vĩnh viễn. Không bao giờ trong xã hội lại không có quyền lực. Pháp luật nhằm
thực hiện tính tất yếu của quyền lực, xã hội phải phục tùng ý chí của một cá nhân là điều tất yếu cho
sự thống nhất. Theo ông bất bình đẳng là tự nhiên. Một quý tộc phải được trị giá bằng một nhìn dân
thường. Oâng thuộc tầng lớp chủ nô quý tộc, có lập trường duy tâm; không nhớ rằng kẻ nắm tư liệu
sản xuất mới là người thống trị.
-PLATON: xem quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là quyền lực thống trị của kẻ trí đối
với người ngu. Đó là đặc tính của trí tuệ. Chỉ có người có trí tuệ mới có quyền lực. Trí tuệ chỉ có ở
quý tộc.
-ARISTOTE: quan niệm quyền lực của xã hội cũng là một trạng thái tự nhiên. Nó xuất phát từ
gia đình, quyền của cha đối với con, chồng đối với vợ, anh đối em; xuất phát từ quyền lực đối với xã
hội. Trong xã hội có nhiều gia đình, GĐ này có sự xâm hại đối với GĐ khác. Do đó mỗi GĐ
phải nhượng lại quyền lực của từng gia đình thành quyền lực chung. Người nắm quyền lực
chung là nhà nước. Quyền lực nhà nước là tự nhiên.
-CICÉRON cho rằng quyền lực nhà nước hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, nó là của
nhân dân, của chung chứ không riêng của một ai dù đó là người tài giỏi nhất cũng sinh ra quyền lực
được.
3, quan điểm về thể chế nhà nước:
5


-HÉRODOT: là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã phân biệt và so sánh các thể chế của
nhà nước khác nhau. Theo ông có 3 hình thức cơ bản:
+ Thể chế quân chủ: tức là thể chế cầm quyền của một người-đó là vua. Thể chế này có 2 mặt:

Nhược: là sự độc đoán, chuyên quyền, dễ bị xu nịnh, luôn có xu hướng là lạm dụng
quyền lực.


Ưu: là thể chế ra đời thường là do những người có công khai quốc, thường là vì lợi ích
chung của nhân dân. Nó là một bàn tay sắt cần thiết khi chế độ dân chủ bị rối loạn
+ thể chế quý tộc: thể chế của một số ít người thông thái và tiêu biểu về phẩm hạnh của quốc
gia để cầm quyền.

Ưu: đây chính là chính quyền của những người có trình độ caonên mọi công việc đều
được bàn bạc giữa những người trí tuệ nên công việc có KH, ít sai lầm .

Nhược: giữa các nhà thông thái làm việc bên nhau rồi sẽ tiêu diệt lẫn nhau, vì không ai
chịu thua ai, các nhà thông thái đều muốn làm thầy của nhau.
+ Thể chế dân chủ: thể chế này là của đông đảo nhân dân nắm quyền và nó được thành lập bời
chế độ bỏ phiếu để bầu ra các pháp quan.

Ưu: các quyết định đều do tập thể. Nó có xu hướng công bằng vì lợi ích chung.

Nhược: số đông cngười ít học cầm quyền thì dễ rơi vào tiểu tiết mà quên đi tầm chiến
lược, thường thấy những chuyện trước mắt mà không thấy trước những chuyện lâu dài. Dễ bị kẻ xấu
kích động lôi kéo. Từ đó ông kết luận loại thể chế tốt nhất là thể chế hỗn hợp những ưu của từng thể
chế trên.
-DEMOCRIT: ông ủng hộ chế độ dân chủ cộng hoà chủ nô.
-SOCRAT: ông là người ủng hộ chế độ chuyên chế độc tài. Oâng cho rằng dân chủ là sai lầm.
Dân chủ là chính quyền của ngừơi ngu dốt, ông gọi đó là chính quyền “bình dân”.
-ARISTOTE: ông luận chứng cho tính hợp lí của chế độ chiếm hữu nô lệ. Oâng cho rằng chế
độ chiếm hữu nô lệ có lợi cho cả chủ nô lẫn nô lệ.
B, Những nội dung cơ bản thời cận đại:
Về lịch sử đây là thời kì của các cuộc cách mạng tư sản, chuẩn bị cho tư tưởng tự do dân chủ
chống lại chuyên chế của phong kiến. Tư tưởng tự do, dân chủ tư sản hình thành. Nội dung tư tưởng
cơ bản của thời kì này thể hiện qua các đại diện tiêu biểu sau:
1, DIDEROT:

-Nguồn gốc và bản chất của nhà nước: nhà nước ra đời do khế ước xã hội. Nhà nước phải bảo
đảm bình đẳng và tự do. Nhà nước nào vi phạm điều đó thì không còn tư cách để tồn tại. Về luật
pháp: bản chất con người phải phù hợp với trạng thái tự nhiên, luật pháp quán triệt điều đó, chứ
không phải ngược lại. Người ta gọi ông là tác giả của tác phẩm cộng sản tuyệt vời và của18 “bộ luật
tự nhiên”.
-Về tư cách lãnh đạo: mọi chúc vụ của người cầm quyền phải được thực hiện bằng thi cử.
“dòng đầu tiên của một bộ luật là hạn chế quyền lực của người cầm quyền”. (Diderot)
-Về phương pháp thay đổi chế độ xã hội: ông không tán thành phương pháp cách mạng. Tiến
bộ về lí trí sẽ làm that đổi xã hội.
-Phủ nhận vai trò của tôn giáo: nhà thờ không thể dung hoà với chân lí được.
2, VOLTAIRE:
-ông phê phán nhà thờ và chuyên chế. Mọi tội ác trong xã hội là do nhà thờ mà ra.
-Oâng chủ trương tự do tín ngưỡng, báo chí, ngôn luận và sở hữu.
-Oâng lịch liệt chống chiến tranh. Theo ông, chiến tranh còn kinh khủng hơn dịch hạch và điên
khùng.
-Bất bình d0ẳng về tài sản là tất yếu.
3, MONTESQUIEU:
6


-Oâng phê phán chế độ chuyên chế PK. Chuyên chế về bản chất là đối lập với tự do. Theo ông
chế độ chuyên chế là bạo chúa, vua pháp là một gã phù thuỷ.
-Bàn về nhà thờ: nhà thờ là nguồn gốc của tội lỗi. Oâng giải thích sở dĩ la mã cường thịnh là
do ghét chuyên chế và yeu tự do. Sở dĩ lamã bị huỷ diết cũng vì tự do bị huỷ diệt và đạo đức bị suy
đồi song ông cũng giành cho tôn giáo một vị trí nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội.
-Theo ông, nhà nước xuất hiện trong một quá trình lịch sử lâu dài khi mà trong xã hội xuất
hiện tình trạng mâu thuẫn không thể điều hoà nếu không có một cơ quan mà có quyền lực đủ mạnh
để giữ gìn sự bình ổn của xã hội.
-Oâng là người đã xây dựng học thuyết nhân quyền với mục đích tạo dựng các thể chế chính
trị bảo đảm tự do chính trị cho các công dân. Tự do chính trị của công dân là quyền làm mọi cái mà

pháp luật không cấm. Do vậy tự do chính trị chỉ có được ở các quốc gia mà tất cả các quan hệ đều
được điều chỉnh bằng luật pháp. Pháp luật trở thành thước đo của tự do, mặt khác ông lại cho rằng
kimh nghiệm lịch sử bao đời cho thấy người nắm quyền lực thường có khuynh hướng thường có
khuynh hướng lạm quyền. Do vậy cách tốt nhất để chống lạm quyền là phải chống độc quyền, là
phải phân chia sao cho quyềnlực kiềm chế quyền lực từ đó ông đưa ra học thuyết tam quyền phân
lập (lập pháp hành pháp và tư pháp).
-Oâng đặt vấn đề xây dựng đạo đúc chính trị: ông cho rằng đạo đức chính trị là phải đặt lợi ích
công cộng cao hơn lợi ích cá nhân người cầm quyền.
-Oâng đề ra thuyết địa lí: cho rằng cái đạo đức, cái tính cách của một dân tộc chịu sự chi phối
bởi những điều kiện địa lí nhất định (địa hình, khí hậu…) nhà cầm quyền khi ban hành chính sách
pháp luật phải xét đến những điều kiện địa lí cụ thể đó.
-Về thể chế nhà nước: ông phân ra bản chất và nguyên tắc hoạt động của các loại chính phủ đó
là chính phủ cộng hoà dân chủ, cộng hoà quý tộc, quân chủ.
4, ROUSSEAU:
-Về chính trị: quan điềm về chính trị của ông cấp tiến hơn Montesquieu vì Montesquieu bảo vệ
tư tưởng quân chủ lập hiến, tư tưởng đại diện nhân dân, tiến xa hơn ở chỗ ông đề cao tư tưởng chủ
quyền nhân dân, ông không chỉ phê phán chế độ phong kiến mà đòi bác bỏ hoàn toàn chế độ đó.
-Oâng cho rằng trong xã hội mọi người phải được tự do bình đẳng đó là trạng thái tự nhiên
vốn có, là phúc lợi cao nhất của con người, quyền lực trong xã hội phải thuộc về nhân dân. Nhà
nước lập ra qua các khế ước xã hội phải thể hiện ý chí quyền lực của nhân dân nếu không thể hiện
được điều đó thì bộ phận cầm quyền phải bị đào thải, thay thế.
-Oâng chủ trương quyền lực phải tập trung cao nhất, ông chống lại tư tưởng phân quyền của
Montesquieu, theo ông nếu quyền lực phân chia ra các cơ quan nắm giữ các nhiệm vụ khác nhau thì
phải coi các cơ quan đó là công cụ của chủ thể nhân dân và lệ thuộc vào chủ quyền nhân dân.
-Oâng cho rằng ý chí chung phải được rút ra từ đa số và chính trị là chính trị của đa số, được
xây dựng trên nguyên tắc đa số, chỉ qua quyết định của đa số thì chính trị mới không phạm sai lầm.
5, LỐC CƠ:
-Oâng đã chuyển từ pháp quyền tự nhiên theo hướng tự do của con người. Oâng cho rằng bản
chất của con người là tự do, xã hội loài người là tự do cho nên tự do là giá trị cao quý nhất của xã
hội, của con người. Nhà nước phải bảo đảm sự tự do cùa con người, mới bảo đảm tồn tại sự hợp lí

của nhà nước. Luật của tư nhiên bắt buộc phải tự do nên con người phải tự do.
-Oâng đã luận giải về nguồn gốc và bản chất cùa nhà nước từ quyền lực tư nhiên, ông xác định
con người có quyền lực tự nhiên và quyền lực tự nhiên đó là bất khả xâm phạm. Do quy luật tự
nhiên của xã hội mà nảy sinh ra bất công về xã hội và quyền tự nhiên của con người bị xâm phạm.
Để bảo vệ quyền tự nhiên của con người thì mọi thành viên trong xã hội mới “ký kết”, hình thành
một chính quyền có quyền lực chung. Như vậy quyền lực xuất hiện từ các thành viên của xã hội. Từ
đó ông đưa ra 3 kết luận quan trọng:
7


+ Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của dân. Quyền lực của dân là cơ sở, nguồn
gốc của quyền lực nhà nước. Trong quan hệ với dân, nhà nước không có quyền, quyền của nhà nước
chẳng qua là quyền của nhân dân uỷ quyền. Nhà nước có quyền trong “khế ước xã hội”, đó là hiến
pháp những đạo luật cơ bản…
+ Nhà nước-xã hội chính trị-xã hội công dân thực chất là một khếứ¬chính sách xã hội.
+ bảo toàn quyền tự nhiên của con người là tiêu chí căn bản nhất để xem xét tính hợp lí hay
không hợp lí của nhà nước đó là giới hạn căn bãn của nhà nước.
Ba kết luận trên đặt nền móng cho chế độ dân chủ hiện đại.
-Lốc cơ chia nhà nước làm 3 cơ quan với 3 quyền khác nhau:
+ Quyền lập pháp: là sự biểu hiện ýy chí chung của quốc gia và thuộc về toan dân. Nếu những
quốc gia lớn thì cử ra đại biểu nhân dân (nghị viện) do nhân dân bầu ra và phải là những người hiểu
rõ về luật.
+ quyền hành pháp: là quyền thực hiện pháp luật đã được lập ra bởi cơ quan lập pháp, phải có
cơ cơ quan riêng và tách ra khỏi quốc hội.
+ quyền tư pháp: là quyền xét xử tội phạm và giải quyết tranh chaá©p giữa cá nhân được thực
hiện bởi thẩm phán do nhân dân bầu ra.
Theo ông, phân quyền là một tất yếu kĩ thuật, là một tiêu chuẩn không thể thiếu được của
một xã hội dân chủ. Yêu cầu phân quyền sao cho cân bằng, công bằng nghĩa là dùng quyền lực này
để chế ngự quyền lực khác.
Tóm Lại: tư tưởng chính trị ở phương tây thường gắn liền với pháp luật trongkhi tư tưởng

chính trị phương đông thường gắn liền với đạo đức. Tư tưởng chính trị phương tây thường xuất phát
từ “trạng thái tự nhiên” của con người thường đề cao động lực “quyền lợi” của con người. Chính trị
học của GC TS phương tây thường dựa trên cơ sở của chủ nghĩa cá nhân, tuyết đối hoá quyền lợi cá
nhân. Tư tưởng chính trị của GC tư sản so với tư tưởng chính trị của GC PK là một bước tiến bộ
trong việc giải phóng con người nhưng vẫn chưa đặt con người như là mục đích tức là vẫn chưa thể
giải phóng đại đa số nhân dân lao động trên thực tế Mác-Aênggghen đã xây dựng tư tưởng chính trị
của mình khác về chất so với những tư tưởng CT duy tâm trước đó. Sự ra đời của tư tưởng chính trị
của 2 ông là bước ngoặc cách mạng trong lịch sử tư tưởng CT nhân loại. Với 2 ông chính trị lớn nhất
là giải phóng con người mà muốm giải phóng con người thì phải giải quyết vấn đề GC, phải giành
lấy các nguồn lực chính trị, đó là con đường giải phóng một cách khoa học và như vậy chủ nghĩa
Mác chính là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực chứ không phải là chủ nghĩa nhân đạo trìu tượng chỉ dựa
vào đạo đức và lòng thương người.
C, Giá trị của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay:
-Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, để tiếp tục hoàn thện nhà nước, phát huy dân
chủ và tăng cường pháp chế XHCN, phải xây dựng nhà nước CHXHCNVN thực sự là trụ cột của hệ
thống chính trị và là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đó là nhà nước
pháp quyền của dân, do dân và vì dân, nhà nước ta dưa trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân thể
hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
(không phân quyền). Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công
chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật. Cán bộ, công chức nhà nước phải
là đầy tớtrung thành của dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân.
-Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nướcthể hiện ở việc đề ra đường lối, chủ trương và các
chính sách định hướng cho sự phát triển trong từng thời kì, lãnh đạo nhà nước định ra và thực thi
hiến pháp và pháp luật. Các cơ quan nha nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng
nghe ý kiến nhân dân; phát huy vai trò và trách nhiệm của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ
chức xã hội và nhân dân trong việc tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát và bảo vệ nhà nước.
8



-Quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện trên mọi lĩnh vực và được thể chế hoá bằng pháp
luật, được hòan thiện trong quá trình phát triển KT-xã hội, nâng cao dân trí. Nhà nước tạo điều kiện
để nhân dân thực sự tham
gia quản lí xã hội thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến lợi ích đông
đảo của nhân dân. Phát huy dân chủ kết hợp chặt
chẽ với tăng cường pháp chế, thực hiện quản lí xã hội bằng pháp luật, nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật cho toàn dân tuyên tuyền, giáo dục pháp luật gắn với trách nhiệm, lợi ích và nghĩa vụ
của công dân, tôn trọng và giữ vững kỉ luật, kỉ cương, trật tự xã hội.
-Cán bộ Đảng viên ở bất cứ cương vị nào đều phải chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh, điều
lệ, nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện coi
thường và buông lỏng kỷ luật. Xây dựng đội ngũ cán bộ trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lí ở các
cấp thật sự vững vàng và kiên định về chính trị gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lói sống, có trí
tuệ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn sáng tạo, gắn bó với nhân dân. Đảng và nhà nước có
cơ chế và chính sách phát hiện tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, đào tạo và bồi dưỡng, trọng dụng
những người có đức, có tài ở trong và ngoài Đảng.
Tóm lại: việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNVN thực sự vững mạnh đồng thời
nâng cao hiệu quả và chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước đã trở một đòi hỏi bức thiết
của cuộc sống, của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta vì chỉ có xây dựng nhà
nước pháp quyền đủ mạnh mới có thể bảo vệ và phát huy những thành quả trong quá trình đổi mới
về mọi mặt (CT, KT,văn hoá, QH quốc tế…), mới có đủ khả năng giải quyết vấn đề mới nảy sinh do
mặt trái của cơ chế thị trường, của KT nhiều thành phần mang lại, và mới có khả năng đương đầu và
đập tan chiến lược “diễn biến hoà bình” mà các thế lực chống đối đang ráo riết tiến hành chĩa vào
Đảng và nhà nước ta. để làm được điều đó nhà nước phải:
+ Tiến hành cải cách, hoàn thiện các cơ quan lập pháp, hành pháp vàtư pháp mà trước mắt là
cải cách một bước nền hành chính.
+ Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện pháp luật để đáp ứng đòi hỏi quản lí đất nước với KT nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế.
+ Thể chế hoá nền dân chủ của nhân dân thành pháp luật, thành cơ chế, thành chính sách, làm
cho dân chủ đi liền với kỉ cương trật tự, dân chủ và chuyên chính không tách rời nhau.
Nếu quán triệt đầy đủ và thực hiện tốt những phương hướng nêu trên nhà nước pháp quyền

XHCNVN sẽ được thiết định vững chắc và ngày càng phát triển.
Câu 3: Đồng chí hãy dụng lý luận về quyền lực chính trị và thực tiễn cách mạng Việt
Nam để chứng minh: “nội dung của quyền lực chính trị trong CNXH cơ bản thộc về nhân dân
lao động”.
Bài Làm
Theo quan điểm của CN Mác-Lênin: “quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực
có tổ chức của một GC để trấn áp một GC khác”.
Với khái niệm trên ta thấy quyền lực chính trị luôn gắn liền với GC và gắn liền với bản chất
nhà nước. Vậy quyền lực của các chế độ xã hội có bản chất GC, bản chất nhà nước khác nhau thì
quyền lực ấy thuộc về ai, phục vụ lợi ích cho ai cũng khác nhau. Bằng phuơng pháp so sánh về bản
chất GC tư sản và nhà nước tư sản của chủ nghĩa TB với bản chất GC công nhân và nhà nước
XHCN của CNXH. Ta thấy quyền lực CT trong CNXH cơ bản thuộc về nhân dân lao động.
Sau đây ta chứng minh quền lực cơ bản thuộc về nhân dân lao động trong CNXH:
-Quyền lực chính trị của Gc thống trị được tổ chức thành quyền lực của nhà nước. Quyền lực
của nhà nước có 2 chức năng: chức năng thống trị GC để đảm bảo sự thống trị về mặt chính trị của
GC cầm quyền đối với các GC và các tầng lớp khác trong xã hội nhằm bảo vệ và phát triển nền kinh
tế mà GC cầm quyền là người đại diện cho quan hệ sản xuất thống trị; bảo đảm sự xác lập hệ tư
tưởng cùa Gc cần quyền trong toàn bộ nền văn hoá xã hội; chống lại mọi lực clượng thù địch từ bên
9


trong hay từ bên ngoài để giữ vững toàn bộ quyền lực chính trị trong tay GC cầm quyền. Chúc năng
xã hội để thực hiện nghĩa vụ công quyền nhằm bảo đảm cho nhà nước quản lí xã hội trên mọi lĩnh
vực, làm cho xã hội tồn tại và phát triển ổn định trong trật tự; làm dịu sự xung đột GC bằng điều hoà
lợi ích giữa các GC, các tầng lớp… trong xã hội; đảm đương trách nhie65m xây dựng những công
trình công cộng , cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển chung của xã hội; hình thành môi trường
ổn định cho sự phát triển mọi mặt của đất nước; thực hiện sự bang giao quốc tế, thay mặt cho quốc
gia, dân tộc trong mọi quan hệ đối ngoại ở cấp nhà nươc.
Xét trên ý nghĩa cơ bản, chức năng thống trị của GC được thực hiện thông qua nghĩa vụ công
quyền và những vấn đề thuộc chứcnăng xã hội cũng chỉ để củng cố chức năng GC; trong đó, thống

trị GC thuộc về bản chất của mọi quyền lực chính trị được thực hiện bằng nhà nước. Khi chính
quyền là của GC cách mạng thì 2 chức năng ấy thống nhất ở sự nhất trí về cơ bản giữa lợi ích của
GC cầm quền và lợi ích quốc gia dân tộc và ngược lại. Dù quyền lực nhà nước tổ chức dười hình
thức “tập quyền”, “tản quyền” hay “phân quyền” hay hỗn hợp các hình thức ấy thì quyền lực nà
nước vẫn mang bản chất của GC cầm quyền. Và là sự thống trị của GC đối với toàn xã hội.
-Quyền lực CT của GC cầm quyền được thực hiện trong một cơ chế gồm 2 mặt:
“Mặt nội dung” với trật tự của cương lĩnh-đường lối, hệ thống pháp luật, hệ thống những
nguyên tắc tổ chứcvà vận hành của hệ thống CT; được thực hiện và thể hiện qua “Mặt thực thể” với
những thành tố tương ứng như: Đảng CT, nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội của quần chúng.
Hiệu quả thực thi quyền lực phụ thuộc vào mức độ chuẩn xác và vận hành có hiệu quả của các nhân
tố cấu thành 2 mặt của cơ chế. Hai mặt của cơ chế thực chất là hệ thống chính trị của GC thống trị
cầm quyền.
-Thật vậy, ta có thể khẳng định quyền lực chính trị có nguồn gốc ra đời cùng với sự xuất hiện
xã hội có GC và quá trình đấu tranh GC. Vì vậy cơ sở xuất phát của quyền lực chín trị là xuất phát từ
nền tảng chế độ kinh tế-xã hội và xuất phát từ lợi ích GC và bảo vệ GC. Đây là 2 cơ sở cơ bản để
chúng ta khẳng định quyền lực chính trị thuộc về ai? GCTS hay nhân dân lao động.
GC công nhân là tập hợp những người làm công ăn lương cho CNTB, hop8n ai hết GC công
nhân bị GCTS bóc lột thậm tệ. Vì vậy, GCCN đã đứng lên thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình lật bỏ
GCTS, xoá bỏ CNTB thiết lập xã hội mới tốt đẹp hơn-chế độ XHCN. Nhà nước được xây dựng trên
cơ sở chế độ sở hữu công cộng về TLSX (thuộc về nân dân lao động). Mà theo lí luận thì ai nắm giữ
quyền lực KT thì nắm giữ mọi mặt trong đó
có quyền lực CT (KT quyết định CT). cho nên nhân dân lao động trong chế độ XHCN nắm
quyền lực chính trị hay nói cách khác quyền lực chính trị trong CNXH cơ bản thuộc về nhân dân lao
động.
Xét đến cùng cũng do xuất phát từ bản chất của GCCN theo quy định bản chất của nhà nước
XHCN mà cái gốc của nó do quy định bởi PTSX XHCN trong đó TLSX thuộc sở hữu toàn dân nên
sau khi ật đổ GCTS, xoá bỏ CNTB, nhà nước XHCN không bai giờ quay lại bóc lột nhân dân lao
động mà ngược lại luôn bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động do đó quyền lực chính trị phải cơ bản
thuộc về nhân dân lao động.
-Về mặt thực tiễn, căn cứ vào tình hình cách mạng Việt Nam ta thấy rằng GCCN Việt Nam

liên minh với GC nông dân và tầng lớp trí thức. Sau khi làm cuộc cách mạng DTDCND đã sản sinh
ra nhà nước VNDCCH đã thiết lập một phương thức sản xuất mới, PTSX XHCN, trong đó quan hệ
sản xuất được xác lập trên cơ sở công hữu về TLSX. (TLSX cơ bản thuộc về nhân dân lao động) nên
bản chất nhà nước XHCN ở nước ta hiện nay không bao giờ quay lại bóc lột nhân dân lao động. Hơn
thế nữa, GCCN Việt Nam là đại diện cho số đông ngươi trong xã hội, nên bản chất nhà nước ta khác
hẳn với bản chất nhà nước bóc lột. Việc chuyên chính trị với một số ít thiểu số người (nếu có) để bảo
vệ lợi ích chung cho đại đa số nhân dân lao động, do đó bảo vệ lợi ích của GCCN chính là bảo vệ lợi
ích cho đông đảo nhân dân lao động, điều này cho phép một lần nữa ta khẳng định nhà nước ta luôn
10


khác với bản chất nhà nước bóc lột. Bởi vì bản chất nhà nước ta do cơ sở KT và chế độ chính trị quy
định nên là nhà nước của dân, do dân và vì dân bao hàm ở 2 nội dung đó là:
Nhà nước cùa d6an, do dân và vì dân là kiểu nhà nước thực hiện ý chí quyền lực của nhân dân,
thay mặt cho nhân dân, tất cả quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động là nguyên tắc tối cao
của chế độ ta. với nguyên tắc này ta thấy nhân dân nắm quyền lực CT và quyền làm chủ đất nước
bằng nhà nước, sống trong một lãnh thổ thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN và sự thống
nhất quản lí của nhà nước. Nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình cũng nnhư quyền làm
chủ không phải với tư cách riêng lẻ, từng nhóm rời rạc mà là tổ chức cao nhất là nhà nước
CHXHCNVN.
Bên cạnh bản chất vừa nêu trên ta còn thấy rằng nhà nước CHXHCNVN không chỉ đơn thuần
là công cụ chuyên chính đối với kẻ thù của CNXH mà còn vứa là phương tiện để nhằm tổ chức và
xây dựng các mục tiêu xã hội. Điều này còn chứng minh thêm nhà nước ta là nhà nước của chế độ
nhân dân lao động làm chủ xã hội, làm chủ quyền lực chính trị nhà nước thông qua nhà nước của
mình.
Do vậy nền dân chủ XHCN là hình thức tổ chức của nhà nước thực hiện nhằm bảo vệ lợi ích
của nhân dân lao động, còn việc chuyên chính đối với kẻ thù XHCN (nếu có) là một số ít và một
nhóm thiểu số nhưng quan trọng hơn tất cả là tổ chức quản lí xây dựng nền KT sao cho năng suất lao
động và tổ chức xây dựng VHXH ngày càng hoàn thiện hơn. Ngược lại, trong chế độ TBCN, sau khi
lật đổ chế độ phong kiến thiết lật nên nhà nước TS của GCTS. Về PTSX có tiến bộ hơn trước tuy

nhiên PTSX TBCN là bóc lột giá trị thặng dư do QHSX dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về
TLSX (tức là GCTS nắm giữ TLSX chủ yếu). Do GCTS chiếm giữ TLSX nên GCTS nắm quyền lực
chính trị. Vì thế trong chế độ TBCN quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân lao động.
Đặc biệt để duy trì bản chất bóc lột, CNTB sử dụng quyền lực chính trị bảo vệ GCTS là thiểu
số và trấn áp đa số nhân dân lao động. Vậy trong chủ nghỉa TB quyền lực chính trị thuộc vê một số ít
người (GCTS) chứ không thuộc về đa số nhân dân lao động.
Tóm lại: xét chung cho tất cả các chế độ xã hội có GC d0ối kháng (CHNL, PK, TBCN) thì
cac GC thống trị luôn củng cố quyền lực nhà nước để quản lí xã hội, có đầy đủ sức mạnh làm công
cụ, phương tiện trấn áp các GC khác. Quyền ực nhà nước thuộc về bản chất là quyền lực chính trị
của GC thống trị. Quan niệm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động “ đã xuất hiện từ thời
cổ đại và được tuyên bố, ghi nhận một cách phổ biến trong hiến pháp của các nước cộng hoà dân chủ
TS nhưng trên thực tế cũng chỉ là hình thức rất hạn chế. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao
động, chỉ thực sự có đượckhi xuất hiện cơ sở khách quan cho sự thống nhất giữa tính GC và tính
nhân dân. Nhà nước trong các chế độ bóc lột dựa trên sự thống trị của chế độ sở hữu tư nhân, GC
cầm quyền bao
giờ cũng là GC bóc lột, một GC có lợi ích căn bản đối lập với lợi ích của nhân dân lao động.
Hơn nữa trong xã hội dựa trên chế độ sở hữu tư nhân không có sự bình đẳng về KT do đó không thể
có sự bình đẳng về chính trịxã hội. Đặc biệt trong xã hội TBCN ngày nay, GCTS nắm toàn bộ tư liệu sản xuất hình nên
những công ty độc quyền, đa quốc gia, xuyên quốc gia chi phối nền KT TG thì càng chứng minh rõ
ràng quyền lực chính trị thuộc về GCTS chứ không phải thuộc về nhân dân lao động.
Trong chế độ XHCN, quyền lực chính trị là cơ bản thuộc về nhân dân lao động bởi lẽ xuất
phát từ 2 cơ sở: chế độ KT của xã hội XHCN mà nét 9dặc trưng nhất là dựa trên chế độ công hữu về
TLSX, nhân dân lao động là người nắm giữ TLSX chủ yếu nên nắm quyền lực KT, CT, văn hoá, xã
hội từ đó nắm được quyền lực nhà nước làm công cụ xây dựng xã hội mới. Tức là nhân dân lao động
nắm được quyền lựcchính trị. Cơ sở thứ 2 là lợi ích của GC cầm quyền cơ bản thống nhất với lợi ích
của nhân dân lao động.
Những biểu hiện cụ thể về nội dung thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân alo động ở
nước ta hiện nay có 4 biểu hiện sau đây:
11




Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Mọi công dân có quyền tự do ứng củ, bầu cử vào cơ quan lãnh đạo nhà nước các cấp
(đối với Đảng viên phải chấp hành theo điều lệ Đảng).

Mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng phải trong khuôn khổ
của của pháp luật hiện hành.

Mọi công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Bằng những cơ sở KT, CT-xã hội và việc bảo vệ lợi ích của GCCN và bằng những dẫn chứng
thực tiễn tình hình cách mạng xã hội Việt Nam, chúng ta đã chưng minh chỉ có trong CNXH nội
dung của quyền lực chính trị cơ bản thuộc về nhân dân lao động.
-Để phát huy hơn nữa quyền lực chính trị của nhân dân lao động, đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay. Chúng ta phải thực sự đổi mới và hoàn thiện các nhân tố cơ bản sau:
+ Một là, củng cố vai trò lãnh d0ạo của Đảng trên cơ sở đổi mới, dân chủ hoá bản thân tổ chức
và hoạt động của Đảng. Đảng cần được kiện toàn đủ mạnh cả về CT, tư tưởng, tổ chức để đảm
đương có hiệu quả vai trò là người lãnh đạo chính trị đối với toàn xã hội. Đảng thực hiện vai trò của
mình bằng việc đưa ra đường lối, chính sách đúng đắn cho quá trình phát triển xã hội bằng việc định
hướng các chủ trương công tác lớn.
Đảng lãnh đạo bằng phương pháp tuyên truyền giáo dục, thuyết phục để quần chúng thấy và
hiểu rõ tính đúng đắn trong các quyết sách chính trị của mình. Qua đó, quần chúng sẽ tự giác thực
hiện. Mặt khác, sự lãnh đạo chính trị của Đảng được thực hiện bằng sự tiên phong gương mẫu của
Đảng viên vả tổ chứccơ sở Đảng, bằng việc kiểm tra, bằng việc giới thiệu những Đảng viên ưu tú có
đầy đủ năng lực và phẩm chất vảo hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và nhà nước
thông qua bầu cử dân chủ.
+ Hai là, củng cố và hoàn thiện nhà nước (cơ quan quyền lực của nhân dân) theo hướng: nhà
nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, quản lí KT bằng kế hoạch, bằng chính sách,
bằng đòn bẩy kinh tế và các công cụ điều tiết khác…Tổ chức hoạt động nhà nước cũng phải tuân thủ

theo hiến pháp và pháp luật. Đặc biệt trong hệ thống bảo đảm quyền lực của nhân dân nói chung và
quyền lực chính trị nói riêng, cán bộ có vị trí cực kỳ quan trọng. Hệ thống quyền lực chi phối việc
xây dựng đội ngũ cán bộ nhưng đến lược mình, đội ngũ cán bộ lại quyết định khả năng hoạt động
của hệ thống quyền lực trong việc thực hiện chức năng cơ bản của mình.
+ Ba là, các tổ chức chính trị-xã hội chiwếm vị trí cực kì quan trọng trong việc phát huy quyền
lực chính trị của nhân dân. Do vậy phải củng cố, xây dựng các tổ chức đó theo hướng trước hết cần
phải có quan điểm và tư tưởng mới; xem mặt trận tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của hệ thống
quyền lực chính trị của nhân dân. Vì vậy trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống
chính trị không thể không dân chủ hoá tổ chức và hoạt động của mặt trận của các tổ chức quần
chúng.
Tóm lại, trong bất kì chế độ xã hội nào quyền lực chính trị chỉ được phát huy, được thực hiện
thông qua cơ chế (HTCT). Vì vậy, để phát huy qyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta
hiện nay, chúng ta phải không ngừng củng cố đổi mới HTCT. Đó là điều kiện cho phép chúng ta
thực hiện có hiệu quả di chúc của chủ tịch HCM: “Nước ta là dân chu.û Bao
nhiêu lợi ích đều vì dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Chính quyền từ
xã đến chính phủ TW do dân cử ra.
Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”
Câu 4: Đồng chí hãy vận dụng lý luận về cơ chế thực hiện quyền lực chính trị và thực
tiễn đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam để làm rõ luận điểm của đảng ta: “Mục
tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủ XHCN, phát huy
đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân”
(VK VIII trang 71)
12


Bài làm
-như chúng ta đã biết, bất kỳ một GC cách mạng nào bước vào hoạt động chính trị đều nhằm
mục tiêu giành chính quyền mà chính quyền là vấn đề cơ bản nhất của quyền lực chính trị và bất cứ
một bộ môn khoa học chính trị nào đó ra đời đều dựa trên các nguyên lý, quy luật, phạm trù cơ bản

nhất chi phối các nguyên lý, quy luật, phạm trù khác. Trong chính trị học quyền lực chính trị làphạm
trù cơ bản nhất, quyền lực nói lên thực chất hoạt động chính trị của các GC, các đảng phái trong xã
hội có GC.
-Theo CN Mác-lênin: “quyên lực chính trị theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của
một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác” (Mác-ăngghen tuyển tập tập một NXB ST HN 1989 trang
569)
Đặc điểm của quyền lực chính trị là khi ra đời nó gằn liền với sự xuất hiện của các GC. Do đó
quyền lực chính trị luôn luôn mang tính GC, không có quyền lực chính trị chung chung cho mọi GC.
Đồng thời, quyền lực chính trị thể hiện ra bên ngoài là thống nhất nhưng bên trong thì nó chứa đựng
các mâu thuẫn, thậm chí con là mâu thuẫn đối kháng. Mặt khác sức mạnh ủa quyền lực chính trị là
sức mạnh của một giai cấp chứ không phải của một cá nhân nào đó (CNTB: quyền lực tập trung vào
nguyên thủ quốc gia thì đại diện cho GC tư sản; XHCN: quyền lực tập trung vào nguyên thủ quốc
gia mà nguyên thủ thì đại diện cho GC công nhân)
-Còn cơ chế là một phạm trù dùng để chỉ các nhân tố và MỐI QUAN HỆ giữa các nhân tố đó
với nhau, nhằm để thực hiện một chức năng hoặc một mục tiêu đã được xác định. Trong xã hội có
GC, cơ chế thực hiện quyền lực chính trị thực chất là hệ thống chính trị. Cơ chế thực hiện quyền lực
chính trị bao gồm tổng thể các tổ chức chính trị-xã hội và mối liên hệ biện chứng giữa các nhân tố
đó với nhau nhằm thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động.
-Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị được thể hiện thông qua 2 hình thức:
+ Xét chung cho tất cả các chế độ xã hội có GC bóc lột. Nó được thể hiện thông qua 3 nhân tố
đó là:

Hệ thống chuyên chính của GC cầm quyền như các đảng phái, các tổ chức chính trị-xã
hội do GC cầm quyền đặt ra hoặc đứng về phía GC cầm quyền (nhà nước TB: Đảng tư sản cầm
quyền, các tổ chức chính trị xã hội do GC tư sản lập ra…)

Hệ thống các tổ chức trung gian như các đảng phái, tổ chức tôn giáo, tổ chức chính trịxã hộitrung lập. Hệ thồng này không bảo vệ lợi ích cho GC cầm quyền, cho lợi ích của GC bóc lột
nhưng cũng không bảo vệ lợi ích cho người lao động

Hệ thống các tổ chức đối lập với GC cầm quyền. Đây là các tổ chức chống lại hệ thống

chuyên chính của GC cầm quyền bao gồm: Đảng CS, tổ chức công đoàn tiến bộ.
+ Trong chế đệ XHCN: khác với hệ thống chính trị trong các chế độ có GC bóc lột, hệ thóng
chính trị XHCN bao gồm hệ thống các tổ chức thống nhất nhằm phát huy quyền lực của nhân dân
lao động, cơ cấu tổ chức hệ thống CT XHCN bao gồm 3 nhân tố:

ĐCS giữ vai trò lãnh đạo

Nhà nước pháp quyền XHCN

Các tổ chức chính trị-xã hội: mặt trận tổ quốc,công đoàn, đoàn TN, hội liên hiệp phụ
nữ, hội cựu chiến binh, hội nộng dân.
+thực chất hệ thống CT XHCN là hệ thống chuyên chính vô sản, mục đích nhằm phát huy
quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới xã hội-XHCN.
Xét cề 2 hình thức trên thì nó giống nhau là đều có 3 nhân tố chung nhưng về tính chất thì hoàn
toàn khác nhau. Cụ thể là trong xã hội có GC bóc lột thì hình thức biểu hiện của cơ chế thực hiện
quyền lực CT bao gồm một hệ thống các nhân tố mâu thuẫn đối kháng nhau, còn ở chế độ XHCN
hình thức biểu hiện của
cơ chế thực hiện quyền lực chính trị bao gồm một hệ thống các nhân tố thống nhất để nhằm
phát huy quyền lực chính trị của nhân dân lao động.
13


Nội dung cơ chế thực hiện quyền lực chính trị:
+nội dung mang tính chất tổng quát: xay dựng cơ chế thực hiện quyền lực chính trị phải dựa
trên mục tiêu của quyền lực chính trị. Nói cach khác, mục tiêu của quyền lực chính trị quết định đến
việc xây dựng cơ chế để thực hiện nó.
+ Nội dung mang tính chất cụ thể, bao gồm 2 nội dung:

Đối với GC cầm quyền: GC cầm quyền phải thực hiện được mục tiêu nhưng không
ngừng củng cố quyền lực KT và trên cơ sở củng cố quyền lực KT sẽ củng cố chắc được quyền lực

chính trị để buộc tất cả các GC, các tầng lớp phải tuân thủ đường lối chính trị của mình. Để đạt được
mục tiêu này, GC cầm quyền phải đề ra các biện pháp đó là:
Đề ra được mục tiêu chính trị đúng đắn: đây chính là quyết sách chính trị của GC cầm quyền,
quyết sách chính trị là cương lĩnh, đường lối của đảng… thể hiện mục tiêu của giai cấp cầm quyền
(kể cả chế độ TBCN và XHCN)
Phải xây dựng được hệ thống hiếp pháp-pháp luật, nghị định để đi vào thể chế hoá các mục
tiêu chính tị của GC cầm quyền thàng những văn bản pháp quy. Nhờ đó lảm cho mục tiêu chính trị
của GC cầm quyền mang được hình thức cái phổ biến và có tính cưỡng chế đối với toàn xã hội.
Phải xây dựng được một hệ thống các tổ chức: Đảng, nhà nước và các tổ chức CT-xã hội để đi
vào thực hiện hiến pháp, pháp luật. Nhờ vậy mục tiêu của GC cầm quyền mới được hiện thực hoá
trong đời sống xã hội.

Đối với GC không cầm quyền nhưng phải là GC trực tiếp đối lập với GC cầm quyền:
GC không cầm quyền không ngừng củng cố mục tiêu kinh tế, CT của mình rồi trên cơ sở đó
tiến tới lật đổ quyền lực chính trị của GC cầm quyền để thiết lập quyền lực chính trị thuộc về GC
mình.
GC không cầm quyền phải đề ra các biện pháp tổ chức cho quần chúng nhân dân đấu tranh,
thông qua những cuộc đấu tranh đó đúc kết ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc giành
quyền lực chính trị của GC mình. Lịch sử nước ta đã chứng minh nguyên nhân cách mạng tháng tám
thành công là Đảng ta đã đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo toàn dân
tộc trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dânvà đế quốc như: cuộc diễn tập cao trào xô viết nghệ
tĩnh 1930-1931; đấu tranh đói dân chủ dân sinh 1936-1939…
Phải đưa ra được những chủ trương chính trị đúng đắn bằng mọi hình thức như tuyên truyền,
giáo dục, thuyết phục để nhân dân hểu rõ về chủ trương chính trị của mình và từ đó đi vào tổ chức
thực hiện.
-Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị ở Việt Nam: kể từ sau thắng lợi của cách mạng tháng
tám, chúng ta đã thiết lập được chính quyền chuyên chế công nông là tiền đề cho hệ thống chính trị
Việt Nam sau này. Mùa xuân 1975, sau khi hoàn thành thắng lợi cách mạng DTDCNH ở miền nam,
thống nhất nước nhà thì chúng ta đã thiết lập được cơ chế quyền lực chính trị trên phạm vi cả nước.
Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu và hạn chế

sau:
+ Thành tựu: thành tựu có tính chất bao trùm của hệ thống chính trị Việt Nam trong thời gian
qua là giữ vững và ổn định chính trị về mọi mặt, cụ thể:

Trên lĩnh vực dân chủ: chúng ta đã mở rộng được dân chủ XHCN trên tất cả các lĩnh
vực nhất là trên lĩnh vực CT và KT

Về vai trò lãnh đạo của đảng: chúng ta đã giữ được sự lãnh đạo duy nhất của Đảng
cộng sản, kiên quyết không chia sẻ cho bất cứ một lượng chính trị nào. (thành tựu nổi bật nhất của
ĐH VII của Đảng đánh giá là: Đảng ta đã từng bước bổ sung và cụ thể hoá thành các chủ trương đổi
mới trên từng lĩng vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong quá trình đó, Đảng ta đã được củng cố
về tư tưởng, chình trị và tổ chức; vai trò lãnh đạo của đảng trong xã hội được tăng cường, việc đổi
mới tư duy, tổ chức bộ máy, phương pháp và phong cách của đảng đã mang lạinhững kết quả to lớn;
đường lối đổi mới ngay càng hoàn thiện nhờ vậy con đường đi lên CNXH ngày càng rõ hơn… )
14



Về nhà nước: chúng ta đã giữ vững được cgính quyền trên cơ sở đổi mới, bước đầu đi
vào xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. (việc
quản lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật từng bước được xác lập và hoàn thiện.
Những bước tiến đó góp phần làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước các cấp đạt được những
bước tiến quyết định theo hướng
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường kỷ cương và nâng cao hiệu lực quản lý của
nhà nước).

Về đoàn thể CT-xã hội: mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức CT-xã
hội đã từng bước đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động. (nhiệu hội, đoàn thể hợp pháp
được thành lập theo nhu cầu, lợi ích và theo nguyện vọng của các tầng lớp khác nhau trong nhân
dân, cũnh như những người Việt Nam định cư ở nước ngoài…_


Ngoài ra, chúng ta đã xoá bỏ dần được những mặc cảm do chiến tranh để lại, từng
bước củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Đồng thời, tiếp tục củng cố và định hướng đi
lên CNXH theo con đường đã lựa chọn, đã khắc phục dần tình trạng bao biện làm thay nhà nước, và
từng bước đa dạng hoá các hình thức chính trị của nhân dân…
+ Về hạn chế: hạn chế có tính chất bao trùm của hệ thống CT Việt Nam là còn lúng túng về
mặt lý luận, bảo thủ về mặt cán bộ và tình trạng quan liêu về nhiều mặt. Các nhân tố trong hệ thống
chính trị: Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội thì chưa vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ
CT hiện nay. Cụ thể:

Về Đảng: tuy giữ vững bản lĩnh độc lập, tự chủ của mình nhưng Đảng ta vẫn chưa
chuẩn bị đầy đủ cho bước chuyển căn bản trên lĩnh vực KT và mở rộng đối ngoại. (chuyển sang nền
KT thị trường nhiều thành phần trên cơ sở đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với TLSX, mở cửa bên
ngoài… là một chiến lược đúng đắn. Song nhiều vấn đề lý luận về Đảng cộng sản cầm quyền trong
điều kiện kinh tế thị trường chưa được làm sáng tỏ; trong khi khẳng định tính không đối lập của cơ
chế thị trường với CNXH, chúng ta cũng thấy rõc bên cạnh những mặt tích cực là cơ bản vẫn tồn tại
những mặt yếu kém của nó ngay trong trường hợp định hướng XHCN, đó là do chúng ta không
chuẩn bị được ngay từ đầu để khắc phục những tác động ngịch chiều của nó…)

Về nhà nước: những bước tiến đổi mới của nền hành chình quốc gia còn rất khiêm tốn.
Tình trạng quan liêu, nhiều tầng, nhiều nấc thang của bộ máy hành chính làm cho yêu cầu quản lý
quá trình KT-xã hội chưa thật sự nhanh nhạy và có hiệu quả. Tình trạng “nghiệp dư” của đội ngũ
công chức nhà nước chưa được khắc phục về cơ bản; kỷ cương phép nước bị coi thường ở nhiều
nơi…

Về các tổ chức CT-xã hội: phong cách hoạt động của mặt trận tổ quốc Việt Nam vẫn
chưa thoát khỏi tình trạng quan liêu, cán bộ của nhiều đoàn thể CT-xã hội vẫn còn tình trạng “viên
chức hoá”…

Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị còn vi phạm quyền dân chủ của nhân dân và

không ít cán bộ Đảng viên thoái hoá biến chất, dao động tư tưởng, tổ chức cơ sở Đảng nhất là ở
nông thôn suy yếu.

Công chức, viên chức nhà nước ý thức pháp luật chưa cao, quan hệ Đảng và nhà nước
chưa được phân định rõ; các đoàn thể quần chúng còn lúng túng trong việc xác địng chức năng,
nhiệm vụ.

Công tác cán bộ: khâu quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán
bộ kế cận thì có làm nhưng chưa có sự thay đổi căn bản (Nghị quyết BCH TW3 khoá VIII)…
-Phương hướng đổi mới hệ thống CT ở Việt Nam:
+ Phương hướng mang tính chất tổng quát nhằm khắc phục những hạn chế trên phương hướng
mang tính chất bao trùm để xây dựng hệ thống chính trụi nước ta là: phải mở rộng dân chủ hơn nữa
15


trong cơ chế thực hiện quyền lực chính trị, để cho dân chủ XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực
của quá trình phát triển và xây dựng CNXH ở nước ta.
+ Phương hướng cụ thể: yêu cầu phải đi vào đổi mới 3 nhân tố trong cơ chế thực hiện quyền
lực CT, đó là:

Đổi mới Đảng: Đảng giữ vai trò lãnh đạo toàn xã hội, dựa chắc vào dân, thông qua các
tổ chức trong hệ thống chính trị, chủ yếu bằng nhà nước. Có nghĩa là trong hệ thống chính trị vai trò
của ĐCS luôn luôn là hạt nhân lãnh đạo, là điều kiện cần thiết và tất yếu để HTCT giữ vững được
bản chất của GC công nhân. Điều đó đã được chúng minh trong thực tế là nơi nào ĐCS giữ được vai
trò lãnh đạo trong hệ thống chính trị thì nơi đó cách mạng sẽ tiếp tục phát triển và ngược lại. Đồng
thời, Đảng phải đưa ra cương lĩnh, đường lối định hướng trong các chủ trương công tác lớn. Chủ
trương đường lối của Đảng đưa vào quần chúng bằng phương pháp đặc thù: nêu gương tuyên
truyền, giáo dục thuyết phục, kiểm tra và đào tạo cán bộ… Đảng phải được tổ chức và hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật. Về đổi
mới Đảng, NQ ĐH IX neu rõ 4 nội dung đổi mới của Đảng trong giai đoạn hiện nay là:


GD tư tưởng CT, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.

Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ.

Xây dựng, củng cố các tổ chức co sở Đảng.

Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Đổi mới nhà nước: nhà nước XHCN vừa là cơ quan đại diện cho ý chí và quyền lực
của nhân dân lao động, vừa thay mặt và chịu trách nhiệm trước dân về quản lý điều hành xã hội bằng
pháp luật. Nhà nước phải thể chế hoá quyền công dânvà quyền con người về đổi mới nhà nước, NQ
ĐH IX của Đảng có nêu rõ 5 quan điểm về đổi mới , đó là:

XD nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước.

Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương tăng cường pháp chế.

Xây dựng đội ngụ cán bộ, công chức, trong sạch, có năng lực.

Đấu tranh chống tham nhũng.

Đổi mới các tổ chức chính trị-xã hội: các tổ chức CT-xã hội vừa là nơi trực tiếp đại
diện cho lợi ích chính đáng của nhân dân lao động, đồng thời cũng là nơi trực tiếp pháp huy quyền
làm chủ của nhân dân trong quá trìng xay dựng xã hội mới. Vì vậy, đổi mới phải đa dạng hoá hơn
nữa các hình thức CT-xã hội của nhân dân , phải xem chức năng bảo vệ lợi ích chính đáng của các
thành viên trong tổ chức mình là một trong những chúc năng quan trọng. Quá trình đổi mới cần tập
trung 2 nội dung chủ yếu sau:


Xác định rõ chúc năng nhiệm vụ của các tổ chức CT-xã hội trong điều kiện thực hiện
nền KT hàng hóa nhiều thành phần để từ đó đưa ra được những phương thức hoạt động phù hợp.

Xây dựng các tổ chức CH-xã hội phải theo nguyên tắc, một mặt là từng thành viên
phải có trách nhiệm tham gia xây dựng tổ chức của mình, mặt khác các tổ chúc CT-xã hội cũng phải
chăm lo bảo vệ lợi cíh chính đáng của từng thành viên trong tổ chức.
-Tóm lại, đổi mới hệ thống CT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là điều kiện để thực hiện
quyền lực chính trị của nhân dân lao động. Mặt khác, quyền lực chính trị của nhân dân lao động từng
bước được phát huy, là cơ sở bảo đảm cho việc củng cố và đổi mới hệ thống CT Việt Nam và đó
cũng là mối quan hệ phổ biến giữa việc củng cố tăng cường cơ chế thực hiện, nhằm thực thi quyền
lực chính trị của GC cầm quyền trong các chế độ xã hội.
Ngày nay, tiếp tục đổi mới hệ thống CT là nhằm khắc phục những yếu kém tồn tại của hệ
thống chính trị và trở thành đòi hỏi bức thiết để hệ thống chính trị góp phần tích cực vào quá trình
CNH, HĐH đất nước. Tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện thắng lợi
mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “, nền dân chủ XHCN được
xác lập vững chắc.
16


Câu 5: Đồng chí hãy vận dụng mối quan hệ giữa chính trị với KT và thực tiễn đổi mới
của cách mạng Việt Nam để làm sáng tỏ bài học sau: “kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mời
KT với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới
chính trị” (VK ĐH VIII, NXB CTQG Trang 71)
Bài làm
-Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện (1986-1996) và 5 năm thực hiện nghị
quyết ĐH Đảng lần thứ VII. Đất nước ta đã vượt qua 1 giai đoạn thử thách, gay go, khủng hoảng
trầm trọng về KT-XÃ HỘI. Trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn phức tạp đó, nhân dân ta
không những đứng vững, kiên trì tiến lên CNXH mà còn vươn lên đạt thắng lợi nổi bật trên nhiều
mặt. Để tổng kết chặng đường đổi mới 10 năm qua, trong ĐH VIII đã đánh giá và rút ra một số bài

học chủ yếu. Một trong những bài học đó là: “kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mời KT với đổi mới
chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”. Để nắm vững
mối quan hệ biện chứng giữa CT với KT theo quan điểm CN Mác-Lênin và hiểu rõ sự vận dụng
đúng đắn mối quan hệ giữa chính trị với KT của đảng ta trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Góp phần đấu Trung thực phê phán những quan điểm tư tưởng và hành động lệch lạc như: tuyệt đối
hoá sức mạnh chính trị, hoặc khuynh hướng tuyệt đối hoá tự do KT, buông lỏng hoặc xem nhẹ sự
lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế.
Chúng ta cần làm rõ mối quan hệ giữa CT với KT.
-Chính trị là những công việc nhà nườc hay xã hội. Phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ
giữa các giai cấp, giữa các dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề
giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
Kinh tế theo nghĩa gốc thì Economi có nghĩa là tính hiệu quả, tiết kiệm. Theo nghĩa rộng thì
KT là chỉ hệ thống các quan hệ kinh tế, QHSX của một hình thái KT-XÃ HỘI, là tổng thể nền kinh
tế quốc dân của một quốc gia với các ngành, các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật cụ thể.
-Theo CN Mác-Lênin thì KT bao giờ cũng quyết định chính trị và điều này được khẳng định
hoàn toàn trong lý luận cũng như trong thực tiễn.
+ Về mặt lý luận: theo CN Mác-Lênin thì cơ sở hạ tầng (KT) quy định cấu trúc và tính chất
của KTTT (chính trị) và tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
+ Về mặt thực tiễn: ở hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ thì QHSX của chế độ chiếm hữu
nô lệ thế chế chính trị thuộc về giai cấp chủ nô, ở hình thái kinh tế xã hội TBCN thì quan hệ sản xuất
của chế độ tư bản chủ nghĩa thể chế chính trị thuộc về GC TS và ở CNXH thì thể chế chính trị thuộc
về GC Công nhân.
+ Có thể khẳng định rằng kinh tế luôn quyết định CT vì các lý do sau đây:

KT luôn là nền tảng của mọi chế độ xã hội, nếu chính trị thoát ly khỏi KT thì chính trị
sẽ siêu hình

Kinh tế quyết định đến tính chất và cấu trúc của hệ thống chính trị (TBCN- hệ thống
chính trị gồm nhiều mâu thuẫn, XHCN-hệ thống chính trị thống nhất dưới sự lãnh đạo của đảngCS)


Kinh tế quy định tính chất và kiểu quan hệ giữa các lĩnh vực khác nhau trong đời sống
xã hội (đạo đức, pháp luật, tình cảm…)
-Trong khi nhấn mạnh vai trò của cơ sở hạ tầng (KT) đối với KTTT (CT), quan điểm của CN
Mác-Lênin khẳng định rằng chính trị mặc dù bị kinh tế quyết định nhưng CT lại có tính độc lập
tương đối và có sự tác động trở lại KT rất mạnh mẽ.
+ Về mặt lý luận: theo CN Mác-Lênin thì kiến trúc thượng tầng (CT) cũng có sự tác động trở
lại đối với cơ sở hạ tầng (KT) và ý thức xã hội cũng có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội.
+Về mặt thực tiễn: do nhận thức được quy luật KT khách quan, KTTT (CT) có vai tró định
hướng cho quy luật KT, mang lại phương án tối ưu cho phát triển KT và phục vụ vì lợi ích của GC.
Với ý nghĩa đó, chính trị ra đời tồn tại và phát triển trên cơ sở nó có vai trò to lớn tác động đến kinh
tế theo những quy luật KT khách quan.
17


+ Biểu hiện của CT đối với KT:

Chính trị định hường cho kinh tế phát triển nhưng phải dựa trên quy luật khách quan,
nhận thức được quy luật khách quan. Tuy nhiên muốn định hướng thì chủ thể chính trị phải có
kiến thức, tri thức, trình
độ nhất định để nhận thức đúng quy luật, để định hướng đạt mục tiêu KT phục vụ vho giai
cấp.

Chính trị có nhiệm vụ lựa chọn mô hình chiến lược phát triển KT, mô hình KT đúng,
chính xác thì lợi ích của GC được thực hiện tốt.

Chính trị tham gia vào việc điều tiết, lựa chọn tốc độ phát triển kinh tế. KT phát triển
phải tương ứng với phát triển xã hội nếu không thì có thể gây ra bất ổn về chính trị. Vì vậy, nhà
nước phải điều chỉnh cho cân đối tô1c độ phát triển giữa các ngành, các lĩnh vực của nền KT.

Vai trò tác động của chính trị tác động đến các chủ thể KT: một thành phần KT được

coi là một chủ thể KT, mỗi chủ thể KT có vai trò, địa vị, lợi ích riêng. Vì vậy, từ cơ sở KTTT (CT)
phải có sự kiểm soát, tạo điều kiện tác động cho các chủ thể KT phát triển để cho họ thực hiện
được lợi ích riêng của họ và phải tạo điều kiện cho họ góp phần vào việc thực hiện lợi ích chung.
Định hướng XHCN là mục tiêu chung, không chỉ riêng có thành phần KT XHCN mà phải huy
động tất cả các thành phần kinh tế. Song cũng cần phải xác định rằng KT XHCN không còn thì
định hướng XHCN cũng không còn và hệ thống chính trị XHCN cũng không còn.

Vai trò của cơ cấu tổ chức và phương thức tổ chức, quản lý con người-xã hội đối với
KT. Nói đến KT, xã hội là nói đến con người đồng thời nói đến xã hội là gián tiếp nói về KT. Vì
vậy, để quản lý xã hội, quản lý con người của nước ta hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước hoặc
doanh nghiệp tư nhân phải có tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng trong các doanh nghiệp để
phát huy được vai trò của nhân tố con người.
+ Sự tác động của chính trị đối với KT theo 2 hướng:

Chính trị tác động cùng chiều đúng mức với KT thì KT phát triển nhanh. Nghĩa là CT
nhận thức đúng được quy luật khách quan và thông qua quy luật đó tác động tạo điều kiện cho KT
phát triển và như vậy CT thực sự là động lực phát triển KT.

Chính trị tác động ngược chiều với KT thì nó là lực cản quá trình phát triển KT-xã hội.
Nghĩa là chính trị không nhận thức đúng hoặc nhận thức không đầy đủ quy luật khách quan. Ví vậy,
các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước đề ra không đúng quy luật khách quan thì nó là lực
cản của quá trình phát triển KT.
Ví dụ: Sai lầm chủ quan nóng vội cải tạo XHCN (xoá các thành phần KT), sai lầm trong
công nghiệp hoá chỉ chú trọng phát triển công nghiệp nặng không quan tâm phát triển nông
nghiệp, công nghiệp nhẹ.
Sai lầm duy trì quá lâu cơ chế KT tập trung quan liêu bao cấp

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp dù đã có quyết sách chính trị đúng đắn, phản ánh
đúng hiện thực khách quan, quy luật khách quan của KT nhưng trình độ năng lực tổ chức chỉ đạo
thực tiễn, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không vươn tới ngang tầm với nhiệm vụ

chính trị đề ra, thì chính trị vẫn cản trở hoặc để cho KT phát triển chệch hướng, trái với đường lối
chính trị đã chọn. Ví thế, chính trị cũng phải tự đổi mới, phải có cơ cấu tổ chức phương thức hoạt
động, thiết chế vận hành phù hợp với cơ sở KT.
+ Nghiên cứu về mối quan hệ giữa KT và CT sẽ tránh được 2 khuynh hướng đó là: Tuyệt
đối hoá CT nhất là trong điệu kiện KT hàng hóa nhiều thành phần thì sẽ dẫn tới phủ nhận vai trò
lãnh đạo của Đảng, hoạt động quản lý của nhà nước. Tuyệt đối hoá vai trò của chính trị sẽ dẫn tới
chủ nghĩa duy tâm duy ý chí.
-Hai luận điểm của Lênin về mối quan hệ giữa CT với KT:
+ “Chính trị là biểu hiện tậo trung của KT”: Lênin khẳng định chính trị phả ánh KT nhưng nó
không phản ánh giản đơn; KT như thế nào thì CT phả ánh như thế đó. Song nó không như tấm
18


gương soi. Sự hình thành, tồn tại vàphát triển của chính trị là trên cơ sở những đòi hỏi khách quan
của sự phát triển KT.
o
Chính trị phả ánh tập trung KT có nghĩa là: Nó phải phản ánh được lợi ích KT của GC
và phản ánh được bản chất của một chế độ kinh tế, nó phản ánh cái cốt lõi (cơ bản), bền vững trong
KT.

Nó phản ánh một cách khái quát tất cả các khuynh hướng KT nhưng nó phải làm nổi
bật khuynh hướng chủ đạo.

Nó phản ánh được ý chí sức mạnh, sự đoàn kết của một GC để thực hiện được lợi ích
KT của chính GC mình.
o
Chính trị biểu hiện tập trung của KT nên chính trị phải mang trong mình tính quy định
KT khách quan, nghĩa là chính trị phản ánh những yêu cầu, điều kiện của KT khách quan, sự phản
ánh đó thể hiện trong cấu trúc hệ thóng chính trị, trong phương thúc hoạt động của các thành tố hệ
thống chính trị, trong các quyết sách chính trị.

o
Để chính trị phản ánh tập trung KT cần phải:

Nhận thức một cách khoa học thực trạng KT và những quy luật KT

Lựa chọn hình thức tổ chức, chính sách phù hợp bảo đảm phát huy tối ưu tác dụng của
các quy luật KT

Xây dựng tri thức khoa học để giác ngộ quần chúng hành động phù hợp quy luật
o
Với luận điểm trên Đảng ta rút ra 2 vấn đề sau:

Không nên hiểu một cách đơn giản là KT nhiều thành phần có đối lập, đối khánh thì
chính trị với tư cách là sự phản ánh của KT là chính trị đa nguyên, đa đảng

Trong KT có đối kháng nhưng nếu có nột thành phần KT chủ đạo đủ mạnh chi phối
các thành phân KT khác thì sự đối kháng đối lập về KT-xã hội sẽ không trở thành sự đối kháng ở
quy mô GC.
+ “Chính trị không thể không giữ địa vị ưu tiên so với KT”:
Khẳng định ưu tiên của chính trị so với KT là hợp lý vì ưu tiên cho chính trị là ưu tiên cho vấn
đề cơ bản nhất, quyết định đến sự phát triển bản thân KT. “lúc này chính trị ngay trong lĩnh vực KT,
CT lớn nhất lúc này là xây dựng nhà nước về KT” (Lênin).
Về mặt thực tiễn GC cách mạng phải đấu tranh giành được chính quyền (quyền lực CT) rồi
mới nói đến việc xây dựng phát triển kinh tế –xã hội vì lợi ích của nhân dân lao động được.
Ưu tiên cho CT với nghĩa chính trị là kết quả đạt được tức là phát triển kinh tế phải tính đến
việc bảo vệ củng cố và phát triển thành quả chính trị đạt được (củng cố và phát triển hệ thống chính
trị).
Ưu tiên chính trị so với KT thì ván đề đặt ra là:

Khi giải quyết các vấn đề KT thì phải góp phần duy trì củng cố quyền lực chính trị.

Mặt khác, trong KT dù cải tổ hay đổi mới như thế nào cũng phải luôn giữ vững hệ tư tưởng chính trị
vì hệ tư tưởng CT quy định phương hướng mục tiêu, bản chất của chế độ xã hội. Lênin viết: “không
có một lập trường chính trị đúng thì một GC nhất định nào đó không thể nàogiữ vững được sự thống
trị của mình và do đó không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong sản xuất”. (lênin toàn
tập, Tập 43 Trang 300)

Trong điều kiện cách mạng XHCN, sự ưu tiên của CT so với KT là tất yếu để xây
dựng CNXH. Giành, giữ và sử dụng quyền lực CT và xây dựng nền KT mới.

Phải có quan đieểm chính trị khi giải quyết cácvấn đề KT.

Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước đối với phát triển KT là khách quan.

Chính trị phải được ưu tiên và giữ hàng đầu so với KT vì chính trị có khả năng can
thiệp 1 cách tự giác vào quá trình kinh tế khách quan.
Từ luận điểm trên đảng ta rút ra 03 bài học cơ bản sau:
19



CT có ổn định thì KT mới phát triển.

Mọi chủ trương phát triển KT của đảng và nhà nước phải góp phần bảo vệ thành quả
cách mạng đã đạt được như: độc lập, thống nhất, những thành quả đổi mới của nước ta…

Phải có quan điểm chính trị đúng khi xử lý các vấn đề KT như: vấn đề dân tộc và GC,
quan hệ làm ăn với nước ngoài phải vì lợi ích của dân tộc…
-Mối quan hệ giữa CT và KT trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay:
+ Trước ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), trong công cuộc cách mạng XHCN Đảng ta đã
chủ quan, nóng vội mắc phải nhiều sai lầm về một số vấn đề có tính chiến lược như mô hìnhKT,

công nghiệp hoá, hợp tác hoá, cải tạo XHCN… chúng ta xác định sai lầm bước đi, không tập trung
phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ mà thiên về công nghiệp nặng, ham làm nhanh, làm nhiều,
không tận dụng và phát triển lực lượng sản xuất đã có, cải tạo ồ ạt, nhanh chóng xoá bỏ các thành
phần KT tư
nhân để xác lập một cách phổ biến hính thức sở hữu tập thể và toàn dân đối với TLSX ngay cả
khi LLSX còn thấp kém… duy trì quá lâu mô hình KT tập trung quan liêu bao cấp đã đưa đến sự trì
trệ và khủng hoảng về KT-XÃ HỘI.
+ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh giáthực trạng tình hình đất nước, thẳn thắng chỉ
ra những sai lầm, khuyết điểm, những khó khănvề KT và đời sống nhân dân, Đảng đã đề ra đường
lối đổi mới đúng đắn, phản ánh đúng quy luật vận động khách quan của lịch sử và thực trang tình
hình KT của nước ta, nhờ đó mà tình hình KT dần ổn định và phát triển. Trong quá trình đối mới,
đảng ta đã khẳng định:
1)
Giải quyêt tương quan giữa đổi mới KT và đổi mới chính trị:
Trong đổi mới, Đảng ta xác định lấy đổi mới KT làm trọng tâm và tuỳ theo yêu cầu đổi mới
KT mà từng bước đổi mới về chính trị.chủ trương đổi mới kinh tế là chuyển từ KT tập trung quan
liêu, bao cấp, căn bản dựa trên sở hữu toàn dân và tập thể, sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, dước sự
lãnh đạo của Đảng; chuyển từ một nền kinh tế cơ bản là khép kín, tự cung tự cấp sang một nền KT
mở, kết hợp tăng trưởng KT với công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái từng bước đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN.
Chúng ta xây dựng nền KT hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN là một bước đột
phá về đổi mới cơ cấu sở hữu từ một thành phần KT, một chế độ sở hữu sang nhiều thành phần KT,
đa thành phần sở hữu. Đồng thời, đổi mới hợp lý cơ cấu quản lý, tạo cơ chế quản lý đúng sẽ là động
lực phát triển, đó là chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước là vận động đúng quy luật khách quan.
Về đổi mới chính trị, chúnh ta đổi mới hệ thống chính trị trên cơ sở đổi mới tổ chức và phương
thức hoạt động của hệ thống CT nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của
nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, có nghĩa là tăng cường sức mạnh và hiệu lực của
chuyên chính vô sản, làm cho các tổ chức trong chính trị hoạt động năng động và có hiệu quả.

Đổi mới các nhân tố trong hệ thống chính trị là đổi mới: Đảng, nhà nước và các tổ chức chính
trị-xã hội trong hệ thống chính trị của nước ta. Đổi mới Đảng là nâng cao năng lực và sức chiến đấu
của Đảng để đáp ứng được vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới. Đổi mới nhà nước là
nâng cao vai trò điều hành quản lý của nhà nước, xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN, là nhà
nước quản ly,ù điều hành xã hội bằng pháp luật, là nhà nước thật sự dân chủ, nhà nước của dân, do
dân và vì dân. Ngoài ra, các đoàn thể quần chúng nhân dân phải thực sự là cầu nối giữa Đảng-nhà
nước-nhân dân. Đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giải quyết về quan hệ giai cấp sao cho
phù hợp.
2)
Định hướng XHCN nhưng vời nền KT hàng hóa nhiều thành phần:

20


-nhất quán phát triển KT hàng hóa nhiều thành phần là phù hợp quy luật vận động khách quan
của lịch sử. CNXH là hình thái KT-xã hội cao của lịch sử phát triển của xã hội loài người, và có khả
năng dung nạp nền KT hàng hóa nhiều thành phần.
-Nền KT hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN quy định cấu trúc, tính chất phương
thức hoạt động của hệ thống chính trị XHCN và các quyết sách chính trị do hệ thống chính trị đưa
ra. Ngược lại, hệ thống chính trị và các quyết sách chính trị phải phản ánh yêu cầu thực trạng và quy
luật khách quan của quốc tế, định hướng cho sự phát triển KT hàng hóa nhiều thành phần
-Đảng ta chủ trương nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, định hướng XHCN, có nghĩa là
mục tiêu CNXH phải giữ vững. CNXH phải tiếp cận nền KThh nhiều thành phần mới phát huy được
tiềm năng của xã hội, tính năng động sáng tạo của các thành phần KT và phù hợp với quy luật phát
triển chung.
3)
Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần luôn đặt dười sự lãnh đạo của Đảng:
Khi chuyển sang nền KT theo cơ chế thị trường với nhiều hành phần KT thì có nhiều người
cho rằng nền KT nhiều thành phần tất yếu phải có đa thành phần trong chính trị. Điều này đã được
Đảng ta lý giải là phát

trioển nền KT hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN thì trong nền KT ấy, KT
quốc doanh phải được sắp xếp, chấn chỉnh và hoạt
động có hiệu quả để nắm được những ngàng, những lĩnh vực then chốt và qua đó giữ vi trò
chủ đạo trong nền KT, chi phối các thành phần KT khác. Các thành phần kinh tế khác chỉ là phương
tiện để thực hiện mục tiêu CNXH.
Đi vào đổi mới tư duy KT, Đảng ta cho rằng mục tiêu căn bản cải tạo XHCN là tìm ra những
hình thức KT (bao gồm cả chế độ sở hữu) phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX;
nhờ vậy, cho phép giải phóng được tối đa mọi năng lực sản xuất, có được một nền KT phát triển
năng động và hiệu quả cao, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi tầng lớp nhân dân… và đó chính là
nhiệm vụ chủ yếu của cả thời kỳ quá đo. Song, phát triển nền KT hàng hóa nhiều thành phần định
hướng XHCN phải có sự lãnh đạo của Đảng, nếu thoát ly sự lãnh đạo của Đảng thì tất yếu không
còn CNXH. Do vậy, Đảng ta không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập là nguyên tắc
cao nhất của thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay.
Sự khẳng định đó không phải là ý muốn chủ quan mà là phù hợp quy luật khách quan, của lịch
sử cn Việt Nam và phù hợp con đường và mục tiêu CNXH mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Thực tế
cho thấy không có một GC nào tự chia sẻ quyền lực cho GC khác, kể cả ở các nước TB cũng vậy.
Song, để tự khẳng định chính mình, Đảng phải tự đổi mới vươn lên ngang tầm nhiệm vụ. NQ TW6
(lần 2) khoá VIII chủ trương phê bình, tự phê bình, chỉnh đốn Đảng là nhằm làm trong sạch phẩm
chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, Đảng viên để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Đây
là yêu cầu bắt buộc của Đảng trong tình hình mới hiện nay.
4)
Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhưng luôn luôn bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý của
nhà nước:
Nền KT thị trường tồn tại qua nhiều chế độ xã hội khác nhau, kể cả thời kỳ quá độ lên CNXH,
nó có tính chất phổ biến nhưng cũng có tính chất đặc thù. Nền kinh tế thị trường dưới chế độ tư bản
tất yếu mang phương thức sản xuất TBCN và định hướng là củng cố và phát triển chế độ TB; con
KT thị trường định hướng XHCN thì kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, chi phối toàn bộ nền
KT, các thành phần KT khác với tính cách là những phương tiện để thực hiện mục tiêu CNXH.
Song, để phân biệt giữa CNTB và CNXH thì cái chính là quyền lực chính trị, nghĩa là nhà nước đó
là của ai thì nó sẽ hướng nền kinh tế đó vận động theo mục tiêu nhất định.

Để giữ vững định hướng XHCN trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần phải có nhà
nước mạnh mới có thể làm hạn chế những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường. Đây là một
nguyên tắc, lịch sử cho thấy nhà nước quản lý điều hành làm cho nền KT-xã hội ổn định, nếu không
thì nó sẽ trỏ thành một nền KT-xã hội vô tổ chức, vô kỷ luật. Vì vậy, để giữ vững ổn định xã hội và
21


nền kinh tế luôn luôn phát triển nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần KT thông
qua chính sách, cong cụ KT ở phạm vi vĩ mô nền KT
5)
Cần phải đổi mới hệ thống chính trị cho phù hợp đổi mới KT:
Chủ thể chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một hệ thống chính trị
XHCN do Đảng CS lãnh đạo, còn chủ thể KT là chủ thể của các hình thức sở hữu khác nhau. Các
chủ thể Kt đều có một mục tiêu chung là yêu nước nhưng về lợi ích KT-xã hội thì khác nhau và hoàn
toàn không đồng nhất. Để chủ thể chính trị phản ánh tập trung Kt thì trước hết đổi mới và nâng cao
hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị phù hợp với quá trình đổi mới kT. Đó là:
-đổi mới, chỉnh đốn Đảng, tăng cường và nâng cao hiệu lực của các tổ chức cơ sở Đảng và
Đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ đời sống KT-xã hội phù hợp với
yêu cầu và quy luật khách quan của nền KT.
-Đổi mới bộ máy nhà nước và hướng tới là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nghĩa là
nhà nước quản lý điều hành xã hội bằng pháp luật, là làm cho bộ máy nhà nước đủ mạnh để lãnh đạo
toàn bộ nền KT quốc dân. Nhà nước đủ mạnh thì đủ sức điều khiển bánh xe KT thị trường theo quỹ
đạo XHCN và tiến lên CNXH, CNCS mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân tộc.
-Đổi mới các đoàn thể quần chúng nhân dân là làm cho các tổ chức này với tư cách là đại diện
cho lợi ích của nhân dân lao động. Làm được điều đó có nghĩa là góp phần tạo ra động lực cho quá
trình đổi mới, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN.
Đồng thời với việc đổi mới hệ thốnh chính trị là phải luôn giữ vững và ổn định chính trị.
Kết Luận:
Nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa chính trị với KT và vận dụng đúng đắn mối quan hệ
đó là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay.

Đổi mới KT là làm cho nền KT hàng hóa nhiều thành phần vận động theo co chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN là nhân tố quyết định củng cố và phát triển chế độ
chính trị XHCN. Đổi mới chính trị là nhằm nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống chính trị phù
hợp với quá trình đổi mới KT làm cho hệ thống chính trị được củng cố và phát triển vữngchắc.
Thực sự 15 năm đổi mới Đảng ta đã xử lí tốt các mối quan hệ đó. Chúng ta tin tưởng rằng
Đảng và nhà nước sẽ tiếp tục đổi mới thành công hơn nữa đáp ứng được lòng tin yêu của dân đối với
Đảng. Đảng tin dân, dân tin Đảng, phấn đấu vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
Câu 7: Để xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kì mới, nghị quyết ĐH VIII khẳng
định: “Đảng phải mạnh từ trung ương đến cơ sở, ở tất cả các cấp, các ngành” (VK ĐH đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB CTQG, Trung thực 138).
Dưới góc độ chính trị Đồng chí hãy:
- Phân tích vai trò của Đảng chính trị trong đời sống xã hội hiện nay.
-Những biện pháp chủ yếu để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN trong điều kiện Đảng
ta là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Bài Làm
Trong sự nghiệp phát triển của nhân loại, các Đảng chính trị luôn luôn được xem là nhân tố
khách quan và mộttrong những nhân tố quan trọng nhất trong hệ thống chính trị và xã hội công dân.
Thực chất chính trị là quyền lực chính trị, là đấu tranh giành, giữ quyền lực chính trị, là quyền lực
của nhà nước. Kể từ khi ra đời cho đến nay, các Đảng chính trị luôn giữ vai trò quan trọng trong việc
chi phối quyền lực chính trị xã hội.
Ơû Việt Nam, khi nghiên cứu về Đảng chính trị thì chỉ có duy nhất là Đảng cộng sản, là Đảng
của CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM. Đảng CSVN vứa là thành viên của hệ thống chính trị, vừa là
lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị. Do vậy, vấn đề Đảng chính trị cần phải được nghiên cứu thoả
đáng, góp phần đa dạng hoá các quan hệ về Đảng, đổi mới hệ th61ng chính trị, thực hiện nhà nước
pháp quyền –XHCD.
22


I, Khái quát về Đảng chính trị và vai trò của Đảng chính trị

1, Khái niệm về Đảng chính trị:
Đảng chính trị ra đời trog long xã hội phong kiến, lúc đầu GCTS chỉ là những nhóm, những
phái được nhân dân ủng hộ. Họ có tiếng nói của mình trong những cơ quan đại diện của nhân dân,
sau đó họ tham gia vao quốc hội của xã hội phong kiến. Lúcđó GC PK rất mạnh, nó có thể giải tán
Quốc Hội. Ví vậy, vai trò của Đảng chính trị rất mờ nhạt. Đảng chính trị chỉ khẳng định được địa vị
chính trị của mình khi GC TS nắm được quyền lực chính trị, đặc biệt là sau 2 cuộcchiến tranh thế
giới thì Đảng chính trị phát triển rất mạnh mẽ. Ngày nay định nghĩa về Đảng chính trị có nhiều quan
niệm khác nhau. Song, tựu trung có 2 loại quan điểm để trả lời cho 3 câu hỏi. D0ó là: Đảng là của
ai?;mục đích ra đời của Đảng là gì?;bằng phương pháp nào để đạt được mục đích đó?.
-các học giả TS cho rằng: Đảng là của một số người tự nguyện, có chung lí tưởng, mục tiêu
chính trị, quyền lực nào đó; mục đích ra đời của Đảng là giành quyền lực nhà nước và bằng phương
pháp bầu cử để Đảng tham gia nắm chính quyền.
-Quan đểm của CN Mác-Lênin: Đảng là của một GC, đại biểi lợi ích của một GC, là sản phẩm
của một GC. Mục đích ra đời của Đảng để giành chính quyền nhà nước; bằng phương pháp cách
mạng bằng bạo lực cách mạng. Ngày nay, xu hướng giành chính quyền bằng con đường nghị trường,
bầu cử dân chủ. Nhưng thực tế cho thấy chưa có Đảng nào giành thắng lợi. Chính chế độ đa Đảng và
bằng con ường nghị trương thì có nhiều nước lại bị thất bại và bị mất chính quyền.
2, Vai trò của Đảng chính trị trong d0ời sống xã hội:
-Về tích cực:
+ Đảng chính trị lãnh đạo cácGC và các tầng lớp xã hội trong cuộc đấu tranh chính trị, khi
hoạt động của Đảng phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử thì Đảng sẽ kết hợp tốt giữa lợi ích
GC với lợi ích dân tộc. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh là thời chống pháp Đảng ta thực hiện được
lợi ích GC và lợi ích dân tộc, dân tộc và GC đã lôi kéo được nhiều nhân sĩ, chức sắc tôn giáo, họ từ
bỏ địa vị cao sang của mình theo cách mạng và đứng hẳn về phia cách mạng như: Huỳnh Thúc
kháng, Trần Đại Nghĩa…
+ những Đảng có xu hương tiến bộ thì luôn tham gia tích cực vào đời sống chính trị của đất
nước. Điều này thể hiện nếu Đảng không bảo vệ lợi ích của đất nước, của dân tộc thì Đảng đó không
còn vai trò của một Đảng tiến bộ của GC. Đồng thời, những Đảng có xu hướng tiến bộ luôn quan
tâm lãn đạo các cuộc bầu cử và hướng các cuộcbầu cử đó ngày càng công bằng, dân chủ; quan tâm
việc xây dựng và hoà thiện hệ thống pháp luật để hướng tới nhà nước pháp quyền hiện đại. Đồng

thời, nó góp phần chuyển giao chính quyền hoà bình và hợp hiến.
-Về hạn chế:
+ ở các quốc gia đa nguyên chính trị: các Đảng chính trị thường tranh giành quần chúng, chia
rẽ quần chúng, kích thích sự thèm khát quyền lực của quần chúng, tạo nhiều điều kiện để tham
nhũng phát triển. Ơû các nước này chính trị thường không ổn định do sự tranh giành quyền lực của
nhiều Đảng phái khác nhau; tệ tham nhũng là căn bệnh trầm kha, thậm chí Đảng chính trị bỏ tiền ra
để mua phiếu cử tri, và trong cạnh tranh để đạt mục tiêu chính quyền nhà nước thì cácdg chính trị
không từ một thủ đoạn nào, kể cả những thủ đoạn không văn minh: khủng bố, hối lộ, tung nói tin
xấu lẫn nhau…
+ ở các quốc gia nhất nguyên chính trị: các Đảng sau khi giành được chính quyền thường có
xu hướng quan liêu xa rời nhân dân. Đây là căn bệnh phổ biến mà các Đảng cộng sản của cac nước
nay thường mắc phải. Xuất phát từ những hạn chế, khiếm khuyết của các Đảng chính trị nên ở nhiều
nơi đã hình thành trào lưu chống Đảng.
Tuy nhiên mặt tích cực vẫn nổi trội hơn, vai trò của Đảng chính trị thể hiện rất rõ trong, trước
và sau bầu cử; thể hiện qua việc lãnh đạo các tổ chức chính trị-xã hội.
23


II, Những biện pháp chủ yếu để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN trong điều kiện
Đảng ta là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội.
1, Bài học có tính nguyên tắc: Đảng ta khẳng định định hướng XHCN thì phải thực hiện chế
độ một Đảng, nhất nguyên chính trị, không chấp nhận đa Đảng, đa nguyên chính trị. Những căn cứ
khẳng định đó là:
-Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kện trọng đại đánh dấu một bước ngoặc của cách
mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối cứu nước trước đó và thay vào đó là ngọn
cờ cách mạng vô sản của CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM. Đó là con đường độc lập dân tộc gắn
với CNXH. Từ khi bước lên vũ đài chính trị, Đảng ta đã gánh vác trách nhiệm lịch sử giao phó lãnh
đạo cách mạng Việt Nam. Đó là kết quả sàng lọc khách quan, đáp ứng yêu cầu của lịch sử khi mà
không có một khônglực lượng chính trị nào đảm đương nổi.
-Lịch sử cách mạng Việt Nam xác nhận: “suốt 7 thập kỉ qua, phát huy truyền thống tốt đẹp của

dân tộc, Đảng đã lãnh đạo nhân dân vược qua bao gian nan thử thách đưa cách mạng đi từ thắng lợi
này d9ến thắng lợi khác, viết tiếp những trang sử oai hùng của dân tộc. Sự lãnh đạo đúng đắn và
sáng suốt của Đảng là nhân tố quyềt định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Đó là, Đảng lãnh
đạo nhân dân tiến hành cách mạng thàng tám thành công lập nên nước Việt Nam DCCH, đánh thắng
các cuộc đấu tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân PK, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc
thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc
Việt Nam XHCN.
-Chúng ta biết rằng, chế độ một Đảng hay nhiều Đảng là sự phản anh kết quả so sánh lực
lượng trong đấu tranh chính trị, đấu Tranh GC. Nó là sản phẩm của điều kiện lịch sử cụ thể ở từng
nước. Ơû nước ta không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị “đa nguyên, đa
Đảng”. Chấp nhận “đa nguyên, đa Đảng” thực chất là mở đường cho sự ra đời và tồn tại của các
Đảng phái phản động trong và ngoài nước có điều kiện ngóc đầu dậy một cách hợp pháp chống phá
sự nghiệp cách mạng, đi ngược lại lợi ích của nhhân dân lao động và của toàn dân tộc. Vì vậy, không
lẽ gì nhân dân ta chiến đấu thống nhất đất nước đi lên CNXH nay lại chấp nhận cho những lực lượng
phản động, thế lực thù địch trong và ngoài để xoá bỏ mọi thành quả cách mạng, nắm quyền thống trị
buộc nhân dân ta trở lại kiếp sống nô lệ lầm than.
-Xuất phát từ bài học kinh nghiệm quốc tế: sự sụp đổ của chế độ XHCN ở LX và đông Aâu.
Đó là, các thế lực thù địch tung ra luận điệu xuyên tạc (vi phạm dân chủ, vi phạm nhân quyền, thiếu
tự do hoá chính trị vì chế độ một Đảng lãnh đạo…) hòng ép buộc chúng ta chấp nhận “đa nguyên, đa
Đảng” chỉ nhằm mục đích xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, từ đó xoá bỏ chế độ XHCN ở nước ta.
bằng trí tuệ và kinh nghiệm xương máu của mình, toàn Đảng, toàn quân, tòn dân ta ý thức sâu sắc
trách nhiệm giữ vững và tăng cương vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn
đối với cách mạng Việt Nam.
2, Những biện pháp chủ yếu:
Cách mạng nước ta đã chuyển sang thời kì mới: “tiếp tục xây dựng CNXH, bảo vệ tổ quốc
XHCN và đẩy mạnh công nghiệp hoá, HĐH đất nước”. Công cuộc CNH, HĐH đất nước theo định
hướng XHCN do Đảng khới xướng là một sự nghiệp lớn lao; song rất khó khăn, gian khổ nhất là
trong bối cảng phong trào cộng sản và CN quốc tế lâm vào thoái trào, CNTB vẫn đang còn những
sức sống mãnh liệt, đang lũng đoạn nền chính trị và KT TG. Tình hình đó đặt ra yêu cầu khách quan
là phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây là bài học cơ bản xuyên suốt của cách mạng Việt

Nam hơn 70 năm qua, trong đó có hơn 15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới. Sự kiên định vai trò
lãnh đạo của Đảng trong thời kì mới là vấn đề có tính nguyên tắc dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn,
đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Đó là:
-Đổi mới Đảng trên cơ sở CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM: bất cứ một tổ chức chính trị nào
để trở thành một Đảng chính trị thì trước hết phải dựa vào một hệ tư tưởng nhất định và đó là cơ sở
24


tạo điều kiện cho sự thống nhất của một Đảng. Đảng CSVN dựa trên nền tảng CN Mác-Lênin và tư
tưởng HCM, đó là:
+ Toàn Đảng ra sức học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ vể chính trị, nắm vững, vận dụng
sáng tạo và góp phần phát triển CN Mác-Lênin, tư tưởng HCM “làm cho thế giới quan Mác-Lênin,
tư tưởng đạo đức HCM giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội”. Việc vận dụng CN MácLênin, tư tưởng HCM vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta có ý nghiõa quyết định cho sự thắng lợi của
công cuộc đổi mới đất nước. Ngiên cứu và vận dụng tư tưởng HCM chẳng những là yêu cầu cấp
bách đối với hoạt động lãng đạo mà còn nâng cao năng lực vận dụng hệ tư tước Mác-xít vào Việt
Nam. Vì vậy, đổi mới công tác tư tưởng là yêu cầu có ý nghĩa hết sức cấp bách lại vùa có ý nghĩa lâu
dài.
+ Dựa trên hệ tưởng nhất định thì Đảng mới có tể đoàn kết- thống nhất. D0ó là thường xuyên
chăm lo, củng cố và phát triển sự đoàn kết của Đảng, bảo đảm Đảng ta luôn luôn là một khối thống
nhất vế ý chi và hành động. Chỉ có đoàn kết nội bộ tốt thì mới thực hiện đuợc không toàn dân, đoàn
kết quốc tế, sự suy yếu về tổ chức chẳng những làm giảm sút sức mạnh mà còn có thể ảnh hưởng
đến vận mệnh của Đảng. Toàn Đảng phải thực hiện cho được lời Bác dạy: “ các đồng chí từ trung
ương đến các chi bp65 cần phải giữ gìn đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình”.
-Phải tạo lập phương thức lãnh đạo của Đảng thực sự đúng đắn, KH và kiện toàn một bước tổ
chức bộ máy của Đảng và nhà nứơc. Trong đó sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là vấn đề mấu
chốt. Đó là:
+ Không ngừng hàn thiện đường lối, chính sách của Đảng thể hiện được tính KH, sát thực tế,
phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Điều này thể hiện là làm cho mỗi cán bộ, Đảng viên tích
cực tham gia xây dựng, nghiêm chỉnh thực hiện và nêu cao trách nhiệm bảo vệ đường lối, chính sách

của Đảng. Sai lầm đường lối, chính sách hoặc có đường lối chính sách đúng mà thực hiện không tốt
hoặc không thực hiện, thậm chí còn làm sai thì không giữ được lòng tion của nhân dân đối với Đảng.
Đồng thời từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN và đổi mới Đảng để Đảng ngang tầm với vai
trò, nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, thật sự đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc.
+ Kiện toàn một bước tổ chức, bộ máy của Đảng và nhà nước theo tinh thần NQ TW 7 (khoá
VIII) là khắc phục đượctình trạng cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu lực, hiệu quả làm cho tổ chức
Đảng phù hợp với điều kiện của một Đảng cầm quyền. Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của
Đảng là làm cho nhàa nước trong sạch vững mạnh, thật sự là nhà nước của dâ, do dân và vì dân.
Nâng cao chất lượng toàn diện, trước hết là chất lượng chính trị của tổ chức bộ máy nhà nước cũng
chính là giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Đồng thời ngăn chặn và bài trừ tệ quan
liêu, tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu lực quản lí, điều hành đất nước là làm cho nhà nước thật
sự là trụ cột của hệ thống chính trị. Làm được các vấn đề trên thì vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng
càng được củng cố vững chắc.
-Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và trong bộ máy nhà nước
trên cơ sở nâng cao tinh thần trach nhiệm và ý thức chấp hành kỉ luật của cán bộ Đảng viên. Thực
hiện tốt phê bình và tự phê bình theo tư tưởng của HCM và tinh thần nghị quyềt TW 6 lần 2 (khoá
VIII); thực hiện nghiêm túc quyền Đảng viên về cung cấp thông tin, quyền
chất vấn cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ lãnh
đạo, của tập thể cấp uỷ không để xảy ra tình trạnh thao túng quyền lực của cán bộ lãnh đạo cao nhất,
cấp uỷ chỉ là cái bình phong nơi hợp thức hoá ý muốn của cá nhân.
-Tiếp tụ đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của mặt trận và cácđoàn thể nhân dân sát
cơ sở, sát nhân dân nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn lợi ích và nguyện vọng của đoàn viên, hội viên
về viếc làm, đới sống về yêu cầu phát huy dân chủ và tính công khai; đồng thời với việc tổ chức kiện
toàn bộmáy của các đoàn thể nhân dân trên cơ sở gọn nhẹ và hiệu quả. Làm được những vấn đề
25


×