Tải bản đầy đủ (.pptx) (50 trang)

Cái tôi trong thơ nguyễn bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 50 trang )

CÁI TÔI TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH
Nhóm 3


Bố cục
1. Giới thiệu về Nguyễn Bính
2. Khái quát một số tác phẩm nổi tiếng
3. Vị trí thơ Nguyễn Bính trong phong trào Thơ Mới
4. Phân tích cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
4.1. Hoàn cảnh lịch sử thời đại ảnh hưởng đến
thơ Nguyễn Bính
4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ
Nguyễn Bính
4.3. Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
5. Kết luận
6. Tài liệu tham khảo.


I. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN BÍNH

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính.
Ông sinh vào cuối xuân đầu hạ năm 1918 tại xóm Trạm,
thôn Thiện Vịnh, Xã Đồng Đội ( nay là xã Cộng Hòa )
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình nhà nho
nghèo.


I. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN BÍNH





Nguyễn Bính bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi.



Năm 1943, Nguyễn Bính vào Nam Bộ, đến năm 1944 được giải nhất văn học Nam
Xuyên ở Sài Gòn với truyện thơ “Cây đàn tì bà”.

Năm 1932, Nguyễn Bính rời quê ra Hà Nội và bắt đầu nổi tiếng với bài thơ “Cô gái
hái mơ”(1937), được giải khuyến khích của hội Tự Lực văn đoàn với tập thơ “Tâm
hồn tôi” (1940).


I. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN BÍNH



Trong cách mạng tháng Tám và suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nguyễn
Bính hoạt động ở Nam Bộ.



Nhà thơ tham gia giữ những trách nhiệm trọng yếu như: Phụ trách Hội Văn nghệ cứu quốc
tỉnh Rạch Gía, phó chủ nhiệm Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Rạch Gía, sau làm ở ban Văn nghệ
Phòng Tuyên huấn Quân Khu Tám.



Tháng 11 năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, năm
1956 làm chủ bút tuần báo Trăm hoa.



I. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN BÍNH




Đầu năm 1964, Nguyễn Bính về công tác ở Ty văn hóa Nam Hà (cũ).



Năm 2000, Nguyễn Bính được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học
– Nghệ thuật đợt II.

Nguyễn Bính đột ngột mất vào sáng 30 tết năm Ất Tỵ ( tức ngày 20-1-1966)
khi đến thăm một người bạn tại xã Hòa Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Định.


2. KHÁI QUÁT MỘT SỐ
TÁC PHẨM NỔI TIẾNG

Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình Nguyễn Bính đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ.
Độc giả biết đến thơ Nguyễn Bính với những tác phẩm tiêu biểu như:
Lỡ bước sang ngang ( thơ)
Tâm hồn tôi ( thơ)
Hương cố nhân ( thơ )
Mười hai bến nước ( thơ)
Người con gái ở lầu hóa ( thơ)



2. KHÁI QUÁT MỘT SỐ
TÁC PHẨM NỔI TIẾNG
Các tập thơ:
Một nghìn cửa sổ ( 1941), Mây Tần ( 1942),
Tập Thơ yêu nước, Sóng biển cỏ, Ông lão mài
gươm (1947), Trăng kia đã đứng ngang đầu,
Những dòng tâm huyết, Mừng Đảng ra đời
( 1953), Nước giếng thơi ( 1957), Tình nghĩa
đôi ta ( 1960).


2. KHÁI QUÁT MỘT SỐ
TÁC PHẨM NỔI TIẾNG



Truyện Thơ: Cô gái Ba Tư (1943), Cây đàn Tỳ Bà (1944), Trông bóng cờ bay (1957), Tiếng
trống đêm xuân ( 1958).



Truyện: Ngậm miệng ( 1940), Thạch xương bồ, Không đất cắm dùi (1944), Sang máu
(1947).




Kịch bản chèo: Cô Son (1961), Người lái đò sông Vị (1964).
Lý luận sáng tác: Cách làm thơ lục bát (1955).



3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

Trong phong trào thơ mới giai đoạn (1930
-1945) khi nhiều nhà thơ có ý " hiện đại hóa"
thơ mình về mọi mặt thì có một nhà thơ lặng
lẽ, âm thầm sáng tác và đi theo một con
đường riêng. Ðó là Nguyễn Bính.


3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI



Ðương thời, đánh giá về thơ Nguyễn Bính có nhiều ý kiến rất khác nhau. Thậm chí có người
còn cho rằng, thơ Nguyễn Bính chỉ để những người mộc mạc "chân quê" đọc và thưởng thức
mà thôi.



Nhưng thật kỳ lạ càng trải qua thời gian hơi thơ mộc mạc, quê mùa, hương đồng gió nội ấy
càng ăn sâu, bám rễ trong lòng người đọc.



Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đọc, đã thuộc và say mê thơ Nguyễn Bính. Chính hơi thở quê
mùa, dung dị ấy là yếu tố khẳng định vị trí Nguyễn Bính trong nền văn học Việt Nam.


3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

Thế Lữ đã điểm thơ Nguyễn Bính:
“Thơ xuân của ông Nguyễn Bính là những bức tranh nhỏ nhắn vẽ những nét hoạt bát vui vẻ không có chút gì
gọi là kỳ khu. Bốn câu đầu trong bài Xuân về của ông:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm,
Liếc mắt nhìn trời, đôi mắt trong.
Vẻ đùa cợt thực là tài tình ở những tiếng nhắc lại ỡm ờ nhưng không ngang chướng.
Ông Bính có một giọng thơ bao lơn rất dung dị và rất đáng yêu”...


3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI



Thi sĩ Nguyễn Bính cũng có tâm hồn thi sĩ, biết cảm những cái nên thơ, biết du dương
lòng mình trong những phút đau thương bằng những vần điệu êm đềm nhè nhẹ.



Ông đã tỏ ra rằng ở chiếc đàn lòng của ông, cái dây thương nhớ là cái dây rung động hơn
hết.



Đọc toàn tập, ta thấy thi sĩ Nguyễn Bính có một tâm hồn rất ủy mị. Thi sĩ đã thất vọng vì tình.
Thi sĩ làm thơ khêu gợi những kỷ niệm xa xăm của những ngày ân ái cũ, cái đó không đáng
trách.



3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI



Nhưng điều đáng công kích hơn hết là vì tình duyên lỗi hẹn mà thi sĩ khóc rền rĩ ngày
đêm như một đứa trẻ lên ba nổi cơn sài!
Thường thì em khóc về đêm,
Bảo rằng đừng nữa khốn quen nết rồi.
Nín làm sao được, chị ơi!



Tính ra mười mấy tháng giời em xa.
Không phải thi sĩ đã khóc một, hay vài buổi, nhưng đã khóc hàng tháng như lời thú tội
của thi sĩ:
Khi nào chị có qua thăm,
Cho em lần nữa chiếc khăn lụa hồng.
Cầm cho hai tháng là cùng,
Khóc như em, mấy khăn hồng chả phai.
(Thư cho chị)


3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI



Trông thấy một người đàn bà hay một con trẻ khóc, chúng ta có khi còn động lòng trắc ẩn
mà lựa lời thăm hỏi. Nhưng thấy một người đàn ông ngồi khóc chúng ta không những
không thèm hỏi, mà lại khinh là đằng khác; vì đã nên trang niên thiếu thì rên rỉ là hèn nhát,
khóc than là yếu ớt, là ủy mị và van lơn cầu khẩn là ti tiện, đê hèn.



3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI
Từ đấy buồng tôi không có hoa,
Khóc lên nhật ký, khóc cho nhòa.
Giời còn bắt sống còn mang hận,
Chả chết cho thành một đám ma.



(Những trang nhật ký)
Thi sĩ còn thèm khóc nữa và đã chán nản cuộc đời vì... trời ơi, “cao thượng”
thay, chỉ vì không lấy được người yêu:
Cho tôi được khóc vì tôi thấy,
Tôi đã tan hoang cả kiếp người.



(Cho tôi được khóc)
Và thi sĩ đã chán nản một cách dại dột:
Tóc tôi để bạc cho già,
Đời tôi để rụng cho là đời tôi!
(Tôi còn nhớ lắm)”…


3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI



Nhà phê bình Lương Đức Thiệp trong công trình khảo sát

chuyên sâu Việt Nam thi ca luận (Khuê Văn xuất bản cục,
Hà Nội, 1942) đã xác định tính hai mặt đỏng đảnh của thể
thơ lục bát và so sánh, nhấn mạnh bước tiến từ Thế Lữ,
Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương đến Nguyễn Bính:

“Thể lục bát phát sinh do cái tính cách đặc biệt về âm hưởng trong
Việt ngữ. Hình thức này do quảng đại dân chúng tạo thành nên rất
phổ thông. Nó phổ thông nhưng lại khó đạt tới được nghệ thuật
cho những người chưa thấu lĩnh được hết cái tinh vi của Việt ngữ.
Dùng thể này, một thi sĩ có thể dễ trở thành người làm vè. Chỉ một
hay hai chữ dùng không đắc vị cũng đủ làm cho cả câu đáng nhẽ
hay thành ra rất dở được”.


3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI
Sau nhiều trang phân tích, Lương Đức Thiệp tiếp tục chỉ ra các dòng
mạch thi ca, trong đó có cả phái Tự nhiên - Hồn nhiên chiếm số đông
mà đại diện lại chính là Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Bính:
“Một phái nữa lấy “tự nhiên” làm cốt cách cho thi ca. Theo chủ
trương này, thơ phải hồn nhiên. Gột rửa câu văn, cân nhắc vần điệu
làm mất cả đà tự nhiên của dòng thi cảm.
Hứng đến, thi sĩ chỉ cần bắt ngay lấy rồi dùng thanh âm thích ứng mà
gọi nó lên. Thế là thơ rồi!... Cho nên thơ phải “nhất khí”, cho nên
giọng thơ phải hồn nhiên”

Nguyễn Bính – nhà thơ đa tình


4. PHÂN TÍCH CÁI TÔI TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH


4.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội.
Xét về hoàn cảnh lịch sử, từ giữa thế kỷ XIX, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam
đều là các nước tiền công nghiệp trước khi tiếp xúc với phương Tây công nghiệp hiện đại.


4.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội.

Việc chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào Việt Nam và sau Thế chiến thứ nhất, cùng với
việc người Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình đẩy nhanh làn
gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam.


4.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội.



Giới trí thức trẻ nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp và nhận
ra vần luật, niệm luật của Nho gia đã quá gò bó trong việc thể
hiện tiếng thơ của con người. Năm 1917 trên báo Nam
Phong (số 5), Phạm Quỳnh nổi tiếng là người bảo thủ, cũng
phải thú nhận sự gò bó của các luật thơ cũ:



"Người ta nói tiếng thơ là tiếng kêu của con tim. Người Tàu
định luật nghiêm cho người làm thơ thực là muốn chữa lại,
sửa lại tiếng kêu ấy cho nó hay hơn nhưng cũng nhân đó mà
làm mất đi cái giọng tự nhiên vậy."



4.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội.



Một trào lưu văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi
hỏi nhất định của lịch sử xã hội. Bởi nó là tiếng nói, là nhu
cầu thẩm mỹ của một giai cấp, tầng lớp người trong xã hội.



Thơ mới là tiếng nói của tiểu tư sản. Sự xuất hiện của hai
giai cấp tư sản và tiểu tư sản này đối với những tư tưởng tình
cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng với sự giao lưu
văn học Đông Tây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời
của Phong trào thơ mới 1932-1945.

Tản Đà – người đặt nền móng cho Thơ Mới


4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa
trong thơ Nguyễn Bính
Xác định tính dân chủ và tinh thần tiếp xúc đồng đại với
đời sống nghệ thuật phương Tây đã tiếp thêm sinh lực
cho phong trào Thơ mới và định hình một hệ hình diễn
ngôn kiểu mới, một hệ thống tư tưởng nghệ thuật và
hình thức câu thơ kiểu mới.


4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa
trong thơ Nguyễn Bính






Sự phát triển và tiến hóa của Thơ mới Việt
Nam gắn bó chặt chẽ với cội nguồn trào lưu
nhân văn thế kỷ XVIII-XIX và xu thế hội
nhập, tiếp nhận ảnh hưởng thơ ca Pháp và
phương Tây.
Bản thân các nhà Thơ mới cũng như các
nhà phê bình đương thời đều ý thức rõ điều
này...


4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa
trong thơ Nguyễn Bính



Qua thời gian, Thơ mới ngày càng phát
triển, đạt nhiều thành tựu và làm nên “một
thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh)…



Trong bước đi ban đầu, nhiều nhà Thơ mới
được tiếp xúc với văn hóa Pháp và phương
Tây đã đủ khả năng viết nên một lối thơ
mới mẻ bằng tiếng Việt và cả bằng tiếng

Pháp.


×