Tải bản đầy đủ (.pptx) (36 trang)

Sở hữu chéo giữa các ngân hàng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.42 KB, 36 trang )

SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC NGÂN HÀNG
VIỆT NAM
NHÓM 2


BỐ CỤC
I. LÝ THUYẾT VỀ
SỞ HỮU CHÉO
II.
THỰC TRẠNG
SỞ HỮU CHÉO
Ở VIỆT NAM

III. LIÊN HỆ VÀ
GIẢI PHÁP

• 1 Khái niệm
• 2 Phân loại
• 1 Thực trạng
• 2 Tác động đến kinh doanh
ngân hàng
- Tích cực
- Tiêu cực
• 3 Nguyên nhân
• 1 Liên hệ với một số nước
• 2 Giải pháp


I. LÝ THUYẾT VỀ
SỞ HỮU CHÉO



1. Khái Niệm


Sở hữu chéo là 2 tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau.



Sở hữu chéo là các khoản đầu tư tài chính do các định
chế tài chính hoặc các doanh nghiệp thực hiện để sở
hữu chéo vốn của nhau.


1. Khái niệm
Tính Trực tiếp
Ví dụ, DN X sở hữu DN
Y và ngược lại DN Y sở
hữu DN X

Tính gián tiếp
Ví dụ, khi một nhà đầu tư
sở hữu cả Ngân hàng A và
Ngân hàng B thì thực chất
Ngân hàng A và Ngân
hàng B là sở hữu chéo của
nhau


2. Phân loại sở hữu chéo
3 nhóm tích

cực

• Sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước
ngoài tại các ngân hàng liên doanh
• Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM, cả
nhà nước lẫn cổ phần
• Cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quỹ

• Sở hữu của các NHTM nhà nước tại các NHTM cổ
phần
• Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần
3 nhóm đáng • Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công
ty nhà nước và tư nhân
lo ngại


II. THỰC TRẠNG
SỞ HỮU CHÉO Ở VIỆT NAM


1. THỰC TRẠNG




Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có quá trình phát triển vượt bậc cả về
số lượng các ngân hàng lẫn về tổng mức tín dụng trong những năm qua.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngân hàng thương mại cổ phần đã đi kèm với
việc hình thành cấu trúc sở hữu chéo, và điều đó làm cho mối quan hệ giữa ngân
hàng thương mại cổ phần với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp.

Nhóm 1

• sở hữu của các ngân hàng trong nước và nước ngoài
tại các ngân hàng liên doanh.

Nhóm 2

• cổ đông chiến lược nước ngoài tại các ngân hàng
thương mại (NHTM) trong nước.

Nhóm 3

• cổ đông tại các ngân hàng là các công ty quản lý quỹ.

Nhóm 4

• sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước tại các
MHTM cổ phần.

Nhóm 5

• sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần.

Nhóm 6

• sở hữu ngân hàng cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công
ty nhà nước và tư nhân ..


Sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các NH liên

doanh
Hiện tại có 6 NHLD trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam.
Thông thường một ngân NHLD được sở hữu bởi một ngân hàng nước
ngoài và một ngân hàng trong nước.


Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM, cả nhà nước lẫn cổ
phần:
Đứng trước nhu cầu thu hút vốn và kỹ năng quản trị từ các định chế tài chính có
kinh nghiệm nước ngoài, NHNN có chủ trương khuyến khích các NHTM trong nước
tìm kiếm các đối tác nước ngoài làm cổ đông chiến lược.
Đến nay, có khoảng 10 NHTM có đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính
nước ngoài


Cổ đông tại các NHTM là các công ty quản
lý quỹ
Từ năm 2005 trở lại đây, các quỹ quản lý vốn bắt đầu
xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Các quỹ này thường đầu tư
vốn vào những NHTM cổ phần có tiềm năng phát triển
tốt.





Vinacapital đầu tư vốn vào Sacombank,
VOF đầu tư vào Eximbank,
Quỹ Dragon đầu tư vào ACB
….



Sở hữu của các NHTMN
nhà nước tại các NHTM cổ phần
Quan hệ sở hữu này hình thành chủ yếu việc yếu kém nghiệp vụ ngân hàng của các
NHTM cổ phần trong giai đoạn đầu thành lập cũng như trong giai đoạn khủng hoảng 19971998.
Tính đến nay, có gần 8 NHTM cổ phần có quan hệ cổ phần với 4 NHTM nhà nước.





Vietcombank: sở hữu 11% tại Ngân hàng Quân đội, 8,2% tại Eximbank, 4,7% tại Ngân
hàng Phương đông, 5,3% tại Ngân hàng Sài Gòn.
Eximbank nắm 9,7% STB; Phương Nam nắm 4,8% STB; MSB nắm 9,4% STB...
Một số ngân hàng như NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) và
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đều sở hữu các ngân hàng
khác.


Sở hữu lẫn nhau giữa các
NHTM cổ phần
Hiện tượng sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần cũng khá phổ biến ở Việt
Nam hiện nay.
Hiện có ít nhất sáu NHTM cổ phần có cổ đông là một NHTM cổ phầnkhác.







Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đang sở hữu Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam (Eximbank), 6.1 % Kienlongbank ( ACBS nắm giữ ),10.8 % Đại Á
bank và Vietbank.
Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại Sacombank, 8,5% cổ phần tại Ngân
hàng Việt Á.
Điều này cho thấy một hiện tượng sở hữu chồng chéo lẫn nhau giữa các ngân hàng
thương mại, tạo nên tháp ngân hàng mà nguy cơ của nó có thể dẫn đến sự đổ vỡ
của toàn hệ thống nếu không được quản lý chặt chẽ.



Sở hữu ngân hàng cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và
tư nhân
Giai đoạn bùng nổ các NHTM cổ phần và quỹ đầu tư tài chính, rất nhiều tập đoàn và
tổng công ty nhà nước đã tham gia góp vốn hình thành các tổ chức tín dụng này.














Tập đoàn Bảo Việt sở hữu BaoVietBank;
Tổng Công ty Petrolimex đầu tư vào PG Bank;
Tập đoàn Viettel thì sở hữu NH Quân đội (MBB);
PVN bỏ vốn vào OceanBank, NH Dầu khí Toàn cầu;
Tập đoàn Dệt - May VN (Vinatex) đầu tư vào NH Nam Việt;
Tập đoàn CNThan-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tập đoàn Caosu Việt Nam sở hữu
SHB,
Điện lực Việt Nam (EVN) là cổ đông của ABBank...
Công ty thông tin di động (MobiFone thuộc VNPT) và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas)
thuộc PVN là cổ đông chiến lược của SeABank;
VNPT tham gia góp vốn vào NH LienVietBank... Rồi
FPT - tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và Tập đoàn Doji bỏ vốn vào
Tienphong Bank...


2. Tác động của sở hữu chéo đến hoạt động
kinh doanh ngân hàng


2.1 Tác động tích cực
◦ Sở hữu chéo sẽ , nâng cao khả năng cạnh tranh cho
các bên tham gia; hình thành danh mục đầu tư tối
ưu
◦ Giúp các ngân hàng tăng vốn đáp ứng theo yêu cầu
của Chính phủ
◦ Sở hữu chéo giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp
cận nguồn vốn từ các ngân hàng


2.2 Tác động tiêu cực



a. Trước hết là rủi ro tăng vốn ảo:
◦ Sở hữu chéo hình thành những khoản vốn khổng lồ nhưng chỉ
có trên giấy tờ, sổ sách. Tổng thể nguồn vốn toàn hệ thống
không hề thay đổi.
Bằng cách: Tổng công ty A sở hữu DN B và C.
C đầu tư vốn vào NH Y
 A đương nhiên là chủ sở hữu của NH Y
Do đó các công ty có vốn đầu tư vào NH sẽ dễ tiếp cận nguồn
vốn hơn các công ty nhỏ


2.2 Tác động tiêu cực


b. Rủi ro thâu tóm đối với hoạt động ngân hàng:
◦ Theo quy định hiện nay, một cổ đông là cá nhân không được
sở hữu quá 5%, một tổ chức không được sở hữu quá 15%, cổ
đông và những người liên quan của cổ đông đó không được sở
hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Tuy
nhiên để lách các quy định trên, các cổ đông sở hữu số vốn
nhỏ hơn 5% vốn điều lệ lại ủy quyền cho những cá nhân tổ
chức không có họ hàng với mình để đầu tư vào một ngân hàng
◦ Sở hữu chéo khiến cho một số người sở hữu đồng thời nhiều
ngân hàng và doanh nghiệp khác nhau, từ đó chi phối hoạt
động kinh doanh ngân hàng.


2.2 Tác động tiêu cực



c.Tiềm ẩn rủi ro hệ thống
◦ Mạng lưới chằng chịt phức tạp trong mối quan hệ sở hữu giữa
các ngân hàng, khi xuất hiện rủi ro rất dễ xảy ra hiệu ứng
domino không chỉ trong hoạt động ngân hàng
◦ Điển hình là nền kinh tế suy thoái khi bong bóng bất động sản
bùng nổ


2.2 Tác động tiêu cực


d.Nợ xấu là một trong những hệ lụy nghiêm trọng.
◦ NH A có nợ xấu, muốn giấu nợ xấu của mình bằng cách nhờ
ngân hàng B ( A có sở hữu) cho vay  giảm mức nợ xấu, và
không trích dự phòng rủi ro


2.3Nguyên nhân


a. Tăng trưởng tín dụng nóng
◦ Tăng trưởng tín dụng nóng khiến cho DN khó tiếp cận vốn
ngân hàng->DN liên kết , sở hữu ngân hàng để đảm bảo cung
ứng vốn.
◦ Các ngân hàng chịu áp lực tăng trưởng tín dụng-> có xu hướng
cho DN thân quen vay.
->tăng trưởng tín dụng nóng là môi trường thích hợp nhất để
dung dưỡng và thúc đẩy sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng.



2.3Nguyên nhân


b. Tăng vốn điều lệ
◦ Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22-11-2006 , vốn điều lệ tối
thiểu đến năm 2008 là 1000 tỷ đồng, hạn cuối năm 31/12/2010
là 3000 tỷ đồng
◦ Kinh tế khó khăn, việc huy động vốn trung và dài hạn từ thị
trường chứng khoán cũng là khe cửa hẹp, các ngân hàng chỉ
còn cách là lách quy định thông qua sở hữu chéo để tăng vốn
điều lệ.


2.3Nguyên nhân


c.Thiếu nguốn nhân lực quản lý cấp cao tạiVN
◦ Số lượng các tổ chức tín dụng tăng mạnh, nhu cầu nhân sự
quản lý cao cấp cũng tăng theo, nguồn nhân lực trong nước
không kịp đáp ứng
◦ Người nắm cổ phần chi phối ngân hàng không thể tin tưởng
giao phó việc điều hành hoàn toàn cho người quản lý->Người
chủ sở hữu trông cậy vào các mối quan hệ gia đình để điều
hành ngân hàng.
◦ Để lách quy định tỷ lệ sở hữu trong luật TCTD, các chủ ngân
hàng có xu hướng thiết lập quan hệ sở hữu chéo để có thể quản
lý được hoạt động của ngân hàng thông qua các DN do người
thân làm chủ.



2.3Nguyên nhân


d.Thiếu minh bạch thông tin của khu vực DN
◦ Sự thiếu minh bạch thông tin của khu vực doanh nghiệp và
khung pháp lý giải quyết nợ xấu, nợ khó đòi còn chưa hoàn
thiện->Sở hữu chéo giúp ngân hàng nắm được tình hình của
DN dễ dàng, cấp vốn thông thoáng hơn.
e.Thể chế tài chính VN cho phép NH đa năng: ngân hàng
vừa hoạt động thương mại là huy động vốn , cho vay, và hoạt
động đầu tư.


2.3Nguyên nhân


f. Sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan giám sát và những lỗ

hỏng trong luật quản lý ban hành
VN có luật quy định khống chế tình trạng sở hữu chéo:
+ Luật các TCTD năm 2010 không cho phép các TCTD sở hữu cổ
phần lẫn nhau (khoản 5 điều 129);
+ không cho phép các công ty con, công ty liên kết của một TCTD
được góp vốn, mua cổ phần của chính TCTD đó (Khoản 2 Điều 135);
+ không cho phép TCTD được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà TCTD nắm quyền
kiểm soát; hạn chế cấp tín dụng cho một số đối tượng và các công ty
con, v.v.



×