Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

CÁI TÔI CHỮ TÌNH TRONG THƠ Ý NHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.81 KB, 118 trang )

mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cỏi tụi tr tỡnh l mt trong nhng khỏi nim trit hc c nht,
ỏnh du ý thc u tiờn ca con ngi v bn th tn ti ca mỡnh, t ú
nhn ra mỡnh l mt con ngi khỏc vi t nhiờn, mt cỏ th c lp khỏc vi
ngi khỏc. Cỏi tụi tr tỡnh th hin mt cỏch nhn thc v cm xỳc i vi
th gii v con ngi thụng qua lng kớnh cỏ nhõn ca ch th v thụng qua
vic t chc cỏc phng tin ca th tr tỡnh, to ra mt th gii tinh thn
riờng bit, c ỏo mang tớnh thm m, nhm truyn t n ngi c.
Cỏi tụi tr tỡnh khỏc vi cỏi tụi nh th nhng gia chỳng li cú mi
quan h trc tip v thng nht vi nhau. Nh th l nhõn vt chớnh, l hỡnh
búng trung tõm, l cỏi tụi bao quỏt trong ton b sỏng tỏc. Nhng s kin,
hnh ng, tõm tỡnh v kớ c trong cuc i riờng cng in m nột trong th.
Cỏi tụi ca nh th cú lỳc th hin trc tip qua nhng cnh ng riờng, trc
tip giói by nhng ni nim thm kớn. Cỏi tụi ca nh th cũn hin din qua
cỏch nhỡn, cỏch ngh, qua tỡnh cm, thỏi trc th gii hin thc. Tuy
nhiờn, cỏi tụi tr tỡnh trong th v cỏi tụi ca nh th khụng h ng nht. Cỏi
tụi ca nh th ngoi i thuc phm trự xó hi hc, cũn cỏi tụi tr tỡnh trong
th thuc phm trự ngh thut. Nghiờn cu cỏi tụi tr tỡnh l thy cỏi tụi
nh th ó c ngh thut húa tr thnh mt yu t ngh thut ph quỏt
trong th, mt thnh t trong th gii ngh thut ca tỏc phm.
1.2. Cuc khỏng chin chng M cu nc khụng ch ghi du nhng
chin cụng vang di trong lch s dõn tc m cũn sinh ra mt th h nhng
nh th, nh vn ti nng, giu nhit huyt. Khụng ớt nhng tờn tui ó xut
hin v trng thnh trong cuc khỏng chin nh: Phm Tin Dut, Nguyn
Khoa im, Thu Bn, Lu Quang V, Xuõn Qunh, Phan Th Thanh Nhn,
Bng Vit, Nguyn Duy, Hu Thnh, Thanh Tho, í Nhi Bc vo thi kỡ
1
đất nước thống nhất, họ vẫn hoạt động không ngừng nghỉ, vẫn tiếp tục sáng
tác để khẳng định. Trong số đó, Ý Nhi nổi lên như một gương mặt xuất sắc,
những thành công mà chị đạt được trong giai đoạn này đã để lại ấn tượng sâu


sắc trong lòng những độc giả yêu thơ. Năm 1985, với tập thơ Người đàn bà
ngồi đan, chị nhận được giải A của Hội nhà văn Việt Nam. Không dừng lại ở
đó, chị đã trở thành một hiện tượng đáng chú ý trong nền thơ Việt Nam hiện
đại khi cho xuất bản một loạt các tập thơ: Ngày thường (1987), Mưa tuyết
(1991), Gương mặt (1991), Vườn (1998) Đến nay, chị đã có khối lượng tác
phẩm khá phong phú – gồm hàng chục tập thơ in chung và in riêng.
Độc giả nhớ đến chị bởi một giọng thơ mới lạ, giàu tính triết lí, suy tư,
cách lập tứ chặt chẽ, với những hình ảnh, biểu tượng đầy sức gợi. Là nhà thơ
có ý thức cách tân, sáng tạo, Ý Nhi không đi theo lối làm thơ “ồn ào, kể lể,
dàn trải tâm tình”[12] của một thời mà sớm tìm đến một bút pháp chắc thực -
“rũ bỏ ảo tưởng lãng mạn” [12] để tạo nên một phong cách biểu hiện riêng,
có ảnh hưởng tích cực đến một số các nhà thơ trẻ cùng thời khác. Luôn nhất
quán trong quan niệm sáng tác: “Về xúc cảm – phẩm chất cao nhất là sự
thành thực. Về hình thức cần đạt tới sự giản dị” [42] chị đã đem lại cho các
tác phẩm của mình những giá trị thẩm mĩ độc đáo gây dấu ấn trong lịch sử thơ
ca nước nhà.
1.3. Theo thống kê của chúng tôi đến thời điểm này có khoảng 50 bài
nghiên cứu về những sáng tác của Ý Nhi được in trên các báo, tạp chí và một
số khóa luận đại học, luận văn thạc sĩ… Trong các bài viết đó, thơ của chị đã
được tìm hiểu ở một số phương diện nội dung và hình thức. Tuy nhiên chưa
có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về Cái tôi trữ tình trong thơ Ý
Nhi. Đó là lí do cơ bản thúc đẩy chúng tôi tìm đến với vấn đề trên. Tiếp cận
với đề tài, chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn đầy đủ, kĩ lưỡng, có hệ
thống về cái tôi bản ngã trong thơ của nữ tác giả này. Đồng thời qua đây,
2
chúng tôi hi vọng có được một điểm nhìn tham chiếu để đánh giá khách quan
và chính xác hơn về sự vận động, đổi mới của thơ Việt Nam sau năm 1975.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi nâng cao trình độ giảng dạy sau này.
2. LÞch sö vÊn ®Ò
Trên thi đàn Việt Nam, Ý Nhi xuất hiện với một phong cách thơ riêng

biệt, độc đáo, một cá tính thơ “lặng lẽ nhưng quyết liệt và bền bỉ, không
ngừng tự ý thức nhằm tìm kiếm cái “bản lai diện mục” của tâm hồn” [40].
Chính vì thế, thơ của chị dễ đi vào lòng người, gây được cảm tình cho độc
giả. Với Ý Nhi, thơ luôn là một phần của tâm hồn, của tình yêu và đặc biệt là
những suy tư đối với cuộc đời.
Chặng đường thơ Ý Nhi sớm bắt đầu từ trong kháng chiến chống Mĩ.
Tuy nhiên thời gian này chị chưa được công chúng chú ý nhiều. Cho đến năm
1985, sau thành công của tập thơ Người đàn bà ngồi đan, Ý Nhi đã tạo nên
một phong cách riêng, một giọng điệu riêng, một cái tôi riêng của thi ca Việt
Nam hiện đại. Với một giọng thơ mới lạ - “đương vào độ chín” [47] chị đã
góp một tiếng thơ độc đáo, trầm lắng đầy suy tư nhưng không kém phần tươi
mới có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của thơ ca thời kì này. Kể từ đây,
đã có nhiều công trình và bài viết nghiên cứu về thơ Ý Nhi của các tác giả:
Chu Văn Sơn, Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Thị Hồ Quang,
Nguyễn Thị Minh Thái, Ngô Thị Kim Cúc… Nhìn chung, các tác giả này đều
đánh giá cao thơ Ý Nhi, khẳng định giọng điệu thơ và vị trí độc đáo của thơ
chị.
Đầu tiên, phải kể đến tác giả Mã Giang Lân với bài viết Người đàn bà
ngồi đan. Ông cho rằng hướng tìm tòi và phẩm chất mới của thơ Ý Nhi là nội
tâm. Ông cũng nhận ra lối tư duy giàu sáng tạo, câu thơ có độ khái quát, độ
sâu và bút pháp hồi tưởng có mặt ở hầu khắp các tác phẩm của chị. Điều này
3
khiến thơ chị tuy không dễ cảm nhận nhưng lại dễ thuyết phục người đọc bởi
những tình cảm chân thành và bản lĩnh nghệ thuật của người viết.
Tiếp theo phải kể đến nhà phê bình Chu Văn Sơn, ông là người sớm
quan tâm đến thơ Ý Nhi và cũng là người có nhiều bài viết về nữ tác giả này.
Trong bài viết Thơ của tâm hồn xao xác giữa ngày yên (báo Văn nghệ số 36
ngày 5/9/1987), tác giả nhận xét: “Đọc Ý Nhi, càng trở lại đây người đọc
càng mừng vì thấy chị càng tự tin hơn trên con đường riêng của mình. Bằng
một nội tâm mạnh mẽ, chị đã đồng hóa được thế giới bên ngoài để làm thành

một cái tôi lúc nào cũng dồi dào phong phú, một cái tôi lúc nào cũng xáo
động như : “Cây trước thềm xao xác giữa ngày yên” [42]. Cũng trong một
bài viết khác của mình với nhan đề Mấy lời nhận xét về thơ Ý Nhi trên Tạp
chí Nhà Văn, số 2/2002, ông chỉ ra: “Giày vò đeo đẳng Ý Nhi suốt mấy chục
năm qua trên mọi chặng đường thơ là một nỗi khát thôi, Nỗi khát Yên bình…
Và từ đó cái Tôi Ý Nhi có diện mạo riêng là kẻ khát yên bình. Sống, đối với
cái tôi ấy là lên đường tìm kiếm sự yên bình. Càng bồn chồn càng khát bình
yên. Càng khao khát càng mơ tưởng yên hàn” [46].
Vẫn tác giả Chu Văn Sơn, trong bài nhận xét về tập thơ Ngày thường
với tựa đề Sự giải tỏa bằng thơ (1992), ông cho rằng: “Ý Nhi đang gắng hình
dung ra khuôn mặt tinh thần” [43] của các cá nhân trong cộng đồng chúng ta.
Và những khuôn mặt đó thật ra đều là những “bức tự họa” cái tôi của chính
tác giả. Đấy cũng là ý kiến của Khánh Phương trong bài viết Ý Nhi một sự
nghiệp không bao giờ hết dây dưa. Phác họa về phạm vi hiện thực được phản
ánh trong thơ Ý Nhi, tác giả cho rằng: “Chị thường soi mình vào nhiều kiểu
người khác nhau trong xã hội để phần nào tự vẽ nên bức chân dung bản
thân…nhà thơ luôn mong muốn là người khám phá sắc sảo với tất cả những
góc cạnh trong cuộc sống” [38].
Nhận xét về hai tập thơ Mưa tuyết và Gương mặt sau khi được xuất bản
4
(1991), tác giả Chu Văn Sơn lại có bài Đến với từng bông tuyết đăng trên Tạp
chí Tác phẩm mới. Trong bài viết này, ông nhận định: “Dòng tâm tình
nghiêng về cảm xúc trực quan, giàu tính mô tả…cứ chuyển dần thành dòng
tâm tư…Hình tượng sinh động tươi rói chất sống… càng về sau càng được
gia tăng những hàm ý tượng trưng để trở thành…biểu tượng trữ tình của
riêng cái tôi kia” [44].
Một nét đặc biệt trong thơ Ý Nhi đã được hầu hết các nhà nghiên cứu
phát hiện và bàn luận đó là mạch nguồn thơ với những cảm xúc, suy tư là
những đối cực trong tâm trạng của chị. Thông qua các bài thơ Người đàn bà
ngồi đan, Về Thái Nguyên, Cát, Biển, Tiểu dẫn…phần lớn họ đưa ra những

nhận xét khá giống nhau về cảm hứng, kết cấu, nhịp điệu, những đối cực chói
gắt và màu sắc triết lí đậm nét trong thơ.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Thái trong bài Thơ tình Thành phố Hồ Chí
Minh có nhận xét: “Ý Nhi có một lối thơ kín đáo, dịu dàng và đắm đuối như
hoa quỳnh hiếm hoi, nở muộn, chỉ nở một lần, thơm một lần và dâng hiến một
lần vào thời khắc ngắn ngủi giữa đêm” [49]. Cùng tác giả này trong Trò
chuyện về thơ với Người đàn bà ngồi đan đã nói: “Ý Nhi tìm được giọng điệu
riêng trên một tâm thế thanh thản và một tư thế gần gũi như “thiền”, nhà thơ
đã ngộ ra được hai điều cốt nhất của thi sĩ: bút pháp riêng và tính điệu riêng”
[50].
Để nhận xét về nghệ thuật trong thơ của Ý Nhi, Nguyễn Nhã Tiên đã
đưa ra nhận xét: “Chính sự kiệm lời trong thơ chị là một đặc trưng nổi bật
một cá tính, tạo ra sự hẫng hụt để gợi sức liên tưởng, thâm sâu tất cả những
vị đắng cay hoặc ngọt ngào”.
Trong cuốn Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại, Lưu
Khánh Thơ khi nhận xét về tập thơ Vườn đã nói: “Ý Nhi sử dụng một thứ
ngôn ngữ văn xuôi chắt lọc đầy suy tưởng và hết sức kiệm lời…nhịp điệu
5
trong thơ là nhịp điệu của tâm trạng chứ không phải của câu chữ” [52]. Và
thành công nhất trong sáng tác của Ý Nhi là gia tăng chất nghĩ cho thơ. Trong
bài viết Nỗi khắc khoải từ miền kí ức, tác giả Lưu Khánh Thơ cũng đã chỉ ra
cái khoảnh khắc của tâm trạng thơ Ý Nhi - khoảnh khắc được dồn nén bởi suy
tư và cảm xúc: “những nỗi niềm suy tư ẩn chứa trong những dòng thơ được
viết bằng những xúc cảm dồn nén của tâm trạng” [52]. Còn tác giả Thúy Nga
lại có một phát hiện mới mẻ, độc đáo về tập thơ này của Ý Nhi. Với chị, tình
yêu và nỗi buồn ở đây là một thứ tình yêu: “đậm đặc không gào thét, không
đau đớn vật vã, không gọi tên được, nhưng cứ âm ỉ trong lòng, cứ trong ngần
như những giọt nước mắt lặng lẽ” [24].
Trong bài Thơ Ý Nhi, nhà thơ Hoàng Hưng nhận xét: “Thi pháp thơ Ý
Nhi phơi bày trong bài thơ chủ chốt ấy của đời thơ chị. Kìm nén hoặc để

nguôi hết những cảm giác tức thời, những cảm xúc bột khởi, hờ hững với đời
sống bản năng, thơ Ý Nhi là một kiểu trữ tình gián cách, những kí ức đã tinh
lọc” [12].
Đồng quan điểm nêu trên, Nguyễn Hoàng Sơn trong Ý Nhi qua tuyển
thơ đã khẳng định : “Chị đã sớm dứt bỏ lối làm thơ ngòn ngọt, dễ dãi của một
thời, tìm tới một bút pháp chắc thực, hiện đại…” [48]. Theo ông đó là: “một
giọng thơ mới lạ, đương vào độ chín”, và chị thường sử dụng bút pháp này để
bộc lộ nội tâm.
Nhà nghiên cứu văn học Hà Ánh Minh với bài viết Mạch đập thơ Ý Nhi
dòng ưu tư chảy xiết in trên tạp chí Nha Trang, số 72 (2001) lại thêm vào một
khẳng định rất giàu hình ảnh về phong cách thơ của chị: “Thơ Ý Nhi cũng
như một dòng chảy nham thạch cuộn tròn đỏ dưới ánh nắng chiều. Ý Nhi
không những viết bằng ngôn ngữ của cảm xúc mà chủ yếu viết bằng ngôn ngữ
của trí tuệ…” [22]. Thơ chị không thể ngâm, chỉ có thể đọc, không trở thành
lời bài hát mà sức trào dâng vẫn dào dạt. Vẫn tác giả này với bài viết Lửa từ
6
trái tim trần run rẩy đã khẳng định, Ý Nhi có lối tư duy khúc chiết, mạch lạc,
cách diễn đạt giản dị, dễ hiểu,“những bài thơ không dễ trình bày trước đám
đông nhưng sẽ để lại nỗi nhớ sâu đậm trong lòng người đọc…” [21]. Vấn đề
này cũng nhận được sự đồng tình của Ngô Thị Kim Cúc, tác giả khẳng định:
“Thơ chị rất ít chữ, càng ít từ bóng bẩy, những câu thơ như được nén lại,
nhiều khi gây cảm giác tức thở. Vì thế lúc đọc lên, chúng như được thả ra,
ngân vang những hồi âm của một tâm trạng thẳm sâu, tâm trạng của một
người từng trải biết kìm nén” [4].
Lê Hồ Quang trong bài Thơ Ý Nhi - Hành trình trong lặng lẽ (tạp chí
Thơ, 3/2010) lại có lời viết: “Với Ý Nhi, những xúc cảm nồng nhiệt dường
như luôn đi cùng ý thức tiết chế, ngọn lửa đam mê luôn song hành cùng niềm
kiêu hãnh, sự truy vấn tỉnh táo, rạch ròi được nhìn nhận trong sự thấu đáo và
cận nhân tình” [40]. Người viết cũng cho rằng óc phân tích tỉnh táo của một
tâm hồn nhạy cảm hội tụ trong Ý Nhi đã tạo nên chất “duy lí” độc đáo giữa

một nền thơ ca Việt Nam hiện đại vốn nặng chất “duy tình”, “duy cảm”. Mỗi
vần thơ của Ý Nhi càng đọc càng thấy hấp dẫn bởi sự nhẹ nhàng mà sâu lắng
của nó. Và cũng bởi thơ của chị không theo một khuôn khổ, không chịu sự
ràng buộc, gò bó nào. Chị đã trải hồn mình vào thơ, đã sống thật với thơ
không hề giấu diếm.
Như vậy có thể thấy rằng qua những bài viết nghiên cứu về thơ Ý Nhi,
các nhà phê bình đã có đóng góp nhất định trong việc phát hiện những nét đặc
sắc, độc đáo trong thơ Ý Nhi. Nhìn chung các ý kiến đều thống nhất trong
việc khẳng định những thành công trên bước đường sáng tác của nhà thơ,
đánh giá chị là cây bút giàu tính sáng tạo, có phong cách riêng mới lạ, cảm
hứng sáng tác phong phú, đặc sắc…Với chúng tôi, những ý kiến trên có ý
nghĩa định hướng quan trọng và trên cơ sở những gợi ý đó, luận văn hi vọng
có thể làm rõ hơn về Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi.
7
3. §èi tîng vµ ph¹m vi nghiªn cøu
Nguồn tư liệu mà chúng tôi khảo sát là tất cả các tập thơ đã xuất bản
của Ý Nhi:
- Trái tim và nỗi nhớ (1974)
- Đến với dòng sông (1978)
- Cây trong phố chờ trăng (1981)
- Người đàn bà ngồi đan (1985)
- Ngày thường (1987)
- Mưa tuyết (1991)
- Gương mặt (1991)
- Vườn (1998)
- Thơ Ý Nhi (2000)
- Thơ với tuổi thơ (2002)
4. Môc ®Ých nghiªn cøu
Với đề tài này, luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu chính
như sau:

- Tìm hiểu về cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi qua những nguồn cảm
hứng tiêu biểu và nghệ thuật thể hiện, từ đó có thể thấy được sự đóng góp của
một gương mặt thơ độc đáo, riêng biệt, giàu cá tính.
- Góp phần làm sáng tỏ phong cách thơ Ý Nhi và đóng góp của chị với
nền thơ ca Việt Nam đương đại.
5. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu
Luận văn phối hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó
chủ yếu là sử dụng các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại.
Phương pháp này sẽ giúp cho việc phân tích, nhận xét có tính thuyết
phục dựa trên những chứng cứ cụ thể, giúp người nghiên cứu tổng hợp được
8
những số liệu chứng minh cho các nhận định, đánh giá dựa trên những khảo
sát cụ thể.
5.2. Phương pháp hệ thống.
Sử dụng phương pháp này sẽ giúp cho luận văn có tính hệ thống và tính
logic cao.
5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
So sánh đồng đại và lịch đại để tìm ra được những điểm chung và điểm
riêng giữa thơ Ý Nhi với của các nhà thơ khác. Thấy được những nét độc đáo,
riêng biệt, những cách tân của nhà thơ đối với truyền thống thơ ca dân tộc.
5.4. Phương pháp phân tích tác phẩm
Khi phân tích tác phẩm cụ thể sẽ thấy được những nét độc đáo, từ đó có
cơ sở để đánh giá một cách chung nhất, khái quát nhất về các đặc điểm thơ
của tác giả.
6. CÊu tróc luËn v¨n
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được triển khai trong 3 chương:
- Ch¬ng 1. Hành trình vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi.
- Chương 2. Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi nhìn từ phương diện nội

dung.
- Ch¬ng 3. Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi nhìn từ phương diện nghệ
thuật.
9
Chơng 1
Hành trình vận động của cái tôi trữ tình
trong thơ ý nhi
1.1. S vn ng ca th Vit Nam sau nm 1975
1.1.1. Nhng bin ng v thi i
i thng mựa xuõn nm 1975 ó thu non sụng gm vúc Vit Nam v
mt di, m ra mt k nguyờn mi trong lch s dõn tc - nc nh c hon
ton c lp, dõn ta c hon ton t do. iu ny tỏc ng mnh m ti
ton b sinh hot vt cht v tinh thn ca nhõn dõn, trong ú cú lnh vc vn
hc ngh thut. Tuy nhiờn, i sng thi hu chin cng t ra nhiu thỏch
thc i vi con ngi núi chung v nhng nh vn, nh th núi riờng. Bi l
nhng ngi ngh s luụn ho mỡnh trong nhng s kin ln ca t nc ca
dõn tc. Vi nhng bc i mi ca lch s buc h phi nhn thc li nhiu
vn v thi i cng nh cỏc mi quan h nhõn sinh sao cho phự hp vi
tớnh a chiu, phc tp ang hỡnh thnh trong xó hi lỳc by gi. Khụng ngc
nhiờn khi cú nhiu ngi ngh s ó lỳng tỳng trc nhng i thay nh nh
th Nguyn Trng To ó tng vit: Thi tụi sng cú bao nhiờu cõu hi/
Cõu tr li tht chng d dng chi .
Nm 1986 l thi im quan trng i vi lch s Vit Nam, sau 10
nm vũng vo trong thi kỡ bao cp, i hi ng ton quc ln th VI ó
ỏnh du mt bc phỏt trin mi ca dõn tc, t nc thc s cú bc
chuyn mỡnh i lờn. Mi mt ca i sng kinh t, chớnh tr xó hi u t
c nhng thnh tu to ln. Ni dung quan trng nht ca s nghip i mi
l: Phỏt huy yu t con ngi v ly vic phc v con ngi lm trung tõm
[23] ó tỏc ng mnh m n tt c mi ngi, trong ú cú lc lng nhng
ngi cm bỳt. V nh mt l tt yu, thi i lch s - xó hi c th ú ó

lm ny sinh trong mi ngi ngh s kiu tõm trng xó hi tng ng. H ý
10
thức được vai trò sáng tạo của mình trong công cuộc “thay da đổi thịt” của đất
nước. Họ nhận thức rõ điều kiện sống còn để tạo nên những giá trị đích thực
trong văn hóa, văn nghệ chính là sự say mê sáng tạo không ngừng nghỉ của
mình. Họ hiện hữu với trách nhiệm trước cuộc đời hiện tại, khẳng định niềm
tin vào tương lai của đất nước.
Bước sang nền kinh tế thị trường, công cuộc công nghiệp hóa hiện đại
hóa đang hối hả tràn vào nhịp sống của xã hội đã mang đến một yêu cầu bức
thiết cho văn hóa, văn nghệ là hướng tới con người. Điều này đã thức tỉnh sự
ý thức của mỗi cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm chú ý nhiều hơn đến số phận của
từng con người cụ thể, không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà
biết cảm nhận chia sẻ những vấp váp, khó khăn của con người trước sự đổi
thay của thời đại. Nói như PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp, đây chính là thời kì:
“ý thức “cởi trói” để xác lập một quan niệm mới về nghệ thuật”. Ông cũng
nhấn mạnh thêm: “Văn nghệ, trong tình hình mới đã dám “nói thẳng”, “nói
thật” về nhiều vấn đề khúc mắc, nhiều sự thật đau lòng. Theo đó, cá tính
sáng tạo của nhà thơ cũng được giải phóng triệt để hơn” [6].
Chủ trương mở cửa hội nhập quốc tế với tinh thần dân chủ và ý thức
“nhìn thẳng vào sự thật” đã tạo đà cho đời sống kinh tế - xã hội của người
dân được cải thiện. Bên cạnh đó, nó như tiếp thêm sức mạnh làm khởi sắc nền
văn học nghệ thuật mà ở đó “cảm giác bế tắc và chán nản là cảm giác khá
nổi bật trong tâm trạng nhiều người” (Nguyễn Đăng Điệp). Có những đổi
thay tích cực trong quan niệm về chức năng của văn học, về mối quan hệ giữa
văn học và đời sống, giữa nhà văn và bạn đọc, cũng như sự thưởng thức văn
học… Việc tìm kiếm, thể nghiệm cách tiếp cận thực tại, các thủ pháp và bút
pháp nghệ thuật được phát huy mạnh mẽ. Đồng thời, cá tính và phong cách cá
nhân của mỗi người nghệ sĩ được đề cao.
Từ bước ngoặt lịch sử trên, đất nước chuyển sang một thời kì mới với
11

những bước phát triển mới. Đặc biệt đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần
của nhân dân được cải thiện đáng kể. Một kỉ nguyên mới được mở ra. Cũng
từ đây, một chặng đường mới của nền văn học Việt được bắt đầu. Và thực tế
đã chứng minh, trong giai đoạn này, thơ ca nước nhà đã chuyển mình mạnh
mẽ, tiến những bước dài trên con đường hiện đại hóa, hội nhập nền văn học
của nhân loại.
1.1.2. Sự vận động của thơ Việt nam sau 1975 - Sự đổi mới trong tư duy
Khi nước nhà hoàn toàn độc lập, đời sống thường nhật của nhân dân
thay đổi một cách sâu sắc, mạnh mẽ, và toàn diện. Trong những đổi thay đó
không thể không kể đến sự thay đổi của văn học nghệ thuật. Thời kì mới với
tinh thần “đổi mới tư duy, khẳng định sự thật trong văn học nghệ thuật” [10]
đã tạo cơ sở tư tưởng cho hướng dân chủ hóa trong văn học được khơi dòng
và phát triển mạnh mẽ. Tư tưởng này bén rễ, ăn sâu vào đời sống văn học ở
nhiều cấp độ đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn mới về hiện thực, chủ
động, tìm tòi hơn để vươn tới bề sâu của những vỉa tầng còn ẩn khuất của đời
sống tâm trạng và tinh thần con người để khai thác và hướng tới những hiệu
quả nghệ thuật mới. Đây chính là động lực quan trọng để mỗi người nghệ sĩ
tạo nên những giá trị mới của nghệ thuật thi ca hiện đại.
Trên thực tế, sau 1975, Văn học Việt Nam đã có một hành trình mới
với nhiều tìm tòi đột biến cả về nội dung và hình thức đặc biệt là sự thay đổi
về tư duy. Khái niệm đổi mới là tiêu chí được đề cao trong trong giai đoạn
này. Và thơ cũng không nằm ngoài sự vận động đó. Trăn trở trước thời cuộc,
trăn trở trước yêu cầu phải đổi mới triệt để trong tư duy sáng tác đã làm day
dứt tâm hồn không ít các nhà thơ. Vấn đề này đã được tác giả Bùi Minh Quốc
mạnh dạn đưa ra trong bài viết Cuộc sống hôm nay và trách nhiệm của thơ.
Ông cho rằng: “Thơ cần phải mở rộng khai phá ra mọi đề tài của đời sống xã
hội cũng như thế giới nội tâm sâu kín của con người, nhưng trước hết thơ
12
không thể quay lưng lại với yêu cầu bức bách hiện nay của cuộc đấu tranh xã
hội…”. Ông cũng nhấn mạnh: “Vấn đề sinh tử của cuộc sống cũng là vấn đề

sinh tử của thơ” [41].
Nhìn lại quá trình phát triển của thơ ta nước ta trong giai đoạn trước -
giai đoạn 1945 – 1975 ta thấy: “trong giai đoạn đầy biến động này, những
bước ngoặt của lịch sử, những đảo lộn trong xã hội, những khó khăn và mất
mát riêng tư dễ làm cho biết bao tiếng nói thơ ca tắt đi trong xót xa, thầm
lặng” [8]. Tuy nhiên thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Những biến cố và
sự kiện trọng đại của đất nước đều được phản ánh trong văn thơ. Và hầu hết
các tác phẩm ở giai đoạn này đều bị chi phối bởi một hoàn cảnh lịch sử có
tính đặc thù, những giá trị văn hóa xã hội được thiết lập trên cơ sở cộng đồng,
tập thể và dân tộc. Ý thức của cái Tôi công dân trỗi dậy. Cảm hứng yêu nước,
cảm hứng thời đại đã đem đến những mạch nguồn sáng tác mới cho người
nghệ sĩ. Họ say sưa với chế độ mới, con người mới và xã hội mới với một thái
độ tự hào thiết tha, rạo rực:
Cho tôi sinh giữa những ngày diệt Mỹ,
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực
thăng rơi.
(Chế Lan Viên)
Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, có những nhà văn, nhà thơ
không hề ngại ngần, nuối tiếc dứt bỏ thời kì thăng hoa rực rỡ nhất, thời kì của
cái tôi mới trỗi dậy mang đậm chất nhân văn: “Ta là một, là riêng, là thứ
nhất” (Xuân Diệu), cái thời mà thơ ca của họ làm xao động hàng triệu trái tim
bạn đọc để hòa vào dòng chảy của cách mạng. Họ ý thức được rằng, cái tôi
thuần túy mong manh đơn lẻ sẽ không còn thực sự trọn vẹn quý giá khi Tổ
quốc bị xâm lăng… Vì lẽ đó cái tôi ấy bật khởi, tự giác hòa vào cái chung,
13
sống giữa cái chung, tạo ra sức mạnh mới cùng cuộn chảy trong lòng dân
tộc…
Tuy có những mặt tích cực nhưng không thể không nói đến những hạn
chế của nền thơ ca thời kì này. Hoàn cảnh lịch sử xã hội gắn liền với cuộc

chiến tranh vệ quốc đã dẫn đến việc đề cao quá mức thuộc tính phản ánh hiện
thực. Vấn đề hình thức nghệ thuật bị hiểu một cách phiến diện hẹp hòi cũng
như sự tìm tòi sáng tạo của cá nhân bị coi nhẹ. Bản chất hiện thực chưa được
khai thác và thể hiện một cách sâu sắc và phong phú như vốn có một phần
cũng vì quan niệm phản ánh ấu trĩ và thô sơ này. Đời sống nội tâm, tinh thần
của con người cá nhân không được chú ý đúng mức thậm chí những biểu hiện
của tình cảm riêng tư có khi còn bị đồng nhất với chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
Văn học nghệ thuật nói chung, thơ nói riêng đã không phản ánh được một
cách toàn vẹn và khách quan hiện thực tâm hồn con người. Bên cạnh đó,
những ngang trái, bất công trong xã hội, những bi kịch mất mát đau thương,
những tình cảm riêng tư, khao khát bản năng trong đời sống cá nhân… trong
giai đoạn này cũng bị coi như là điều “húy kị” cần phải né tránh. Các văn
nghệ sĩ bị vướng bận với những kiểu hiện thực chủ yếu và hiện thực thứ yếu,
bị bó buộc trong những khung tư tưởng định sẵn của hoàn cảnh lịch sử lúc
bấy giờ. Nói một cách khác: “cả lối tư duy, cả vật liệu tư duy và kết quả là cả
sản phẩm của nó đều mang dấu ấn của hiện thực một thời đại nhất định, xác
nhận một tọa độ không - thời gian nhất định, nghĩa là phản ảnh hiện thực
thời đại ấy” [7].
Như một lẽ tất yếu: “khi tiếng nói sử thi lắng xuống, thì tiếng nói thế
sự
vang lên”, sau 1975, tinh thần “phản tỉnh” đã trỗi dậy mạnh mẽ trong thơ ca
Việt Nam nhằm hướng tới một quan niệm đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và đa
chiều hơn về hiện thực đúng như tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã nhận định:
14
“Cuộc sống thời hậu chiến có quá nhiều điểm khác biệt so với cuộc sống thời
chiến tranh. Điều đó đòi hỏi nghệ sĩ phải xác lập vị thế của mình sao cho
thích hợp với hoàn cảnh lịch sử mới. Từ chỗ là những ca sĩ ngợi ca đất nước
và nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, giờ đây các nhà thơ
chuyển từ “bè cao” sang “giọng trầm”. Cái nhìn sử thi đã dần phai nhạt và
thay vào đó là cái nhìn phi sử thi. Đây là yếu tố hết sức quan trọng khiến cho

nghệ thuật giai đoạn này thể hiện tinh thần dân chủ hóa sâu sắc. Cảm hứng
nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã trở thành nền tảng và cảm hứng
chủ đạo của văn học và thơ ca sau 1975” [6]. Điều này thật không phải bàn
cãi, bởi nó gắn với những thay đổi mạnh mẽ của bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.
Hơn nữa đời sống lịch sử, cộng đồng, đời sống cá nhân được đặt ra như một
vấn đề xã hội cần thiết. Giờ đây, nhà thơ nhìn cuộc sống bằng đôi mắt cá
nhân, nói lên tiếng nói cá nhân, không còn tránh né những vần đề mà trước
đây người ta còn ngại đề cập: “Vượt qua mọi sự cấm kỵ văn học sau 1975 nói
thật to cái sai, cái xấu và cả cái ác trong nội bộ chúng ta, giữa chúng ta với
nhau” (Lã Nguyên). Tính chất đa chiều của hiện thực được thể hiện một cách
tối ưu nhất. Hiện thực được phản ánh trong cái nhìn toàn vẹn, phong phú và
phức tạp như chính bản thân đời sống. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả
những điều xảy ra bên ngoài cuộc sống mà còn soi rọi từng góc khuất trong
tâm hồn con người. Như vậy, sự thức tỉnh trở lại của ý thức cá nhân đã mở ra
cho văn học nhiều hướng khám phá mới về cuộc sống. Hàng loạt đề tài mới,
chủ đề mới được khai thác một cách triệt để với quan niệm sáng tác cũng
hoàn toàn đổi mới, đúng như nhận định: “Văn học ngày càng đi tới một quan
niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học là hạt nhân
cơ bản của tư tưởng nhân bản” [9]. Và trách nhiệm của những người cầm bút
là phải nói lên được cái toàn vẹn và sâu sắc đó trong các sáng tác của mình.
15
Một nền thơ nhân đạo, giàu tính nhân văn, mang chất hiện thực, không
né tránh sự thật đã đặt lên vai người nghệ sĩ những trách nhiệm nặng nề. Giờ
đây con người được xem là xuất phát điểm, là đích cuối cùng của văn học,
vừa là điểm quy chiếu, vừa là thước đo của mọi vấn đề trong xã hội đúng với
cái khái niệm “Văn học là nhân học” của Maxim Gorky. Con người trong
văn học hôm nay được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối
quan hệ: con người xã hội, con người với lịch sử, con người của gia đình, gia
tộc, con người với phong tục, với thiên nhiên với những người khác và với
chính mình. Con người cũng được văn học soi chiếu, khám phá nhiều bình

diện. Văn học cảm thông thấu hiểu và nâng đỡ con người nhưng đồng thời
cũng đòi hỏi cao ở con người và luôn chú ý thức tỉnh sự tự ý thức của con
người để hướng tới cái thiện, cái đẹp và sự hoàn thiện nhân cách. Muốn làm
được điều đó đòi hỏi những người nghệ sĩ phải có sự đổi mới mạnh mẽ trong
cách cảm, cách nghĩ, đồng thời “xác lập với nhau cái ý thức về tư thế, tư cách
xã hội của nhà văn là nhà văn hóa của dân tộc. Nhà văn phải nhìn thẳng vào
sự thật, nói và viết sự thật, không chiều theo ai, càng không được tự nuông
chiều mình” [5].
Nói như vậy có nghĩa, thơ ca giờ đây không chỉ là “chữ đẹp”, những
chữ “ngọt ngào” đã được sử dụng “quen tay đến nhẵn mòn sờn rách” mà
phải là “những chữ lấm lem đứng dậy từ đời thực”- (thơ Lưu Quang Vũ). Và
nhiệm vụ cấp bách của nhà văn lúc này là dùng văn chương làm vũ khí sắc
bén đóng góp vào công cuộc làm đẹp, làm giàu cho đất nước. Phát huy cao độ
tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh và lương tri của người cầm bút. Họ “không
được quyền chỉ vỗ tay hoan hô mà còn phải cảnh tỉnh, không có quyền chỉ
chào đón những người anh hùng đang có đầy triển vọng mà còn phải nhìn
thấy trước và báo động về nguy cơ của cái xấu đang về đích trước hay cùng
một lúc với cái đẹp. Đó là nghĩa vụ xã hội độc đáo của văn học” [55] .
16
Do bị chi phối bởi ý thức xã hội mới, ý thức thẩm mĩ mới đầy tinh thần
trách nhiệm mà thơ sau 1975 mang đậm màu sắc duy lí, với cảm hứng nhân
văn sâu sắc. Nói cách khác, nét nổi bật của thơ trong giai đoạn này là sự
khẳng định con người cá tính, trong đó con người không tự thoả mãn, tự bằng
lòng mà luôn trên hành trình tìm kiếm các giá trị tinh thần.
Trước 1975, cả nền thơ thống nhất trong cái tôi trữ tình chính trị, cái
tôi công dân, cái tôi nhân danh cộng đồng dân tộc, ý thức đại chúng dường
như trùm lấp ý thức cá nhân. Nói như tác giả Lã Nguyên thì đây là thời kì
mà:“Văn học sử thi đặt ra những vấn đề mang tầm vóc lịch sử, liên quan tới
vận mệnh và sự sống còn của cả một dân tộc. …Văn thơ nhìn cuộc sống hiện
tại bằng con mắt của tương lai, con mắt của cháu con, hậu bối” [26]. Trong

con mắt của tương lai, hiện tại không còn là hiện tại như vốn dĩ, mà đã hoá
thành một quá khứ tuyệt đối, quá khứ lí tưởng:
Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng
Trông lại ngàn xưa, trông tới mai sau
Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu
(Bài ca xuân 61- Tố Hữu)
Và dù muốn hay không, tác phẩm của nhà thơ cũng đã đại diện cho
quan điểm thẩm mĩ của một thời kì lịch sử nhất định, một bộ phận xã hội nhất
định xuất phát từ ý thức chính trị nhất định.
Khác với những con người “sử thi lớn lao” quên mình vì tập thể, vì
cộng đồng trong thơ ca giai đoạn trước 1975, con người trong thơ ca thời đổi
mới trở về với đời thường. Ý thức về cái tôi đã có sự thay đổi, điều chỉnh và
bổ sung tích cực. Con người tự ý thức, tự nhận thức về thế giới chủ quan của
mình với một cái nhìn mới mẻ đa chiều và đa diện trước hiện thực đời sống.
Điều này hầu như vắng mặt, hầu như không thấy trong văn học giai đoạn
17
trước 1975. Những công việc tưởng chừng như nhỏ bé, bình thường nhất cũng
được người nghệ sĩ khai thác triệt để trong các sáng tác của mình. Ngay cả
những nhược điểm, những hạn chế của con người đều không xa lạ trong các
trang viết… Văn học đi sâu vào cuộc đời riêng tư thầm kín, với những uẩn
khúc éo le, những bi kịch nội tâm giằng xé,… nhìn nhận sự việc trong nhiều
mối quan hệ đa dạng. Mọi vấn đề của từng cá nhân, từng cá thể đang được
thức tỉnh và tôn trọng. Với những tiền đề lịch sử xã hội mới, thơ Việt nam sau
1975 “cái tôi đã trở lại với đúng nghĩa của nó, thường nhật và giản dị, của
chính mình, do mình chịu trách nhiệm, không vay mượn, không che đậy, dám
công khai thừa nhận cả những mặt tối, mặt che khuất, mặt chưa hoàn thiện
của mình bên cạnh những phẩm chất khác” [25] - một cái tôi nhân văn thẩm
mĩ mới với chiều sâu của nội cảm và giàu chất duy lí.
Chính sự muôn màu muôn vẻ của thế giới nội tâm đã tạo nên tính đa

dạng, phong phú, sinh động trong quan niệm và thị hiếu thẩm mĩ của mỗi nhà
thơ. Họ điều chỉnh thái độ thẩm mĩ của mình và chủ trương lí giải cuộc sống
bằng lăng kính chủ quan, lăng kính cá nhân thông qua những trải nghiệm và
nhận thức riêng, trên cơ sở đó mà phân tích, cắt nghĩa về cuộc đời:
Ký hiệu đời tôi là một chấm xanh xanh ngắt
Ký hiệu thơ tôi là sự minh bạch trong rắc rối đến không cùng.
Thế mới là tôi
Thế mới là đời
Thế mới là thơ
Tất cả hoà nhập như ánh sáng trộn cùng bụi.
(Phùng Khắc Bắc)
Có thể khẳng định, nhu cầu xã hội và cá nhân làm thức tỉnh cái tôi trữ
tình của người làm thơ. Những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật đã đem
lại những sản phẩm nghệ thuật mang tinh thần đổi mới. Đó là những sáng tạo
18
mang đậm màu sắc của chủ thể, là những sản phẩm rất riêng tư, rất độc đáo
không lặp lại, chỉ là đơn nhất. Trong thơ của chúng ta hôm nay trỗi dậy không
chỉ những mô tip, chủ đề vĩnh cửu như: tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình,
tình yêu thiên nhiên… mà còn làm thức tỉnh những suy ngẫm về hạnh phúc và
bất hạnh, đau khổ, về thời cuộc, được thua, thành bại, mất còn, sự hữu hạn
của con người và sự vô hạn của thời gian Hãy lắng nghe họ tâm sự: “Em
muốn giang tay giữa trời mà hét/ Yêu anh… đại lộ hay khúc quanh/ Nào có
nghĩa gì” (Phạm Thị Ngọc Liên), hay “Tôi nhìn trong khoảng mông lung ấy/
Chỉ có tôi ngồi với bóng tôi” (Hoàng Phủ Ngọc Tường)…
Đây cũng là giai đoạn mà hoạt động sáng tác của nữ giới khởi sắc. Họ
nhanh chóng hòa nhịp vào sự đổi thay của đất nước, của xã hội, tích cực
tham gia vào tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc. Nhiều gương mặt thơ nữ
với những cá tính sáng tạo mới mẻ, mạnh mẽ và độc đáo đã trỗi dậy. Có thể
kể ra đây một số những nhà thơ nữ tiêu biểu như: Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phạm
Thị Ngọc Liên, Vi Thùy Linh, Đoàn Thị Lam Luyến… Và thơ nữ quyền trở

thành một bộ phận riêng của nền văn thơ nước nhà. Nó tuyệt đối không im
ắng, vắng bóng và hiện diện đơn lẻ nữa. Với mỗi nhà thơ lại có một phong
cách sáng tác riêng, một bản sắc riêng không hề nhầm lẫn. Tuy nhiên, người
đọc có thể nhận thấy ý thức phản kháng, khát khao tự khẳng định mình, khát
khao được sống, được yêu… bùng nổ mạnh mẽ trong các sáng tác của họ. Từ
Người đàn bà ngồi đan - Ý Nhi, Tự hát - Xuân Quỳnh, Đào thoát - Phương
Lan, Em muốn giang tay giữa trời mà hét - Phạm Thị Ngọc Liên đến Rừng
Yêu – Vi Thùy Linh … Tất cả đều mạnh mẽ khẳng định bản sắc cái tôi và
niềm tin cá nhân: “Họ ý thức sâu thẳm và mãnh liệt rằng mình là một nửa
nhân loại. Chính họ đã và đang góp phần tạo nên lịch sử thế giới. Chứ không
bị đẩy ra bên mép rìa xã hội hay đứng ngoài lề văn học như đã từng nữa.”
(Inrasara). Không thể phủ nhận, những đóng góp của một số nhà thơ nữ trong
giai đoạn này đã góp phần tạo ra những điểm mới của tư duy nghệ thuật thơ
19
Việt Nam, tạo nên những giá trị thẩm mĩ mới. Chưa bao giờ khát vọng tìm
diện mạo riêng, giọng điệu lại tha thiết như hiện nay. Những nhà thơ nữ hôm
nay đang vượt thoát khỏi mặc cảm thân phận, vượt thoát khỏi trở lực nếp nhà
đầy quy ước gò bó của ngôn ngữ Việt, sẵn sàng vươn tới nơi chốn sự vô ngại
trong cõi sáng tạo. Những đổi mới trong quan niệm về vai trò của chủ thể
sáng tạo trên đã đem lại những thay đổi tích cực trong cách nhìn nhận về đời
sống nghệ thuật diễn tả trong thơ Việt Nam sau 1975.
Vừa tiếp nối thơ truyền thống, đồng thời bằng vốn sống và nhận thức
thẩm mĩ phong phú tích lũy trong quá trình sáng tạo cá nhân, các nhà thơ
không ngừng tìm tòi và nỗ lực cách tân thi pháp thơ. Nếu trước năm 1975, thơ
chủ yếu sử dụng thi pháp truyền thống với những quy phạm nghệ thuật,
những nguyên tắc thẩm mĩ đã được hình thành từ trước và trở nên bền vững
qua nhiều thời kì văn học, thì nay thơ không tuân thủ cấu trúc cú pháp thông
thường. Nó là cách viết “đập vụn mình ra mà ghép lại”, “xé toang mình ra
mà kết cấu” (Nguyễn Lương Ngọc). Nhu cầu tìm một lối viết mới tương ứng
với những thay đổi trong nhận thức quan niệm về thơ trở nên cấp thiết. Những

câu thơ êm ái, du dương, mượt mà trước đây nhường chỗ cho những câu thơ
tự do, không vần, lắm lúc theo lối vắt dòng tự nhiên kêu gọi sự tiết chế gia
tăng chất trí tuệ, tưởng tượng:
xuân hạ thu đông
đi jiữa mùa em jó lộng
thu cùng
đi jiữa mùa xuân
jó lạnh xuân mùa
thay áo
mùa sương em
sương ngượng
ngỡ ngàng
20
ngấp nghé
(Đặng Đình Hưng)
Sự sáng tạo mang đến một luồng không khí mới mẻ cho thơ. Muốn làm
được điều này đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự cách tân. Tuy nhiên cách tân
không có nghĩa là chối bỏ tuyệt đối những kinh nghiệm vốn có trong thơ
truyền thống. Nhiệm vụ của họ là vừa sáng tạo làm mới cho thơ đồng thời
phải biết phá vỡ những quy phạm truyền thống.
Vừa tiếp nối nền thơ ca truyền thống vốn có, vừa không ngừng tìm tòi
và nỗ lực cách tân thi pháp thơ mới, trên thực tế có không ít những nhà thơ đã
khẳng định được tên tuổi của mình. Những nhà thơ đầu tiên đặt nền móng cho
“ngôi nhà cách tân thơ” không thể không kể đến: Trần Dần, Lê Đạt, Đặng
Đình Hưng, Hoàng Cầm, Dương Tường. Sau này có thêm Vi Thùy Linh,
Inrasara, Phan Huyền Thư, Nguyễn Bình Phương… “Trong “ngôi nhà chung”
đó, mỗi người nghệ sĩ đều có những chân dung thơ ca riêng phản ánh phong
cách sáng tác của mình” (Nguyễn Việt Chiến). Tuy chưa tạo được những
đỉnh cao nghệ thuật như ta vẫn trông đợi, song với sự thay đổi về tư duy nghệ
thuật, sự nhận thức toàn diện hơn về bản chất thơ ca và cấu trúc thể loại, mỗi

người nghệ sĩ đều đang cố gắng tìm tòi cho mình một lối đi riêng, tạo đà
mạnh mẽ cho sự phát triển của thơ ca dân tộc trong chặng đường sắp tới.
1.2. Hành trình thơ Ý Nhi – hành trình truy vấn tâm hồn
Hành trình thơ thường bắt đầu từ chiều sâu thẳm thế giới bản ngã của
nhà thơ hướng về thế giới sự sống của con người. Hành trình của nhà thơ
chính là sự vượt thoát chuẩn mực ngôn ngữ xã hội nhằm tạo dựng thế giới
ngôn từ và hình tượng thi ca mang phong cách riêng mình. Đấy là một hành
trình vắt kiệt mình để sáng tạo, không dễ dàng và luôn phải tiếp tục, bởi nó
cũng là hành trình truy tìm ý nghĩa của cuộc sống, của khát vọng và lí tưởng.
Và một khi thế giới nội tâm sâu thẳm của người nghệ sĩ được thể hiện bằng
21
chất liệu ngôn từ không thiếu cả tính nhạc và tính họa của thi ca, khi những
cảm xúc, tư tưởng được thăng hoa qua ngôn từ, vần điệu, có thể nói, đó cũng
lúc con người đã tìm được sự “cân bằng” nội tại, tìm thấy tiếng nói trác tuyệt
ngân vang lên từ trong lòng, từ trong tâm thức của mỗi cá nhân.
Hành trình thơ Ý Nhi chính là hành trình khám phá thế giới bên ngoài
và khám phá bản ngã của chính mình. Trong cuộc sống hiện đại căng thẳng
ngày hôm nay, con người “cần đến thơ như một sự nương tựa tinh thần”
[47]. Vì vậy đọc thơ chị, ta không chỉ cảm nhận được cái tôi phong phú của
người nghệ sĩ: vừa yếu đuối, bơ vơ, buồn rầu, vừa mạnh mẽ, kiêu hãnh, phức
tạp … mà còn có thể cùng tác giả tự trải nghiệm việc đi tìm cái tôi “mong
manh” của mỗi cá nhân đang lẩn khuất đâu đó trong tâm hồn.
1.2.1. Một tâm hồn mạnh mẽ quyết liệt, nhưng cũng đầy nữ tính
Ý Nhi được xem là người có đời sống nội tâm sâu sắc, phong phú.
Chị vốn là người ưa quan sát và chiêm nghiệm cuộc sống. Chính những dòng
thơ dung dị nhưng chở nặng những suy tư về cuộc sống và con người đã tạo
nên dấu ấn riêng của thơ chị. Đây là một giọng thơ có cá tính riêng và độc
đáo. Nếu trong những tập thơ đầu tay, Ý Nhi thường thể hiện cảm xúc một
cách hồn nhiên, cảm tính thì càng về sau thơ chị càng nghiêng về tính triết
luận, suy tư đậm nét của một tâm hồn mạnh mẽ quyết liệt nhưng cũng đầy nữ

tính. Nó xuất phát từ một trái tim nồng ấm, luôn khao khát thấu hiểu, để đồng
cảm và chia sẻ hơn với con người và với cuộc đời. Nói như tác giả Lê Thị Hồ
Quang: “trong thơ Ý Nhi một niềm tin và sức mạnh nội tại mãnh liệt. Cho nên
nhà thơ không ngần ngại khi tự trình bày trước độc giả bằng những đường
nét thẳng thừng, gai góc, không tô vẽ và có thể làm giật mình ai đó bởi tính
chất “đối mặt” quyết liệt và không khoan nhượng của nó” [40].
Thông thường, trong cuộc sống, người phụ nữ hay được miêu tả yếu
22
đuối, dịu dàng… Nhưng trong một số sáng tác của Ý Nhi, chúng ta đã thấy rõ,
tính quyết liệt không khoan nhượng của chị đã được đẩy lên đến độ cao tuyệt
đối:
Tôi là đứa trẻ muốn kêu to lên để nghe thấy đời mình
trong biển
là người đàn bà tìm về kết cục
tôi đang tìm về kết cục
tôi đang đứng kề bên cái vạch nhỏ xíu
của thủy chung và phản trắc, của tan vỡ và hi vọng
của hằn thù và tha thứ.
( Biển chiều)
Ngôn ngữ thơ không cầu kỳ, hoa mỹ mà rất giản dị, chân thành như
chính nỗi lòng của Ý Nhi. Tịếng thơ chính là tiếng lòng của chị, tiếng thổn
thức của tâm tư trước những phức tạp của hiện thực. Những va đập, những
mất mát những khó khăn mà chị trải qua, chứng kiến trong cuộc sống đã làm
cho chị có một cái nhìn gai góc, quyết liệt trước cuộc đời:
Lòng đố kị được dấu kín dưới những từ ngữ đẹp đẽ
sự phản trắc được giải thích bằng những lí lẽ sắc sảo
ham muốn bình thường được che đậy bằng những câu chuyện
bông đùa
và nỗi sợ hãi
hầu như vô nguyên cớ

( Nhà thơ và cái hồ nhỏ)
Những cảm giác và tiếp nhận cụ thể trong tình yêu, cũng không kém
phần mãnh liệt, đã được tác giả bộc lộ trong khá nhiều bài thơ mà trong đó có
những câu gay gắt, đối chọi của một tâm trạng nữ nhi muốn thể hiện mình
mạnh mẽ và đầy cá tính:
23
Tôi đã qua bao nhiêu rào chắn
để đến được cùng anh
để được áp khuôn mặt mình nơi bờ vai thân thuộc
Cùng anh
tôi có thể đối chọi
có thể hòa nhập
với cả thế gian này
( Không đề)
Tuy nhiên, dù có mải mê bung phá và say sưa với cuộc đời đến đâu, sẽ
có lúc, người phụ nữ lại sẽ tự lắng lại, tự nghe mình, tự đánh giá lại những gì
được mất trong đời, sau bao nghiệt ngã của số phận và sau bao bùng nổ khát
vọng. Chúng ta hãy cùng bình tĩnh lắng nghe những lời bộc bạch, những điều
thổ lộ đầy vun vén, đầy chua xót của một người đã trải qua tất cả, đã đi hầu
như khắp đất nước, để rồi khi trở về, đợi chờ sự tha thứ, đợi chờ lời an ủi,
niềm vui và nồng nhiệt tưởng chừng hết sức bình dị:
Tôi cách xa nơi này hai mươi năm
thiếu nữ đã là người đàn bà ở tuổi bốn mươi
cam chịu và cuồng nộ, mong mỏi và buồn nản
đem cho và nhận về, kiếm tìm và đánh mất
đơn giản và rối ren, lớn lao và cạn hẹp
( Về Thái Nguyên)
Từ thực tại, Ý Nhi luôn nhìn nhận quá khứ bằng bút pháp hồi tưởng,
đối sánh với thực tại để tìm ra mạch nối quá khứ - hiện tại trong sự đa chiều
của cuộc sống. Với giọng triết luận tâm tình trực diện, Ý Nhi đã chạm khắc

chân dung của một người phụ nữ “đời thường”: “loay hoay trang sách cũ…/
quần của con cần xuống gấu/ gạo hết, lo xếp hàng… đấu tranh cho sự cân
24
bằng của giá cả”. Trước cuộc đời, người đàn bà phải đối diện với biết bao lo
toan vất vả. Họ phải vượt lên mọi thử thách, mọi cám dỗ của đời thường để
luôn giữ những giá trị tinh thần tốt đẹp. Đó cũng chính là người phụ nữ với
bản tính chân thật, bản lĩnh không hề tô vẽ mà chị đã xây dựng nên trong
những trang thơ của mình. Với một tính cách mạnh mẽ và dám sống hết mình
đã thể hiện ngay từ chủ kiến dứt khoát trên của tác giả, thơ chính là người,
đúng là như vậy!
1.2.2. Một tâm hồn giàu trí tuệ và triết lí độc đáo.
Có một nhà phê bình đã từng viết: “một tác phẩm thơ cũng trở thành
trác tuyệt. Vậy cái gì đã làm nên giá trị và sức sống của một thi phẩm? Đó
chính là sự hài hoà thẩm mỹ giữa trí tuệ và cảm xúc; giữa cái ảo và cái chân;
giữa hình thức và nội dung. Trong đó, tính triết lý là một phương diện cần có
để làm giàu nhận thức, liên tưởng và suy tưởng của con người”. Thật vậy,
triết lí là sự ý thức về đời sống trên những phương diện mang tính khái quát,
phổ quát. Nếu như chất trí tuệ khiến nhà thơ có xu hướng nhìn nhận hiện thực
trong sự phân chia, tách bạch khá rạch ròi thì tính triết lí lại đưa đến cho
người nghệ sĩ cách nhìn nhận về cuộc đời trong sự tổng hợp, khái quát, nhằm
tìm ra quy luật có tính phổ biến của nó. Thực ra giữa trí tuệ và triết lí không
tồn tại tách rời, ngược lại, chúng kết hợp chặt chẽ trong nhau, bổ sung cho
nhau, đem lại một nhãn quan nhận thức mang đậm tính duy lí tỉnh táo. Với
một hồn thơ ưa ngẫm nghĩ như Ý Nhi, thì chất chất trí tuệ và triết lí dường
như là một cảm hứng sáng tạo có tính phổ quát, chi phối hầu hết các sáng tác
của chị.
Trên bước đường khát khao sáng tạo của mình, có những lúc Ý Nhi
thường ưu tư và hoài nghi về sự hiện hữu của mọi thứ trong cuộc sống. Chị
đã bất lực nhìn lại gương mặt sầu muộn của mình và không khỏi nghi vấn về
những kinh nghiệm sống. Và khi đó, nhu cầu được “nghĩ” và được “hiểu” về

25

×