Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Cái tôi trong thơ nguyễn bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.61 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC

MÔN: VĂN HÓA

VIỆT NAM QUA

VĂN HỌC
Đề tài: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

GVHD: TS. PHAN MẠNH HÙNG
NHÓM 3

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 8 NĂM 2014
MỤC LỤC
Lý do chọn đề tài ............................................................................................2


Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
1. Giới thiệu về Nguyễn Bính...........................................................................3
2. Khái quát một số tác phẩm nổi tiếng.............................................................4
3. Vị trí thơ Nguyễn Bính trong phong trào Thơ Mới.......................................5
4. Phân tích cái tôi trong thơ Nguyễn Bính.......................................................16
4.1 Hoàn cảnh lịch sử thời đại ảnh hưởng đến thơ Nguyễn Bính................16
4.2 Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính.............................18
4.3 Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính...............................................24
Kết luận

............................................................................................29



Tài liệu tham khảo ............................................................................................30
Phân công công việc..........................................................................................31

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.

2


Môn Văn hóa Việt Nam Qua Văn Học đã giúp cho chúng em có thêm được
nhiều kiến thức hiểu thêm được nền văn học của nước nhà, những ý nghĩa sâu
xa của văn học trong cuộc sống. Qua môn học lần này nhóm em quyết định
chọn đề tài này để nhóm có thể hiểu thêm một giai đoạn phát triển của văn học
Việt Nam, đồng thời qua đó cũng tìm hiểu rõ hơn về nhà thơ Nguyễn Bính, hiểu
rõ những cái đặc sắc của ông. Đồng thời qua đó hiểu rõ đặc điểm của giai đoạn
này và từ đó hiểu hơn về những giá trị van hóa được thể hiện.
Nhóm mong muốn là với đề tài này không chỉ để cho thành viên trong nhóm
hiểu hơn về văn học Việt Nam cũng như hiểu rõ hơn về nét đặc việt của nhà thơ
Nguyễn Bính, mà qua đó nhóm mong rằng nội dung mà mình tìm hiểu có thể
giới thiệu đến mọi người và cùng nhau tìm hiểu tốt hơn.
2.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp của nhóm nghiên cứu thông qua bài giảng của thầy trên lớp và
qua những kiến thức mà nhóm đã được học thời phổ thông.
Nhóm cũng đi vào nghiên cứu thông qua những công trình nghiên cứu đi

trước, qua tác phẩm của nhà thơ, tài liệu trên mạng. Qua đó phân tích và tổng
hợp và làm rõ nội dung mà nhóm đã đua ra.
3.

Mục đích nghiên cứu

Với đề tài này nhóm tìm hiểu rõ hơn về giai đoạn phát triển văn học của đất
nước, qua đó tìm hiểu thêm về nhà thơ Nguyễn Bính một nhà thơ có cái tôi rất
riêng và đặc sắc.

NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN BÍNH
3


Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính. Ông sinh vào cuối xuân đầu hạ
năm 1918 tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, Xã Đồng Đội ( nay là xã Cộng Hòa )
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình nhà nho nghèo. Nguyễn Bính
bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi. Năm 1932, Nguyễn Bính rời quê ra Hà Nội và
bắt đầu nổi tiếng với bài thơ “Cô gái hái mơ” (1937), được giải khuyến khích
của hội Tự Lực văn đoàn với tập thơ “Tâm hồn tôi” (1940). Năm 1943, Nguyễn
Bính vào Nam Bộ, đến năm 1944 được giải nhất văn học Nam Xuyên ở Sài Gòn
với truyện thơ “Cây đàn tì bà”.
Trong cách mạng tháng Tám và suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
Nguyễn Bính hoạt động ở Nam Bộ. Nhà thơ tham gia giữ những trách nhiệm
trọng yếu như: Phụ trách Hội Văn nghệ cứu quốc tỉnh Rạch Gía, phó chủ nhiệm
Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Rạch Gía, sau làm ở ban Văn nghệ Phòng Tuyên huấn
Quân Khu Tám. Tháng 11 năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, công tác ở
Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1956 làm chủ bút tuần báo Trăm hoa. Đầu năm
1964, Nguyễn Bính về công tác ở Ty văn hóa Nam Hà (cũ). Nguyễn Bính đột

ngột mất vào sáng 30 tết năm Ất Tỵ (tức ngày 20-1-1966) khi đến thăm một
người bạn tại xã Hòa Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Định.
Năm 2000, Nguyễn Bính được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn
học – Nghệ thuật đợt II.
Hai mươi năm sau cái chết của Nguyễn Bính (20/1/1966), tác phẩm của nhà
thơ này mới thoát khỏi cõi “im lặng đáng sợ” của sự quên lãng chẳng biết vô
tình hay cố ý của những ai ai, trở lại được in ấn, đăng tải, bàn luận. Từ 1986,
những sưu tập, tuyển tập thơ Nguyễn Bính liên tục được in ra, liên tục có mặt
trên giá các quầy sách các hiệu sách. Tiếp đó cũng đã thấy xuất hiện nhiều cuốn
sách nói về con người, cuộc đời và đặc sắc sáng tạo của nhà thơ này. Khá nhiều
đoạn đời Nguyễn Bính đã được phác hoạ, dù có khi chỉ thông qua những giai
thoại. Tuy vậy, có một loạt sự việc về hoạt động của Nguyễn Bính những năm
1955-57, tức là khi Nguyễn Bính từ miền Nam tập kết ra Bắc, sống và làm việc
4


ở Hà Nội, làm báo Trăm hoa, rồi sau chừng như là bị an trí, nghĩa là bị buộc
phải về sống ở Nam Định, − thì hầu như ít thấy ai nhắc đến. Những bài viết
được gom vào các cuốn sách Nguyễn Bính, thi sĩ của yêu thương ; Nguyễn
Bính, đời và thơ ; Thơ và giai thoại Nguyễn Bính ; Nguyễn Bính, nhà thơ chân
quê, v.v… không nhắc gì đến sự việc này; những người được xem là từng có
xúc tiếp thậm chí cùng làm việc với Nguyễn Bính thời gian nói trên như Trần
Lê Văn, Hoài Việt,…nếu nhắc đến cũng chỉ bất đắc dĩ xác nhận “Nguyễn Bính
làm báo Trăm hoa”, thế thôi.
Có lẽ, Tô Hoài là người trong cuộc duy nhất tính đến nay có hé ra đôi dòng
hồi ức về hoạt động nói trên của Nguyễn Bính. Rải rác trong hai cuốn của Tô
Hoài Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999), người đọc có thể nhặt được
đôi chi tiết về Nguyễn Bính thời làm báo Trăm hoa, tất nhiên là được trình bày
hoàn toàn theo cách nhìn của người kể chuyện.


5


2. KHÁI QUÁT MỘT SỐ TÁC PHẨM NỔI TIẾNG
Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình Nguyễn Bính đã để lại một số lượng
tác phẩm đồ sộ. Độc giả biết đến thơ Nguyễn Bính với những tác phẩm tiêu biểu
như:
Lỡ bước sang ngang (thơ)
Tâm hồn tôi (thơ)
Hương cố nhân (thơ)
Mười hai bến nước (thơ)
Người con gái ở lầu hóa (thơ)
Không nhan sắc (truyện)
Trả ta về (thơ)
Đồng tháp mười (thơ)
Gửi người vợ Miền Nam (thơ)
Đêm sao sáng (thơ)
Và một số tá phẩm khác:
Các tập thơ: Một nghìn cửa sổ ( 1941), Mây Tần ( 1942), Tập Thơ yêu nước,
Sóng biển cỏ, Ông lão mài gươm (1947), Trăng kia đã đứng ngang đầu, Những
dòng tâm huyết, Mừng Đảng ra đời ( 1953), Nước giếng thơi ( 1957), Tình
nghĩa đôi ta ( 1960).
Truyện Thơ: Cô gái Ba Tư ( 1943), Cây đàn Tỳ Bà ( 1944), Trông bóng cờ
bay ( 1957), Tiếng trống đêm xuân ( 1958).
Truyện: Ngậm miệng (1940), Thạch xương bồ, Không đất cắm dùi ( 1944),
Sang máu ( 1947).
Kịch bản chèo: Cô Son (1961), Người lái đò sông Vị (1964).
6



Lý luận sáng tác: Cách làm thơ lục bát (1955).
3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI
Trong phong trào thơ mới giai đoạn (1930 -1945) khi nhiều nhà thơ có ý
"hiện đại hóa" thơ mình về mọi mặt thì có một nhà thơ lặng lẽ, âm thầm sáng
tác và đi theo một con đường riêng. Ðó là Nguyễn Bính.
Ðương thời, đánh giá về thơ Nguyễn Bính có nhiều ý kiến rất khác nhau.
Thậm chí có người còn cho rằng, thơ Nguyễn Bính chỉ để những người mộc
mạc "chân quê" đọc và thưởng thức mà thôi. Nhưng thật kỳ lạ càng trải qua thời
gian hơi thơ mộc mạc, quê mùa, hương đồng gió nội ấy càng ăn sâu, bám rễ
trong lòng người đọc. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đọc, đã thuộc và say mê
thơ Nguyễn Bính. Chính hơi thở quê mùa, dung dị ấy là yếu tố khẳng định vị trí
Nguyễn Bính trong nền văn học Việt Nam.
Xuất hiện trên thi đàn khá sớm nhưng tiếng thơ chân quê của Nguyễn Bính
chưa phải trong một sớm một chiều đã tạo được tiếng vang trong công chúng
độc giả. Trong mục Tin thơ trên báo Ngày nay (số 98, ra ngày 20-2-1938), Thế
Lữ đã điểm thơ xuân Tản Đà, Xuân Diệu và tiếp đến Nguyễn Bính:
… “Thơ xuân của ông Nguyễn Bính là những bức tranh nhỏ nhắn vẽ những
nét hoạt bát vui vẻ không có chút gì gọi là kỳ khu. Bốn câu đầu trong bài Xuân
về của ông:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng:
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm,
Liếc mắt nhìn trời, đôi mắt trong.
Vẻ đùa cợt thực là tài tình ở những tiếng nhắc lại ỡm ờ nhưng không ngang
chướng.
Ông Bính có một giọng thơ bao lơn rất dung dị và rất đáng yêu”...
7


Với bút danh Nàng Lê, Lê Tràng Kiều trong bài viết Thi sĩ với giai nhân in

trên Tiểu thuyết thứ Năm (số 6, ra ngày 10-11-1938) đã thẩm bình dòng thơ ca
tụng người đẹp trong thơ Nguyễn Bính và Vũ Trọng Can, Thế Lữ, đặc biệt đặt
trong tương quan Nguyễn Bính - Nguyễn Nhược Pháp:
… “Cứ như hai nhà thi sĩ Nguyễn Bính và Nguyễn Nhược Pháp thế mà hóm.
Này nhé, “người ta” của Nguyễn Nhược Pháp chỉ có thế này:
Mê nàng bao nhiêu người làm thơ
Tiếp theo trong bài viết Tình và tứ của thi sĩ cũng in trên Tiểu thuyết thứ
Năm (số 8, ra ngày 24-11-1938), Nàng Lê đi sâu nhận diện về dòng “thơ ái
tình” với chứng dẫn thơ Tản Đà, Thanh Tịnh, Yến Lan, Nguyễn Xuân Huy, Vũ
Trọng Can, Đông Hồ và nhấn mạnh giọng điệu thơ tình Nguyễn Bính:
“Mãi đến nay ta vẫn chưa hiểu rõ những người đa tình dễ trở nên thi sĩ, hay
thi sĩ dễ trở nên đa tình. Nhưng nếu chỉ đa tình mà cũng là thi sĩ thì cả một lớp
thanh niên ở mọi thời đại đều đã là thi sĩ cả? Và nếu chỉ là thi sĩ mới trở nên đa
tình thì đời này chẳng nhẽ ít khách đa tình ư?
Có điều tôi nhận thấy đám thi sĩ họ có cách kêu gào những điều họ muốn,
những điều họ nghĩ. Không những thế, có khi họ nghĩ hộ cả cho người khác
nữa. Vì thế có nhiều người ôm ấp thờ phụng thầm một thi sĩ trong óc cũng
chẳng có gì lạ. Ví chắc hẳn thi sĩ đó một khi đã tả rõ những thổn thức, thiếu
thốn, xót thương hoặc băn khoăn của họ. Ở ái tình, thi sĩ đã khóc hộ ta, và kể lại
những băn khoăn của ta với người khác…
Liền ngay trên Tiểu thuyết thứ Năm số tiếp theo (số 9, ra ngày 1-12-1938),
với bài viết Văn chương khi về cảnh cũ, nhà văn Lê Tràng Kiều ký rõ tên thật
của mình đã truy tìm nguồn thơ hoài niệm người xưa cảnh cũ từ các tác gia thời
Đường (Triệu Hổ, Thôi Hiệu, Lưu Vũ Tích) đến tiếng thơ của người đương thời,
qua trích dẫn thơ Chế Lan Viên, Thanh Tịnh và đoạn cuối là toàn văn một bài
thơ của Nguyễn Bính:
8


“Một chiều khách trở về cảnh cũ...

Khách là một trong bọn giang hồ - hay dù không là giang hồ - lại là một
trong bọn thi sĩ. Khách sẽ thấy nơi xưa - mà đã hơn một lần, khách bước chân
tới - nay đã biến đổi, tuy rằng cái tinh hoa của cảnh vật vẫn còn nguyên vẹn.
Khách bồi hồi vơ vẩn. Vì khách là thi sĩ. Mà là thi sĩ thì chỉ một vật rất hèn mọn
nhỏ nhặt biến thiên đi cũng đủ làm xúc động lòng thơ. Huống chi cả một phong
cảnh đông trong khung vũ trụ đã đổi thay? ...
Trong mục Thi pháp thuần Việt ở sách Khảo luận luật thơ mới (Huế, 1940.
In lần ba có chỉnh lý với nhan đề Khảo luận luật thơ, Sơn Quang xuất bản, Sài
Gòn, 1967), Lam Giang coi thơ lục bát là thành quả của Quốc phong và minh
chứng bằng lục bátTruyện Kiều của Nguyễn Du cho đến thơ Nguyễn Bính
đương thời:
“Thật là một vinh dự cho dân tộc vì trải qua hai ngàn năm ảnh hưởng Hán
hóa, quốc phong của ta vẫn còn giữ được bản sắc, thể cách, cú điệu riêng…
… Duy danh định nghĩa, thơ lục bát của văn chương bác học là một lối thơ
đều đều trên 6 dưới 8. Yêu vận bình vận liên lạc từ chữ thứ 6 của câu trên xuống
chữ thứ 6 của câu dưới. Đều đều lắm thì dễ nhàm chán, cho nên văn chương bác
học cố biến đổi cách cắt mạch của câu lục cũng như của câu bát.
Khi tập thơ Hương cố nhân ra đời, ngay năm sau nhà phê bình Phạm Mạnh
Phan đồng thời là thư ký tòa soạn đã viết bài Đọc “Hương cố nhân” của Nguyễn
Bính trên tạp chí Tri tân (số 54, tháng 7-1942). Trong đoạn mở đầu, Phạm Mạnh
Phan khơi gợi vấn đề một cách hấp dẫn:
“Ít lâu nay trong làng “thơ mới” của nước ta đã sản xuất ra được một số thi sĩ
khá đông.
Ngoài những tên đã quen biết như Thế Lữ, Trọng Lư, Huy Thông, Huy Cận,
vân vân, một số những người khác chỉ vào dạng “thợ thơ” (versificateus) nhưng
cũng lăm le ôm mộng lớn muốn người ta liệt tên mình vào hạng “thi bá”!
9


Làm được vài bài thơ, xuất bản được đôi ba tập thơ trong đó chỉ tuyền những

câu gò gẫm, những vần ép uổng một cách ngượng nghịu, đâu đã đáng lĩnh chức
thi nhân mà người đời trao tặng.
Hôm nay tôi giới thiệu với bạn đọc, ông Nguyễn Bính, tác giả tập thơ Hương
cố nhân rồi các bạn sẽ định giá trị thơ ông.
Ông Nguyễn Bính không phải là một tên mới trong làng ngâm vịnh. Vì tập
thơ này không phải là tập thơ đầu. Nó ra sau hai cuốnLỡ bước sang ngang và
Tâm hồn tôi”…
Từ đây nhà phê bình Phạm Mạnh Phan triển khai trong đề mục Những câu
thơ đẹp với lời ca tụng Nguyễn Bính đích thực là “thi sĩ”, “người đa cảm”,
“mảnh hồn trong trẻo”, “nên câu tuyệt diệu”:
“Thoạt mới giở tập thơ ta thấy ngay hai câu thơ in riêng một trang, nhường
như tác giả có ý nêu lên làm đích cho những trang sau:
Xây bao nhiêu mộng thế mà,
Đến nay phải gọi người là cố nhân!
Chưa cần đọc toàn tập, ta cũng đoán thi sĩ Nguyễn Bính sẽ nói những gì?
Phải chăng thi sĩ trong tuổi diệu tình đã từng phen gặp gỡ một giai nhân, một
giai nhân mà một khóe mắt cũng đủ nghiêng lệch một tâm hồn, một cái cười nụ
cũng đủ làm đổ vỡ một cái gì ấy?
Thi sĩ đã từng sống trong những giờ khắc mê ly, tâm hồn đã từng dào dạt vì
yêu, vì nhớ. Và, trong mộng đẹp, ái ân đã từng xây dựng những lâu đài đồ sộ
nguy nga.
Thế mà đến nay người yêu đã nỡ hững hờ để cho ai luống ngậm ngùi, phải
cùng nàng Thơ than thở! Và thôi, từ đây biết bao mộng đẹp đành phải để chúng
lắng trong mơ mà trái tim mang vết âu nhờ ngày tháng gắn hàn!

10


Đọc Hương cố nhân, ta thấy thi sĩ Nguyễn Bính là người đa cảm, mảnh hồn
trong trẻo của tuổi anh niên đã sớm thả theo luồng gió ái ân mà nên câu tuyệt

diệu:
Con tằm là lụy ba sinh,
Mà em là lụy của anh muôn đời.
Thi sĩ là người thế nào mà đã chót vì yêu đương mang “lụy” vào mình? Ta
hãy nghe mấy lời thành thật và thấm thía của thi sĩ đã nói về gia cảnh mình:
Thày tôi dạy học chữ nho,
Dạy dăm ba đứa học trò loanh quanh.
Có gì tiếng cả nhà thanh:
Cơm ăn đủ bữa áo lành đủ thay.
Còn tôi sống sót là may,
Mẹ hiền mất sớm, giời đầy làm thơ.
(Nhầm)
Thế rồi nhà phê bình Phạm Mạnh Phan chuyển tiếp sang đề mục Những câu
thơ dở và đi sâu phân tích, công kích những phương diện yếu kém trong thơ
Nguyễn Bính, trực diện chỉ ra những hạn chế, non yếu cả về nguồn cảm xúc, thi
tứ, nội dung và hình thức - những câu thơ “ngớ ngẩn”, “vừa nhạt nhẽo, vừa sống
sượng”, “vừa non nớt, vừa ẻo lả”, “có một tâm hồn rất ủy mị”:
… “Đọc những câu thơ mà tôi trích trên đây, độc giả thấy chúng tuy không
được tuyệt diệu, nhưng cũng nhẹ nhàng bay bướm.
Chúng chứng thực rằng thi sĩ Nguyễn Bính cũng có tâm hồn thi sĩ, biết cảm
những cái nên thơ, biết du dương lòng mình trong những phút đau thương bằng
những vần điệu êm đềm nhè nhẹ.

11


Ông đã tỏ ra rằng ở chiếc đàn lòng của ông, cái dây thương nhớ là cái dây
rung động hơn hết.
Nếu toàn tập có những câu như trên thì, với thời gian, với sự cố gắng, với
sức rèn luyện tâm hồn trong trường đời, ông Nguyễn Bính sẽ có hi vọng trở nên

một thi nhân nổi tiếng trong làng ngâm vịnh.
Nhưng tiếc thay, bên cạnh những câu nhẹ nhàng đó, chúng ta thấy nhiều câu
đã quảng cáo một cách không hay cho thi sĩ.
Sống giữa lúc bom đạn nổ inh tai, lửa chiến tranh bùng cháy khắp mọi nơi,
các thanh niên thế giới đang đua nhau xả thân vì tổ quốc, vui lòng nhắm mắt
bên bờ nghĩa vụ, thì ở nước Nam nhà, một thanh niên làm thơ khóc lóc vì tình
duyên trắc trở và muốn hủy hoại thân thể mình, phải chăng đó là một điều đáng
buồn cho tương lai đất nước?
Hỡi các thi nhân:
Tôi vẫn biết người là con cưng của Tạo hóa, người có tâm hồn đa cảm sớm
biết rung động trước vẻ đẹp của ngày hè tươi sáng hay sớm biết gẩy những “sợi
tơ lòng” trước cảnh chiều đông mưa phùn, gió rét.
Trước làn sóng rung rinh của những nhành lục liễu rủ trên gương hồ biếc,
không ai ngăn thi nhân đừng ngâm vịnh mà không “gọi gió, gọi thông, lên tiếng
họa”.
Trước những nỗi đau thương thê thảm của đời, ai cấm thi nhân không được:
Trăm ngàn năm nẩy mãi sợi tơ lòng,
Ca những khúc sầu vui, tình thiên hạ.
(Thế Lữ - Mấy vần thơ)
Vì quả như lời thi sĩ Musset đã nói trong bài thơ La nuit de Mai:
Les phus déssespérés sont les chants les plus beaux
Et j’en sais d’immortels qui sont de purs sanglots.
12


mà thi sĩ Nguyễn Giang đã dịch gần được sát ý trong Danh văn Âu Mỹ:
Vãn thanh cẩm tú trong đời,
Những câu tuyệt diệu ấy lời xót xa!
Hỡi các thi nhân, người hãy nhận chân cái nhiệm vụ của thi nhân!
Người đừng đem cái thất vọng vô căn cứ làm tê liệt những hi vọng của đất

nước. Người đừng ca tụng những thú vui nhục dục mê hồn mà chôn vùi nguồn
sinh lực của giống nòi.
Người hãy gieo rắc bằng những vần điệu huyền ảo vào trong mọi người cái
thú say sưa của một cuộc đắc thắng mãnh liệt giữa những cám dỗ đê hèn của đời
vật chất, với những bổn phận thiêng liêng làm người làm dân trong những giờ
phút phục hưng này của gia đình, của đất nước.
Người hãy là những đạo sĩ (être des mages) như điều mong ước của nhà đại
thi hào Victor Hugo mà tìm một con đường sáng cho người đồng chủng”...
Có thể nói đây là những ý kiến chính xác, thể hiện bản lĩnh, tính khách quan,
trung thực của nhà phê bình, góp phần làm nên chất lượng phê bình và qua đó
tác động, phát huy ảnh hưởng trực tiếp đến sáng tác.
Rồi đến hai ông Hoài Thanh - Hoài Chân trong lời giới thiệu Một thời đại
trong thi ca ở sách Thi nhân Việt Nam (Nguyễn Đức Phiên xuất bản, 1942) có ý
nhấn mạnh chất thơ, hình thức và phong cách thơ Nguyễn Bính so với nhiều thi
nhân đương thời:
… “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời
đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một
lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng
như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê
mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực, băn
khoăn như Xuân Diệu…
13


… Trái lại, trong thơ Nguyễn Nhược Pháp chịu không thể thấy dấu tích một
nhà thơ xưa nào. Không biết ai đã giúp Nguyễn Nhược Pháp tìm ra nụ cười kín
đáo, hiền lành và có duyên ấy chăng? Dầu sao đây rõ ràng là một nụ cười riêng
của người Việt. Thế mà lạ, trong vườn thơ nó chỉ nở ra có một lần. Sau này
Nguyễn Bính đi tìm tính chất Việt Nam lại trở về ca dao. Thơ Nguyễn Bính có
cái vẻ mộc mạc của những câu hát đồng quê.

Trong phần khái lược chân dung thi sĩ “nhà quê”, “quê mùa” xứ Sơn Nam
hạ, Hoài Thanh - Hoài Chân tuyển chọn 8 bài thơ (đồng hạng số bài với Chế
Lan Viên, xếp trên các tác gia Hàn Mặc Tử, Thế Lữ, Nam Trân được tuyển 7
bài), từ đó đi sâu phân tích chất thơ hồn hậu in đậm phong vị ca dao cũng như
chỉ ra những sự lệch pha, lạc bước, quá đà ở thơ Nguyễn Bính:
“Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê. Cái nghề làm ruộng và cuộc đời
bình dị của người làm ruộng cha truyền con nối từ mấy nghìn năm đã ăn sâu
vào tâm trí chúng ta. Nhưng - khôn hay dại - chúng ta ngày một cố lìa xa nề nếp
cũ để hòng đi tới chỗ mà ta gọi là văn minh. Dầu sau, những tính tình tư tưởng
ta hấp thụ ở học đường cám dỗ ta, những cái phiền phức của cuộc đời mới lôi
cuốn ta, nên ở mỗi chúng ta người nhà quê kia vốn khiêm tốn và hiền lành ít có
dịp xuất đầu lộ diện. Đến nỗi có lúc ta tưởng chàng đã chết rồi. Ở Nguyễn Bính
thì không thế. Người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như
thường. Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều
lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta.
Ta bỗng thấy vườn cau bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình
đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta. Giá Nguyễn Bính sinh
ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh
năm và những tác phẩm của người, bây giờ đã có vô số những nhà thông thái
nghiên cứu. Họ chẳng ngớt lời khen những câu như:
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
14


Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Hay:
Lòng anh: giếng ngọt trong veo,
Giăng thu trong vắt biển chiều trong xanh.

Lòng em như bụi kinh thành,
Đa đoan vó ngựa chung tình bánh xe.
Tiếc thay Nguyễn Bính lại không phải là người thời xưa! Cái đẹp kín đáo
của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công chúng mộc
mạc, khó lọt vào con mắt các nhà thông thái thời nay. Tình cờ có đọc thơ
Nguyễn Bính họ sẽ bảo: “Thơ như thế này thì có gì?”. Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi
một điều mà người ta không thể hiểu được bằng lý trí, một điều quý vô ngần:
hồn xưa của đất nước.
Nhà phê bình Lương Đức Thiệp trong công trình khảo sát chuyên sâu Việt
Nam thi ca luận (Khuê Văn xuất bản cục, Hà Nội, 1942) đã xác định tính hai
mặt đỏng đảnh của thể thơ lục bát và so sánh, nhấn mạnh bước tiến từ Thế Lữ,
Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương đến Nguyễn Bính:
“Thể lục bát phát sinh do cái tính cách đặc biệt về âm hưởng trong Việt ngữ.
Hình thức này do quảng đại dân chúng tạo thành nên rất phổ thông. Nó phổ
thông nhưng lại khó đạt tới được nghệ thuật cho những người chưa thấu lĩnh
được hết cái tinh vi của Việt ngữ. Dùng thể này, một thi sĩ có thể dễ trở thành
người làm vè. Chỉ một hay hai chữ dùng không đắc vị cũng đủ làm cho cả câu
đáng nhẽ hay thành ra rất dở được.
Những mẩu thơ tự nhiên đến ngây ngô, chân thực đến dớ dẩn là kết quả dĩ
nhiên của quan niệm đơn giản này. Nó không đứng vững được tự trong bản chất
của nghệ thuật, bởi nghệ thuật nào mà phần nhân công không phải nhiều. Vật
15


chất, kể cả âm thanh, mầu sắc, chỉ là những phương tiện của nghệ sĩ trong việc
diễn tả ý tình, những phương cách biểu thị. Có thế thôi!
Mầu thuốc, giấy, lụa phải có thay họa sĩ mới thành được bức tranh. Cây đàn
không người nắn, đâu phát ra được những âm thanh trầm bổng mê hồn. Khúc
gỗ, tảng đá, khối đồng không có lưỡi đục nhà điêu khắc đụng vào, không có hồn
nghệ sĩ truyền sang, hẳn không thành hình gì cả, dù gỗ có quý, đá có mịn, đồng

có sáng.
Phái này gồm các thi sĩ “cảm hứng”, thi sĩ “nhất thời”, thi sĩ “bất đắc dĩ”…
một số thi sĩ linh tinh mà tài bộ chưa kết tinh được trong một tác phẩm nào. Kể
về số lượng, phái này trội hơn tất cả”…
Thế rồi đến nhà phê bình Lê Thanh trong bài Thanh niên Việt Nam với một
cuộc cải cách văn học ngày nay in trên tạp chí Tri tân(số 119, tháng 11-1943)
cũng lên tiếng phê phán quyết liệt lối thơ bi lụy, ủy mị, sáo ngữ, thậm chí bị/
được gọi là “hủ bại” (trong đó có cả Chế Lan Viên và Nguyễn Bính), giống như
lối thơ mới Trung Quốc đã diễn ra hồi đầu thế kỷ, từ đó định hướng cho một
dòng thơ giàu sức sống và tinh thần tranh đấu:
…“Ta phải buồn rầu mà nhận văn chương ta ngày nay về một vài phương
diện không khác gì văn chương Trung Hoa trước thời cách mệnh, ngày nay nếu
muốn tìm trong làng văn ta một số nhà văn “không ốm mà rên”, như Hồ Thích
đã nói, là một việc không khó khăn gì.
Chao ôi mong nhớ ôi mong nhớ
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn!
(Chế Lan Viên)
Nhật ký nhòa đi mất cả rồi
Chỉ còn vết mực ố hoen thôi!
Biết rằng nên xé hay nên đốt
16


Hay để mà thương đến mãn đời?
(Nguyễn Bính)
Trong công trình nghiên cứu tổng thành Nhà văn hiện đại, quyển ba (NXB
Tân dân, Hà Nội, 1943), nhà phê bình Vũ Ngọc Phan tuy không định vị Nguyễn
Bính thành một tác gia độc lập nhưng cũng đã nhắc đến ông trong bài khái quát
Các thi gia và xác định đặc tính thi phái Nguyễn Bính trên dòng chảy con đường
tiến hóa của nền thơ Việt đương thời:

“Người ta có thể kể những thi sĩ dùng lời thật cũ, thỉnh thoảng điểm một vài
ý thật mới như Đái Đức Tuấn (Tchya), Nguyễn Bính.
Nguyễn Bính - tác giả những tập thơ Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi (Lê
Cường - Hà Nội, 1949), Hương cố nhân (Á châu - Hà Nội, 1941) - dùng một lối
thật cổ, lối lục bát phong dao để diễn một thứ tình quê phác thực. Nhiều câu của
ông gần như vẽ và thật thà, rõ ràng, như hai lần hai là bốn”...
Vốn là thi sĩ nổi tiếng, có nhiều bài thơ in báo và nhiều tập thơ đã được xuất
bản ngay từ trước 1945 nhưng tiếng thơ Nguyễn Bính chưa phải đã được người
đương thời bàn rộng và đánh giá cao. Trên văn đàn, Nguyễn Bính được đón
nhận trước hết như một nhà thơ chân quê, gắn bó với con người và cảnh vật
đồng quê, tình yêu thôn quê dân dã. Thơ Nguyễn Bính được đánh giá cao với
chất liệu ngôn ngữ đồng quê và phong vị ca dao dễ nhớ dễ thuộc. Điều đó cho
thấy ngay từ đương thời phong trào Thơ mới đã xuất hiện những cách tiếp nhận
khác nhau về thơ Nguyễn Bính, bao gồm cả những ý kiến đồng cảm, ngợi ca
cũng như tiếng nói phản biện, phản ứng, phê phán gay gắt. Qua trường hợp thơ
Nguyễn Bính đã thấy thấp thoáng một sự đổi thay, yêu cầu hướng về nghĩa vụ
công dân, tranh đấu cho lợi quyền xã hội, dân tộc và đất nước. Về cơ bản, đó là
những tiếng nói của những người có nghề, trung thực, phản ánh sát đúng chất
lượng thơ Nguyễn Bính và cũng chứng tỏ tinh thần khách quan, dân chủ, đa
phương của chính đời sống phê bình văn học đương thời.
17


4. PHÂN TÍCH CÁI TÔI TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH
4.1 Hoàn cảnh lịch sử thời đại.
Xét về hoàn cảnh lịch sử, từ giữa thế kỷ XIX, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên, Việt Nam đều là các nước tiền công nghiệp trước khi tiếp xúc với phương
Tây công nghiệp hiện đại. Đây là cuộc biến thiên lớn nhất tạo nên một tình thế
đối lập mãnh liệt giữa cái cũ và mới, giữa Á và Âu, giữa bảo thủ và cấp tiến.
Chính sự tiếp xúc này đã có những biến đổi sâu sắc, tạo nên những lớp người

mới, làm thay đổi cách sống, cách nghĩ và ngay cả cách cảm. Sự gặp gỡ với
phương Tây đã cởi trói và làm thay đổi nhiều quan niệm từ hàng chục thế kỷ.
Và sự thay đổi trong cách nhìn, cách cảm khiến cho thế hệ mới có cái nhìn khác
hẳn về những vấn đề rất đời thường, xem đó như là một sự chệch hướng về
nhận thức.
Việc chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào Việt Nam và sau Thế chiến thứ nhất,
cùng với việc người Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình
đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam.
Giới trí thức trẻ nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp và nhận ra vần luật, niêm
luật của Nho gia đã quá gò bó trong việc thể hiện tiếng thơ của con người.
Năm 1917 trên báo Nam Phong (số 5), Phạm Quỳnh, nổi tiếng là người bảo
thủ, cũng phải thú nhận sự gò bó của các luật thơ cũ:
"Người ta nói tiếng thơ là tiếng kêu của con tim. Người Tàu định luật
nghiêm cho người làm thơ thực là muốn chữa lại, sửa lại tiếng kêu ấy cho nó
hay hơn nhưng cũng nhân đó mà làm mất đi cái giọng tự nhiên vậy."
Sau đó, Phan Khôi cũng viết nhiều bài báo chỉ trích những trói buộc của thơ
văn cũ và đòi hỏi cởi trói cho sáng tác thơ ca.
Trong khoảng 1924-1925, cuốn tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách kể về
mối tình Đạm Thủy-Tố Tâm đã gây sóng gió trong giới học sinh và thanh niên
thành thị, dù tình yêu ấy chưa vượt qua được rào cản của đại gia đình phong
18


kiến. Tiếp theo đó, năm 1928, Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã phá vỡ vần điệu niêm
luật, số câu, số chữ của "thơ cũ". Năm 1929, Trịnh Đình Rư tiếp tục viết trên
báo Phụ nữ tân văn (số 26):
"Cái nghề thơ Đường luật khó đến như thế, khó cho đến đỗi kẻ muốn làm
thơ, mỗi khi có nhiều tư tưởng mới lạ muốn phát ra lời, song vì khó tìm chữ đối,
khó chọn vần gieo, nên ý tưởng dầu hay cũng đành bỏ bớt. Cái phạm vi của thơ
Đường luật thật là hẹp hòi, cái qui củ của thơ Đường luật thật là tẩn mẩn. Ta nếu

còn ưa chuộng mà theo lối thơ này mãi, thì nghề thơ văn của ta chắc không có
bao giờ mong phát đạt được vậy.”
Ngày 10 tháng 3 năm 1932, bài thơ Tình già của Phan Khôi ra mắt bạn đọc
trên báo Phụ nữ tân văn số 122 cùng với bài giới thiệu mang tênMột lối thơ mới
trình chánh giữa làng thơ đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở
đầu cho phong trào Thơ mới. Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và
thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Mãi đến năm 1941, cuộc tranh chấp mới chấm
dứt do sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của thơ
Đường. Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi
quen thuộc là phong trào Thơ mới.
Một trào lưu văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định
của lịch sử xã hội. Bởi nó là tiếng nói, là nhu cầu thẩm mỹ của một giai cấp,
tầng lớp người trong xã hội. Thơ mới là tiếng nói của tiểu tư sản. Sự xuất hiện
của hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản này với những tư tưởng tình cảm mới,
những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng với sự giao lưu văn học Đông Tây là nguyên
nhân chính dẫn đến sự ra đời của Phong trào thơ mới 1932-1945
Giai cấp tư sản đã tỏ ra hèn yếu ngay từ khi ra đời. Vừa mới hình thành, các
nhà tư sản dân tộc bị bọn đế quốc chèn ép nên sớm bị phá sản và phân hóa, một
bộ phận đi theo chủ nghĩa cải lương. So với giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản
giàu tinh thần dân tộc và yêu nước hơn. Tuy không tham gia chống Pháp và

19


không đi theo con đường cách mạng nhưng họ sáng tác văn chương cũng là
cách để giữ vững nhân cách của mình.
Cùng với sự ra đời của hai giai cấp trên là sự xuất hiện tầng lớp trí thức Tây
học. Đây là nhân vật trung tâm trong đời sống văn học lúc bấy giờ. Thông qua
tầng lớp này mà sự ảnh hưởng của các luồng tư tưởng văn hoá, văn học phương
Tây càng thấm sâu vào ý thức của người sáng tác.

4.2 Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính
Xác định tính dân chủ và tinh thần tiếp xúc đồng đại với đời sống nghệ thuật
phương Tây đã tiếp thêm sinh lực cho phong trào Thơ mới và định hình một hệ
hình diễn ngôn kiểu mới, một hệ thống tư tưởng nghệ thuật và hình thức câu thơ
kiểu mới.
Sự phát triển và tiến hóa của Thơ mới Việt Nam gắn bó chặt chẽ với cội
nguồn trào lưu nhân văn thế kỷ XVIII-XIX và xu thế hội nhập, tiếp nhận ảnh
hưởng thơ ca Pháp và phương Tây. Bản thân các nhà Thơ mới cũng như các nhà
phê bình đương thời đều ý thức rõ điều này...
Sự lý giải về cội nguồn Thơ mới có thể khác nhau song quan sát dòng chảy
Thơ mới sẽ thấy rõ xu thế tiếp nhận, ảnh hưởng và khả năng hòa nhập với nền
thơ hiện đại trong khu vực và thế giới. Diện mạo và đặc điểm quá trình tiếp
nhận ảnh hưởng các nền thơ truyền thống và hiện đại Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Ấn
Độ, Hy Lạp, Nhật Bản, Trung Quốc... thể hiện sâu sắc qua cả nội dung và hình
thức biểu hiện, phản ánh trực tiếp qua thực tiễn sáng tác và ý kiến của chính nhà
thơ cũng như các nhà phê bình đương thời.
Qua thời gian, Thơ mới ngày càng phát triển, đạt nhiều thành tựu và làm nên
“một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh)… Trong bước đi ban đầu, nhiều nhà
Thơ mới được tiếp xúc với văn hóa Pháp và phương Tây đã đủ khả năng viết
nên một lối thơ mới mẻ bằng tiếng Việt và cả bằng tiếng Pháp.
Tinh thần dân tộc sâu sắc
20


Thơ mới luôn ấp ủ một tinh thần dân tộc, một lòng khao khát tự do. Ở thời
kỳ đầu, tinh thần dân tộc ấy là tiếng vọng lại xa xôi của phong trào cách mạng
Tâm sự yêu nước thiết tha
Có thể nói, tinh thần dân tộc là một động lực tinh thần để giúp các nhà thơ
mới ấp ủ lòng yêu nước. Quê hương đất nước thân thương đã trở thành cảm
hứng trong nhiều bài thơ, Hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông, mái đình, gốc đa, bến

nước, giậu mồng tơi, cổng làng nắng mai, mái nhà tranh đã gợi lên sắc màu quê
hương bình dị, đáng yêu trong tâm hồn mỗi người Việt Nam yêu nước.
Trong chúng ta, có lẽ không ai là không thuộc thơ Nguyễn Bính, ít ra là một
vài câu. Trên thực tế, thơ Nguyễn Bính đã đi vào tâm hồn dân tộc, thấm vào lời
ăn tiếng nói người dân quê, trong câu hát ru của mẹ, của bà, trong lời giao
duyên tình tứ của những đôi lứa yêu nhau... Có lẽ ở góc độ này, Nguyễn Bính
chỉ đứng sau đại thi hào Nguyễn Du mà thôi.
Để hiểu cái điều bình dị và kỳ diệu ấy, ta hãy trở về cái không khí xã hội,
không khí văn học Việt Nam, thời Nguyễn Bính mới xuất hiện giữa làng thơ.
Thời kỳ ấy, trưước làn gió mới mẻ của phương Tây thổi vào, khi mà ngưười ta
háo hức hiện đại hoá, đua nhau cách tân, lao vào tìm hiểu những cái mới lạ của
phương Tây, thì Nguyễn Bính cứ hồn nhiên giữa làng thơ với chất quê mộc mạc
của mình.
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam xuất bản năm 1940, nhà nghiên cứu phê bình
văn học nổi tiếng Hoài Thanh đã quả quyết rằng: "Trong lịch sử thi ca Việt
Nam, chưa bao giờ có một hồn thơ "quê mùa" như Nguyễn Bính". Quê mùa mà
nổi tiếng, vì quê mùa ở đây chính là cái gốc nhân bản của con ngưười Việt Nam,
cái hương vị thanh tao của đồng quê, cái hồn mộc mạc của quê hương.
Nguyễn Bính đã đưa vào thơ mình cái chất quê mùa của hương đồng gió nội
một cách có ý thức sâu sắc. Có thể coi bài Chân quê là một tuyên ngôn nghệ
thuật của ông về cái hồn quê ấy. Trong bài thơ, tác giả mưượn lời trách nhẹ
21


nhàng cô ngưười yêu đi tỉnh về đã để chohương đồng gió nội bay đi ít nhiều, để
bộc lộ quan điểm về cái chân quê của mình:
Với Nguyễn Bính, chân quê chính là cái gốc, là bản sắc văn hoá dân tộc, là
nét đẹp nhân bản của con người Việt Nam, phải biết bảo vệ và gìn giữ nó.
Ðọc thơ Nguyễn Bính ta nhận ra vô số những viên ngọc ngôn ngữ dung dị
mà duyên dáng, sâu sắc mà hồn nhiên, lung linh toả sáng, toát ra cái hồn quê

mộc mạc, tình quê đằm thắm, tạo thành phong cách Nguyễn Bính, phong cách
chân quê. Trong mạch thơ đồng quê ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, có một số
nhà thơ nổi tiếng như Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân… đã để lại cho đời
những bức tranh quê chân thực. Trong số đó, Nguyễn Bính có một giọng thơ
riêng, để lại cho đời những bài thơ mang âm hưưởng tình quê chân thực. Dù có
một số bài còn dàn trải, có vẻ dễ dãi, thơ Nguyễn Bính vẫn đưược đông đảo bạn
đọc thuộc và yêu mến, bởi thơ ông đã nói hộ nỗi lòng, trạng thái tình cảm đa
dạng trong tình ái của nhiều lớp ngưười quê. Những mối tình quê trong thơ ông
thưường éo le, ngang trái, sầu muộn mà đằng sau nó, bạn đọc dễ dàng nhận ra
tâm sự bi phẫn về hoàn cảnh xã hội ngột ngạt, niềm hoài hương khắc khoải
khôn nguôi và khát vọng đổi thay…
Nguyễn Bính đã có công phát hiện vô vàn những vẻ đẹp tinh tế của thôn quê
mà mắt thường không nhận ra được. Cảnh quê ở đây rất đẹp, nó được xây dựng
từ những kỷ niệm dễ gợi cảm nhất trong tâm linh con người về một miền quê
thanh bình, hạnh phúc, đẹp một cách chân thực kiểu cổ điển chỉ có trong tưởng
tượng. Cuộc sống thực lam lũ, khổ đau không cho người ta sống như mong ước
thì thơ là niềm khao khát, là ước nguyện của con người, cũng vì thế cảnh quê
trong tâm tưởng tác giả đồng thời là giấc mộng ngàn đời. Phải chăng đối với
nhiều người, ý niệm về quê hương, về nhà quê ngày xưa phải là một ý niệm đẹp,
thú vị, đáng nhớ, một nông thôn trong cảnh điền viên lý tưởng đáng mơ ước?
Người ta tiếp nhận không phải vì nó giống thực mà vì nó giống như mơ ước, mơ
ước của nhiều người qua suốt nhiều thời.
22


Thơ quê hương của Nguyễn Bính không hiện thực mà lãng mạn, nhà thơ ít
miêu tả những số phận đắng cay, những cảnh đời cơ cực nhọc nhằn mà hình ảnh
làng quê trong thơ ông thường tươi sáng, thơ mộng. Thi sĩ có những câu thơ thật
đẹp về một nông thôn yên vui, no ấm, thanh bình; nhất là khi Tết đến, cùng với
những ngày hội xuân, khung cảnh làng quê hiện ra đẹp như tranh lụa, mơ màng

như giấc chiêm bao: Tháng giêng vừa Tết đầu xuân/Xanh um lá mạ, trắng ngần
hoa cam/ Mưa xuân rắc bụi quanh làng/Bà già sắm sửa hành trang đi chùa/ Ông
già vào núi đề thơ/ Trai tơ đình đám, gái tơ hội hè (Tỳ bà truyện).
Nông thôn Việt Nam trước Cách mạng khác xa nông thôn Việt Nam ngày
nay nhưng lại rất gần gũi với nông thôn Việt Nam xa xưa: đời sống như ngưng
đọng lại trong lũy tre làng, tâm tình con người được quy định bởi nền kinh tế
tiểu nông khép kín, những cô gái chăn tằm dệt vải chỉ đi từ khung cửi tới nương
dâu, cô lái đò chỉ quen với một khúc sông, một cái bến… Mỗi năm một vài lần
diễn ra những sinh hoạt cổ truyền, những ngày hội lễ, những đêm hát chèo,
nhưng tất cả cũng chỉ xôn xao trong sự tĩnh lặng cố hữu của thôn quê. Những
điều ấy ta đều gặp lại trong thơ Nguyễn Bính. Người ta chợt thấy ngạc nhiên
bởi những chất liệu quá ư thân thuộc vốn có trong đời sống thôn quê hàng nghìn
năm nay đi vào thơ lại có sức gợi cảm đến thế.
Đặc biệt, trong những bài thơ của mình, Nguyễn Bính đã gợi được cái thần
thái của văn hóa làng quê. Đọc thơ Nguyễn Bính, người ta như sống lại những
ngày hội xuân, những ngày hội làng, những đêm hát chèo, một buổi lễ chùa,
những nét tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán, lớp học thầy đồ, những
trò vui dân dã, cách ăn mặc và nếp sống xa xưa, giấc mơ quan trạng… Bài thơ
Chùa vắng đã gợi được một nét đặc biệt của văn hóa làng quê là tín ngưỡng tôn
giáo. Hàng ngàn năm nay, hình ảnh những mái chùa cổ kính đã gắn với xóm
thôn Việt Nam, đấy là nơi mơ ước nguyện cầu, nơi nương náu của những gì sâu
thẳm trong cõi tâm linh người Việt. Chỉ bằng vài nét vẽ chấm phá, Nguyễn Bính
đã tả đúng cái tĩnh lặng, thanh sạch - nét “thần” của một ngôi chùa ở làng quê:
23


Gió chiều cầu nguyện đâu đây/ Nắng chiều cắt đoạn một ngày cuối thu / Sư già
quét lá sau chùa/ Để thiêu xác lá trước giờ lên chuông
Nếu ở Kinh Bắc xưa, mùa xuân là hội quan họ thì ở các làng quê Bắc Bộ,
mùa xuân là ngày hội của những đêm hát chèo, cũng là mùa của các trò vui thật

giản dị mà thanh thản, sảng khoái ở chốn đồng quê: Hiu hiu gió quạt trăng đèn/
Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ta chơi/ Ăn gỏi cá, đánh cờ người/ Thần tiên riêng
một góc trời thôn Vân. (Anh về quê cũ)
Nguyễn Bính không chỉ tài hoa khi dựng cảnh những ngày hội quê mà ông
còn rất am hiểu và khéo léo khi đặc tả những nét văn hóa làng quê qua cách ăn
mặc, qua những nét dáng bề ngoài của người quê. Đây là hình ảnh một chú bé
mà người ta có thể bắt gặp đâu đó trên đường thôn: Tuổi thơ tóc để gáo
dừa/ Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa cần ong (Tiền và lá)
Đây là trang phục ngày thường rất mộc mạc mà duyên dáng, đáng yêu của cô
gái quê - tất cả cùng in sâu trong tâm khảm của anh trai làng đang ghen bóng
ghen gió: Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? /
Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? (Chân quê)
Một nét đẹp văn hóa ở làng quê Việt Nam xa xưa là ước mơ về sự vinh hiển,
là giấc mơ quan trạng. Giấc mơ ấy trở đi trở lại nhiều lần trong thơ Nguyễn
Bính: Thế rồi vua mở khoa thi/ Thế rồi quan trạng vinh quy qua làng (Quan
trạng)
Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy/ Hai bên có lính hầu đi dẹp đường (Thời
trước)
Rõ ràng quan trạng đương trai/ Vua cho chạy ngựa ba ngày xem hoa (Con nhà
nho cũ)
Thời phong kiến xa xưa, quan trạng là một nho sinh giành được học vị cao
nhất về khoa cử và được triều đình nhà vua “ân tứ’ ban cho cờ biển vinh quy, rồi
được trọng dụng làm quan, hưởng cuộc đời đầy vinh hoa phú quý, bổng lộc cao
24


sang. Có người đỗ quan trạng cũng là niềm vinh dự lớn nhất, là điều vẻ vang,
đáng tự hào nhất của một làng quê. Phải chăng trong cuộc đời nhiều lam lũ,
nhọc nhằn sau lũy tre làng, người ta muốn thay đổi kiếp sống thì chỉ có mỗi
cách thực tế nhất và cũng cao sang nhất là đỗ đạt vinh quy như thế?

Nguyễn Bính yêu quê hương nhưng cũng là người tha hương rất nhiều năm
trong đời. Sớm tiếp xúc với cuộc sống đô thị phồn hoa nhưng cũng rất lạnh lùng
khắc nghiệt, rồi qua những ấm lạnh tình đời tình người nơi phương trời xa lạ,
nhà thơ nhận ra bản thân mình không hòa nhập nổi với nó nên xót xa, ân hận,
tiếc nhớ không nguôi về một quê hương thanh bình, tuyệt vời ân nghĩa. Trong ý
nghĩa ấy, thơ tha hương của Nguyễn Bính không chỉ là những buồn thương của
một con người xa xứ, nó còn là khát vọng tình yêu, hạnh phúc, yêu quê hương
nồng nàn: Con đò thì nhớ sông xa/ Con người thì nhớ quê nhà bao nhiêu (Trải
bao nhiêu núi sông rồi).
Xa quê, cảm hứng chính của Nguyễn Bính là hoài niệm quê hương. Có một
quê hương ở chốn xa xôi và có một quê hương trong lòng người xa quê. Tưởng
như quá vãng bị một lớp bụi mờ phủ, nhưng chỉ cần hơi gió của tình quê lay
động, lớp bụi ấy bay đi, là lại hiện lên nguyên vẹn chùm hoa xoan màu tím, hoa
gạo đỏ tháng ba, dậu mồng tơi xanh rờn, đêm hội làng “Giời cao gió cả giăng
như ban ngày”…
Ai xa quê mà chẳng nhớ thương quê cũ; nhất là khi cuộc sống hiện tại xung
quanh quá u ám, bế tắc, ngột ngạt, những lời quê thấm đẫm hương đồng gió nội
lại càng khiến người ta xúc động đến nao lòng. Giữa những kẻ tha hương,
Nguyễn Bính đem lời quê ra kể, người ta lắng nghe không phải vì nó giống như
thật mà vì đó là những kỷ niệm thiêng liêng về quê hương còn giữ lại trong tâm
linh con người - quê hương là vẻ đẹp bất biến trong hoài niệm của người xa quê.
Có lẽ vì thế mà thơ tha hương của Nguyễn Bính mang tính tượng trưng ước lệ
rất cao: Mưa nhè nhẹ, nắng thanh thanh/ Nên thơ, ôi cả xứ mình nên thơ!/ Hội
xuân gió loạn đuôi cờ/ Làng xa vào đám nhặt thưa trống chèo (Xuân về nhớ cố.
25


×