Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Điều kiện để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng SA 8000 vào các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.96 KB, 19 trang )

1

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, với xu thế hội nhập kinh tế, đặc biệt khi
Hiệp định thương mại Việt Mỹ (2001) được thông qua và nước ta gia nhập
WTO (2007) ,các doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu
hàng hóa tới những thị trường tiềm năng có sức tiêu thụ mạnh ,đi liền với cơ
hội đó là việc các doanh nghiệp phải đứng trước những thử thách hết sức
cam go trong việc tìm kiếm và thực hiện những chính sách phát triển nhằm
tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập khu vực và tiến tới hội
nhập toàn cầu.
Trên các thị trường lớn như Mỹ, Canada và EU, người tiêu dùng không chỉ
quan tâm đến giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì... của sản phẩm mà họ còn
quan tâm tới việc các tổ chức sản xuất có đáp ứng được những yêu cầu theo
tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và con người hay không ? Đó cũng chính
là lý do các ngành sản xuất tập trung nhiều lao động như các ngành dệt may,
sản xuất giày dép cần phải xây dựng cho mình “Hệ thống trách nhiệm xã
hội theo tiêu chuẩn SA 8000 ” . Một thực tế đáng khích lệ là sau khi áp
dụng hệ thống này , hầu hết các doanh nghiệp đều tạo và giữ vững được vị
thế cho sản phẩm của mình, đảm bảo lợi nhuận cũng như nâng cao uy tín
cho doanh nghiệp trên thương trường. Trên cơ sở đó , việc nghiên cứu “
Điều kiện để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng SA 8000 vào các
doanh nghiệp Việt Nam ” thực sự trở nên quan trọng và bức thiết .
Đề tài được chia làm 3 phần :
Phần I : Khái niệm và những nội dung cơ bản của hệ thống SA 8000
Phần II : Điều kiện cần phải đảm bảo khi áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng SA 8000
Phần III : Thực trạng áp dụng hệ thống SA 8000 của các doanh nghiệp Việt
Nam.
Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50



2

Phần I : Khái niệm và những nội dung cơ bản của hệ thống SA 8000 :
1.Khái niệm về SA 8000 :
SA 8000 (SOCIAL ACCOUNTABILITY 8000) là một bộ tiêu chuẩn định ra
các tiêu chí có thể kiểm định được và một quy trình đánh giá độc lập để bảo
vệ quyền lợi của người lao động và đảm bảo hàng hoá đươc sản xuất từ bất
cứ công ty nhỏ hay lớn ở trên thế giới mà những công ty này được đánh giá
là có đạo đức trong việc đối xử với người lao động.
- SA 8000 là một công cụ quan trọng để thực hiện công việc kinh doanh phù
hợp với các giá trị xã hội.
- SA 8000 là Tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên về đạo đức. Nó được thiết kế:
+ Cho việc đánh giá độc lập.
+ Bởi các doanh nghiệp, cho các doanh nghiệp.
+ Để có trách nhiệm với luật pháp và nền văn hoá.
+ Bao gồm các yêu cầu của các bên hữu quan
(các hội cộng đồng gia đình , các tổ chức …..).
- SA 8000 là một bước chuyển hướng đúng đắn và nó hoàn tất các nỗ lực
như là “sáng kiến thương mại đạo đức” tại Châu Âu, để đưa ra những vấn
đề này vào danh sách những việc toàn cầu cần làm.
- SA 8000 là:
+ Một tiêu chuẩn bảo vệ quyền của công nhân .
+ Phù hợp với các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO International Labour Organization).
+ Tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên mang tính xã hội có thể đánh giá được.
+ Một khuôn mẫu đạo đức trong việc sản xuất sản phẩm và thực hiện dịch
vụ.
Cuối tháng 12 năm 2001, sau khi sửa đổi để thích hợp với sự thay đổi môi
trường lao động toàn cầu, tiêu chuẩn SA 8000 phiên bản 2001 đã ra đời.
Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50



3

Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm
việc trên toàn cầu, tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các Công ước của
Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em
và Tuyên bố toàn cầu về Nhân quyền. Đây là tiêu chuẩn tự nguyện và có thể
áp dụng tiêu chuẩn này cho các nước công nghiệp và cho cả các nước đang
phát triển, có thể áp dụng cho các Công ty lớn và các Công ty có qui mô
nhỏ … Tiêu chuẩn SA 8000 là công cụ quản lý giúp các Công ty và các bên
hữu quan có thể cải thiện được điều kiện làm việc và là cơ sở để các tổ chức
chứng nhận đánh giá chứng nhận. Mục đích của SA 8000 không phải để
khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp sự
hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao chất lượng điều
kiện sống và làm việc đó chính là nguồn gốc sự ra đời của tiêu chuẩn quốc
tế SA 8000.
2.Nội dung của hệ thống SA 8000:
- SA 8000 bao gồm :
+ Một tiêu chuẩn với những quyền của người lao động được thừa nhận một
cách rộng rãi.
+ Các yêu cầu với một hệ thống quản lý ở mức độ nhà máy để duy trì được
sự tuân thủ và cải tiến.
- SA 8000 thể áp dụng cho tất các các tổ chức thuộc các loại hình, quy mô
và sản phẩm /dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn đang thu hút
được sự chú ý của ngành công nghiệp nhẹ yêu cầu nhiều lao động.

Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


4


SA 8000 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc làm việc trong các công
ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tuyên bố toàn cầu của Liên
Hợp Quốc về Quyền con người và Công ước về Quyền của Trẻ em.
3.Vai trò của hệ thống SA 8000:
3.1.Vai trò của SA 8000 đối với doanh nghiệp:
+Về thị trường :
- Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự
tuân thủ SA 8000 như là một điều kiện bắt buộc.
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt
động trách nhiệm xã hội.
- Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan
trong nhất trong một tổ chức.
- Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người tham gia tuyển vào tổ
chức, đặc biệt trong trường hợp thị trường là động đang có sự cạnh tranh
mãnh mẽ như hiện nay.
- Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều
kiện làm việc tốt hơn.
- Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


5

+Về kinh tế:
- Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách
nhiệm xã hội.
- Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và

bệnh nghề nghiệp.
- Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhận sự.
- Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
+Quản lý rủi ro:
- Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại .
- Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm.
- Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
- Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận.
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba .
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
3.2.Đối với người lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức phi chính
phủ:
Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


6

-Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể.
-Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động.
-Nhận thức của công ty về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm
việc trong môi trường lành mạnh về an toàn, sức khoẻ và môi trường .
3.3. Đối với khách hàng:
- Tạo niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong một môi trường làm việc
an toàn và công bằng.
- Giảm thiểu chi phí giám sát .
- Các hành động cải tiến liên tục và đánh giá định kỳ của bên thứ ba là cơ
sở để chứng tỏ uy tín của công ty.
Phần II : Điều kiện cần phải đảm bảo khi áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng SA 8000 :

1.Các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000 :
1.1 Lao động trẻ em và vị thành niên :
a. Công ty không nên ủng hộ việc sử dụng lao động trẻ em. Trẻ em được
định nghĩa là bất cứ người nào dưới 15 tuổi, trừ phi luật địa phương quy
định ở độ tuổi cao hơn, trong trường hợp đó tuổi cao hơn sẽ được áp dụng.
Tuy nhiên, nếu luật ở địa phương quy định là 14 tuổiở những nước đang
phát triển theo thông lệ quốc tế ILO 138 , độ tuổi thấp hơn sẽ được áp dụng.
b. Trong trường hợp lao động trẻ em được phát hiện, công ty nên ủng hộ
những lao động trẻ em này để giúp họ có thể đến trường cho tới khi họ
không được xem là lao động trẻ em nữa.
c. Công ty không được sử dụng lao động vị thành niên trong giờ đến trường
và thời gian làm việc không được quá 10 tiếng một ngày. Lao động vị thành
Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


7

niên được định nghĩa là bất cứ lao động nào trên tuổi của lao động trẻ em và
dưới 18 tuổi.
d. Công ty không được để lao động trẻ em hay là lao động vị thành niên tiếp
xúc với những môi trường, tình huống mạo hiểm, không an toàn hoặc là có
hại cho sức khoẻ.
1.2 Lao động bắt buộc: Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình
thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc
giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào
1.3 Sức khoẻ và an toàn:
• Đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh và nên có những
hành động thích đáng để ngăn ngừa tai nạn và bị trong khi làm việc.
• Cử một đại diện có kinh nghiệm để chịu trách nhiệm cho sức khởe và
an toàn của tất cả công nhân.

• Cung cấp những khoá đào tạo thường xuyên về sức khởe và an toàn
cho công nhân; từ “thường xuyên” ở đây nghĩa là ít nhất một lần
trong một năm.
• Thành lập hệ thống để phát hiện lỗi, ngăn ngừa và phản ứng tới
những đe doạ tiềm ẩn cho công nhân.
• Cung cấp phương tiện vệ sinh sạch sẽ.
1.4 Tự do nghiệp đoàn và quyền thương lượng tập thể :
a. Công ty phải tôn trọng quyền thành lập và tham gia các nghiệp đoàn tuỳ
theo sự lựa chọn của cá nhân và quyền thương lượng tập thể.
b. Trong những trường hợp mà quyền tự do hội họp và thoả ước tập thể bị
giới hạn bởi pháp luật, công ty phải tạo các hình thức thuận lợi song hành
cho việc độc lập và tự do hội họp và thoả ước tập thể cho mọi người.

Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


8

c. Công ty phải đảm bảo rằng các đại diện của nhân viên không bị phân biệt
đối xử, họ có thể tiếp xúc với các thành viên của hiệp hội tại nơi làm việc.
1.5 Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng
cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc
quan điểm chính trị .
1.6 Kỷ luật :
Công ty không được sử dụng cũng như ủng hộ hình thức phạt bằng nhục
hình, đàn áp về tinh thần hay thể xác và lăng mạ:
• Các hình phạt đánh đập.
• Cắt lương vô cớ, ví dụ vì nghỉ bệnh hay không làm thêm ngoài giờ.
• Đe dọa đuổi việc hay làm hại.
1.7 Giờ làm việc:

Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm
việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không
vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một
ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần)
không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và
những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm
thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức.
1.8. Thù lao:
a. Công ty phải đảm bảo rằng mức lương được trả trên cơ sở tuần làm việc
phải đạt những tiêu chuẩn tối thiểu theo luật định hoặc của ngành và phải
tuân thủ luôn đủ để đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cá nhân và
một số khoản thu nhập tuỳ ý sử dụng.

Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


9

b. Phải đảm bảo rằng không thực hiện việc khấu trừ vào lương vị mục đích
kỷ luật.
c. Lương và những phúc lợi phải được trao cho nhân viên theo luật quy định
và theo cách mà công nhân có thể hiểu được và thuận tiện cho người công
nhân.
d. Công ty không được bóc lột lao động bằng các sự dàn xếp hay kế hoặch
thực tập sai trái nào dể trốn tránh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình
đối với công nhân.
1.9. Hệ thống quản lý:
a. Chính sách nội bộ của công ty :
Công ty nên định ra chinh sách trách nhiệm xã hội của mình dể đảm bảo
rằng:

• mọi cam kết phải phù hợp các yêu cầu của SA-8000 , luật quốc gia và
tôn trọng những định chế quốc tế.
• cam kết cải tiến liên tục
• chính sách được lập thành văn bản và truyền đạt đến mọi cấp, mọi
người để dễ dàng tiếp cận. Mọi người ở đây bao gồm giám đốc, người
thi hành, quản lý, giám sát viên và toàn thể nhân viên khác;
• chính sách được công bố rộng rãi.
b.Đại diện công ty :
Công ty nên cử ra một đại diện có kinh nghiệm để chịu trách nhiệm đảm
bảo rằng các cam kết của SA-8000 phải được thực hiện.
Công ty phải để nhân viên chọn một đại diện của họ ( không nằm trong lãnh
đạo cấp cao) để trao đổi với đại diện lãnh đạo cấp cao về những vấn đề liên
quan đến SA-8000.
c.Báo cáo tổng kết về quản lý:

Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


10

Ban quản lý cao nhất sẽ phải tổng kết định kỳ xem chính sách công ty có
còn đầy đủ, phù hợp và tiếp tục có hiệu quả hay không, các quy trình và kết
quả thực hiện có còn phù hợp với các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này không
và những yêu cầu khác mà công ty cam kết thực hiện. Điều chỉnh và cải tiến
hệ thống khi cần thiết.
d.Kế hoạch và thực hiện :
Công ty phải đảm bảo rằng các cam kết của SA-8000 được hiểu và được
thực hiện ở tất cả các cấp của tổ chức.
e.Kiểm soát các nhà cung ứng và các nhà thầu phụ :
- Công ty phải thiết lập và duy trì những thủ tục ,quy trình thích hợp để

đánh giá và chọn lựa nhà cung ứng dựa trên năng lực đáp ứng những yêu
cầu của SA-8000.
- Công ty nên duy trì hồ sơ thoả đáng về cam kết xã hội của nhà cung ứng.
- Công ty phải duy trì bằng chứng thích hợp của các nhà cung ứng và thầu
phụ để chứng minh họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tiêu chuẩn này.
f. Xử lý những vấn đề liên quan có thể xảy ra và hành động khắc phục:
- Công ty phải điều tra, ghi nhận và có biện pháp đối với những lo lắng liên
quan của nhân viên và những tổ chức khác mà liên quan đến sự không tuân
thủ với chinh sách của công ty hay là những cam kết với tiêu chuẩn SA8000.
- Công ty cũng không được sa thải, phân biệt đối xử khi người lao động
cung cấp những thông tin khônng tuân thủ với tiêu chuẩn SA-8000.
- Công ty phải có những biện pháp khắc phục và sửa chữa cần thiết đối với
những sự không phù hợp với sự không tuân thủ với SA-8000.
g. Truyền đạt thông tin cho bên ngoài:
Công ty phải thiết lập và duy trì các thủ tục qui trình để thường xuyên thông
tin đến các bên liên quan đến giám sát và kết quả thực hiện SA-8000.
Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


11

h.Tiếp xúc để thẩm định :
Công ty phải cung cấp những thông tin xác đáng và tạo điều kiện để các bên
quan tâm có thể thâm nhập, kiểm tra xác nhận sự phù hợp thực hiện SA8000 của công ty.
i.Hồ sơ :
Công ty phải duy trì, lưu giữ các hồ sơ thích hợp để chứng minh sự phù hợp
với các yêu cầu của SA 8000.
2.Điều kiện áp dụng :
Các doanh nghiệp khi áp dụng SA 8000 phải đáp ứng được các yêu cầu của
SA 8000 và phải thực hiện một cách nghiêm túc. Để đạt được yêu cầu này,

phải có quá trình áp dụng và thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt.
Cũng tương tự như ISO 9000, ISO 14000, Hệ thống Quản trị Xã hội xây
dựng theo SA 8000 cũng được thực hiện dựa trên chu trình PDCA (lập kế
hoạch - thực hiện - kiểm tra - hành động khắc phục).
Trước hết, doanh nghiệp phải có chính sách xã hội đáp ứng các điều kiện
làm việc của người lao động và các yêu cầu, quy định của SA 8000; phải
thoả mãn các quy định, luật lệ, khuyến nghị và thoả thuận quốc tế; chính
sách xã hội phải được ghi thành văn bản để áp dụng, phổ biến trong nội bộ,
bên ngoài hoặc cộng đồng khi có thể; phải cam kết cải tiến liên tục.
Đại diện lãnh đạo phải là người có thể đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu
của Tiêu chuẩn SA 8000. Người đại diện theo Tiêu chuẩn SA 8000 là một
cán bộ không làm công tác quản lý, đóng vai trò trao đổi thông tin, đầu mối
liên lạc giữa cấp lãnh đạo và các nhân viên trong toàn doanh nghiệp.
Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


12

Doanh nghiệp phải lập kế hoạch cụ thể, đảm bảo doanh nghiệp thấu hiểu
các yêu cầu của Tiêu chuẩn SA 8000. Để có được một kế hoạch thực hiện
SA8000 doanh nghiệp phải đảm bảo:
(1) Xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn.
(2) Đào tạo lao động mới hoặc lao động tạm thời khi thuê.
(3) Thường xuyên đào tạo lao động hiện có.
(4) Thường kỳ tổ chức các khoá đào tạo về nhận thức.
Áp dụng Hệ thống Quản trị Xã hội đòi hỏi phải thường xuyên giám sát liên
tục, đảm bảo hệ thống luôn đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn SA 8000.
Chính vì vậy, doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì các thủ tục theo yêu
cầu của tiêu chuẩn như: lưu hồ sơ cam kết của người cung ứng về trách
nhiệm xã hội; cam kết tham gia vào các hoạt động giám sát khi có yêu cầu;

phát hiện tình trạng không phù hợp; thông báo về những thay đổi có liên
quan đến người cung ứng và nhà thầu phụ.
Khi không đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn, doanh nghiệp phải
thực hiện các hành động khắc phục ngay tức thì và nhanh chóng tìm ra
nguyên nhân và phân bổ nguồn lực thực hiện. Doanh nghiệp phải điều tra
tất cả các nguyên nhân trong nội bộ và bên ngoài có liên quan đến sự không
phù hợp. Nghiêm cấm mọi hành động trù dập người lao động báo cáo sự
không phù hợp.
Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


13

Xem xét của lãnh đạo phải được thực hiện một cách hệ thống và định kỳ
dựa trên các kết quả xem xét, đánh giá nội bộ, đảm bảo hệ thống SA 8000
luôn được duy trì và hiệu quả.
Doanh nghiệp phải thiết lập các thủ tục trao đổi thông tin với bên thứ ba về
các kết quả xem xét, kiểm tra, các dữ liệu giám sát việc thực hiện tiêu
chuẩn. Tuỳ theo tính chất và quy mô của doanh nghiệp, các thông tin này có
thể được thông báo tới các thành viên của doanh nghiệp.
Các hồ sơ liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn phải được lưu giữ để tạo
điều kiện chứng minh kết quả hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, làm cơ sở
cho việc chứng nhận của bên thứ ba.
3.Các bước thực hiện :
-Lãnh đạo cam kết.
- Đánh giá và lập kế hoạch.
- Thiết lập hệ thống trách nhiệm xã hội và tài liệu.
- Áp dụng hệ thống.
- Đánh giá, cải tiến.
- Chứng nhận.


Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


14

Phần III : Thực trạng áp dụng hệ thống SA 8000 của các doanh nghiệp
Việt Nam
Hiện nay, rất nhiều công ty và tổ chức trên thế giới áp dụng Hệ thống
trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển.
Các doanh nghiệp áp dụng SA 8000 đã tạo được hình ảnh tốt đẹp về việc cải
thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tạo sự yên tâm cho các khách
hàng rằng: họ đang mua các sản phẩm: đồ chơi, mỹ phẩm, quần áo giày
dép,... được sản xuất trong điều kiện đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn SA
8000.
Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện
trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm
tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường,… như
trong vấn đề lạm phát: Khi lạm phát tăng cao làm chi phí đầu vào tăng
mạnh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá các mặt hàng để bảo
toàn lợi nhuận. Việc này lại khiến cho lạm phát trở nên trầm trọng hơn và
càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Thực tế,
nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp chia sẻ gánh nặng với người tiêu
dùng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp cố tình tăng giá, đầu cơ nhằm
trục lợi trong bối cảnh nền kinh tế bị lạm phát. Tại thời điểm tháng 11/2008,
tốc độ gia tăng lạm phát đã và đang chậm lại, thế nhưng, bất chấp phản ứng
của người tiêu dùng và yêu cầu của Chính phủ, giá các mặt hàng, dịch vụ
thiết yếu đối với người dân vẫn “đứng” hoặc tăng cao hơn. Ngoài ra, nhiều

doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã lợi dụng các sự kiện bão lụt, ngập úng,…
để tăng giá, hoặc không chịu giảm giá. Có thể thấy rõ rằng, hầu hết người

Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


15

dân bình thường với thu nhập trung bình, hoặc thấp đều bị ảnh hưởng lớn từ
mặt bằng giá cả quá cao.
Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường: Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh
trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của
mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải
thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình.
Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh
nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối và gây bất bình
trong xã hội, như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa
qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ
thống của nhiều công ty khác. Như vậy, đối với trường hợp Vedan, việc
kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môi
trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty.
Ở Việt nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp nhưng chỉ số ít tổ chức
được chứng nhận đạt tiêu chuẩn SA 8000 , chủ yếu là các công ty thuộc các
ngành công nghiệp: giày dép, dệt may, mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc lá, dược
phẩm... ví dụ như : Công ty Dệt may Việt Thắng, Công ty Xuất nhập khẩu
dệt may Việt Tiến, Công ty Coast Phong Phú, may Phương Đông, Thắng
Lợi, may 10, may Đức Giang, Legamex ,Castrol Việt Nam…(riêng ngành
dệt may có 35 công ty đạt chứng chỉ SA8000 )
Có tình trạng trên là do việc áp dụng SA 8000 vào các doanh nghiệp Việt
Nam gặp phải rất nhiều khó khăn ,trở ngại .Đó là:

- Thái độ hờ hững của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam
đều nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu tạo cắt
giảm chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


16

- Không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính, đặc biệt trong các doanh nghiệp
tư nhân.
- Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000. Đó là các chi phí
đánh giá, chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000. Nhiều công
ty muốn được giám định công khai nhưng không đủ chi phí cho việc giám
định.
- Cách biệt văn hóa giữa khách hàng và nhà cung cấp. Do các quy định đạo
đức của từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặt một chiều
đối với các đơn vị gia công nên nội dung thực hiện của các tiêu chuẩn
không phản ánh được nhu cầu và giá trị địa phương. Việc này sẽ dẫn đến
những khó khăn trong áp dụng.
- Ít được ưu tiên, đặc biệt trong những thời điểm kinh tế xuống dốc. Ngay cả
khi hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài, nhưng
nhiều công ty vẫn không muốn chi ra cho những nhu cầu trước mắt để thực
hiện SA 8000.
- Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định
khối lượng công việc giám sát. Các công ty đa quốc gia sẽ đòi hỏi tất cả các
nhà cung cấp và đơn vị gia công thực hiện theo tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng
bản chất của hoạt động gia công đảm đương phần lớn công đoạn sản xuất
khác nhau tại các doanh nghiệp độc lập làm cho việc giám sát các hoạt động
của doanh nghiệp trở nên khó khăn.


Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


17

KẾT LUẬN
Qua những điều nêu trên về hệ thống SA 8000 co thể rút ra những điều sau
đây:
1. Nhìn chung, có thể nhận thấy sự tương đồng ở mức độ cao giữa Tiêu
chuẩn SA 8000 và những quy định về pháp luật lao động Việt Nam. Từ đó,
có thể tin tưởng việc áp dụng SA 8000 vào Việt Nam có nhiều thuận lợi. Áp
dụng các tiêu chuẩn mới này cho doanh nghiệp nhằm vừa đảm bảo quyền
lợi của người lao động, vừa nâng cao uy tín sản phẩm của doanh nghiệp,
phù hợp với xu hướng hòa nhập trong khu vực và trên thế giới hiện nay.
2. Nhiều tiêu chuẩn đặt ra trong Tiêu chuẩn SA 8000 cũng như yêu cầu của
Tổ chức Lao động Quốc tế còn một số mặt vượt quá khả năng so với mức
trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng khuyến khích áp dụng
Tiêu chuẩn SA 8000 sẽ tạo điều kiện nâng cao dần chất lượng của môi
trường lao động tại các doanh nghiệp, phù hợp với mong muốn của các nhà
chức trách Việt Nam.
3. Cũng như các nước đang phát triển khác, hệ thống pháp luật lao động của
Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều bất cập cần
sớm sửa đổi, để phù hợp với xu hướng chung của các nước trong khu vực
và trên thế giới. Giữa việc phổ biến Tiêu chuẩn SA 8000 và hoàn thiện hệ
thống pháp luật lao động có mối liên hệ nhân quả và tác động qua lại lẫn
nhau.
4. Hiện nay, dân số Việt Nam thuộc loại trẻ và số người trong độ tuổi lao
động rất đông, hàng năm có khoảng 1,4 triệu người bước vào độ tuổi lao
động, khiến cho nhu cầu công ăn việc làm lớn. Áp lực công ăn việc làm

Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50


18

càng làm cho người lao động có vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao
động. Các chính sách về lao động phải lưu ý vấn đề này để đảm bảo quyền
lợi toàn diện của người lao động.
5. Vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn tại các Doanh nghiệp hiện nay còn
rất yếu. Nhiều cán bộ Công đoàn phụ thuộc giới chủ nên không phát huy vai
trò, chức năng của mình. Người lao động lại không có sự lựa chọn tổ chức
nghiệp đoàn nào khác (do Việt Nam chỉ có một tổ chức công đoàn duy
nhất). Vì vậy, cần nghiên cứu tổ chức một hệ thống công đoàn có tính
chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp, có lương riêng (từ ngân sách và từ sự
đóng góp của người lao động). Từ đó, có cơ sở nâng cao vị thế và vai trò
của các cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp, nhằm bảo vệ hiệu quả quyền
lợi của người lao động.

Sinh viên thực hiện
Phùng Văn Bình

Tài liệu tham khảo :
1.Web www.vietbao.vn , www.hpmvietnam.com , www.sa-intl.org ,
www.baomoi.com , www.tapchicongnghiep.vn
2. Nghiên cứu tìm hiểu tiêu chuẩn SA 8000 (Social Accountability) và nhu
cầu, điều kiện, khả năng ứng dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh –
Ths Nguyễn Thị Tường Vy
3.Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức –GS.TS Nguyễn Đình
Phan
Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50



19

Đề án môn học chuyên ngành SV Phùng Văn Bình lớp CNC-K50



×