Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Đề cương ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SP KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC

Giảng viên: Nguyễn Văn Hạnh

1


Hưng Yên, tháng 07 năm 2012

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SP KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC

Giảng viên: Nguyễn Văn Hạnh

3




Hưng Yên, tháng 07 năm 2012

4


MỤC LỤC

5


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
1.1. TỔNG QUAN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
1.1.1. Định nghĩa về công nghệ thông tin và phần mềm dạy học
a) Công nghệ thông tin
Khái niệm về công nghệ thông tin được thể hiện bởi rất nhiều định nghĩa, một
vài trong số đó là:
- Xử lý thông tin bởi máy tính
- Sự phát triển, cài đặt và thực thi một hệ thống máy tính và ứng dụng.
- Là một công nghệ dùng để xử lý thông tin. Cụ thể là việc sử dụng máy tính
điện tử và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và nhận
thông tin từ bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào.
b) Phần mềm dạy học
Phần mềm: Thuật ngữ Software được sử dụng lần đầu tiên bởi John Ư. Tukey
năm 1957 được hiểu là chương trình, một đoạn chương trình điều khiển chức năng của
phần cứng và định hướng hoạt động của nó. Có thể phân chia thành hai loại phần mềm
đó là phần mềm hệ thống (system software) và phần mềm ứng dụng (application
software). Phần mềm hệ thống là một chương trình điều khiển như hệ điều hành và hệ

thống quản lý cơ cơ dữ liệu. Phần mềm ứng dụng là bất cứ chương trình nào xử lí dữ
liệu cho người sử dụng.
Phần mềm máy tính: ám chỉ một hay nhiều chương trình máy tính quản lí trong
bộ nhớ của máy tính với những mục đích nhất định. Phần mềm thể hiện chức năng của
chương trình, nó thực thi bằng cách hoặc trực tiếp cung cấp các hướng dẫn cho phần
cứng của máy tính hoặc phục vụ như đầu vào của một đoạn khác của chương trình.
Phần mềm dạy học: là một phần mềm máy tính với mục đích dạy học. Nó bao
gồm từ chương trình cho học sinh mẫu giáo với hàng loạt các thành phần có chức năng
giải trí tới các chương trình dạy đánh máy cũng như dạy tiếng nước ngoài cũng như
các mục đích dạy học khác.
1.1.2. Khả năng ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học
Trong những năm gần đây, CNTT được coi là một trong những ngành khoa học
phát triển với tốc độ nhanh nhất. Được như vậy là vì đây là một ngành khoa học phục
6


vụ và mang lại hiệu quả rõ rệt cho hầu hết các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Tuy
vậy, tại Việt Nam, tiềm năng to lớn mà CNTT có thể mang lại cho giáo dục chưa được
khai thác một cách thỏa đáng. Xét cho quá trình giáo dục, với sự đa dạng phong phú
các phần mền dạy học, CNTT hoàn toàn có thể trợ giúp cho quá trình dạy học bởi
những lý do dưới đây:
Thứ nhất, việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ khiến máy tính trở thành một
công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học, cụ thể là:


Khả năng biểu diến thông tin: Máy tính có thể cung cấp thông tin dưới dạng
văn bản, đồ thị, hình ảnh, âm thanh... Sự tích hợp này của máy tính cho phép




mở rộng khả năng biểu diễn thông tin, nâng cao trực quan hóa tài liệu dạy học.
Khả năng giải quyết trong một khối thống nhất các quá trình thông tin, giao lưu
và điều khiển trong dạy học: Dưới góc độ điều khiển học thì quá trình dạy học
là một quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Với một chương
trình phù hợp, máy tính có thể điều khiển điều khiển được hoạt động nhận thức
của học sinh trong việc cung cấp thông tin, thu nhận thông tin ngược, xử lý
thông tin và đưa ra cách giải pháp cần thiết giúp hoạt động nhận thức của học

sinh đạt kết quả cao.
 Tính lặp lại trong dạy học: Khác với giáo viên, máy tính có thể lưu trữ một
thông tin nào đó, cung cấp và lặp lại nó cho học sinh đến khi đạt được mục đính
sư phạm cần thiết. Trên cơ sở này, sự phát triển của từng cá thể học sinh trong
quá trình dạy học trở thành hiện thực. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc
cá thể hóa trong quá trình dạy học.
 Khả năng mô hình hóa các đối tượng: Đây chính là khả năng lớn nhất của máy
tính. Nó có thể mô hình hóa các đối tượng, xây dựng các phương án khác nhau,
so sánh chúng từ đó tạo ra phương án tối ưu. Thật vậy, có nhiều vấn đề hiện
tượng không thể truyền tải được bởi các mô hình thông thường, ví dụ như các
quá trình xảy ra trong lò phản ứng hạt nhân, hiện tượng diễn ra trong xilanh của
động cơ đốt trong, từ trường quay trong động cơ không đồng bộ ba pha, chuyển
động của điện tử xung quanh hạt nhân... trong khi đó máy tính hoàn toàn có thể
mô phỏng chúng.
 Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: Với bộ nhớ có dung lượng lớn như
hiện nay, máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Điều này cho phép
7


thành lập các ngân hàng dữ liệu. Các máy tính còn có thể liên kết với nhau tạo
thành các mạng cục bộ hay kết nối với mạng thông tin toàn cầu Internet. Đó
chính là nhưng tiền đề giúp giáo viên và học sinh dễ dàng chia sẻ và khai thác

thông tin cũng như xử lý chúng có hiệu quả.
Thứ hai, ứng dụng CNTT trong dạy học có thể hỗ trợ cho nhiều hình thức dạy
học khác nhau như dạy học giáp mặt (face to face); dạy học từ xa (distance learning);
phòng đào tạo trực truyến (online training lab); học dựa trên công nghệ web (web
based training); học diện tử (e-learning)... đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng
cao của các thành phần khác nhau trong xã hội.
Thứ ba, ứng dụng CNTT trong dạy học dẫn đến việc giao cho máy tính thực
hiện một số chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau của quá trình dạy
học. Nhờ đó có thể xây dựng những chương trình dạy học mà ở đó máy tính thay thế
một số công việc của giáo viên... Cách dạy này đã thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư
phạm như khuyến khích sự làm việc độc lập của học sinh, đảm bảo mối liên hệ ngược
và cá biệt hóa quá trình học tập.
1.1.3. Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
- Thảo luận
1.2. TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC
1.2.1. Tương tác là gì
Tương tác là từ ghép, xuất phát trong Anh ngữ với từ “Interactive” được ghép
từ hai từ đơn: Inter và Active. Trong đó “Inter” mang nghĩa là: sự liên kết cùng nhau,
nối liền với nhau, nối liền; còn “Active” có nghĩa là: sự tiến hành làm điều gì đó, hoạt
động, hành động; là ảnh hưởng, tác động. Mặc khác, “Interactive” còn có nghĩa: sự
hợp tác, ảnh hưởng qua lại, sự phối hợp. Theo từ điển mở Online (Bách khoa toàn thư
mở) Wikipedia, đã định nghĩa tương tác (Interactive):
- Là hành động tương hỗ giữa các đối tượng hoặc hành động dựa trên một đối
tượng khác;
- Một cuộc thảo luận hoặc trao đổi giữa người này với người khác.
Tôi cho rằng: tương tác là quá trình tác động qua lại giữa các yếu tố với nhau nhằm tạo
ra sự trao đổi và biến đổi giữa các yếu tố đó.
8



1.2.2. Dạy học tương tác
Tổ chức quá trình dạy học theo tiếp cận tương tác không chỉ phụ thuộc vào các
“thành tố”; vào “môi trường” dạy học mà còn phụ thuộc vào “cách thức tác động qua
lại” (hay là sự tương tác) giữa các thành tố tham gia quá trình đó. Bộ ba yếu tố: Môi
trường – Thành tố - tương tác phải phù hợp với quy luật nhận thức của con người. Làm
rõ các thành tố và môi trường nêu trên thì phải tiếp cận dạy học dưới quan điểm tương
tác hệ thống; để làm rõ tính quy luật trong việc kích thích, hình thành, duy trì và điều
chỉnh các tác động qua lại (hay tương tác) giữa các thành tố thì cần được tiếp cận dạy
học từ quan điểm tương tác chức năng và quy luật nhận thức của con người.
Dưới quan điểm dạy học tiếp cận tương tác hệ thống, các nhà nghiên cứu nhìn
nhận dạy học như là một hệ thống cấu trúc gồm nhiều kiểu tương tác thành phần khác
nhau, do vậy, các tương tác này được biểu đạt theo thuật ngữ: “Interactive in Teaching
and Learning” (tương tác trong dạy học).
Dưới cách tiếp cận này, Trmond (2003) định nghĩa như sau: Tương tác trong
dạy học là những cam kết của người học trước nội dung, bạn học, người dạy và các
phương tiện công nghệ sử dụng trong chương trình dạy học. Những tương tác theo
đúng nghĩa của nó giữa người học với người học, với người dạy và với công nghệ sẽ
tạo ra sự trao đổi lẫn nhau về thông tin. Sự trao đổi này nhằm mở rộng sự phát triển
tri thức trong môi trường học tập. Tuỳ thuộc vào từng nội dung khoá học, sự trao đổi
lẫn nhau có thể không xuất hiện – như là trường hợp ở đó nội dung đã được in sẵn
trên giấy. Cần khẳng định rằng mục tiêu cuối cùng của tương tác là nhằm tăng cường
hiểu biết về nội dung khoá học hoặc nắm vững các mục tiêu căn bản của khoá học.
Trong định nghĩa này, Thrmond đã chỉ ra ít nhất 4 kiểu tương tác trong dạy học: Người
học – Người học, Người học – Nội dung; Người học – Người dạy; Người học –
Phương tiên công nghệ. Tương tự như vậy, Andreson & Elloumi (2002) đã chỉ ra 6
kiểu tương tác chức năng dạy học là: Người dạy – người học; Người học – Nội dung; ;
Người dạy – Nội dung; Người dạy – Người dạy; Người học – Người học; Nội dung –
Nội dung.
Dạy học theo tiếp cận tương tác chức năng: Cách tiếp cận này nhìn nhận dạy
học như là một quá trình thực hiện logic các chức năng của từng loại tương tác mỗi

tương tác quy định tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của chính nó. Do vậy, các tương
9


tác này được biểu đạt với thuật ngữ: “Instructional interactive” (tương tác chức năng
dạy học). Theo quan điểm này, nhà nghiên cứu Wagner (tạp trí giáo dục từ xa của Mĩ,
số 8, kì 2 năm 1994) định nghĩa: tương tác như là những tình huống tương hỗ mà ở đó
có ít nhất hai đối tượng và hai hành động tham gia. Các tương tác diễn ra khi các đối
tượng và tình huống này ảnh hưởng lẫn nhau đến một đối tượng hoặc một người khác.
Tương tác chức năng dạy học là tình huống trong đó đưa đến nhiệm vụ của người học
đối với môi trường học tập. thực hiện nhiệm vụ này giúp người học có được những
phản hồi để điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với mục tiêu giáo dục. Các tương
tác chức năng dạy học cần thỏa mãn hai mục đích: kích thích và điều chỉnh người học
nhằm đạt được mục tiêu học tập của họ.
Theo ThS Tạ Quang Tuấn, dạy học theo tiếp cận tương tác chính là quá trình tổ
chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác thông qua việc thực hiện các tương
tác chức năng dạy học để kích thích và điều chỉnh các tác động qua lại giữa các thành
tố trong quá trình DH nhằm đạt được mục đích dạy học. ( Nguồn trích: tạp chí giáo
dục số 210 – kì 2-3/2009 ).
Quá trình nhận thức của con người theo tiếp cận tương tác: Trước hết quá trình
này cần phải phù hợp với quy luật nhận thức; quy luật này được phản ánh trong công
thức nổi tiếng của V.I Leenin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí,
nhận thức hiện thực khách quan” (trích V.I Lênin. Bút kí triết học. NXB Sự thật,
1963, tr 189).
Từ lí luận nhận thức của Leenin, chúng ta nhận thấy rằng nếu người học muốn
thực hiện được quá trình nhận thức của mình thì trước hết họ phải thực hiện tương tác
với thực tiễn, với các đối tượng cụ thể để tìm kiếm thông tin về đối tượng. Các đối
tượng cụ thể này được phản ánh vào não thông qua các biểu tượng của trí nhớ và các
biểu tượng này là chất liệu để chủ thể người học thực hiện thao tác trừu tượng hóa,

khái quát hóa. Các thao tác này được thực hiện nhờ các thao tác so sánh, phân tích,
tổng hợp giữa hai hệ thống biểu tượng của trí nhớ: Hệ thống các biểu tượng trong tiềm
thức và hệ thống các biểu tượng mới được phản ánh. Nói khác đi thao tác này thực
hiện được là nhờ sự tương tác giữa hai hệ thống biểu tượng trên. Sự tương tác này tạo
ra các biểu tượng mới, đồng thời hình thành ý nghĩa và khái niệm mới cho các biểu
10


tượng đó; thao tác này được nhìn nhận như là quá trình “nội tương tác” hay “tương tác
với chính mình”. Không dừng lại ở đó, người học tiếp tục ứng dụng các biểu tượng và
các khái niệm mới được hình thành hướng đến các đối tượng trong thực tiễn. Thao tác
này hướng người học tương tác với người học và với người dạy để chuẩn hóa tri thức
(các biểu tượng và khái niệm) trước khi vận dụng tri thức vào đối tượng có trong thực
tiễn. Trong thao tác này, cũng là tương tác hướng vào đối tượng cụ thể nhưng mục tiêu
của nó là tương tác để chuẩn hóa , ứng dụng và chuyển giao tri thức; trong khi đó
tương tác hướng vào đối tượng khi bắt đầu quá trình nhận thức là tương tác để tìm
kiếm thông tin.
1.3. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
1.3.1. Học liệu điện tử
Học liệu điện tử là các tài liệu học tập được số hoá theo một cấu trúc, định dạng
và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy và học qua
máy tính. Dạng thức số hoá có thể là văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh,
video số, các ứng dụng tương tác... và cả những tài liệu hỗn hợp gồm các dạng thức
nói trên.
1.3.2. Các mức độ của bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử là một tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức lại theo một
kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học một cách hiệu
quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lý học tập (Learning Management
System - LMS). Một bài giảng điện tử thường tương ứng với một môn học.
Module bài giảng là một phần của bài giảng điện tử tương ứng với một đơn vị

kiến thức. Việc xác định đơn vị kiến thức thường được tính theo một nội dung trọn vẹn
cần cung cấp cho người học hoặc một nội dung được cung cấp theo một đơn vị thời
gian học. Một module thường được tính tương ứng với các chương mục trong bài
giảng hoặc theo đơn vị một số tiết học nhất định.
a, Bài giảng điện tử mức 1: Là bài giảng được xây dựng dưới dạng trình chiếu
(Presentation) slide điện tử, có thể tạo từ PowerPoint của Microsoft Office, Impress
của Open Office hay một phần mềm trình diễn tương tự với mục đích làm tư liệu phục
vụ giảng dạy và học tập trên cơ sở bài giảng hoặc giáo trình đã được đơn vị đào tạo
phê chuẩn.
11


Mỗi bài giảng gồm nhiều bản trình chiếu tương ứng với một module bài giảng.
b, Bài giảng điện tử mức 2: Là việc xây dựng một bài giảng số hoá với yêu cầu cao
hơn mức 1. Giáo viên phải có một cơ sở học liệu số hoá (hình ảnh, âm thanh, video,
câu hỏi kiểm tra...) giúp người học dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ bài giảng. Loại bài giảng
này không chỉ hỗ trợ cho giáo viên chuẩn bị và giảng bài mà còn hỗ trợ cho người học
một số học liệu điện tử. Tuy nhiên, các học liệu có thể chưa đầy đủ, chi tiết và chưa
được tổ chức một cách bài bản mà người học có thể tự học.
c, Bài giảng điện tử mức 3: Là loại bài giảng điện tử hoàn chỉnh về nội dung khoa
học, có tính sư phạm và giao diện đẹp được đóng gói theo chuẩn SCORM như hình
1.1.

Hình 1.1: Hình ảnh một bài giảng điện tử mức 3
1.4. MỘT SỐ LƯU Ý THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BẰNG POWERPOINT
1.4.1. Yêu cầu chung
- Thiết kế bài dạy bằng PowerPoint phải dựa trên lý luận dạy học, đặc biệt là lý
luận dạy học hiện đại. Do vậy, PP chỉ là phần mền có tính chất hỗ trợ giáo viên thể
hiện ý tưởng sư phạm của mình một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.
- Cấu trúc bài dạy phải chặt chẽ, lôgic. Thông tin ngắn ngọn, cô đọng, được bố trí

và trình bày một cách khoa học phù hợp với tiến trình lên lớp.

12


- Thể hiện đồng bộ và hợp lý các đối tượng đa phương tiện để hỗ trợ các hoạt động
nhận thức.
- Bài dạy cần khuyến khích trao đổi giữa giáo viên và học sinh, tăng cường trao
đổi, hợp tác giữa các học sinh; khích lệ tư duy, hoạt động độc lập, sáng tạo...
- Nội dung bài dạy phải cuốn hút, đảm bảo học sinh tập trung vào nội dung, lôgic
của khiến thức.
- Sử dụng bài dạy đúng kế hoạch, tiến trình với tư thế, cử chỉ điệu bộ, giọng nói,
ánh mắt của giáo viên hợp lý.
1.4.2. Cấu trúc thể hiện bài dạy
Thực tiễn cho thấy, ý tưởng và con đường thể hiện ý tưởng là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng tới chất lượng bài giảng điện tử. Về cấu trúc thể hiện ý tưởng, có thể thực
hiện một trong hai cách sau:
- Cấu trúc bài trình bày phải được thể hiện rõ ràng, lôgic
- Đảm bảo thể hiện rõ vị trí của nội dung đang trình bày trong toàn bộ cấu trúc của
trình diễn.
- Một số gợi ý
 Sử dụng cấu trúc đã được thiết kế sẵn: PP cho phép thiết kế một trình diễn mới

theo một số thiết kế với những cấu trúc mẫu. Một vài trong số đó là generic
(kiểu chung); training (đào tạo); Bussiness plan (kế hoạch kinh doanh);
Brainstorming (phương pháp công não)...
 Sử dụng lưu đồ

1.4.3. Nội dung thông tin
Không thể và không nên đưa tất cả các thông tin cần trình bày với học sinh trên

slide mà dựa trên cơ sở những thông tin trình chiếu, giáo viên và học sinh trao đổi,
đàm thoại và hoạt động để hiểu sâu, hiểu rõ vấn đề. Do vậy trên một slide không trình
bày quá nhiều ý, sử dụng các câu ngắn gọn, súc tích, đơn giản, dễ nhớ. Để cho nội
dung trình diễn khoa học, có tính lôgic và trực quan, việc truyền tải nội dung dưới
dạng sơ đồ cần được khai thác triệt để. Dưới đây là một số gợi ý:
-

Tăng cường sử dụng các biểu tượng đồ họa, các sơ đồ khối thay thế chữ viết.
Mỗi sơ slide chỉ nên thể hiện một ý
Sử dụng các cụm từ khóa hơn là một câu văn hoàn chỉnh.
Chuyển đổi câu thành ý
Chỉ nên có từ 5 đến 6 dòng trên một slide
13


-

Mỗi dòng chỉ nên có không quá 6 từ.
Sử dụng danh sách có ký tự (danh sách có các ký hiệu như1,2,3; a,b,c...) khi
tầm quan trọng của các ý là khác nhau hoặc danh sách theo một trật tự nhất

-

định.
Sử dụng danh sách không ký tự (danh sách có các ký hiệu đồ họa trước mỗi ý)

-

khi không có sự phân biệt về tầm quan trọng của các ý.
Khuyến khích sử dụng các biểu tượng hình ảnh thay cho các dấu đầu câu trong

danh sách.

1.4.4. Thể hiện nội dung bài giảng
- Độ lớn của chữ:
Đây là một yếu tố cần được quan tâm nhằm đảm bảo cho tất cả người học có thể
thu nhận thông tin một cách rõ ràng trên màn chiếu. Có thể tham khảo tiêu chuẩn sau:
Khoảng cách từ người quan sát 3

6

9

12

15

18

21

24

tới màn chiếu (m)
Chiều cao tối thiểu của chữ (mm) 12

25

40

50


60

75

80

100

Bảng 1.1: Bảng tiêu chuần chiều cao của chữ
Cần chú ý rằng, chiều cao của chữ trên màn chiếu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
như kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách từ máy chiếu tới màn chiếu, Khả năng phóng to thu
nhỏ cảu máy chiếu.... Do vậy, tùy thuộc vào phòng học và trang bị cụ thể mà chọn kiểu
chữ và cỡ chữ để đáp ứng được tiêu chuẩn trên. Trong thực tế, nên chọn cỡ chữ tối
thiểu 20pt cho kiểu chữ .vnArial hay tương đương; tối thiểu là 24pt cho kiểu chữ
.vntime hay tương đương.
Còn về kiểu chữ, nên sử dụng các kiểu chữ không chân vì đây là kiểu chữ dễ đọc.
Nên lựa chọn và sử dụng không quá nhiều hai kiểu chữ nhằm đẳm bảo tính cân bằng
và nhất quán trong bài dạy. Hạn chế sử dụng chữ in hoa vì nó sẽ làm mất hình dạng
của ký tự gây khó đọc cho người quan sát. Ví dụ:
Nên dùng kiểu CHỮ KHÔNG CHÂN
Không nên dùng kiểu chữ có chân, hình dạng phức tạp
KHÔNG NÊN SỬ DỤNG NHIỀU NỘI DUNG BẰNG CHỮ IN HOA
- Đảm bảo độ tương phản:

14


Để nội dung thông tin trên màn chiếu rõ ràng, dễ đọc, cần đảm bảo nguyên tắc
phối hợp giữa mầu nền và mầu chữ. Nếu là màu sáng thì chữ sẽ màu tối và ngược lại.

có thể tham khảo một số cặp màu chữ - nền như sau:
Màu nền
Màu chữ

Màu vàng
Màu đen

Màu trắng
Màu đỏ,xanh

Màu xanh
Màu trắng

Màu trắng
Màu đen

Màu đen
Màu vàng

Bảng 1.2: Bảng tiêu chuẩn chọn màu chữ và màu nền
Trong thực tế, có hai phong cách trình bày


Một là, màu lên tối, màu chữ sáng. Cách chọn này đảm bảo độ tương phản tốt,
tuy nhiên, lớp học có thể bị tối, gây khó khăn cho học sinh ghi chép các nội

dung, kiến thức chính.
 Hai là, màu lên sáng, màu chữ tối. Cách trọn này cũng đảm bảo 1 độ tương
phản tốt, lớp học sáng, học sinh có thế ghi chép tốt. Tuy nhiên, màu lên sáng
trong 1 thời gian dài có thế gây ức chế cho người học.

- Xác định vùng hiển thị thông tin quan trọng:
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mắt người nhìn vào một hình chữ nhật thì sự tập
trung chú ý là không giống nhau với các vùng khác nhau. Theo sơ đồ này, mắt người
sẽ tập trung chú ý nhiều nhất vào phía trên bên trái của khung hình chữ nhật. Đây
chính là vùng mà người thiết kế nên đặt những đối tượng, thông tin quan trọng.
41%
20%
14%
25%

Hình 1.2 : Vùng hiển thị thông tin quan trọng
- Đảo bảo yếu tố ngắt dòng:
Việc ngắt dòng không đúng sẽ làm cho người học rất khó đọc và ghi nhớ thông tin
trình bày.Ví dụ dưới đây sẽ minh họa điều này:
Ngắt dòng không đúng
PowerPoint là một phần

Ngắt dòng đúng
PowerPoint là một phần mềm ứng dụng

mềm ứng dụng cho

cho phép thiết kế và xây dựng trình diễn

phép thiết kế và xây
15


dựng trình diễn
Bảng 1.3: Vấn đề ngắt dòng

- Mầu sắc và cấu trúc thông tin trong slide nhất quán:
Không nên sử dụng quá nhiều màu sắc trong một trình diễn (không quá 3 màu),
điều này có thể khiến người học mệt mỏi. Cách bố trí các nội dung trong slide, mầu
nền, mầu chữ nên trình bày đồng bộ.
- Hoạt hình các đối tượng trong slide:
Hoạt hình các đối tượng trong slide là cách thức làm cho từng thông tin hiển thị
phù hợp với tiến trình dạy học của người thầy. PowerPoint cung cấp rất nhiều hoạt
hình rất sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên, để định hướng người học tập trung vào nội
dung trình bày, cần sử dụng hoạt hình đơn giản, chân phương.
- Nhấn mạnh các thông tin trong slide
Nhấn mạnh nội dung thông tin nào đó là một sức mạnh của PP và cũng là yêu cầu
quan trọng khi thể hiện thông tin trong giờ dạy. Có nhiều cách thức để nhấn mạnh một
nội dung nào như sử dụng chức năng hoạt hình (animation). Với chức năng này, có thể
tác động các đối tượng thông tin trong slide theo 4 cách khác nhau đó là: Entrance
(xuất hiện); Emphasis (nhấn mạnh); Exit (biến mất) và Motionpath (chuyển động tới
một vị trí mới). ngoài ra có thể nhấn mạnh một nội dung nào đó theo một số kỹ thuật
như sau:
-

Nhấn mạnh theo vị trí, hình 4.2(a)
Nhấn mạnh theo màu sắc, hình 4.2(b)
Nhấn mạnh theo kích thước, hình 4.2(c)
Nhấn mạnh theo yếu tố đồ họa, hình 4.2(d)

Quan sát đầu tiên
Quan sát tiếp theo
Quan sát đầu tiên
Quan sát tiếp theo

Quan sát đầu tiên

Quan sát tiếp theo
Quan sát đầu tiên
16


Quan sát tiếp theo
(a)
(b)
(d)
(c)
Hình 1.3: Nhấn mạnh các đối tượng trong Slide
1.5.4. Sử dụng bài dạy bằng Powerpoint trong giờ học
- Luyện tập cách trình bày:
Để đảm bảo thành công khi sử dụng trình diễn, cần thiết phải tập trình bày trước.
về mặt lí thuyết, số luyện tập trình bày là 4.

Nhập đề thu hút sự chú ý:
Yêu cầu này đúng trong mọi trường hợp dạy học. với việc trình diễn bài giảng
điện tử này càng cần thiết. Đây chính là biện pháp hạn chế sự căng thẳng, mệt mỏi…
khi người nghe tập trung thời gian quá nhiều trên màn chiếu.

Tư thế và chỉ dẫn thông tin:
Cần phải di chuyển, sử dụng que chỉ, đèn rọi một cách hợp lý. Với hình thức dạy
học này, cần tránh đi lại quá nhiều trong lớp khi trình bày.

Không đọc nguyên văn các thông tin trình chiếu:
Bài dạy sẽ phản tác dụng nếu người trình bày chỉ đọc nguyên văn nội dung
thông tin trình chiếu. Chú ý là những thông tin trình chiếu cho học sinh chỉ là những ý
ngắn gọn, súc tích, có tính gợi nhớ. Trên cơ sơ những thông tin đó, giáo viên sẽ trao
đổi, đàm thoại, có cơ hội tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh và giúp các

em hiểu rõ hơn về thông tin, nhận định…được trình chiếu.

Giao tiếp bằng mắt:
Thường xuyên thể hiện sự nhiệt tình, quan tâm của mình thông qua ánh mắt. Điều
này không những thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh mà còn giúp giáo viên
nhận biết được nhưng thông tin phản hồi về giờ dạy, bài học…

Sử dụng giọng nói, điệu bộ:
Đây là yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, phong cách riêng của giáo viên.
Giọng nói cần phải to, rõ và nên thể hiện theo kiểu trò chuyện, có nhấn mạnh, tránh
nói đều đều theo kiểu diễn kịch, biến đổi ngữ điệu và tốc độ nói, ngắt quãng để nhấn
mạnh. Bên cạnh đó cần thiết phải thể hiện sự nhiệt huyết, đam mê trong khi trình bày.


Sử dụng các biện pháp gây phấn trấn đúng lúc:
17


Trạng thái tinh thần của học sinh như hứng thú, tích cực nhận thức…sẽ đóng vai
trò quan trọng tới chất lượng giờ dạy. có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới trạng thái tinh
thần của các em như cấu trúc bài giảng, ánh mắt, giọng nói, điệu bộ…của giáo viên.
Bên cạnh đó, có một vài biện pháp giáo viên có thể áp dụng để gây phấn trấn cho học
sinh là kể các câu chuyện; nếu các con số thống kê, tạo sự chờ đợi hồi hộp và sử dụng
các hiệu ứng đặc biệt như ân thanh, hoạt hình…


Khai thác tối đa các biện pháp dạy học tích cực:
Ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu trong giờ dạy

không khai thác được các phương pháp dạy học tích cực. Cần quán triệt tư tưởng này

ngày từ khi thiết kế bài dạy. Cụ thể hơn, trong trường hợp này,CNTT chỉ đóng vai trò
là phương tiện hỗ trợ để thực hiện thuận lợi các phương pháp dạy học tích cực.
1.4.6. Điều khiển khi trình chiếu Powerpoint
Mục đích
Chuyển tới Slide kế tiếp

Cách thức thực hiện
- Nhấp chuột trái
- Nhấn một trong các phím Space bar, N, mũi tên

Quay trởi lại Slide trước

bên phải, mũi tên xuống, Page down, enter
Nhấn một trong các phím: Backspace, P, mũi tên

trái, mũi tên lên, Page Up
Đến một slide bất kỳ
Gõ số thứ tự của slide đó, nhấn enter
Bật, tắt chế độ bôi đen màn hình
Nhấn phím B hoặc phím .
Bật, tắt chế độ xóa trắng màn hình Nhấn phín W hoặc phím ,
Hiện, ẩn mũi tên ở góc trái màn Nhấm phím A hoặc phím =
hình
Dừng hoặc tiếp tục trình diễn
Xóa các nét vẽ trên màn hình
Ẩn con trỏ chuột và mũi tên
Hiện con trỏ chuột
Kết thúc trình diễn

Nhầm phím S hoặc phím +

Nhấn phím E
Nhấn phím Crtl + H
Nhấn phím Crtl + U
Nhấn một trong các phím Esc, Crtl + Break, -

18


Chương 2: SỬ DỤNG VISUAL BASIC APPLICATION (VBA) TRONG
POWERPOINT THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
2.1. TỔNG QUAN VỀ VBA TRONG POWERPOINT
Mục tiêu: Sau khi học xong phần này, bạn có thể:
 Khởi tạo môi trường làm việc với Visual Basic trong PowerPoint
 Trình bày được các bước cơ bản làm việc trong môi trường Visual Basic
2.1.1. Giới thiệu về VBA trong powerpoint
Trong dạy học ngày nay, việc thiết kế bài giảng điện tử với sự hỗ trợ của máy
tính đang được nhiều giáo viên quan tâm. Có rất nhiều phần mền hỗ trợ thiết kế bài
giảng như Violet, Flash, … Tuy nhiên, đa số các giáo viên ưa dùng PowerPoint hơn vì
họ đã quen với phần này từ trước.
Với PowerPoint truyền thống, giáo viên chỉ sử dụng các hiệu ứng (effect), hoạt
cảnh (animation) cùng với các thành phần mutilmedia như hình ảnh, âm thanh, video,
các siêu liên kết (hyperlink) nhúng trực tiếp vào PowerPoint. Những bài trình chiếu
này, người học chỉ nhìn và tiếp nhận chứ không tương tác với người dùng (người nghe
tác động lên bài trình chiếu, bài trình chiếu trả về kết quả tương ứng).
Bằng các sử dụng ngôn ngữ VBA (Visual Basic Application) tích hợp sẵn trong
PowerPoint ta có thể tạo ra tương tác trong bài trình chiếu. Nội dung này sẽ hướng dẫn
từng bước xây dựng các tương tác cơ bản diễn ra trong lớp học (trắc nghiệm, mô
phỏng, điều khiển video, hình ảnh, shockware flash, thu thập ý kiến, ..)
2.1.2. Thiết lập ban đầu
a) Thiết lập chế độ bảo mật

Mặc định PowerPoint không cho phép chạy các Macro vì các lý do về bảo mật.
Để thuận tiện trong quá trình sử dụng VBA, hãy thực hiện các bước sau để thiết lập lại
chế độ bảo mật cho PowerPoint.
Đối với PowerPoint 2003, từ Menu Tools\Macro\Security. Trong tab Security
level chọn mức Medium hoặc Low (thường chọn Low để cho phép tất cả các Macro).
Đối với PowerPoint 2007, click Microsoft Office (nút tròn ở góc trái trên màn
hình), chọn PowerPoint Options, chọn Trust Center, click Trust Center Settings,
và chọn Enable all Macros.

19


Hình 2.1: Bảo mật trong PowerPoint 2007
Đối với PowerPoint 2010, click File, chọn Options, chọn Trust Center, click
Trust Center Settings, và chọn Enable all Macros.

Hình 2.2: Bảo mật trong PowerPoint 2010
b) Bật thanh công cụ VBA
Mặc định thì bộ hỗ trợ làm việc trên VBA không được bật. Hãy làm các bước
sau để hiện thị thanh công cụ này:
Đối với PowerPoint 2003, chọn View\toolbar\control Toolbox. Hoặc click
phải vào vị trí bất kỳ trên toolbar, chọn control toolbox.

Hình 2.3: Toolbox trong PowerPoint 2007
20


Đối với Powerpoint 2007, click Microsoft Office\PowerPoint Options, ngăn
Popular, nhấp chọn mục Show Developer Tab in Ribbon. Khi đó sẽ có thêm một
ngăn Developer trên thanh tollbar của PowerPoint 2007.

Đối với Powerpoint 2010, click File\Options, ngăn Customize Ribbon, nhấp
chọn mục Developer. Khi đó sẽ có thêm một ngăn Developer trên thanh tollbar của
PowerPoint 2010.

Hình 2.4: Toolbox trong PowerPoint 2010
2.1.3. Cách sử dụng chung
Mỗi thành phần trên toolbox được gọi là một đối tượng, mỗi đối tượng này sẽ có
một nhóm thuộc tính và phương thức tương ứng. Có thể đơn giản hiểu thuộc tính là
những đặc điểm của đối tượng như chiều cao (height), chiều rộng (Width), màu nền
(BackColor), font chữ (Font), ẩn hiện (Visible), nội dung (Caption/text), kiểu đường
viền (Sorder Style), v.v… Phương thức là hoạt động sẽ diễn ra của đối tượng khi bị tác
động, chẳng hạn như khi click chuột và sẽ xuất hiện thông báo (ta sẽ tạo ra sự tương
tác bằng chức năng này). Những tác động vào đối tượng như click chuột, rê chuột qua,
v.v… gọi là các sự kiện.
Ví dụ 2.1: Hãy chọn đối tượng Command Button và vẽ trên Slide. Tương tự ta
cũng vẽ được các đối tượng khác.
Click phải vào đối tượng vừa vẽ, chọn Properties, khi đó bảng thuộc tính của đối
tượng này xuất hiện, ta có thể thay đổi các thuộc tính của đối tượng này như: chiều cao
(height), chiều rộng (Width), màu nền (BackColor), .v.v…
Đặt tên có đối tượng này bằng cách gán thuộc tính name bằng BtnA, chọn thuộc
tính font là Vni-avo, thay đổi nội dung hiển thị trên button bằng cách thay đổi thuộc
tính Caption thành “ví dụ”, thuộc tính của BackStyle giá trị là 1-fmBackStyleOpaque.

21


Hình 2.5: Tạo thuộc tính cho đối tượng
Để tạo hoạt động cho đối tượng hãy click đúp vào đối tượng đó. Khi đó cửa sổ
Microsoft Visual Basic xuất hiện và cho phép ta viết các hoạt động cho sự kiện mặc
định của đối tượng.


Sự kiện mặc định của đối tượng là Click chuột, chính vì vậy ta có cửa sổ VBA
như sau:

Hình 2.6: Cửa sổ Visual Basic
22


Ta có thể viết đoạn lệnh hiển thị MsgBox như sau:
Private Sub BtnA_Click()
MsgBox "welcome to Hung yen", , "Hello"
End Sub
Đoạn lệnh trên nhằm mục đích sẽ xuất hiện lời chào “welcome to
Hung yen”, tiêu đề hộp thoại có chữ “Hello” khi người dùng
click vào button BtnA. Hãy trình chiếu bài PowerPoint đang thiết
kế và click và button trên Slide 1 ta sẽ có kết quả như hình bên.
Những điểm cần chú ý:
- Ngoài cách click đúp vào đối tượng để mở cửa sổ Visual Basic thì ta có thể dùng
tổ hợp phim Alt + F11.
- Có thể thay đổi đối tượng và sự kiện xảy ra trên đối tượng thông qua 2 combox
trong cửa sổ Visual Basic.
Tóm tắt các bước sử dụng VBA trong PowerPoint
1) Bước 1: Chọn và vẽ đối tượng trên Slide
2) Bước 2: Thay đổi thuộc tính của đối tượng thông qua hộp thoại Properties

(click phải vào đối tượng và chọn Properties)
3) Bước 3: Viết hoạt động cho các sự kiện xảy ra trên đối tượng bằng cách Click

đúp vào đối tượng.
4) Bước 4: Có thể viết hoạt động cho nhiều sự kiện xảy ra trên cùng một đối


tượng bằng cách chọn sự kiện ở Combox trong cửa sổ Visual Basic (ví dụ có
thể viết hoạt động cho sự kiện click, click đúp…)
2.1.5. Tóm tắt
Trước khi làm việc với VBA trong PowerPoint, ta thường thiết lập lại chế độ bảo
mật, bật thanh công cụ Toolbox.
Mỗi đối tượng có thuộc tính và phương thức đặc trưng. Có thể xem thuộc tính
các đối tượng thông qua hộp thoại Properties. Thay đổi thuộc tính của đối tượng sẽ
làm thay đổi cách hiển thị của đối tượng.
Có thể mở nhanh cửa số Visual Basic thông qua tổ hợp phím ALT+F11 hoặc
click đúp vào đối tượng bất kỳ. Nên đặt tên các đối tượng theo quy tắc chung để dễ
dàng nhận biết kiểu đối tượng khi sử dụng VBA.
23


24


2.2. CÁC ĐỐI TƯỢNG CƠ BẢN CỦA VBA TRONG POWERPOINT
Mục tiêu: Sau khi học xong phần này, bạn có thể:
 Trình bày được thuộc tính và phương thức cơ bản của các đối tượng:

Lable, Button, Text Box, Spin button, Image, Check Box, Option Button.
 Sử dụng được 2 hàm nhập, xuất cơ bản: InputBox và MsgBox.
 Vận dụng làm các dạng câu điền khuyết, đúng sai, nhiều lựa chọn, mô

phỏng các cổng logic, trò chơi ghép hình.
2.2.1. Giới thiệu chung
Để vận dụng tốt PowerPoint VBA chỉ cần nhớ duy nhất một điều: “mỗi đối tượng có
những phương thức và thuộc tính cơ bản”, đa số các thuộc tính còn lại đều giống nhau

ở các đối tượng như chiều cao (height), chiều rộng (width), màu nền (BackColor), font
chữ (Font), v.v… Thay đổi thuộc tính của đối tượng dẫn đến sự thay đối của đối tượng
trên màn hình. Cần chú ý rằng đối tượng VBA trong PowerPoint không hỗ trợ đầy đủ
font Unicode, chính vì vậy nên chọn thuộc tính font cho các đối tượng này là Vni hoặc
ABC.

Hình 2.7: Các thành phần trên
toolbox
Loại đối tượng
Label
Button
Text box
Image
Spin Button
Check Box
Option Box

Chuỗi đại diện
Lbl
Btn
Txt
Img
Spb
Chk
Opt

25



×