Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Các nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.91 KB, 19 trang )

Bài thuyết trình môn Kinh tế và chính sách phát triển vùng
Đề tài: Các nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng
I/ Các nhân tố bên cung tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng
1. Cơ sở lí thuyết tăng trưởng kinh tế


Mô hình David Ricardo (1772-1823): với luận điểm cơ bản là đất đai sản
xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại
có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản
xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất
lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nong phẩm tăng, tiền lương danh
nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là
nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất
nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế
mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được
nguồn gốc của tăng trưởng.



Mô hình hai khu vực: tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu
vực nông nghiệp và công nhiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L
labor), yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai
khu vực kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ
điển và Harry T. Oshima.



Mô hình Harrod-Domar: nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu
tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên.
Hệ số về hiệu quả sử dụng vốn: ICOR ∆K/∆L.


1




Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản
xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh
hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng



Mô hình Kaldor: tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình
độ công nghệ.



Mô hình Sung Sang Park:nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư
quốc gia cho đầu tư con người.



Mô hình Tân cổ điển: nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức
kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L).

• Tổng kết các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế thì gồm có 4 nhân tố
chính:
Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước
đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển
kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh
tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác

nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả
tương ứng.


Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức
và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh
tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể
mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương
tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất
2


chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn
hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt


Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển,
những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ,
rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển
kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có
thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê
út.Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật,
việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một
quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên
thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động,
tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy
mô.




Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà
người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư
bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản,
phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc
biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính
trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư
bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư
bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển.
Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể
chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính
phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện
quốc gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi....

3




Công nghệ:trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không
phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư
bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công
nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản
lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát
triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng
hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là
việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh
chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép
những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng.
2. Thực trạng tác động của các yếu tố bên cung đến kinh tế Hà Nội


Về nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực Hà Nội: Cần cả lượng và chất
Theo Ban Quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất Hà Nội, thành phố hiện
có 33 KCN, KCX và KCN cao (trong đó có 8 KCN) thu hút hơn 115 ngàn
người.
Trong kế hoạch phát triển tới năm 2030, Hà Nội cần khoảng 33 KCN với
hơn 659 ngàn lao động. Để đáp ứng mục tiêu này, bên cạnh việc phát triển
về lượng, việc nâng cao trình độ và ý thức của lao động cần được chú trọng.
Kỹ năng yếu
Thống kê của Ban QL KCN - KCX Hà Nội, trong số hơn 115 ngàn lao động
đang làm việc tại các KCN - KCX, phần lớn trong đó là lao động trong
ngành điện tử (65%), ngành cơ khí chiếm 15%, ngành xây dựng chiếm 8%.

4


Về độ tuổi, lao động thuộc độ tuổi 18-30 chiếm tới 80%. Thống kê cũng nêu ra
thực trạng 65% lao động chưa qua trường nghề. Trong khi đó, mục tiêu phát triển
các KCN theo hướng khu công nghệ sạch, công nghệ hỗ trợ và cao, đòi hỏi lực
lượng lao động có trình độ và công nghệ mới.
Tay nghề kém và ý thức chưa cao của lao động vẫn là điều mà nhiều DN
phàn nàn.
Theo đại diện Cty TNHH Nisei Electronics Hà Nội (KCN Thăng Long), lao
động khá vững về lý thuyết, nhưng thực hành kém, thiếu tính thực tiễn, chưa
quen với môi trường làm việc công nghiệp. Về kỹ năng làm việc, Cty nhận
xét: Kỹ năng làm việc nhóm còn kém, đặc biệt kỹ năng “liên lạc - báo cáo thảo luận” khi phát sinh vấn đề.
Theo ông Hara Yoshiya, Trưởng phòng Nhân sự Cty Canon VN: Lao động
đã qua trường nghề vẫn cần đào tạo lại vì chưa thích nghi với môi trường và
tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật còn yếu, thiếu kiến thức về hiệu suất

lao động và tổn thất của Cty.
 Cần nhiều giải pháp
• Để khắc phục điểm yếu của lao động, ông Hà Xuân Quang - Hiệu phó
ĐHCN Hà Nội, nhấn mạnh tới tính chủ động của nhà trường: “Nhà trường
chủ động bám sát nhu cầu thực tế của DN nhằm tạo ra lợi ích từ 2 phía. Sinh
viên cần có nơi thực tập và tham quan thuận lợi. DN và trường có thể cùng
cộng tác đào tạo nguồn lực lâu dài”.
• Theo ông Cao Đình Đức - Phó Hiệu trưởng Trường TC Nghề Việt Úc, để
nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường cần chủ động xây dựng phương
pháp như khảo sát thị trường, phân tích nhu cầu nhân lực theo ngành nghề,
lập kế hoạch đào tạo căn cứ vào kết quả khảo sát và năng lực nhà trường, ký
hợp đồng cung ứng nhân lực với DN...
• Các trường cần mở rộng lĩnh vực đào tạo. Theo ông Hara Yoshiya, Trưởng
phòng nhân sự Cty Canon VN: Trường nghề nên mở thêm các chuyên ngành
5


đào tạo lắp ráp linh kiện điện tử dân dụng (Tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy in),
đào tạo cho sinh viên hiểu về kỷ luật lao động, hiệu suất lao động và tổn thất
của Cty nhằm giúp họ hiểu rõ vai trò và vị trí trong dây chuyền SX...
Đứng ở góc độ quản lý, Ban Quản lý KCN - KCX Hà Nội kiến nghị UBND
thành phố cần nghiên cứu cụ thể về cầu lao động qua đào tạo nghề của các
DN tại Hà Nội, từ đó chỉ đạo công tác đào tạo nghề sát với thực tiễn. Đồng
thời, thành phố cần có quy định áp dụng hình thức đào tạo theo hợp đồng
giữa các trường nghề với các cơ sở SXKD có sự hỗ trợ về tổ chức và kinh
phí...
• Cần có chính sách ưu đãi với tình trạng khan hiếm lao động phổ thông
như

hiện


nay



HN:

Theo Phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội Vũ Thị Thanh, có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu lao động phổ thông tại Hà Nội
trong giai đoạn này. Trong đó, nguyên nhân mấu chốt là mức thu nhập hiện
tại

ngày

càng

thấp

so

với

giá

cả.

Những doanh nghiệp được coi là có mức lương cao, thì nay, với đà tăng giá
thu nhập của người lao động cũng chỉ còn ở mức trung bình. Trong khi đó,
người lao động phổ thông luôn làm việc trong tình trạng “đứng núi này,
trông núi nọ”. Chỉ cần các doanh nghiệp khác thêm quyền lợi mới, tăng mức

thu nhập và điều kiện đi lại, họ sẵn sàng chuyển đổi chỗ làm việc.
Bên cạnh đó, nhiều người Hà Nội không muốn con em mình làm những
công việc phổ thông với cường độ lao động căng thẳng, vất vả. Đó là chưa
kể đến việc thu hút đầu tư ở các tỉnh đang tăng lên, các khu công nghiệp ở
địa phương đã trở thành nơi thu hút lao động tại chỗ, nên việc tìm nhân lực
6


phổ

thông

cho

doanh

nghiệp





Nội

lại

càng

khó.


Trước tình hình hiện nay, các doanh nghiệp cần tính toán để có chế độ tiền
lương thỏa đáng cho người lao động, và những ưu đãi phù hợp mức sống.
Phải coi đây là sự đầu tư nhằm gắn kết lâu dài người lao động với doanh
nghiệp, khi đó mới giải quyết được việc thiếu lao động phổ thông.

Về nguồn vốn:

 Hà Nội: Nguồn vốn ODA phát huy hiệu quả

(HNM) - Những năm qua, nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản được ưu tiên
hỗ trợ cho sự phát triển của TP Hà Nội, tập trung trong các lĩnh vực như hiện đại
hóa cơ sở hạ tầng giao thông, cải thiện môi trường nước… Từ nguồn vốn này, với
sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản, hàng loạt dự án đã được Hà Nội triển khai
và đưa vào khai thác. Đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) khẳng
định,



Nội

đã

sử

dụng



7


hiệu

quả

nguồn

vốn

ODA...


Hầm đường bộ Kim Liên, một trong những công trình được xây dựng từ nguồn
vốn ODA.
.
Từ khi nối lại viện trợ cho Việt Nam vào năm 1992, ODA của Nhật Bản ưu tiên hỗ
trợ cho sự phát triển của thành phố Hà Nội, tập trung vào các lĩnh vực như hiện đại
hóa cơ sở hạ tầng giao thông, cải thiện môi trường nước, phát triển công nghiệp và
các dịch vụ chăm sóc y tế.
Cơ sở hạ tầng giao thông của Hà Nội đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua
với rất nhiều dự án, công trình. Nhiều đoạn đường trọng yếu trong thành phố, các
nút giao thông, hệ thống cầu vượt,... đã được cải thiện và xây dựng mới. Sắp tới,
tuyến đường sắt nội đô và tàu điện ngầm sẽ được xây dựng, kỳ vọng đóng góp vào
hệ thống giao thông của thủ đô, giảm tình trạng ùn tắc giao thông và cải thiện môi
trường của thành phố.
Mạng lưới giao thông khu vực, bao gồm các tuyến quốc lộ nối các địa phương với
Hà Nội đã được chú trọng xây dựng thời gian qua. Hệ thống giao thông này trở
thành cơ sở cho sự phát triển của các khu công nghiệp và phát triển nông thôn,
đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực với trọng tâm là thành phố Hà Nội.

8



 Hơn nữa, đến hết năm 2010, tổng nguốn vốn huy động của
các TCTD Hà Nội đạt trên 760.000 tỷ đồng
Chính vì vậy các TCTD(tổ chức tín dụng) trên địa bàn đã đẩy mạnh cho vay với cơ
cấu tín dụng hợp lý hơn, đáp ứng tốt nhu cầu vốn của nền kinh tế, ưu tiên đáp ứng
vốn đối với cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay doanh nghiệp xuất khẩu,
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các NHTM trên địa bàn luôn chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt
là dịch vụ hiện đại, tiện ích mới và thẻ ngân hàng. Đến nay, trên địa bàn Hà Nội có
3.248 đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước mở 158.048 tài khoản tại các
TCTD để chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên.

 Giải pháp thu hút nguồn vốn cho phát triển:
Một là, tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách phù
hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo môi
trường thuận lợi để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và
ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả
các loại thị trường (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động và khoa học-công
nghệ). Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp
để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.
Hai là, tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn nữa hành chính theo cơ chế “một
cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề
vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý ĐTNN giữa Trung ương và địa phương
và giữa các Bộ, ngành liên quan. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công
9


chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và

quy định mới về phân cấp quản lý ĐTNN.
Ba là, tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng,
nhất là giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước…
nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến
hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam… Ban hành các chính
sách thích hợp nhằm khuyến khích tư nhân, gồm cả doanh nghiệp ĐTNN
tham gia tích cực vào đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.
Bốn là, coi trọng và tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các doanh nghiệp
nói chung, doanh nghiệp ĐTNN nói riêng. Nâng cao hiệu quả hoạt động
khoa học công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả;
nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; tiếp tục hoàn thiện
luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới.
Năm là, tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp
với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương;
triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn
trọng điểm; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến
đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong
nước lẫn đại hiện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao
hiệu quả giữa các hoạt động này; kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của
lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tưthương mại-du lịch.
Về công nghệ, khoa học:
Khoa học công nghệ tác động tới kinh tế - xã hội: Vai trò "đòn bẩy"

10


Kiểm tra sự phát triển giống cua sinh sản nhân tạo tại
Trung tâm giống hải sản Nam Định
Xã hội càng phát triển càng chứng minh một điều rằng:

Khoa học và công nghệ (KH&CN) có vai trò ngày càng
sâu sắc, tác động lớn đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở
nhiều quốc gia. Những năm gần đây, thành quả của KH&CN, đặc biệt là sự đổi
mới công nghệ đã đem đến cho kinh tế, xã hội (KTXH) Việt Nam một diện mạo
mới.

 Tăng khoảng 5 lần thu nhập bình quân đầu người
Theo tài liệu của TS Cù Chí Lợi, Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Khoa học - Xã hội
Việt Nam): Ở nước ta, trong thời kỳ 1998-2002, tỷ trọng đóng góp của yếu tố
KH&CN vào tăng trưởng GDP chiếm gần 23%, kéo mức thu nhập bình quân đầu
người từ vài trăm USD đạt ngưỡng 1.000 USD. Trong khi dân số không ngừng
tăng (từ hơn 50 triệu người năm 1979 lên hơn 85 triệu người năm 2009), diện tích
đất canh tác bị thu hẹp nhưng nhờ áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất,
ngành nông nghiệp vẫn đóng góp hơn 65% vào tăng trưởng kinh tế
 Đưa kim ngạch xuất khẩu tăng:

Một

số

nhóm

hàng

xuất

khẩu

chủ


yếu: (số

liệu

của

năm

2011)

Các nhóm mặt hàng tăng so với cùng kỳ: có 4 nhóm mặt hàng, trong đó 3 nhóm
tăng

cao

hơn

mức

14%

theo

chỉ

tiêu

HĐND

thành


phố

giao.

- Linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi: đạt 601 triệu USD, chiếm tỷ trọng 17,3%,
11


tăng

17,2%

so

với

cùng

kỳ.

- Hàng May, dệt: đạt 402 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11,6%, tăng 21%;
- Điện tử: đạt 111 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3,2%, tăng 22%
- Xăng dầu tạm nhập tái xuất: đạt 480 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13,8%, tăng
54,3%
- Giầy dép các loại và các sản phẩm từ da: đạt 113,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2%,
tăng

1,8%


- Nông sản: đạt 378 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11%, tăng 11,7%
- Dây điện và dây cáp điện: đạt 78 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,3%, tăng 13%.
- Thủ công mỹ nghệ: đạt 42,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,2%, tăng 3,6%
 Giải pháp:
Cần có những biện pháp phát huy hiệu quả sử dụng công nghệ:
-mở cửa, tiếp thu những công nghệ, kĩ thuật tiên tiến của nước
ngoài
-ưa tiên, khuyến khích nhiều hơn nữa vào các công trình khoa học
ứng dụng, vinh danh những phát minh, sang kiến hay
-khuyến khích tinh thần sáng tạo cá nhân…

II/ Các nhân tố về phía cầu tác động đến thị trường quốc tế.
Ngoài các nhân tố về cung tác động đến tăng trưởng của vùng thì 1 yếu tố khác
đóng 1 vai trò rất quan trọng và luôn đi đôi với nhân tố về phía cung đó chính là
các nhân tố về phía cầu.
Hẳn ai cũng biết là nếu có cung mà không có cầu thì dù có nhiều cung đến đâu
cũng sẽ vô ích thị trường cũng sẽ trở nên thất bại. Về phía các nhân tố cầu thì ở
đây có 3 nhân tố cầu chính tác động đến tăng trưởng của vùng đó là:

12


1. Các nhân tố cầu tác động đến thị trường ở trong vùng:
- khi 1 vùng sản xuất ra các hàng hóa dịch vụ thì mục tiêu trước tiên đó
chính là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong
vùng,chình những khoản thu từ chi tiêu của người dân trong vùng đã
đóng góp 1 phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của vùng, đặc biệt là
đối với các đô thị lớn tập trung đông dân thì chính nhu cầu về hàng
hóa trong vùng góp 1 phần không nhỏ vào tăng trưởng của vùng. Khi
nhu cầu người dân tăng lên dẫn đến lượng hàng hóa được cung ứng

tăng lên,do đó sản xuất và đầu tư sẽ cùng tăng dẫn đến thu nhập
người dân tăng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong vùng.
2. Các nhân tố về phía cầu tác động đến thị trường ngoài vùng
-

Nhưng nếu chỉ quan tâm tới thị trường tiêu thụ trong vùng mà không

tìm cách mở rộng thị trường, bỏ qua những nhu cầu tiêu dùng ở các vùng
miền khác trong cả nước thì sự tăng trưởng sẽ không được lâu dài và
ngày một giảm sút. Một vùng kinh tế tăng trưởng mạnh là 1 vùng kinh tế
biết nắm bắt thời cơ khi nhu cầu nội tại trong vùng đã đạt ngưỡng tối đa
nhưng nhu cầu ở vùng khác lại đang rất lớn mà mặt hàng thì lại không đủ
để đáp ứng. Đây chính là 1 nguồn đem lại lợi nhuận thêm cho vùng nếu có
thế đáp ứng kịp thời đúng lúc nhu cầu đó của người dân ở những vùng
khác, không những thì trường được mở rộng mà doanh thu lợi nhuận
cũng từ đó mà tăng thêm. Với khắp các vùng miền trên cả nước, nhu cầu
là vô cùng lớn và nếu đáp ứng được hết tất cả những nhu cầu đó thì
lượng tiền mang lại thêm cho vùng đó sẽ ngày 1 lớn hơn và tăng trưởng
cũng sẽ đạt cao hơn.

3. thị trường quốc tế
- 1 thị trường nữa cũng không thể bỏ qua đó chính là thị trường quốc
tế. 1 quốc gia,1 vùng không thể có tăng trưởng nhanh nếu như chỉ
chú trọng đến môi trường trong nước mà quên đi thị trường quốc tế
bên ngoài, chính thị trường quốc tế sẽ đem lại cho mỗi vùng hay lớn
13


hơn là mỗi quốc gia 1 nguồn thu khổng lồ .mỗi vùng lại có 1 mặt
hàng với thế mạnh của riêng mình:

+ khi sản phầm của vùng phù hợp nhu cầu của người nước
ngoài,họ sẵn sàng chi trả 1 lượng tiền lớn để có dc mặt hàng đó 
xuất khẩu tăng tăng trưởng cho vùng.
+ khi lượng cung lớn, nhu cầu trong nước không đáp ứng được
hết thì thị trường quốc tế chính là 1 cái phao cứu sinh cho quốc gia
đó. Với những nước khan hiếm mặt hang đó họ có nhu cầu và sẵn
sang chi trả 1 lượng tiền lớn cho mặt hang đo thi vấn đề xuất khẩu
lại trở thành nguồn thu đem lại lợi nhuận khổng lồ cho vùng.

VD: Tổng công ty may 10 trên địa bàn Hà Nội:

Về sự phân phối trong vùng: May 10 có tổng số 14 gian hàng trên địa bàn
Hà Nội .
Ngoài ra May 10 đã có 130 điểm bán và giới thiệu sản phẩm tại 3 miền Bắc,
Trung, Nam. Không những thế Tổng Công ty cổ phần May 10 đang tiếp tục

14


triển khai chiến lược phát triển hệ thống phân phối và chương trình đưa hàng về
phục vụ nông thôn.

Không chỉ phát triển ở thị trường trong nước May 10 còn đang hướng ra thị
trường quốc tế: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản
11 tháng qua đã tăng 40% so với cùng kỳ 2010, đạt 1,6 tỷ USD. Ngoài ra May
10 còn xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn khác như EU, Hoa Kỳ,…
Chính nhờ sự phân phối định hướng phát triển hợp lý mà công ty đã đạt
được những thành quả rất tốt: tổng doanh thu đạt 1.318 tỷ đồng, tăng 30% so
với năm 2010; lợi nhuận đạt 32 tỷ đồng, tăng 36%; thu nhập bình quân đạt
3.528.000 đồng/người/tháng, tăng 16%; đầu tư mới trên 100 tỷ đồng.


• Công ty bánh kẹo Kinh Đô
Công ty Kinh Đô hiện là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu
tại thị trường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùnh bình chọn là
Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Công ty có 1 hệ thống phân phối vô cùng đa dạng trải khắp thành phố Hồ
Chí Minh
Kinh Đô hiện có một nhà máy sản xuất bánh kẹo tại Thủ Đức - TPHCM
(diện tích 60.000 m2), một nhà máy làm kem tại Củ Chi (24.000 m2) và một nhà
máy sản xuất bánh kẹo tại tỉnh Hưng Yên (74.000 m2)
Không chỉ phát triển ở trong nội tại thành phố Hồ Chí Minh, Kinh đô còn
đang vươn ra khắp 3 miền Bắc Trung Nam với nhà mày sản xuất bánh kẹo kinh Đô
15


miền Bắc và 1 hệ thống phân phối nằm suốt từ Quảng Bình trở vào. Sản phẩm của
Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường 20 nước trên thế giới như Mỹ, Châu
Âu, Uc, Trung Đông, Singapore, Đài Loan, Campuchia, …
Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh và thành phố với 150 nhà
phân phối,120000 điểm bán hang, trên 40.000 điểm bán lẻ phủ khắp toàn quốc.
Chính nhờ những biện pháp chính sách hợp lý mà trong 10 năm qua, công ty
đã có bước phát triển mạnh mẽ. Tổng doanh thu đạt trên 5.600 tỷ đồng, lợi nhuận
đạt 600 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 300 tỷ đồng. Riêng năm 2011, doanh thu trên
1.300 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 150 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ
2010; nộp ngân sách trên 100 tỷ đồng tăng 60% so với cùng kỳ…

III/ Các chính sách tác động đến tăng trưởng kinh tế
Bên cạnh các yếu tố cung và cầu thì các chính sách cũng là một nhân tố tác động
đến tăng trưởng kinh tế. Theo quan niệm phổ biến nhất hiện nay thì chính sách là
phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải

quyết các vấn đề lặp đi lặp lại. Có thể phân loại chính sách vùng thành hai nhóm:
nhóm chính sách tổng thể phát triển vùng và nhóm chính sách cụ thể phát triển
vùng.
+ Nhóm chính sách tổng thể phát triển vùng hướng tới giải quyết các vấn đề cơ
bản của toàn bộ hệ thống vùng hoặc của từng loại vùng thích hợp. Nó bao gồm :

16


chính sách giải quyết toàn bộ hệ thống ( giao thông vận tải và thông tin liên lạc,
phát triển đô thị...) và chính sách áp dụng cho từng loại vùng thích hợp
+ Nhóm chính sách cụ thể phát triển vùng gồm có chính sách định vị công nghiệp,
chính sách vốn cho phát triển vùng và chính sách phát triển nông thôn.
- Chính sách định vị công nghiệp phải đề xuất được số lượng, quy mô, vị
trí của các khu công nghiệp tập trung hoặc các chùm công nghiệp.
Chính sách này góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm. Hơn nữa
phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề tại các trung tâm
vùng, sử dụng các doanh nghiệp nhà nước như là lực lượng đóng vai trò
chủ đạo trong chính sách định vị công nghiệp.
- Chính sách vốn cho phát triển vùng: hướng tới khai thông khai thác các
nguồn vốn khác nhau trong vùng và giữa các vùng và biến nó thành vốn
đầu tư cho phát triển vùng
- Chính sách phát triển nông thôn: hướng tới việc tập trung dân cư nông
thôn bằng cách xây dựng hệ thống phân công và liên kết các trung tâm
nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản,
hỗ trợ kỹ thuật cho nông nghiệp, tổ chức lại không gian cho các đối
tượng trên địa bàn
Một trong những chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế đó là chính sách thu hút vốn
đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có
của địa phương để phát triển kinh tế.

Ban quản lý (BQL) các KCN và chế xuất Hà Nội
cho biết, năm 2010 sẽ phấn đấu thu hút 180 triệu
USD

vốn

đầu



vào

các

KCN.

Đến nay, các khu công nghiệp (KCN) Hà Nội đã thu
17


hút được 508 dự án, trong đó có 240 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký
3.533 triệu USD và 268 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 11.160 tỷ
đồng. Ban quản lý (BQL) các KCN và chế xuất Hà Nội cho biết, năm 2010 sẽ phấn
đấu

thu

hút

180


triệu

USD

vốn

đầu



vào

các

KCN.

Một trong những tác động của việc tăng trưởng kinh tế đó là hiện tượng di dân ồ ạt
từ các vùng nông thôn ra các thành thị lớn. Dân số tăng nhanh, trong khi đó chiến
lược phát triển đô thị không đi đôi với việc làm và các dịch vụ kèm theo, khiến
thành phố trở nên chật chội, bức bối. Đó là bức tranh mà TP.HCM đang gặp phải
trong 10 năm gần đây. Theo kết quả điều tra, TP.HCM hiện có số dân cao nhất
nước, lên tới trên 7.2 triệu người, trong đó 1.2 triệu người sống ở nông thôn.
TP.HCM thu hút lao động nông thôn di cư vào thành thị rất lớn, mang lại nhiều cơ
hội việc làm và thu nhập cho người lao động tuy nhiên chính di cư cũng tạo nên
một sức ép rất lớn đối với thành phố trong vấn để phát triển. TP.HCM đang trong
giai đoạn phát triển đô thị mạnh mẽ, chủ yếu do làn sóng di cư từ nông thôn ra
thành thị vì mức tăng trưởng cao ở thành thị, cộng với sự khác biệt nông thôn
thành thị ngày càng lớn và việc quản lí hộ khẩu không còn chặt chẽ. Cụ thể, dân cư
ở khu vực thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29.6% tổng dân số cả nước. Như

vậy, dân số thành thị đã tăng với tốc độ trung bình là 3.4% mỗi năm và tốc độ này
ở khu vực nông thôn chỉ là 0.4% mỗi năm. Qua con số này chúng ta sẽ thấy quá
trình di dân nông thôn thành thị sẽ còn tiếp diễn mạnh trong những năm tới.
Việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng hiện đang được các địa phương hết sức
quan tâm. UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định 91/2009/QĐ-UBND quy
định về thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng
cao của Thành phố. Theo đó, Hà Nội ưu tiên tuyển thẳng vào cơ quan hành chính,
18


đơn vị sự nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp đại học đạt danh hiệu thủ khoa xuất
sắc tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài; sinh viên tốt nghiệp loại giỏi
các trường đại học nước ngoài hoặc các trường đại học công lập hệ chính quy trong
nước, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực, ngành quan trọng mà thành phố đang cần.
Không chỉ có chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, trong quá
trình công tác, các tài năng trẻ, nhân lực có chất lượng cao sẽ được ưu tiên bố trí,
phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ; được ưu tiên về phương tiện làm việc, học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ;
ưu tiên xem xét trong bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào các chức vụ lãnh đạo, quản
lý trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố.

19



×