Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.12 KB, 27 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp hình thành đều đặt mình trong
thế chạy đua, một cuộc đua khốc lệt và mạnh mẽ. Mỗi doanh nghiệp sinh ra và lớn
lên đều có mong muốn gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của thị trường.
Và vấn đề đó trở lên cấp bách hơn hết với tất cả các doanh nghiệp. Hiệu quả
kinh doanh chính là cái ta nhìn thấy được sự phát triển rõ ràng nhất của chính doanh
nghiệp đó. Để có hiệu quả cao thì toàn bộ doanh nghiệp phải có những chính sách
chiến lược vô cùng kịp thời, đúng đắn với tín hiệu tương lai của xã hội.
Đi kịp thời đại là phát triển kịp thời, song làm sao để đi trước sự phát triển đó,
không để bị lạc hậu và tụt lại sau lưng sự phát triển của cả một hệ thống kinh tế thì
còn là vấn đề đòi hỏi sự phát triển của chính doanh nghiệp đó trên toán bộ các
phương diện quản trị.
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hành các môn chuyên ngành
quản trị kinh doanh, em đã được tạo cơ hội thực tế khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu
các vấn đề đó tại Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội trong thời gian thực tập.
Từ đó là cơ hội rút ra kinh nghiệm cho bản thân phục vụ cho công việc cũng như
cuộc sống sau khi rời khỏi ghế nhà trường.
Đực sự hướng dẫn và nhất trí của giảng viên hướng dẫn, sau thời gian thực tập
tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội, em đã thu được nhiều kết quả và sẽ
giúp ích cho bản than sau khi ra trường.
Báo cáo của em bao gồm 3 phần:
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT THỰC PHẨM HÀ NỘI.
PHẦN 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
THỰC PHẨM HÀ NỘI.
1
Nguyễn Duy Dũng – K43




Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

PHẦN 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
THỰC PHẨM HÀ NỘI TỪ 2012 ĐẾN NĂM 2014.
PHẦN 4: NHẬN XÉT

2
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT THỰC PHẨM HÀ NỘI.
1.1.
Sơ lược về công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội.
Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội.
Tên tiếng anh: HaNoifood production company limited
Địa chỉ:Thôn Cát Bi – Xã Thụy Phú – Huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội.
Văn phòng đại diện: số 28, 914 đường Trương định, Quận Hoàng Mai, TP. Hà
Nội.
Tel: 0466.812.789
fax:0433.785.201
E-mail:
Websize:
Đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh số 03 sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
ngày19/08/2009 số 0102040417 theo quyết định 1023/QĐ-UB.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
Vốn điều lệ của công ty: 1.880.000.000 VNĐ
Mó số thuế của doanh nghiệp: 0104129167
Đại diện theo pháp luật: ông Nguyễn Ngọc Quang – chức vụ: Giám Đốc
Được thành lập vào năm 2009 với tên gọi là công ty TNHH sản xuất thực phẩm
Hà Nội ( theo số 0102040217 cấp ngày 19/08/2009).
Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân,
sản xuất kinh doanh, hạch tóan kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng. Công ty
có nhiều bạn hàng tin cậy trong cả nước, cán bộ công nhân viên của công ty có bề
dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Trong hoàn cảnh nền kinh tế đang gặp
khó khăn nhưng công ty vẫn sâm nhập, phát triển và đang khẳng định mình trên
thương trường, bắt kịp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
Là một doanh nghiệp mới hoạt động nhưng công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà
Nội là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm sạch,
xây dựng được thương hiệu của mình cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành thực
phẩm bao gồm: Xúc xích, thịt nguội, thịt hong khói,.... Các sản phẩm do Vianfood
cung cấp luôn được đảm bảo về độ tin cậy góp phần cùng các doanh nghiệp sản xuất
tạo nên các sản phẩm thịt nguội, xúc xích đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm
phục vụ người tiêu dùng.
3
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội
1.2.

Quy mô công ty.

Số lượng công nhân viên của công ty hiện tại là 120 người.
Trong đó số lượng cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng và nhân viên kinh doanh

có 34 người.
- Giám đốc: Ông Nguyễn Ngộc Quang
- Phó giám đốc: Bà Giang Thị Xuân.
- Trưởng phòng kế toán: Bà Nguyễn Thị Hương.
- Trưởng phòng kinh doanh: Bà Lê Thanh Trang.
- Trưởng Phòng sản xuất: Ông Nguyễn Văn Thành.
1.3.
Chức năng nhiệm vụ của công ty.

Chủ động trong kinh doanh, công ty có tài khoản và con dấu riêng, tự hạch toán
độc lập, do đó công ty có nhiệm vụ xây dựng, tổ chức nghiên cứu và thực hiện kế
hoạch kinh doanh của mình, thực hiện các biện pháp bảo đảm nhu cầu cung cấp các
yếu tố đầu vào cho quá trình hoạt động kinh doanh. Sử dụng vốn có hiệu quả, giảm
chi tiêu kinh doanh đem đến mức thấp nhất, không ngừng tăng vốn tự có để phát triển
kinh doanh. Quản lý vốn lưu động, tài sản vật tư theo đúng chế độ chính sách hiện
hành của nhà nước, chế độ chính xác, đầy đủ, kịp thời. thực hiện các nghĩa vụ thuế,
bảo hiểm và các nghĩa vụ khác theo quy định của nhà nước. Có kế hoạch nâng cao
trình độ cán bộ công nhân viên, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao
động.

PHẦN 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THỰC
PHẨM HÀ NỘI.
2.1.
Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu.
Lĩnh vực kinh doanh: Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội chuyên sản
xúc xích, thịt nguội các loại, thịt hong khói, dùng cho ngành thực phẩm chế biến, ăn
nhanh,…
-

Xúc xich:

+ Xúc xích Veal 500gr
4

Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

+ Xúc xích Đức 500gr
+ Xúc xích Đức 200gr
+ Xúc xích hun khói 500gr
+ Xúc xích hun khói 200gr
+ Xúc xích nướng trắng 500gr
+ Xúc xích nướng trắng 200gr

-

-

Thịt nguội:
+ Ba chỉ hun khói 200gr
+ Dọi quế hun khói 250gr
+ chân giò ủ muối hun khói (300gr, 400 gr, 500gr)
+ Salamy (200gr, 500gr)
+ Dăm bông giò (200gr, 500gr)
Một số sản phẩm thịt hun khói khác….
2.2.
Giới thiệu quy trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Quá trình sản xuất của công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội là một
quá trình khép kín và có dây chuyền liên quan đến các bộ phận khác theo

một vòng tròn sau:
- cấp đông
- Rã đông
- Rửa

- Thái nhỏ
- Xay nhuyễn
- Tẩm ướp
- Tạo nhũ, trộn

- Vô trùng lần 2
- Đóng gói
-Bảo quản

- Tiệt trùng
- Hấp chín
-Hun khói tự nhiên

2.3.

- Định hình
- Định lượng

Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty TNHH sản xuất
thực phẩm Hà Nội.

Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi đơn vị hoạt
động sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
5
Nguyễn Duy Dũng – K43



Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

vực sản xuất thực phẩm như công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội đòi hỏi phải
đầu tư dây truyền công nghệ cao, vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối
cao. Tính đến ngày 31/12/2014, công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội có tổng
nguyên giá tài sản cố định ước tính đạt trên 23 tỷ đồng với kết cấu như biểu Tình
hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội ( ngày
31/12/2014).
Nhận xét: Công ty áp dụng hình thức khấu hao theo đường thẳng, các tài sản cố
định của công ty bắt đầu khấu hao từ tháng 1/2010.với thời gian khấu hao dài, đặc
biệt là nhà cửa vật kiên trúc có thời gian khâu hao là 30 năm, hệ thống máy móc thiết
bị là 15 năm, các tài sản còn lại có thời gian khấu hao là 10 năm.
Ta thấy tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty có một số đặc điểm như sau:
Nhà làm việc, phân xưởng sản xuất và máy móc thiết bị có tỷ lệ giá trị còn lại/
nguyên giá (GTCL/NG) đều lớn hơn 80%, các tài sản khác cũng có tỷ lệ GTCL/NG
là 65% điều này cho thấy toàn bộ các thiết bị, tài sản của công ty vẫn còn mới, để tiếp
tục tiến hành sản xuất kinh doanh, tận dụng công xuất tối đa của máy móc thiết bị
trong sản xuất, tạo đà cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng khẳ năng
cạnh tranh nhờ năng lực sản xuất cao, tạo được thương hiệu trong ngành sản xuất,
song bên cạnh đó doanh nghiệp cần chú trọng trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa
máy móc thiết bị của mình để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra lâu dài.
2.4.

Tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội
Giám Đốc
Phó Giám Đốc

Phòng Tài Chính Kế Toán

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Phòng Tổng Hợp
Nhìn vào sơ đồ 1.1 trên ta có thể thấy mô hình tổ chức của công ty được phân cấp
theo kiểu mô hình trực tuyến, gọn nhẹ, tổ chức quản lý điều hành từ trên xuống dưới,
căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch đặt ra. Các phòng ban được phân công đảm nhiệm
6
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

chức năng nhiệm vụ nhất định và có quan hệ phối hợp chặt chẽ, đảm bảo tính thống
nhất, đồng bộ trong điều hành. Mỗi bộ phận trong công ty có các nhiệm vụ và chức
năng cụ thể như sau:

Giám đốc:
Giám đốc là người đại diện cho công ty và đại diện cho cán bộ công nhân viên nhà
máy quản lý điều hành, quy định phân cấp quản lý của công ty TNHH sản xuất thực
phẩm Hà Nội và theo nghị quyết của của đại hội công nhân viên chức và hội đồng
của công ty
Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước công ty và tập thể lao động về kết quả
kinh doanh.
Phó giám đốc:
Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền phụ trách một số mặt nhất định và chịu trách
nhiệm trước công ty và giám đốc về mọi mặt công tác ấy. Phó giám đốc sẽ thay mặt
giám đốc quản lý một số công việc khi giám đốc vắng mặt.
Phòng tổng hợp:

Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về việc xây dựng kế hoạch kinh doanh
hàng tháng, quý, năm. Mua sắm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, tham
mưu và làm các thủ tục pháp lý trong việc ký kết, giám sát thực hiện, thanh quyết
toán các hợp đồng kinh tế giữa các bên liên quan. Tham gia xây dựng các phương án,
kế hoạch đầu tư tài chính. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh
và các báo cáo thống kê theo quy định và yêu cầu quản trị của công ty.
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trong công tác tham mưu xây dựng cơ cấu tổ chức
quản lý sản xuất kinh doanh, quy hoạch cán bộ, lập kế hoạch đào tạo và tuyển dụng
lao động, xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương hàng năm; tham mưu
cho ban Giám đốc xây dựng quy chế trả lương, thưởng. Thực hiện các chế độ chính
sách cho người lao động theo luật định và quy chế của công ty; theo dõi, giám sát
việc chấp hành nội quy lao động, quy chế của Công ty và thực hiện công tác kỷ luật.
thực hiện các nhiệm vụ của công tác hành chính.
Phòng tài chính kế toán:
7
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực tài chính kế toán, phòng
có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm. Tổ chức
công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo quản
trị theo yêu cầu của công ty, thực hiện thu tiền bán hàng, quản lý kho quỹ. Chịu trách
nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban đầu cho công tác hạch toán
kế toán, hướng dẫn, tổng hợp báo cáo thống kê.
2.5.

Các hoạt động quản trị tại doanh nghiệp


Đánh giá hoạt động marketing, chính sách bán hàng.
Trong những năm gần đây ngành thực phẩm sạch có sự phát triển mạnh mẽ.
Do sự phát triển không ngừng của ngành thực phẩm nên việc để đứng vững tren trị
trường ổn định là vấn đề khá khó khăn. Vì vậy việc khẳng định thương hiệu, tính
cạnh tranh, lòng tin của khách hàng với sản phẩm là vô cùng quan trong. Và yếu tố
tạo lên các vấn đề trên là ở chỗ chất lượng sản phẩm có thật sự được tinh tưởng khi
sử dụng. Do vậy, đánh giá cao yếu tố chất lượng, công ty luôn luôn tìm kiếm và phát
triển không ngừng trong công nghệ sản xuất nhằm đảm bảo được độ an toàn vệ sinh
thực phẩm, nhấn mạnh điểm mấu chốt về chất lượng sản phẩm là có hương vị phù
hợp với người Việt Nam.
2.5.1.

Tổ chức các hoạt động quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi và có hiệu quả
thông qua các chương trình hội chợ, bán sampling tại các tụ điểm lớn trên toàn quốc.
Cách quảng cáo hiệu quả nhất chính là các chương trình saling, bán hàng trực
tiếp đến tay người tiêu dung bằng các chương trình giảm giá, khuyến mại.
Có chính sách chăm sóc khách hàng hiện đai: chăm sóc qua điện thoại và đến
hỗ trợ bán hàng tại các đại lý phân phối tỉnh thành trên cả nước.
Ngoài ra công ty còn áp dụng các phương thức marketing khác như: bằng
catalog, bằng thư mời, điện thoại, tivi, đài phát thanh, điện thoại, internet,..
Phân khúc thị trường phù hợp thành nhiều đoạn khác nhau, áp dụng cho các
chính sách giá cả khác nhau.
Kênh nhà phân phối: thực hiện các chế độ và chính sách ưu đãi nhất, đồng thời
đưa ra những trách nhiệm bên cạnh những ưu đãi về giá cả đó là chính sách áp đặt
doanh số cần đạt của từng khu vực. Và cùng phối hợp với công ty tổ chức các sự kiện
và chương trình quảng bá, nâng cao thương hiêu của công ty.
Kênh siêu thị: là nơi thương hiệu được khẳng định sản phẩm chất lượng.
8
Nguyễn Duy Dũng – K43



Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

Kênh bán buôn: là tổ chức cho các đối tượng mua hàng là đailý, tạp hóa, shop
bán hàng, cửa hàng tự chọn,….
Kênh bán lẻ: áp đúng giá bán lẻ cho khách hàng mua lẻ, tránh các vấn đề xung
kênh cho các nhà phân phối của công ty.
Bảng thống kê Nhà phân phối trên các tỉnh thành:
Nhà phân phối
Kiểm Trinh
Tuấn Nga
Nhiên Thu
Lương Chanh
Xuan Hoa
Hải Thảo
Hoa Vị
Trang Ngân
Quân Nhang
Thủy Ngà
Tổng

Địa chỉ
Thành phố Yên Bái
Tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Phú Thọ
Quảng Nam
Lạng Sơn
Nghệ An
Hà Nội
Hải Phòng

Đồng Nai
Đà Lạt

C/s Doanh số năm (đ)
4.500.000.000
6.000.000.000
5.000.000.000
3.200.000.000
4.000.000.000
4.000.000.000
12.000.000.000
7.200.000.000
4.000.000.000
3.500.000.000
53.400.000.000

Nguốn: phòng kế toán (2014)
Đánh giá tình hình quản trị nhân lực.
Công ty áp dụng các chính sách lao động và tiền lương theo đúng chính sách
của Nhà nước đề ra, và có những đãi ngộ nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên
một cách hiêu quả.
2.5.2.

Về lao động:
-

-

C ông ty thường xuyên tổ chức tập huấn, tuyển mới, đào tạo lại đội ngũ công
nhân viên nhằm nâng cao trình độ và tránh những tai nạn lao động xảy ra..

Thực hiện chính sách nghỉ lễ, tết, nghỉ phép cho công nhân viên theo chính
sách của Nhà nước. Đồng thời hhox trợ các chị em thai sản, người nhà ốm
đau. Tặng quà, tặng thưởng cho những người có công tác tốt.
Xây dựng chế độ lao động theo định mức để áp dụng và đăng kiểm với cơ
quan Nhà Nước có thẩm quyền.
Thời gian làm việc cụ thể là 8h/ ngày. Không quá 6 ngày / tuần.
Một năm có thời gian nghỉ phép là 12 ngày.
Tình hình sử dụng lao động được được chia thành 2 loại: trực tiếp và gián tiếp.
Lao động trực tiếp là các công nhân, trực tiếp tham gia quá trình sản xuất tạo
ra sản phẩm.đối với loại lao động này không yêu cầu quá cao về trình độ học
9

Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

-

vấn, chỉ cần được qua đào tạo một lớp chuyên môn về vệ sinh an toàn thực
phẩm và quy trình sản xuất là có thể trực tiếp tham gia sản xuất. Nhưng công
ty ưu tiên hơn với những người có tay nghề trong lĩnh vực thực phẩm sạch.
Lao động gián tiếp: là các đới tượng cán bộ nhân viên quản lý như giám đốc,
kế toán, kinh doanh,… các đối tượng này đòi hỏi có trình độ học vấn cao hơn,
từ cao đẳng trở lên, và phải có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
thực phẩm.

Bảng: số liệu nhân viên của công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội trong 3
năm 2012-2014
-


năm 2012

2013

2014

ĐVT: người

Số lượng
Tổng số nhân
viên

17

28

34

Số lao động phổ
thông

13

22

27

Số nhân viên
văn phòng


4

6

7

-

Về tiền lương:
-

-

Công ty áp dụng hai hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương
theo doanh số.
Trả lương theo thời gian : áp dụng cho đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia
sản xuất sản phẩm của công ty. Hình thức trả lương này được tính theo bậc lao
động, thời gian làm việc. Hàng ngày, mỗi người đều được theo dõi kỹ về thời
gian làm việc của mình. Công ty có bảng quy chế lương tổng hợp để làm căn
cứ. định mức lương cơ bản, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp thâm niên, trợ cấp lao
động, một số phụ cấp khác.
Trả lương theo doanh số: áp dụng chô đội ngũ nhân viên bán hàng, và kế toán
tại bộ phận quản lý, văn phòng công ty. Quy chế làm việc theo bảng quy chế
10

Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội


lương, hệ số lương cơ bản theo bậc lao động. Phụ cấp theo bảng quy chế cho
từng đối tượng nhân viên. Thưởng doanh số theo quy định cụ thể mà công ty
đã đề ra. Áp dụng cho từng đối tượng và hệ thống khách hàng riêng cho từng
nhân viên. Mỗi vị trí làm việc, nhân viên sẽ có một cơ chế lương làm việc phù
hợp với công sức lao động và khả năng làm việc của người đó.
2.5.3. Đánh giá tầm nhìn, chiến lược.
“Có những thứ chúng ta không bao giờ cảm thấy đủ, trong số đó có sức khoẻ
và sự an toàn. Đó là lý do chúng tôi cam kết thực hiện chính sách : an toàn, bảo vệ
,sức khoẻ ở mức độ nghiêm túc cao nhất.
Công viêc của chúng ta không bao giờ cấp bách hay quan trọng đến mức
không đủ thời gian để tiến hành một cách an toàn. Thấu hiểu điều đó tại Công ty sản
xuất thực phẩm Hà Nội, chúng tôi lựa chọn thiết bị, Công nghệ sản xuất hiện đại
của (cộng hoà liên bang Đức). Sử dụng nguồn gia vị thảo mộc việt nam (có lợi cho
sức khoẻ ), thực hiện sứ mệnh kinh doanh: Chuẩn mực Âu - Hương vị Việt “
Khẩu hiệu của công ty: “Chúng tôi cung cấp đến khách hàng những sản
phẩm ăn liền từ thịt (giam bông ,xúc xích, thịt hun khói ,v,v…) nhãn hiệu Vianfood.
Mang nét ẩm thực Âu - tiêu chuẩn Âu - hương vị việt-phục vụ đời sống người Việt.
Sức khoẻ là vàng trên các sản phẩm của Vianfood luôn được chứng nhận không có
hàn the hoặc các hoá chất gây độc hại cho sức khoẻ được kiểm định tại sở y tế thành
phố Hà Nội.
Đó là bằng chứng đáng tin cậy để bạn quyết định chọnVianfood cho những bữa
cơm gia đình hay bàn tiệc sang trọng.
Trao đơn hàng cho chúng tôi là quý vị đã sở hữu sản phẩm với tiêu chuẩn ISO
22000:2005
2.5.4. Đánh giá tình hình quản trị sản xuất.
Công ty đưa ra quy trình sản xuất theo một quy chuẩn nhất định từ khâu đầu tiên
đến khâu cuối cùng, mọi hoạt động đều diễn ra nhịp nhàng và theo đúng quy trình đó.
Cấp đông
Giai đoạn cấp đông:

Nguyên liệu đầu thường không sử dụng liền mà thường đưa vào cấp đông, trữ đông
rồi sau đó mới đưa vào để chế biến.
Mục đích:
Bảo quản nguồn nguyên liệu, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, ức chế các hoạt
động sinh hoá, giúp cho quá trình bảo quản thịt được lâu, giúp cho việc sản xuất diễn
ra liên tục, ổn định nguồn nguyên liệu.
-

11
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

Rã đông
Quá trình rã đông nhằm mục đích chuẩn bị cho quá trình chế biến tiếp theo: nâng cao
nhiệt độ của thịt đến nhiệt độ theo yêu cầu trong quá trình chế biến xúc xích tiệt
trùng. Thịt khi trữ đông thường có nhiệt độ tâm đạt -20 ÷ -180C. Lúc này thịt đông
lại thành một khối rất cứng nên khó khăn khi đưa vào máy xay và thực hiện quá trình
xay.
- Rửa
Nguyên liệu khi rã đông thường có lớp màng nhờn bao phủ bên ngoài, khi gặp điều
kiện thích hợp vi khuẩn sẽ phát triển mạnh. Vì thế ta phải rửa và làm sạch nguyên
liệu để loại trừ vi khuẩn phát triển trong quá trình chế biến.
Quá trình được thực hiện trong phòng chuẩn bị, rửa bằng vòi nước áp lực mạnh.
Thịt sau khi rửa được làm ráo bằng cách thông gió tự nhiên hay nhân tạo.
- Máy thái chuyên dụng:
-

Mục đích

Quá trình xay thô nhằm làm giảm kích thước của khối thịt lạnh đông để tạo điều kiện
cho quá trình xay nhuyễn, phối trộn về sau trên máy cutter.
Quá trình thái nhỏ:
Quá trình ngâm, tẩm, ướp:
- Máy xay nhuyễn và trộn sản phẩm:
Quá trình xay nhuyễn đóng vai trò hết sức quan trọng trong quy trình sản xuất xúc
xích tiệt trùng. Quá trình này nhằm mục đích tạo nên một hệ nhũ tương bền của tất cả
các thành phần vật chất có trong xúc xích như: nguyên liệu (thịt nạc, mỡ heo, da heo),
gia vị, phụ gia…tạo nên một hệ đồng nhất. Quá trình này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
các quá trình sau này. Nếu như quá trình xay nhuyễn không được tốt, nguyên liệu
không được xay nhuyễn thì sẽ rất khó khăn cho quá trình nhồi & đóng clip sau này
(nếu sản phẩm sau đóng clip mà còn gân thì sẽ bị đưa về giai đọan tái chế). Hơn nữa,
nếu khi xay nhuyễn nguyên liệu, hệ nhũ tương tạo thành không bền thì cũng sẽ ảnh
hưởng đến quá trình hấp và tiệt trùng sau này vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo
gel của protein khi bị biến tính, làm cho sản phẩm căng không đều, làm giảm giá trị
cảm quan của sản phẩm.
Máy trộn chân không:
Quá trình nhồi và định lượng:
Quá trình nhồi nhằm tạo cho sản phẩm có hình dạng, kích thước ổn định và đồng
nhất. Ngoài ra, quá trình nhồi (chân không) cộng với việc vô bao bì và đóng clip còn
có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của oxy và các loại vi sinh vật gây hại cho sản
12
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

phẩm. Hơn nữa, quá trình nhồi & vô bao còn đóng vai trò như một quá trình chuẩn bị
cho quá trình tiệt trùng, làm cho sản phẩm có độ kết dính cao, đồng thời cố định gel
và làm cho sản phẩm căng đều, tăng giá trị cảm quan.

Hỗn hợp nhũ tương sau khi xay nhuyễn sẽ được chuyển qua máy nhồi. Tại đây, hỗn
hợp sẽ được đưa qua một hệ thống đường ống và được bao gói. Một hệ thống cân
điện tử sẽ lập chương trình sẵn để điều khiển lưỡi dao cắt sản phẩm vớí những
khoảng bằng nhau (tức khối lượng tương đương nhau) (Quy trình này có 2 loại sản
phẩm: cây xúc xích 40g & 70g). Sau đó, sản phẩm sẽ được đóng clip nhôm ở 2 đầu
và được đưa ra khỏi máy nhồi để chuẩn bị cho quá trình tiệt trùng. Toàn bộ quá trình
được thực hiện ở chế độ chân không nhằm hạn chế tối đa sự nhiễm khuẩn cho sản
phẩm.
- Tiệt trùng
Mục đích:
+ Làm chín sản phẩm
+ Tiêu diệt vi sinh vật
+ Cải thiện cấu trúc
Xông khói + làm chín:
Mục đích:
Trong quá trình tiệt trùng, cây xúc xích được trương nở trong môi trường nước, nên
khi đưa vào bảo quản vi sinh vật sẽ phát triển và xâm nhập vào cây xúc xích ở hai
đầu clip, nơi có độ ẩm cao. Vậy mục đích của sấy là làm khô nước ở hai đầu clip của
cây xúc xích, hạn chế sự hư hỏng của sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản.
Hoàn thiện:
Đây là giai đoạn bao gồm các quá trình: làm nguội, dán nhãn, vô thùng, và cuối cùng
là ta được sản phẩm đưa đi tiêu thụ. Từng cây xúc xích sẽ được làm đẹp mắt với quy
cách trình bày hấp dẫn, nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm.
Quá trình hoàn thiện sản phẩm được thực hiện ở phòng hoàn thiện có nhiệt độ bình
thường.
Sau khi thực hiện quá trình sấy thì nhiệt độ của cây xúc xích khoảng từ 70°C đến
80°C. Để thực hiện việc dán nhãn và vô thùng thì phải làm nguội cây xúc xích. Vì
nếu để ở nhiệt độ quá cao thì nhãn dễ bị bóc ra và quá trình hoàn thiện gặp nhiều khó
khăn. Do đó sản phẩm xúc xích được đưa qua kho trữ một đêm để hạ nhiệt độ. Đây là
phương pháp làm nguội sản phẩm bằng không khí tự nhiên.

Sau đó, đổ sản phẩm ra bàn và công nhân dán nhãn cho từng cây xúc xích, rồi xếp
vào thùng carton. Ở giai đoạn này thì ta có thể sử dụng các băng chuyền tự động dán
nhãn và các thiết bị đếm tự động để vào thùng carton.
13
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

Thành phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng,
nhiệt độ cao.
2.5.5. Đánh giá tình hình kế hoạch chất lượng sản phẩm và giá thành.
- Theo từng kỳ phát triên, chính sách giá được thay đổi sao cho phù hợp với các hoạt
động kinh doanh, tình hình tài chính của công ty và người tiêu dung. Đánh đứng tâm
lý người tiêu dung thông thái, công ty đua ra các loại sản phẩm có mức giá thành
khác nhau, song phù hợp cả về chất lượng sản phẩm, nhằm thu hút không ngừng các
lựa chọn của khách hàng.
- Không ngừng tìm hiểu và khắc phục những nhược điểm của sản phẩm nhằm thay
đổi chất lượng một cách cao nhất, phục vụ cho người tiêu dùng.
- Đưa ra những quy định chung nhất về quy trình, kỹ thuật đạt chuẩn cho các sản
phẩm.
2.5.6. Đánh giá tình hình sử dụng vốn kinh doanh.
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất xúc xích và thịt nguội các
loại, với thị trường tiêu thụ rộng khắp đòi hỏi phải sản xuất ra lượng sản phẩm tương
đối lớn để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Nên nguồn vốn của công ty được đầu
tư tương đối lớn và không ngừng thay đổi qua các năm. Tình hình vốn kinh doanh
của công ty được thể hiện qua biểu 1.1 ( qua biểu 1.1 ta có tốc độ phát triển bình quân
bằng căn bậc 2 của (giá trị năm 2014/ giá trị năm 2012)).
Qua biểu 1.1 ta thấy tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng tăng dần
qua các năm, đạt tốc độ phát triển bình quân là 112,89%, tăng bình quân là 12,89%/

năm. Nguyên nhân là do công ty đang dần có những bước đi đúng nên tình hình kinh
doanh của công ty đang đân phát triển.
Theo mục đích sử dụng: ta thấy lượng vốn cố định của công ty có xu hướng không
ổn định có biến động giảm vào năm 2013, đồng thời lượng vốn lưu động trong công
ty tăng đáng kể, điều này chứng tỏ công ty dồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh, gia tăng số lượng sản phẩm. Cụ thể số vốn lưu động trong công ty năm 2013
đạt tới 75,77% tăng 2,08% so với năm 2012.
Theo nguồn hình thành: Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm và
chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn, điều này chứng tỏ công ty có khẳ năng độc lập
về nguồn vốn, bên cạnh đó nợ phải trả cũng tăng nhiều so với năm 2013, năm 2014
nợ phải trả tăng 1,69%. Đều này thể hiện khẳ năng huy động vốn của doanh nghiệp
rất khả quan, tuy nhiên do nợ phải trả khá cao nên chi phí nợ phải trả cũng tăng nên,
điều này làm cho công ty gặp không ít bất lợi vì áp lực của khoản nợ phải trả.
14
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

Bảng 1:Tình hình tài chính của công ty từ năm 2011 đến 2014
Đơn vị tính: nghìn đồng
Nguốn
2011
vốn

2012
%

2014


2013
%

%

%

Vốn
CSH

9,264,812

15,8

10,048,747

6,4

40.472.382

19,1

55,021,412

23,1

Vốn
vay

49,414,710


84,2

147.961.52
9

93,6

171.357.472 80,9

184,005,260

76,9

Tổng

58,679,522

100

158,010,27
7

100

211,829,854

239,026,672

100


100

2.5.7. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty TNHH sản xuất thực
phẩm Hà Nội.
Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi đơn vị hoạt động
sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất thực phẩm như công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội đòi hỏi phải đầu
tư dây truyền công nghệ cao, vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối cao.
Tính đến ngày 31/12/2014, công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội có tổng
nguyên giá tài sản cố định ước tính đạt trên 23 tỷ đồng với kết cấu như biểu 1.2: Tình
hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội ( ngày
31/12/2014).
Nhận xét: Công ty áp dụng hình thức khấu hao theo đường thẳng, các tài sản cố
định của công ty bắt đầu khấu hao từ tháng 1/2010.với thời gian khấu hao dài, đặc
biệt là nhà cửa vật kiên trúc có thời gian khâu hao là 30 năm, hệ thống máy móc thiết
bị là 15 năm, các tài sản còn lại có thời gian khấu hao là 10 năm.
Qua bảng biểu trên ta thấy tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty có một số
đặc điểm như sau:
Nhà làm việc, phân xưởng sản xuất và máy móc thiết bị có tỷ lệ giá trị còn lại/
nguyên giá (GTCL/NG) đều lớn hơn 80%, các tài sản khác cũng có tỷ lệ GTCL/NG
là 65% điều này cho thấy toàn bộ các thiết bị, tài sản của công ty vẫn còn mới, để tiếp
tục tiến hành sản xuất kinh doanh, tận dụng công xuất tối đa của máy móc thiết bị
trong sản xuất, tạo đà cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng khẳ năng
15
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội


cạnh tranh nhờ năng lực sản xuất cao, tạo được thương hiệu trong ngành sản xuất,
song bên cạnh đó doanh nghiệp cần chú trọng trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa
máy móc thiết bị của mình để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra lâu dài.

16
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

Kết cấu tài sản trong công ty từ 2011 đến 2014
Tên TS
STT

Giá trị còn lại
Nguyên giá

2011

2012

2013

2014

1

Nhà cửa vật kiến trúc

17,789,973,418


8,894,986,709

7,115,989,367

5,336,992,025

3,557,994,683

2

Cửa hàng 09 Trần Phú

1,493,591,818

746,795,909

597,436,727.2

448,077,545.4

298,718,363.6

3

Cửa hàng TT Can Lộc

928,752,727

464,376,363.5


371,501,090.8

278,625,818.1

185,750,545.4

Cửa hàng bán xe và dịch
4

vụ TT Hương Khê

1,129,673,636

564,836,818

451,869,454.4

338,902,090.8

225,934,727,2

5

Cửa hàng Hương Sơn

2,628,130,000

1,314,065,000


1,051,252,000

788,439,000

525,626,000

Trung tâm thương mại
6

96 Trần Phú

6,026,126,655

3,013,063,328

2,410,450,662

1,807,837,997

1,205,225,332

7

Máy móc thiết bị

540,347,389

270,173,694.5

216,138,955.6


162,104,216.7

54,034,738.9

Hệ thống Camera quan
8

sát

169,992,800

113,328,533.3

101,995,680

90,662,826.67

79,329,973,34

9

Điều hoà Pana

10,454,545

0

0


0

0

10

Máy chiếu đa năng KTS

14,937,273

0

0

0

0

11

Máy phát điện Elexmax

28,000,000

0

0

0


0

12

Thang máy tải khách

290,562,771

0

0

0

0

13

Phương tiện vận tải

3,671,740,767

2,447,827,178

2,203,044,460

1,958,261,742

1,713,479,024


17
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

Nguồn: phòng tài chính kế toán
Biểu tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội ( 31/12/2014)

18
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

PHẦN 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT THỰC PHẨM HÀ NỘI TỪ 2012 ĐẾN NĂM 2014.
3.1. Kết quả kinh doanh của công ty TNHH sản xuất thực
phẩm Hà Nội từ 2012 - 2014
Từ khi bắt đầu hoạt động cho tới nay, tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội luôn tăng và có những bước
phát triển khá mạnh về quy mô sản xuất
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
sản xuất thực phẩm Hà Nội ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
tăng hàng năm, năm 2012 lợi nhuận đạt được là 5.924.997.110 đồng thì
tới năm 2013 lợi nhuận đạt được tăng 2.296.702.611 đồng tăng trên 38%,
năm 2014 lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng là 51,95% so với năm 2013.
Đây là con số khá ấn tượng biểu hiện tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đang dần ổn định và trên đà phát triển mạnh. Sau đây là
một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty:

Tổng doanh thu: Đây là nhân tố chính làm cho tổng lợi nhuận của
công ty tăng, tổng doanh thu đều tăng qua các năm, tổng doanh thu năm
2012 là 60.709.094.667 đồng, tới năm 2013 con số này tăng
10.424.851.282 đồng tương ứng với 17,17%, năm 2014 tăng 20,40% so
với năm 2013, đây là thành tích của công ty đã có những giải pháp tiêu
thụ hợp lý, kích thích sức mua của thị trường, tạo chỗ đúng vững chắc
cho doanh nghiệp.
Các khoản giảm trừ : Đây là nhân tố làm giảm lợi nhuận, trong 3 năm
từ năm 2012- 2014 các khoản giảm trừ doanh thu đều tăng dần, do công
ty áp dụng các chính sách giảm giá hàng bán, hưởng doanh số để tăng
doanh thu, năm 2014 các khoản giảm trừ tăng trên 50% so với năm 2013.
Hàng bán bị trả lại cũng là vấn đề cần quan tâm vì nó ảnh hưởng tới uy
tín của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ của công ty.
Năm 2013, lượng hàng bị trả lại giảm 5,98% so với năm 2012, nhưng đến
năm 2014 con số này tăng tới gần 200% so với năm 2013. Đây cũng là
một nguyên nhân làm cho doanh thu giảm, công ty cần xem xét kiểm tra
kỹ lưỡng để có thể tìm ra nguyên nhân của tình trạng này và khắc phục
nó, kịp thời có những biện pháp xử lý nhằm giữ vững uy tín của công ty.
19
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

Giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán tăng cũng là nguyên nhân làm cho
lợi nhuận giảm. năm 2013 giá vốn hàng bán tăng 13,51% so với năm
2012, năm 2014 tăng 11,69% so với năm 2013 tương ứng với mức tăng là
6.417.597.070 đồng. nguyên nhân tăng giá là do tỷ lệ lạm phát làm cho
sức mua của đồng tiền giảm, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, đồng
thời công ty cũng mở rộng quy mô sản xuất thêm sản phẩm nên số lượng

nguyên vật liệu cần dùng nhiều nên giá vốn tăng.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: cũng là hai nhân tố
làm cho lợi nhuận giảm, chi phí bán hàng tăng đều qua các năm, do công
ty đẩy mạnh các biện pháp nhằm đẩy mạnh khẳ năng tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra còn có yếu tố là doanh thu tài chính và chi phí tài chính cũng
ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, ta thấy doanh thu tài chính của công
ty chỉ ở mức nhỏ và tăng giảm không đều. Trong khi đó chi phí tài chính
của công ty lại ở mức cao, doanh thu không thể bù đắp phần chi phí tài
chính do chi phí lãi vay cao.

Biểu Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất thực
phẩm Hà Nội
ĐVT:đồng

Người nộp thuế:

Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

Mã số thuế:

0104129167

Đơn vị tính: đồng VN

Chỉ tiêu



Thuyết


Năm

Năm

Năm

số

Minh

2011

2012

2013

2

3

4

1

IV.08

1,Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ

239,436,581,016


282,201,497,403

20
Nguyễn Duy Dũng – K43

3


Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội
2, Các khoản giảm trừ doanh thu

2

20,454,546

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)

10

239,436,581,016

282,181,042,857

3

4. Giá vốn hàng bán

11


232,750,591,187

269,054,601,341

3

dịch vụ( 20 = 10 - 11)

20

6,685,989,829

13,126,441,516

1

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

6,961,962

28,956,684

7

7. Chi phí tài chính

22


794,971,006

6,703,779,616

1

Trong đó: Chi phí lãi vay

23

8. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

4,530,722,612

5,378,754,643

6

doanh{30 = 20 + 21 - 22- 24}

30

1,367,258,173

1,072,863,941

1


10. Thu nhập khác

31

562,386,379

1,592,831,066

3

11. Chi phí khác

32

562,386,379

1,073,259,066

5

12. Lợi nhuận khác ( 40 = 31 - 32)

40

519,572,000

2

1,367,258,173


1,592,435,941

1

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50
= 30 + 40)

50

IV.09

14. Chi phí thuế TNDN

51

239,270,180

398,108,985

4

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

60


1,127,987,993

1,194,326,956

1

nghiệp ( 60 = 50 -51

Nguồn: phòng tài chính kế toán

21
Nguyễn Duy Dũng – K43


PHẦN 4: NHẬN XÉT
4.1. Những kết quả đạt được.
- Công ty có quy chế rõ ràng về hệ thống quản trị bán hàng. Nhân
viên kinh doanh có những chính sách và chế độ rất phù hợp và có
tính khuyến khích cao.
- Tình hình tài chính của công ty khá ổn định, có khả năng nâng cao
sản xuất kinh doanh tốt.
- Quy chế lao động theo quy định của nhà nước, hợp lý và có tính
khuyến khích cao. Áp dụng các chế độ đãi ngộ hấp dẫn, thu hút
nhiều lao động.
- Quy trình sản xuất kinh doanh có khoa học, được áp dụng theo
đúng quy chuản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chủng loại sản phẩm có tính đa dạng về mẫu mã, chất lượng và
giá thành. Có tính cạnh tranh cao.
- Cách thức PR tên thương hiệu, quy trình bán hàng có chuẩn mực.
- Công ty luôn chú ý tới lợi ích của công nhân viên, nhằm nâng cao

tinh thần lao động và chất lượng sản xuất.
4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
- Chưa có những chiến lược phát triển cụ thể và lâu dài cho từng
giai đoạn phát triển.
- Chưa đề ra tầm nhìn chiến lược cụ thể. Mọi chiến lược vẫn đang ở
mức độ trung bình, chưa đi sâu, đi xát vào quá trình tiến chiển của
công ty.
- Cần tăng them tính cạnh tranh về thương hiệu của sản phẩm đối
với người tiêu dùng
- Thị trường của công ty chưa thật sự có độ bao phủ kín.


Báo cáo tổng hợp thực tập tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

KẾT LUẬN
Sau ba tuần tham gia thực tập và tìm hiêu sâu về hoạt động kinh
doanh tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội, nhờ sự hướng dẫn
của các thầy cô và ban quản lý của công ty em đã có những hiểu biết cần
thiết cho mình về hoạt động kinh doanh của công ty .Em nhận ra được
điểm mạnh của công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội trong công tác
này là:
Có công tác thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài hấp dẫn, thu được nhiều
nguồn đầu tư từ bên ngoài.
Công tác quản lý lao động hợp lý và chặt chẽ tao điều kiện cho hoạt động
kinh doanh có chất lượng cao.
Chế độ lương, thưởng, bảo hiểm có tính khuyến khích tinh thần lao động
của công nhân.
Nằm ở thị trấn, tập trung đông dân, tạo điều kiện tố cho hoạt động buôn
bán kinh doanh của công ty.
Có chính sách sử dụng vốn tốt, hợp lý, đem lại lợi nhuận cao trong công

ty.
Có niềm tin đối với người baán hàng, nên có khoản phải trả người bán
khá cao và tăng dần theo các năm trong mỗi ký báo cáo.
Bên cạnh đó công ty còn nhiều điểm yếu như :
Có những chế độ nghỉ phép hợp lý để công nhân nghỉ ngơi và đảm bảo
sức khỏe..
Chưa sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tài chính, cần
có chiến lược mói để thay đổi hiệu quả sủ dụng vốn cao hơn.
23
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo tổng hợp thực tập tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

Hoạt động chiếm dụng vốn chưa thật sự có hiệu quả cao, và lâu dài với
các đối tượng khách hàng và nhà cung cấp đầu vào.

24
Nguyễn Duy Dũng – K43


Báo cáo tổng hợp thực tập tại công ty TNHH sản xuất thực phẩm Hà Nội

T ÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.


HƯớng dẫn của giáo viên.
Giáo trình quản trị kinh doanh - H ọc viện tài chính
Giáo trình “ kế hoạch kinh doanh “ - TH si Bùi Đức Tuấn
Giáo Trình “ Quản trị học” - TH si Trương Thị Lan Anh
Khóa luận tốt nghiệp của các bạn khóa tr ư ớc.
Báo cáo tài chính từ năm 2011 đến 2014 của công ty TNHH sản
xuất thực phẩm Hà Nội.

25
Nguyễn Duy Dũng – K43


×