ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------
MA DUY BA
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC
LOÀI CÂY TRAI (GARCINIA FRAGRAEOIDES) TẠI KHU BẢO
TỒN NA HANG - TUYÊN QUANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm Nghiệp
: 2011 - 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------
MA DUY BA
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC
LOÀI CÂY TRAI (GARCINIA FRAGRAEOIDES) TẠI KHU BẢO
TỒN NA HANG - TUYÊN QUANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm Nghiệp
: 43 - QLTNR
: 2011 - 2015
: TS. Hồ Ngọc Sơn
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------
MA DUY BA
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC
LOÀI CÂY TRAI (GARCINIA FRAGRAEOIDES) TẠI KHU BẢO
TỒN NA HANG - TUYÊN QUANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm Nghiệp
: 43 - QLTNR
: 2011 - 2015
: TS. Hồ Ngọc Sơn
Thái Nguyên, năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc khóa học 2011 - 2015 tại trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, được sự nhất trí của khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực tập tại
KBTTN Na Hang thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Với sự cố gắng
hết sức của bản thân cộng với sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy giáo, tôi
đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Nhưng do trình độ có hạn
và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận của tôi không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới BGH Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, nơi đã gắn bó với tôi suốt 4 năm học tập và tu dưỡng trở thành người
có ích cho xã hội. Tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân tới BCN khoa Lâm nghiệp,
nơi đã trực tiếp đào tạo chúng tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy
cô trong Khoa Lâm nghiệp đã dìu dắt, giúp đỡ tôi, cho tôi những kiến thức
khoa học mới và dạy tôi cách làm người có ích. Đặc biệt, cho tôi gửi lòng biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hồ Ngọc Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn tận
tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin chân thành
cảm ơn các cán bộ, công nhân viên Ban quản lý rừng đặc dụng Na Hang, đã
tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Ma Duy Ba
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và trữ lượng các loại rừng ................................................................... 19
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ..................................................................... 20
Bảng 2.3: Hiện trạng rừng đặc dụng .................................................................................... 21
Bảng 2.4: Hiện trạng rừng phòng hộ ................................................................................... 21
Bảng 4.1: Kích thước cây Trai tại khu bảo tồn Na Hang..................................................... 33
Bảng 4.2: Kết quả đo kích thước lá cây Trai ....................................................................... 34
Bảng 4.3: Đặc điểm vật hậu của loài trong thời gian từ tháng 1 - 5 .................................... 36
Bảng 4.4: Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa nơi có cây Trai phân bố ............................ 37
Bảng 4.5: Kết quả điều tra mô tả phẫu diện đất khu vực nghiên cứu .................................. 37
Bảng 4.6: Điều tra tầng cây cao OTC1 ................................................................................ 38
Bảng 4.7: Điều tra tầng cây cao OTC 2 ............................................................................... 39
Bảng 4.8: Điều tra tầng cây cao OTC 3 ............................................................................... 39
Bảng 4.9: Điều tra tầng cây cao OTC 4 ............................................................................... 39
Bảng 4.10: Điều tra tầng cây cao OTC 5 ............................................................................. 40
Bảng 4.11: Điều tra tầng cây cao OTC 6 ............................................................................. 40
Bảng 4.12: Cấu trúc tổ thành ở các OTC tính theo số cây................................................... 40
Bảng 4.13: Mật độ tầng cây cao của lâm phần và Trai ........................................................ 43
Bảng 4.14: Thành phần loài cây gỗ đi kèm với Trai ở các OTC ......................................... 44
Bảng 4.15: Thành phần loài cây bụi, thảm tươi nơi Trai phân bố ....................................... 45
ở các trạng thái rừng ............................................................................................................ 45
Bảng 4.16. Đặc điểm về độ tàn che của tầng cây cao ở các trạng thái rừng
nơi có Trai phân bố .............................................................................................................. 46
Bảng 4.17. Điều tra sự tác động của con người và vật nuôi
đến hệ thực vật rừng trong khu vực ..................................................................................... 47
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Hình thái thân cây Trai ............................................................................. 34
Hình 4.2: Hình thái vỏ cây Trai ....................................................................................... 34
Hình 4.3: Hình thái cành, tán cây Trai............................................................................ 34
Hình 4.4: Mặt sau lá Trai ................................................................................................. 35
Hình 4.5: Mặt trước lá Trai .............................................................................................. 35
iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT
Nghĩa đầy đủ
Viết tắt
1
D1.3
Đường kính ngang ngực
2
Ha
Hecta
3
Hvn
Chiều cao vút ngọn
4
N
Số cây
5
ODB
Ô dạng bản
6
OTC
Ô tiêu chuẩn
7
TB
Trung bình
8
TT
Thứ tự
9
T
Tốt
10
KBTTN
Khu bảo tồn thiên nhiên
11
QXTV
Quần xã thực vật
12
ĐDSH
Đa dạng sinh học
13
GPS
Dụng cụ đo tọa độ, diện tích
v
MỤC LỤC
Phần 1.MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ........................................................................................... 3
Phần 2.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 4
2.1. Trên thế giới ...................................................................................................................... 4
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây ..................................................................... 4
2.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học............................................................................ 5
2.1.3. Nghiên cứu về cây trai ................................................................................................. 8
2.2. Ở Việt Nam........................................................................................................................ 9
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây ..................................................................... 9
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái loài cây .................................................................. 10
2.3. Nhận xét, đánh giá chung ............................................................................................. 12
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu .................................................................................. 13
2.4.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................... 13
2.4.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu .................................... 16
2.4.3. Hiện trạng tài nguyên rừng ...................................................................................... 19
2.4.4. Nhận xét, đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện
tự nhiên kinh tế- xã hội của khu bảo tồn. ......................................................................... 22
Phần 3.ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 24
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 24
3.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 24
3.2.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu của cây Trai.......................................................... 24
3.2.2. Đặc điểm sinh thái của loài cây Trai ....................................................................... 24
3.2.3. Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi loài cây Trai phân bố 24
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình
điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Người viết cam đoan
Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học
TS. Hồ Ngọc Sơn
Ma Duy Ba
Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu.
(ký, ghi rõ họ tên)
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ biện chứng tác động qua
lại lẫn nhau. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên hay tài nguyên rừng nói riêng
đối với cuộc sống con người đã được nhiều tài liệu đề cập đến và không phải
bàn cãi nhiều. Tuy nhiên, dưới nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp khác
nhau đã và đang làm ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên này và làm cho
tính đa dạng sinh học bị suy giảm trầm trọng. Bên cạnh việc nhiều loài, nhiều
taxon được phát hiện và mô tả mới cho khoa học thì rất có thể nhiều loài khác
loài chưa từng được biết đến đã đối diện với nguy cơ bị đe dọa và tuyệt
chủng, và trong số đó có thể có những loài có giá trị đặc biệt đối với khoa học
và cuộc sống của con người.
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang thuộc huyện Na Hang tỉnh Tuyên
Quang; là một khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập theo Quyết định
274/UB-QĐ ngày 9 tháng 5 năm 1994 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên
Quang. Nằm trên địa bàn các xã Khâu Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú, Thanh
Tương của huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang. Tọa độ: 22°16’ - 22°31’ vĩ độ
Bắc; 105°22’ - 105°29’ kinh độ Đông Diện tích: 22.401,5 ha. Là khu có hệ
sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái điển hình của miền Bắc Việt Nam
với kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới còn tồn tại khá nhiều loài động, thực vật
quý hiếm đặc trưng cho vùng núi Bắc bộ, rất có giá trị nghiên cứu khoa học,
bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường. Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang
còn được coi là “lá phổi xanh” là điểm du lịch hấp dẫn, có tác dụng to lớn
trong việc điều hòa khí hậu, hấp thụ các bon và các khí thải công nghiệp. Đây
còn là nơi phòng hộ đầu nguồn, nơi cung cấp nước cho thủy điện Na Hang,
nước sản xuất, sinh hoạt của người dân sinh sống quanh khu vực.
2
Từ khi được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên Na Hang đã trở thành khu giao lưu,tiêu điểm nghiên cứu
khoa học của tổ chức trong nước và quốc tế.là điểm đến lý tưởng của nhiều du
khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên công tác bảo tồn và phát triển bền vững
của tài nguyên khu bảo tồn thiên nhiên đang gặp nhiều khó khăn gây ảnh
hưởng đến đa dạng sinh học tại khu bảo tồn. Đặc biệt là trong đó là việc khai
thác trái phép các loài thực vật và cây lâm sản ngoài gỗ. Sự đa dạng thực vật
ở mức độ nào đó chính là sự đa dạng về sinh học,các loài thực vật là bộ phận
quan trọng cấu thành nên tổ thành rừng, bở vậy nguồn thực vật luôn có nguy
cơ bị tác động có nghĩa là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cũng sẽ bị tác
động bởi áp lực của người dân trong vùng. Nếu không có những biện pháp
hữu hiệu, cần thiết,can thiệp kịp thời nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt trong
tương lai là khó tránh khỏi.
Cây Trai là một trong số những loài mang nhiều đặc điểm quan trọng
cho khoa học và là loài cây sinh sống phát triển trên núi đá có thể nghiên cứu
và ứng dụng trong công nghệ khoa học, nhưng từ khi phát hiện đến nay, ngoài
việc mô tả và công bố mới cho khoa học thì loài cây Trai này chưa được mở
rộng điều tra về phân bố của loài, cũng chưa có những nghiên cứu tiếp theo về
các đặc điểm vật hậu, sinh thái, tái sinh loài. Từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề
tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây trai (Garcinia
fragraeoides) tại khu bảo tồn Na Hang Tuyên Quang” Đề tài được thực hiện
thành công đồng nghĩa với việc thực vật được bảo tồn và phát triển, tạo công
ăn việc làm cho người dân trong vùng, qua đó sẽ từng bước nâng cao đời sống
và hiểu biết cho người dân giản áp lực cho tài nguyên thiên nhiên, đề xuất
những hướng bảo tồn đa dạng sinh học loài cây có triển vọng và quý hiếm này
tại Vườn Quốc gia Na Hang.
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nhằm cung cấp thông tin về một số đặc điểm lâm học cơ bản của loài cây
Trai tại vườn quốc gia Na Hang, tỉnh Tuyên Quang làm cơ sở đề xuất các giải
pháp bảo tồn đa dạng sinh học loài cây này ở tỉnh Tuyên Quang và Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định được những đặc điểm cơ bản về hình thái và vật hậu của loài
cây Trai.
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái và phân bố, đặc điểm tái
sinh của loài cây Trai tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài cây này ở tỉnh Tuyên Quang và
Việt Nam.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Về mặt khoa học: Bổ sung các thông tin khoa học và là cơ sở khoa học
cho các nhà quản lý bảo tồn.
Về mặt thực tiến: Nghiên cứu loài cây trai (Garcinia fragraeoides) làm
cơ sở để đề suất hướng bảo tồn loài và giám sát bảo tồn đa dạng sinh học tại
khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang Tuyên Quang.
4
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây
Việc nghiên cứu sinh học loài cây trong đó có các đặc điểm hình thái
và vật hậu đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Đây là bước đầu tiên, làm
tiền đề cho các môn khoa học khác liên quan. Có rất nhiêu công trình liên
quan đến hình thái và phân loại các loài cây. Những nghiên cứu này đầu tiên
tập trung vào mô tả và phân loại các loài, nhóm loài,. ..Có thể kể đến một vài
công trình rất quen thuộc liên quan đến các nước lân cận như: Thực vật chí
Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc
và trung tâm Ấn độ (1874), Thực vật chí Ấn độ 7 tập (1872 - 1897), Thực vật
chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 - 1925), Thực vật chí Hải
Nam (1972 - 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977), Thực vật chí Quảng
Đông, Trung Quốc (9 tập). Sự ra đời của các bộ thực vật chí đã góp phần làm
tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại cũng như đánh giá tính
đa dạng của các vùng miền khác nhau.
Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho thời kỳ
nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I.[21] cho rằng “Chỉ cần điều tra
trên một diện tích đủ lớn để có thể bao chùm được sự phong phú của nơi sống
nhưng không có sự phân hoá mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể.
Tolmachop đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở
vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500 - 2000 loài.
Về vật hậu học: Hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơ
quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố
ở các vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt. Điều này có ý nghĩa
5
cần thiết trong nghiên cứu sinh thái cá thể loài và công các chọn tạo giống.
Các công trình như nêu trên cũng đã ít nhiều nêu ra các đặc điểm về chu kỳ
hoa, quả và các đặc trưng vật hậu của từng loài, nhóm loài.
2.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở đề xuất
biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong
kinh doanh rừng rất được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo đó,
các lý thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để
trong nghiên cứu đặc điểm của 1 loài cụ thể nào đó.
Odum E.P (1971)[19] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái, trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P (1935). Ông đã phân
chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể
nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập tính
cũng như khả năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý.
Lacher. W (1978) đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong sinh thái
thực vật như: Sự thích nghi với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, độ
nhiệt, độ ẩm, nhịp điệu khí hậu(Dẫn theo Nguyễn Thị Hương Giang, 2009)[13]
Tái sinh là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng,
đó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn
hoàn cảnh rừng. Hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ
thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố.
Baur G.N (1962) [20]cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh
sáng đã làm ảnh hưởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm
thì ảnh hưởng đó thường không rõ ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài
cây trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Vì vậy, khi
nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình hình tái sinh
rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.
6
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ
qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường
sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong
của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp.
Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc
hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ.
Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W Risa (19331934) đề sướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan, đến nay phương pháp đó
vẫn được sử dụng nhưng nhược điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp
theo hướng thẳng đứng trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc
phục bằng cách vẽ một số dải kề nhau và đưa lại một hình tượng về không gian
3 chiều.
Richards P.W (1952) [17] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt
đới về mặt hình thái. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là
tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và thường có nhiều tầng. Ông
nhận định: "Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt
cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây".
Như vậy, nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao còn mang tính cơ giới,
nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới.
Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng đã và đang được chuyển từ mô tả định tính
sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học. Rollet B.L
(1971) đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm
hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạng phân
bố xác suất.
Từ việc vận dụng các lý luận về sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng trên,
nhiều nhà khoa học trên thế giới đã vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái cho từng loài cây. Một vài công trình nghiên cứu có thể kể tới như:
7
Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre, 2006),
Anon (1996), Keble và Sidiyasa (1994) đã nghiên cứu đặc điểm hình thái của
loài Vối thuốc (Schima wallichii) và đã mô tả tương đối chi tiết về đặc điểm hình
thái thân, lá, hoa, quả, hạt của loài cây này, góp phần cung cấp cơ sở cho việc
gây trồng và nhân rộng loài Vối thuốc trong các dự án trồng rừng (dẫn theo
Hoàng Văn Chúc, 2009)[4].
Tian - XiaoRui trong công trình nghiên cứu về khả năng chịu lửa của một
số loài cây trồng rừng đã rút ra kết luận, Vối thuốc (S. wallichii), Castanopsis
hystrix và Myrica rubra có sức chống lửa tốt nhất trong tổng số 12 loài cây
nghiên cứu.
Vối thuốc là loài cây tiên phong ưa sáng, biên độ sinh thái rộng, phân
bố rải rác ở các khu vực phía Đông Nam Châu Á. Vối thuốc xuất hiện ở nhiều
vùng rừng thấp (phía Nam Thái Lan) và cả ở các vùng cao hơn (Nepal) cũng
như tại các vùng có khí hậu lạnh. Là cây bản địa của Brunei, Trung Quốc, ấn
Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Phillipines, Thailand và Việt
Nam (World Agroforestry Centre, 2006). Vối thuốc thường mọc thành quần
thụ từ nơi đất thấp đến núi cao, phân bố ở rừng thứ sinh, nơi đồng cỏ, cây bụi
và ngay cả nơi ngập nước có độ mặn nhẹ. Vối thuốc có thể mọc trên nhiều
loại đất với thành phần cơ giới và độ phì khác nhau, từ đất cằn cỗi xương xẩu
khô cằn đến đất phì nhiêu, tươi tốt, có thể thấy Vối thuốc xuất hiện nơi đầm
lầy. Vối thuốc là loài cây tiên phong sau nương rẫy (Laos tree seed project,
2006) (dẫn theo Hoàng Văn Chúc, 2009)[4].
Theo Khamleck (2004) Họ Dẻ có phân bố khá rộng, với khoảng 900
loài chúng được tìm thấy ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, cận nhiệt đới và nhiệt
đới, song chưa có tài liệu nào công bố chúng có ở vùng nhiệt đới Châu Phi.
Hầu hết các loài phân bố tập trung ở Châu Á, đặc biệt ở Việt Nam có tới 216
i
LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc khóa học 2011 - 2015 tại trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, được sự nhất trí của khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực tập tại
KBTTN Na Hang thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Với sự cố gắng
hết sức của bản thân cộng với sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy giáo, tôi
đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Nhưng do trình độ có hạn
và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận của tôi không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới BGH Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, nơi đã gắn bó với tôi suốt 4 năm học tập và tu dưỡng trở thành người
có ích cho xã hội. Tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân tới BCN khoa Lâm nghiệp,
nơi đã trực tiếp đào tạo chúng tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy
cô trong Khoa Lâm nghiệp đã dìu dắt, giúp đỡ tôi, cho tôi những kiến thức
khoa học mới và dạy tôi cách làm người có ích. Đặc biệt, cho tôi gửi lòng biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hồ Ngọc Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn tận
tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin chân thành
cảm ơn các cán bộ, công nhân viên Ban quản lý rừng đặc dụng Na Hang, đã
tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Ma Duy Ba
9
vôi rễ phát triển ăn sâu vào các ke và hốc đá, mùa ra hoa là tháng 3-4, quả chín
tháng 8-9. Tái sinh hạt khó khăn.
2.2. Ở Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây
Ngoài những tác phẩm cổ điển về thực vật như “Flora Cochinchinensis“
của Loureiro (1790) và “Flore Forestière de la Cochinchine” của Pierre (18791907), thì từ đầu những năm đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện một công trình nổi tiếng,
là nền tảng cho việc nghiên cứu về hình thái phân loại thực vật, đó là Bộ thực
vật chí Đông Dương do H. Lecomte chủ biên (1907-1952). Trong công trình
này, các tác giả người pháp đã thu mẫu, định tên và lập khóa mô tả các loài
thực vật bậc cao có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương, trong đó hệ thực
vật Việt Nam có 7004 loài, 1850 chi và 289 họ.
Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn khác nhau như ở miền Nam
Việt Nam có công trình thảm thực vật Nam Trung Bộ của Schmid (1974),
trong đó tác giả đã chỉ rõ những tiêu chuẩn để phân biệt các quần xã khác
nhau là sự phân hóa khí hậu, chế độ thoát nước khác nhau. Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập
do Lê Khả Kế chủ biên và ở miền Nam Phạm Hoàng Hộ (1970-1972) cũng
cho ra đời công trình đồ sộ 2 tập về “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”, trong đó
giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài rêu, còn
lại là 5246 loài thực vật có mạch, và sau này là “Cây cỏ Việt Nam”.
Ngoài ra, còn rất nhiều các bộ sách chuyên khảo khác, tuy không tách
riêng cho vùng Tây Nam Bộ nhưng cũng đã góp phần vào việc nghiên cứu đa
dạng sinh học thực vật chung, như các bộ về Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện
điều tra qui hoạch, 1971-1988), Cây thuốc Việt Nam (Viện dược liệu, 1990),
Cây tài nguyên (Trần Đình lý và cs, 1993), Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam (Trần
Hợp & Nguyễn Bội Quỳnh, 1993), 100 loài cây bản địa (Trần Hợp & Hoàng
10
Quảng Hà, 1997), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn chi và Trần Hợp,
1999), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002), v.v...Gần đây Viện
sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng đã xây dựng và biên soạn được 11 tập
chuyên khảo đến họ riêng biệt. Đây là những tài liệu vô cùng quý giá góp
phần vào việc nghiên cứu về thực vật của Việt Nam.
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái loài cây
Ở nước ta, nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của các loài cây bản
địa chưa nhiều, tản mạn, có thể tổng hợp một số thông tin có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu như sau:
Nguyễn Bá Chất (1996)[3] đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện
pháp gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu về
các đặc điểm phân bố, sinh thái, tái sinh,... tác giả cũng đã đưa ra một số biện
pháp kỹ thuật gieo ươm cây con và trồng rừng đối với Lát hoa.
Trần Minh Tuấn (1997)[11] đã nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học
loài Phỉ ba mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại Vườn Quốc gia Ba
Vì - Hà Tây (cũ), ngoài những kết quả về các đặc điểm hình thái, tái sinh tự
nhiên, sinh trưởng và phân bố của loài, tác giả còn đưa ra một số định
hướng về kỹ thuật lâm sinh để tạo cây con từ hạt và trồng rừng đối với loài
cây này.
Vũ Văn Cần (1997)[2] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh
vật học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở
Vườn Quốc gia Cúc Phương, ngoài những kết luận về các đặc điểm phân
bố, hình thái, vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần có Chò đãi phân
bố,... tác giả cũng đã đưa ra những kỹ thuật tạo cây con từ hạt đối với loài
cây Chò đãi.
Nguyễn Thanh Bình (2003)[1] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang. Với những kết quả
11
nghiên cứu đạt được, tác giả đã đưa ra nhiều kết luận, ngoài những đặc điểm
về hình thái, vật hậu, phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài, tác giả
còn cho rằng phân bố N-H và N-D đều có một đỉnh; tương quan giữa Hvn và
D1,3 có dạng phương trình Logarit.
Lê Phương Triều (2003)[11] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật
học của loài Trai lý tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tác giả đã đưa ra một số
kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài, ngoài
ra tác giả còn kết luận là: có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố
N-D1.3, N-Hvn, các mối quan hệ H-D1,3, Dt-D1,3.
Vương Hữu Nhị (2003)[8] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và
kỹ thuật tạo cây con Căm xe góp phần phục vụ trồng rừng ở Đắc Lắc - Tây
Nguyên, từ kết quả nghiên cứu với những kết luận về đặc điểm hình thái,
phân bố, cấu trúc, tái sinh tự nhiên,... tác giả còn đưa ra những kỹ thuật gây
trồng đối với loài cây này.
Ly Meng Seang (2008)[18] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của
rừng Tếch trồng ở Kampong Cham Campuchia, đã kết luận: ở các độ tuổi
khác nhau: Phân bố N-D1,3 ở các tuổi đều có dạng một đỉnh lệch trái và nhọn,
phân bố N-H thường có đỉnh lệch phải và nhọn, phân bố N-Dt đều có đỉnh
lệch trái và tù. Giữa D1,3 hoặc Hvn so với tuổi cây hay lâm phần luôn tồn tại
mối quan hệ chặt chẽ theo mô hình Schumacher. Ngoài ra, tác giả cũng đề
nghị trong khoảng 18 năm đầu sau khi trồng rừng Tếch nên chặt nuôi dưỡng 3
lần theo phương pháp cơ giới, với kỳ dãn cách là 6 năm 1 lần.
Nguyễn Toàn Thắng (2008)[10] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm
học của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis) tại Lâm Đồng. Tác giả đã có
những kết luận rõ ràng về đặc điểm hình thái, vật hậu, phân bố, giá trị sử
dụng, về tổ thành tầng cây gỗ biến đổi theo đai cao từ 17 đến 41 loài, với các
loài ưu thế là Dẻ anh, Vối thuốc răng cưa, Du sam,....
12
Hoàng Văn Chúc (2009)[4] trong công trình “Nghiên cứu một số đặc
điểm tái sinh tự nhiên loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) trong các
trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh Bắc Giang” đã mô tả một cách chi
tiết về đặc điểm hình thái, vật hậu, tái sinh, phân bố,… của loài cây này ở khu
vực tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nhân rộng loài
cây bản địa có giá trị này.
Tóm lại, với những kết quả của những công trình nghiên cứu như trên,
là cơ sở để đề tài lựa chọn những nội dung thích hợp để tham khảo vận dụng
trong đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài cây Trai.
2.3. Nhận xét, đánh giá chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu ở cả trên thế giới và ở Việt Nam,
đề tài rút ra một số nhật xét sau:
Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng, tái sinh rừng, hình thái, sinh
thái,… của rừng mưa nhiệt đới đã được các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu từ rất lâu. Những kết quả đạt được cung cấp đầy đủ cơ sở lý
luận cũng như thực tiễn cho việc thực hiện định hướng nghiên cứu của đề tài.
Tuy nhiên, tài nguyên thực vật rừng nhiệt đới là rất đa dạng, phong phú. Do đó,
các công trình nghiên cứu chuyên sâu về mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái cho
từng loài cây cụ thể, đặc biệt là những loài cây quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt
chủng ngoài tự nhiên để có biện pháp bảo tồn vẫn đang là hướng nghiên cứu
hết sức cần thiết và cấp bách.
Ở Việt Nam, mặc dù các nghiên cứu về cấu trúc, tái sinh rừng, nghiên cứu
về đặc điểm sinh học, sinh thái cho từng loài cây cụ thể,… được thực hiện tương
đối chậm so với thế giới nhưng cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Chúng
ta đã có nhiều công trình nghiên cứu cung cấp những hiểu biết về vấn đề diễn
thế, tái sinh, cấu trúc của hầu hết các hệ sinh thái rừng trong cả nước. Các công
trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái cho từng loài cây cụ thể cũng rất
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và trữ lượng các loại rừng ................................................................... 19
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ..................................................................... 20
Bảng 2.3: Hiện trạng rừng đặc dụng .................................................................................... 21
Bảng 2.4: Hiện trạng rừng phòng hộ ................................................................................... 21
Bảng 4.1: Kích thước cây Trai tại khu bảo tồn Na Hang..................................................... 33
Bảng 4.2: Kết quả đo kích thước lá cây Trai ....................................................................... 34
Bảng 4.3: Đặc điểm vật hậu của loài trong thời gian từ tháng 1 - 5 .................................... 36
Bảng 4.4: Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa nơi có cây Trai phân bố ............................ 37
Bảng 4.5: Kết quả điều tra mô tả phẫu diện đất khu vực nghiên cứu .................................. 37
Bảng 4.6: Điều tra tầng cây cao OTC1 ................................................................................ 38
Bảng 4.7: Điều tra tầng cây cao OTC 2 ............................................................................... 39
Bảng 4.8: Điều tra tầng cây cao OTC 3 ............................................................................... 39
Bảng 4.9: Điều tra tầng cây cao OTC 4 ............................................................................... 39
Bảng 4.10: Điều tra tầng cây cao OTC 5 ............................................................................. 40
Bảng 4.11: Điều tra tầng cây cao OTC 6 ............................................................................. 40
Bảng 4.12: Cấu trúc tổ thành ở các OTC tính theo số cây................................................... 40
Bảng 4.13: Mật độ tầng cây cao của lâm phần và Trai ........................................................ 43
Bảng 4.14: Thành phần loài cây gỗ đi kèm với Trai ở các OTC ......................................... 44
Bảng 4.15: Thành phần loài cây bụi, thảm tươi nơi Trai phân bố ....................................... 45
ở các trạng thái rừng ............................................................................................................ 45
Bảng 4.16. Đặc điểm về độ tàn che của tầng cây cao ở các trạng thái rừng
nơi có Trai phân bố .............................................................................................................. 46
Bảng 4.17. Điều tra sự tác động của con người và vật nuôi
đến hệ thực vật rừng trong khu vực ..................................................................................... 47
14
nhất là núi Pia Cao, cao 980 m. Địa hình dưới 300m chiếm 30%; 300m đến
800m chiếm 60%; trên 900m chiếm 10%.
Nhìn chung, địa hình trong khu vực được chia thành 2 dạng địa hình sau:
+ Địa hình vùng núi đá: Các dãy núi đá trải dài trên hầu hết các địa bàn
trong huyện với độ dốc trên 20°. Tại nhiều nơi núi đá còn có độ dốc tới 60°
với độ cao thay đổi từ 300 - 500 m. Khối núi đá vôi Kim Hỷ được đánh giá là
loại địa hình caxto trẻ với những đỉnh đá tai mèo, vách đứng, vực sâu, nhiều
sông suối chảy ngầm vô cùng nguy hiểm.
+ Địa hình vùng núi đất: Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, gồm
các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau, có độ cao thay đổi từ 300 - 700 m. Địa
hình vùng này rất phức tạp, hầu hết các dãy núi được hình thành trên các khối
mắc ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn. Xen giữa các dãy núi
chạy dọc theo các sông suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng
hầu hết đã được khai thác để trồng lúa màu.
- Đặc điểm khí hậu
Khí hậu ở KBTTN Na Hang mang tính chất của khí hậu vùng núi cao.
Nhiệt độ dao động lớn giữa mùa hè và mùa đông. Mùa đông nhiệt độ trung
bình 15 - 200C, mùa hè nhiệt độ lên đến 280C hoặc có thể hơn; mùa Hè có gió
Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 - tháng 10, mùa Đông có gió mùa
Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 - tháng 4 năm sau. Hàng năm, vùng núi cao
thường xuất hiện sương muối và băng giá, độ ẩm không khí trung bình là
85%. Nhiệt độ trung bình năm: 220- 240C; nhiệt độ cao nhất: 350- 380C; Nhiệt
độ thấp nhất: 40C, có năm nhiệt độ xuống tới 10C.
Ở Na Hang mang tính chất của khí hậu vùng núi cao. Nhiệt độ dao động lớn giữa
mùa hè và mùa đông. Mùa đông nhiệt độ trung bình 15 - 200C, mùa hè nhiệt độ lên đến
280C hoặc có thể hơn.Lượng mưa trung bình: 200 mm. Mùa khô/mùa mưa: Mùa mưa (từ
tháng 4 đến tháng 9) và mùa khô (tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình:
200C (100C - 300C). Độ ẩm trung bình: 85%
15
- Thủy văn
KBTTN Na Hang có hai hệ thống sông chính trong khu bảo tồn. Sông
Năng chảy về phía nam qua khu Tát Kẻ, sau đó đổ vào sông Gâm làm thành
ranh giới phía tây của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trước khi chảy về phía
nam và gặp sông Lô. Khu bảo tồn được xen kẽ bởi nhiều sông, suối, đặc biệt
là sông Gâm bắt nguồn từ phía tây bắc và sông Năng bắt nguồn từ phía đông
bắc, phân cách phân khu Tát Kẻ và Bản Bung. Hệ thống sông ngòi chỉ ở mức
trung bình, có hai con sông lớn chảy qua là sông Gâm (phía Tây Tát Kẻ) và sông
Năng (phía đông Na Hang). Khu bảo tồn có nhiệm vụ quan trọng về bảo vệ
đầu nguồn của 2 con sông này, cùng các nhánh của chúng. Sông Năng (hiện
bị ngập lũ do xây dựng đập thuỷ điện và tạo thành hồ) chia Khu bảo tồn thành
2 khu vực, còn sông Gâm phía trên đập trở thành hồ và tạo thành ranh giới
phía Tây của Khu bảo tồn. Các vùng ngập lũ của cả hai sông này tạo thành lũ
cắt ngang vùng núi Pác Tạ ở phía Tây bờ đập. Dưới đập sông Gâm chảy về
phía Nam và gặp sông Lô.
- Địa chất,thổ nhưỡng
Khu bảo tồn gồm 5 loại đất chính: đất feralit màu vàng đỏ trên núi thấp,
tầng đất có nhiều mùn. Đất feralit màu đỏ vàng trên núi cao, tầng đất mỏng,
có nhiều mùn. Đất feralit màu vàng đỏ trên sườn đồi và chân núi, tầng đất
dày, có nhiều mùn. Đất feralit màu sẫm chân núi đá vôi. Đất phù sa, tầng đất
dày có nhiều mùn
- Rừng và thực vật rừng khu bảo tồn
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của các nhà khoa học. KBTTN Na
Hang còn khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới vẫn còn ở tình trạng
nguyên sinh hoặc chỉ thay đổi chút ít bởi sự tác động của con người. Trong đó
có khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi, tuy nhiên còn có những vùng rừng
thường xanh còn lại trên các đai thấp (Cox 1994). Cho đến nay đã xác định
được trên 2.000 loài thực vật (McNab et al. 2000), trong đó có nhiều loài
được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (Anon. 1996) như Trai (Garcinia
16
fragraeoides), Mun (Diospyrus mollis), Nghiến (Burretiodendron hsienmu),
Lát Hoa (Chukrasiatabularis A.juss), Đinh (Markhamia stipulata), Thông tre
(Podocarpus neriifolius), Hoàng đàn, Trầm gió, Thông Pà cò. ..
- Khu hệ động vật
Tuy chưa điều tra đầy đủ, nhưng bước đầu đã ghi nhận được 90 loài
thú, 263 loài Chim, 61 loài Bò sát và 35 loài Ếch nhái. Kết quả đó cho thấy
khu KBTTN Na Hang có tính đa dạng sinh học cao, có 13 loài thú ghi trong
Sách đỏ Việt Nam (Anon. 1992), đặc biệt là sự tồn tại của các loài đang bị đe
doạ trên toàn cầu (Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus; Vạc Hoa
(Gorsachius magnificus). Tại đây có 8 loài Khỉ hầu bị đe doạ tuyệt chủng
mang tính toàn cầu. Vùng phân bố thế giới của loài Voọc mũi hếch và Voọc
đầu trắng đều ở trong hệ sinh thái này, cho nên Quỹ bảo tồn thế giới của Mỹ
(WWF-US) đã xác định đây là vùng nằm trong 01 của 223 hệ sinh thái có giá
trị ĐDSH cao nhất trên thế giới (Olson & Dinnerstein, 1998).
2.4.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
- Nguồn nhân lực: dân số; dân tộc; lao động
Dân số toàn vùng có 1.749 hộ với 8.950 nhân khẩu.. Mật độ dân số bình
quân của toàn khu vực là 39 người/km2. Dân số phân bố tương đối đồng đều giữa
các xã trong khu vực, mật độ cao nhất ở xã Thanh Tương (36 người/km2), thấp
nhất ở xã Sơn Phú (2 người/km2).
Dân tộc trong vùng gồm có 3 dân tộc chính là Tày ưu thế chiếm 47,5% số
hộ, Dao chiếm 35,7% số hộ, H'mông chiếm 11,5% số hộ, ngoài ra là dân tộc
Kinh, Cao lan, Nùng, Hoa, Hán, chiếm 5,3%. Nguồn thu nhập chính của người
dân nơi đây dựa chủ yếu vào các hoạt động nông nghiệp (với lúa và ngô là các cây
trồng chính).
Số người trong độ tuổi lao động là 5787 người (chiếm 65% dân số).
Hiện tại lao động ở khu vực nông thôn mới sử dụng 80% số ngày làm việc
trong năm nên có thể huy động lao động nhàn rỗi cho công tác bảo vệ và phát
triển rừng tại địa phương.