Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài điều kiện môn quản trị học giới thiệu về các doanh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.99 KB, 16 trang )

Quản trị học
1

Viện Đại Học Mở Hà Nội
Khoa Du Lịch
***

BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN QUẢN TRỊ HỌC

Giáo viên hướng dẫn: Trịnh Thanh Thủy
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Lớp Bk17

Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17


Quản trị học
2

Ngày 30 tháng 5 năm 2011

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NHÂN RAY KROC – ÔNG CHỦ
TẬP ĐOÀN MC DONALD
Trong số hàng ngàn doanh nhân nổi tiếng trên thế giới, tôi

thật sự ấn

tượng với Ray Kroc – ông chủ tập đoàn nổi tiếng thế

giới về


đồ ăn nhanh McDonald bởi con đường đi đến thành

công

đầy nỗ lực, những thành tựu rực rỡ và triết lý kinh
của ông. Chính vì vậy tôi đã chọn Ray Kroc cho phần

doanh
tìm

hiểu về doanh nhân trong bài tập này. Dưới đây là nội
dung mà tôi đã tìm hiểu và thu thập về Ray Kroc và
sự phát triển của tập đoàn McDonald.
1.1

Đôi nét về Ray Kroc
Ray Kroc sinh ngày 5/10/1902 ở Oak Park, Illinois. Từ nhỏ, cậu bé Ray Arthur
Kroc đã không thực sự thích thú với việc đến trường, ngồi trong lớp học. "Khi còn
nhỏ, tôi chưa bao giờ là mọt sách. Những cuốn sách làm tôi phát ngán lên. Tôi
thích hành động. Tôi đã dành rất nhiều thời gian nghĩ về nhiều thứ. Tôi đã tưởng
tượng các loại tình huống và cách xử lý chúng" - Kroc nhớ lại. Thậm chí, Kroc
còn bị đúp khỏi trường trung học.
Lên 15 tuổi, Kroc nói dối về tuổi của mình với Hội chữ thập đỏ để được làm người
lái xe cứu thương. Khi đó là thời điểm chiến tranh thế giới lần thứ Nhất và Kroc
muốn tham gia vào quân đội. Kroc đã được gửi tới Connecticut để đào tạo nhưng
không được chiến đấu vì đúng lúc đó chiến tranh đã kết thúc.
Ông bắt đầu với việc làm người chơi piano cho một đài phát thanh vào buổi tối.
Sau đó, Kroc được thuê làm nhân viên bán hàng cho hãng cốc Lily Tulip. Bán

Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17



Quản trị học
3

những chiếc cốc giấy không phải là công việc mơ ước của Kroc, thế nhưng nó lại
chính là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi trong cuộc đời ông sau này. Ở Lily
Tulip, Kroc gặp Earl Prince - ông chủ của một công ty phân phối máy xay sinh tố,
một doanh nhân có đôi mắt nhìn ra những cơ hội kinh doanh trong tương lai.
Prince đã đưa Ray Kroc về làm cho mình. 17 tuổi, Kroc đã đi đến nhiều nơi của
nước Mỹ để bán máy xay sinh tố. Gần hai chục năm bán hàng, Ray Kroc làm chỉ
đủ cho một cuộc sống bình thường, và dường như ông chấp nhận điều đó.
Rồi ý tưởng sản xuất thức ăn nhanh xuất hiện vào năm 1954, khi Ray Kroc nhìn
thấy hình ảnh một cây xúc xích hamburger ở San Bernardio, thuộc bang
California. Lúc đó, anh em Dick và Mac Donald đã đặt 8 cái máy xay sinh tố cho
các nhà hàng của họ. Thích thú với những người đã đặt 8 máy, Kroc đã đến thăm
họ. Anh em nhà Mc Donald chỉ tập trung vào các loại hamburger, thịt băm có lẫn
pho mát, cá hồi, đồ uống và sữa. Kroc ấn tượng với cách làm của anh em nhà Mac
Donald, nhưng những ý tưởng làm ăn lớn hơn đã lấp lóe trong đầu ông. Kroc đã
sẵn sàng cho cơ hội thay đổi nghề nghiệp. Ông đã chán việc bán các máy xay sinh
tố và thấy được một cơ hội bằng vàng trong nhà hàng của McDonald. Ray Kroc đã
cố gắng thuyết phục anh em nhà Donald nhượng quyền kinh doanh lại cho mình.
Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng anh em nhà Donald đã quyết định bán
McDonald cho Ray Kroc với giá 2,7 triệu USD tiền mặt.
Ngay lập tức, Ray Kroc đã quyết định dùng tài sản thành lập công ty Franchise
Realty, một công ty trực thuộc Mc Donald, để phát triển mô hình nhượng quyền
kinh doanh. Dần dần, Mc Donald đã bắt đầu gây dựng được cho mình những
nguồn thu nhập đáng khích lệ và công ty Franchise Realty của Ray Kroc cũng đã
bắt đầu phát triển.
Thời gian từ năm 1960 đến 1978, ông đã biến McDonald trở thành một thương

hiệu nổi tiếng khắp thế giới.

Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17


Quản trị học
4

Năm 1978, Ray Kroc từ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng ông vẫn thường
xuyên theo dõi hoạt động của các nhà hàng thuộc sở hữu của Mc Donald.
Ở tuổi 81, Ray Kroc đã qua đời đúng mười tháng trước khi McDonnald bán chiếc
hamburger thứ 50 tỷ. Ông được tạp chí Time bầu chọn là một trong số những nhân
vật có ảnh hưởng nhất thế giới.

1.2 Những thành công của thương hiệu McDonald.

Với những nỗ lực để đẩy mạnh tên tuổi của mình, Mc Donald đã có được nhiều
thành công đáng kể:
Năm 1960, đã có hơn 200 điểm bán hàng của Mc Donald trên khắp nước Mỹ.
Năm 1961, trên 100 triệu chiếc hambuger đã được bán. Không chỉ quan tâm đến
việc phát triển hệ thống các cửa hàng, Ray Kroc còn để ý đến việc quảng cáo cho
các cửa hàng này. Ông đã dành một khoản tiền đáng kể cho chương trình quảng
cáo có tầm cỡ quốc gia để hỗ trợ cho việc kinh doanh của những cửa hàng nhượng
quyền kinh doanh.
Năm 1970, khi tình hình kinh doanh của công ty mẹ tại Mỹ bị suy giảm, Ray Kroc
lại bắt đầu một chiến dịch mới để thúc đẩy sự có mặt của thương hiệu Mc Donald
trên toàn thế giới. Và ông đã thành công.
hàng McDonald nổi tiếng trên toàn cầu

Hệ


thống

nhà

tới mức được coi

như là biểu tượng của doanh nghiệp Mỹ.
Hiện nay, hình ảnh của McDonald's vẫn

ăn sâu

vào thói quen của nhiều khách hàng.

Trên

thị trường chứng khoán Mỹ, đây
cũng là một trong những cổ phiếu
sáng giá. Giá trị vốn hóa của công ty
hiện vào khoảng 80 tỷ USD.

Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17


Quản trị học
5

McDonald không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được
những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Australia và
Đức. Ngày nay, có khoảng 1,5 triệu người làm việc cho McDonald trên toàn thế

giới. Khởi đầu McDonald chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở
thành một thương hiệu quốc tế đích thực.
McDonald là thương hiệu có tốc độ tăng trưởng lớn nhất và thống lĩnh thị trường
đồ ăn nhanh ở 120 nước trên 5 châu lục. McDonald hoạt động với trên 29.000 cửa
hàng trên toàn thế giới. Chỉ có một vài thương hiệu có thể đem ra so sánh với
McDonald.
Tuy nhiên, McDonald vẫn được đánh giá là thương hiệu mạnh nhất – theo nghiên
cứu của Interbrand, công ty tư vấn thương hiệu hàng đầu trên thế giới Interbrand
đã kết luận rằng: “Không có một thương hiệu nào có thể đem ra so sánh với
McDonald về ý tưởng xây dựng thương hiệu, cách thực hiện và sức hấp dẫn kéo
dài, lan rộng nhanh chóng của nó. McDonald là một thương hiệu Mỹ chinh phục
toàn thế giới với sức mạnh của hai yếu tố khá là khác biệt – văn hóa và thương
mại.

1.3

Triết lý kinh doanh
Người dân Mỹ không thể nhớ được tự bao giờ khu phố của họ không có một nhà
hàng thức ăn nhanh, cho đến một ngày loại nhà hàng của McDonald’s có mặt ở
khắp mọi ngõ ngách. Kể từ đó mọi người quen với việc sử dụng đồ ăn nhanh để
tiết kiệm thời gian.
Khoảng bốn thập kỷ trước, khi những mẩu quảng cáo thuốc lá được phát sóng dày
đặc, lấn át các cửa hàng bánh mì kẹp thịt, nhiều công ty bán hàng đã hy vọng có
cơ hội lắp đặt những máy bán thuốc lá tự động trong hành lang cửa hàng của
mình. Thời đó, các thiết bị như vậy được xem là thước đo sự tiện nghi, thoải mái
cho khách hàng ở bất cứ hoàn cảnh nào từ một tiệm ăn được yêu thích nhất vùng
cho đến một bữa tối thông thường nhất. Chúng cũng mang đến một khoản lợi

Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17



Quản trị học
6

nhuận không nhỏ cho chủ nhà hàng, cũng như cho công ty bán hàng bằng máy tự
động. Nhưng chúng không được phép lắp đặt bên trong các tiệm thức ăn nhanh, tại
sao?
Đi tiên phong trong việc này là McDonald’s với các tiệm thức ăn nhanh lan rộng
khắp nước Mỹ với tốc độ chóng mặt. Các công ty bán hàng bằng máy tự động có
tham vọng nhất đều rất sẵn lòng hợp tác làm ăn với họ nhưng những công ty này
luôn vấp phải sự từ chối thẳng thừng của McDonald’s. Ray Kroc không muốn có
khói thuốc lá trong chuỗi nhà hàng của mình khi thực khách đang tận hưởng
những chiếc bánh hamberger đầy hấp dẫn của ông. Tiêu chí của McDonald’s,
ngày trước cũng như bây giờ, là làm hài lòng khách hàng một cách nhanh nhất, rồi
chuyển sang những khách hàng kế tiếp cứ như thế.
Có thể nói Kroc là một ví dụ điển hình trong việc đả phá các tín ngưỡng truyền
thống. Đế chế của ông mở rộng ra khắp nơi. Dù đà tăng trưởng của công ty gần
đây có giảm sút, nhưng hơn 15 năm sau cái chết của ông, công ty đã có 25.000 chi
nhánh trên 119 quốc gia – và kiểm soát gần như phân nửa ngành công nghiệp thức
ăn nhanh, ngành công nghiệp mà họ là người khai
sinh ra.
Các nhà quan sát đều đồng ý rằng McDonald’s
làm được điều này bằng cách liên tục theo đuổi
triết lý kinh doanh nền tảng mà người sáng lập đã
đi tiên phong trong việc thực hiện: Xây dựng
những nhà hàng đơn giản, thông dụng và dễ nhận
biết, với cung cách phục vụ thân thiện, giá cả phải chăng và không có việc chờ đợi
bàn trống trong khi có ai đó hút xong một điếu thuốc.
Giờ đây khi đã nắm toàn quyền kiểm soát công ty, Kroc vẫn bám sát với những
nguyên tắc đã được kiểm chứng của mình. “Nếu bạn có thời gian để ỷ lại, thì bạn


Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17


Quản trị học
7

cũng có thời gian để dọn dẹp” trở thành một trong những câu nói ưa thích nhất của
ông, và ông thường làm theo câu nói này bằng cách tự mình nhặt lấy cây chổi để
quét sàn và bãi đỗ xe.
Một câu nói yêu thích khác là “Bán hàng là nghệ thuật giúp khách hàng có được
món hàng đó theo cách riêng của bạn”, ông thường dùng câu nói này để giải thích
cho triết lý kinh doanh của mình. Những hành động nhằm thể hiện câu nói này của
ông và các câu châm ngôn tương tự đã giúp McDonald’s bán được hơn 1 tỷ chiếc
bánh hamburger tính đến năm 1963, và dấu mốc này đã được thắp sáng bằng đèn
nê-ông trước mỗi nhà hàng McDonald’s.
Có thể nói, sự thành công của Mc Donald có được như ngày nay chính là từ những
ý tưởng kinh doanh thông minh và triết lý kinh doanh sang suốt đã nêu trên của
doanh nhân Ray Kroc.

1.4

Bài học kinh nghiệm từ sự thành công của Ray Kroc
Mỗi doanh nhân thành đạt điều có những bí quyết kinh doanh của riêng mình,
chính điều đó tạo nên sự khác biệt giữa họ với những cá nhân khác. Từ đó tạo nên
sự độc đáo và thành công cho thương hiệu của sản phẩm mà họ đang kinh doanh.
Ray Kroc đã cho chúng ta thấy được sự nhạy bén của ông khi ông nắm bắt được
cơ hội thực hiện hóa ý tưởng của mình bằng việc thuyết phục anh em Mc Donald
nhượng lại quyền kinh doanh. Bài học đầu tiên mà tôi nhận thấy ở đây chính là sự
quyết đoán và liều lĩnh đúng lúc sẽ mang lại cho ta thành công. Tính toán kĩ lưỡng

và cân nhắc là điều tốt, nhưng quan trọng hơn là phải dám quyết định và mạo hiểm
với những gì mình làm, có như thế ta mới biết được kết quả như thế nào.
Tuy nhiên, điều quan trọng thứ hai mà Ray Kroc đã thực hiện chính là đã xây
dựng một chiến lược thăm dò thị trường hoàn hảo, đánh trúng thị hiếu của khách
hàng. Sự phát triển của xã hội khiến người ta trở nên bận bịu và cần tiết kiệm thời

Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17


Quản trị học
gian cho công việc của mình, ông đã đẩy mạnh hệ thống đồ ăn nhanh không chỉ ở

8

Mỹ mà còn ở các quốc gia phát triển khác trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của
đông đảo người dân trong xã hội. Thêm vào đó, triết lý kinh doanh “Xây dựng
những nhà hàng đơn giản, thông dụng và dễ nhận biết, với cung cách phục vụ
thân thiện, giá cả phải chăng và không có việc chờ đợi bàn trống trong khi có ai
đó hút xong một điếu thuốc.” cũng cho ta thấy được chiến lược hết sức thông minh
của Ray Kroc, trong ngành công nghiệp dịch vụ thì chất lượng phục vụ là điều hết
sức quan trọng. Nếu bán đồ ăn nhanh cần sự nhanh chóng và đơn giản thì sự tiện
ích trong các dịch vụ và tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách trong ngành Du Lịch là
điều rất đáng quan tâm.
Và bài học cuối cùng mà tôi có thể rút ra từ nhà kinh doanh này chính là sự nỗ lực
từ những điều nhỏ nhất và sự tận tâm, nhiệt tình với công việc mình theo đuổi.
Chính khoảng thời gian trải qua nhiều công việc khác nhau đã giúp ông có được
nhiều kĩ năng và cơ hội để tiếp cận với cơ hội xây dựng chuỗi cửa hàng bán đồ ăn
nhanh sau này, và ngay cả khi là ông chủ, Ray Kroc vẫn luôn tận tụy với công việc
dù là nhỏ nhất, bằng chứng là việc ông cầm chổi để quét sàn và bãi đỗ xe. Sự độc
đáo trong các phục vụ khách hàng ấy chính là chìa khóa cho thành công của

thương hiệu đồ ăn nhanh số 1 tại Mỹ này.
Tôi nhận thấy rằng để có được thành công, ai ai trong chúng ta cũng cần có những
mục tiêu và cố gắng hết sức vì nó. Và sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều khi chúng ta có
thể học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm quý báu trên vào cuộc sống của chúng
ta, tin chắc rằng nó sẽ thật sự bổ ích và hiệu quả!

PHẦN 2: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KINH DOANH
I.

Ý tưởng kinh doanh : Xây dựng chuỗi cửa hàng bán và cho thuê trang
phục truyền thống Việt Nam “Vietnam’s Elegence” tại Hà Nội
Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17


Quản trị học
2.1
9

.1 Khởi nguồn ý tưởng
Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, trong đó người Việt
dân đông nhất và là một trong những tộc người có gốc
lâu đời trên dải đất này. Mỗi dân tộc mang đậm nét

có số
tích
một

bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó, trang phục nói
chung của từng tộc người nói riêng thật phong phú đa dạng




đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ trước

đến

ngày nay. Đây chính là nét văn hóa truyền thống đáng chú ý



du lịch cần hướng tới và khai thác song song với việc khai
thác các địa điểm du lịch. Tuy nhiên, ngành thời trang ở Việt
Nam chỉ đang chú trọng đến những sản phẩm mang tính
hiện đại chứ chưa biết cách khai thác hết những nét truyền thống trong trang phục
của dân tộc mình.
Nhắc đến trang phục truyền thống của người Việt, hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay
đến áo dài – trang phục truyền thống của phụ nữ Việt, mang đậm bản sắc Việt.
Tại Hà Nội có khá nhiều cửa hàng may áo dài và bán áo dài tập trung nhiều ở khu
vực phố cổ: Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Hàng Đào…. Tuy nhiên những cửa hàng
này còn hạn chế về mẫu mã kiểu dáng, lại chỉ tập trung vào áo dài mà không cho
ra những sản phẩm là trang phục của vùng miền khác. Mặt khác, có rất nhiều
người thích các trang phục của các dân tôc thiểu số Việt Nam, họ muốn mua tặng
hoặc sử dụng cho những mục đích khác như biểu diễn, chụp ảnh… Xuất phát từ
thực tế đó, tôi đã xây dựng nên chuỗi cửa hàng bán và cho thuê trang phục truyền
thống Việt Nam mang tên “Vietnam’s Elegance” với mong muốn đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng yêu thích các trang phục truyền thống và giúp giới thiệu
đến bạn bè quốc tế nét văn hóa đặc sắc này. Hi vọng ý tưởng này sẽ trở thành điểm
độc đáo thu hút du khách nước ngoài khi đến với Việt Nam.

Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17



Quản trị học
10

2.1.2 Mô tả sản phẩm
Trước hết, cần chú ý đến việc đặt hệ thống cửa hàng

Vietnam’s Elegence sao

cho phù hợp, các cửa hàng sẽ được chia theo các quận
của thành phố Hà Nội, trong đó khu vực trung tâm là
Quận Hoàn Kiếm và Quận Ba Đình sẽ được ưu tiên
đặt 2 cửa hàng.
Các sản phẩm của cửa hàng sẽ bao gồm các mặt hàng
được nhập từ nhiều nơi khác nhau trên toàn quốc. Các
trang phục phổ biến như áo dài, nón lá, áo bà ba, áo tứ
thân…sẽ được thiết kế và may tại các cửa hàng nổi
tại Hà Nội. Những trang phục của các dân tộc như

tiếng
Tày,

Dao, Mường, Thái… sẽ được đặt may từ chính những địa phương sử dụng trang
phục đó nhằm đảm bảo tính nghệ thuật của trang phuc. Bên cạnh đó những phụ
kiện như nón, mũ, khăn, giày dép cũng được chú trọng nhằm tạo sự kết hợp hoàn
hảo cho khách hàng.
Khách hàng đến với cửa hàng Vietnam’s Elegence sẽ được tư vấn chọn các trang
phục sao cho phù hợp với mục đích sử dụng và sở thích. Nếu mua sản phẩm thì
khách hàng có thể mua trực tiếp sản phẩm có ở cửa hàng hoặc đặt may. Nếu chỉ

thuê trang phục thì khách hàng cũng có thể đến cửa hàng và xem các mẫu trang
phục sẵn có chuyên dành để cho thuê.
Thêm vào đó, khi đến với cửa hàng, du khách trong và ngoài nước sẽ được nhân
viên bán hàng giới thiệu rõ hơn về nguồn gốc, cách sử dụng và vùng miền có sử
dụng trang phục ấy nhằm giúp họ biết đến sự đa dạng trong các trang phục của
Việt Nam.

2.1.3 Lợi thế của cửa hàng khi kinh doanh tại Hà Nội
Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Việt Nam nên nơi đây luôn thu
hút được sự chú ý của bạn bè trong và ngoài nước. Chính vì thế, việc xây dựng
chuỗi cửa hàng Vietnam’s Elegence tại Hà Nội là một lợi thế rất lớn về mặt vị trí.
Mặt khác, hiện nay, ở thủ đô Hà Nội có một số cửa hàng may đồ truyền thống
nhưng nhìn chung chất lượng chưa cao, giá thành khá đắt. Ngoài áo dài thì các

Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17


Quản trị học
11

trang phục khác hầu như chỉ may phục vụ cho biểu diễn. Vietnam’s Elegence khác
hẳn so với các cửa hàng thông thường đó bởi sự đa dạng trong sản phẩm, vì được
cung cấp với số lượng lớn nên giá cả của các sản phẩm cũng sẽ hợp lý hơn. Điểm
nổi bật nữa phải kể đến là việc niêm yết giá trên từng sản phẩm, điều này sẽ bảo
về lợi ích của khách hàng, nhất là khách du lịch nước ngoài, tránh nạn cò kéo
khách mua với giá trên trời nhưng chất lượng lại không đảm bảo.

II.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

2.2.1 Cơ hội thị trường
Nguồn cầu:
Như đã đề cập ở trên, hiện nay những trang phục truyền thống được may tại các
cửa hàng hay được may đều chưa thực sự làm thỏa mãn khách hàng. Đặc biệt với
khách du lịch, những sản phẩm lưu niệm là điều họ đặc biệt quan tâm. Xây dựng
được hệ thống cửa hàng này là chúng ta đã làm phong phú thêm thị trường đồ lưu
niệm cho ngành du lịch Việt Nam. Hàng năm lượng khách du lịch đến với thủ đô
Hà Nội luôn ở mức cao, trong 3 tháng đầu năm, lượng khách du lịch quốc tế đến
Hà Nội ước đạt 150.000 lượt, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
nhiều nhất là khách từ Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia. Đặc biệt
lượng khách Đông Nam Á tăng rất mạnh như Đài Loan tăng 35,7%, Hàn Quốc
92,4%, Thái Lan 59,5%. Khách du lịch nội địa cũng đạt 600.000 lượt, tăng 60%.
Doanh thu từ du lịch đạt 450 tỷ đồng, tăng 16, 9% so với cùng kỳ năm trước.
Với những người có nhu cầu thuê trang phục thì Vietnam’s Elegence là lựa chọn
hoàn hảo nhất bởi các cửa hàng cho thuê đồ hiện nay tại Hà Nội thường số lượng
chưa nhiều, các trang phục được cách tân nên không còn giữ được nét truyền
thống như mong đợi. Để phục vụ cho các chương trình văn hóa văn nghệ,
Vietnam’s Elegence có thể đáp ứng mọi yêu cầu về trang phục của nhà tổ chức.

Nguồn cung:

Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17


Quản trị học
12

Nhà cung ứng chính của cửa hàng sẽ là các cửa hàng vải nổi tiếng tại các địa
phương cận Hà Nội: Làng lụa Vạn Phúc – Hà Nội, Chợ Ninh Hiệp – Gia Lâm…
hay các cửa hàng bán vải ở Hà Nội.

Với những trang phục của dân tộc thiểu số sử dụng các chất liệu thổ cẩm, lụa,
lanh…đòi hỏi sự tỉ mỉ về chi tiết nghệ thuật sẽ được đặt hàng tại chính địa phương
do người dân địa phương may, đây cũng là điều kiện tốt nhằm tạo công ăn việc
làm cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Mẫu mã và kiểu dáng sẽ được cung cấp thông qua các công ty thời trang tại Hà
Nội, với sự cộng tác của các nhà thiết kế và nhà may nổi tiếng nhằm đảm bảo tính
dân tộc và nghệ thuật cho từng trang phục.

2.2.2 Khách hàng mục tiêu
Như đã trình bày ở trên, đối tượng chính mà cửa hàng hướng tới chính là khách du
lịch nước ngoài tại Hà Nội, các nhà chính trị, ngoại giao từ các nước đến thủ đô.
Bên cạnh đó cửa hàng cũng chú trọng đến phục vụ đối tượng khách Việt Nam yêu
thích các trang phục truyền thống, các nhà tổ chức sự kiện văn hóa nghệ thuật từ
quy mô nhỏ đến lớn.

2.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của Vietnam’s Elegence hiện nay trên địa bàn Hà Nội là rất ít.
Một số các cửa hàng thời trang nổi tiếng của các nhà thiết kế như Võ Việt Chung,
Trọng Nguyên, Việt Liên, Lan Hương…chỉ thường chú trọng đến sự cách tân
trong trang phục nên những trang phục ấy chỉ dành cho những người thích sự mới
mẻ nhất thời, khách hàng coi trọng giá trị truyền thống sẽ chọn những trang phục
đơn giản nhưng được may đúng với kiểu dáng và đảm bảo được những chi tiết
nghệ thuật vốn có.
Ngoài ra, các cửa hàng của Vietnam’s Elegence cũng đáp ứng đa dạng hơn các đối
tượng khách, từ khách có khả năng chi trả trung bình cho đến khách cho khả năng
chi trả cao. Chính vì vậy, việc thực hiện hóa chuỗi cửa hàng Vietnam’s Elegence
sẽ tạo được vị trí khá vững chắc trên thị trường.

Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17



Quản trị học
III.
13

Kế hoạch tiếp thị và bán hàng
Để thu hút nhiều khách hàng đến với Vietnam’s Elegence, cần có một chiến lược
tiếp thị thông minh, phù hợp với thị trường.
Thị trường thời trang ở Hà Nội luôn rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên lĩnh vực
thời trang truyền thống thì chưa được đầu tư đúng mức. Sự xuất hiện của VN’s
Elegence chắc chắn sẽ được sự ủng hộ từ phía các nhà chuyên môn trong lĩnh vực
văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, điều đầu tiên cần chú ý đó là tận dụng sự tác động
của đối tượng này lên thị trường bằng việc
giới thiệu hệ thống trên nhiều kênh thông tin
khác nhau: báo chí, ti vi, internet, chương trình & sự
kiện thời trang….
Song song với đó, cửa hàng sẽ có những khuyến mãi

hấp dẫn

cho khách hàng, chẳng hạn: khi khách mua với số

lượng

lớn sẽ được giảm 5% cho mỗi sản phẩm, khách

hàng

trung thành sẽ có thẻ ưu đãi, với những khách hàng là các


chính

trị

gia, ngoại giao, doanh nhân nước ngoài… sẽ có thêm những quà tặng là các cuốn
hand book giới thiệu các thông tin về văn hóa trang phục Việt Nam và tặng kèm
phụ kiện, ví dụ khi mua áo bà ba Nam Bộ quý khách sẽ được tặng thêm khăn rằn
để mặc cùng trang phục.
Một điều cần chú trọng nữa là nhân viên bán hàng của cửa hàng, họ sẽ được mặc
những bộ trang phục truyền thống được thay đổi theo từng tuần nhằm tạo nên nét
độc đáo của cửa hàng, cùng với thiết kế mang tính truyền thống và nghệ thuật của
cừa hàng. Thêm vào đó, nhân viên phải là người am hiểu các trang phục truyền
thống để có thể giới thiệu đến khách hàng những thông tin cơ bản nhất về trang
phục họ quan tâm, có nghệ thuật bán hàng và kĩ năng ngoại ngữ đạt mức giao tiếp
tốt. Thái độ phục vụ tận tình, thân thiện, chuyên nghiệp sẽ là ấn tượng tốt với
khách hàng khi đến với Vietnam’s Elegence, giúp họ có cảm giác thoải mái nhất,
hài long nhất. Đây cũng chính là điều quan trọng mà cửa hàng sẽ thực hiện trong
quá trình kinh doanh.

Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17


Quản trị học
14

Trên đây là ý tưởng kinh doanh chuỗi cửa hàng thời truyền thống mà tôi đã suy
nghĩ và tìm tòi để xây dựng sao cho phù hợp. Tôi đã áp dụng một phần triết lý
kinh doanh của Ray Kroc cho sản phẩm của mình. Mặc dù vậy không thể tránh
khỏi những thiếu xót bởi những ý tưởng này chỉ mới được đưa ra trên lý thuyết,
hoàn toàn chưa có sự tiếp xúc thực tế, tôi lại không phải là sinh viên ngành thời

trang nên cũng có nhiều kiến thức trong lĩnh vực
này. Tuy nhiên, với sự yêu thích những trang phục

truyền thống

và mong muốn gìn giữ và phát triển những nét
truyền thống Việt Nam, tôi tin rằng Vietnam’s
là một ý tưởng được sự ủng hộ, đầu tư từ

giá

Elegence sẽ
nhiều

phía và đạt được nhiều thành công.

Mục Lục

Phần

Tên phần

Trang

PHẦN 1:
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NHÂN RAY KROC – ÔNG CHỦ TẬP
ĐOÀN MC DONALD

1


Đôi nét về Ray Kroc

1

1.1
1.2

Thành tựu của MC DONALD

3

1.3

Triết lý kinh doanh

4

1.4

Bài học kinh nghiệm cho bản thân thông qua triết lý kinh
doanh

6

Phần 2: Ý tưởng kinh doanh chuỗi cửa hàng Vietnam’s Elegence tại
Hà Nội

8

I

2.1.1

Sản phẩm

8

Khơi nguồn ý tưởng

8

Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17

trị


Quản trị học
15

2.1.2

Mô tả sản phẩm

9

2.1.3

Lợi thế của cửa hàng khi kinh doanh tại Hà Nội

10


Phân tích thị trường

10

2.2.1

Cơ hội thị trường

10

2.2.2

Khách hàng mục tiêu

11

2.2.3

Đối thủ cạnh tranh

12

II

III

Kế hoạch tiếp thị và bán hàng

Nguyễn Thị Huyền Trang – Bk17


12-13



×