Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất bưởi và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây bưởi đầu dòng tại xã đại minh huyện yên bình – tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.57 KB, 69 trang )

1
MỤC LỤC
1
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
2
3
DANH MỤC CÁC HÌNH
3
4
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước có điều kiện sinh thái đa dạng.Trải dài trên vĩ độ
15 từ bắc vào nam, với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới cùng với sự
phân bố về địa hình, đã tạo nên những vùng khí hậu đặc thù có thể phát triển
những loại cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới và cây ăn quả ôn đới. Bên cạnh
đó dù có điều kiện khí hậu đất đai thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, nhưng
do điều kiện kinh tế xã hội nghề trồng cây ăn quả còn đang ở trong tình trạng
kém phát triển và sản lượng hàng hóa thấp.
Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả đã góp phần vào việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng sản lượng và giá trị sử dụng đất, tăng thu
nhập cho người nông dân, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện
môi trường sinh sống. Chính vì vậy mà ngành cây ăn quả là một trong những
ngành sản xuất hàng hóa lớn và có giá trị kinh tế cao trong tương lai không
xa, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người.
Mặc dù chúng ta đã có được một nguồn tài nguyên phong phú thuận lợi
cho việc phát triển ngành cây ăn quả, nhưng theo các chuyên gia cây ăn quả
(Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miên Nam) nhận định : hiện nay, chúng
ta cần phải lựa chọn một số chủng loại cây ăn quả có ưu thế và khả năng cạnh
tranh để đầu tư và phát triển, nhằm xây dựng thương hiệu và chiến lược xúc


tiến thương mại với mục đích xuất khẩu và chiếm lấy thị trường thế giới.
Theo như các chuyên gia thì hiện nay chúng ta đang có một số chủng loại cây
ăn quả như ; thanh long, măng cụt, sêri, vải và bưởi.
Bưởi là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và có vai trò quan trọng
trong mô hình VAC cũng như sản xuất trang trại. Bưởi trồng không chỉ mang
lại hiệu quả kinh tế cao mà nó còn có giá trị dinh dưỡng.
Theo GS -TS. Trần Thế Tục [ 1 ] thành phần hóa học có trong 100g quả
bưởi tươi phần ăn được: Đường 6 – 12%, lipit 0,1g, protein 0,9g, vitamin C
90mg, P
2
O
5
12 mg, xenluloza 0,2g, ngoài ra còn có các loại vitamin B1, B2,
…….caroten 0,2 mg, các khoáng chất ở dạng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể
con người. Trong 1kg bưởi thành phần ăn được cung cấp từ 530 – 600 calo
4
5
nguồn năng lượng rễ tiêu. Ngòai dùng ăn tươi bưởi còn được dùng để chế
biến thành rất nhiều những sản phẩm có giá trị như: nước uống, mứt, ….
Trong công nghiệp chế biến vỏ và hạt để lấy tinh dầu, bã tép để sản xuất
pectin có tác dung bồi bổ cơ thể. Đặc biệt bươi rất tốt để chữa các bệnh đường
ruột, tim mạch, cũng như chống ung thư.
Trong quá trình sản xuất, qua các quá trình chọn lọc tự nhiên một số
giống địa phương và một số giống nội nhập từ lâu đời đã trở thành nổi tiếng
như: bưởi Năm Roi, bưởi Thanh Trà, bưởi Phúc Trạch. Trong cơ chế thị
trường hiện nay, bất cứ ngành nào cũng phải phát huy hết được những lợi thế
tự nhiên sẵn có để sản xuất ra các mặt hàng thế mạnh mang tính đặc sản của địa
phương mình. Vì vậy, nghiên cứu tìm tòi để phát huy tiềm năng sản xuất quả có
múi của vùng cao đó là vấn đề cần thiết để nâng cao cuộc sống và phát triển.
Yên Bái là một tỉnh vùng cao có nhiều loại cây ăn quả, đang và đã

được mọi người biết đến như: cam Lục Yên, quýt sen Văn Chấn. Trong đó
bưởi Đại Minh là giống bưởi quý, theo như kể lại thì cây bưởi Đoan Hùng có
nguồn góc từ cây bưởi tổ của xã Đại Minh, giông bưởi này có đặc điểm rất
gần với các tiêu chí đánh giá là một giống bưởi tốt, chúng sinh trưởng và phát
triển khỏe mạnh, năng xuất ổn định, ngọt rễ ăn rễ bóc, co thể bảo quản được
rất lâu từ 4 – 5 tháng. Tuy nhiên những năm gần đây do thiếu đầu tư, bỏ bê
không chăm sóc đúng kỹ thuật nên giống bưởi này mai một dần, dẫn đến tình
trạng năng xuất và chất lượng ngày càng giảm sút. Từ đó, để khôi phục lại
giống bưởi này chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng
sản xuất bưởi và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây bưởi đầu
dòng tại xã Đại Minh - huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái ” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Bình tuyển cây bưởi đầu dòng nhằm phát triển và nhân giống với quy
mô rộng tại xã Đại Minh huyện Yên Bình
- Nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng bưởi Đại Minh
1.3. Yêu cầu
- Điều tra đánh giá điều kiện kinh tế xã hội, sản xuất nông nghiệp của
xã Đại Minh
- Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất bưởi Đại Minh
5
6
- Sơ tuyển một số cây bưởi tốt và thoe dõi khả năng sinh trưởng, phát triển
của chúng làm cơ sở để tuyển chọn cây bưởi ưu tú trên địa bàn xã Đại Minh
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu
- Củng cố các kiến thức đã học và vận dụng một cách sáng tạo những
kiến thức đó vào thực tiên sản xuất. Có cơ hội học hỏi thêm những kinh
nghiệm trong thực tiễn sản xuất, nâng cao năng lực nghiên cứu, củng cố kiến
thức cho bản thân.
- Góp phần bổ sung và hoàn thiện quy trình tuyển chọn cây bưởi ưu tú

nói chung và cây bưởi Đại Minh nói riêng.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Nâng cao nhận thức của người dân địa phương khi tiếp nhận các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vao sản xuất, tạo sự tin tưởng tuyệt đối của dân đối với
các tiến bộ kỹ thuật.
- Góp phần xây dựng vùng bưởi đặc sản, xây dựng thương hiệu cho
bưởi Đại Minh, mở rộng diện tích sản xuất nhăm góp phần vào nâng cao đời
sống cho người dân.

6
7
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây họ cam quýt có những nhu cầu nhất định về môi trường và về dinh
dưỡng. Mỗi một vùng nhất định, do tính phong phú, đa dạng của điều kiện
sinh thái, đã sinh ra nhiều chủng loại và có nhiều biến dị để chọn lọc. Qua quá
trình chọn lọc tự nhiên có những chủng loại cam quýt có đặc tính quý đáp ứng
được nhu cầu của sản xuất.
Cây họ cam quýt do có đặc điểm là giao phấn nên đa số các giống cây
họ quả có múi được trồng từ hạt (cây thực sinh) có tính biến dị lớn, trong quá
trình sản xuất người dân đã bắt đầu chọn lọc và đào thải biến dị (cây xấu), do
đó đã co những cây tốt để đáp ững cho nhu cầu cua sản xuất.
Do đặc tính tích ứng của giống cây ăn quả có múi với điều kiện môi
trường (mà chủ yếu là khí hậu) rồi qua các quá trình di thực (bằng con
đường nhân giống vô tính), nên nhiều giống còn giữ được một số đặc tính
tốt của cây mẹ nơi nguyên sản, ngoài ra còn biểu hiện một số đặc tính tốt
hơn của cây mẹ.
Công tác chọn giống rất có ý nghĩa trong việc tìm ra các giống quý
mang đặc tính riêng của từng vùng, như một thứ đặc sản (nguồn gen quý) của

một vùng nhất định, để có thể duy trì và nhân giống ra sản xuất bằng phương
pháp nhân giống vô tính. Dùng phương pháp chon lọc vô tính để cố định các
đặc tính tốt và tiếp tục chọn lọc sau khi đã chọn dòng bởi vì vẫn có những
biến dị sau khi các cá thể được nhân ra từ phương pháp vô tính.
Điều tra tuyển chọn các giống sẵn có ở địa phương là biện pháp mang
lại những hiệu quả cao, để giải quyết vấn đề đó ta cần nhanh chóng bình
tuyển và nhân giống, các giống quý của địa phương nhằm chọn lựa các cây có
đặc tính tốt để nhân giống đưa ra sản xuất.
2.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm của cây có múi
2.2.1. Nguồn gốc
Theo sơ đồ phân loại cây có múi của Swingle, 1948 thì bưởi và bưởi
chùm là hai loại khác nhau trong cùng một chi cutrus, vì vậy bưởi đơn và
bưởi chùm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
7
8
Theo Webber, (1943) bưởi chùm xuất hiện ở Barbados (Tây Ấn Độ).
Năm 1930, Macfadyen đã phân chia bưởi chùm thành một loài mới lấy tên là
Citrus paradisi Macf .
Như vậy, nguồn gốc của bưởi chùm được xác định ở Tây Ân Độ, còn
theo nguồn gốc của bưởi đơn thì hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận.
Theo Chawalit Niyomdham, (1992) [16] cho rằng : bưởi có nguồn gốc
từ Malaixia, sau đó lan sang Indonexia, Trung Quốc, phía nam Nhật Bản, phía
Tây Ấn Độ, Địa Trung Hải và Mỹ. Decondolle cũng cho rằng bưởi có nguồn
gốc ở phía đông Malayxia kể cả đảo Fuji và Friendly.
Janata cho rằng : bưởi được thu nhập từ những cây hoang dại ở
Garohilli, từ vùng nguyên sản này bưởi được trồng và chuyển đến phía đông
của vùng trồng cây có múi Yongtze và phía nam đại dương theo đường
Salween hoặc đường Songka.
Theo quan điểm của Giucopki để có tài liệu chắc chắn về nguồn gốc
của cây bưởi cần nghiên cứu các thực vật thuộc họ Rutaceae và nhất là họ phụ

Aurantiodea ở vùng núi Hymalaya miền tây Trung Quốc và các núi thuộc bán
Đảo Đông Dương . Một số tác giả Trung Quốc cho rằng : cây bưởi hiện đang
trồng ở Trung Quốc có thể được du nhập vào Trung Quốc cách đây trên 2000
năm . Theo GS. Vũ Công Hậu thì cây bưởi có nguồn gốc từ Trung Quốc và
Ân Độ.
Vậy nguồn gốc cây bưởi cho đến nay vẫn chưa được thống nhất. Cây
bưởi có thể có nguồn gốc từ Malayxia, Ân Độ, Trun g Quốc, Thái Lan, Việt
Nam …….
2.2.2. Phân loại
Cây bưởi có tên khoa học là : Citrus drandis ( L ) Osbeck.
Cây bưởi thuộc bộ : Rustales.
Họ : Rustales
Họ phụ : Aurantioideae.
Chi : Citrus.
Chi phụ : Eucitrus.
Loài : Citrus maxima (grandis).
8
9
2.2.3. Đặc điểm hình thái cây bưởi
Bưởi là cây ăn quả thân gỗ sống lâu năm, tán rộng, lá xanh quanh năm,
cây trưởng thành thân to, tán rộng, quả to khoảng 1kg, hạt bưởi là hạt đơn
phôi,….
* Rễ : nhìn chung thì họ cây có múi có bộ rễ ăn nông, rễ cọc cắm sâu
vào đất giúp cây có thể đứng vững. Theo V. P . Ekimốp (Nga) thì trên biểu bì
của rễ non có mần cộng sinh. Nấm có tác dụng tốt cho rễ của cây họ quả có
múi như tác dụng của một lông hút giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Sự sắp sếp rễ của cam quýt phụ thuộc vào từng giống khác nhau, mực
nước và chế độ canh tác, chăm bón nhưng nhìn chung thì rễ cam quýt ăn nông
khoảng 0 – 30 cm (Trần Như Ý và cộng sự, 2000) [8]
* Thân cành :

Trong 1 năm cam quýt hay cây bưởi có nhiều đợt cành ra :
+ Cành xuân nảy mầm vào tháng 2, 3, 4.
+ Cành hè nảy mầm vào tháng 6, 7, 8.
+ Cành thu nảy mầm vào tháng 9, 10.
+ Cành đông nảy mầm vào tháng 11, 12.
Tùy vào từng giống, từng cây, tùy vào điều kiện khí hậu và chăm sóc
mà lượng cành, thời gian của cây họ có múi ra cành khác nhau, cành non có
thể quang hợp được, trong các đợt ra cành của cây bưởi thì cành ra vào đợt
xuân là tháng 2, 3, 4 thường ra đều hơn, tập chung và cành ngắn, còn cành ra
đợt hè thì khỏe lá to nhưng ra không tập chung, cành thu và cành đông thì ra
yếu ớt không có chất lượng (Trần Như Ý và cộng sự, 2000) [8]. Trong đó,
cành cam quýt có 3 loại cành là cành mẹ, cành dinh dưỡng và cành quả.
- Cành mẹ : Sinh ra cành quả nó có thể là cành xuân, cành hè hay cành
từ năm trước. Qua theo dõi thì thường cành thu và cành hè là cành mẹ tùy
theo giống khi đó số cành có nhiều quả và tỉ lệ đậu quả cao.
- Cành quả : Tùy vào từng giống mà cam quýt hay bưởi ra quả, chúng
có độ từ 3 – 25cm thông thường thì chỉ dài từ 3 – 9cm. Cành quả có nhiều lá
thường ra nhiều quả hơn và tỉ lệ đậu quả cao hơn cành không có lá hay ít lá
- Cành dinh dưỡng : Cành không ra hoa, quả chỉ có lá xanh làm nhiệm
vụ chính là quang hợp, thực ra giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng không có
9
10
giơi hạn nhất định, năm nay là cành dinh dưỡng nhưng sang năm có thể là
cành mẹ.
* Lá : Cam quýt vốn là lá kép nhưng hiện nay dấu vết còn lại là lá eo,
lá ở gốc thì là lá đơn, lá là chỉ tiêu để đánh giá phân loại các giống, điều kiện
tuổi thọ phụ thuộc vào những yếu tố như khí hậu, điều kiện dinh dưỡng hay
chế độ chăm sóc cho cây. Ở Việt Nam tuổi thọ trung bình của lá là từ 15 – 24
tháng, ở vùng á nhiệt đới có thể dài hơn.
Tùy theo giống và mùa vụ, lá có thể khác nhau về kích thước, hình thái,

mật độ khí khổng , màu sắc, mật độ túi dầu.
Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng nhất là với trọng lượng quả.
* Hoa : Hoa có công thức K
5
C
5
A
)4020( −
G
)158( −
.
Hoa thường ra rộ ra đồng thời với cành non. Một cây có thể ra tới 60.000
hoa nhưng chỉ cần đạt được tỉ lệ 1% đậu quả là đã đáp ứng được tiêu chuẩn
sản lượng 100kg/cây. Vì vậy hoa, quả non thường rụng nhiều, có giống yêu
cầu thụ phấn nhưng có giống không yêu cấu thụ phấn cũng đậu quả như cam
Navel.
* Qủa : Khi còn xanh thì chiếm nhiều axit nhưng khi quả chin thì lượng
axit giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm 2 phần là
vỏ và thịt quả.
+ Vỏ quả : Gồm có vỏ ngoài và vỏ giữa
+ Thịt quả : Bộ phận chính của thịt là các tép, chúng có màu trắng, hay
còn phụ thuộc vào các sắc tố của vỏ. Trong dịch nước quả còn có các hạt dầu
thơm, chung quyết định yếu tố chất lượng và hương vị quả.
+ Qủa có 2 đợt rụng sinh lý
- Đợt 1 : Sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (3 – 4) quả còn nhỏ khi rụng mang
theo cả cuống.
- Đợt 2 : Khi quả đạt kích thước 3 – 4cm (cuối tháng 4) quả rụng không
mang theo cuống.
* Hạt : Tùy theo giống mà hạt có kích thước khác nhau, màu sắc hay phôi
hạt cũng khác nhau. Các loại quả có múi đa số là mang hạt đa phôi riêng bưởi

là hạt đơn phôi.
10
11
2.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.3.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình sản xuất trên thế giới
Nghề trồng cây ăn quả nói chung và nghề trồng cây có múi nói riêng
trên thế giới không ngừng tăng. Vì cây có múi cho thu hoạch, giá trị dinh
dưỡng cao, hiệu quả kinh tế cao. Ba khu vực sản xuất chủ yếu hiện nay là:
Châu Á, Châu Mỹ và khu vực Địa Trung Hải.
Vành đai trồng cam quýt trải dài từ 40
0
vĩ độ bắc xuống 40
0
vĩ độ nam,
nghĩa là cam quýt chỉ được trồng ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Các vùng
trồng cam quýt nổi tiếng trên thế giới hiện nay chủ yếu nằm ở những vùng có
khí hậu ôn hòa ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu đại dương. Những
nước trồng cam quýt nổi tiếng hiện nay phải kể đến một số nước Địa Trung
Hải và Châu Âu như: Tây Ban Nha,Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ…; vùng Bắc
Mỹ như: Hoa Kỳ, Mêxicô; vùng Nam Mỹ như: Brazil, Venezuela,
Argentina…; vùng cam Châu Á chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản…, ngoài ra
còn vùng cam ở Bắc Phi, Úc…
Theo số liệu điều tra của FAO [15], sản lượng quả có múi trên thế giới
năm 2006 là 117.591,695 nghìn tấn, năm 2008 là 121.936,794 nghìn tấn và đến
năm 2010 tổng sản lượng quả có múi trên thế giới đạt 123.694,474 nghìn tấn.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất quả có múi trên thế giới từ 2006- 2010
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích

(1000 ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2006 8.233,589 142,819 117.591,695
2007 8.633,025 134,019 115.698,791
2008 8.697,948 140,190 121.936,794
2009 8.684,866 141,434 122.833,294
2010 8.645,339 143,076 123.694,474
(Nguồn: thống kê của FAO, năm 2012)
11
12
Bảng 2.2: Sản lượng quả có múi ở một số nước năm 2010 (1000 tấn)
Chỉ tiêu
Các nước
Cam Quýt Chanh Bưởi
Thế giới 69.416,336 21.311,892 14.244,782 6.957,837
Brazil 19.112,300 1.122,730 1.020,350 72,100
Mỹ 7.478,830 539,770 800,140 1.123,090
Mexico 4.051,630 409,442 1.891,400 400,934
Ấn Độ 6.268,100 - 3.098,900 260,300
Trung Quốc 5.003,289 10.121,000 1.058,105 2.868,750
Iran 1.502,820 276,138 706,800 46,500
Tây Ban Nha 3.120,000 1.708,200 578,200 43,200
Italia 2.393,660 240,628 522,377 7,125
Ai Cập 2.401,020 796,867 318,111 2,237
Pakistan 1.542,100 572,780 88,120 -
Thổ Nhĩ Kỳ 1.710,500 858,699 787,063 213,768
Việt Nam 4,337 18,783 1,406 33,472

(Nguồn: thống kê của FAO,2012)
Phân vùng địa lý trên thế giới hiện nay có các vùng trồng cam quýt
chính sau:
* Vùng cam quýt Địa Trung Hải
Bao gồm các nước như: Tây Ban Nha, Italia, Ai Cập, Ma Rốc,
Israel… Đây là vùng phát triển khá mạnh và sớm nhất do đây là vùng có
nền công nghiệp tư bản phát triển sớm nhất. Vì vậy nhu cầu của người dân
cũng lớn nhất.
12
13
Vùng này có những nước sản xuất và xuất khẩu nhiều năm đứng đầu thế
giới như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia… Năm 2010 Tây Ban Nha sản
xuất 3.120 nghìn tấn cam, 1.708,2 nghìn tấn quýt, 578,2 nghìn tấn chanh, 43,2
nghìn tấn bưởi.
* Vùng cam quýt Châu Mỹ
Các nước sản xuất nhiều như: Mỹ, Cuba, Mêxicô… Ở Nam Mỹ có
Achentina, Brazil… Năm 2010 sản lượng cam, quýt của Mỹ là: Cam 7.478,83
nghìn tấn, Quýt 539,77 nghìn tấn, Chanh 800,14 tấn, Bưởi 1.123,09 nghìn tấn.
Tuy vùng cam quýt Châu Mỹ hình thành muộn hơn nhiều so với các
vùng khác nhưng do điều kiện tự nhiên thuận lợi, do nhu cầu cao nên ngành
trồng cam, quýt ở đây phát triển mạnh. Mỹ là nước nhiều năm có sản lượng
lớn nhất thế giới.
* Vùng cam Châu Á
Bao gồm các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Malaixia,
Pakistan, Thái Lan, Việt Nam…
Vùng này chính là quê hương của cam, quýt song do tốc độ phát triển
kinh tế chậm (nhất là sự phát triển công nghiệp) nên nghề trồng cam quýt
cũng chậm phát triển.
Ngoài 3 vùng cam, quýt chính trên đây hiện nay còn một số vùng của
Châu Úc như: Australia, Niuzilan… cũng đang trên đà phát triển. hiện nay

cam, quýt bắt đầu được trồng nhiều trong nhà kính ở các nước có khí hậu lạnh
như: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan… Tuy nhiên sản lượng của những nước
này không nhiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước.
2.3.1.2. Tình hình ngiên cứu về cây bưởi trên thế giới
Trải qua một thời gian dài nghiên cứu, thế giới đã đạt được một số thành
tựu về ngiên cứu cây bưởi.
S. P Ghosh (1985) [12] đã nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ là mùa
đông đến sự ra hoa, đậu quả của cây bưởi. Thí nghiêm được tiến hành trong
nhà lưới với đối tượng bưởi Tasabutan ghép trên gốc Poncirus trifoliata với
13
14
các thang nhiệt độ khác nhau. Kết quả cho thấy rằng nhiêt độ cao của mùa
đông làm hoa ra sớm hơn. Trong những chùm hoa, số lượng lá có tương quan
đến tỷ lệ đậu quả, nhiệt đọ càng cao trong qúa trình phát triển quả thì càng to,
vỏ dày, lõi quả rỗng, hàm lượng chất khô và axit giảm.
Nghiên cứu sinh lý về ra hoa cà đậu quả của bưởi chùm và bưởi còn
được nghiên cứu tại trạm nghiên cứu Sukhumi (Liên Xô cũ).theo R.K.Karaya
(1998) đã nghiên cứu 6 giống bưởi và 4 giống bưởi chùm thì mỗi giống có xu
thế đậu quả khác nhau, có giống chỉ có thể đậu quả khi có sự thụ phấn
chéo(bưởi Pyriform và bưởi chùm Yubileinyi), có giống có khả năng tự thụ
phấn.Cũng nghiên cứu về tỷ lệ đậu quả của các giống bưởi khác nhau, tác giả
Hoàng Bích Liễu trạm nghiên cứu cây ăn quả Quảng Đông Trung Quốc
chứng minh rằng khi bưởi Sa Điền ra phấn với bưởi chua thì tỷ lệ đậu quả
nâng từ 1,99% lên 25% (Lý Gia Cầu 1993)[13].
Nghiên cứu sự đậu quả của bưởi Thái Lan cũng cho thấy : tỷ lệ đậu quả
khi tự thụ phấn rất thấp (từ 0 – 2.8%) nhưng khi giao phấn giữa các giống thì
tỷ lệ đậu quả tăng từ 9 đến 24%
Tác giả Lý Gia Cầu [13] đã tiến hành quan sát sơ bộ về quy luật ra hoa,
quả của bưởi Sa Điền ghép trên gốc bưởi chua có tuổi từ 9 đến 10 tuổi.Theo
Tác giả số lượng nụ rụng chiếm 21,6% tổng số hoa, số hoa rụng chiếm 78,6%

tổng số hoa.Thời gian rụng hoa tương đối ngắn, tập trung trong giai đoạn từ
khi ra hoa đến 13 ngày sau.Giai đoạn rụng quả sinh lý tương đối dài, thời kì
rụng quả sinh lý lần thứ nhất bắt đầu tù ngày 10 đến 14 sau khi hoa nở rô
̣.Thời kì này quả rụng mang theo cuống, đường kính cắt ngang của quả nhỏ
hơn 1 cm.Thời gian tuy ngắn nhưng ở thời kì này số lượng quả rụng rất lớn,
ước tính khoảng 72% tổng số quả non rụng.Rụng quả sinh lý lần 2 bắt đầu sau
rụng quả lần thứ nhất sau đến 60 ngày khi hoa nở rộ.Quả rụng lần này không
mang theo cuống, tỷ lệ rụng ước đạt 16,9% tổng số quả rụng, trong đó 9% quả
rụng có kích thước nhỏ hơn 1 cm rụng vào giai đoạn từ ngày thứ 14 đến 20
ngày sau khi hoa nơ rộ, 5,2% số quả rụng có đường kính từ 1 đến 3 cm và giai
14
15
đoạn từ ngày 21 đến ngày 25 sau khi hoa nở rộ.2.7% số quả có đường kính từ
3 đến 5 cm rụng vào giai đoạn từ 30 đến 60 ngày sau thời kì hoa nở rộ.Từ
nghiên cứu cho thấy quả non rụng lúc đường kính chưa đạt 1 cm chiến 80%,
vì vậy tác giả cho rằng để giữ quả thì vấn đè then chốt là tác động vào giai
đoạn rụng quả sinh lý lần thứ nhất.Giữ quả đạt tới đường kính 5 cm là có thể
yên tâm.
Vị trí kết quả cũng được tác giả theo dõi, đối với cây trẻ, đại đa số quả
tập kết dưới tán cây và bên trong tán cây trên các cành mùa xuân khi cây dần
lớn tuổi vị trí này được chuyển lên phía trên và ra ngoài tán.Điều này đặc biệt
có ý nghĩa trong kĩ thuật cắt tỉa cho cây bưởi.
Trong các vấn đề nghiên cứu vê cây có múi trên thế giới thì nghiển cứu
dinh dưỡng cây có múi là vấn đê cơ bản.
Theo S.P.Ghosh [12] thì cây có múi là loại cây ưa thâm canh. Có
khoảng 15 nguyên tố quan trong đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây có
múi, những nguyên tố đa lượng là : N, P, K, Mg, S. Nguyên tố vi lượng là :
Zn, Cu, Fe, Bo….việc bổ sung các nguyên tố trên là cần thiết cho cây bưởi
sinh trưởng và phát triên tốt.
Theo Woo – Nang Chang và Jan Bay – Petersen (2003) [14] tại Châu Á

nhiều vườn cây ăn quả được bố trí trên đất dốc và xấu , chua , có hàm lượng
chất hữu cơ thấp, hàm lượng Ca và Mg trên đất này cũng rất thấp. Trước đây
các nhà vườn ở Châu Á thường xêm việc bón vôi là không quan trọngvaf các
chất hữu cơ, sử dụng quá nhiều phân bón hóa học để tăng năng xuất tối đa.
Kết quả là các vườn cây bị mất cân băng dinh dưỡng và bón quá nhiều N, P,
K. Khi sảy ra điều đó thì năng xuất và chất lượng quả giám sút nghiêm trọng,
có nhiều cây bị rối loạn dinh dưỡng.
Để có cơ sở cho việc xác định liều lượng, tỉ lệ bón phân cho cây có
múi, hiện nay trên thế giới người ta áp dụng nhiều biện pháp khác nhau:
+ Dựa vào kết quả phân tích của Ken Bevington và CTV, 1992 đã phân
tích hàm lượng các nguyên tố trong lá.
15
16
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn các nguyên tố trong lá cây có múi
Nguyªn tè
Møc
thiÕu(A)
Møc thÊp
Møc ®¹t
yªu cÇu
Møc cao
Møc qu¸
cao
Tính trên phần (%) sinh khối của lá
N <2,20 2,20 - 2,39 2,40 - 2.69 2,7 - 3,00 >3,00
P <0,10 0,10 - 0,13 0,14 - 0,16 0,17 - 0,30 >0,30
K <0,40 0,40 - 0,69 0,70 - 1,30 1,31 - 2,00 >2,00
Ca <1,60 1,60 - 2,90 3,00 - 5,50 5,60 - 7,00 >7,00
Mg <1,14 0,16 - 0,29 0,30 - 0,69 0,70 - 1,00 >1,00
Na 0,14 - 0,29 <0,16 0,16 - 0,25 >0,25

Cl <0,30 0,30 - 0,60 >0,60
S 0,20 - 0,39 0,40 - 0,50 >0,50
Tính trên ppm (mg/kg) sinh khối của lá
Mn <16 16 - 24 25 - 100 100 - 300 >300
Zn <16 16 - 24 25 - 100 100 - 200 >200
Cl <3 3 - 5 6 -15 16 - 20 >20
B <21 21 - 30 31 - 129 130 - 260 >260
(Nguồn : Ken Bevington và CTV , 1992)
Người ta chọn những lá trên lộc xuân (vị trí lấy mẫu là lá thứ 2 và thứ 3
kể từ đầu cành) đánh dấu và 4 – 6 tháng sau mới thu để phân tích hàm lượng
dinh dưỡng, sau đó dựa vào chuẩn phân tích lá trên để quyết định liều lượng
và tỉ lệ phân bón cho cây có múi.
+ Dựa vào tuổi cây và năng xuất thu hoạch trong điều kiện đất đai cụ
thể người ta có thể xác định được liều lượng và tỉ lệ bón phân cho cây có múi.
Theo Woo – Nang Chang và Jan Bay – Petersen (2003) [14] khuyến cáo:
16
17
Bảng 2.4: Định mức các loại phân bón cho cây có múi (g/cây/năm)
Tuổi cây ( năm ) hay
năng suất quả ( kg )
N P
2
O
5
Chuyển đổi sang định mức
của hỗn hợp phân bónn N
o
.5
cho cây lớn tuổi và N
0

.43 cho
cây con
Cây con(1 – 3) 75 75 75 500
Cây con(5) 150 150 150 1000
Cây lớn tuổi(40kg) 500 250 375 3125
Cây lớn tuổi(60kg) 600 300 450 3750
Cây lớn tuổi(90kg) 800 400 600 5000
Cây lớn tuổi(120kg) 1000 500 750 6250
Cây lớn tuổi(150kg) 1200 600 900 7500
(Woo – Nang Chang và Jan Bay – Petersen, 2003)
Thời gian bón phân cho cây có múi cũng tùy thuộc vào các loại phân,
điều kiện khí hậu, tuổi cây và vùng trồng. Vùng trồng cây có múi ở phía bắc
Ấn Độ thường bón 2 lần trong năm, lần 1 vào tháng 6, lần 2 vào tháng 12.
Nam Phi bón 2 lần trong năm đó là vào tháng 6 và tháng 10 hay tháng 11.
Phương pháp bón : Theo Viện nghiên cứu cây ăn quả có 2 cách bón chính :
+ Bón trực tiếp vào đất, đây là cách bón phổ biến, đầu tiên người ta đào
một rãnh xung quanh tán có độ sâu khoảng 30 – 40 cm sau đó giải phân đều
vào các rãnh và lấp lại, khi bón kết hợp với nước tưới.
+Bón phân qua lá : cách bón nay dựa trên nguyên lý lá cây có thể hấp thụ
được các nguyên tố dinh dưỡng và chuyển hóa thành năng lượng nuôi cây. Sử
dụng phân bón lá là phổ biến đối với nhiều nước trồng cây ăn quả có múi và
áp dụng trong các trường hợp sau : Đất nghèo dinh dưỡng, đất khô hạn bộ rễ
kém phát triển. Khi sử dụng phân bón lá cần lưu ý hòa tan phân vào nước,
nguồn nước sử dụng phải không chứa kiềm hoặc có axit.
17
18
2.3.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây ăn quả trong nước
2.3.2.1. Tình hình sản xuất trong nước
Nhìn chung cam, quýt đã trồng ở nước ta từ lâu đời, tuy nhiên mãi
những năm 60 của thế kỷ 20, diện tích trồng cây có múi mới có bước phát

triển vượt bậc so với trước đây. Những nông trường chuyên trồng cam, quýt
ra đời ở miền bắc như: Sông Con, Sông Bôi, Thanh Hà, Vân Du, Sông Lô…
với diện tích khoảng 3000 ha.
Từ những năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất
nước thống nhất, vành đai trồng cam quyt trải dài từ Bắc đến Nam.
Đến năm 2010, theo FAO thì cả nước có 63,500 ha cam, quýt với sản
lượng 752,000 tấn, tăng 106 nghìn tấn so với năm 2006 và tăng 34,924 nghìn
tấn so với năm 2009.
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất quả có múi ở Việt Nam từ 2006 – 2010
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2006 64,000 100,938 646,000
2007 67,237 100,765 677,551
2008 65,956 106,151 700,132
2009 66,629 107,622 717,076
2010 63,500 118,425 752,000
(Nguồn: Thống kê của FAO, 2012)
Sự phân bố vùng trồng cây có múi ở nước ta tập trung ở cả ba miền
Bắc, Trung, Nam với tổng diện tích năm 2010 là 63,5 nghìn ha, trong đó chia
làm 8 vùng sinh thái trồng cây có múi khác nhau. Phân bố diện tích ở các
vùng là: vùng Đồng bằng sông Hồng 5,9 nghìn ha, vùng Đông Bắc 13,3 nghìn
ha, vùng Tây Bắc là 1,3 nghìn ha, vùng Bắc Trung Bộ là 9,4 nghìn ha, vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ là 1,0 ha, vùng Tây Nguyên 0,6 nghìn ha, vùng
Đông Nam Bộ 7,3 nghìn ha, vùng Đồng bằng sông Cửu Long 48,4 nghìn ha.

Tổng sản lượng cam quýt năm 2010 là 752 nghìn tấn, với năng suất trung
bình là 118,425 tạ/ha.
18
19
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất quả có múi 1 số vùng ở Việt Nam năm 2005
Vùng
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
Cả nước 87,2 100,9 606,4
Đồng bằng sông Hồng 5,9 102,3 48,1
Đông Bắc 13,3 59,0 51,9
Tây Bắc 1,3 75,0 4,5
Bắc Trung Bộ 9,4 75,1 42,8
Duyên hải Nam Trung Bộ 1,0 37,1 2,6
Tây Nguyên 0,6 42,5 1,7
Đông Nam Bộ 7,3 64,2 24,4
Đồng bằng sông Cửu Long 48,4 121,6 430,5
(Nguồn: MARD, 2008)
* Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam
- Vùng cam quýt miền núi và Trung du phía Bắc:
Bao gồm các tỉnh miền núi phía Bắc như: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên
Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên… Khu vực này nằm sát vùng
Á nhiệt đới, chủ yếu là vùng núi cao có độ cao so với mặt biển trên 300m cho
nên khí hậu phân mùa rõ rệt. Đất đai khá đa dạng, đất mùn đá vôi là loại đất
khá điển hình ở đây rất thích hợp để phát triển cây cam quýt. Nhìn chung
miền núi phía Bắc Việt Nam có tiềm năng lớn về đất đai, những ưu thế về khí

hậu để phát triển mạnh nghề trồng cam quýt.
Tuy nhiên vùng trồng cam quýt miền núi phía Bắc còn có những hạn chế
cơ bản sau: Địa hình đất dốc, lượng mưa phân bố không đều làm đất nhanh bị
nghèo kiệt do rửa trôi, xói mòn. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào
sản xuất còn rất hạn chế do hạn chế trình độ học vấn và nhận thức của người
dân, chủ yếu vẫn là độc canh một giống, canh tác theo phương pháp
truyền thống. Do vậy chưa thâm canh, tăng được năng suất cây ăn quả.
19
20
Nếu khắc phục được những trở ngại trên thì vùng trung du và miền núi
phía Bắc sẽ trở thành vùng sản xuất quan trọng với cam quýt nói riêng và
cây ăn quả nói chung.
Theo só liệu bảng 2.4 đến năm 2005, diện tích trồng cam quýt ở các tỉnh
miền núi và Trung du phía Bắc là 14,6 nghìn ha, năng suất được xếp vào loại
rung bình của cả nước (6,7 tấn/ha). Những tỉnh trồng nhiều cam quýt phải kể
đến là Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn,…
- Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền Trung
Gồm các tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình… với tổng diện
tích cây có múi của vùng năm 2005 là 10,4 nghìn ha, do hạn chế về khí hậu,
đất đai nên năng suất bình quân đạt rất thấp khoảng 5,7 tấn/ha (ngoại trừ vùng
chuyên canh cam Phủ Quỳ). Sản lượng đạt 4.504 nghìn tấn. Đây là khu vực
trồng cam quýt có ưu thế về tiêm năng đất đai, được nhà nước đầu tư xây
dựng các nông trường. Vì vậy ở đây có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân
có kinh nghiệm về cây có múi. Tuy vậy vùng cam quýt miền Trung còn có
những hạn chế như: thời tiết khí hậu tương đối khắc nghiệt, mưa về mùa nóng
khô về mùa đông phần nào hạn chế sự sinh trưởng của cam quýt. Sự tiến bộ
khoa học không ổn định và không đồng đều giữu các địa phương trong vùng.
- Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long
Bao gồm các tỉnh như: Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long,…
vùng đồng bằng sông Cửu Long có lịch sử trồng cam quýt khá lâu đời gắn

liền với việc khai phá vùng đất này. Cam quýt được trồng nhiều ở vùng phù sa
ven sông Tiền, sông Hậu. Nông dân ở đây có trình độ trồng cam quýt khá cao,
đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc như: khắc phục hiện tượng ra hoa cách năm,
điều khiển ra hoa sớm muộn, tạo tán, hạn chế chiều cao cây, trồng với mật độ
hợp lý để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, dinh dưỡng, nước, khoảng không
gian, tạo sự cân bằng khá hoàn chỉnh giữa cây với môi trường sinh thái vùng
đồng bằng.
Năm 2005 diện tích trồng cam quýt của vùng là 48,4 nghìn ha với sản
lượng 430,5 nghìn tấn và là vùng sản xuất cam quýt có diện tích và sản lượng
lớn nhất cả nước. Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long cũng có một tập
đoàn giống khá phong phú của địa phương như: cam giấy, cam sành, cam
20
21
mật, bưởi đường, bưởi Long Tuyền… Đặc biệt là giống bưởi Năm Roi quả to
vừa phải, ngọt pha vị chua nhẹ, không hạt rất phù hợp cho xuất khẩu.
Vùng cam quýt ồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh là nhờ khí hậu,
đất đai phù hợp và một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song Mêkông là con
đường giao thông đường thủy khá thuận lợi để vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm
cho nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên vùng trồng cam quýt này còn một số khó
khăn là nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm không cao, thời tiết nóng quanh
năm, lũ lụt và sâu bệnh phá hại nhiều làm giảm năng suất, chất lượng.
2.3.2.2. Tình hình nghiên cứu cây ăn quả trong nước
Trong nghiên cứu, cây bưởi ít được quan tâm hơn các loại cây có múi
khác. Kết quả bước đầu nghiên cứu về bưởi của Trần Thế Tục năm 1977 [1] .
Tác giả tiến hành nghiên cứu 8 giống bưởi : Đoan Hùng, bưởi ngọt Như Quỳnh,
Đai học Nông Nghiệp I (Pumello), bưởi đường Yên Phong, Phú Thọ I, Phú Thọ II,
Phú Thọ III. Tác giả đã nêu ra các đặc tính cấu tạo, tỷ lệ từng phần quả, thành phần
hóa học trong nước ép của từng giống (Trần Thế Tục, 1977).
Trong 3 năm nghiên cứu (1993 – 1995), Mạc Thị Đua [2] đã tiến hành
chọn lọc bưởi Thanh Trà. Tác giả đã chon được 8 cây đầu dòng cho năng xuất

cao, phẩm chất tốt.
Phạm Thị Chữ [3] đã nghiên cứu tuyển chọn bưởi Phúc Trạch tại Hương
Khê – Hà Tĩnh. Tác giả đã chon được 3 cây đầu dòng là M1, M4, M5, để nhân
giống nhanh ra phát triển đại trà
Kết quả bình tuyển ở các tỉnh phía nam cho biết : tính đến 6/1998 có 67
giống bưởi đã được điều tra và ghi nhận, có 54 giống được lưu giữ tại Viện
Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. Trong đó các cá thể bưởi đường là cam
BD34 và bưởi Năm Roi BNR03, BNR25 được đề xuất nhân ra diện rộng
(Phạm Ngọc Liễu và cs, 1998 – 2000) [7]
Ở nước ta, hiện nay bưởi trồng chu yếu là bằng phương pháp triết cành.
Một số vườn ở nước ta sử dụng cây ghép thì gốc ghép là bưởi chua, sử dụng
bưởi chua làm gốc ghép cây sinh trưởng khỏe, dễ sông nhung hat lai là hạt
đơn phôi do đó tính biến dị lớn, ngoài ra tính chống chịu bệnh chảy gôm ở
cây bưởi chua là rât kém.
21
22
Khi canh tác bưởi muốn có hiệu quả cao ta cần có những biên phap đồng
bộ, trong đó các biện pháp kỹ thuật tác động vào giai đoạn kinh doanh nhăm
cải thiện khả năng đậu quả, mã quả và năng xuất quả là rất quan trọng.
Cắt tỉa: thời kì kinh doanh cây bưởi đã có tán ổn định, hàng năm ta cắt bỏ
những cành sâu bệnh, cành vượt, cành yếu, cành nằm trong tán.
Ngắt bỏ hoa dị hình, hoa nhỏ, quả non ra muộn, ở vị trí không thuận lợi
cho việc hình thành quả.
Ở thời kì đậu quả 1 – 2 tuần ta phun các chất điều tiết sinh trưởng kết
hợp với các chất vi lượng nhằm xúc tiến quá trình lớn, giảm số hạt làm đẹp
mã quả (Vũ Công Hậu , 1996) [6]
Theo Võ Hữu Thoại và cs [4] (Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam)khi
cây ở thời kì ra hoa ta có thể tác động các biện pháp kĩ thuật để sử lí ra hoa
cho cây bưởi. Theo tac giả: bưởi ra hoa cần khí hậu khô hạn để phân hóa màn
hoa, vì vậy các vườn quản lí được nước thì có thể tạo điều kiện khô hạn để

bưởi ra hoa đồng loạt. Tạo sự khô hạn tư 12 – 01 năm sau,thu hoạch vào tết
trung thu hay tết Nguyên Đán (Chính vụ vào khoảng tháng 12 dương lich).
Gặp lúc trời mưa ta có thể dùng nilon để bao quanh gốc tạo sư khô hạn để sử
lí hoa. Cũng theo tác giả : để có thể thu hoach bưởi vào tháng 11 – 12 ta có
thể sử dụng biện pháp sau: Sau khi thu hoạch thì ta cần vệ sinh vườn như : cắt
tỉa cành già , cành sâu bệnh ,làm cỏ , quét vôi quanh gốc… rồi bón phân cho
cây tùy vào độ tuổi của cây hay hàm lượng dinh dưỡng đã có trong đất. Cây
được bón phân lần 2 sau khi ra hoa, đến đầu tháng 3 thì ngừng tưới nước cho
cây đến 20 ngày sau và bắt đầu tưới nước trở lại mỗi ngày tưới 2 -3 lần liên
tục trong 3 ngày. Sau đó ngừng tưới nước, nếu cây ra lộc non ta cần bón các
loại phân cho lá mau thành thục. Đến ngày thứ 4 tưới nước mỗi ngày 1 lần
sau 15 ngày sau cây hoa bắt đầu dụng cánh và đậu quả
2.4. Giống và công tác chon giống
2.4.1. Gống
Bưởi thường có nhiều giống, người ta phân biệt giống căn cứ vào đặc
điểm trong và ngoài của vỏ quả. Công việc này chỉ mới bắt đầu ở Việt Nam
và được bắt đầu ở Vân Du, Tây Lộc và Xuân Mai. Hiện nay Tổng công ty rau
22
23
quả cũng bắt đầu nhập các giông địa phương hay nhập các giống ở nước
ngoài về.
Ở Việt Nam, có nhiều giống đã được trồng trong sản xuất, nhưng chỉ
với quy mô nhỏ. Có thể kể ra một số tên giống theo người trồng : gồm có
bưởi Chí Đám – Phú Thọ , quả nhiều nước hương vị tốt , bảo quản tới 4 – 5
tháng nhưng nhiều hạt, bóc vỏ khó hay nát tép ; Bưởi Phúc Trạch – Hà Tĩnh
quả to trung bình , rễ bóc không nát tép ; Bưởi Năm Roi – Vĩnh Long rễ bóc ,
hương vị tốt, ít hạt ;Bưởi Tân Triều –Biên Hòa ; Bưởi hồng không hạt Tiền
Giang ;Bưởi Thanh Trà – Huế,…
2.4.2. Công tác chọn giống và nhân giống bưởi
Công tác chọn tạo giống cây ăn quả có múi nói chung và cây bưởi nói

riêng bây giờ chủ yếu là nghiên cứu tuyển chọn các giống địa phương và nhập
nội từ nước ngoài.
Từ lâu người dân đã tuyển chọn các giống can, quýt và bưởi tốt để lưu
giữ nên còn nhiều giống quý trong các đia phương của cả nước. Tuy nhiên,
việc chọn giống theo phương pháp khoa học chưa được áp dụng.
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002) [5] muốn đạt hiệu quả cao trong chọn
tạo giống của cây ăn quả có múi nói chung và bưởi nói riêng chúng ta cần
phai tìm ra hướng và phương pháp hợp lí:
- Tuyển chọn cây đầu dòng có khả năng sinh trưởng khỏe, năng xuất
cao, phẩm chất tốt từ các gtioongs địa phương, xác định gốc ghép thích hợp
cho các cây ghép, các dòng đã tuyển chọn. Liên tục kiểm tra sâu bệnh để
tránh gây ảnh hưởng đến công tác tuyển chọn và nhân giống.
- Trên cơ sở những vật liệu sẵn có ở trong nước (cam, quýt, bưởi ….)
tiến hành chọn tạo các dòng có năng xuất cao, phẩm chất tốt (mã đẹp, quả to, mọng
nước, thơm ngon, ít hạt, có khả năng cất giữ được lâu….), thích nghi với nhiều
vùng sinh thái trong nước và có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại.
- Việc sử dụng các nguồn vật liệu là các giống nhập nội cũng rất cần
thiết trong chon giống cho cây ăn quả có múi và đặc biệt là cây bưởi. Các
giống nhập nội có thể làm vật liệu cho lai tạo giống mới hoặc nghiên cứu thử
nghiệm với các gốc ghép thịch hợp.
23
24
Nói chung trong hoàn cảnh nước ta hiện nay có thể chọn lọc cây ăn quả
có mui nói chung và cây bưởi nói riêng theo 2 cách :
- Chon và phục tráng những giống nổi tiếng và đã thích nghi tốt với
điều kiện tự nhiên ở nước ta. Bằng biện pháp này ta có thể ngăn ngừa hiện
tượng thoái hóa giông cây có múi có giá trị.
- Trên cơ sở những giống và dòng có sẵn ở trong nước ta hoặc giống
nhập nội ta tiến hành nhân nhanh các giống có năng xuất cao, phẩm chất tốt
và thích nghi với điều kiện vùng sinh thái ở nước ta.

Về nhân giống bưởi phổ biến là phương pháp triết cành và ghép mắt,
rất ít người trồng bằng hạt. Nhân giống bằng phương pháp ghép là phương
pháp phổ biến và chủ yếu ở Việt Nam. Cây nhân giống bằng phương pháp này
gồm 2 phần : gốc ghép và phần cành ghép.
- Gốc ghép là phần có khả năng sinh trưởng khỏe, kết hợp tốt với các
cành ghép đã chon để nhân giống, chống chịu được với điều kiện bất lợi của
môi trường (hạn hán, đất chua hay mặn) và đặc biệt có khả năng chống chịu
được với sâu bệnh hại như bệnh chảy gôm hay sâu đục thân Do vậy khi
ghép ta phai xác định được gốc ghép và xử lí đúng với tiêu chuẩn đặt ra khi
nhân giống. Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về các
gốc ghép cho bưởi, do vậy trước mắt ta có thể dùng các giống bưởi chua để
nhân giống.
- Phần cành ghép là những giống cần để nhân, được lấy từ vườn cây mệ
ưu tú lấy từ vườn sản xuất của nông dân. Cây mẹ được chon phải là những
cây đã được theo dõi cẩn thận qua một số năm và có những đặc tính tốt, đáp
ứng yêu cầu tiêu chuẩn đánh giá cây bưởi ưu tú, đầu tư chăm soc tạo nguồn
vật liệu để tiến hành bồi dưỡng và bảo tồn cây bưởi ưu tú. Mở rộng diện tích
trồng bưởi.
Dưới đây là bảng thang điểm đánh giá cho cây bưởi ưu tú.
24
25
Bảng 2.7: Thang điểm đánh giá cây bưởi ưu tú
Mẫu số : ……. Ngày đánh giá : ……
Người đánh giá : …………………….
TT Chỉ tiêu đánh giá Thang điểm Điểm đạt
I Sinh trưởng
1 Sinh trưởng tốt măc sâu bệnh 8 - 10
2 Sinh trưởng tốt không mắc sâu bệnh 6 - 7
II Năng suất
>260 quả/cây 12 - 15

210 - 259 quả/cây 10 - 11
160 - 209 quả /cây 8 - 9
III Đặc điểm chất lượng
1 Trọng lượng quả
+ 900g – 1500g 10 - 15
+>1500g 8 - 9
+< 900g 5 - 7
2 Tỷ lệ phần ăn dược
61% – 65 % 20
56% - 60% 18 - 19
51% - 55% 16 - 17
46% - 50% 14 - 15
3 Số lượng hạt
+ Không hạt hoặc hạt lép từ 5 – 10
hat/quả 18 – 20
+< 60 hạt/quả 14 - 17
+ 60 – 80 hạt/ quả 10 – 13
+ > 80 hạt /quả 7 - 9
4 Hình dạng và bề mặt quả
- Hình quả lê 8 – 10
25

×