Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài tập môn học đầu tư quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.49 KB, 17 trang )

Họ tên : Trần Trường Thành
Mã SV: CQ512723
Lớp Tài chính quốc tế B

Câu hỏi 1: Đầu tư quốc tế gián tiếp vừa có lợi, vừa bất lợi cho nền kinh tế của nước
tiếp nhận. Liên hệ thực tế của Việt Nam
Câu hỏi 2: Cho biết thông tin về 5 quỹ đầu tư quốc tế trên thị trường chứng khoán
Việt Nam
BÀI LÀM
Câu 1
I.Những khái niệm cơ bản về đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp (Foreign Indirect Investment- FII) là loại hình đầu tư mà người
đầu tư vốn và người sử dụng vốn không phải là một chủ thể. Theo Luật Đầu tư của
VIệt Nam, được Quốc hội thông qua năm 2005 xác định: “ Đầu tư gián tiếp là hình
thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, cacs giấy tờ có giá
khác; thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung
gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.”
Ở đây ranh giới phân định đầu trực tiếp hay gián tiếp phải căn cứ vào tính chất
quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư. Mặc dù đều là tìm kiếm lợi nhuận
nhưng đầu tư quốc tế gián tiếp khác với hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp ở điểm
cơ bản là nhà đầu tư gián tiếp không tham gia vào việc quản lý, vận hành đối tượng
đầu tư hay tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả sản xuất kinh doanh theo kiểu
lời ăn lỗ chịu như nhà đầu tư trực tiếp
Đầu tư quốc tế gián tiếp có những đặc điểm cơ bản sau :
_Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành, quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn.
(Trên thực tế, sự phân biệt không phải lúc nào cũng là rõ ràng. Ví dụ một nhà đầu
tư nắm trong tay ít hơn 30% tỷ lệ cổ phiếu thì là đầu tư gián tiếp nhưng nếu từ 30%


trở lên thì lại trở thành nhà đầu tư trực tiếp do có thể dùng quyền bỏ phiếu của
mình để trực tiếp can thiệp vào thực tế quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp)


_Đầu tư quốc tế gián tiếp là đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường tài chính
quốc tế. Nhà đầu tư thực hiện đầu tư vốn không kèm theo cam kết chuyển giao tài
sản vật chất, công nghệ , đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
II.Ảnh hưởng của đầu tư gián tiếp nước ngoài đến Việt Nam
Thực tế ở Việt Nam, đầu tư quốc tế gián tiếp cũng như mọi loại hình đầu tư khác,
luôn được đánh giá và nhìn nhận trên cả hai khía cạnh là tích cực và tiêu cực.
Ở mặt tích cực:
_FII trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn
đầu tư trực tiếp của xã hội. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào Việt
Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong
nước như một phép cộng đương nhiên vào tổng số dòng vốn này. Hơn nữa, khi vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây
chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư
trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực
bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên.
_FII Góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện
các thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị
trường vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ làm cho thị trường tài chính (đặc biệt là
thị trường chứng khoán) Việt Nam trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn, khắc
phục được sự thiếu hụt, trống vắng và trầm lắng, thậm chí đơn điệu, kém hấp dẫn
kéo dài của thị trường này trong thời gian qua. Hơn nữa, điều kiện và như là kết
quả đi kèm với sự gia tăng dòng vốn này là sự phát triển nở rộ các định chế và dịch
vụ tài chính – chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, công ty tài chính, và
các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp
và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và
thông tin thị trường; Đồng thời còn kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp
dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước hết trên thị trường chứng
khoán…



_FII Tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng
nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. Đông đảo các nhà đầu tư
nước ngoài và cả trong nước, từ người dân, các doanh nhân đến các tổ chức và
pháp nhân đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp sẽ có thêm điều kiện lựa
chọn sử dụng vốn của mình để đầu tư dưới các hình thức trực tiếp tự mình hay
thông qua các định chế tài chính trung gian để mua – bán các cổ phiếu, trái phiếu
và chứng khoán có giá khác của Việt Nam trên thị trường tài chính Việt Nam và
nước ngoài. Thông qua quá trình tham gia đầu tư gián tiếp này, các nhà đầu tư
trong nước và người dân sẽ được dịp “cọ xát”, rèn luyện và bồi dưỡng kiến thức,
kinh nghiệm, kỹ năng, bản lĩnh đầu tư, nâng cao trình độ bản thân nói riêng, chất
lượng nguồn nhân lực nói chung, phù hợp yêu cầu và điều kiện kinh doanh thị
trường, hiện đại.
_FII Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu
cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ
quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường
tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện
toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường
này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. Đồng thời, thông qua tác động
vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hoá các công cụ và thực hiện hiệu
quả việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. Trên cơ sở đó,
năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài
chính nói riêng sẽ được cải thiện hơn.
Ở một khía cạnh khác, FII cũng có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau:
_FII làm tăng mức độ nhạy cảm và khả năng bất ổn về kinh tế liên quan đến các
nhân tố nước ngoài. Khác với FDI, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện
dưới dạng đầu tư tài chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và
mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính, nên các nhà đầu tư gián tiếp
nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút
vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng khác, ở địa

phương khác tuỳ theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình. Đặc trưng nổi
bật đó cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên nguy cơ tạo và khuyếch đại độ
nhạy cảm và chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng vốn này đối với nền kinh tế
của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút vốn đầu tư gián tiếp


nói trên diễn ra theo kiểu “tháo chạy” đồng loạt trên phạm vi rộng và số lượng
lớn… Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc khủng hoảng đầu tư – tài
chính – tiền tệ, lạm phát cao, thậm chí là khủng hoảng kinh tế hết sức tệ hại và bất
khả kháng là hoàn toàn có thể xảy ra đối với nước tiếp nhận đầu tư, nếu không có
và triển khai tốt các phương án phòng ngừa hiệu quả.
_FII khiến gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài
chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán.Sự gia tăng tỷ
lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết
của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào
đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản
xuất – kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành
chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch,
mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp.
Điều đó có nghĩa là, tính chất gián tiếp của vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển hoá
thành tính trực tiếp. Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển hoá thành nhà đầu tư trực tiếp.
Thậm chí, về lô-gích, quá trình “diễn biến hoà bình” này đạt tới quy mô và mức độ
nào đó còn có thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính chất kinh tế ban
đầu của doanh nghiệp và quốc gia.
_Và ngoài ra FII còn làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình
trạng tội phạm kinh tế quốc tế như: Hoạt động lừa đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt
động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố, cùng các loại
tội phạm và các đe doạ an ninh phi truyền thống khác. Sự cộng hưởng của các hoạt
động tội phạm và tác động mặt trái của các dòng vốn kể trên, nhất là khi chúng
diễn ra một cách “có tổ chức” của giới đầu cơ hay lực lượng thù địch chính trị quốc

tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài gây tổn hại tới hoạt động
kinh tế lành mạnh và làm tăng tính dễ tổn thương và có thể gây ra lạm phát cao của
nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay; Thậm chí
trong một số trường hợp, chúng còn làm mất uy tín nhà nước và gây sụp đổ một
nội các chính phủ…
III.Chính sách thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài hợp lý.


Từ năm 2002 đến nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã được cải
thiện đáng kể, số lượng và quy mô hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong 5 năm tới Việt Nam cần 140-150 tỷ USD đầu tư phát triển, trong
đó cần khoảng 30% vốn từ bên ngoài. Vì vậy, nếu vốn đầu tư gián tiếp chỉ ở mức
2-3 tỷ USD như hiện nay thì tác động rất hạn chế đến sự phát triển nền kinh tế.
Việt Nam rất mong muốn và cam kết sẽ có những tác động thúc đẩy sự gia tăng
nguồn vốn này trong thời gian tới.
Bởi vậy, trong thời kinh tế còn thiếu vốn để phát triển như hiện nay, cần phải tính
đến các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thu hút FII và hạn chế các tác
động tiêu cực của dòng vốn này.
Thứ nhất, quan tâm nhiều hơn nữa, đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của
luồng vốn FII đối với các mục tiêu phát triển kinh tế trong chiến lược chung về thu
hút vốn đầu tư nước ngoài và sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam thông
qua thị trường vốn. Đặc biệt, cần có những chính sách mới đặt trọng tâm hướng
đến việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế thông qua các kênh hoạt
động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán trong nước.
Thứ hai, Luật Chứng khoán đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2006 và sẽ có
hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản cụ thể
hướng dẫn thi hành để tạo môi trường thông thoáng và khuôn khổ pháp lý ổn định
cho các hoạt động của thị trường vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tạo điều kiện
thuận lợi cho các kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài tham gia góp phần cho sự phát

triển của các doanh nghiệp Việt Nam, khuyến khích phát triển các công ty quản lý
quỹ.
Thứ ba, coi trọng và chủ động hơn nữa trong việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất
nước và môi trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn
đầu tư nước ngoài với các nước trong khu vực đang ngày càng khốc liệt. Bên cạnh
đó, Nhà nước cần sớm hình thành các khuôn khổ pháp lý để doanh nghiệp Việt
Nam có thể chủ động ra nước ngoài tiếp thị xuất khẩu vốn thông qua các hình thức
niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài.


Thứ tư, tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm soát các dòng
vốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá
và chính sách thu hốt vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan ngân hàng – tài chính – chứng khoán trong việc quản lý các
dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài
chính.
Thứ năm, xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực. Hiện tại,
Hà Nội đã có đề án xây dựng "Trung tâm Tài chính - Ngân hàng Hà Nội" nhằm
mục tiêu đến năm 2010, Hà Nội sẽ có một trung tâm tài chính - ngân hàng thuộc
loại hàng đầu khu vực. Đó sẽ là nơi hội tụ các tổ chức tài chính ngân hàng và phi
ngân hàng lớn, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nhằm phát triển một mạng lưới hạ
tầng tài chính toàn diện, hiện đại trên quy mô lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh
và tầm vóc thị trường tài chính Việt Nam trong phạm vi khu vực và quốc tế; phục
vụ hiệu quả nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ đổi
mới và từng bước hội nhập quốc tế.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Câu2
I. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.
1. Thị trường hình thành.
Năm 1994, Chính phủ đã quyết định thành lập đề án thành lập thị trường chứng
khoán tại Việt Nam, giao nhiều bộ, ngành liên quan tham gia như Bộ Tài chính,

Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Bộ Tư pháp…
Năm 1995, Ủy ban chứng khoán được thành lập.
Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP
về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành,
và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 2 loại cổ phiếu
niêm yết đó là 2 mã cổ phiếu của 2 công ty Công ty cổ phần Cơ điện lanh (REE) và


Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom), và 7 công ty chứng khoán :
Công ty chứng khoán Bảo Việt thuộc Bộ tài chính; Công ty cổ phần chứng khoán
Sài Gòn; Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BSC); Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS); Công ty TNHH Chứng
khoán ACB (ACBS); Công ty CP chứng khoán Đệ Nhất; Công ty Cổ phần Chứng
khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam. Mỗi tuần chỉ có 2 phiên giao dịch.
Vào ngày 8/3/2005 Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã
chính thức chào đời. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao
dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng).
Trên thực tế, ngoài hai TTGDCK trên, có hàng nghìn cổ phiếu của các công
ty được giao dịch trên thị trường phi tập trung (Over The Counter - OTC). Việc tồn
tại thị trường OTC ở Việt Nam là một thực thể khách quan.
Hiện vẫn chưa có những thống kê chính xác về thực trạng tình hình của thị trường
vì ngoài các công ty niêm yết trên các sàn như HOSE, HNX, hay trên thị trường
OTC như UPCOM, thì vẫn còn phần lớn các công ty đại chúng vẫn hiện mua bán
chứng khoán trên thị trường chợ đen. Theo thống kê không chính thức thì
tính đến 5/2009 thì có khoảng 4000 công ty cổ phần đại chúng và con số đó
ngày càng tăng lên, tính tới thời điểm hiện tại đầu 2011 thì có khoảng 677
công ty niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX, trong đó có 384 ở sàn Hà Nội,

293 mã ở sàn HOSE, và có 1743 công ty có giao dịch trên thị trường OTC,và còn
phần lớn các công ty cổ phần đại chúng khác vẫn giao dịch không có sự kiểm soát
trên thị trường chợ đen. Mọi doanh nghiệp là công ty cổ phần đại chúng
thì đều có quyền tham gia trên thị trường OTC khi không đủ điểu kiện niêm yêt,
đây chính là nguồn cung lớn của thị trường OTC hay nói khác là thị trường
OTC có một tiềm năng lớn nếu biết khai thác. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn
có sự đánh đồng giữa thị trường OTC và thị trường chợ đen vì các công
ty cổ phần đại chúng chưa đăng ký ở Ủy Ban Chứng Khoán còn rất nhiều
vì ngại công bố thông tin minh bạch, nên không thể quản lý được. Thị
trường OTC Việt Nam đang tồn tại là một thực thể khách quan, nhưng thị
trường này hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ, rởi rạc chưa thực sự được tổ chứcvà
quản lý chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường.


2. Thành phần tham gia.
- Tổ chức phát hành chứng khoán:
+Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành trái phiếu chính phủ
và trái phiếu địa phương.
+Công ty phát hành trái phiếu và cổ phiếu công ty.
+Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái
phiếu, chứng chỉ thụ hưởng, chứng chỉ quỹ đầu tư... phục vụ cho hoạt động của
họ.
- Nhà đầu tư:
+Nhà đầu tư cá nhân.
+Nhà đầu tư có tổ chức.
(Ở Việt Nam thì nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tới 80% còn ở nước ngoài như Mỹ con số
này chỉ là 20%).
- Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán:
+Công ty chứng khoán.
+Quỹ đầu tư chứng khoán.

+Các trung gian tài chính (là các Ngân hàng thương mại).
- Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán:
+Cơ quan quản lý Nhà nước (ủy ban chứng khoán nhà nước).
+Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội.
+Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
+Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán.
+Các tổ chức kiểm toán.
+Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán (Việt nam chưa có các tổ chức riêng
biệt)
+Các tổ chức tài trợ chứng khoán (Việt nam chưa có các tổ chức riêng biệt).
+Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm (ở Việt nam chưa có. Ở nước ngoài: Standard
& poor; Fitch; Moody’s đánh giá về hệ số tín nhiệm quốc gia)
3. Cấu trúc thị trường.


HNX(HASTC).
Bộ tài chính.

UBCKNN

Luật CK

Sở giao
dịch.

HSX(HOSE).
Upcom.

Cấu trúc thị

trường.
OTC

Internet.
Điện thoại.

Hai sở giao dịch là 2 công ty TNHH thuộc sở hữu của nhà nước. Ủy ban chứng
khoán Nhà nước (UBCKNN) thuộc Bộ Tài chính nên có rất ít quyền hạn. Không
như ở Mỹ, trong đó các sở giao dịch của nó thành lập dưới hình thức là các công ty
cổ phần.
Ngày 24/6/2009 Hệ thống giao dịch Upcom được đưa vào hoạt động trên sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội. Việc thành lập sàn giao dịch Upcom đã làm thu hẹp thị
trường OTC và mở rộng thị trường sàn giao dịch.
Bên cạnh đó Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, BIDV trở thành Ngân
hàng chỉ định thanh toán.
Vào ngày 21/4/2011 vừa qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa đưa ra ba
phương án tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam tại hội thảo về tái cấu trúc
thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Vậy liệu cấu chúc của thị
trường chứng khoán Việt Nam có thay đổi hay không còn tùy thuộc vào quyết định
sắp tới của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

II.Một số quỹ đầu tư nước ngoài có mặt trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Bảng 1: Các quỹ đầu tư nước ngoài chủ yếu ở Việt Nam
Tên quỹ/công ty Năm
Tổng số Lĩnh vực hoạt động
quản lý quỹ
thành lập vốn (triệu



USD)
Vietnam Fund
Vietnam Investment
Fund
Bata Vietnam Fund
Vietnam
Frontier
Fund
Templetion
Vietnam
Opportunities Fund
Vietnam
Lazard
Fund
Vietnam Enterprise
Investment
Fund
(VEIL)

1991
1992

54,3
90,0

Đóng cửa năm 2001
Giảm vốn

1993
1994


71,0
67,0

Giảm vốn
Đóng cửa năm 2004

1994

117,0

Đóng cửa năm 1997

1994

58,8

Đóng cửa năm 1997

1995

35,0

Đang hoạt động trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng,
bưu chính viễn thông, du lịch, khai
thác khoáng sản, tiêu dùng

Dragon Capital


2003

1.000,0

Vina Capital

2003

1.800,0

Mekong Capital

2002

18,5

Indochina Capital
Vietnam
Opportunity Fund
(VOF)
Mekong Enterprise
Fund (MEF)
IDG
Ventures
Vietnam

2001
2003

1.000,0

171,0

2002

18,5

Đầu tư chứng khoán, kinh doanh
tài nguyên thiên nhiên
Bất động sản, cơ sở hạ tầng (năng
lượng, vận tải, nước, viễn thông),
đầu tư công nghệ
Đầu tư cho các công ty tư nhân
trong lĩnh vực sản xuất, phân phối,
quảng gá thương hiệu
Địa ốc, chứng khoán
Dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng,
bất động sản, du lịch, cơ sở hạ tầng,
công nghệ.
Chứng khoán, doanh nghiệp.

2004

100,0

Công nghệ cao và media (thông tin,
viễn thông, Internet, truyền thông,
công nghệ sinh học).


PXP Vietnam Fund 2005

Vietnam Emerging 2005
Equity
Fund
(VEEF)
Prudential
2006

25,8
15,9

Chứng khoán
Chứng khoán, doanh nghiệp

500,0

Vietnam
Dragon 2006
Fund (VDF)

35,0

Vietnam Emerging
Market
Fund
(VEMF)
VAM Vietnam
HLG Vietnam Fund
(HLVF)
HS-VAM Vietnam
Index Linked Fund

(VILF)
Hong
Leong
Vietnam Strategic
Fund (HLSF)

2007

71,3

Trái phiếu chính phủ, chứng khoán,
tài sản vốn.
Tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng,
bưu chính viễn thông, du lịch, khai
thác khoáng sản, hàng tiêu dùng.
Chứng khoán, doanh nghiệp

2007
2008

50,0
67,0

Chứng khoán, doanh nghiệp
CHứng khoán, doanh nghiệp

2008

70,5


Chứng khoán

2010

55,7

Chứng khoán

1. Prudential
Quỹ đầu tư cân bằng Prudential (PRUBF1) là quỹ đóng do công ty QLQ
Prudential quản lý với thời gian hoạt động 7 năm kể từ năm 2006. Tổng giá trị quỹ
là 500 tỷ đồng và đầu tư chủ yếu vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính quyền
địa phương, trái phiếu công ty và tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra quỹ cũng đầu tư vào
cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết. Cơ cấu đầu tư Quỹ PRUBF1 được xác định
như sau: 30-100% giá trị tài sản ròng của Quỹ vào các công cụ nợ, bao gồm trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính quyền địa phương, trái phiếu công ty và tiền gửi
ngân hàng. 0-70% giá trị tài sản ròng của Quỹ vào cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu
chưa niêm yết.


Trong các quỹ đầu tư của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay,
Prudential được xem là quỹ đầu tư lớn nhất .Tuy nhiên, 65% vốn của quỹ này dành
để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, chỉ có khoảng 35% còn lại là dành đầu tư vào
tài sản vốn và thị trường chứng khoán. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính,
Quỹ đầu tư này rất phù hợp với các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi rot rung
bình, thời gian đầu tư từ trung bình đến dài hạn và mong muốn có thu nhập định kỳ
cùng triển vọng nâng cao giá trị vốn đầu tư.




Lịch sử hình thành
Quỹ đầu tư cân bằng Prudential (Quỹ PRUBF1) đã được Chủ tịch Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư số 06/
UBCK-ĐKQĐT vào ngày 05/10/2006.



Thời gian hoạt động của Quỹ là 07 năm kể từ ngày 05/10/2006 do Công ty
TNHH Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Prudential Việt Nam chịu trách
nhiệm quản lý, và ngân hàng giám sát là Ngân hàng Hồng Kông Thượng
Hải-Chi nhánh TP.HCM. Đây là loại hình quỹ đóng nghĩa là Quỹ không có
nghĩa vụ mua lại chứng chỉ do Quỹ phát hành theo yêu cầu của nhà đầu tư
trong suốt thời gian hoạt động của quỹ.



Vào ngày 22/11/2006, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy
phép niêm yết số 02/UBCK-GPNY cho phép Quỹ đầu tư cân bằng
Prudential (Quỹ PRUBF1) niêm yết chứng chỉ quỹ trên Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.

Lĩnh vực kinh doanh
• Chiến lược đầu tư: Đầu tư vào một danh mục đầu tư cân bằng, bao gồm các
công cụ nợ và cổ phiếu các công ty hoạt động tại Việt Nam có tiềm năng
tăng trưởng trong các lĩnh vực, ngành nghề không hạn chế và phù hợp với
các qui định pháp luật:
o Tài chính, ngân hàng,
o

Chế biến nông lâm thủy hải sản;


o

Giao thông vận tải;

o

Công nghệ thông tin;

o

Giáo dục; y tế;

o

Sản xuất công nghiệp, hàng tiêu dùng;


o




Dịch vụ và các ngành khác.

Tài sản được phép đầu tư:
o

Trái phiếu Chính phủ;


o

Trái phiếu Chính quyền địa phương;

o

Trái phiếu Công ty;

o

Tiền gửi ngân hàng;

o

Cổ phiếu niêm yết;

o

Cổ phiếu chưa niêm yết.

Cơ cấu đầu tư:
o

30-100% Giá trị tài sản ròng của Quỹ vào các công cụ nợ, bao gồm
trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính quyền địa phương, trái phiếu
Công ty và tiền gửi ngân hàng.

o

0-70% Giá trị tài sản ròng của Quỹ vào cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu

chưa niêm yết.

2. Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL)
VEIL là quỹ đầu tư nước ngoài duy nhất có thời gian hoạt động lâu nhất tại Việt
Nam. Quỹ được thành lập vào tháng 7-1995 với tổng số vốn huy động ban đầu là
35 triệu USD, và trong hơn 10 năm hoạt động đó VEIL đã vượt qua khủng hoảng
kinh tế khu vực và nâng số vốn huy động lên đến hơn 109 triệu USD. Hiện nay,
VEIL là quỹ đứng thứ hai tại Việt Nam về mặt quy mô vốn huy động nhưng lại
đứng đầu về lượng vốn hóa thị trường.
Nguồn vốn đầu tư của VEIL được huy động từ các nhà đầu tư có tổ chức nước
ngoài chủ yếu từ Anh, Mỹ và Canada. Bên cạnh đó, VEIL có một phần vay từ tổ
chức tài chính quốc tế IFC trực thuộc Ngân hàng Thế giới WorldBank. VEIL là
quỹ đóng và được niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) NCB ở Ailen.
Quỹ VEIL được thành lập bởi Công ty quản lý quỹ Dragon Capital với mục tiêu
đầu tư vào các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa, công ty
cổ phần niêm yết hoặc chưa niêm yết và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà
nguồn doanh thu chủ yếu từ Việt Nam.


VEIL ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu
chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng. VEIL tập
trung đầu tư vào doanh nghiệp có quy mô vốn từ 2 - 3 triệu USD trở lên và đặc biệt
không đầu tư vào các công ty được quản lý bởi gia đình.
Trong năm 2005, VEIL được xem là quỹ có kết quả hoạt động tốt nhất tại Việt
Nam khi giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ tăng 37,1% so với các năm
trước và giá của một đơn vị quỹ VEIL được giao dịch cao hơn gần 11% giá trị tài
sản ròng.

3. IDG Ventures Vietnam (IDG)
IDG Ventures Việt Nam (IDGVV) là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên về công nghệ

tại Việt Nam . Quản lý số vốn 100 triệu đô la Mỹ, quỹ đầu tư IDG Ventures
Vietnam giúp các doanh nghiệp phát triển lên quy mô và phạm vi toàn cầu. IDG là
quỹ đầu tư hoạt động một cách độc lập tiến hành các hoạt động đầu tư thay mặt
cho Tập đoàn dữ liệu Quốc tế - IDG, một công ty truyền thông lớn nhất thế giới
trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hệ thống quỹ đầu tư IDG Ventures toàn cầu
bao gồm 5 quỹ được quản lý theo khu vực với tổng số vốn đầu tư lên đến 950 triệu
đô la Mỹ. Là một trong số ít các quỹ đầu tư mạo hiểm toàn cầu, IDG Ventures đã
thực hiện đầu tư vào hơn 100 công ty trải rộng từ Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á
trong hơn 10 năm qua.
IDG Ventures Việt Nam được thành lập dựa trên sự thành công đầy ấn tượng của
quỹ đầu tư IDG Ventures Trung Quốc. Quỹ IDG Ventures Trung Quốc được thành
lập cách đây hơn 10 năm và là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Trung Quốc tại
Việt Nam . IDG Ventures tin tưởng rằng Việt Nam đang nổi lên như là một “Trung
Quốc thứ hai” trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhiều nhà phân tích và nhà đầu
tư bây giờ đều đồng ý với nhận xét này. Do đó, IDG Ventures Vietnam tự hào là
quỹ đầu tư mạo hiểm về công nghệ đầu tiên tại Việt Nam để đón bắt các cơ hội đầu
tư trong sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam .
Thế mạnh của IDG Ventures Vietnam là mối quan hệ mật thiết với các công ty
hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, các doanh nhân trong nước, chính phủ và các
nhà lãnh đạo hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tại thung lũng Silicon và Việt
Nam. Với những thế mạnh đó, IDG đầu tư vào các công ty tư nhân hàng đầu đang
tìm kiếm nguồn vốn để giúp tăng trưởng và mở rộng hoạt động. IDG đóng vai trò
tích cực vào sự thành công của những công ty đầu tư bằng cách cung cấp nguồn


lực và luôn hỗ trợ kịp thời vào những lúc quan trọng nhất trong quá trinh phát triển
của các công ty đó.
Bằng thế mạnh của gia đình IDG-sự kết hợp tuyệt vời giữa ưu thế toàn cầu về
nghiên cứu thị trường công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông đại chúng và
tiềm năng tài chính-IDG giúp các công ty của mình đầu tư tìm hiểu tốt hơn và thâm

nhập thị trường nhanh hơn đối thủ của họ. Những kiến thức về viễn cảnh thế giới,
hiểu biết sâu sắc thị trường nội địa cùng với nguồn lực mạnh mẽ, IDG giúp thúc
đẩy nhanh khả năng tăng trưởng và giảm rủi ro cho những công ty IDG đầu tư
ngay từ giai đoạn đầu tiên.
IDG lựa chọn công ty để đầu tư dựa trên các tiêu chí đầu tư nhất định. Để được đầu
tư, một công ty cần :



Có sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại lợi nhuận vượt trội với những cơ hội
sinh lời rõ ràng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Được điều hành bởi một đội ngũ lãnh đạo tài giỏi với tầm nhìn, kinh nghiệm

quyết
tâm
xây
dựng
một
công
ty
thành công.



Có khả năng sử dụng lợi thế từ công nghệ để giữ ưu thế trên thị trường.



Hiểu rõ sở thích, hoạt động cũng như những điều kiện về nhân khẩu của
khách hàng.




Phản ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường



Có chính sách tài chính minh bạch và khuyến khích áp dụng những quy tắc
họat
động
chuẩn
mực
theo
tiêu
chuẩn
quốc tế



IDG Ventures Việt Nam chủ yếu đầu tư vào công ty tư nhân vào tất cả các giai
đoạn phát triển. Bất kể ở giai đoạn sơ khai hay giai đoạn đầu, giai đoạn giữa hay
giai đoạn đã và đang phát triển, quỹ sẽ xem xét mọi kế hoạch đầu tư, tiềm năng
phát triển, cơ hội trên thị trường, đội ngũ quản lý và người lãnh đạo, vị trí cạnh
tranh. Quá trình đầu tư cho những công ty sẽ được ước tính chia ra như sau:
1. 35% Internet (E-Learning, E-Commerce, Content)
2. 20% Dịch vụ viễn thông
3. 15% Công nghệ thông tin và phần mềm
4. 15% Sản xuất công nghệ



5. 15% Công nghệ sinh học
IDG Ventures Việt Nam tìm kiếm các doanh nhân có sự đam mê, sáng tạo, quyết
đoán, tự tin và kiên trì. Các doanh nhân phải có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực
mà họ lựa chọn và có sự hiểu biết chuyên sâu từ những kinh nghiệm làm việc đa
dạng và quá trình học vấn của họ. Những doanh nhân được IDGVV đầu tư phải là
những người có kỹ năng lãnh đạo tốt, hiểu biết tường tận thị trường và có tầm
nhìn đầy quyết tâm để xây dựng một công ty thành công.
4. Vietnam Opportunity Fund (VOF)
VOF của Vinacapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 9-2003, đến tháng 92006 có quy mô tổng vốn huy động 171 triệu USD được tập trung đầu tư vào
những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh như dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng,
bán lẻ, bất động sản, du lịch, cơ sở hạ tầng và ngành công nghệ.
Mới hoạt động hơn 3 năm, VOF đã đạt kết quả đầu tư tốt và tốc độ tăng vốn nhanh.
Giá trị chứng chỉ quỹ luôn được giao dịch cao hơn giá trị tài sản ròng trên một cổ
phiếu quỹ khoảng 20 – 25% và thậm chí đạt đến đỉnh điểm 44,6%.
Giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ vào đầu năm 2006 đạt 1,6 USD, tăng
39,1% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô vốn của VOF vào cuối năm 2005 nhỏ
hơn VEIL, nhưng gần đây VOF đã huy động thêm được hơn 76 triệu USD từ nhà
đầu tư Millenium Parnerts của Mỹ và vươn lên đứng đầu về vốn đầu tư tại Việt
Nam.
Cơ cấu tài sản của quỹ tại thời điểm cuối năm 2011 bao gồm:


Cổ phiếu niêm yết: 35,4%, Cổ phiếu OTC: 9,4%
Private Equity: 5,7%



Cổ phiếu hải ngoại: 6,2%. Trong đó có 4,6% là chứng chỉ quỹ VNL




Bất động sản: 31,5%:



Tiền và tương đương tiền chiếm 10,1%; Trái phiếu: 1,5%



Năm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của VOF là VNM (5,1%
NAV), EIB (5%), HPG (3,9%), Bảo vệ thực vật An Giang (2,6%) và Halico
(2,5%).
Một số cổ phiếu khác mà VOF nắm giữ nhiều là QCG, DIG…


5.Vietnam Asset Management Limited.
Được thành lập vào năm 2006 tại British Virgin Islands thuộc vương quốc Anh,
Vietnam Asset Managemet Limited (VAM) là công ty quản lý quỹ hoạt động chủ
yếu trong lĩnh vực đầu tư vào cổ phiếu của các công ty tư nhân và công ty cổ phần
Việt Nam. VAM cũng tham gia vào hoạt động tư vấn tài chính tại thị trường này.
Là nhà quản lý quỹ đầu tư năng động mang phong cách phân tích chuyên sâu tập
trung vào giá trị của từng doanh nghiệp (“bottom-up”), VAM chuyên tập trung tìm
kiếm những cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi cao nhất thông qua việc phân tích
sâu rộng thị trường, đánh giá và định giá các công ty thông qua một quy trình đánh
giá khắt khe bao gồm việc đánh giá định tính toàn diện và đánh giá định lượng dựa
trên những phương pháp và mô hình nghiên cứu độc quyền được xây dựng bởi đội
ngũ quản lý của VAM.
VAM có những ưu thế sau:
_Đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp nhiều kinh nghiệm: Những chuyên gia đầu tư
của VAM là những người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn trong việc quản lý

quỹ đầu tư tại các thị trường trong khu vực và Việt Nam. Họ từng giữ các vị trí
quan trọng tại các công ty quản lý quỹ hàng đầu thế giới như Franklin Templeton
Investments, DBS, BankInvest, … Với kiến thức sâu rộng về thị trường Việt nam
tích lũy được trong hơn 10 năm đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam kết
hợp với kinh nghiệm và chuyên môn quản lý quỹ đạt chuẩn quốc tế, VAM sẽ giúp
các nhà đầu tư (cá nhân và tổ chức) tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào
những sản phẩm quỹ đa dạng mà VAM quản lý, bao gồm quỹ đầu tư chứng khoán
dạng đóng, quỹ dạng mở, quỹ tín thác, quỹ chỉ số và tài khoản đầu tư cá nhân.
_Hiệu quả đầu tư tốt: Kể từ khi thành lập, các quỹ đầu tư do VAM quản lý đã đạt
được kết quả hoạt động tốt hơn so với chỉ số VN-Index và nhiều quỹ đầu tư chứng
khoán khác cũng đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
_Hệ thống ưu việt: Hệ thống Phân tích, Quản lý Quỹ Đầu tư và Trading (VCAS)
của chúng tôi là một trong số ít những hệ thống phần mềm chuyên biệt cao cấp
dành cho ngành quản lý quỹ được xây dựng tại Việt Nam. Hệ thống giúp nâng cao
đáng kể hiệu quả quản lý đầu tư và quản trị quỹ.



×