Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THÚY NGA

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THÚY NGA

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN CẨM NHUNG

Hà Nội – 2015



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 4
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 4
1.1.Tồng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 4
1.2. Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái .................. 7
1.2.1. Tỷ giá hối đoái ........................................................................................ 7
1.2.1.1 Khái niệm .............................................................................................. 7
1.2.1.2 Các chế độ tỷ giá ................................................................................... 8
1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái ........................................... 10
1.2.3. Chính sách tỷ giá hối đoái ..................................................................... 25
1.2.3.1. Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái ................................................. 25
1.2.3.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái ............................................. 26
1.2.3.3. Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái ...................................... 28
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 33
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 33
2.1.1. Phƣơng pháp tổng hợp dữ liệu thứ cấp ................................................. 33
2.1.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 34


2.1.3. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp và so sánh ......................................... 34
2.2. Phân tích quá trình nghiên cứu................................................................. 35
2.2.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu .............................................. 35

2.2.2. Trình bày cơ sở lý luận ......................................................................... 36
2.2.3. Tìm kiếm thông tin ................................................................................ 36
2.2.4. Tổng hợp thông tin ................................................................................ 36
2.2.5. Phân tích kết quả ................................................................................... 36
2.2.6. Kết luận và khuyến nghị ....................................................................... 37
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ .................................................................................................. 38
3.1. Bối cảnh kinh tế ....................................................................................... 38
3.2. Biến động tỷ giá hối đoái ......................................................................... 43
3.2.1. Biến động tỷ giá từ 2008-2010.............................................................. 44
3.2.2. Biến động tỷ giá từ 2011-2013.............................................................. 47
3.3. Tác động của chính sách tỷ giá đến nền kinh tế ..................................... 53
3.3.1.. Chính sách tỷ giá và cán cân vãng lai .................................................. 53
3.3.2. Chính sách tỷ giá và cán cân vốn .......................................................... 55
3.4. Đánh giá thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam .............. 61
3.4.1.Hoạt động điều hành chinh sách tỷ giá của Việt Nam ........................... 61
3.4.2. Những thành tựu và hạn chế ................................................................ 66
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM .................................................... 71
4.1. Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá trong ngắn hạn ............................ 71
4.1.1 Điều hành linh hoạt tỷ giá cơ bản do NHNN công bố ........................... 71


4.1.2. Cần có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi
suất................................................................................................................... 71
4.1.3. Phát triển thị trƣờng ngọai tệ liên ngân hàng. ....................................... 71
4.1.4. Kiểm soát và tiến tới loại bỏ thị trƣờng ngoại tệ“chợ đen” .................. 73
4.2. Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá trong dài hạn ............................... 74
4.2.1. Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn tiến dần đến thả nổi tỷ giá .................. 74

4.2.2. Giám sát chặt chẽ nợ công .................................................................... 75
4.2.3. Ổn định họat động kinh tế đối ngọai ..................................................... 75
4.2.4. Tham gia tích cực vào các họat động tài chính tiền tệ trong khu vực .. 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Ký hiệu
BQLNH
CCTM
CCVL
CPI
EU
FDI

GDP
IMF
NHNN
NHTM
NHTW
ODA

Nguyên nghĩa
Bình quân liên ngân hàng
Cán cân thƣơng mại
Cán cân vãng lai
Chỉ số giá tiêu dùng
Liên minh Châu Âu
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Quỹ tiền tệ quốc tế
Ngân hàng nhà nƣớc
Ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng trung ƣơng
Nguồn vốn hộ trợ phát triển chính thức

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

1


Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

Nội dung
Tóm lƣợc chính sách tỷ giá của Việt
Nam giai đoạn 2008 – 2013
Cán cân thanh toán của Việt Nam giai
đoạn 2006- 2009
Cơ cấu nợ chính phủ theo loại ngoại tệ
2006 – 2009

ii

Trang
53
56
57


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
1


Hình
Hình 1.1

Nội dung
Sơ đồ giới hạn mức độ mở cửa
Tác động của hàng rào bảo hộ lên tỷ
giá hối đoái cân bằng

2

Hình 1.2

3

Hình 1.3

4
5

Hình 1.4
Hình 1.5

6

Hình 1.6

7
8


Hình 2.1
Hình 3.1

9

Hình 3.2

10

Hình 3.3

11

Hình 3.4

12

Hình 3.5

Số doanh nghiệp mới thành lập và
giải thể

40

13

Hình 3.6

Tình hình thu hút vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài


40

14

Hình 3.7

Tốc độ tăng-giảm tỷ giá VND/USD
trong năm 2012 ( đơn vị %)

49

15

Hình 3.8

Tình hình xuất nhập khẩu của Việt
Nam từ 01/2007 đến 06/2010

51

16

Hình 3.9

Nợ nƣớc ngoài và quỹ dự trữ ngoại
hối của Việt Nam từ 2006 – 2009

54


17

Hình 3.10

Cơ cấu nợ nƣớc ngoài của Chính phủ
phân theo loại tiền

57

Sơ đồ tác động của cán cân thƣơng
mại lên tỷ giá
Đƣờng cầu ngoại tệ
Đƣờng cung ngoại tệ
Sơ đồ quá trình vận động các loại chế
độ tỷ giá
Sơ đồ quá trình nghiên cứu
Tốc độ tăng giá tiêu dùng
Vốn đầu tƣ của toàn xã hội từ 20072013
Sản xuất công nghiệp 2007-2013
Biểu đồ tổng mức hàng hóa bán lẻ và
dịch vụ 2007-2013

iii

Trang
10
12
16
18
19

23
34
37
38
38
39


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhƣ chúng ta đã biết, tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ
yếu để điều tiết cán cân thƣơng mại quốc tế theo mục tiêu đã định trƣớc của
một quốc gia. Tỷ giá hối đoái có lịch sử phát triển gắn liền với sự ra đời, tồn
tại và phát triển của thƣơng mại quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối
đoái cũng có thể làm thay đổi vị thế và lợi ích của các nƣớc trong quan hệ
kinh tế quốc tế.
Khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO cũng là lúc
thị trƣờng tiền tệ còn khá non trẻ của Việt Nam phải chịu rất nhiều áp lực về
chính sách ổn định tỷ giá và chiến lƣợc phát triển thị trƣờng này. Quá trình
quản lý tỷ giá trong thời gian qua có thể nói là khá thành công đối với các nhà
hoạch định chính sách, đã giúp cho thị trƣờng tiền tệ tránh đƣợc những cú sốc
do khủng hoảng tài chính trong khu vực và thế giới .
Sau khi gia nhập Tổ chức Thƣơng Mại Thế Giới (WTO) năm 2007, nền
kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng đón nhận
nhiều cơ hội nhƣng cũng đối mặt với không ít thách thức. Đó là tình trạng
thâm hụt cán cân thƣơng mại ngày càng gia tăng, cán cân vốn đặc biệt là
nguồn vốn ngắn hạn bị biến động mạnh. Thực trạng cán cân thanh toán tổng
thể cộng với tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hƣởng
đến tài chính tiền tệ ở Việt Nam.
Trong lĩnh vực tiền tệ, Ngân hàng Nhà Nƣớc (NHNN) đã liên tục điều

chỉnh chính sách tiền tệ, vừa thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát vào đầu
năm 2008 thì đến cuối năm 2008 lại nới lỏng để chống suy thoái kinh tế. Các
công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc, tín dụng, quản lý ngoại hối ... đƣợc điều
chỉnh một các linh hoạt. Chính sách tiền tệ đã góp phần đáng kể trong thực
1


hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô trong những năm vừa qua. Trong điều kiện nƣớc
ta hiện nay, việc đúc kết những kinh nghiệm quý giá từ những thành công và
cả những thất bại của các nƣớc và lựa chọn một chính sách tỷ giá hối đoái phù
hợp, thực sự có hiệu quả, cùng với một số chính sách vĩ mô khác thúc đẩy nền
kinh tế phát triển bền vững là một vấn đề hết sức quan trọng .
Hơn nữa trong bối cảnh các nền kinh tế ngày càng xích lại gần nhau hơn
do xu hƣớng khu vực hóa, toàn cầu hóa thì các hàng rào bảo hộ mậu dịch
trong nƣớc nhƣ quota, thuế quan ... cũng phải dần đƣợc nới rộng và bãi bỏ.
Do đó, việc tìm tòi nghiên cứu những công cụ thay thế, hỗ trợ cho chính sách
ngoại thƣơng và bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc của các quốc gia mang một ý
nghĩa hết sức quan trọng, mà một trong những công cụ hữu hiệu mang tính
chất quyết định là chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của quốc gia đó.
Xuất phát từ nhu cầu đó, đề tài “Chính sách tỷ giá của Viêt Nam trong
bối cảnh hội nhâp kinh tế quốc tế” đã đƣợc lựa chọn cho nghiên cứu trong
Luận văn này.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi sẽ đƣợc làm rõ trong luận văn:
- Điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế đã đạt đƣợc những kết quả gì?
- Điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế phải đối mặt với những khó khăn – hạn chế nào?
- Việt Nam nên có những chính sách gì để tăng cƣờng hiệu quả của hoạt
động điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh

tế quốc tế?

2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về
hoạt động điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, Luận văn phân tích, đánh giá về việc điều hành chính sách tỷ
giá của Việt Nam, từ đó rút ra những kết quả đạt đƣợc, những khó khăn hạn
chế cần đƣợc khắc phục, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng
cƣờng hiệu quả việc điều hành chính sách tỷ giá .
 Nhiệm vụ nghiên cứu :
 Hệ thống hóa lý luận về tỷ giá hối đoái
 Đánh giá việc điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế
 Đƣa ra một số hàm ý chính sách giúp nâng cao hiệu quả điều hành
chính sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế mới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động điều hành chính sách tỷ giá của Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .
 Phạm vi nghiên cứu: Quá trình thực hiện điều hành chính sách tỷ giá
của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ sau khi gia nhập
WTO đến 2013.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về tỷ giá hối đoái, các mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái
với các biến kinh tế vĩ mô khác và tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân
thƣơng mại, tới tăng trƣởng kinh tế đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu.
Paul R. Krugman và Maurice Obstfeld (1996 ) đã cung cấp nền tảng lý
thuyết cơ bản cho việc hình thành phƣơng pháp luận nghiên cứu về tỷ giá hối
đoái và chính sách tỷ giá hối đoái. Theo nhiều tìm kiếm về lý luận, tác giả đã
tìm thấy các bài viết và nghiên cứu rất hữu ích và chuyển thể chúng theo
hƣớng cụ thể hơn với phạm vi hẹp hơn trong khi tiếp cận chủ đề nghiên cứu.
Nguyễn Trần Phúc và Nguyễn Đức Thọ (2009) đã tổng hợp một số
thông tin sẵn có và dữ liệu liên quan đến chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam,
dựa vào đó đánh giá và phân tích mức độ thống nhất giữa điều hành chính
sách tỷ giá hối đoái với một số thể mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô quan
trọng. Để thuận lợi cho việc phân tích, số liệu hàng năm và hàng tháng đƣợc
biên soạn cho cả tỷ giá hối đoái danh nghĩa và hiệu quả thực tế (NEER và
REER). Các phân tích cho thấy rằng NHNN có xu hƣớng chú trọng đặc biệt
vào việc duy trì sự ổn định tỷ giá VND/USD song phƣơng danh nghĩa. Nhƣ
một hệ quả, đã có khoảng thời gian khi REER đánh giá cao, cho thấy thiệt hại
trong cạnh tranh quốc tế. Ổn định tỷ giá hối đoái chính thức đƣợc đánh giá
nhƣ một hành động làm chậm sự phát triển của thị trƣờng ngoại hối nhà
nƣớc.
Lê Thanh Hà (2015) nghiên cứu và phân tích chính sách tiền tệ của
4


Việt Nam dựa trên một mô hình mà xem xét ba nhân tố, bao gồm lãi suất, tỷ
giá hối đoái, và tiền. Có 4 phát hiện chính trong nghiên cứu này. Thứ nhất,
các phản ứng của cầu tiền, tỷ giá và lãi suất là không nhất quán trong các thời
kỳ khác nhau, đặc biệt là trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn

cầu. Thứ hai, thay vì tập trung đặc biệt vào một mục tiêu, việc thực hiện chính
sách tiền tệ đã trở nên hiệu quả hơn khi các ngân hàng trung ƣơng cố gắng kết
hợp kiểm soát các mục tiêu khác nhau. Thứ ba, các biện pháp lập trƣờng xuất
phát từ mô hình nhất quán phản ánh lịch sử hoạt động của chính sách tiền tệ
mà các ngân hàng trung ƣơng thực hiện để ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng
GDP và lạm phát ở Việt Nam. Cuối cùng, nghiên cứu này cũng xem xét các
lập trƣờng về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng sản lƣợng.
Ngoài ra, tác giả cũng đã tham khảo một số nghiên cứu về chính sách
điều hành tỷ giá của một số nƣớc láng giềng. Nguyễn Ngọc Ân ( 2010) đã
nghiên cứu Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó tới thƣơng
mại Trung Quốc và một số nƣớc. Nội dung chủ yếu của bài báo này là đánh
giá kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và rút
ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thái Thị Kim Ngân, 2012, Luận văn thạc sỹ : Nâng cao hiệu quả hoạt
động điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam hiện nay. Luận văn này đã làm
rõ đƣợc một số lý luận về tỷ giá hối đoái và chính sách điều hành tỷ giá nói
chung. Ngoài ra, Luận văn còn đánh giá ngắn gọn về chính sách điều hành tỷ
giá của Trung Quốc và Thái Lan, tiếp đó đi sâu vào đánh giá hoạt động điều
hành chính sách tỷ giá của Việt Nam qua các giai đoạn từ 1989 đến 2012.
Cuối cùng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hoạt
động điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam.

5


Lê Thị Diệu Thảo (2011), Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá tại
Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Về mặt lý luận, tác
giả này đã nghiên cứu những vấn đề chung về tỷ giá hối đoái, các nhân tố tác
động đến tỷ giá hối đoái, các loại tỷ giá, các học thuyết về tỷ giá; chính sách
tỷ giá hối đoái bao gồm khái niệm, phân loaị, các công cụ của chính sách tỷ

giá và mối quan hệ của chính sách tỷ giá vơí các yếu tố khác trong nền kinh
tế. Đồng thời, đề tài cũng rút đƣợc bài học về điều hành tỷ giá thông qua việc
nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam. Về mặt thực tiễn, đề tài đã khái quát đƣợc thực
trạng điều hành tỷ giá của Việt Nam từ 1999 đến nay đƣợc chia thành hai giai
đoạn từ 1999 đến 2006 và từ 2006 đến 2010 - giai đoạn trƣớc và sau khi Việt
Nam gia nhập WTO. Cuối cùng, kết hợp giữa khảo sát thực nghiệm và nghiên
cứu lý luận về tỷ giá, đề tài đã gợi ý một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính
sách tỷ giá của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.
Nguyễn Thị Phƣơng Bình (2012), Chính sách tỷ giá và tác động của nó
đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc Dân. Tác giả đã
tập trung nghiên cứu về chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam, làm rõ tác
động chính sách tỷ giá tới nền kinh tế Việt Nam và đề ra một số giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá.
Trần Thị Hằng (2006), Cơ chế điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của
Việt Nam trong tiến trình hội nhập Kinh tế Quốc tế: Luận Văn Thạc sỹ,
Trƣờng đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Khác với các nghiên cứu
khác, tác giả chỉ nghiên cứu một cách cơ bản về cơ sở lý luận của tỷ giá hối
đoái và chính sách tỷ giá, sau đó đánh giá sơ qua về chính sách điều hành tỷ
giá của Việt Nam từ 2000 đến 2005. Cuối cùng, tác giả đi sâu vào nghiên cứu
những định hƣớng và giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện chính sách tỷ giá
hối đoái của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
6


Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các báo cáo trên các tạp chí chuyên
môn: Lê Phan Thị Diệu Thảo, “Bộ ba bất khả thi trong điều hành chính sách
tiền tệ” Tạp chí Công Nghệ Ngân Hàng, số 46-47 tháng 1-2/2010 ; Lê Phan
Thị Diệu Thảo, “Cải thiện cán cân thương maị bằng cách điều chỉnh tỷ giá Kỳ vọng và kết quả” Tạp chí Thị trƣờng Tài chính tiền tệ, số 17 -2010 ; Lê
Phan Thị Diệu Thảo, “Chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua”

Tạp chí Công Nghệ Ngân Hàng, tháng 6/2006
Nhìn chung vấn đề nghiên cứu về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá
hối đoái không phải là vấn đề mới, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc
nghiên cứu kỹ lƣỡng về vấn đề này. Các nghiên cứu đều chỉ ra đƣợc cơ sở lý
luận chung về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên vấn đề
làm rõ hiệu quả và đánh giá hiệu quả của hoạt động điều hành chính sách tỷ
giá thì chƣa đƣợc rõ ràng. Ở đây tác giả chủ yếu tập trung vào đánh giá tác
động của chính sách tỷ giá tới nền kinh tế trong thời gian gần đây.
1.2. Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một trong những biến số kinh tế vĩ mô hết sức nhạy
cảm. Tỷ giá biến động từng ngày, từng giờ và chịu ảnh hƣởng của rất nhiều
nhân tố nhƣ cung cầu ngoại hối, lãi suất, lạm phát, cán cân thanh toán... Mặc
dù biến động của tỷ giá hối đoái là vô cùng phức tạp song tỷ giá luôn là đề tài
hấp dẫn đối với giới nghiên cứu kinh tế cũng nhƣ các nhà quản lý vĩ mô trong
bối cảnh tự do hóa thƣơng mại hiện nay.
1.2.1. Tỷ giá hối đoái
1.2.1.1 Khái niệm
Tất cả chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm thƣơng mại trong
nƣớc, khi ta mua cam Sài Gòn hay bƣởi Vĩnh Long, tất nhiên chúng ta sẽ trả
7


bằng tiền đồng của Việt Nam và tất cả những ngƣời bán cũng muốn chúng ta
trả cho họ bằng đồng tiền nhƣ vậy. Điều đó cho thấy các giao dịch kinh tế
trong phạm vi một nƣớc rất đơn giản. Song nếu chúng ta muốn mua cam
California (Mỹ) thì mọi việc sẽ hoàn toàn khác. Các nhà xuất khẩu Mỹ sẽ
muốn chúng ta trả cho họ đô la Mỹ chứ không phải tiền đồng Việt Nam, do
đó ta sẽ phải mua đô la Mỹ, từ đó dùng lƣợng đô la này để trả cho họ. Một
câu hỏi đặt ra liệu chúng ta sẽ cần bao nhiêu đô la Mỹ ? Khi ấy, chúng ta sẽ
phải quan tâm đến một khái niệm: tỷ giá hối đoái.

Karl Mark (1818-1883) chính là ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm tỷ giá
hối đoái. Trong bộ “Tƣ bản”(1858) ông viết: “Tỷ giá hối đoái là một phạm trù
kinh tế lịch sử, gắn với giai đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính
chất,cường độ tác động của nó phụ thuộc vào trình độ phát triển thị trường
và các giai đoạn cụ thể trong lưu thông tiền tệ thế giới”. Đây là một khái
niệm khá phức tạp mang nặng tính lý luận hơn nghiên cứu thực tế song cũng
đã thể hiện đƣợc phần nào tính lịch sử cũng nhƣ sự vận động của tỷ giá.
Theo Pháp lệnh ngoại hối của Việt Nam, đƣợc ban hành ngày 13 tháng
12 năm 2005, tại khoản 9, điều 4: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá
của một đơn vị tiền tệ nƣớc ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.”
Ví dụ: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình
quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la
Mỹ, áp dụng cho ngày 20/06/2015 nhƣ sau:
VND/USD =21,673.00 có nghĩa là 1 USD = 21,673.00 VNĐ.
1.2.1.2 Các chế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giá cố định - A fixed (hay pegged) exchange rate regime: là
chế độ tỷ giá hối đoái, trong đó NHTW buộc phải can thiệp trên thị trƣờng
ngoại hối để duy trì tỷ giá biến động xung quanh một mức tỷ giá cố định (gọi
8


là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã đƣợc định trƣớc. Nhƣ vậy, trong
chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ nhằm
giới hạn sự biến động của tỷ giá trong biên độ đã định. Chế độ tỷ giá này
giảm bớt rủi ro của việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác do
tỷ giá đƣợc cố định. Tuy nhiên ngày nay nó ít đƣợc các nƣớc sử dụng do gây
ra vấn đề phụ thuộc của CSTT vào các biến động của bên ngoài và cán cân
thanh toán không thể tự động cân bằng. Hơn nữa, để tiến hành can thiệp trên
thị trƣờng ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối dồi
dào.

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn - A freely flexible (hay freely floating)
exchange rate regime: là chế độ tỷ giá hối đoái, trong đó tỷ giá đƣợc xác định
hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trƣờng ngoại hối mà không có
bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. Chế độ tỷ giá này đƣợc đánh giá là giúp
cho CSTT quốc gia đƣợc độc lập, ít chịu ảnh hƣởng của những biến động từ
bên ngoài và cán cân thanh toán quốc tế đƣợc tự động điều chỉnh để cân bằng.
Tuy vậy, chế độ tỷ giá này lại gây ra sự biến động thƣờng xuyên của tỷ giá
hối đoái, khiến cho các hoạt động chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền
khác luôn hàm chứa rủi ro.
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - A managed (hay contronlled)
floating exchange rate regime: là chế độ tỷ giá hối đoái, trong đó NHTW tiến
hành can thiệp trên thị trƣờng ngoại hối nhằm ảnh hƣởng lên tỷ giá, nhƣng
NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hay biên độ dao động nào
xung quanh tỷ giá trung tâm. Nói cách khác, NHTW thực hiện các nghiệp vụ
mua bán ngoại tệ để điều tiết thị trƣờng ngoại hối, song can thiệp của NHTW
không nhằm mục đích để cố định tỷ giá nhƣ đối với chế độ tỷ giá cố định.

9


1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái
1.2.2.1. Độ mở nền kinh tế:
Theo Tiến sĩ kinh tế học Johnathan Heward, giảng viên trƣờng Đại học
Arizona (Mỹ) thì độ mở nền kinh tế chính là mức độ mà một quốc gia tham
gia thƣơng mại quốc tế, quan hệ quốc tế, tiến hành việc giao lƣu hàng hóa,
tiền tệ, lao động, bí quyết công nghệ và vốn với phần còn lại của thế giới. Ông
cũng đã tiến hành nghiên cứu và đặt trọng số về độ mở nền kinh tế, vấn đề
này có thế đƣợc khái quát bằng sơ đồ sau:
Hình 1.1: Sơ đồ giới hạn mức độ mở cửa
Mức độ mở cửa (%)


0

50

+100

(Đóng cửa) (Độ mở trung bình) (Hoàn toàn mở cửa)
Nguồn: Báo cáo chiến lược kinh tế bang Arizona (Mỹ), 11/2001
Ở mức 0%, nền kinh tế trong trạng thái “ngủ”, nhân tố mở không còn,
khái niệm độ mở không tồn tại và do đó cũng sẽ không có tác động của độ mở
nền kinh tế lên tỷ giá hối đoái. Mức 0% đến 50% là các quốc gia có độ mở
vừa phải, đa số là các quốc gia đang phát triển, nền kinh tế nhỏ mở cửa, thu
nhập bình quân đầu ngƣời ở mức thấp đến trung bình (dƣới 1000 USD). Mức
trung bình đến 90% là mức độ mở cửa của các quốc gia nhƣ Mỹ, Nhật, EU,
Canada… các quốc gia này tìm kiếm tự do hóa thƣơng mại dựa trên hiệp định
cả song phƣơng lẫn đa phƣơng, việc mở cửa kinh tế không đơn thuần chỉ dựa
vào các hoạt động thƣơng mại mà còn liên kết với nhau trên các lĩnh vực nhƣ
quân sự, hàng không, thám hiểm vũ trụ, đại dƣơng.

10


Khi thƣơng mại đƣợc tiến hành tự do giữa các quốc gia thì khối lƣợng
hàng hóa, tiền tệ luân chuyển là khá lớn, nếu độ mở nền kinh tế càng lớn thì
tác động lên tỷ giá hối đoái càng diễn ra thƣờng xuyên. Ví dụ giả sử tỷ giá hối
đoái trên thị trƣờng ngoại hối London ở mức cân bằng, nhu cầu nhập khẩu
hàng hóa từ Mỹ đã khiến nhà nhập khẩu Anh phải bán đồng bảng Anh để mua
đô la Mỹ, trên thị trƣờng ngoại hối, cung bảng Anh tăng lên dẫn đến đồng
bảng bị giảm giá, còn đồng đô la Mỹ lại tăng giá, tại Anh tỷ giá USD/GBP

giảm (theo phƣơng pháp yết giá trực tiếp).
Việc mở cửa, mức độ hội nhập bản thân nó đã thôi thúc các quốc gia
đến các quyết định ký kết các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa
phƣơng về tỷ giá hối đoái. Đó là trƣờng hợp các thành viên của Cộng đồng
kinh tế Châu Âu (sau là Liên minh Châu Âu: EU) đã cùng nhau kí kết Hiệp
định Roma năm 1957, ấn định tỷ giá hối đoái giữa các nƣớc thành viên và từ
đó đến nay, mặc dù có đƣợc điều chỉnh một vài lần song tỷ giá hối đoái giữa
các quốc gia thành viên Liên minh kinh tế Châu Âu này luôn đƣợc giữ ổn
định, dao động trong biên độ thấp nhằm tránh các cú sốc kinh tế bên ngoài
gây bất ổn cho tỷ giá và nền kinh tế các quốc gia này.
Có thể nói thƣớc đo độ mở cửa chính là mức độ bảo hộ nền kinh tế, nếu
các biện pháp bảo hộ càng cao thì cũng đồng nghĩa với độ mở cửa nền kinh tế
càng hẹp. Bằng các chính sách bảo hộ thuế quan và phi thuế quan, hàng rào
bảo hộ đƣợc dựng lên ngăn cản tự do hóa thƣơng mại, thu hẹp độ mở nền
kinh tế. Các mức thuế quan cũng nhƣ các biện pháp phi thuế khác: hạn ngạch,
hàng rào kỹ thuật… đƣợc áp đặt đối với sản phẩm nhập khẩu vô hình chung
làm tăng giá sản phẩm nhập khẩu trên thị trƣờng nội địa, giảm lợi ích ngƣời
tiêu dùng, hạn chế khối lƣợng hàng hóa – dịch vụ nhập khẩu, dẫn đến giảm
cầu ngoại tệ khiến đƣờng cầu ngoại tệ dịch chuyển xuống phía dƣới, cân bằng
tỷ giá bị phá vỡ, giá ngoại tệ giảm đẩy giá trị đồng nội tệ tăng lên trong dài
11


hạn. Ví dụ Việt Nam áp dụng chế độ bảo hộ lên sản phẩm xe hơi bằng cách
đánh thuế 300% xe nhập khẩu từ Nhật, khi đó giá xe ô tô của Nhật sẽ tăng
lên, nhu cầu nhập xe ôtô từ Nhật giảm, cầu về Yên nhật giảm (từ D xuống D’:
Hình 1), đồng Việt Nam tăng giá (tỷ giá chuyển từ vị trí 1 xuống vị trí 2), tỷ
giá hối đoái giảm.
Hình 1.2: Tác động của hàng rào bảo hộ lên tỷ giá hối đoái cân bằng
E(VND/JPY)


S

1

E(VND/JPY) là tỷ
giá giữa nội tệ và ngoại tệ

2

D, D’ : Cầu ngoại tệ

D
D’
Q2 Q1

Trong đó: Q(JPY) là lƣợng
ngoại tệ

1 : Điểm cân bằng gốc
2 : Điểm cân bằng sau
khi cầu ngoại tệ giảm
S : Cung ngoại tệ

Q (JPY)

Nói tóm lại, mức độ mở cửa luôn đƣợc xem là một trong những nhân tố
ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái. Mở cửa tác động trực tiếp đến các nhân tố mũi
nhọn nhƣ thƣơng mại, đầu tƣ, du lịch, ngân hàng, tài chính…sự tăng giảm các
yếu tố này cũng sẽ gây ra những biến động cho tỷ giá hối đoái.

1.2.2.2. Lãi suất:
Lãi suất là một trong những công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ, lãi
suất đóng một vai trò quan trọng trong việc ấn định mức tỷ giá hối đoái một
cách hợp lý. Xét về định nghĩa, lãi suất đƣợc xem là “mối tƣơng quan giữa
khoản tiền lãi mà một ngƣời cho vay nhận đƣợc với khoản tiền vốn mà ngƣời
đó cho vay, đƣợc biểu thị bằng một số phần trăm trong một thời gian nào đó”
hay nói một cách đơn giản, lãi suất chính là giá cả của đồng tiền. Lãi suất
đƣợc xem là công cụ của NHTW trong việc điều chỉnh tỷ giá, một sự gia tăng
12


lãi suất nội tệ thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để bảo vệ tỷ giá hối đoái
trong ngắn hạn. Còn đối với lãi suất ngoại tệ, một khi lãi suất ngắn hạn ở một
nƣớc cao hơn mức lãi suất quốc tế, vốn ngắn hạn sẽ chảy vào với mục đích
thu lãi dựa trên những khoản chênh lệch đó và kết quả là cung ngoại hối tăng
lên, cầu ngoại hối giảm xuống kéo theo tỷ giá giảm.
Mặt khác, bên cạnh việc nâng hoặc giảm lãi suất danh nghĩa, NHTW
còn có thể tác động vào lãi suất chiết khấu, điều chỉnh mức độ tăng giảm cung
tiền, gián tiếp ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái. Cung tiền giảm đồng nghĩa với
tỷ giá hối đoái tăng, cung tiền tăng đi đôi với tỷ giá hối đoái giảm.
Tuy nhiên cũng có trƣờng hợp tác động tăng hoặc giảm của lãi suất
không hề gây ra biến động nào cho tỷ giá hối đoái, đó là trƣờng hợp nền kinh
tế đang trong tình trạng bất ổn có nguy cơ khủng hoảng, khi ấy cho dù lãi suất
có tăng đến mấy cũng không có một nhà đầu tƣ nào muốn chuyển vốn của
mình vào để hƣởng chênh lệch lãi suất cả.
Song dù thế nào đi nữa thì trong điều kiện kinh tế bình thƣờng, lãi
suất và tỷ giá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc điều hành chính
sách lãi suất không hiệu quả có thể gây ra những bất lợi nhƣ nội tệ bị mất giá
gây nguy cơ lạm phát chảy máu ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ… Mặc dù có thể xem
lãi suất luôn nhƣ là một công cụ hữu hiệu để chuyển hƣớng tỷ giá theo mục

tiêu các nhà quản lý song lãi suất chỉ phát huy hiệu quả của nó trong ngắn
hạn. Về lâu dài, giải pháp này có thể gây ra những tác động có hại lên toàn bộ
nền kinh tế, tăng sức ép lên tỷ giá hối đoái bởi bản chất của vấn đề chính là
sức mua thực sự của đồng tiền chứ không phải một sự lên giá tạm thời.
1.2.2.3. Lạm phát:
Lạm phát đƣợc xem là sự biểu thị của mức tăng giá chung, nếu lạm
phát ở mức vừa phải tức chỉ số giá tiêu dùng CPI(i) nằm trong khoảng 1,0113


1,06 (lạm phát khoảng từ 1% đến 6%) thì nền kinh tế đƣợc xem là vận động
có hiệu quả. Lạm phát vừa phải và ổn định sẽ kích thích cầu đầu tƣ, tiêu dùng,
nhờ đó thúc đẩy sản xuất, đảm bảo tăng trƣởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, tỷ
giá có xu hƣớng giảm nhẹ. Trong trƣờng hợp lạm phát cao hoặc siêu lạm
phát, đồng tiền sẽ mất giá mạnh, một sự gia tăng lạm phát lớn hơn mức tăng
tỷ giá có thể sẽ dẫn đến một sự “phá giá”, bóp méo cơ chế truyền dẫn vốn có
giữa lạm phát và tỷ giá, sự vận động của lạm phát sẽ trở nên độc lập với tỷ giá
hối đoái và rất khó kiểm soát.
(i) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI: Consumer Price Index) là thƣớc đo lạm
phát đƣợc sử dụng rộng rãi nhất. CPI đo lƣờng chi phí mua một lô hàng chuẩn
tại những thời điểm khác nhau và đƣợc xây dựng dựa trên việc gắn quyền số
cho những lô hàng khác nhau của một giỏ hàng hóa kiểu mẫu.
Trong trƣờng hợp lạm phát chỉ xảy ra ở một nƣớc, mức giảm tỷ giá đối
với tiền tệ các nƣớc bất kỳ sẽ đƣợc xem bằng với mức lạm phát ở quốc gia đó.
Cụ thể hơn, nếu mức lạm phát tại nƣớc A là 6%/năm thì đồng tiền nƣớc A sẽ
bị giảm giá 6% tƣơng ứng so với đồng tiền nƣớc B trong trƣờng hợp nƣớc B
không có lạm phát. Nếu lạm phát xảy ra đồng thời ở cả hai quốc gia A và B
với mức lạm phát lần lƣợt là 3% và 4% thì đồng tiền nƣớc A đƣợc xem là
tăng giá 1% so với đồng tiền nƣớc B. Tức nƣớc nào có mức độ lạm phát cao
hơn, sức mua đồng tiền nƣớc đó sẽ thấp hơn và đồng tiền nƣớc đó sẽ giảm giá
tƣơng ứng đúng bằng mức chênh lệch lạm phát giữa hai nƣớc.

Lạm phát càng tăng, sức mua thực tế đồng nội tệ càng giảm, dân chúng
sẽ tìm mọi cách “vứt” đồng tiền của mình đi càng nhanh càng tốt, họ tích trữ
vàng, bất động sản thay vì cầm trong tay một đống giấy lộn và từ đó đồng nội
tệ bị cuốn trong vòng xoáy giảm giá. Các nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng
lạm phát càng cao thì tốc độ mất giá đồng tiền càng nhanh.
14


Một mức lạm phát liên tục giảm sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng, tuy
nhiên nếu giảm xuống mức thấp hơn 1% thì cũng có nghĩa là nền kinh tế đã
rơi vào tình trạng giảm phát, một căn bệnh nguy hiểm không kém gì lạm phát
phi mã. Những yếu tố thiểu phát sẽ tác động mạnh hơn những yếu tố làm lạm
phát, thiểu phát sẽ làm cho các nhà sản xuất phải bán hàng với giá hạ đi trong
khi chi phí đầu vào không giảm tƣơng ứng, dẫn đến thu hẹp đầu tƣ, giảm thu
nhập, giảm cầu nền kinh tế. Với tâm lý giá hàng hóa sẽ còn giảm trong tƣơng
lai, ngƣời tiêu dùng sẽ hạn chế chi tiêu kích thích tỷ giá tăng mạnh hơn nữa.
Lạm phát rõ ràng là một nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến tỷ giá hối
đoái, chính vì vậy, khi điều hành công cụ tỷ giá, cần phân tích kĩ động thái
lạm phát nhằm tránh những tình huống xấu có thể xảy ra gây tổn hại nền kinh
tế quốc gia.
1.2.2.4.Cán cân thanh toán:
Theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ
về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, Cán cân thanh toán quốc
tế của Việt Nam đƣợc quy định là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ
tiêu về giao dịch kinh tế giữa Ngƣời cƣ trú và Ngƣời không cƣ trú trong một
thời kỳ nhất định. Theo đó, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đƣợc giao là cơ
quan chịu trách nhiệm chủ trì lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Cán cân thanh toán là một bản thống
kê đƣợc thành lập một cách có hệ thống các giao dịch kinh tế của một nƣớc
với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định.

Ảnh hƣởng của cán cân vãng lai đến tỷ giá hối đoái:
Cán cân vãng lai bao gồm các yếu tố thể hiện việc mua bán hàng hóa
dịch vụ giữa một nƣớc với các nƣớc khác, nó bao gồm các hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa hữu hình, các khoản mục thu nhập từ đầu tƣ và các khoản
15


chuyển giao tiền tệ, song tác động chủ yếu lên tỷ giá vẫn thuộc các yếu tố
nằm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình, gọi là cán cân thƣơng
mại. Cán cân thƣơng mại là một phần cấu thành cán cân vãng lai, với hai hạng
mục chủ yếu là xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa hữu hình. Sự di chuyển các
luồng ngoại tệ ra, vào một đất nƣớc thông qua quá trình xuất nhập khẩu này là
nhân tố cơ bản và tiên quyết dẫn đến biến động tăng giảm của tỷ giá hối đoái.
Nếu cán cân thƣơng mại thâm hụt, đồng nghĩa với việc nhập khẩu nhiều hơn
xuất khẩu, cung nội tệ để nhập hàng sẽ tăng lên vƣợt quá cầu nội tệ, phá vỡ
mức cân bằng ngắn hạn, nếu các biến số vĩ mô khác là không đổi, thì đồng
nội tệ sẽ bị đặt trƣớc sức ép giảm giá, ngƣợc lại nếu xuất khẩu nhiều hơn nhập
khẩu tức cán cân thƣơng mại thặng dƣ thì đồng nội tệ sẽ đứng trƣớc sức ép
tăng giá, nếu trong cơ chế thả nổi tỷ giá, hiệu ứng này sẽ xảy ra, tức thì, đồng
nội tệ tăng giá kéo theo nhập khẩu tăng…Chúng ta có thể khái quát tác động
của cán cân thƣơng mại lên tỷ giá là nhƣ sau
Hình 1.3 : Sơ đồ tác động của cán cân thương mại lên tỷ giá
Sức ép tăng giá nội tệ (Tỷ giá tăng)

Thặng dƣ cán cân thƣơng mại

Thâm hụt cán cân thƣơng mại

(+)


(-)
Sức ép giảm giá nội tệ (Tỷ giá giảm)

Mô hình trên có thể coi là đúng đắn trong cả chế độ tỷ giá thả nổi lẫn cố
định, mặc dù trong chế độ tỷ giá cố định, độ trễ của mô hình lớn hơn do có sự
can thiệp của nhà nƣớc trong ấn định tỷ giá song tất yếu quy luật trên sẽ xảy
ra và vấn đề còn lại chỉ nằm ở yếu tố thời gian mà thôi.

16


Bên cạnh yếu tố kim ngạch xuất nhập khẩu, các yếu tố tác động lên cầu
xuất nhập khẩu cũng đƣợc xem là gián tiếp gây ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái
ví dụ nhƣ mức giá cả tƣơng đối, chính sách bảo hộ, sở thích ngƣời tiêu dùng
trong việc sử dụng hàng nội và hàng ngoại… Từ đó có thể kết luận những
thay đổi về cầu xuất nhập khẩu nếu làm cho cán cân thƣơng mại thặng dƣ thì
nƣớc đó sẽ có điều kiện tăng dự trữ ngoại tệ đồng nội tệ cũng sẽ tăng giá
(hoàn toàn ngƣợc lại trong trƣờng hợp thâm hụt cán cân thƣơng mại).
Tác động của tài khoản vốn lên tỷ giá hối đoái:
Tài khoản vốn ghi chép sự vận động các luồng vốn: đầu tƣ trực tiếp,
gián tiếp, vốn tín dụng dài hạn, ngắn hạn, các khoản tiền gửi dài hạn ngân
hàng. Xét một cách tổng quát, có thể nói mọi lƣợng vốn chảy vào một nƣớc sẽ
làm tăng tài sản ngoại tệ của nƣớc đó và ngƣợc lại, bất kì lƣợng vốn nào chảy
ra cũng làm suy giảm tài sản ngoại tệ. Các nhân tố làm thay đổi luồng di
chuyển các dòng vốn sẽ làm thay đổi cán cân tài khoản vốn và làm thay đổi
quan hệ cung cầu trên thị trƣờng tài sản, quan hệ cung cầu đó đến lƣợt nó lại
làm thay đổi tỷ giá hối đoái và giá trị đồng tiền trong ngắn hạn.
Không giống nhƣ các tác động của cán cân vãng lai, tác động của cán
cân vốn lên tỷ giá vận động một cách phức tạp hơn, sự vận động các luồng
vốn vào ra này chịu sự chi phối của rất nhiều các biến số khác nhƣ lãi suất,

lạm phát… thay đổi của lãi suất, lạm phát dẫn đến sự di chuyển các luồng vốn
giữa các quốc gia và tác động đến tỷ giá hối đoái.
1.2.2.5.Cung, cầu ngoại hối:
Cũng giống nhƣ các hàng hóa khác, giá cả của tiền tệ (tỷ giá hối đoái)
cũng đƣợc hình thành dựa trên quan hệ cung cầu. Tỷ giá thay đổi hàng ngày,
hàng giờ do những biến động tƣơng tác giữa hai lực lƣợng chính: cung, cầu
ngoại hối trên thị trƣờng ngoại hối, nơi diễn ra sự trao đổi giữa đồng tiền quốc
17


×