Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thực trạng sử dụng nguồn lao động nông thôn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.53 KB, 27 trang )

Lời cảm ơn
Sau quá trình học tập, rèn luyện dưới mái trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân, nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường và đậc biệt là thầy cô khoa
Khoa học quản lý, em đã có sự hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực chuyên ngành
và ngoài chuyên ngành. Khoảng thời gian đó không phải là quá dài cho sự trau
dồi kiến thức, tuy nhiên nó đã giúp em có sự khác biệt mới, tạo nên con người
em. Là một du học sinh của Lào, khi đến với Việt Nam em không khỏi bỡ ngỡ,
nhưng sự nhiệt tình gần gũi của thầy cô trong khoa cũng như các bạn trong
trường trong lớp đã giúp em hòa nhập tốt hơn với môi trường và tiếp thu được
kiến thức tốt nhất có thể. Tuy nhiên với kiến thức, kinh nghiệm, khả năng
nghiên cứu tìm hiểu còn yếu đồng thời do ngôn ngữ cũng còn bất đồng, sự
không thành thạo trong việc sử dụng tiếng Việt nên bài đề án môn học lần này
như một sự bổ trợ, giúp em hoàn thiện kiến thức của mình hơn. Bởi trong khi
làm đề án này em đã có được các kĩ năng tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích và
tổng hợp thông tin một cách hệ thống. Để đạt được những thành công như hôm
nay (dù còn nhiều yếu kém), em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giúp em
trong những năm vừa qua và đặc biệt thầy Mai Ngọc Anh – người đã trực tiếp
giúp đỡ em hoàn thành đề án này rất nhiều với đề tài: “Thực trạng sử dụng
nguồn lao động nông thôn ở Việt Nam”
Do còn nhiều thiết xót trong nhận thức cũng như trong quá trình nghiên
cứu, phân tích hoàn thiện đề tài, em rất mong được sự góp ý hơn nữa của thầy
cô để em có thể hoàn thiện mình.
Em xin chân thành cảm ơn!


Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại sao em chọn đề tài này?
Vấn đề con người, nguồn nhân lực luôn là vấn đề được đặc biệt quan
tâm của các chính phủ các nước, đặc biệt là các đối tượng dễ tổn thương trong
xã hội. Và vấn đề lao động ở nông thôn là vấn đề cần thiết có được sự quan


tâm đó, và còn quan trọng hơn nữa khi nó đến từ các nước đang phát triển như
Việt Nam. Việt Nam và Lào tình nghĩa anh em từ trước tới nay và vấn đề này ở
hai quốc gia cũng có sự tương đồng. Em lựa chọn đề tài này trước hết nhằm có
cái nhìn tổng quan hơn về nguồn lao động ở nông thôn Việt Nam và từ đó có
sự vận dụng trong phân tích ở Lào.
Kinh tế của các quốc gia ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu, và
hòa theo đó là các vấn đề chuyên môn hóa trong phân công lao động quốc tế
cũng như sự vận dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế ở mọi thành
phần. Các đối tượng dễ tổn thương ở các quốc gia có lẽ là các đối tượng sẽ chịu
thiệt thòi nhất, và chính phủ các nước không có cái nhìn chiến lược, không có
hoạch định kịp thời chính xác và quan tâm đúng mức thì đối tượng này sẽ ngày
càng rơi vào vực sâu của xã hội và đồng thời kéo kinh tế quốc dân đi xuống.
Các chính sách của chính phủ, sự quan tâm của chính quyền các cấp sẽ là động
lực lớn cho sự nỗ lực của họ. Đặc biệt, với Việt Nam nguồn lao động ở nông
thôn chiếm một khối lượng lớn so với tổng lao động của cả nước. Nếu biết
cách dựa vào họ thì chính họ sẽ là động lực cho đất nước phát triển mạnh mẽ
hơn đồng thời giúp gắn kết các thành phần kinh tế bởi họ có một những đặc
trưng đặc biệt của giai cấp nông dân.
Với những lý do trên, đồng thời muốn đóng góp phần nào đó vào sự phát
triển của Việt Nam, vào tình đoàn kết hữu nghị hai nước Việt – Lào vừa như
một sự tri ân (dù là rất nhỏ) nhỏ bé bởi sự nuôi dưỡng kiến thức cho bản thân
em trong những năm ở Việt Nam, em quyết định lựa chọn đề án môn học của
mình với đề tài: “Thực trạng sử dụng nguồn lao động nông thôn ở Việt
Nam”.


2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
- Thực trạng sự biến đổi lao động khu vực nông thôn ở Việt Nam hiện
nay.
- Một số giải pháp sử dụng nguồn lao động ở Việt Nam giai đoạn tới.

3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, chuyên đề có kết hợp sử dụng các phương
pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, so sánh, phân tích, logic,
phương pháp định lượng, xu hướng…
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đề án chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận
và thực tiễn liên quan đến nguồn lao động – động lực phát triển của mỗi quốc
gia
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu việc sử dụng và chất lược nguồn lao
động ở Việt Nam 2007 – 2011
5. Kết cấu đề án
Chương I: Cơ sở lý thuyết (bỏ qua).
Chương II: Thực trạng sự biến đổi lao động khu vực nông thôn ở Việt Nam
hiện nay.
Chương III: Một số giải pháp sử dụng nguồn lao động ở Việt Nam giai đoạn
tới.


Chương I:
Cơ sở lý thuyết (bỏ qua).
Chương II:
Thực trạng sự biến đổi lao động khu vực nông thôn ở Việt
Nam hiện nay.
2.1

Sự biến đổi lao động khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay

Khái quát sơ nét tình hình dân số và lao động của Việt Nam: Đến thời
điểm 1/7/2011, cả nước có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng
lao động, chiếm 58,5% tổng dân số. bao gồm 50.35 triệu người có việc làm và

1.05 triệu người thất nghiệp. Trong tổng số lực lượng lao động của cả nước, nữ
giới chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới (48.5% nữ giới so với 51.5% nam giới).
Theo kết quả điều tra dân số, trong vòng 30 năm qua, tỷ trọng nữ giới chiếm
trong tỷ trọng lao động rất ít (TĐT 1989: 48.8%; TĐT: 1999: 48.2%; TĐT
2009: 48.0%).
2.1.1 Hiện tượng di cư lao động theo vùng
Như trên cũng đã kháu quát: Tại thời điểm 01/07/2011, lực lượng lao
động từ đủ 15 tuổi trở lên của cả nước là 51.4 triệu người. Trong đó lực lượng
lao động của khu vực nông thôn chiếm 70.3% (trong đó nữ chiếm?% lực lượng
lao động nữ toàn quốc)
Bảng số liệu một số nội dung về lao động trong cả ngước:
( Báo cáo của tổng cục thống kê 2011)
Tiêu chí

Thành thị (đơn vị phần trăm)

Nông thôn (đơn vị phần

2007
Lao động >= 26.4

2009
28.4

2010
28.0

2011
29.7


trăm)
2007 2009
73.6 71.6

15 tuổi
Tỷ lệ tham gia 66.8

70.7

69.5

69.7

78.0

lực lượng lao
động >=15

79.1

2010
72

2011
70.3

81

80.8



Thiếu việc

4.64

4.57

4.29

3.6

6.3

4.26

3.56

làm trong độ
tuổi lao động
Qua bảng số liệu cũng như trong toàn bộ báo cáo cũng chỉ ra: Nhìn chung
năm 2011 cả nước có 1.05 triệu người thật nghiệp trong đó khu vực thành thị
chiếm 49.8% và số nữ chiếm 57.7% tổng số thất nghiệp. Tỷ lệ thiếu việc làm
trong độ tuổi lao động ở khu vưc nông thôn ở mức 3.56%, ở nông thôn mặc dù
tỷ lệ thất nghiệp không cao song tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng diễn ra phức
tạp. Mặc dù trong bảng số liệu có thể thấy con số giảm dần khá đều đặn, tuy
nhiên vấn đề lao động nông thôn thất nghiệp trá hình, thời vụ…ngày càng phức
tạp.
Bảng số liệu này, tuy không thật chi tiết nhưng cũng phản ánh phần nào
tình trạng di chuyển lao động từ vùng nông thôn ra thành thị, đây là một luồng
di chuyển theo xu hướng tất yếu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Trên cơ sở số liệu tỷ lệ lao động >= 15 tuổi giữa nông thôn và thành thị có thể
thấy tỷ lệ này tăng khá nhanh ở nông thôn và ngược lại, rút đi mạnh mẽ ở khu
vực thành thị. Điều này đặt ra vấn đề: liệu lao động di chuyển theo luồng này
có thật sự đáp ứng được yêu cầu lao động ở khu vực mới (thành thị) không? Và
quản lý họ bằng cách nào?
So với các năm trước đó, đặc biệt 2010, tỷ lệ tham gia lao động ở khu vực
nông thôn có giảm nhẹ 0.2% (trong đó khu vực thành thị tăng lên), đó là điều
đáng mựng mặc dù lực lượng này vẫn tăng, tuy nhiên tốc độ tăng đã chậm dần
và chậm hơn khu vực thành thị. Nhưng con số 70.3% lực lượng lao động cả
nước vẫn là con số cực kỳ lớn. Do đó để tiến hành phát triển đất nước, thực
hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm cơ bản biến Việt Nam trở
thành nươc công nghiệp 2020, nông nghiệp nông thôn cũng giữ vị thế quan
trong. Đó là động lực nhưng cũng là vết trượt nếu không biết cách sử dụng
chúng khôn khéo, hiệu quả. Phân bố lực lượng lao động nông thôn theo 8 vùng
lãnh thổ trên cả nước như sau: (2010)


- Vùng Đồng bằng Sông Hồng: 7819657 người, chiếm 22.79 % lực lượng
lao động nông thôn cả nước.
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: 5980545, chiếm 17.43% lực lượng
lao động nông thôn cả nước.
- Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung: 7744171 người, chiếm
22.57% lực lượng lao động nông thôn cả nước.
- Vùng Tây Nguyên: chiếm 6% lực lượng lao động nông thôn cả nước.
- Vùng Đông Nam Bộ: 2827292 người, chiếm 8.24% lực lượng lao động
nông thôn cả nước.
- Vùng đồng băng Sông Cửu Long: 7881418 người, chiếm 22.97% lực
lượng lao động nông thôn cả nước.
Trong khi đó con số này ở những năm 2003 là như sau:
- Vùng Đồng bằng song Hồng: 7619657 người, chiếm 23.86% lực lượng

lao động nông thôn cả nước
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: 5273998 người, chiếm 16.48% lực
lượng lao động nông thôn cả nước.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 6956231 người, chiếm
21.76% lực lượng lao động nông thôn cả nước.
- Vùng Tây Nguyên: 1644570 người, chiếm 5.15% lực lượng lao động nông
thôn cả nước.
- Vùng Đông Nam Bộ: 2982579 người, chiếm 9.34% lực lượng lao động
nông thôn cả nước.
- Vùng đồng bằng Sông Cửu Long: 7470646 người, chếm 23.39% lực lượng
lao động nông thôn cả nước.
=> Có thể nhận thấy sự dịch chuyển lao động giữa các vùng trong cả
nước. Điều này bắt nguồn từ tiểm năng của các vùng. Khi mỗi vùng có tiềm
năng riêng, dân số ngày một đông, diện tích canh tác cũng không còn lý tưởng,
người nông dân sẽ có xu hướng di chuyển tới vùng đất mới có thể dễ dàng làm
ăn hơn. Tuy đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng là hai vựa


lúa lớn của đất nước, có tổng số lao động cao, nguồn lao động dồi dào nhất cả
nước nhưng so với Tây Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ trọng lao động
thấp so với các vùng trên nhưng lại có ưu thế về qui mô đất đai và các điều
kiện tự nhiên khác mà lại thiếu lao động đặc biệt lao động có tay nghề. Trong
thời gian qua đã có luồng dân cư di chuyển từ các vùng đồng bằng mật độ cao
đi khai thác kinh tế ở các vùng núi, Tây Nguyên…để khai thác lợi thế của nó
cũng như chạy khỏi sự chật chội của vùng đồng bằng. Kết quả trên cũng đã
phản ánh đúng thực trạng đó, nhưng làm sao để khai thác tốt hơn nữa các khu
vực này, cần phải kiên trì đồng thời tạo điều kiện cũng như qui hoạch các khu
vực để luồng lao động có thể tham gia hiệu quả.
2.1.2 Sự chuyển đổi ngành nghề trong khu vực nông thôn
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo ngành nghề cũng còn tương đối chậm

và lao động chủ yếu vẫn tập trung trong nông nghiệp. Bảng số liệu sau sẽ cho
cái nhìn tổng quan hơn:
Bảng cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế thời kỳ 2007 – 2011
Đơn vị: phần trăm
Năm
2007
2008
2009
2010
2011

Nông lâm thủy sản

Công nghiệp

Dịch vụ

52.9
52.3
51.5
49.5
48.4

và xây dựng
18.9
19.3
20.0
21.0
21.3


28.1
28.4
28.4
29.5
30.3

(Nguồn: 2007-2010: Niên giám Thống kê; 2011: Điều tra lao động và
việc làm năm 2011).
Mặc dù có sự chuyển dịch nhưng không được mạnh mẽ, gần đây có xu
hướng chuyển dịch mạnh mẽ hơn do Việt Nam đẫ gia nhập WTO cũng như
đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn nữa vào quá tình phân công lao động
quốc tế. Thực tế lao động làm trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp còn chiếm
tỷ trọng khá cao, không tìm cách chuyển đổi mục đích lao động, áp dụng khoa


học tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động thì đây
thực sự sẽ là vũng đầm của kinh tế Việt Nam. Đây không phải là một cơ cấu
kinh tế lý tưởng.
Bảng số liệu sau đưa ra để cho thấy ưu thế vượt trội của các ngành công
nghiệp xây dựng và dịch vụ:
I. Chia ra 3

2007

2008

2009

Tỷ đồng


232188

325166

368039

thủy sản
Công nghiệp Tỷ đồng

475680

590075

728826

436146

563454

716135

%

100

100

100

%


20.30

21.99

20.66

thủy sản
Công nghiệp %

41.58

39.91

40.24

và xây dựng
Dịch vụ
%
38.12
38.10
Số liệu của tổng cục thống kê (2009)

39.10

Khu vực
Nông, lâm,

và xây dựng
Dịch vụ

Tỷ đồng
II. Cơ cấu cảu
3 khu vực
Tổng sản
phẩm trong
nước (GDP)
Nông, lâm,

Điều trên chứng tỏ sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trước
hết đó là yêu cầu tất yếu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, sau đó nó
cũng là tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần
thiết có sự tác động để đẩ mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
chuyển dịch ngành nghề nông thôn là yếu tố cơ bản và tất yếu để thực hiện
được những mục tiêu chung của đất nước.
2.2
Việt Nam

Chất lượng và trình độ của lao động khu vực nông thôn ở


Đây được coi là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong giải quyết lao động và
việc làm hiện nay tại Việt Nam. Thực chất đội ngũ này đông nhưng không
được đào tạo thực sự, quá trình làm việc chỉ là truyền đạt lại cho nhau những
kinh nghiệm, đó cũng là đặc trưng cơ của người Việt Nam. Sau đây sẽ nói rõ
hơn về thực trạng này.
2.2.1 Chất lượng
Một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào ba yếu tố cơ
bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Quá trình phát triển nguồn nhân lực là quá trình
biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu để ngày càng đáp ứng tốt hơn

yêu cầu của nền kinh tế. Trong giai đoạn thị trường hội nhập, mở của, kinh tế
thị trường hiện nay chúng ta càng cần thiết phải quan tâm tới yếu tố này, đó
được coi là nhân tố quyết định cho sự phát triển. Để làm được điều này chính
là xây dựng được nguồn lao động chất lượng.
Chất lượng ở đây sẽ xem xét hai yếu tố: chất lượng sức khỏe lao động
nông thôn, chất lượng nghề lao động nông thôn. Thực chất hai yếu tố này có
ảnh hưởng biện chứng lẫn nhau. Có sức khỏe tốt mới đảm bảo khả năng lao
động tốt nhất, mới có thể theo học và đào tạo nghề hiệu quả nhất, đồng thời khi
đó vật chất tạo ra nhiều mới có khả năng chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Và tất cả
chúng đều ảnh hưởng tới kết quả lao động sản xuất của các hộ nông dân nói
chung và mọi đối tượng lao động nói riêng.
* Thực tế tình trạng chăm sóc sức khỏe, cuộc sống của người dân lao
động nông thôn thấp rất nhiều so với khu vực thành thị. Thường thì họ không
có điều kiện về mọi mặt để có thể đi khám sức khỏe định kỳ, khi phát hiện ra
bệnh cũng là giai đoạn cuối của quá trình. Đặc biệt là phụ nữ nông thôn, họ
càng không có điều kiện tiếp xúc với y tế, nhiều bệnh phụ khoa rất nghiêm
trọng khi điều kiện sinh hoạt không đảm bảo, nhận thưc chưa được đầy đủ,
chưa biết cách tự bảo vệ mình.


Theo một kết quả khám lâm sàng cho 1111 nữ lao đọng nông nghiệp do
Vụ Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tiến hành 2010 tại 7 tỉnh trọng điểm nông nghiệp
Yên Bái, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đăk Lawk, Tiền
Giang, có đến 39.4% chị em mắc bệnh phụ khoa vằ răng hàm mặt, 18% có vấn
đề đường tiêu hóa, thần kinh, gần 10% bị các bệnh về cơ xương, đường hô hấp.
Đây đều là những bệnh phụ thuộc vào yếu tố môi trường, dinh dưỡng không
được phát hiện do người mắc chưa từng đến cơ sỏ y tế nào để kiểm tra sức
khỏe.
Là một quốc gia hàng đầu về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như
gạo, hồ tiêu, điều…trên thế giới song tình hình sức khỏe của người lao động

nông thôn còn rất hạn chế nhất là về cân nặng và chiều cao. Điều này xuất phát
từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày hay sâu xa vấn đề đó chính là thu nhập. Thu
nhập thấp, lại với vốn tình dành giụm phong thân…nên các khoản chi cho ăn
uống sinh hoạt thường hết sức dè sẻn.
Do dân số tăng nhanh, diện tích đất không thể mở rộng thêm được nhiều,
năng suất lao động còn chưa cao do chưa đi vào áp công nghệ máy móc nhiều
mà chủ yếu là thủ công, đặc biệt khu vực đồng bằng sông Hồng, nên thu nhập
của dân cư vẫn rất thấp, kết quả các cuộ điều tra được tổng kết:
Bảng so sánh thu nhập bình quân/tháng của lao động thành thị và nông
thôn từ 15 tuổi trơ nên: (nghìn đồng)
Khu vực
Thành thị
Nông thôn
Trong khi

2007
2009
2415
3671
1271
2023
đó thời gian lao động trung

2010
2490
2183
bình/tuần/lao

2011
3629

2687
động của hai khu

vực này là tương tương nhau, chênh lệch không đáng kể: (giờ)
Khu vực
Thành thị
Nông thôn

2009
48.7
46.4

2010
47.3
44.1

2011
47.6
44.7

( Theo báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2011)


Cũng thêm một vấn đề nữa, đó là cơ cấu lao động của cư dân nông thôn
vẫn chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, chưa thực sự phát triển mạnh các ngành
nghề, dịch vụ và xu hướng này thay đổi khá chậm.
Sức khỏe và thể trạng người Việt Nam nói chung còn nhỏ bé, hạn chế
nhiều về thể lực mà cho dù bù lại bằng ưu thế chăm chỉ, siêng năng, dẻo dai thì
thể lực đó cũng khó có thể trụ được những dây chuyền sản xuất đòi hỏi cường
độ làm việc cao, tần suất lớn. Cải thiện thể lực là một nôi dung rất được nhà

nước quan tâm tới ngay từ đối tượng mầm non, tuy nhiên các chỉ số về cân
nặng và chiều cao trung bình vẫn cải thiện rất chậm. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
hang năm còn cao do điều kiện về tiềm lực kinh tế và do sự hiểu biết trong
chăm sóc sức khỏe. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng, nên không được giải
quyết sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sau này. Tình trạng sẽ kéo dài vào
không được cải thiện.
** Với chất lượng lao động trên khía cạnh được đào tạo nghề thì có thể
thấy một thực trạng đáng buồn: trong tổng số hơn 50.35 triệu ngưởi từ 15 tuổi
trở lên đang làm việc của cả nước chỉ có gần 7.8 triệu người đã được đào tạo,
một con số rất khiêm tốn, chỉ chiếm 15.4%. Và con số này vẫn chưa phải là đặc
trưng của lao động nông thôn, mà nó còn thấp hơn nữa. Mức chênh lệch này
giữa hai khu vực là rất lơn khoảng 21.9 điểm phần trăm (thành thị là 30.9% và
nông thôn chỉ là 9.0%. Và tỷ lệ này thấp nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu
Long và Tây Nguyên (tương ứng là 8.6% và 10.8%).
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua
đào tạo: (theo%)
Năm

Tổng số

2000
2001
2002
2003
2004
2005

10.3
10.7
11.1

11.5
12.0
12.5

Phân theo giới tính
Nam
Nữ
11.8
8.6
12.3
9.0
12.9
9.5
13.2
9.7
13.8
10.2
14.3
10.6

Phân theo khu vực
Thành thị Nông thôn
24.2
5.3
24.9
5.9
25.6
6.4
26.0
7.0

26.5
7.3
27.2
7.6


2006
2007
2008
2009
2010
2011

13.1
13.6
14.3
14.8
14.6
15.4

14.9
15.6
16.3
16.7
16.2

11.2
11.6
12.2
12.8

12.8

28.4
29.7
31.5
32.0
30.6
30.9

8.1
8.3
8.3
8.7
8.5
9.0

(Theo số liệu trên webside của tổng cục thống kê)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy tình trạng lao động chưa qua đào tạo ở
Việt Nam cực kỳ nghiêm trọng đặc biệt lao là nữ giới, lao động nông thôn.
Điều đó cho thấy sự không hiệu quả trong lao động cả nước nói chung và lao
động nông thôn nói riêng.
Trong những năm kể lại đây, tình trạng này đã được cải thiện, sự bình
đẳn giữa nam và nữ tăng lên, đồng thời tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo
cũng tăng đều, tuy nhiên tốc độ tăng chậm, rất chậm so với nhu cầu phát triển
và mục tiêu cảu cả nước.
Nguồn lao động nông thôn chiếm khoảng 70% lao động cả nước, nắm
giữ các mặt hàng chủ yếu là nông sản, tập tục canh tác là học hỏi, truyền lại từ
đời này qua đời khác mà không có sự hiểu biết thực sự nào về cơ sở khoa học
của công việc mình đang theo. Chính vì vậy việc họ chấp nhận đi đào tạo cũng
khó, đồng thời chính do lao động trên kinh nghiệm để lại nên họ không thể

khai thác hết năng suất có thể có, không thể điều chính kịp thời khi có dấu hiệu
bất thường như sâu, bệnh, dịch…
Những con số trên cũng ẩn chứa một nội dung nữa, đó là trong cơ cấu
lao động nông thôn, lực lượng lao động theo làm các ngành nghề phi nông
nghiệp còn thấp. Bởi lẽ khi tham gia đa số ngành nghề phi nông nghiệp phải
theo đào tạo chuyên môn (các hoạt động công nghiệp, chăm sóc…) mới có thể
được hành nghề hoặc theo làm và tỷ lệ qua đào tạo đó chủ yếu là lực lượng
tham gia vào các ngành nghề phi nông nghiệp (hoạt động nông nghiệp họ sẽ
dựa trên kinh nghiêm tích lũy mỗi năm). Đồng nghĩa với đó là năng suất lao
động nông nghiệp của nông thôn Việt Nam còn rất thấp, sử dụng rất nhiều


nhân công, khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng triển khai và chuyên môn
không được đào tạo tiếp thu.
Về trình độ học vấn phổ thông ở nông thôn cũng như trong cả nước
trong thời gian qua được nâng đáng kể, các chương trình phổ cập sâu rộng trên
cả nước, đây sẽ là yếu tố có tác động tích cực tới khả năng tiếp thu và thay đổi
nhận thức của đối tượng trong thời gian tới. Tuy nhiên có một thực tế đó là
chất lượng chưa thật sự đáng tin cậy, nên nội dung này cũng thật sự cần thiết
xem xét và thực hiện lại cho tốt.
2.2.2 Quy mô
Như các số liệu đã cung câp từ trên, với việc Bộ lao động thương binh xã
hội và Tổng cục thống kê thực hiện dã cung cấp thông tin làm căn cứ cho việc
xây dựng kế hoạch hằng năm và 5 năm về lao động và việc làm, đánh giá thực
trạng thực hiện các mục tiêu đã đề ra của các cơ quan ban ngành và mục tiêu
quốc gia về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nghề, tỷ lệ thất nghiệp của
lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị và khu vực nông
thôn.
Tại thời điểm diễn ra điều tra 01/07/2011, lực lượng lao động từ đủ 15
tuổi trở lên của cả nước là: 51.4 triệu người, chiếm 58.5% tổng dân số, bao

gồm 50.35 triệu người có việc làm và 1.05 triệu người thất nghiệp. Trong đó
khu vưc nông thôn là: 36.14 triệu người chiếm 70.3% lực lượng lao động của
cả nước . Lực lượng này bao gồm toàn bộ những người có việc hoặc không có
việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc trong toàn bộ nền kinh tế.
Số liệu lao động qua các năm: (nghìn người)
Bảng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng
năm theo thành thị và nông thôn.
Năm
2007
2008
2009
2010

Tổng số
45208.0
46460.8
47743.6
49048.5

Thành thị
11698.8
12499.0
12624.5
13531.4

Nông thôn
33509.2
33961.8
35119.1
35517.1



2011

51400.0
15265.8
(Số liệu trên website tổng cục thống kê)

36134.2

Về con số tương đối so với cả nước có thể thấy, tỷ trọng lao động trong
khu vực nông thôn đang có xu hướng giảm mặc dù giảm chậm. Trong năm
2007 tỷ trọng lao động nông thôn là 74.12% nhưng tới 2011 tỷ lệ này đã giảm
xuống còn 70.3%, đây có thể coi là một thành công nhỏ trong việc công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên về số lượng tuyệt đối, trung bình mỗi
năm lực lượng lao động của nông thôn tăng thêm khoảng 500000 người, điều
đó cho thấy qui mô của lao động nông thôn ở Việt Nam không ngừng được mở
rộng. Nguyên nhân cho vấn đề này có thể do tốc độ đo thị hóa chậm, tiến trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa tới 2020 đến giờ phút này có thể coi như không
đảm bảo mục tiêu do những tác động biến động mạnh từ môi trường qua cuộc
khủng hoàng tải chính sâu trong thời gian qua; và ngoài ra còn do tốc độ tăng
dân số tự nhiên của Việt Nam tương đối cao so cới thế giới.
2.3 Tác động của việc sử dụng nguồn lao động đến phát triển kinh tế xã
hội khu vực nông thôn
a. Những mặt tích cực
Trong những năm qua, đặc biết sau quá trình hội nhập sâu rộng vào kinh
tế quốc tê, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế to lớn, kinh tế luôn
tăng trưởng với tốc độ tương đối cao trên 5%/năm. Và trong thành công đó có
sự góp sức không nhỏ của lực lượng lao động ở nông thôn bởi đây là lực lượng
đông đảoa nhất trong xã hội và cũng có những vai trò đặc biệt khác.

Sự đóng góp của lực lượng lao động nông thôn được thể hiện chủ yếu qua
kết quả hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Số liệu sau cho thấy
về qui mô đóng góp ngày càng tăng, từ 232188 tỷ đồng năm 2007 lên 368039
tỷ đồng trong năm 2009.
I. Chia ra 3
Khu vực
Nông, lâm,

Tỷ đồng

2007

2008

2009

232188

325166

368039


thủy sản
Công nghiệp Tỷ đồng

475680

590075


728826

436146

563454

716135

%

100

100

100

%

20.30

21.99

20.66

thủy sản
Công nghiệp %

41.58

39.91


40.24

và xây dựng
Dịch vụ
Tỷ đồng
II. Cơ cấu cảu
3 khu vực
Tổng sản
phẩm trong
nước (GDP)
Nông, lâm,

và xây dựng
Dịch vụ
%
38.12
38.10
39.10
Cơ cấu kinh tế nông thôn cũng chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm
dần lao động và việc làm cũng như tỷ trọng hàng hóa dịch vụ trong lĩnh vực
nông nghiệp và tăng trong 2 lĩnh vực còn lại. Tuy chưa thực sự được nhanh,
nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn cũng phát
triển tạo điều kiện phát triển sản xuất. Lao động ở nông thôn đang dần được
nâng cao chất lượng sống cũng như bảo hộ lao động, họ đang được quan tâm
đào tạo sử dụng nhiều hơn đồng thời công việc được tạo ra ngày càng tăng cho
đối tượng này.
Việc phát triển kinh tế và những thành tựu trong khu vực nông thôn
ngoài vấn đề kinh tế, tạo công ăn việc làm, nó cũng góp phần đảm bảo nền an
ninh trật tự xã hội khu vực nông thôn cũng như cả nước. Tuy nhiên yếu tố này

còn ảnh hưởng bởi nhân tố khác nên chưa thể kết luận đượn nhiều. Nhưng có
một điều chắc chắn đó là đời sống khu vực nông thôn được cài thiện, mặc dù
vẫn thấp hơn rất nhiều khu vực thành thị, nhưng người lao động nông thôn đã
dần được hưởng nhiều hơn từ các chính sách an sinh xã hội.
b. Những mặt hạn chế còn tồn tại


Tuy những thành tựu đạt được cũng đáng tự hào và có ý nghĩa quan
trọng trogn công cuộc phát triển đất nước, nhưng bên cạnh đó cũng cần nhìn
nhận thực tế một số tồn đọng tại khu vực này, kìm hãm sự phát triển.
- Chât lượng lao động: hầu hết lao động nông thôn đều có chất lượng
thấp chủ yếu chưa qua đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối
cảnh đất nước hội nhập sâu rộng vào quá trình chuyên môn hóa, phân công lao
động thế giới.
- Về cơ cấu lào động: tuy có cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hóa có lợi cho sự phát triển, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch
còn chậm chạp, lao động vẫn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp,
đồng thời chất lượng chuyển dịch chưa thật sự bền vững, dao động chưa ổn
định trong quá trình chuyển dịch.
Trên góc độ việc làm, nông thôn Việt Nam vẫn chiếm hơn 70% lao động
xã hội và thách thức lơn nhất trong khu vực này là tình trạng thất nghiệp, thiếu
việc làm của người lao động rất lớn và có thể tiếp tục gia tăng. Nguyên nhân do
tính mùa vụ của nông nghiệp, lao động thất nghiệp trá hình và khoa học công
nghệ ngày càng phát triển, sự thay thế con người ngày càng diễn ra mạnh mẽ
trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi lực lượng này này không được đào tạo
nghề để có thể thích ứng kịp với sự thay đổi => Vấn đề đặt ra trong hoàn cảnh
hiện nay hết sức phức tạp.

Chương III:
Một số giải pháp sử dụng nguồn lao động ở Việt Nam

giai đoạn tới
3.1 Nhận định xu hướng lao động ở nông thôn Việt Nam tới 2015
Lao động nông thôn ở Việt Nam trong thời gian tới vẫn luôn là lực
lượng hùng mạnh nhất, có ý nghĩa sống còn với nên kinh tế Việt Nam. Mặc dù
đã có không ít sự quan tâm và hướng tới đối tượng này, tuy nhiên để thay đổi
được là cả quá trình, bởi đó là văn hóa, là sự ăn sâu vào tư tưởng và còn vì nội


lực của Việt Nam chưa thực sự mạnh để có thể nâng thay đổi một cách toàn
diện ngay lập tức đối tượng này.
Xu hướng chủ đạo lao động nông thôn Việt Nam tời 2015 vẫn chiếm chủ
đạo trong tổng số lao động của cả nước. Dự tính tới thời kỳ này, trình độ kĩ
năng người nông dân có được cải thiện tuy nhiên vẫn rất thấp so với khu vực
khác. Tình trạng thất nghiệp ở nông thôn, đặc biệt thất nghiệp vô hình vẫn sẽ
phổ biến. Về chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm được cải thiện đáng kể bởi có
không ít chương trình, dự án, chính sách đang hướng tới đối tượng này. Mặc du
vậy đối tượng lao đông nông thôn vẫn là đối tượng dễ tổn thương, vẫn chưa
thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, sự hội nhập quốc tế.
Một hướng lao động mới, đó là xuất khẩu lao động sẽ rất phổ biến ở
nông thôn hiện nay, hiện tượng các cô đi giúp việc hay các thanh niên nam nữ
xuất khẩu sang các quốc gia như Đài Loan, Hàn Quốc…làm công tác lắp ráp,
nuôi trồng…sẽ rất đông. Đây cũng là một cách giải quyết dư thừa lao động
trước mắt và làm giàu của bà con nông thôn, tuy nhiên về lâu về dài thì không
thực sự khả thi. Nó làm nguồn lao động trong nước trở nên khan hiếm, không
đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế trong nước. Đây cũng thực sự là một bài
toán đau đầu.
3.2 Biện pháp hướng tới sự biến đổi lao động của khu vực nông thôn
Lao động ở nông thôn có sự biến đổi do nhu cầu thực tiễn của tình hình
phát triển kinh tế, sự chênh lệch kinh tế giữa các khu vực chính là nguyên nhân
chính tạo nên sự dịch chuyển này. Làm thế nào để giải quyết vấn đề một cách

hợp lý bởi sự dịch chuyển đó không những có thể làm hiệu quả hoạt động kém
do không có định hướng rõ ràng mà còn có thể gây trở ngại trong vấn đề quản
lý hiện tượng di dân cơ học này, có thể đó sẽ là những mầm mống dẫn tới các
vấn đề xã hội. Chính vi thế cần thiết phải có các biện pháp vĩ mô để không
những phát triển kinh tế mà còn đảm bảo các vấn đề xã hội. Đây là một bài
toán khó đối với chính phủ cũng như nhân dân Việt Nam.
3.2.1 Xây dựng lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương


Cơ cấu kinh tế hợp lý luôn là cái đích hướng tới của mỗi quốc giá đang
phát triển. Một cơ cấu kinh tế hợp lý không những có ý nghĩa quan trọng tới
sự phát triển kinh tế của cả nước thông qua việc sử dụng một cách đầy đủ và
hợp lý nguồn lao động xã hội, trong đó có lao động nông thôn. Trong điều kiện
nước ta hiện nay, nguồn lao động nông thôn còn chiếm tỷ trọng lớn thì việc sử
dụng đầy đủ hợp lý nguồn lao động nông thôn càng phải được thực hiện trong
mối quan hệ hữu cơ vơi sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân khác để
hình thành cơ cấu phân công lao động mới nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế hợp
ký.
Việc phân phối sức lao động giữa nông nghiệp và các ngành khác của
nên kinh tế quốc đân phải đảm bảo sao cho lực lượng phát triển kinh tế nông
nghiệp đủ cả về số lượng và chất lượng có một cơ cấu lao động hợp lý đủ cho
nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời việc
rút bớt lao động trong nông nghiệp chuyển sang các ngành khác phụ thuộc rất
lớn vào việc năng suất cũng như trình độ của lao động ở khu vực này.
Hội nhập là tất yếu, đặc biệt với nền sản xuất nông nghiệp thì vấn đề này
càng có ý nghĩa quan trọng, bởi sản phẩm của nông nghiệp là những sản phẩm
mang tính thời vụ tương đối, đồng thời do đặc tính khó bảo quản và cần chế
biến ngay. Việc hiện nay tình trạng phát triển nông nghiệp còn mang nặng tính
tự cung tự cấp đặc biệt ở khu vực miền Bắc một phần do trình độ, năng lực của
nhân dân, phân khác cũng là do đặc tính trên của sản phẩm. Làm thế nào để có

thể giúp họ bắt tay vào sản xuất sản phẩm theo hướng chuyên môn hóa cao dây
chuyền, đồng thời đi sâu khai thác các cây con, các khu vực có giá trị kinh tế
cao. Thực tế hiện nay diện tích trồng lúa nước chiếm tỷ trọng cao, các cây ăn
quả có giá trị kinh tế cao cũng như chăn nuôi chưa được phát triển, vẫn còn
mang nặng hình thức tự cung tự cấp là chính chưa đi sâu khai thác và chuyên
môn hóa. Để phát triển kinh tế, cơ cấu lại cây con trong khu vực và đồng thời
tạo thêm được nhiều việc làm cho lao động với chuyên môn cao, trong thời
gian tới cần có sự cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp sao cho phù hợp hơn.


Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng trên tạo điều kiện cho khai
thác đầy đủ hơn các nguồn lực phát triển của từng địa phương, trong đó có
nguồn lực lao động. Ở nhiều vùng trong cả nước, một số địa phương đã đi đầu
trong việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa một vụ sang trồng câu lâu năm
hoặc kết hợp với nuôi cá, tôm…đem lại hiểu quả kinh tế cao hơn hẳn so vơi
thâm canh lúa nước. Đồng thời hình thức canh tác mới này cũng giải quyết
được rất nhiều việc làm cho lao động dư thừa tại các vùng. Nhà nước cần có sự
định hướng cụ thể tới đối tượng này nhằm có được kết quả tốt nhất có thể, bởi
đây là đối tượng có trình độ đào tạo không cao trong xã hội.
3.2.2 Phân bổ hợp lý lao động giữa các vùng là một biện pháp quan
trọng để sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực trong nông thôn
Phân bổ lao động hợp lý là thế nào? Hợp lý chính là làm sao lao động có
năng xuất và hiệu quả nhất. Việc phân bổ lao động giữa các vùng phải xuất
phát từ điều kiện thực tế của vùng về: nhu cầu cho phát triển, các điều kiện tự
nhiên xã hội, tài nguyên thiên nhiên…và chỉ có như thế mới có sự phân bổ hợp
lý nguồn lao động giữa các vùng.
Hiện tượng có nhiều nơi có mật độ lao động cao, dân đông còn một số
nơi ngược lại không những diễn ra ở các tỉnh thành khu vực khác nhau mà còn
trong chính từng huyện từng tỉnh. Chính vì vậy việc điều chỉnh là hết sức cần
thiết. Có một thực tế là đôi khi người ta không muốn di chuyển đi xa do thói

quen sinh hoạt, do các mối quan hệ, hay đơn giản là không muốn di chuyển vì
những nới đó hiện không hoạt động hiệu quả vì nếu hiệu quả thì sẽ có những
kẻ tự đến, và điều này cần có sự đồng bộ, cần có sự hỗ trợ tử bên trên với họ.
Thực tế đã có sự hình thành tổ hợp bốn nhà cùng làm: nhà nông, nhà nước,
nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là một phong trào mới, chưa
khai thác sâu, sau khi đi vào có hiệu quả lúc phát động một thời gian rồi chìm
dần. Vậy làm sao để có hiệu quả là câu hỏi đối với các cấp chức năng?
Đồng thời vấn đề dân số cũng được quản lý chặt chẽ, đó là cơ sở của lao
động, khi dân số tăng quá nhanh vấn đề lao động việc làm càng trở nên có hạn


đặc biệt tốc độ tăng ở nông thôn thường rất cao so với cả nước, quĩ đất nông
nghiệp thì ngày một co hẹp do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chính
vì vấn đề này phải được coi là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định hơn cả.
3.2.3 Phát triển công nghiệp nông thôn bao gồm cả tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sử dụng
nhân lực, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống lao động nông thôn.
Nguồn lao động dư thừa ở nông thôn có thể được giải quyết thông qua
sản xuất nguyên liệu, công cụ sản xuất, thực hiện chế biến, dịch vụ đời sống…
Một bộ phận lao động nông nghiệp chưa có việc làm có thể làm dịch vụ trong
các ngành khác. Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất thời vụ, thất nghiệp trá
hình do thời gian tiến hành lao động không hiệu suất, chính vì vậy cần thiết cho
việc giải quyết cho để người có nghề và hình thành các làng nghề để lao động
sản xuất trong nông nhàn. Cần thiết cho việc cung cấp các tư liệu sản xuất,
định hướng cũng như chung tay gánh vác từ phía trên.
3.2.4 Phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong việc giải quyết
lao động dư thừa tại khu vực nông thôn. Các doanh nghiệp này thường hoạt
động với hình thức nhỏ, qui mô lớn, dạng kinh tế hộ gia đình và tiểu chủ với
qui mô vài chục lao động. Đây là loại hình doanh nghiệp nhỏ, bộ máy gọn nhẹ

linh hoạt, thích ứng nhanh với môi trường như phương hướng, qui mô sản xuất
hay việc ứng dung công nghệ vào sản xuất…Chính điều này làm cho các doanh
nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Các doanh nghiệp này có
thể phân bố rộng rãi khắp ở địa bàn nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc
giải quyết lao động tại chỗ cho các địa phương, đồng thời cũng không đòi hỏi
một trình độ quá cao về chuyên môn.
Ở nước ta các doanh nghiệp này còn chưa phổ biến bởi sự hạn chế trong
nguồn vối, cơ chế chính sách hỗ trợ. Với nông dân, đây là hình thức mới, tuy
nhiên không phải ai cũng dám dấn thân vào làm, nó cũng tiềm ân không ít rủi
ro. Chủ yếu các địa phương bây giờ là các làng nghề truyền thông như mây tre


đan, làm chiếu, dệt, tằm tơ…còn các vùng còn lại hầu như vắng bong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp. Để
mô hình này đi vào cuộc sống nông thôn sâu rộng, cần thiết phải có sự hướng
dẫn, tạo điều kiện khuyến khích bà con hoạt động. Một khi mô hình mạnh mẽ
thì kinh tế nông thôn thực sự ổn định và phát triển, lao động nông thôn mới
được giải quyết và không còn là nỗi lo của xã hội.
3.2.5 Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn
Một mô hình cũng rất hiệu quả đã được các nước trong khu vực thực
hiện và một số nơi của Việt Nam áp dụng đó là phát triển các ngành nghề phi
nông nghiệp trong nong thôn. Đây là hướng chủ đạo để tạo việc làm tăng thu
nhập cho lao động nông thôn. Các ngành nghề phi nông nghiệp vô cùng đa
dạng như công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ…Các
sản phẩm nông nghiệp cần có các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, tư vấn, nông
cụ…Ngoài ra khi thu hoạch nó cần được bảo quản, chế biến và bảo tiêu ngay…
Chính vì thế cần thiết có một cớ chế hoạt động hệ thống liên hoàn. Mô hình
này hoạt động vừa góp phần giải quyết lao động cho nông thôn, đồng thời làm
tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ ở
nông thôn, đây là một biện pháp hiệu quả trên nhiều phương diện.

Tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa tận dụng được những ưu ái này để
phát triển nông nghiệp, ngành nghề này ở nông thôn vẫn kém phát triển, đặc
biệt các khu vực xa trùng tâm. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà phân tích
cho thấy nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế sự phát triển của các ngành công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của nước ta hiện nay hiện nay là sự ách tắc
trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Không tiêu thụ sản phẩm nên các hộ cá thể vốn
thì nhỏ, không dám đứng ra hoạt động. Sản phâm của Việt Nam tiêu thụ kém
trên trường quốc tế do chất lượng của nó còn kém so với các nước khác. Giá
thành chúng ta cũng không thể cạnh tranh nổi, dây truyền không tân tiến đồng
thời các yếu tố đầu vào gián tiếp làm tăng cao chi phí hoạt động đẩy giá đầu ra
lên cao.


Để khuyến khích bà con bắt tay vào linh vực này, cần thiết phải có sự hỗ
trợ đăc lực từ các chính sách vĩ mô của chính phủ trong việc tạo điều kiện,
khuyến khích. Có thể có một số đề suất:
- Giảm thuế nhập khẩu thiết bị máy móc dây truyền chế biến còn 0%.
- Giảm thuế giá trị gia tăng ở các khâu sản xuất vật tư, máy móc trong
nước.
- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong nông lâm
ngư nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp…để nâng cao chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm.
- Đầu tư cho nghiên cứu chế tạo máy móc phù hợp với điều kiện vận
hành của Việt Nam
- Đứng ra tìm đầu ra, bao tiêu sản phẩm đủ chất lượng cho bà con,
khuyến khích bà con phát triển đảm bảo chất lượng cũng như an tâm sản xuât.
- Có sự đồng bộ, qui hoạch tổng thể, tránh tình trạng đổ xô đầu tư rồi
đồng loạt ngừng hoạt động.
- Hỗ trợ kỹ thuật cho bà con thông qua các lớp khuyến nông ngắn hạn,
thông qua các khóa đào tạo…sách báo miễn phí

3.2.6 Tổ chức lao động trẻ ở một số địa phương đến xây dựng kinh tế
mới ở các khu vực còn quỹ đất đai
Lao động trẻ luôn là lực lượng lòng cốt cho mọi thời đại trong việc phát
triển và bảo vệ đất nước. Đây là lực lượng có sức khỏe, hiểu biết tốt hơn một
cách tương đối, có tuổi trẻ có sự năng động…Tuy nhiên dân số ngày càng
đông, lực lượng này ở nông thôn vô cùng khó khăn, quỹ đất ngày càng cạn kiệt
cho nhu cầu phát triển kinh tế. Cần làm gì để giải quyết vấn đề này?
Trong khi đó một số nơi, do sụ không thuận lợi về mặt bằng, hay những
khu vực miền núi…dân số thưa hơn, quĩ đất còn dư thừa chưa được khai thác
tối đa. Chính vì vậy cần thiết có lường vận động giữa hai khu vực này. Thực
tế, nếu không có sự tác động thì nó vẫn có thể diễn ra, đó là quy luật. Tuy


nhiên nếu có chất xúc tác nó sẽ diễn ra nhanh chóng, nhanh đạt được hiệu suất,
hiệu quả sử dụng nguồn lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thực ra, đã một thời chúng ta làm chính sách này rất thành công, khi đó
thực chất chỉ là mong giải quyết các vấn đề xã hội như đảm bảo đoàn kết xuôi
ngược, cho người miền núi có khả năng tiếp cận cuộc sống người kinh, đã có
lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam lên đường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Và
chính sách đó còn đem lại hiệu quả trong sử dụng lao động. Hiện nay, phong
trào này hơi bị chìm xuống, bởi các vấn đề xã hội đã phần nào được giải quyết.
Để có thể tiếp tục, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ những thanh niên khu
vực đông dân, khó khăn trong canh tác đất đi xây dựng kinh tế mới, nó đồng
thời giải quyết được vấn đề việc làm, đồng thời góp phần giải quyết tốt hơn các
vấn đề xã hội.
3.3 Biện pháp hướng tới chất lượng và trình độ người lao động của
Việt Nam
3.3.1 Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ chăm sóc
tới người lao động nông thôn.
Có thể thấy, tình trạng chăm sóc và bảo hộ sức khỏe lao động của người

nông dân là rất thiệt thòi. Như phần trên đã phân tích cũng như các số liệu đã
cho thấy, tỷ lệ bà con được chăm sóc sức khỏe và trang bị bảo hộ khi lao động
vẫn rất thấp. Trước hết đó là ý thức, nhận thức của bà con, sau đó là sự thiếu
thốn, khó khăn của các khu vực này. Nếu đó là về nhận thức, cần có các biện
pháp tuyên truyền giáo dục đặc biệt, còn đã là vấn đề về sự thiếu thốn khó khăn
phải chăng các biện pháp hỗ trợ tạo điều kiện là tốt nhất.
- Có kê hoạch cho nâng cao trình độ của cán bộ y tế cấp cơ sở, nâng cấp
các cơ sở y tế tuyến cơ sở đảm bào đủ điều kiện cho phục vụ chăm có sức khỏe
tại địa phương.
- Công tác của các cộng tác viên dân số, các tổ chức hội cần được quan
tâm và hỗ trợ, để đội ngũ này làm nong cốt, cầu nối thực hiện chính sách về


chăm sóc sưc khỏe cho người dân địa phương và như thế chất lượng sức khỏe
lao đông mới được cải thiện
- Thông qua các kênh thông tin đại chúng, truyền hình, đài phát thanh…
đưa thông tin về chăm sóc sức khỏe, bảo hộ an toàn lao động với từng công
việc đến người dân.
- Tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho các vùng đặc biệt khó khăc, cấp
phát miễn phí một số công cụ bảo hộ lao động thường dùng tới các đối tượng,
khu vực khó khăn, điều kiện làm việc không an toàn, công việc mang tính chất
độc hại.
- Làm các bảo hiểm y tế tự nguyện hoặc bắt buộc, bảo hiểm miễn phí
cho một số đối tượng dễ tổn thương, tiến tới tất cả người dân khu vực nông
thôn đều tham gia và có bao hiểm y tế.
- Tuyên truyền về các vấn đề sức khỏe sinh sản, đặc biệt cho phụ nữ để
họ có hiểu biết cơ bản và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, thế hệ
mầm non hôm nay là trụ cột ngày mai của đất nước.
- Có các đợt tập huấn về an toàn lao động và bảo hộ lao động cho các địa
phương để các bà con tham gia và có nhận thức về vấn đề.

- Có các chương trình dự án nghiên cứu về các bảo hộ lao động đối với
người lao động ở nông thôn trên một số công việc. Nghiên cứu tìm ra các tư
liệu sản xuất ít độc hại, ít ô nhiễm phục vụ cho lao động nông thôn
- Nghiên cứu, phát triển các mày móc trang thiết bị tự động, tân tiến hóa
thay thế con người lao làm việc đặc biệt ở một số khâu độc hại
3.3.2 Phát triểu dạy nghề nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên
môn kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của người lao động ở nông thôn.
Hiện nay theo số liệu chính thức của tổng cục thống kê, số lao động
trong khu vực nông nghiệp nông thôn được đào tạo còn rất thấp. Và cũng cho
ta thấy tốc độ tăng lao động được đào tạo rất thấp và không ổn định, đó là một
trở ngại lớn cho việc áp dụng các chính sách khác. Tuyệt đa số bộ phận trong
nông nghiệp, nông thôn sản xuất nhở trên kỹ thuật truyền miệng của cha ông


hoặc tích lũy qua quá trình lao động và học hỏi lẫn nhau. Trình độ chuyên môn
của lao động ở khu vực này còn thấp là rào cản lớn nhất cho việc phát triển sản
xuât kinh doanh cũng như sử dụng lao động tại địa phương. Chính vì vậy thời
gian tới, phải làm thế nào để người lao động nông thôn được đào tạo, có nghề
trong tay. Người xưa có câu: “có tiền rề rề không bằng có nghề trong tay” hay
“ một nghề cho chin còn hơn chin nghề”. Chính phủ Việt Nam cùng các tổ
chức cũng luôn hướng tới “cho người dân cái cần để câu chứ không cho cá”,
tuy nhiên điều đó đã thực hiện được bao nhiêu rồi? Lao động nông thôn vẫn
chưa thực sự được đào tạo, có nghề và sống được bằng cái nghề đó, chính vì
vậy các hệ lụy vẫn chưa thể giải quyết.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh có đối tượng sản xuất, phương pháp
sản xuất, công cụ sản xuất và kết quả sản xuất (sản phẩm) riêng thì được gọi là
một nghề. Như vậy có thể thấy trong nông thôn có rất nhiều nghề, rất đa dạng
phong phú, nó gao gồm cả các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Chính vì
vậy chính quyền mỗi địa phương cần có các hoạch định cụ thể, chính xác dựa
trên các điều kiện cụ thể của tình hình địa phương, của nhu cầu địa phương

mình trên cơ sở của vùng, của toàn xã hội để cung cấp các sản phẩm sao cho
hiệu quả. Từ đó đưa ra được cơ cấu đào tạo nghề một cách phù hợp. Hiện nay
xu hướng phân công và chuyên môn hóa đang ngày càng sâu rộng trong cả
nước và trên toàn thế giới, việc của các nhà hoạch định là cần xem địa phương
mình có thể đáp ứng gì tốt nhất để hoàn thiện chuyên môn đó trên cơ sở một thị
trường lao động được sự hướng dẫn và bảo hộ của nhà nước, hướng tới người
lao động làm việc theo luật định.
- Cần mở rộng các trung tâm đào tạo tại địa phương, hình thành và phát
triển các trung tâm môi giới việc làm
- Khi có các dự án đầu từ về địa phương, cần thiết phải có sự thỏa thuận
việc đào tạo và sử dụng một số lượng lao động nhất định tại địa phương với
chủ đầu tư.
- Tổ chức đào tạo di động, đến tận nơi, khuyến khích mời gọi tham gia


×