Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển ngành sữa của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.89 KB, 31 trang )

Lời mở đầu
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với
tốc độ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải
thiện rõ rệt. Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước
những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột
( nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất
nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với hơn 80
triệu dân. Nhưng làm thế nào để phát huy những lợi thế sẵn có lại là vấn đề không hề
đơn giản .
Trở thành một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO các doanh
nghiệp sữa Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất lớn của các doanh nghiệp nước
ngoài.Trong bối cảnh của sự cạnh tranh khốc liệt đó,các doanh nghiệp chế biến sữa
Việt Nam cũng đang rất nỗ lực để đứng vững trên thị trường.
Mặc dù có nhiều lợi thế nhất định như quy mô thị trường rộng lớn và còn nhiều
tiềm năng, nhu cầu về sữa của người dân ngày càng tăng cao do đời sống ngày càng
được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang ở mức cao nhưng bên cạnh đó thách
thức đạt ra cho các doanh nghiệp nước nhà cũng không hề nhỏ.Việt Nam là một nước
nằm trong vùng khí hậu ôn đới nên việc chăn nuôi bò sữa gặp nhiều khó khăn,việc
đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu là vấn đề nan giải. Không những vậy người dân còn
chưa có thói quen tiêu dùng sữa hàng ngày và còn ít hiểu biết về mặt hàng sữa cũng là
những trở ngại.Với những khó khăn, thách thức đó việc có giải pháp phát triển ngành
sữa phù hợp là rất quan trọng.
Chính vì vậy,em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển
ngành sữa của Việt Nam’’ làm đề tài cho cho đề án môn học chuyên ngành. Bài
chuyên đề của em có bố cục gồm 3 phần chính như sau :
Chương I. Tổng quan về ngành sữa Việt Nam
Chương II. Thực trạng phát triển của ngành sữa Việt Nam
Chương III. Giải pháp phát triển ngành sữa Việt Nam
1



Trong suốt quá trình làm chuyên đề em đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn thầy
giáo hướng dẫn trực tiếp: Ths. Nguyễn Đình Trung.

Chương I - Tổng quan về ngành sữa Việt Nam
I, Quy trình hình thành và phát triển ngành sữa Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Việt Nam vốn không có ngành chăn nuôi trâu bò sữa truyền thống nên không có
các giống trâu bò sữa chuyên dụng đặc thù nào. Chăn nuôi bò sữa xuất hiện ở Việt
Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX. Trải qua những năm tháng khó khăn của đất
nước, ngành chăn nuôi bò sữa đã đóng góp đáng kể trong việc đảm bảo nhu cầu lương
thực thực phẩm cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên ngành chăn nuôi bò sữa
mới chỉ thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hóa từ những năm 1990 trở lại đây.
Dưới đây là những mốc lịch sử đáng nhớ của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam:
* 1920-1923: Người Pháp đã đưa các giống bò chịu nóng như bò Red Sindhi
(thường gọi là bò Sin) và bò Ongle (thường gọi là bò Bô) vào Tân Sơn Nhất, Sài Gòn
và Hà Nội để nuôi thử và lấy sữa phục vụ người Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên số
lượng bò sữa thời đó còn ít (khoảng300 con) và năng xuất sữa thấp (2-3 kg/con/ngày).
*1937-1942: Lúc này miền Nam đã hình thành một số trại chăn nuôi bò sữa ở
Sài Gòn-Chợ Lớn, mỗi ngày sản xuất được hàng nghìn lít sữa và tổng sản lượng sữa
đạt trên 360 tấn/năm. Cũng ở miền Nam trong giai đoạn này, Chính phủ Australia đã
giúp đỡ xây dựng Trung tâm bò sữa thuần Jersey tại Bến Cát với số lượng 80 bò cái,
nhưng do điều kiện chiến tranh Trung tâm này sau đó đã giải thể.
*1954-1960: Ở miền Bắc, Nhà nước bắt đầu quan tâm đến phát triển chăn nuôi,
trong đó có bò sữa. Các Nông trường quốc doanh được xây dựng như Ba Vì (Hà
Tây), Mộc Châu (Sơn La), Than Uyên (Nghĩa Lộ), Tam Đường (Lào Cai), Hữu Nghị
(Quảng Ninh), Hà Trung (Thanh Hoá)... cùng với các trạm trại nghiên cứu về giống
và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa. Năm 1960, giống bò sữa lang trắng đen Bắc Kinh lần
đầu tiên đã được đưa vào Việt Nam nuôi thử nghiệm tại Ba Vì, Sa Pa và Mộc Châu.
2



Đến thập kỷ 70, Việt Nam đã được Chính phủ Cu Ba viện trợ 1000 con bò sữa
Holstein Friesian (HF) về nuôi thử nghiệm tại Mộc Châu. Đồng thời chính phủ Cu Ba
cũng đã giúp ta xây dựng Trung tâm bò đực g iống Mundaca để sản xuất tinh bò đông
lạnh.
*Những năm 70: Miền Nam cũng đã nhập một số trâu sữa Murrah từ Ấn Độ.
Số trâu này được nuôi ở Phùng Thượng, Sông Bé và một số nới khác. Tuy nhiên,
chăn nuôi trâu sữa tỏ ra chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Tuy nhiên, cho
đến những năm đầu thập kỷ 1980, đàn bò sữa của Việt Nam chỉ được nuôi tại các
nông trường quốc doanh và các cơ sở trực thuộc sở hữu Nhà nước ( với quy mô phổ
biến là vài trăm con, lớn nhất là Nông trường Mộc Châu với khoảng 1000 con). Do
còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm chăn nuôi, cơ chế quản lý không phù hợp, điều
kiện chế biến và tiêu thụ sữa khó khăn nên nhiều nông trường đã phải giải thể do chăn
nuôi bò sữa không có hiệu quả. Đàn bò sữa cũng vì thế mà giảm sút nhanh chóng.
*1985-1987: Đồng thời với việc nuôi bò thuần nhập nội, chương trình lai tạo bò
sữa Hà-Ấn (HFx Lai Sin) cũng được triển khai song song với chương trình Sin hoá
đàn bò Vàng nội.

Nguồn: Cục Nông nghiệp (2005), Cục Chăn nuôi (2006)

* 1986-1999: Từ năm 1986 Việt Nam bắt đầu phong trào Đổi mới và chỉ sau 3
năm từ một nước thiếu lương thực Việt Nam đã có lương thực xuất khẩu. Kinh tế phát
triển đã tạo ra nhu cầu dùng sữa ngày càng tăng. Do vậy, đàn bò sữa ở TP HCM, các
3


tỉnh phụ cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, ngoại thành Hà Nội và các tỉnh
phụ cận cũng tăng nhanh về số lượng. Từ năm 1986 đến 1999 đàn bò sữa tăng trưởng
trung bình 11%/năm. Phong trào chăn nuôi bò sữa tư nhân đã hình thành và tỏ ra có
hiệu quả.

*Năm 2001: Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành sữa của
Việt Nam với việc thông qua Quyết định 167/2001/QĐ/TTg về chính sách phát triển
chăn nuôi bò sữa trong giai đoạn 2001-2010. Theo chủ trương này từ năm 2001 đến
2004 một số địa phương (TP Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Dương, Thanh Hoá,
Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nam, …) đã nhập một số lượng khá lớn (trên 10
nghìn con) bò HF thuần từ Australia, Mỹ, New Zealand về nuôi. Một số bò Jersey
cũng được nhập từ Mỹ và New Zealand trong dịp này.
Nhìn chung, ngành chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh từ đầu những năm 1990
đến 2004, nhất là từ sau khi có Quyết định 167 nói trên. Tuy nhiên, hiện tại tổng sản
lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% lượng sữa
tiêu dùng, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Sau một số năm phát triển quá nóng,
từ năm 2005 sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa cũng đã chững lại và bộc lộ
một số khó khăn, yếu kém mới, nhất là trong vấn đề tổ chức quản lý vĩ mô ngành
hàng và tổ chức quản lý sản xuất các cơ sở chăn nuôi “hiện đại” có quy mô lớn.
2. Các điều kiện phát triển ngành sữa Việt Nam.
Để phát triển ngành sữa, Việt Nam chúng ta cũng cần phải có những điều kiện
phát triển riêng gắn với tình hình thực tế , khí hậu cũng như nguồn nguyên liệu ở
nước ta.
Đó là phát triển công nghiệp sữa cần gắn chặt với việc phát triển đàn bò sữa
nhằm tăng dần tỷ lệ tự túc nguyên liệu trong nước, giảm tỷ lệ sữa bột nguyên liệu
nhập khẩu.Do đó, các cơ sở sản xuất sữa phải có chương trình đầu tư cụ thể vào việc
phát triển đàn bò sữa.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới công nghệ và thiết bị ở một số khâu trong dây
chuyền sản xuất, đảm bảo tính đồng bộ và trình độ hiện đại của thế giới.
4


Một điều kiện để phát triển nữa không thể không nhắc đến là cần coi trọng chất
lượng sản phẩm, phấn đấu giảm chi phí sản xuất , không ngừng đa dạng hóa sản
phẩm, cải tiến mẫu mã để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh

trên thị trường.
- Chính sách của nhà nước về sữa nhập khẩu trong những năm qua chưa thúc
đẩy được phát triển sữa nội địa. Cần có chính sách thích đáng khuyến khích các công
ty chế biến sữa Việt Nam giảm dần lượng sữa bột nhập khẩu tái chế, tăng dần tỷ trọng
sữa tươi sản xuất trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam đã ra nhập WTO, từ 2010 nếu
dùng chính sách thuế để khuyến khích hay hạn chế nhập sữa bột sẽ không khả thi, vì
vậy cần có những chính sách thích hợp cho lộ trình đến năm 2015 trở đi nguồn
nguyên liệu từ sữa tươi sản xuất trong nước tối thiểu phải đáp ứng được trên 40%
nhu cầu sữa nguyên liệu.
- Trong những năm qua giá sữa bột trên thị trường thế giới tăng mạnh l và luôn
biến động. Các Công ty chế biến sữa như Vinamilk, Dutchlady đã quan tâm hơn đến
phát triển nguồn sữa nguyên liệu tại chỗ. Tuy vậy vẫn chưa có gì đảm bảo chắc chắn
chương trình tăng tỷ lệ sữa nội địa của họ cho những năm tiếp theo.
- Hệ thống thu mua sữa tươi hiện nay do các nhà máy tổ chức thông qua các đại
lý trung chuyển sữa. Vì mục đích lợi nhuận, các điểm thu mua chỉ được thiết lập khi
có đủ số lượng bò, đủ lượng sữa để đặt bồn và không quá xa nhà máy để giảm chi phí
vận chuyển và an toàn vệ sinh sữa. Đây là khó khăn để mở rộng địa bàn chăn nuôi
đến những vùng có tiềm năng đất đai và lao động.
- Để đạt 350 ngàn bò sữa vào năm 2015 chúng ta phải cần đến 35.000 ha cỏ
trồng (tính 10 con bò/ha). Nhà nước cần có chính sách thật cụ thể về quy hoạch vùng
chăn nuôi, đất trồng cỏ. Làm gì để đàn bò sữa, nhà máy chế biến sữa chuyển dần đến
những vùng chăn nuôi có tiềm năng như Lâm đồng, Mộc Châu và một vài nơi trong
cả nước?
- Phương thức thu mua sữa giữa các Công ty với người chăn nuôi chưa thật bình
đẳng và rõ ràng, khiến người chăn nuôi luôn có cảm giác phần thiệt thuộc về mình.
5


Tiêu chuẩn chất lượng sữa mua vào do các nhà máy đưa ra không cao. Mặc dầu vậy
vẫn có từ 20-50% số sữa không đạt một trong các tiêu chuẩn chất lượng (theo thống

kê của vinamilk 6 tháng đầu năm 2008). Người chăn nuôi hoài nghi kết quả đánh giá
sữa của họ vì nhà máy thu mua tự kiểm tra chất lượng không có sự chứng kiến của
họ. Thật ra đây là “mâu thuẫn tiềm tàng” giữa bên mua và bên bán. Người chăn nuôi
nhỏ cần được tổ chức lại, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mình cùng với nhà
máy sản xuất ra sữa chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm cho xã hội. Cải thiện
và nâng cao sự hiểu biết, đồng thuận với nhau giữa người chăn nuôi và nhà máy chế
biến.
-

Lợi nhuận từ chăn nuôi bò sữa thấp bởi vì giá thức ăn cao. Hiếm thấy nước

nào giá 1kg bắp hạt (5000-5500đ) cao gần bằng một lít sữa (6000-6500đ) như ở nước
ta. Tại Thái Lan người dân bán 1 lít sữa mua được 2kg bắp hạt. Tại Mỹ 4,6 kg; Hà
Lan 2,6kg; Úc 2,0. Người chăn nuôi bò sữa Việt Nam bán 1 lít sữa (trung bình thực
nhận 6000đ) chỉ mua được 1,1kg thức ăn tinh (tỷ giá là 1,1). Tại Thái Lan tỷ giá này
là 1,5; Mỹ 3,3 Hà Lan 2,1; Úc 1,6 (nguồn IFCN, 2007).
Giá bò giống, công lao động và mọi chi phí khác đều tăng cao. Thời gian khai
thác ngắn, bò bị loại thải sớm do bệnh tật, những rối loạn sinh sản, viêm vú… làm
cho tổng lượng sữa trong một đời bò thấp dẫn đến khấu hao giống tính trên kg sữa rất
cao, làm giảm lợi nhuận.
Người chăn nuôi bò sữa nếu tính đủ chi phí thì lợi nhuận rất thấp 3-4% hoặc
không có lời, chủ yếu là lấy công làm lãi. Người chăn nuôi mua thức ăn tinh của các
công ty lớn và cũng bán sữa tươi cho các công ty lớn, sự phụ thuộc này càng làm
giảm đi lợi nhuận của họ. Nhà máy mua vào sữa tươi với giá ước 7.500đ/kg sau khi
tiệt trùng giá bán 20000đ/kg, có thể thấy tỷ suất lợi nhuận của khâu chế biến cao hơn
nhiều so với người chăn nuôi.
Làm thế nào để một phần nhỏ lợi nhuận của các công ty sản xuất thức ăn tinh,
công ty chế biến sữa hỗ trợ người chăn nuôi dưới hình thức này hoặc hình thức khác?

6



Nhà nước có thể giảm thuế hay trích một phần thuế từ các Công ty chế biến thức ăn,
Công ty chế biến sữa hàng năm để hỗ trợ trực tiếp cho nông dân nuôi bò sữa.
II. Đặc điểm và vai trò của ngành sữa Việt Nam
1. Đặc điểm của ngành sữa Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến sữa là ngành công nghiệp thực phẩm thiết yếu phục
vụ đời sống nhân dân. Các sản phẩm của ngành được chế biến từ nguồn nguyên liệu
chính là sữa động vật ( sữa bò, sữa dê) . Chính vì thế, sản phẩm có hàm lượng dinh
dưỡng cao thực sự cần thiết cho con người trong suốt quá trình tồn tại từ khi sinh ra,
trưởng thành và cho tới khi già yếu.
Ngành công nghiệp sữa cũng là một trong số các ngành có sự đòi hỏi cao về
công nghiệp chế biến cũng như về máy móc, thiết bị hiện đại nhằm tạo ra một sản
phẩm sữa có chất lượng và đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong khi ngành sữa là một ngành công nghiệp có lịch sử hành thành và phát
triển từ lâu đời thì ở Việt Nam đây lại là một ngành rất mới.Do đó, hàng năm ngành
công nghiệp sữa phải nhập khẩu một khối lượng nguyên liệu khá lớn ( 80-85%) để
phục vụ cho chế biến cũng nhu cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp
khác như công nghiệp bánh kẹo.
Ngành công nghiệp sữa cũng là một trong số các ngành có sự đòi hỏi cao về
công nghiệp chế biến cũng như vè máy móc, thiết bị hiện đại nhằm tạo ra một sản
phẩm sữa có chất lượng và đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy có thể nói, tuy còn nhiều khó khăn những ngành công nghiệp chế biến
sữa Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng, và là hướng đi có tính chiến lược
của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.Sản phẩm của
ngành công nghiệp sữa có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong tổng giá trị sản phẩm
toàn ngành công nghiệp chế biến.
2. Vai trò của ngành sữa Việt Nam
a. Đối với đời sống.
7



Đối với đời sống người dân ở các nước phát triển thì các sản phẩm sữa là một
trong những sản phẩm thiết yếu nhất không thể thiếu được trong khẩu phần dinh
dưỡng hàng ngày, vì thế mức tiêu thụ sữa ở đây là rất lớn.Các sản phẩm chế biến từ
sữa là nguồn dinh dưỡng cao cần thiết cho quá trình phát triển của con người từ khi
sinh ra cho tới khi lớn lên.Nguồn dinh dưỡng này sẽ cho con người đầy đủ sức khỏe,
sự thông minh sáng suốt và cả việc cải tạo giống nòi.Sữa giúp người Việt Nam cao
hơn, thông minh hơn.
Việt Nam dù đã chấm dứt chiến tranh từ lâu, hòa bình đã lập lại nhưng xã hội
chúng ta vẫn còn tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn thấp ,thể chất
người Việt Nam còn yếu, tuổi thọ trung bình chưa cao. Nguyên nhân chính là do vấn
đề dinh dưỡng chưa được đảm bảo và chưa được phân bố đều trên mọi nơi.Mới chỉ
một bộ phận dân cư thành thị có đủ điều kiện để đảm bảo dinh dưỡng hằng ngày,còn
phần lớn dân cư nông thôn còn phải lo từng bữa ăn nên vấn đề đảm bảo chất dinh
dưỡng là một khái niệm xa lạ.
Hiện nay, khi xã hội đã phát triển, đời sống người dân được cải thiện, ngành
công nghiệp sữa đã được nhìn nhận với vai trò ngày càng quan trọng trong việc góp
phần nâng cao thể lực và tuổi thọ người dân.
Thái Lan là quốc gia có chính sách vận động người dân uống sữa tươi nên lượng
sữa tiêu thụ bình quân đầu người ở nước này đạt tới 22 lít/người/năm, trong khi ở
Việt Nam chỉ có 6 lít/người/năm. Nhiều nước trên thế giới đã có cách thức hay giải
quyết tình trạng đói sữa, khát sữa dẫn đến SDD ở trẻ em. Ví như, người Nhật chăm
sóc thế hệ tương lai bằng chương trình uống sữa tại trường học; nước Mỹ có hàng
chục triệu bữa ăn trưa, ăn sáng miễn phí; ở Anh nhiều tổ chức sức khỏe và trường học
giúp đỡ những gia đình có thu nhập thấp đăng ký vào chương trình uống sữa miễn
phí... Ở nước ta, những chương trình tương tự chưa nhiều nên ngoài việc tuyên truyền
giáo dục và tổ chức uống sữa giữa giờ ở trường học để uống sữa trở thành thói quen
của cộng đồng, rất cần thiết phải kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng. Đi tiên phong
trong việc này là Quỹ một triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam được Quỹ Bảo trợ

8


trẻ em Việt Nam và Công ty sữa Vinamilk sáng lập từ tháng 7 năm 2008, với số tiền
tối thiểu là 3 tỷ do công ty này hỗ trợ và mỗi người khi mua một hộp sữa Vinamilk đã
đóng góp cho Qũy 60 đồng.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là không bị đói sữa-khát sữa, là điều kiện
tiên quyết để đảm bảo những yếu tố phát triển về chiều cao và tăng tuổi thọ người
dân.Bởi thế, vai trò của ngành sữa đối với đời sống là rất cần thiết và quan trọng.
b. Đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Công nghiệp chế biến sữa là một trong những ngành thuộc công nghiệp chế biến
có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế Việt Nam.
Phát triển công nghiệp chế biến sữa sẽ góp phần thúc đẩy một số ngành nghề
khác phát triển như ngành chăn nuôi, mía đường… thông qua mối liên kết ngược
xuôi, gián tiếp.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp sữa nếu phát triển tốt cũng góp phần tăng việc
làm cho hàng vạn lao động ở khu vực nông thôn.Việt Nam là một nước thuần nông
nên lao động nông nghiệp là chủ yếu và luôn trong tình trạng dư thừa lao động.Khi
ngành công nghiệp sữa phát triển tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển,những mô
hình phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa có nhiều điều kiện thuận lợi , từ đó giải
quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong nông nghiệp chăn nuôi bò sữa.Như vậy,
sự phát triển ngành chăn nuôi, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn sẽ góp
phần tăng thu nhập cho người nông dân, làm tăng cầu hàng công nghiệp cũng như các
nhu cầu về hàng hóa khác. Khi đó tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành
chế biến sữa và một số ngành khác, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây chính là
tác động ngược khi chúng ta phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa.
Không những thế phát triển công nghiệp sữa góp phần xóa đói giảm nghèo ở
nông thôn,thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp.Một yếu tố tích cực
nữa mở ra khi các doanh nghiệp chế biến sữa trong nước phát triển, đó là có thể thay
thế được hoạt động nhập khẩu một cách hiệu quả cũng như tăng cường khả năng xuất

khẩu,đem về một lượng ngoại tệ lớn phục vụ các hoạt động khác của xã hội.
9


Chương III –Thực trạng ngành sữa ở Việt Nam
I. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam
1. Tình hình phát triển ngành sữa trên thế giới
Bảng 1: Thị trường sữa thế giới
2008

2009

2010P

2010\09

Tổng sản lượng sữa (triệu tấn)
Tổng thương mại(triệu tấn)
Nhu cầu các nước đang phát triển

691.7
40.5
65.6

700.9
38.6
65.7

713.6
40.6

67.2

1.8%
5.2%
2.2%

(kg\đầu người\năm)
Nhu cầu các nước đang phát triển

246

248

247.6

-0.2%

(kg\đầu người\năm)

(Nguồn: FAO 2009)
Trong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh
thu trung bình trong giai đoạn 2005-2009 đạt 18%/ năm (EMI 2009). Với một đất
nước đang phát triển, có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số cao như ở Việt Nam, nhu
cầu tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Để tìm hiểu về ngành sữa Việt
Nam, cần có cái nhìn tổng quát về thị trường sữa thế giới, đặc biệt là cung-cầu và giá
cả nguyên liệu sữa bột, vì hơn 70% nguyên liệu sữa tại Việt Nam đến từ nhập khẩu.
Sản xuất sữa thế giới trong năm 2009 ước đạt 701 triệu tấn, tăng 1% so với năm
ngoái. Tốc độ tăng trưởng sản xuất ở các nước đang phát triển nhanh hơn các nước
phát triển, và rõ nét hơn vào năm 2010, với dự kiến là tăng rưởng ở các nước đang

phát triển sẽ là 4% so với sản lượng không mấy thay đổi ở các nước phát triển. Sản
xuất sữa năm 2010 tăng khoảng 2% lên 714 triệu tấn (Bảng 1). Tổng thương mại sữa
thế giới năm 2009 sụt giảm 4,6% so với năm 2008, nguyên nhân chủ yếu là do tác
động của cuộc suy thoái kinh tế. Chính nhu cầu về các sản phẩm về sữa tăng nhanh ở
các nước đang phát triển là động lực chính cho tăng trưởng thương mại sữa thế giới
trong năm tới, do nhu cầu này ở các nước phát triển đã ở trong giai đoạn bão hoà.
Cung-cầu và giá cả sữa bột nguyên liệu thế giới: Đầu vào cho ngành chế biến
sữa bao gồm sữa tươi và sữa bột, trong đó thương mại giữa các nước về sữa bột
10


chiếm chủ đạo. Sữa bột nguyên liệu bao gồm sữa bột gày và sữa bột nguyên kem, có
những biến động mạnh từ năm 2007 trở lại đây.
Sự phục hồi của giá sữa thế giới từ giữa năm 2009 ban đầu được coi là hiện
tượng ngắn hạn, song được củng cố khi giá sữa bột giữ mức trên 3.000 USD/ tấn
FOB từ cảng châu Úc. Xu thế tăng giá của sự bột được dự đoán là sẽ tiếp tục trong
năm tới do nhu cầu gia tăng, khi GDP các nước phát triển và đang phát triển đạt lần
lượt là 1,7% và 5,5% trong năm 2010.
Đối với các nước đang phát triển, một thách thức lớn nhất đang phải đối mặt
là làm thế nào để nâng cao chất lượng sữa tươi sản xuất tại các trang trại, để từ đó làm
nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm có chất lượng bán cho người tiêu dùng.
Nhìn chung, ngành công nghiệp sản xuất và chế biến sữa trên toàn thế giới
đang có những dấu hiệu khá tích cực và dự đoán trong tương lai sự tăng trưởng này
cùng với nhu cầu về sữa còn tiếp tục tăng. Và ngành sữa Việt Nam cũng sẽ không
nằm ngoài quy luật đó.
2. Quy mô , năng lực sản xuất ngành sữa.
- Quy mô nguồn nguyên liệu tăng:
Nguồn nguyên liệu là một vấn đề cần thiết, luôn được đầu tư chú trọng trong
ngành công nghiệp sữa Việt Nam. Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn
nuôi bò sữa, để đảm bảo một nguồn nguyên liệu không phải nhập từ bên ngoài cho

ngành sữa nhưng hiện nay, tuy đã có sự gia tăng nguồn nguyên liệu dù sự gia tăng
này chưa cân xứng với lợi thế sẵn có nước ta.
Bảng 2 Tổng đàn bò, sản lượng sữa cả nước và các tỉnh có nhiều bò sữa
Tỉnh/thành phố

1990

1995

2000

2002

2004

2006

2008

Tổng đàn (con)
Tổng lượng sữa hàng

1.000
12.000

18.700
17.000

35.000
51.400


55.848
78.400

95.794
151.300

113.215
215.940

107.983
262.160

25.089
877

8.216
47.632
36.547
2.080

24.151
71.643
49.190
3.822

23.335
89.880
67.537
5.765


18.455
89.528
69.531
5.157

hoá (tấn/năm)
Miền Bắc (con)
Miền Nam (con)
TP. Hồ Chí Minh
Long An

8.330
113

10.420
138

11


Sơn La
Bình Dương
Hà Tây
Hà Nội

200

256


1.820

2.200
2.988

3.540

4.496

3.983
3.981
3.199

3.112
3.567
3.322

Nguồn: Cục Chăn nuôi 2007

Sau 2004 tốc độ tăng đàn chậm do ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi từ chăn
nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi quy mô lớn hơn và tập trung hơn, đồng thời với
việc tăng cường chọn lọc, loại thải những bò chất lượng kém do tốc độ phát triển quá
nóng của giai đoạn trước. Năng suất và chất lượng đàn bò sữa không ngừng được cải
thiện. Cuối 2006, tổng đàn bò sữa cả nước trên 113,2 ngàn con, bò thuần HF chiếm
15% tổng đàn, số còn lại là bò lai HF với tỷ lệ máu khác nhau. Tổng sản lượng sữa
hàng hoá đạt gần 216 ngàn tấn. Năm 2008, tổng đàn bò sữa giảm còn 107,98 ngàn
con nhưng tổng sản lượng sữa hàng hoá 262,16 ngàn tấn (Tổng cục thống kê, 2008).
Năng suất sữa (kg/chu kì 305 ngày) trung bình cả bò lai và bò thuần HF năm 2008
ước đạt trên dưới 4000kg/chu kì, cao gần gấp hai lần so với năm 1990. Năng suất này
vẫn còn thấp hơn nhiều so với Đài Loan (7160kg). Như vậy, có thể thấy Số lượng bò

sữa Việt Nam tăng từ 35ngàn con năm 2000 lên 113 ngàn con năm 2006 , đạt tốc độ
tăng đàn bình quân 25%/năm trong 3 năm từ 2005 đến 2008 thì lượng bò sữa đã tăng
hơn 0,4%/năm. Chất lượng đàn bò lai hướng sữa HF được cải thiện, năng suất sữa
trung bình tăng từ 3,10 tấn năm 2000 lên 3,93 tấn/ chu kỳ năm 2006. Nguồn nguyên
liệu này mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu cho ngành sữa, chúng ta vẫn phải nhập
khẩu hơn 80% nên vẫn rất cần nhiều chính sách tác động cũng như ưu đãi phát triển
nguồn bò sữa và khuyến khích người nông dân nhằm mở rộng quy mô nguồn nguyên
liệu hơn nữa.
- Quy mô số lượng nhà máy.
Trước năm 1990, Việt Nam chỉ có một số ít nhà máy chế biến sữa do nhà nước
quản lí. Từ năm 1990-2005 cùng với sự tăng trưởng đàn bò sữa, công nghiệp chế biến
sữa đã được đầu tư cả về số lượng nhà máy và công nghệ hiện đại. Tính đến năm
2005 đã có 8 Công ty đầu tư vào ngành sữa như Nestle; Dutch Lady; Nuti Food;
Lothamilk; Vixumilk; F&N; Hanoimilk; Bình Định, với tổng cộng 17 nhà máy chế
12


biến sữa. Từ năm 2006 đến 2007 có thêm một số công ty mới như công ty sữa Elovi
(Thái Nguyên), Quốc tế (Hà Tây cũ), Việt Mỹ (Hưng Yên), Milas (Thanh Hoá), Nghệ
An… nâng tổng số lên 22 nhà máy chế biến sữa trên cả nước. Trong số đó, công ty cổ
phần sữa Việt nam Vinamilk là lớn nhất với 9 nhà máy với tổng công suất quy ra sữa
tươi trên 1,2 tỷ lít/năm. Tuy nhiên Ngày 14/05/2010, tại xã Nghĩa Trung, huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP thực phẩm sữa TH (TH Milk) đã làm lễ khởi
công xây dựng Nhà máy sữa TH hứa hẹn một sự cạnh tranh quyết liệt hơn trong
ngành sữa.
- Năng lực sản xuất
Tổng doanh thu sản phẩm sữa năm 2003 cả nước đạt 603 triệu USD tăng lên
980USD vào năm 2007. Tăng trưởng trung bình hàng năm 12,9%. Trong đó doanh số
sản phẩm sữa nước đạt 684 triệu USD, chiếm 69,75% tổng doanh số sản phẩm sữa.
Hiện năng lực sản xuất toàn ngành năm 2005 đạt khoảng 547,3 triệu lít/năm (quy sữa

đã chế biến) và đến năm 2007, tổng sản phẩm sữa toàn quốc quy ra sữa tươi đạt trên
1,056 tỷ lít, mức tiêu dùng sản phẩm sữa bình quân đầu người ước đạt 12,36 lít/năm,
so với 35 lít của trung bình châu Á (nguồn Euromonitor International, trích lại của
Vinamilk, 2008). Sản lượng sữa sản xuất trong nước hiện mới đáp ứng được 22% nhu
cầu sữa tiêu dùng trong nước.
Tổng sản lượng sữa trong nước tăng từ 52 ngàn tấn năm 2000 lên 216 ngàn tấn
năm 2006 và hiện nay là 234 ngàn tấn, tốc độ tăng bình quân 30%/năm, đáp ứng nhu
cầu sữa tươi tiêu dùng trong nước từ 7% lên 22% nhưng đã giảm mức nhập khẩu sản
phẩm sữa hàng năm từ 90% xuống 78%.
Cả nước có 19.639 hộ gia đình chăn nuôi bò sữa thu hút việc làm cho khoảng
50.000 lao động trưc tiếp và hàng ngàn lao động dịch vụ.
- Giá trị xuất nhập khẩu.
Bảng 3. Gía trị xuất nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa giai đoạn 2000-2008
(triệu USD)
Chỉ tiêu
Xuất khẩu

2000
80,4

2001
191,5

2002
85,9

2003
67,2

13


2004
34,3

2005
89,6

2007
35,0

2008
76,0


Nhập khẩu
140,9
Tỷ lệ xuất/nhập 57,06

246,7
77,62

133,2
64,49

170,8
39,34

201,2
17,05


311,2
28,79

462,0
7,57

535,0
14,20

(%)

Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2006, T ổng cục thống kê 2009.

Hàng năm Việt Nam đang nhập một lượng lớn sữa (chủ yếu là sữa bột) để đáp
ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước. Năm 2000 giá trị sữa nhập đạt 140,9
triệu USD, năm 2008 tăng lên 535 triệu USD. Trong khi giá trị sữa xuất khẩu giảm,
chỉ đạt 76 triệu USD. Nhập siêu sản phẩm sữa năm 2008 là 459 triệu USD (Bảng 3).
Dựa vào bảng thống kê trên chúng ta có thể nhận thấy giá trị xuất khẩu sản
phẩm sữa còn thấp, chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của nước ta trong khi nhập
khẩu vẫn còn với số lượng rất lớn qua các năm.Hiện nay, công ty Vinamilk là doanh
nghiệp có lượng xuất khẩu lớn nhất nhưng vẫn với số lượng khá khiêm tốn sang các
thị trường chủ yếu như Trung Đông, một phần Irac, Trung Quốc…Còn các doanh
nghiệp khác hầu như chỉ đi vào khai thác thị trường nội địa, không có sản phẩm xuất
khẩu.
Bảng 4 : Lượng hàng xuất khẩu của Vinamilk
Sản phẩm
Sữa bột ( tấn)
Sữa đặc có đường

Năm 2003

31.600
1.250

Năm 2003
32.200
1.400

Năm 2005
32.900
1.500

( ngàn hộp)
Nguồn : Công ty cổ phần sữa Vinamilk

3. Cơ cấu ngành sữa.
Cơ cấu sản phẩm ngành sữa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng đủ mọi nhu
cầu của từng đối tượng cũng như từng độ tuổi khác nhau.Nếu như, trước đây các sản
phẩm từ sữa xuất hiện ít chủng loại như sữa đặc có đường( từ năm 1975-1988), có
thêm sản phẩm sữa bột các loại kể từ năm 1989 rồi đến tận năm 1981 mới xuất hiện
thêm sữa tươi các loại, năm 2005 ra đời thêm sản phẩm sữa chua thì nay danh mục
sản phẩm đã rất đa dạng với hơn 90 chủng loại sản phẩm. Từ các dòng sản phẩm
nhắm đến một số khách hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn và người
già cùng với các sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cở sở kinh doanh như quán
café.
14


Cơ cấu sản phẩm ngành sữa năm 2008

Nhiều năm vừa qua, tỷ trọng sản phẩm

sữa đặc có đường, sữa bột luôn chiếm tỷ trọng
cao trong cơ cấu sản phẩm : sữa bột thị phần
giá trị chiếm tới 47%, sữa tươi (23%), sữa đặc
(7%), người tiêu dùng ngày càng thu hẹp chi
tiêu vào những sản phẩm căn bản, thiết yếu.
Trong đó, nhóm sữa đặc thì : Vinamilk
chiếm 79%; Dutch Lady chiếm 21%. Nhóm sữa nước : Dutch Lady chiếm 37%;
Vinamilk chiếm 35%. Và ở nhóm sữa bột có Dutch Lady chiếm 20%; Abbott và
Vinamilk cùng chiếm 16%; Mead Johnson là 15%; Nestle 10%.
4 . Thị trường của ngành sữa.
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những
năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập
ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều
doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 80 triệu dân.
Lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo đó
trong những năm tới thị trường sữa trong nước sẽ tăng từ 5% đến 10%. Dự báo đến
năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào
năm 2020.
Có thể nói, thị trường sữa Việt Nam là thị trường “mơ ước” của các nhà kinh
doanh sữa, với tốc độ tăng trưởng trung bình 18 - 20%/năm, riêng năm 2005 là 22%
với tổng doanh thu khoảng 13.000 tỉ đồng. Sữa và sản phẩm từ sữa những năm qua
của các Công ty sữa Việt Nam có thị trường tiêu thụ rất thuận lợi không chỉ trong
nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, từng bước khẳng định thương hiệu sữa của
Việt Nam tại các thị trường tiềm năng như Irac, Trung Quốc, Cu ba, Myanma…
Hiện nay, một thực tế đang diễn ra tại thị trường sữa Việt Nam là trong khi
sữa nội chiếm 30% thị phần thì sữa ngoài chiếm tơi 70% thị trường sữa. Điều này
15


được lý giải bởi nguyên nhân do giá sữa Việt Nam thường cao hơn gấp 2-3 lần giá

sữa các nước trong khu vực và bởi mức tiêu thụ sữa người dân Việt Nam còn thấp. .
Thị trường hiện có khoảng 370 loại sữa ngoại nhập, chiếm hơn 65% thị phần, được cơ
quan chức năng cấp giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Số liệu điều tra của một
doanh nghiệp cho thấy, mỗi năm Việt Nam đã chi khoảng 11.700 tỷ đồng để nhập sữa
các loại .Cũng theo số liệu về thị trường của Vinamilk, thị trường sữa bột Việt Nam
năm 2008 có quy mô khoảng 8.000 tỉ đồng, nhưng trong đó 7.000 tỉ đã thuộc về các
nhãn hiệu ngoại nhập và công ty nước ngoài, trong 20% thị phần ít ỏi còn lại,
Vinamilk chiếm 15%, các nhà sản xuất sữa khác của Việt Nam chiếm 5%. Chiếm
miếng bánh lớn, tăng trưởng của sữa nhập cao cấp cũng khá tốt. Trong năm 2008,
Abbott tăng trưởng khoảng 12 – 13% so với 2007, trong khi các hãng sữa Việt Nam
đạt tốc độ tăng trưởng vào khoảng 5 – 7%.Như vậy, hiện nay chúng ta cần có chính
sách và giải pháp nhằm khuyến khích nhà sản xuất trong nước nhằm gia tăng lượng
tiêu thụ các sản phẩm sữa nội, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong
nước phát triển.
5.Trình độ công nghệ
Trước đây các nhà máy sản xuất sữa đều gặp phải hạn chế khi có công nghệ lạc
hậu, thiết bị cũ kỹ, thiếu đồng bộ, sản phẩm sản xuất ra chất lượng thấp.Tuy nhiên ,
hiện nay đặc biệt là từ khi tham gia vào hội nhập, ngành công nghiệp chế biến sữa đã
chú trọng đến việc đổi mới máy móc thiết bị, không ngừng tiếp nhận những kỹ thuật
mới từ các nước khác nhằm đưa ngành sữa ngày càng phát triển. Phần lớn công nghệ
và thiết bị chế biến sữa của các công ty lớn ở Việt Nam đều nhập từ các nước có nền
công nghiệp chế biến sữa tiên tiến như Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Đức,
Italia, Thuỵ Sỹ, Pháp... Có thể nói ngành sữa Việt Nam đă tiếp cận tới trình độ của thế
giới cả về công nghệ, trang thiết bị; đă áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9001:2000
Đến nay tất cả các nhà máy trong ngành sữa thuộc công ty sữa Việt Nam
( Vinamilk) quản lý đều có quy trình công nghệ tiên tiến đạt trình độ công nghệ quốc
16



tế, liên tục thay thế bổ sung những phụ tùng thiết bị cho dây chuyền sản xuất cũng
như nhập các thiết bị , dây chuyền hiện đại như dây chuyền sản phẩm sữa hội của
APV( Đan Mạch, Đức), dây chuyền sữa chua của Ý, thiết bị đóng gói của
Tetrapak( Thụy Điển), thiết bị nắp dễ mở của Mỹ, các máy hàn thân lon tiên tiến của
Thụy Sĩ…
6. Nguồn nhân lực.
Ngành công nghiệp sữa là ngành chế biến thực phẩm có trang thiết bị hiện đại,
đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, nên các cơ sở chế biến rất chú trọng khâu
tuyển chọn và sử dụng nhân lực kỹ thuật trong quản lý và thực hành sản xuất.Do đó,
các doanh nghiệp sản xuất sữa đều sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao.
Điển hình như trình độ đại học trong nhân sự của Vinamilk chiếm tỷ lệ 24,96% ; của
Nestle khoảng 50%; của Dutch Lady khoảng 40%. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật của
Vinamilk là 50,28% ; trong đó số lao động phổ thông chỉ chiếm khoảng 14% tổng số
lao động.
Nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp sữa ngày càng được nâng cao và được
đào tạo chuyên môn , tạo ra một lực lượng công nhân giỏi, cán bộ kỹ thuật và quản lý
vững càng trong tiếp thu công nghệ tiên tiến và làm chủ thiết bị hiện đại. Xây dựng
chương trình và kế hoạch đồng bộ mang tầm chiến lược trong việc đào tạo đội ngũ
cán bộ và thợ lành nghề. Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho các cơ sở đào tạo nhân
lực tại chỗ. Kết hợp các khoa đào tạo chuyên ngành tại các trường đại học trong nước,
có chính sách tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành về làm việc
cho ngành; cử người đi đào tạo tại những nước có truyền thống về sản xuất sữa.
7. Hệ thống phân phối
Càng trong thời kỳ hội nhập hiện nay, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp
sữa nước ngoài vào Việt Nam, các doanh nghiệp sữa nước ta càng chú trọng đến việc
mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm nhằm đưa sản phẩm sữa đến tận tay người tiêu
dùng.Hệ thống phân phối từ hệ thống bán lẻ, hệ thống bán hành qua mạng…. đều

17



được khai thác triệt để nhằm nâng cao vị thế và hình ảnh sản phẩm của các công ty
sữa tới người tiêu dùng.
Điển hình như công ty sữa Vinamilk- một doanh nghiệp hàng đầu. Hiện nay,
Vinamilk chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Mạng lưới phân phối của Vinamilk
rất mạnh trong nước với 220 nhà phân phối và gần 140.000 điểm bán hàng phủ đều
64/64 tỉnh thành.Sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước: Mỹ,
Canada, Pháp, Nga, CH Séc,Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Khu vực Trung Đông, Khu
vực Châu Á, Lào, Campuchi ... Hay như TH Milk tuy mới ra nhập thị trường nhưng
đã có mặt tại các hệ thống bán lẻ lớn như Co.opMart, Big C, MaxiMark. Để đuổi kịp
hệ thống phân phối của Vinamilk, chắc hẳn, TH Milk phải cần thêm nhiều thời gian
nữa. Trước mắt, Công ty xây dựng chuỗi 20 cửa hàng TH True Mart với nội thất đẹp
và đảm bảo an toàn vệ sinh.
II. Đánh giá chung về ngành sữa Việt Nam.
1.Điểm mạnh.
Thiết lập được hệ thống phân phối hiệu quả: Các sản phẩm sữa đã đến được với
nhiều người tiêu dùng từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến vùng núi cao….
thông qua các chương trình hỗ trợ cũng như việc mở rộng các hệ thống phân phối
rộng khắp cả nước. Đặc biệt trong thời gian qua là sự thành công của Chương trình
dinh dưỡng học đường

- đây là một chương trình áp dụng nhằm đưa sữa vào các

trường học, khuyến khích học sinh, sinh viên uống sữa để nâng cao thể lực, trí tuệ, tạo
thói quen uống sữa ngay từ bé, đồng thời mở rộng dần dần thị trường tiêu thụ
sữa.Chương trình này đã tạo điều kiện khuyến khích nhiều đối tượng sử dụng sữa
nhiều hơn nữa nhằm nâng cao sự phát triển toàn diện về cơ thể.
Trình độ công nghệ hiện đại: Có thể nói ,ngành công nghiệp sữa là một trong ít
ngành công nghiệp ở Việt Nam có trình độ công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại
với trình độ tự động hóa cao- phần lớn được trang bị từ các công ty nổi tiếng trên thế

giới.
18


Sản phẩm sữa ngày càng phong phú đa dạng: Ngày nay đời sống người dân ngày
càng được nâng cao, nhu cầu sản phẩm rất đa dạng. Trong thời gian qua, chủng loại
sản phẩm sữa đã đáp ứng được phần đông người tiêu dùng với các loại như : sữa tươi
tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa đặc có đường, sữa bột, sữa đậu nành, bột dinh
dưỡng, sữa chua, kem các loại…
2. Điểm yếu và nguyên nhân
Nhu cầu đáp ứng nguyên liệu trong nước còn thấp: Cho đến cuối năm 2006,
nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào trong nước chỉ đảm bảo khoảng 20%, những dự
án nuôi bò thất bại đã khiến nguồn cung đầu vào đã ít còn thêm khan hiếm (hai trung
tâm nghiên cứu, nuôi bò với quy mô lớn là Ba Vì – Hà Tây, Mộc Châu – Sơn La và
một số trung tâm nuôi bò sữa ở ven TP. HCM, các tỉnh lân cận), các nhà máy sữa chỉ
còn trông chờ vào 80% nguồn nguyên liệu nhập ngoại từ các nước Úc, Newziland,
Mỹ, Ấn Độ… và nguồn này hoàn toàn là sữa bột nguyên liệu.
Theo báo cáo mới nhất thì dù đã tăng 1,5 lần so với quy hoạch nhưng ngành sữa
vẫn phải nhập tới 80% tổng nhu cầu về nguyên liệu.Do phụ thuộc phần lớn “đầu vào”
từ bên ngoài, dễ hiểu vì sao thị trường sữa trong nước có thể bị ảnh hưởng tức thì và
trực tiếp mỗi khi nguyên liệu sữa thế giới biến động về giá hay chất lượng (như vụ
melamine).
Việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nước đạt thấp do cả nguyên nhân chủ
quan lẫn khách quan. Dễ thấy nhất là bởi trình độ và quy mô chăn nuôi bò sữa của
nước ta còn thấp. Chăn nuôi theo quy mô quá nhỏ theo hộ nông dân nên năng suất và
chất lượng đều chưa đạt yêu cầu.
Chất lượng sản phẩm chưa cao: Hiện nay, bên cạnh một số doanh nghiệp sản
xuất sữa luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp
không rõ ràng trong chất lượng sản phẩm cũng như chưa quan tâm đến vấn đề
này.Vẫn còn tồn tại tình trạng những doanh nghiệp thiếu lương tâm đã không ngần

ngại sản xuất những sản phẩm sữa có hàm lượng đạm cực thấp để thu lợi nhiều.Lợi
nhuận và sự lơ là, tắc trách của ngành y tế đã khiến nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đánh
19


lừa người tiêu thụ, bất kể sức khoẻ của trẻ nhỏ và người cao niên, là thành phần mà
sức khỏe cần được chăm sóc nhiều nhất.
Theo thống kê được công bố vào năm 2009 thì qua một cuộc khảo sát cho
thấy : Phân tích hàm lượng chất đạm của 20 mẫu sữa sản xuất bởi 20 hãng khác nhau
cho thấy khoảng 50% mẫu trong số này không đạt hàm lượng chất đạm.30% mẫu
khác có hàm lượng chất đạm từ thấp đến cực thấp. Có mẫu sữa lại không công bố
hàm lượng chất lượng trên nhãn mác như quy định. Nồng độ chất đạm yêu cầu trong
sữa, theo tiêu chuẩn dinh dưỡng, là trong khoảng 25 đến 30%. Những mẫu sữa được
kiểm nghiệm bị xem là không đủ tiêu chuẩn dinh dưỡng vì hàm lượng chất đạm
không đạt yêu cầu này.
Như vậy, vấn đề chất lượng sản phẩm sữa là một vấn đề đáng quan tâm hiện
nay trên thị trường Việt Nam. Chất lượng sản phẩm sữa thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng, điều này cần được hạn chế một cách tối
đa trong thời gian tới.
Thị trường tiêu thụ ở nước ngoài còn hạn hẹp: Hiện nay, ngành công nghiệp
sữa chủ yếu tập trung phục vụ thị trường nội địa, chỉ mới tìm kiếm thị trường tiêu thụ
bên ngoài trong các năm gần đây. Xét về chất lượng, sản phẩm sữa sản xuất tại Việt
Nam có thể vươn ra thị trường khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các
sản phẩm của ASEAN .Tuy nhiên, hiện có rất ít doanh nghiệp sữa Việt Nam như
Vinamilk phát triển tốt ở thị trường tiềm năng này.Gia nhập WTO, chúng ta càng có
cơ hội hội nhập cũng như mang sản phẩm sữa giới thiệu trên thị trường nước ngoài,
do đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần chú trọng mở rộng thị trường hơn.
Giá bán sản phẩm còn cao: Theo đánh giá hiện nay thì giá sữa Việt Nam
thuộc dạng cao nhất Thế giới trong khi mức sống của người dân Việt Nam thuộc dạng
thấp nhất. Việt Nam là một ngành sản xuất nông nghiệp, chúng ta có điều kiện để

phát triển ngành chăn nuôi bò sữa nhưng giá sữa bán tại thị trường nước ta lại vẫn rất
cao – đấy quả là một nghịch lý vẫn tồn tại hiện nay. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn
đến đời sống và mức tiêu thụ của người tiêu dùng.
20


Hiện nay, khi giá sữa trên thị trường thế giới đã giảm mạnh nhưng giá bán
của các loại sữa trong nước vẫn không hề giảm. Thậm chí, đối với một số loại sữa bột
nhập khẩu giá vẫn tăng, giả sử giá sản xuất gốc chỉ là 100.000 đồng/hộp nhưng cộng
thêm các chi phí khác theo tính toán của nhà sản xuất, khi bán ra thị trường sản phẩm
có giá lên tới 215.000 đồng/hộp. Giá sữa nhập khẩu trong nước thời điểm này còn cao
hơn giá tại các nước trong khu vực vài chục ngàn đồng/hộp.Cụ thể như giá nguyên
liệu sữa bột nguyên kem và sữa bột gầy tại thị trường thế giới giảm 50%-60%, còn
2.000 USD/tấn, tháng 1 năm 2009 xuống 1.900 USD/tấn. Mức giá sữa nguyên liệu
hiện nay bằng thời điểm năm 2005, đồng nghĩa với mức giá bán lẻ sữa bột ở mức
100.000-105.000 đồng/hộp 400g, nhưng giá bán lẻ sữa bột ở mức 100.000- 105.000
đồng/hộp( 400g), lãi trên 100%. Tăng giá, người gánh chịu nặng nề nhất là người tiêu
dùng nhưng họ vẫn phải bấm bụng để mua với giá cao.
Hạn chế từ nội tại:Hiện nay, những hạn chế chủ yếu của ngành sữa Việt Nam là:
Thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh
của bò sữa còn ở mức cao, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không ổn định (đặc biệt
là ngô từ 2.280 đồng/kg năm 2003, nay đã tăng lên 4.700 đồng/kg). Ngoài ra, chi phí
đầu vào của người chăn nuôi cao nhưng các công ty chế biến trả giá mua thấp; hệ
thống thu mua sữa yếu kém, thiếu thiết bị bảo quản và làm lạnh; chính sách và cơ chế
cho ngành sữa không thống nhất.Nhà nước cần có biện pháp kiểm soát để bảo vệ
người tiêu dùng. Một thực thế nữa là việc thu mua sữa vẫn chưa có cơ quan nào đứng
ra giám sát kiểm soát chất lượng. Sữa tươi chất lượng thấp vẫn được thu mua gây ra
thiệt hại cho người tiêu dùng. Hiện nay các sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn còn đơn
giản, chưa phong phú, chất lượng sữa chưa được nâng cao.


Chương IV- Giải pháp phát triển ngành sữa ở Việt Nam
I. Cơ hội và thách thức đối với phát triển ngành sữa Việt Nam.
1. Cơ hội

21


Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh: Nền kinh tế Việt Nam ngày càng duy trì được
tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, mức sống người dân được nâng cao, thu nhập được
ổn định, nhu cầu tiêu dùng sữa theo đó cũng sẽ gia tăng- sẽ là thị trường tiềm năng
cho các nhà doanh nghiệp sản xuất sữa.
Việt Nam chúng ta đã đạt một sự tăng trưởng ấn tượng trong hơn một thập kỷ
qua với mức tăng trưởng bình quân là 7,3%- một mức tăng trưởng cao và ổn
định.Duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định như thế sẽ nâng cao thu nhập và mức
sống người dân. Khi có thu nhập ổn định, người dân sẽ quan tâm và chú trọng đến
việc chăm sóc sức khỏe và đời sống hơn, theo đó sản phẩm sữa cũng sẽ được tiêu thụ
mạnh lên.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ vẫn ở mức cao
trong những năm tới, đây là một cơ hội thuận lợi cho sự phát triển ngành sữa nói
riêng và các ngành kinh tế nói chung.
Thị trường rộng lớn: Với dân số hơn 80 triệu dân và mức tiêu thụ sữa trên đầu
người còn thấp, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ khá hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư trong và ngoài nước.Chia sẻ cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sữa Việt
Nam đang là mối quan tâm hàng đầu của các công ty chế biến sữa
Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8
kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90. Theo dự
báo trong thời gian sắp tới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15-20% ( tăng theo thu nhập
bình quân). Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng
ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi – sữa có tác dụng lớn hỗ
trợ sức khỏe. Trên thị trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức
khỏe… nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn

thay thế được sữa.Do đó, thị trường tiêu thụ ngành sữa là rất tiềm năng đối với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước dù ngành sữa tại Việt Nam còn rất non trẻ trong sự
phát triển ngành sữa toàn cầu.
Môi trường đầu tư ở Việt Nam ngày càng thông thoáng, hấp dẫn: Việt Nam
được đánh giá là một môi trường đầu tư thông thoáng và bình đẳng cho các nhà đầu
22


tư, có khả năng thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia vào .Nhiều dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài đã tăng vọt trong mấy năm gần đây, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp sữa nói riêng thuận lợi trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) ở nước ta đã có những
dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng. Nếu như trong năm 2004, Việt Nam
chỉ đạt được 4,1 tỷ USD vốn FDI thì con số này ở năm 2006 đã tăng lên 9,9279 tỷ
USD.Năm 2007 cũng được coi là một năm với dòng vốn đầu tư vào nước ta tăng đột
biến- trong năm này, FDI đạt 19 tỷ USD và đạt kết quả “ngoạn mục” về thu hút và sử
dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước là vào năm 2008, đạt khoảng
65 tỉ USD - mức cao nhất từ trước tới nay, gấp 3 lần so với năm 2007. Điều này
khẳng định,dù kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế Việt Nam gặp nhiều bất ổn thì chúng
ta vẫn là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Minh chứng là số dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép vào Việt Nam không ngừng gia tăng.
STT
1
2

3
4

Nước , vùng lãnh thổ

Malayisa
Đài Loan

Số dự án

Vốn đầu tư

149
127

14,9
8,6

Nhật Bản
Brunây

95
16

7,2
4,38

Bảng 5: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008
Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đây chính là một cơ hội thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
Việt Nam cũng như sự phát triển trong thu hút đầu tư vào ngành sữa nói riêng.
2. Thách thức.
Hội nhập kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt: Tham gia vào tiến trình hội
nhập kinh tế, trở thành thành viên của các tổ chức trên Thế giới là một cơ hội thuận

lợi cho Việt Nam có thể phát triển và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
Nhưng bên cạnh đó, tiến trình này cũng mang lại cho các doanh nghiệp sữa Việt Nam
nhiều thách thức không tránh khỏi.Theo lộ trình cắt giảm thuế khi gia nhập vào WTO,
23


đến năm 2010 hàng rào thuế quan được dỡ bỏ- đây là một thách thức cho ngành sữa
Việt Nam. Bởi vì lúc đó, sẽ có nhiều doanh nghiệp sữa từ các nước khác gia nhập vào
thị trường Việt Nam với nhiều lợi thế hơn hẳn, buộc các doanh nghiệp sản xuất trong
nước phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, nâng cao chất lượng
sản phẩm để có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng
Nguồn nguyên liệu: Phát triển nguồn nguyên liệu nhằm nâng cao khả năng
thay thế một phần nguyên liệu nhập từ nước ngoài cho ngành sữa Việt Nam là một
thách thức lớn đối với nghề chăn nuôi bò sữa ở nước ta trong thời gian sắp tới.
Theo các chuyên gia ngành sữa , muốn ngành sản xuất sữa phát triển bền vững
và ổn định thì nguồn nguyên liệu sữa sản xuất tại chỗ phải đáp ứng 40 - 50% nhu cầu,
trong khi hiện nay sản xuất tại chỗ chỉ chiếm 20 - 22%. Điều này cho thấy chúng ta
đang thiếu nguồn nguyên liệu và đang phải nhập một lượng lớn sữa bột trên thế giới.
II. Định hướng phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam.
1. Mục tiêu.
a. Mục tiêu tổng quát
Ngành Công nghiệp sữa Việt Nam đang từng bước xây dựng và phát triển
ngành Sữa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, theo đó đến năm vào năm 2020 thì bình quân đầu
người đạt 20kg và dành một phần xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó ngành sữa sẽ tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để sản xuất
sữa, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành để phát triển trong tiến trình hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới.Sản lượng khoảng 40% nguyên liệu , sau những năm 2010
đạt 1 triệu tấn sữa.Năm 2020 tự túc 50% nguyên liệu sữa tươi.
Ngoài ra còn hướng tới mục tiêu phát triển ngành sữa hướng tới chính sách cơ

cấu lại nề kinh tế nông nghiệp của chính phủ Việt Nam,sử dụng tốt hơn nguồn lao
động, tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng sinh học sẵn có ở các vùng khác nhau.Ưu
tiên phát triển trang trại quy mô vừa và lớn với phương pháp quản lý và cho ăn thâm

24


canh.Và tạo ra những cơ hội việc làm tại trang trại, nâng cao thu nhập và mức sống
của người dân chăn nuôi bò sữa.
b. Mục tiêu cụ thể.
•Mục tiêu về sản lượng sữa
Theo đó, mục tiêu đề ra là đưa tổng sản lượng sữa tươi từ 216 ngàn tấn năm
2006 lên 376 ngàn tấn năm 2010, 700 ngàn tấn năm 2015 và đạt trên 1 triệu tấn năm
2020.
•Mục tiêu về mức tiêu thụ sữa
Với mục tiêu về mức tiêu thụ sữa đến năm 2020, ngành công nghiệp sữa Việt
Nam đặt ra mục tiêu :
+ Mức tiêu thụ sữa trên đầu người năm 2010 : 12 kg/người, năm 2015:
16kg/người, năm 2020 : >20kg/người
+ Đưa tỷ lệ sữa tươi sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từ 22%
năm 2006 lên sản xuất sữa đáp ứng tiêu dùng trong nước năm 2010 khoảng 30%,
năm 2015 là 35% và đến năm 2020 lên tới 40%.
• Mục tiêu về nguồn nguyên liệu
Đảm bảo nguồn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa trong nước và
hướng tới xuất khẩu , giảm nguồn nguyên liệu nhập khẩu là một yêu cầu cần thiết đố
với ngành công nghiệp sữa từ nay đến năm 2020.
Ngành công nghiệp sữa phấn đấu đưa số lượng bò sữa từ 113 ngàn con năm
2006 lên Mục tiêu số lượng bò sữa năm 2010 là 200.000 con, năm 2015 là 350.000
con và năm 2020 là khỏang 500.000 con, trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi
thâm canh và bán thâm canh.

Bảng 6 : Kế hoạch sản xuất sữa đến 2020
Năm

Mức tiêu thụ
sữa ( kg/người)

2010
2020

10,0
12,0

Sữa sản

Sản xuất

xuất trong nước

lượng sữa (ngàn

(ngàn con)

(%)
40
90

tấn)
350
1000


200
600

25

Đàn bò sữa


×