Tải bản đầy đủ (.ppt) (114 trang)

Bài Giảng Chuẩn Đoán Bệnh Thú Y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 114 trang )

Ng­êi biªn so¹n: ThS. NguyÔn ThÞ Ng©n
1


Bài mở đầu
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của môn học
Chương 2: Khám hệ tim mạch
Chương 3: Khám hệ hô hấp
Chương 4: Khám hệ tiêu hoá
Chương 5: Khám hệ tiết niệu
Chương 6: Khám hệ thần kinh
Chương 7: Kiểm tra máu
2


Bài mở đầu
1. Khái niệm và phạm vi nghiên cứu của môn
học
Chẩn đoán bệnh thú y - là môn học về khám bệnh. Môn học
này nghiên cứu chủ yếu về các phương pháp phát hiện và thu
thập triệu chứng bệnh ở động vật nuôi, cách phân tích và đánh
giá về các triệu chứng của bệnh để từ đó đi tới kết luận chẩn
đoán là gia súc mắc bệnh gì.

3


Nội dung nghiên cứu chính của môn học:
- Các phương pháp khám bệnh:
+ Các phương pháp khám cơ bản (còn gọi là khám thông
thường, khám chung hay khám lâm sàng).


+ Các phương pháp khám chuyên biệt (còn gọi là khám
đặc biệt).

- Cách thu thập và đánh giá triệu chứng.
- Những lý luận tiên tiến và kinh nghiệm trong chẩn đoán bệnh ở gia súc, gia cầm.

4


2. Mối quan hệ của môn chẩn đoán với các
môn học khác
Môn Chẩn đoán có quan hệ mật thiết với nhiều môn
học khác, nhất là các môn chuyên môn trong thú y.
Có thể nói, môn Chẩn đoán là cơ sở của thực tiễn thú
y - là bài học chuyên môn đầu tiên - là cái cầu giữa
các môn khoa học cơ sở và các chuyên môn trong
thú y.

5


3. Nhiệm vụ của môn học

Nhiệm vụ của môn Chẩn đoán là vận dụng các phư




ơng pháp chẩn đoán khác nhau để phát hiện hết
những triệu chứng của bệnh và phân tích tổng hợp

các triệu chứng đó rồi rút ra kết luận chẩn đoán.
Một chẩn đoán đúng, sớm là điều kiện trước tiên để
có biện pháp phòng và điều trị bệnh có kết quả.
Phải nắm chắc kỹ thuật chẩn đoán, đồng thời đi vào
thực tế chẩn đoán và điều trị bệnh, học tập kinh
nghiệm trong thực tế sản xuất.

6


Chương 1

Những vấn đề cơ bản của môn học
1. Khái niệm về triệu chứng, chẩn đoán, tiên
lượng
1.1. Triệu chứng

Một quá trình bệnh có thể gây ra những rối loạn cơ

năng, những thay đổi về hình thái tổ chức của các khí
quan trong cơ thể. Những biểu hiện ra bên ngoài của
những thay đổi đó gọi là triệu chứng.

7


Nhiệm vụ số một của chẩn đoán là phát hiện triệu
chứng của bệnh súc. Trong một ca bệnh có nhiều triệu
chứng mà giá trị chẩn đoán của nó không giống nhau.
Mỗi triệu chứng ở các giai đoạn bệnh khác nhau, ý

nghĩa chẩn đoán cũng khác nhau.
* Phân loại triệu chứng :
- Căn cứ vào phạm vi biểu hiện, người ta chia triệu
chứng thành hai loại :
+ Triệu chứng cục bộ:
Là triệu chứng biểu hiện ở một khí quan của cơ
thể (VD).
8


H×nh ¶nh phæi bÞ gan ho¸
9


+ Triệu chứng toàn thân:
Là triệu chứng biểu hiện trên toàn bộ cơ thể.
- Căn cứ vào giá trị chẩn đoán, người ta chia triệu
chứng thành năm loại:
+ Triệu chứng đặc thù:
Là triệu chứng chỉ có ở một bệnh và khi con vật có
triệu chứng ấy thì chẩn đoán được ngay là con vật
mắc bệnh gì.
Tuy nhiên, không phải bệnh nào cũng có triệu chứng đặc thù.

+ Triệu chứng chủ yếu:
Là những triệu chứng thể hiện tương đối rõ trên con vật
bệnh.
10



Lîn bÞ bÖnh ®ãng dÊu

11


Lîn bÞ bÖnh Coli dung huyÕt

12


Lîn bÞ bÖnh cóm

13


Gà bệnh thở bằng miệng do khó thở

ứ thẩm dịch bã đậu trong xoang mắt

Sưng phù mặt và chảy nước mắt

BNH PH 14
U G


+ Triệu chứng điển hình:
Là triệu chứng phản ánh rõ rệt quá trình tiến triển của bệnh.

Nếu triệu chứng lâm sàng thể hiện không hoàn toàn theo
quy luật thường thấy của bệnh, gọi là triệu chứng không

điển hình.

+ Triệu chứng cố định:
Là triệu chứng thường có trong một số bệnh.
Triệu chứng trong một bệnh lúc có, lúc không có gọi là
triệu chứng ngẫu nhiên.

+ Triệu chứng thường diễn:
Là triệu chứng diễn ra trong suốt quá trình bệnh.
15


* Hội chứng : Là triệu chứng do nhiều nguyên nhân
khác nhau gây nên.

Tóm lại: Bệnh nặng hay nhẹ đều có nhiều triệu
chứng, trong đó có triệu chứng chủ yếu, triệu chứng
thứ yếu, có lúc triệu chứng điển hình, có lúc triệu
chứng không điển hình. Phải nắm vững phương pháp
chẩn đoán để phát hiện triệu chứng, có tri thức sâu
xa về bệnh lý và triệu chứng trong từng bệnh cụ thể
mới chẩn đoán bệnh được nhanh và chính xác.

16


1.2. Chẩn đoán

Chẩn đoán nghĩa là phán đoán qua các triệu chứng để
dẫn đến kết luận chẩn đoán là bệnh gì.


Một chẩn đoán đầy đủ cần phải làm rõ các nội dung sau đây:
- Vị trí có bệnh trong cơ thể.

- Tính chất của bệnh.
- Hình thức và mức độ rối loạn của cơ thể bệnh.
- Nguyên nhân gây bệnh

17


* Phân loại chẩn đoán:

Căn cứ vào phương pháp chẩn đoán, người ta chia
chẩn đoán thành ba loại :

Chẩn đoán trực tiếp:
Dựa vào những triệu chứng chủ yếu để đi đến kết luận chẩn
đoán. Hình thức chẩn đoán này chỉ có kết quả khi bệnh có
những triệu chứng chủ yếu, điển hình.

Chẩn đoán phân biệt:
Sau khi thu thập được những triệu chứng có trên con vật bệnh,
cần liên hệ đến những bệnh có cùng các triệu chứng đó, rồi loại
dần những bệnh không phù hợp, cuối cùng chỉ còn một bệnh
có nhiều khả năng nhất, đó chính là bệnh mà con vật đang
mắc.
18



Chẩn đoán bệnh qua kết quả điều trị:
Khi chẩn đoán không có đủ căn cứ để kết luận chính xác một
bệnh thì cần phải có hướng nghi ngờ đó là bệnh gì, từ đó tiến
hành điều trị. Nếu điều trị khỏi thì kết luận đúng là bệnh đã nghi
ngờ.

Căn cứ vào thời gian chẩn đoán, người ta chia chẩn
đoán thành hai loại :
Chẩn đoán sớm:

Là chẩn đoán có thể kết luận được ngay từ thời kỳ đầu của quá
trình bệnh. Chẩn đoán sớm rất có lợi cho điều trị và phòng
bệnh.

Chẩn đoán muộn:
Là chẩn đoán chỉ kết luận được vào thời kỳ cuối của bệnh, thậm
chí gia súc chết, mổ khám mới có kết luận chẩn đoán.
19


Căn cứ vào mức độ chính xác, người ta chia chẩn đoán
thành ba loại :
Chẩn đoán sơ bộ:

Chẩn đoán sơ bộ là chẩn đoán chưa thật chính xác. Sau khi
khám phải có kết luận chẩn đoán ngay để làm cơ sở cho điều trị
bệnh. Sau đó cần phải tiếp tục theo dõi để bổ sung cho kết luận
của chẩn đoán.

Chẩn đoán cuối cùng:


Là kết luận chẩn đoán sau khi đã khám kỹ và phát hiện thấy
những triệu chứng rất đặc trưng của bệnh, hoặc sau khi dùng
thuốc điều trị khỏi.

Chẩn đoán nghi vấn:
Đó là những trường hợp thường thấy trong chẩn đoán lâm sàng thú y khi có
một ca bệnh mà triệu chứng không đặc trưng cho bệnh nào. Trường hợp
này cần phải tiếp tục theo dõi và thông qua kết quả điều trị để có kết luận
chính xác hơn.
20


1.3. Tiên lượng

Sau khi khám bệnh kỹ lưỡng, nắm chắc bệnh tình,

người khám dự kiến thời gian bệnh có thể kéo dài,
những bệnh khác có thể kế phát, khả năng cuối cùng
của bệnh. Công việc đó gọi là tiên lượng. Tiên lượng
chính xác đòi hỏi suy xét nhiều mặt. Tiên lượng một
bệnh súc không chỉ phán đoán bệnh súc chết hay
sống, mà phải dự kiến điều trị tốn kém bao nhiêu, có
kinh tế không...

Chẩn đoán là kết luận của hiện tại, còn tiên lượng là kết
luận cho tương lai bệnh súc.

21



* Có 3 hình thức đánh giá tiên lượng:
Tiên lượng tốt:
Bệnh súc không chỉ có khả năng chữa lành mà nó còn giá trị
kinh tế. Tiên lượng tốt thường gặp trong các bệnh nhẹ.

Tiên lượng xấu:
Bệnh súc có thể chết hoặc không thể lành hoàn toàn, mất giá
trị kinh tế, chữa chạy rất tốn kém.

Tiên lượng nghi ngờ:
Do bệnh phức tạp, bệnh cũng không rõ, khó kết luận dứt khoát
kết cục của bệnh. Có nhiều ca bệnh cần có kết luận tiên lượng
để xử lý tiếp, những kết luận đó không chắc chắn.
22


2. Phương pháp tiếp cận và cố định gia súc để
khám bệnh
2.1. Phương pháp tiếp cận gia súc
Khi tiếp cận gia súc phải có thái độ ôn hoà, bình tĩnh, tự
tin. Phải nắm rõ các đặc điểm giải phẫu và sinh lý của
giống loài gia súc.

2.1. Phương pháp cố định gia súc
* Trâu, bò:
+ Cố định mũi và sừng.
+ Cố định đầu.
+ Cố định hai chân sau.


23


* Ngựa, lừa:
+ Dùng dụng cụ xoắn mũi hoặc xoắn tai.
+ Giữ một chân trước.
+ Kéo cao một chân sau.
+ Kéo giữ hai chân sau.
* Dê, cừu: Người giữ đứng theo chiều gia súc, hai
chân hai bên kẹp vào cổ con vật, hai tay nắm chặt
sừng.
* Lợn: Để lợn nằm nghiêng, người giữ ghì nắm chặt
chân phía dưới kéo lên, dùng chân ấn cố định vùng lư
ng để giữ chặt lợn.
* Chó: Nhất thiết phải có rọ mõm hoặc buộc mõm.
24


Phương pháp cố định gia súc:

25


×