Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Nghiên cứu khoa học: Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 162 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:

PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Nhóm sinh viên thực hiện: PHAN QUANG HÙNG (TCDN 34A)
TRƢƠNG CÔNG LÝ (TCDN 34B)
ĐOÀN LÊ PHƢƠNG QUỲNH (TCDN 34A)
PHAN THỊ LỆ THỨC (TCDN 34B)
NGUYỄN NGỌC PHƢƠNG TRINH (TCDN 34B)

Giáo viên hướng dẫn:

NGUYỄN THỊ BÍCH LIỄU

BÌNH ĐỊNH, 02/2015


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ PHÂN
TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP .......................... 1
1.1. KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG
DOANH NGHIỆP ....................................................................................... 1
1.1.1 Tổng quan về rủi ro và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp............. 1


1.1.1.1 Các vấn đề về rủi ro ................................................................... 1
1.1.1.2 Các vấn đề về rủi ro tài chính trong doanh nghiệp .................. 10
1.1.2 Tổng quan về phân tích rủi ro trong doanh nghiệp ........................ 19
1.1.2.1 Sự cần thiết của việc phân tích rủi ro trong doanh nghiệp ...... 19
1.1.2.2 Nguồn thông tin để phân tích rủi ro ......................................... 20
1.1.2.3 Các phƣơng pháp phân tích rủi ro............................................ 23
1.2 KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG
DOANH NGHIỆP ..................................................................................... 24
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tài chính doanh nghiệp ....................... 24
1.2.1.1 Khái niệm của tài chính doanh nghiệp .................................... 24
1.2.1.2 Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp ...................................... 25
1.2.2 Nội dung phân tích rủi ro tài chính ................................................. 25
1.2.2.1 Phân tích rủi ro tài chính thông qua độ biến thiên của tỷ suất
sinh lời vốn chủ sở hữu ........................................................................ 26
1.2.2.2 Phân tích rủi ro tài chính thông qua cơ cấu nguồn vốn ........... 28


1.2.2.3 Phân tích rủi ro tài chính thông qua các tỷ số hoạt động ......... 35
1.2.2.4 Phân tích rủi ro tài chính thông qua khả năng thanh toán ....... 40
1.2.2.5 Phân tích rủi ro tài chính thông qua độ nhạy cảm với lãi suất,
biến động giá cả và tỉ giá ..................................................................... 42
1.3 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................... 45
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH ................................................................ 47
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP GỖ BÌNH ĐỊNH ....... 47
2.1.1 Khái quát tình hình phát triển của doanh nghiệp gỗ Bình Định..... 47
2.1.1.1 Số lƣợng doanh nghiệp ............................................................ 47
2.1.1.2 Quy mô và cơ cấu vốn của các doanh nghiệp.......................... 51
2.1.1.3 Nguồn nguyên liệu gỗ .............................................................. 52
2.1.1.4 Nguồn nhân lực ........................................................................ 56

2.1.1.5 Thị trƣờng tiêu thụ ................................................................... 56
2.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành gỗ Bình Định........................... 57
2.1.2.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................... 58
2.1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................... 60
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp gỗ Bình Định.......... 62
2.1.3.1 Thuận lợi .................................................................................. 62
2.1.3.2 Khó khăn .................................................................................. 63
2.2 PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
GỖ ĐÃ KHẢO SÁT TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH ........................................ 65
2.2.1 Khái quát kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công
ty gỗ đã khảo sát tại Bình Định giai đoạn 2011 – 2013 .......................... 65


2.2.1.1 Khái quát kết quả kinh doanh của các công ty gỗ đã khảo sát tại
Bình Định giai đoạn 2011 – 2013 ........................................................ 65
2.2.1.2 Khái quát hiệu quả kinh doanh của các công ty gỗ đã khảo sát
tại Bình Định giai đoạn 2011 – 2013 ................................................... 70
2.2.2.1 Khái quát về tình hình tài sản và biến động tài sản của các công
ty........................................................................................................... 76
2.2.2.2 Khái quát về về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn ............... 80
2.2.3 Phân tích rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp gỗ Bình Định........ 86
2.2.3.1 Phân tích rủi ro tài chính thông qua độ biến thiên ROE .......... 86
2.2.3.2 Phân tích rủi ro tài chính thông qua cơ cấu vốn ...................... 91
2.2.3.3 Phân tích rủi ro tài chính thông qua khả năng thanh toán ....... 99
2.2.3.4 Phân tích rủi ro tài chính thông qua tỷ số hoạt động ............. 121
2.2.3.5 Phân tích rủi ro tài chính thông qua độ nhạy cảm với lãi suất,
biến động giá cả và tỷ giá .................................................................. 127
2.2.4 Đánh giá chung về rủi ro tài chính của các doanh nghiệp gỗ Bình
Định trong giai đoạn 2011 - 2013 .......................................................... 135
2.2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc ......................................................... 135

2.2.4.2 Những mặt còn tồn tại............................................................ 135
2.2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế ...................................................... 136
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ
RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỖ BÌNH ĐỊNH 138
3.1 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỖ BÌNH ĐỊNH .................................. 138
3.1.1 Giảm tỷ trọng nhập khẩu gỗ từ bên ngoài, tăng cƣờng sử dụng
nguồn nguyên liệu gỗ trong nƣớc .......................................................... 138


3.1.2 Chuyển từ sản xuất đồ gỗ ngoài trời sang sản xuất đồ gỗ nội thất,
thoát khỏi cảnh sản xuất theo mùa vụ.................................................... 138
3.1.3 Các doanh nghiệp gỗ trong Tỉnh cần tìm cách nắm bắt kịp thời các
thông tin cần thiết, tìm hiểu kỹ đặc điểm, nhu cầu, xu hƣớng của từng thị
trƣờng ..................................................................................................... 139
3.1.4 Các doanh nghiệp cần có các chiến lƣợc kinh doanh, chính sách đầu
tƣ hợp lí .................................................................................................. 139
3.1.5 Tăng cƣờng đào tạo lao động có tay nghề, trình độ quản lí cao từ đó
giảm thất thoát trong quá trình sản xuất ................................................ 140
3.1.6 Đẩy mạnh cải tiến công tác thiết kế sản phẩm, tạo cho sản phẩm sự
khác biệt mang lại lợi thế cạnh tranh ..................................................... 140
3.1.7 Các doanh nghiệp nên mở rộng liên doanh, liên kết với các doanh
nghiệp khác trong và ngoài tỉnh cũng nhƣ trên địa bàn cả nƣớc và nƣớc
ngoài....................................................................................................... 141
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỖ BÌNH ĐỊNH .................................. 141
3.2.1 Giải pháp về vốn ........................................................................... 141
3.2.2 Giải pháp cho sản phẩm đầu ra..................................................... 142
3.2.3 Giải pháp cho công nhân .............................................................. 143
3.2.4 Giải pháp về nâng cao sử dụng tài sản ngắn hạn.......................... 143

3.2.5 Giải pháp về khả năng thanh toán ................................................ 144
KẾT LUẬN .................................................................................................. 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 149


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

TỪ VIẾT
DIỄN GIẢI

TẮT

1

CCDV

Cung cấp dịch vụ

2

CTCP

Công ty cổ phần

3

CTTNHH


Đầu tƣ tài chính

4

LNST

Lợi nhuận sau thuế

5

SXKD

Sản xuất kinh doanh

6

XNK

Xuất nhập khẩu

7

TS

Tài sản

8

TSNH


Tài sản ngắn hạn

9

TSDH

Tài sản dài hạn

10

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ............................. 41
Bảng 2.1 Các doanh nghiệp gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2014 ......... 48
Bảng 2.2 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp...................................................... 51
Bảng 2.3 Diện tích rừng trồng tập trung tỉnh Bình Định ................................ 53
Bảng 2.4 Sản lƣợng khai thác gỗ tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2013 ...... 53
Bảng 2.5 Khối lƣợng và trị giá nhập khẩu gỗ nguyên liệu của tỉnh Bình Định
Giai đoạn 2011-2014 ....................................................................................... 54
Bảng 2.6 Doanh thu thuần của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định Giai
đoạn 2011 – 2013 ............................................................................................ 66
Bảng 2.7 Biến động doanh thu thuần của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình
Định giai đoạn 2011 – 2013 ............................................................................ 67
Bảng 2.8 Lợi nhuận sau thuế của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định giai
đoạn 2011 – 2013 ............................................................................................ 68

Bảng 2.9 Biến động lợi nhuận sau thuế của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình
Định giai đoạn 2011 – 2013 ............................................................................ 69
Bảng 2.10 Doanh lợi doanh thu của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định
giai đoạn 2011 – 2013 ..................................................................................... 71
Bảng 2.11 Sức sinh lời căn bản của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định
giai đoạn 2011 – 2013 ..................................................................................... 72
Bảng 2.12 Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA) của của một số doanh nghiệp
gỗ tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2013 ....................................................... 73
Bảng 2.13 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của một số doanh
nghiệp gỗ tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2013 ........................................... 75
Bảng 2.14 Tình hình nguồn vốn của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định
giai đoạn 2011 – 2013 ..................................................................................... 76
Bảng 2.15 Biến động tài sản của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định giai
đoạn 2011 – 2013 ............................................................................................ 79


Bảng 2.16 Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh
Bình Định giai đoạn 2011 – 2013 ................................................................... 86
Bảng 2.17 Biến động ROE của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định giai đoạn
2011 – 2013 ..................................................................................................... 87
Bảng 2.18 Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính thông qua độ biến thiên tỷ
suất sinh lời vốn chủ sở hữu của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định giai
đoạn 2011 – 2013 ............................................................................................ 90
Bảng 2.19 Độ lớn của đòn bẩy tài chính của một số doanh nghiệp gỗ Bình
Định giai đoạn 2011 – 2013 ............................................................................ 96
Bảng 2.20 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của một số doanh nghiệp gỗ
Bình Định giai đoạn 2011 - 2012 .................................................................. 100
Bảng 2.21 Hệ số thanh toán hiện hành của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định
giai đoạn 2011 – 2013 ................................................................................... 105
Bảng 2.22 Hệ số thanh toán nhanh của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định

giai đoạn 2011 - 2013 .................................................................................... 109
Bảng 2.23 Hệ số thanh toán bằng tiền của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định
năm 2011 - 2013............................................................................................ 113
Bảng 2.24 Hệ số chi trả lãi vay của các công ty ........................................... 118
Bảng 2.25 Biến động vay nợ ngắn hạn và dài hạn giữa năm 2012 so với năm
2011 của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định........................................ 128
Bảng 2.26 Biến động vay nợ ngắn hạn và dài hạn giữa năm 2013 so với năm
2012 của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định........................................ 128
Bảng 2.27 Chi phí lãi vay của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định giai đoạn
2011 – 2013 ................................................................................................... 129
Bảng 2.28 Biến động chi phí lãi vay của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định
giai đoạn 2011 – 2013 ................................................................................... 130
Bảng 2.29 Lãi (lỗ) về tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ131
Bảng 2.30 Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu bán hàng ......................... 134


BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu doanh nghiệp gỗ Bình Định theo loại hình doanh nghiệp
năm 2014 ......................................................................................................... 47
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu các doanh nghiệp gỗ Bình Định năm 2014 phân theo địa
bàn kinh tế ....................................................................................................... 48
Biểu đồ 2.3 Số lƣợng doanh nghiệp gỗ thành phố Quy Nhơn năm 2014 ....... 49
Biểu đồ 2.4 Số lƣợng doanh nghiệp gỗ Bình Định năm 2014 phân theo ngành
nghề kinh tế ..................................................................................................... 50
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu các doanh nghiệp gỗ Bình Định năm 2014 phân theo
ngành nghề kinh tế .......................................................................................... 50
Biểu đồ 2.6 Quy mô doanh nghiệp gỗ Bình Định năm 2014.......................... 51
Biểu đồ 2.7 Biểu đồ khối lƣợng và trị giá nhập khẩu gỗ nguyên liệu ............ 54
Biểu đồ 2.8 Biểu đồ thể hiện xu hƣớng tăng trƣởng nhu cầu nhập khẩu gỗ
nguyên liệu của tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2014 .................................... 55

Biểu đồ 2.9 Kim ngạch xuất khẩu từ năm 2011 – 2014 ................................. 56
Biểu đồ 2.10 Cơ cấu KNXK gỗ và sản phẩm gỗ tỉnh Bình Định sang một số
thị trƣờng chính năm 2014 .............................................................................. 57
Biểu đồ 2.11 Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm
1/7/2014 hàng năm trong các ngành kinh tế của tỉnh Bình Định ................... 60
Biểu đồ 2.12 Tình hình tài sản của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định
giai đoạn 2011 – 2013 ..................................................................................... 77
Biểu đồ 2.13 Cơ cấu tài sản của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định năm
2011 ................................................................................................................. 80
Biểu đồ 2.14 Cơ cấu nguồn vốn của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định
năm 2011 ......................................................................................................... 81
Biểu đồ 2.15 Cơ cấu tài sản của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định năm
2012 ................................................................................................................. 82
Biểu đồ 2.16 Cơ cấu nguồn vốn của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định
năm 2012 ......................................................................................................... 83


Biểu đồ 2.17 Cơ cấu tài sản của một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định năm
2013 ................................................................................................................. 84
Biểu đồ 2.18 Cơ cấu nguồn vốn một số doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định năm
2013 ................................................................................................................. 85
Biểu đồ 2.19 Hệ số nợ của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định giai đoạn 2011
– 2013 .............................................................................................................. 92
Biểu đồ 2.20 Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của một số doanh nghiệp
gỗ Bình Định giai đoạn 2011 – 2013 .............................................................. 94
Biểu đồ 2.21 Biến động của tổng tài sản và nợ phải trả năm 2012 so với năm
2011 của một số công ty................................................................................ 101
Biểu đồ 2.22 Biến động của tổng tài sản và nợ phải trả năm 2013 so với năm
2012 của một số công ty................................................................................ 103
Biểu đồ 2.23 Biến động của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn năm 2012 so với

năm 2011 của một số công ty........................................................................ 106
Biểu đồ 2.24 Biến động của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn năm 2013 so với
năm 2012 của một số công ty........................................................................ 107
Biểu đồ 2.25 Tốc độ tăng của hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
của một số doanh nghiệp ............................................................................... 111
Biểu đồ 2.26 Biến động của tiền và nợ ngắn hạn của một số doanh nghiệp gỗ
Bình Định năm 2012 so với năm 2011 ......................................................... 115
Biểu đồ 2.27 Biến động của tiền và nợ ngắn hạn năm 2013 so với năm 2012
của một số doanh nghiệp ............................................................................... 116
Biểu đồ 2.28 Số vòng quay hàng tồn kho của một số doanh nghiệp gỗ Bình
Định giai đoạn 2011 – 2013 .......................................................................... 122
Biểu đồ 2.29 Kỳ thu tiền bình quân của một số doanh nghiệp gỗ Bình Định
giai đoạn 2011 – 2013 ................................................................................... 125
Biểu đồ 2.30 Biểu đồ giá vốn hàng bán của một số doanh nghiệp gỗ Bình
Định giai đoạn 2011 - 2013 ........................................................................... 133


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới
với rất nhiều cơ hội và thách thức đan xen vào nhau và dƣới tác động của
cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy, rủi ro tài
chính đang là vấn đề ngày càng thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều chủ doanh
nghiệp, nhà đầu tƣ, nhà phân tích tài chính.
Nhất là, trong giai đoạn gần đây, kinh tế Việt Nam đang chịu những
biến động to lớn về nhiều mặt ảnh hƣởng đến đa số các ngành nghề kinh
doanh trong đó phải kể đến ngành gỗ, đây là ngành hiện đang có kim ngạch
xuất khẩu đứng thứ 5 trên cả nƣớc (sau giày dép, dầu thô, hàng thủy sản và
máy móc, thiết bị dụng cụ). Và trên khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đƣợc
xem quốc gia đứng nhất nhì về xuất khẩu sản phẩm gỗ. Bên cạnh cạnh sự phát

triển vƣợt bậc đó, các doanh nghiệp gỗ cả nƣớc cũng luôn đối đầu với những
khó khăn và rủi ro khó lƣờng, đặc biệt là những rủi ro xuất phải từ bản thân
doanh nghiệp mà doanh nghiệp chƣa nhận biết hay chƣa quan tâm. Chính
những rủi ro này đã gây không ít khó khăn cho toàn bộ doanh nghiệp gỗ Việt
Nam nói chung và các doanh nghiệp gỗ Bình Định nói riêng. Bởi ngành gỗ
không chỉ trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành lâm nghiệp mà còn là ngành
công nghiệp chủ lực đóng góp vào tăng trƣởng GDP, ổn định xã hội của tỉnh
Bình Định (chiếm trên 52% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 60% giá trị kim
ngạch xuất khẩu và giải quyết 3 vạn lao động tại địa phƣơng). Ngành gỗ đã
góp phần đƣa Bình Định trở thành một trong bốn trung tâm sản xuất đồ gỗ lớn
nhất cả nƣớc, sau Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Đồng Nai.
Những năm gần đây, thị trƣờng đồ gỗ xuất khẩu chính của doanh
nghiệp gỗ Bình Định là EU đã bị ảnh hƣởng nghiêm trọng do tình trạng nợ
công và chính sách thắt chặt chi tiêu của chính phủ các nƣớc này, kinh tế
trong nƣớc chƣa ổn định nhƣ lạm phát và lãi xuất cho vay cao đã tác động
không ít đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp gỗ. Vì thế, các doanh


nghiệp gỗ phải đối mặt ngày càng nhiều với rủi ro. Do đó, song song với việc
phân tích hiệu quả, để có thể xem xét, đánh giá một cách đầy đủ, chính xác
tình hình tài chính thì cũng cần phải quan tâm và phân tích rủi ro tài chính của
doanh nghiệp.
Với ý nghĩa quan trọng của việc phân tích rủi ro tài chính và xuất phát
từ thực tế trong quá trình nghiên cứu các doanh nghiệp gỗ Bình Định , cùng
với sự hƣớng dẫn tận tình, chu đáo của cô Nguyễn Thị Bích Liễu, nhóm
chúng em đã chọn đề tài “ Phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp
gỗ Bình Định” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Mục đích của đề tài là nhằm đƣa ra những lý luận cơ bản nhất về phân
tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp gỗ Bình Định và đƣa ra một số giải

pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng của đề tài: Rủi ro tài chính của các doanh nghiệp gỗ Bình
Định.
Phạm vi nghiên cứu:
Do thời hạn nên đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích rủi ro tài chính
của các doanh nghiệp gỗ Bình Định thuộc khu công nghiệp Phú Tài, thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Số liệu phân tích đƣợc thu thập từ năm 2011 đến năm 2013 của 11
doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để nội dung phân tích đúng với tình hình thực tế của các doanh nghiệp
gỗ, nhóm chúng em đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích sau:
phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích nguồn số liệu chủ yếu lấy từ
báo cáo tài chính. Trong đó, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích rủi ro tài
chính thực tế phát sinh của các doanh nghiệp theo phƣơng pháp phân tích báo
cáo tài chính và từ đó đƣa ra kết luận cùng một số giải pháp để hạn chế rủi ro
tài chính.


5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu:
Đề tài gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: Những lý luận cơ bản về rủi ro và phân tích rủi ro tài
chính trong doanh nghiệp.
CHƢƠNG 2: Phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp gỗ
Bình Định.
CHƢƠNG 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro
tài chính của các doanh nghiệp gỗ Bình Định.
Do kiến thức còn hạn hẹp, tài liệu còn nhiều thiếu sót và thời gian trải
nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên dù đã cố gắng hết sức nhƣng đề tài

không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em kính mong các thầy cô
giáo trong khoa Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh trƣờng Đại
học Quy Nhơn và đặc biệt là cô giáo hƣớng dẫn Nguyễn Thị Bích Liễu để bài
nghiên cứu của chúng em đƣợc hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành
cảm ơn!


1

CHƢƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ PHÂN TÍCH
RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1.1 Tổng quan về rủi ro và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
1.1.1.1 Các vấn đề về rủi ro
a. Khái niệm rủi ro
Cho đến nay chƣa có đƣợc định nghĩa thống nhất về rủi ro, những
trƣờng phái khác nhau, tác giả khác nhau đƣa ra những định nghĩa rủi ro khác
nhau. Những định này rất đa dạng, phong phú, nhƣng tựu trung lại có thể
chia làm hai trƣờng phái lớn: [13, tr24-26]
 Trƣờng phái truyền thống
Theo trƣờng phái truyền thống, rủi ro đƣợc coi là sự không may, mất
mát, nguy hiểm. Thuộc trƣờng phái này, ta có thể thấy các định nghĩa:
Theo từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản
năm 1995 thì “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”.
Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu cho rằng “Rủi ro là sự tổn
thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận sự kiến”.
Theo khái niệm rủi ro trong bảo hiểm, “Rủi ro là những tai nạn, tai
họa, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, hoặc những mối đe dọa nguy

hiểm khi xảy ra thì gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm”.
Nhƣ vậy, theo trƣờng phái truyền thống, “Rủi ro là những thiệt hại,
mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn,
hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.
Xã hội loài ngƣời ngày càng phát triển, hoạt động của con ngƣời ngày
càng đa dạng, phong phú và phức tạp thì rủi ro cũng ngày càng nhiều và đa


2

dạng hơn, mỗi ngày qua lại xuất hiện những rủi ro mới chƣa từng có trong
quá khứ. Con ngƣời quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu, nhận dạng rủi
ro và tìm các biện pháp phòng chống rủi ro. Trong quá trình nghiên cứu đó,
nhận thức về rủi ro của con ngƣời cũng thay đổi, và trở nên trung hòa hơn.
 Trƣờng phái trung hòa
Theo trƣờng phái trung hòa, nhiều nhà kinh tế, nhà kinh doanh trên thế
giới đã nghiên cứu và đƣa ra một số khái niệm về rủi ro:
Theo Allan Willett, tác giả cuốn sách “The Economic Theory of Risk
and Insurance” (Philadelphia University of Pensylvania press, USA 1951) cho
rằng “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi”
[8, tr61]. Nhƣ vậy, cách tiếp cận của ông liên quan đến thái độ của con ngƣời.
Những biến cố ngoài sự mong đợi chính là rủi ro, và khái niệm này đã giải
thích cho rủi ro suy thoái liên quan đến sự thành bại của một sự kiện diễn ra.
Theo Frank Knight (Mỹ), “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”
và Inrving Preffer (Mỹ) lại cho rằng: “Rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu
nhiên có thể đo lường bằng xác suất” [8, tr61]. Theo hai ông, rủi ro gắn liền
với sự hiện diện ngẫu nhiên, không phụ thuộc vào ý chí con ngƣời của vạn
vật, hiện tƣợng mà có thể đo lƣờng đƣợc bằng xác suất. Tuy nhiên, điều này
không hoàn toàn đúng bởi nhiều loại rủi ro chính là hậu quả trực tiếp hoặc
gián tiếp do con ngƣời gây ra, cũng nhƣ rủi ro xảy ra ngoài những dự báo,

tính toán của con ngƣời.
Diễn giải một cách đầy đủ hơn về rủi ro và nguy cơ rủi ro, trong “Risk
managerment and insurance”, các tác giả C. Arthur William, Jr. Michael, L.
Smith đã viết: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể
xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta
không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự
bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả
năng được hoặc mất không thể dự đoán trước”.


3

Nhƣ vậy, theo trƣờng phái trung hòa, rủi ro là sự không chắc chắn về
những gì xảy ra trong tương lai nhưng có thể đo lường được, xác định
được ở mức độ nào đó. Rủi ro vừa mang tiêu cực, nó có thể mang đến những
tổn thất, mất mát, nguy hiểm cho con ngƣời, vừa mang tính tích cực vì nó
cũng có thể mang đến các cơ hội. [5, tr172]
Tóm lại, “Rủi ro (risk) là một sự không chắc chắn (uncertainty) hay
một tình trạng bất ổn” [5, tr14]. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự không chắc
chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn mà có thể
ƣớc đoán đƣợc xác suất xảy ra mới đƣợc xem là rủi ro. Những tình trạng
không chắc chắn chƣa từng xảy ra và không thể ƣớc đoán đƣợc xác suất xảy
ra đƣợc xem là sự bất trắc, chứ không phải là rủi ro.
Để có thể đo lƣờng, “Rủi ro được định nghĩa như là sự khác biệt giữa
giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng”. Giá trị kì vọng chính là giá trị trung bình
có trọng số của một biến nào đó với trọng số chính là xác suất xảy ra giá trị
của biến đó. Sự khác biệt giữa giá trị thực tế so với giá trị kỳ vọng đƣợc đo
lƣờng bởi độ lệch chuẩn. Do vậy, độ lệch chuẩn hay phƣơng sai (bình phƣơng
của độ lệch chuẩn) chính là thƣớc đo của rủi ro. Nói đến rủi ro tức là nói đến
quan hệ giữa giá trị của một biến nào đó so với kỳ vọng của nó. [6, tr694]

Doanh nghiệp đối diện với môi trƣờng rủi ro, vì đó đồng thời cũng là
môi trƣờng đem lại cơ hội. Mức độ rủi ro cao, lợi nhuận cao hơn (high risk,
high return). Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng, đo lƣờng rủi ro, ngƣời ta có
thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận
đƣợc cơ hội, mang lại kết quả tốt đẹp cho tƣơng lai.
b. Tính chất của rủi ro
Rủi ro có ba tính chất quan trọng.
Một là, rủi ro có tính bất ngờ. Rủi ro là những sự kiện bất ngờ mà
ngƣời ta không lƣờng trƣớc đƣợc một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào
một thời điểm bất kỳ trong tƣơng lai và bất kỳ ở đâu. Tính bất ngờ của rủi ro


4

phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của con ngƣời và quy luật của rủi ro. Ngày
nay, khoa học đã giúp cho con ngƣời dự báo khá chính xác nhiều loại rủi ro,
nhờ đó có thể đề ra những biện pháp thích hợp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
Trên thực tế, một trong các mục tiêu của con ngƣời chống lại rủi ro là làm sao
để giảm đi tính bất ngờ của rủi ro.
Hai là, rủi ro gây ra tổn thất. Một khi rủi ro xảy ra là để lại hậu quả
cho con ngƣời, mức độ của hậu quả đó có thể là nghiêm trọng hoặc ít nghiêm
trọng. Tổn thất có nguyên nhân từ rủi ro tồn tại dƣới dạng hữu hình hoặc vô
hình, có thể là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần, sức khỏe hoặc trách
nhiệm pháp lý. Nhìn chung, mọi tổn thất đều có một đặc tính là gây thiệt hại,
giảm sút lợi ích của con ngƣời.
Ba là, rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi. Rủi ro là sự kiện bất ngờ và
gây tổn thất, vì vậy nó là sự kiện ngoài mong đợi của mọi ngƣời.
Một sự kiện đƣợc coi là rủi ro phải đồng thời thỏa mãn ba tính chất nêu
trên. Theo đó nếu sự kiện xảy ra là do chủ định hoặc đã biết trƣớc chắc chắn
sẽ xảy ra hoặc xảy ra nhƣng không để lại hậu quả thì sự kiện đó không đƣợc

coi là rủi ro. Hoặc nếu nhƣ sự kiện xảy ra gây tổn thất, nhƣng hoàn toàn nằm
trong dự liệu của chúng ta cũng không đƣợc coi là rủi ro. Hoặc một sự kiện
chúng ta mong đợi bất ngờ xảy ra nhƣng lại không gây tổn thất, mà ngƣợc lại,
đem về lợi ích thì không phải là rủi ro. Chẳng hạn: khi chúng ta đầu tƣ vào thị
trƣờng chứng khoán, giá cổ phiếu của chúng ta tăng đột ngột mức cao. Sự
kiện tăng giá này không phải là rủi ro mà là may mắn.
Nhƣ vậy, khi nói đến rủi ro là chúng ta đã đề cập đến một biến cố ngẫu
nhiên, gây tổn thất cho con ngƣời. Những biến cố đó rất khác nhau trong từng
lĩnh vực, nó có thể xuất hiện từ những nguyên nhân bên ngoài một cách ngẫu
nhiên, khách quan; nhƣng nó cũng có thể xuất hiện từ nguyên nhân bên trong
của sự vật, hiện tƣợng, từ hành vi, thái độ của con ngƣời. Vì rủi ro là biến cố
bất lợi cho con ngƣời nên để khống chế rủi ro hoặc hạn chế thiệt hại do rủi ro


5

gây ra, con ngƣời không ngừng tìm cách khắc phục, rút ra bài học kinh
nghiệm và tìm cách thích hợp quản trị rủi ro. Tuy nhiên, tùy từng loại rủi ro
mà ngƣời ta sẽ áp dụng những biện pháp khác nhau để quản lý rủi ro.
c. Nguồn gốc và nguyên nhân của rủi ro [8, tr62]
 Nguồn gốc của rủi ro
 Nguồn gốc tự nhiên: Do con ngƣời chƣa nhận thức hết các quy luật
của tự nhiên hoặc không đủ khả năng chế ngự hết những tác động của tự
nhiên dù đã nhận biết đƣợc quy luật nhƣ rủi ro động đất, rủi ro núi lửa phun...
 Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Tiến bộ khoa học kỹ thuật, một mặt, thúc
đẩy kinh tế - xã hội phát triển với việc phát minh ra các máy móc, các phƣơng
tiện tinh vi, hiện đại. Mặt khác, chính các thành tựu đó lại làm nảy sinh các
rủi ro đe dọa đời sống con ngƣời khi có sự mất khả năng kiểm soát, chế ngự
nhất thời. Ví dụ: Nổ, đổ vỡ máy móc, điện giật...
Bên cạnh đó, xã hội phát triển cùng với các mối quan hệ nảy sinh càng

ngày càng nhiều, càng phức tạp và không phải lúc nào cũng diễn một cách
thuận lợi. Các mâu thuẫn tất yếu sẽ phát sinh dẫn đến phá vỡ các mối quan hệ
xã hội, trở thành một trong những nguyên nhân của các tổn thất. Ví dụ: chiến
tranh, trộm cắp, đình công...
 Nguyên nhân của rủi ro
 Nguyên nhân khách quan: Các nguyên nhân đƣợc coi là khách quan
nếu nó độc lập với hoạt động của con ngƣời. Hay nói cách khác, đây là những
nguyên nhân xảy ra ngoài ý muốn, ngoài sự kiểm soát, và không phải từ hành
động trực tiếp của con ngƣời. Nguyên nhân khách quan có thể là:
 Trƣờng hợp bất khả kháng gắn với tự nhiên, hoặc gắn với đời sống
xã hội nhƣ: gió, bão, sóng thần, động đất, núi lửa…,
 Các trƣờng hợp ngẫu nhiên: gắn liền với hoạt động của con ngƣời
nhƣng nguyên nhân không rõ ràng, không xác định đƣợc. Các trƣờng hợp này


6

không ai gây ra các thiệt hại đã phát sinh, các sự cố xảy ra không có sự tham
gia của con ngƣời.
 Nguyên nhân chủ quan: Biến cố xảy ra dƣới sự tác động của con
ngƣời. Nhóm nguyên nhân này rất đa dạng và phức tạp. Có thể khái quát một
số nguyên nhân sau đây:
 Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô sai lầm, chính trị không ổn định,
hệ thống pháp luật luôn thay đổi, pháp chế không nghiêm, tập quán xã hội
khác biệt… Nhóm nguyên nhân này gây hậu quả lớn và không mang tính quy
luật nên khó dự đoán.
 Những sai lầm của các cá nhân, tổ chức về việc lựa chọn các chiến
lƣợc kinh doanh.
 Thiếu thông tin kiến thức kinh doanh cũng chính là một nguyên
nhân gây ra những quyết định sai lầm dẫn đến rủi ro.

 Do bất cẩn, chủ quan không tập trung của các cá nhân, tổ chức.
 Do thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất, kinh nghiệm
nghề nghiệp, sức khỏe, tinh thần của mọi thành viên trong tổ chức…
d. Phân loại rủi ro
Hoạt động của con ngƣời ngày càng đa dạng, phức tạp cùng với sự phát
triển của xã hội loài ngƣời, theo đó rủi ro cho con ngƣời cũng ngày càng
nhiều, đa dạng và phong phú. Để nhận dạng đƣợc rủi ro, ta cần tiến hành phân
loại chúng. Có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, song dƣới đây chỉ nghiên
cứu một số tiêu thức phân loại sau:
 Phân loại theo bản chất của rủi ro
Theo bản chất của rủi ro, rủi ro đƣợc phân thành hai loại: Rủi ro thuần
túy (pure risk) và rủi ro suy đoán (speculative risk).
 Rủi ro thuần túy: Rủi ro thuần túy là loại rủi ro chỉ mang đến những
thiệt hại, tổn thất, nguy hiểm, nhƣ: bão lụt, hỏa hoạn, tai nạn lao động… Loại
rủi ro này có đặc điểm nhƣ sau: Thứ nhất, rủi ro thuần túy nếu xảy ra sẽ dẫn


7

đến kết quả tổn thất về kinh tế và không có cơ hội kiếm lời. Thứ hai, rủi ro
thuần túy là loại rủi ro liên quan đến việc phá hủy tài sản (nếu hỏa hoạn xảy ra
thì tòa nhà bị phá hủy). Thứ ba, biện pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm.
 Rủi ro suy đoán: Rủi ro suy đoán còn gọi là rủi ro suy tính hay rủi
mang tính đầu cơ. Loại rủi ro này tồn tại những cơ hội tạo ra thuận lợi gắn với
nguy cơ gây ra tổn thất. Đây là loại rủi ro gắn liền trong với khả năng thành
bại trong hoạt động đầu tƣ, kinh doanh, đầu cơ và là lí do tồn tại của doanh
nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều buộc phải chấp nhận ít nhất một loại rủi ro
mang tính đầu cơ, ngay khi họ đăng ký kinh doanh và hy vọng có lãi, mặc dù
biết rõ ràng là cũng có thể bị lỗ. Ví dụ, rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không
ổn định, tình hình tài chính không ổn định. Tăng giá có thể mang lại nhiều lời

cho ngƣời có tồn kho nhiều và giảm giá sẽ làm họ bị thua thiệt lớn. Đặc điểm
cơ bản của loại rủi ro này thƣờng là không đƣợc bảo hiểm nhƣng có thể đối
phó bằng biện pháp rào chắn.
 Phân loại theo môi trƣờng hình thành rủi ro [13, tr28-32]
Theo môi trƣờng hình thành, rủi ro đƣợc chia thành các loại sau:
 Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Đây là nhóm rủi ro do các hiện
tƣợng thiên nhiên nhƣ: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt, song thần, sét đánh, đất
lở, hạn hán, sƣơng muối,… gây ra. Những rủi ro này thƣờng dẫn đến những
thiệt hại to lớn về ngƣời và của, làm cho các doanh nghiệp, trong đó có các
doanh nghiệp xuất khẩu bị tổn thất nặng nề.
 Rủi ro do môi trường văn hóa: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì
dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất
cho đến tín ngƣỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động” (Định nghĩa
về văn hóa của UNESCO). Rủi ro do môi trƣờng văn hóa là những rủi ro do
sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán,… dân tộc khác, từ đó dẫn đến các
hành xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất cơ hội kinh doanh.


8

 Rủi ro môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành
vi của con ngƣời, cấu trúc xã hội, các định chế,… là một nguồn rủi ro quan
trọng. Không nắm đƣợc điều này có thể gánh chịu những thiệt hại nặng nề.
 Rủi ro do môi trường chính trị: Môi trƣờng chính trị có ảnh hƣởng
rất lớn đến bầu không khí kinh doanh. Môi trƣờng chính trị ổn định sẽ giảm
thiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Khi một chính thể mới ra đời sẽ
có thể làm đảo lộn hoạt động của nhiều doanh nghiệp, tổ chức.
 Rủi ro do môi trường pháp luật: Xã hội luôn phát triển, tiến hóa,
nếu các chuẩn mực luật pháp không phù hợp với bƣớc tiến của xã hội thì sẽ
gây ra nhiều rủi ro. Ngƣợc lại nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, quá thƣờng

xuyên, không ổn định, cũng gây ra những khó khăn rất lớn. Trong kinh doanh
quốc tế, môi trƣờng luật pháp phức tạp hơn, chuẩn mực của các nƣớc khác
nhau. Nếu chỉ nắm rõ và tuân thủ chuẩn mực luật pháp của mình mà không
hiểu luật pháp của đối tác, thì sẽ gặp rủi ro.
 Rủi ro do môi trường kinh tế: Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu
hóa nền kinh tế thế giới mặc dù trong mỗi nƣớc môi trƣờng kinh tế thƣờng
vận động theo môi trƣờng chính trị, nhƣng ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế
chung của thế giới đến từng nƣớc là rất lớn. Mọi hiện tƣợng diễn ra trong môi
trƣờng kinh tế nhƣ tốc độ phát triển kinh tế, khủng hoảng, suy thoái kinh tế,
lạm phát, … đều ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp,
gây ra những rủi ro, bất ổn. Đặc biệt các hiện tƣợng: tỷ giá hối đoái thay đổi,
lãi suất thay đổi, giá cả hàng hóa biến động, sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp.
 Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: Trong quá trình họt
động của mọi tổ chức có thể phát sinh rất nhiều rủi ro ở mọi lĩnh vực: nhân
sự, công nghệ, văn hóa tổ chức, quan hệ với nhà cung cấp (đầu vào), quan hệ
với khách hàng tiêu thụ (đầu ra) ,… Rủi ro do môi trƣờng hoạt động của tổ
chức có thể xuất hiện dƣới nhiều dạng: thiếu thông tin hoặc có những thông


9

tin không chính xác dẫn đến bị lừa đảo; máy móc, thiết bị bị sự cố; tai nạn lao
động, sản phẩm bị thu hồi; chính sách tuyển dụng, đãi ngộ nhân viên không
hợp lí; hoạt động quảng cáo, khuyến mãi bị sai xót, …
 Rủi ro do nhận thức của con người: Khi nhận diện và phân tích
không đúng dẫn đến kết luận sai lầm. Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn
khác nhau thì rủi ro càng lớn.
 Phân loại theo môi trƣờng tác động
Theo môi trƣờng tác động, rủi ro đƣợc hình thành:

 Môi trường bên trong: Môi trƣờng hoạt động nội tại của tổ chức.
Đối với một doanh nghiệp/tổ chức để nghiên cứu rủi ro từ môi trƣờng bên
trong có thể chọn hƣớng tiếp cận khác nhau nhƣ: Theo lĩnh vực (quản trị,
Marketing, tài chính – kế toán,…); Theo bộ phận phòng ban, phân xƣởng…
 Môi trường bên ngoài: Gồm những yếu tố, những lực lƣợng, những
thể chế,… xảy ra ở bên ngoài, doanh nghiệp không kiểm soát đƣợc, nhƣng có
ảnh hƣởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi
trƣờng bên ngoài đƣợc chia thành hai loại: Môi trƣờng vĩ mô (kinh tế, chính
trị, chính phủ, luật pháp, văn hóa – xã hội, địa lí, công nghệ…), Môi trƣờng vi
mô (môi trƣờng cạnh tranh: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh
hiện hữu, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế).
 Phân loại theo khả năng tính toán xác suất của rủi ro
Ngƣời ta cố gắng phân định rõ và tách biệt hẳn 2 loại rủi ro: có thể tính
toán đƣợc và không thể tính toán đƣợc.
Rủi ro có thể tính toán được: là những rủi ro mà tần số xuất hiện cũng
nhƣ mức độ trầm trọng của nó có thể tiên đoán đƣợc ở một mức độ tin cậy
nhất định.
Rủi ro không thể tính toán được: ngƣời ta không thể (hoặc chƣa thể)
tìm ra đƣợc quy luật vận động nên không thể (chƣa thể) tiên đoán đƣợc xác


10

suất xảy ra biến cố trong tƣơng lai. Ví dụ: xác suất của biến cố ngƣời ngoài
trái đất đổ bộ và tàn sát nhân loại...
Thực tế, không có ranh giới rõ ràng cho hai loại rủi ro nêu trên vì ngay
cả khi có thể xác định đƣợc xác suất xảy ra biến cố trong tƣơng lai thì con số
đó chỉ có mức độ chính xác tƣơng đối với một mức độ tin cậy nhất định.
1.1.1.2 Các vấn đề về rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
a. Khái niệm rủi ro tài chính

Rủi ro trong doanh nghiệp là sự bất trắc sự không ổn định của kết quả
kinh doanh có thể đo lƣờng đƣợc, có thể đƣa đến những tổn thất, mất mát,
thiệt hại hoặc làm mất đi cơ hội sinh lời nhƣng nó cũng có thể đƣa đến những
lợi ích, những cơ hội thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
[2, tr172]. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thƣờng
xuyên đƣơng đầu với mọi rủi ro, trong đó rủi ro tài chính là rủi ro luôn tiềm
ẩn và thƣờng trực. Bởi vì, suy cho cùng, những rủi ro mà doanh nghiệp gặp
phải – kể cả rủi ro kinh doanh – sẽ dẫn đến làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp sẽ
gặp khó khăn về tài chính.
Rủi ro tài chính (Financial risk) là phần rủi ro mà các chủ sở hữu phải
gánh chịu thêm do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ. Rủi ro tài chính là
các biến động thêm của tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi
nhuận trên cổ phiếu (EPS) do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ vay [10,
tr278]. Theo đó, rủi ro tài chính bao gồm cả rủi ro không trả đƣợc nợ và sự
dao động của thu nhập dành cho các cổ đông. Khi một doanh nghiệp tăng tỉ lệ
nợ, thuế và cổ phần ƣu đãi trong cấu trúc tài chính của nó, họ sẽ làm tăng chi
phí cố định về tài chính và vì thế, có thể làm tăng nguy cơ không trả đƣợc nợ
bằng ngân quỹ mà nó sản sinh. [9, tr503]
Nhƣ vậy, rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi
cổ phần và xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử
dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định, nhƣ nợ và cổ phần ƣu đãi,


11

trong cấu trúc vốn của mình. Mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh
nghiệp không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng – nhƣ thanh
toán lãi và vốn vay, thanh toán các khoản phải trả và nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp khi đáo hạn. Việc gia tăng sử dụng các số lƣợng nợ và cổ phần ƣu đãi
làm tăng các chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp. Các chi phí này lại

làm tăng mức lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT) mà doanh nghiệp phải
đạt đƣợc để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động. Lý do một
doanh nghiệp chấp nhận rủi ro của tài trợ có chi phí tài chính cố định là để
tăng lợi nhuận có thể có cho các cổ đông. [11, tr150]
b. Các loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp
Rủi ro tài chính thƣờng rơi vào ba loại chính và liên quan đến nhau: [1,
tr28-29].
Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk) xảy ra khi công ty không có khả
năng tạo ra đủ dòng tiền nội bộ để duy trì hoạt động. Vấn đề thanh khoản
thƣờng phát sinh khi một công ty đã duy trì lỗ, đang trải chi phí vốn lớn, khi
chi tiêu không có kế hoạch lớn đƣợc yêu cầu, chẳng hạn nhƣ những phát sinh
từ tranh chấp không thuận lợi hoặc nếu ngƣời cho vay không sẵn sàng để làm
mới cơ sở vật chất nợ nần.
Vốn khả dụng (Capital availability) thƣờng có tƣơng quan với sự
thanh khoản. Thị trƣờng vốn có thể biến động, sự sẵn có của vốn có thể bị hạn
chế theo thời gian hoặc thậm chí không tồn tại. Thị trƣờng vốn nhƣ vậy trở
nên không thể tiếp cận thƣờng xuyên tại thời điểm điều kiện kinh tế khó khăn
và các công ty phải đối mặt với vấn đề thanh khoản.
Cơ cấu vốn (Capital structure) của công ty có thể gây ra rủi ro, đặc biệt
là liên quan đến việc sử dụng nợ, sự không tƣơng xứng giữa các khoản nợ
ngắn hạn và dài hạn, thời gian và số lƣợng của các khoản thanh toán nợ.
Ngoài ra, rủi ro tài chính liên quan đến thể phát sinh từ biến động tỷ
giá hối đoái, lãi suất và giá cả thị trƣờng.


12

Rủi ro thị trƣờng: Là sự biến đổi tiềm ẩn về giá trị tài sản phát sinh từ
các biến đổi về các giá trị của các công cụ tài chính căn bản. Thông thƣờng,
các doanh nghiệp và các cá nhân hầu hết liên quan đến các tổn thất do rủi ro

thị trƣờng gây nên. Các tổn thất nhƣ thế có thể nảy sinh lạm phát, các biến
động về lãi suất hay tỉ giá (fluctuations on interest rates or exchange rates)
hay các biến đổi bất lợi về các thị trƣờng vốn. Rủi ro thị trƣờng bao gồm về
tính thanh khoản của tài sản (asset liquidity risk) (tức tài sản không thể biến
thành tiền mặt nhanh), các tài sản đầu tƣ có thể chuyển đổi thành tiền mặt
(cash equivalent). Các thuật ngữ “rủi ro lãi suất” và “rủi ro tỷ giá” đều liên
quan đến tổn thất đối với các thay đổi về lãi suất và tỷ giá. Vì các rủi ro thị
trƣờng tác động đến xã hội hay nền kinh tế xét nhƣ một toàn thể (a whole),
chúng cũng đƣợc gọi là “các rủi ro có tính hệ thống” (systematic risks). Các
rủi ro xảy ra duy nhất cho doanh nghiệp và do đó thƣờng có thể đƣợc gọi là
“rủi ro phi hệ thống” (nonsystematic risk).
Rủi ro tín dụng: Cũng đƣợc biết là “rủi ro về đối tác” là sự bất ổn định
vây quanh việc một đối tác có chịu thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đầy
đủ và đúng hạn quy định không. Các ví dụ của rủi ro này bao gồm việc con nợ
không chịu hoàn tiền đã vay mƣợn không nhận đƣợc tiền đã thanh toán về sản
phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp hay ngƣời bão lãnh không
đáp ứng các nghĩa vụ của mình.
Rủi ro giá cả: Rủi ro giá cả nghĩa là tổn thất tiềm ẩn về doanh số phát
sinh từ việc định giá sản phẩm sai lầm (price risk means the potential lossin
revenue arsing from product mispricing). Đối với các doanh nghiệp có các
giao dịch mua, bán hàng hóa theo hợp đồng cố định giá trong một thời gian
dài, rủi ro biến động giá cả hàng hóa có thể sẽ là rủi ro lớn. Đặc biệt trong
trƣờng hợp nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, giá cả hàng hóa thay đổi hàng
ngày. Đối với đa số doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm đầu ra thƣờng đƣợc ký
hợp đồng theo đơn hàng trƣớc khi sản xuất, khi giá cả biến động, nguyên vật


×