Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

HƯỚNG dẫn TRẢ lời các câu hỏi TRẮC NGHIỆM HIẾN PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.56 KB, 6 trang )

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIẾN PHÁP
1/ Nguồn của Luật HP chỉ bao gồm các bản Hiến Pháp VN?
TL: Sai
Ngoài Luật Hiến Pháp VN ra còn có các nước theo Hệ thống pháp luật Anglo-Saxon như Anh, Hoa Kỳ, Ấn Độ,
…, nguồn của Luật Hiến pháp còn bao gồm cả án lệ (tiền lệ pháp). Một số nước khác còn bao gồm cả những tập
quán pháp, ví dụ ở Vương quốc Anh có tồn tại tập quán sau: "Nhà Vua phải đồng ý với những sửa đổi do Nghị
Viện Anh thông qua" hoặc "Thượng Nghị viện không có quyền trình dự án về tài chính". Ở Iran, bộ kinh thánh
Coran là nguồn của Luật Hiến pháp. Ngày nay, các điều ước quốc tế cũng đã trở thành nguồn của Luật Hiến
pháp của một số nước trên thế giới.
2/ Hiến Pháp ra đời cùng với sự ra đời của Nhà Nước?
TL: Sai
Hiến Pháp là đạo luật cơ bản nhưng không ra đời cùng với sự ra đời nhà Nước và Pháp Luật. HP ra đời trong
XH dân chủ. Vì một trong những nội dung quan trọng của Hiến pháp là đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của
nhân dân và xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước chống chuyên quyền xâm phạm quyền lợi của công
dân.
HP là sản phẩm của cách mạng Tư Sản. Các bản HP đầu tiên chỉ mới xuất hiện ở các NN Tư Sản.
3. Trong khoa học pháp lý hiện nay, việc phân chia Hiến pháp thành Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp
hiện đại là căn cứ vào thời gian ban hành các bản Hiến pháp.
TL: Sai
Hiến pháp phân chia các hiến pháp thành Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại là căn cứ vào nội dung của
hiến pháp.
Thường thì Hiến pháp cổ điển được thông qua từ thời kỳ đầu của chế độ tư bản, tuy vậy cũng có những hiến
pháp được ban hành trong thế kỷ 20 vẫn bị xếp vào nhóm hiến pháp cổ điển. Đặc điểm cơ bản của chúng là
chứa rất ít quy định về quyền dân chủ của nhân dân lao động, chỉ tập trung vào việc phân chia quyền lực Nhà
nước. Khuôn mẫu điển hình của Hiến pháp này là Hiến pháp Mỹ với sức sống trên 200 năm, vương quốc Bỉ
1831, ...
4. Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp chỉ được cấu thành từ một nguồn là các tập tục chính trị
mang tính Hiến pháp.
TL: Sai
Hiến pháp không thành văn là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật, các quy phạm pháp luật được hình
thành theo tập tục truyền thống, các án lệ của Toà án tối cao liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước,


nhưng không được nhà nước công bố hoặc ghi nhận là đạo luật cơ bản của nhà nước.

5. Hiến pháp 1992 chính thức quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.
TL: Sai

Tài liệu ôn tập, lưu hành nội bộ – khổ giấy A4 – Cấm in sao thu nhỏ dưới mọi hình thức . P.B


Sau nghị định 51/2001 Hiến Pháp 1992 sửa đổi bổ sung mới quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.
6. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp.
TL: Sai
Căn cứ theo các quy định của Hiến pháp Việt Nam hiện hành thì nhân dân thực hiện quyền lực Nhà Nước bằng
hai hình thức: Trực tiếp và Gián tiếp
a/Trực tiếp:
- Nhân dân có quyền bầu cử Quốc hội, thành lập ra HĐND các cấp ( Điều 5, Hp 1992) .
- Quyền bãi nhiệm đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND các cấp
- Quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 53)
b/ Gián tiếp:
- Thực hiện quyền lực NN thông qua Quốc hội và HĐND các cấp ( điều 6, HP 1992)
- Nhân dân thực hiện quyền lực NN thông qua MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của MTTQ VN.
7. Các tổ chức là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam hiện nay đều được Hiến pháp và pháp luật
thừa nhận là các tổ chức chính trị - xã hội và là “cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”.
TL: Sai
Số lượng thành viên của Mặt trận tổ quốc hiện nay lên đến trên 40 thành viên trong đó chỉ có 6 tổ chức chính trị
sau đây : MTTQ VN, LĐLĐ VN, Hội Cựu Chiến Binh, Hội Nông Dân VN, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ VN, Đoàn
TNCS HCM. Căn cứ theo Điều 9 Hiến pháp hiện hành thì bên cạnh các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên
của MTTQ còn có tổ chức chính trị (Đảng cộng sản Việt Nam), các tổ chức xã hội, cá nhân tiêu biểu cũng là

thành viên của mặt trận.
Cũng theo Điều 9 HP hiện hành thì Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên của mình là cơ sở chính trị của
chính quyền nhân dân chứ không phải từng tổ chức riêng lẻ đã có thể là cơ sở chính trị của chính quyền nhân
dân.
8. Các bản Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN
TL: Sai
- Hiến Pháp 1946 mặc dù NN vẫn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ đất
nước tồn tại nhiều đảng phái ( Như: Việt Quốc, Việt Cách) cho nên để thực hiện được mục tiêu xây dựng khối
Tài liệu ôn tập, lưu hành nội bộ – khổ giấy A4 – Cấm in sao thu nhỏ dưới mọi hình thức . P.B


đại đoàn kết toàn dân, Hiến pháp 1946 đã không công khai ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng thành một điều
khoản cụ thể của HP.
- HP 1959 đã bước đầu thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lời nói đầu. Sự ghi nhận này mang tính chất
thăm dò ý kiến XH là chủ yếu vì lúc này đất nước chúng ta vẫn còn tàn dư của PK và tàn dư của các Đảng phái
chính trị.
Từ Hiến pháp 1980 đến HP 1992, vai trò lãnh đạo của Đảng mới chính thức được quy định tại Điều 4 như một
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước Việt Nam.
9. Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo.
TL: Sai
Trung tâm của quyền lực chính trị là quyền lực nhà nước. Nhà nước là thiết chế đại diện toàn thể nhân dân, trực
tiếp nắm và thực thi quyền lực nhân dân một cách có hiệu lực trên thực tế do đó Nhà nước là trung tâm của hệ
thống chính trị (Điều 3, Hp 1992) có ghi rỏ: “ Nhà nước đảm bảo và không ngừng quyền làm chủ về mọi mặt
của ND , thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng , dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống
ấp no, tự do, hạnh phúc , có điều kiện phát triển toàn diện, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ
quốc và của nhân dân”
Lãnh đạo hệ thống chính trị là Đảng cộng sản VN (Điều 4 HP 1992). Trong hệ thống chính trị Đảng giữ vai trò
vạch đường lối, định hướng cho sự phát triển của toàn hệ thống chính trị đi tới mục tiêu xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội.
10. Theo quy định của Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung), trong trường hợp thật cần thiết vì lý

do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng thu, trưng mua hoặc trưng dụng có bồi
thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường.
TL: Sai
Hiện nay, theo Điều 23, HP 1992: “trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc
gia, Nhà nước, trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị
trường.” Như vậy, nhà nước không tiến hành “trưng thu”tài sản của cá nhân.
12. Hiến pháp 1992 chính thức quy định nước ta có 6 thành phần kinh tế.
TL: Sai
Theo Điều 16 Hiến pháp 1992 chưa sửa đổi bổ sung thì nền kinh tế nước ta chỉ có 5 thành phần kinh tế gồm:
…….
Tài liệu ôn tập, lưu hành nội bộ – khổ giấy A4 – Cấm in sao thu nhỏ dưới mọi hình thức . P.B


Sau Nghi quyết số 51/QH10 ngày 25/12/2001 HP 1992 được sửa đổi và bổ sung thì nước ta mới có 6 thành
phần kinh tế (điều 16, HP 1992) do Nghi quyết số 51/QH10 ngày 25/12/2001 đã bổ sung thêm thành phần kinh
tế mới là “kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”.
13. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong mọi trường hợp, công dân nước ngoài và người không
quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải có thời gian thường trú ở
Việt Nam từ 5 năm trở lên.
TL: Sai
Theo Khoản 2 Điều 19, Luật quốc tịch 2008 quy định thì trong một số trường hợp đặc biệt (có cha mẹ, vợ
chồng, có công lao với nhà nước Việt Nam ….) công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú
ở Việt Nam muốn nhập quốc tịch Việt Nam có thể được xem xét giải quyết cho miễn một số điều kiện khi nhập
quốc tịch. Một trong những điều kiện có thể được miễn là điều kiện “Đã thường trú ở VN từ 5 năm trở lên tính
tới thời điểm xin nhập Quốc tịch VN”.
Như vậy không phải trong mọi trường hợp, công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở
Việt Nam muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải có thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên.
15. Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi công dân VN đều có thể bị tước quốc tịch VN.
TL: Sai
Theo điều 2, Luật quốc tịch 2008: “ Ở nước CHXHCNVN mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công nhân

VN không bị tước quốc tịch VN, trừ trường hợp quy định ở điều 31”. Theo điều 31, HP 1992: “Công dân Việt
Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch VN khi có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền đọc
lập dân tộc, đến sựu nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN hoặc đến uy tính của nước CHXHCNVN.”
16. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải thôi
quốc tịch nước ngoài.
TL: Sai
Theo khoản 3 điều 19, HP 1992 Người nhập quốc tịch VN thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người
quy định tại khoản 2
“-Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân VN.
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN.
- Có lợi cho Nhà nước VN.”
Tài liệu ôn tập, lưu hành nội bộ – khổ giấy A4 – Cấm in sao thu nhỏ dưới mọi hình thức . P.B


Có thể được miễn thôi quốc tịch nước ngoài với điều kiện chủ tịch nước cho phép.

17. Việc xác định quốc tịch chỉ có ý nghĩa đối với công dân.
TL: Sai
Việc xác định quốc tịch thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với nhà nước, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ
của công dân đối với nhà nước và quyền, trách nhiệm của nhà nước đối với công dân.
- Định hướng trả lời:
Bổ sung thêm: Những bất lợi đối với nhà nước khi có quá nhiều người không quốc tịch sống ở trong nước đó.
11. Trong nền kinh tế thị trường, công cụ quản lý quan trọng nhất là kế hoạch và hệ thống các chính
sách.
- Định hướng trả lời:
Lưu ý phân vai trò của công cụ pháp luật (điều 26 HP)
18. Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với nhau.
- Định hướng trả lời:
Chú ý mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân.
Chú ý phân biệt sự khác nhau giữa đối tượng hưởng quyền con người và đối tượng hưởng quyền công dân

(phạm vi, nội dung)
19. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và pháp luật
quy định.
- Định hướng trả lời:
Chú ý:
- Điều 50 HP “quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định” không phải là pháp luật quy
định.
Pháp luật được tạo bởi các quy định do nhiều cơ quan nhà nước ban hành
Hiến pháp và luật chỉ do Quốc hội ban hành -> Ý nghĩa?
20. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân chỉ được quy định trong chương V Hiến pháp hiện hành.
21. Hiến pháp 1980 không thừa nhận sở hữu tư nhân.
Tài liệu ôn tập, lưu hành nội bộ – khổ giấy A4 – Cấm in sao thu nhỏ dưới mọi hình thức . P.B


Chú ý:
- Điều 27 HP 1980
22. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, lao động là quyền của công dân.
Chú ý:
- Lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân.
Giải thích: Ý nghĩa của việc lao động đối với một đất nước, xã hội
23. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, học tập là quyền của công dân.
Chú ý:
- Học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân.
Giải thích: Ý nghĩa của việc học tập đối với một đất nước, xã hội
24. Hiến pháp hiện hành quy định sự bao cấp của nhà nước đối với học phí và viện phí.
- Chú ý: Chỉ HP 1980 mới quy định sự bao cấp của nhà nước đối với học phí và viện phí.
Hiến pháp hiện hành chỉ quy định chế độ miễn giảm học phí, viện phí đối với một số đối tượng.
25. Hiến pháp hiện hành quy định sự bao cấp của nhà nước đối với việc làm và nhà ở.
- Chú ý: Chỉ HP 1980 mới quy định sự bao cấp của nhà nước đối với việc làm và nhà ở.
Theo Hiến pháp hiện hành không còn quy định theo hướng nhà nước chỉ có chính sách tạo việc làm và nhà ở ở

tầm vĩ mô, còn công dân phải tự mình phấn đấu để có được việc làm và nhà ở phù hợp với khả năng và điều
kiện của mình.
26. Các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền lập hiến.
- Chú ý: Điều 21, 70 Hp 1946

Tài liệu ôn tập, lưu hành nội bộ – khổ giấy A4 – Cấm in sao thu nhỏ dưới mọi hình thức . P.B



×