Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Phân tích thị trường thủy sản hoa kỳ để định hướng cho hoạt động marketing xuất khẩu sản phẩm cá tra việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.67 KB, 29 trang )

Trong những năm gần đây, ngành xuất khẩu cá tra là một trong những ngành thế
mạnh của xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Dù mới chỉ đưa vào xuất khẩu chưa tới 20
năm nhưng sản phẩm cá tra luôn được coi là mặt hàng chủ lực, mang lại giá trị xuất
khẩu cao và cókhả năng cạnh tranh trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu đạt được
việc xuất khẩu cá tra còn gặp rất nhiều khó khăn như: các vụ kiện bán phá giá của Hiệp
hội cá da trơn Mỹ, có một lô hàng bị EU trả về do nhiễm kháng sinh hóa chất,… Một
trong những nguyên nhân quan trọng của các khó khăn trên là do các doanh nghiệp
Việt Nam chưa hiểu rõ về các thị trường xuất khẩu, không có chương trình đầu tư sâu
vào việc nghiên cứu thị trường, chưa có những chiến lược Marketing xuất khẩu bài
bản. Do đó, để hoạt động xuất khẩu được phát triển tốt và hạn chế gặp những khó khăn
cần phải đầu tư tìm hiểu thị trường, phân tích những nguyên nhân gây ảnh hưởng để có
biện pháp hoạt động marketing thích hợp.
Thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam lớn thứ hai trên thế
giới, đồng thời cũng là nơi mà cá tra gặp nhiều rào cản khó khăn nhất. Ngoài việc tại
thị trường này cá tra Việt Nam không được mang tên “ Catfish– cá da trơn” gây khó
khăn trong việc phát triển thương hiệu, nhãn mác sản phẩm và các hoạt động truyền
thông, thì các chính sáchvề thuế đối với mặt hàng này cũng đang làm mất dần lợi thế
cạnh tranh về giá của cá tra Việt Nam. Khó khăn hơn nữa khi mới đây Chính Phủ Mỹ
xem xét áp dụng Đạo luật Nông nghiệp (Farm Bill) với mặt hàng cá tra, mà theo đó
việc xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt từ vùng nuôi, môi trường,
cho tới khâu chế biến và xuất khẩu. Đứng trước những khó khăn nêu trên việc tiến
hành nghiên cứu thị trường Mỹ lại càng trở nên cấp thiết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp
xuất khẩu cá tra Việt Nam tận dụng những nhân tố thuận lợi để khắc phục khó khăn,
tìm hướng đinh mới và định hướng cho hoạt động Marketing xuất khẩu trên thị trường
này.
Trên cơ sở những lí do trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích thị
trường thủy sản Hoa Kỳ để định hướng cho hoạt động marketing xuất khẩu sản phẩm
cá tra Việt Nam” nhằm đề xuất một số giải pháp marketing thích hợp cho các doanh
nghiệp Cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

1




1.

Vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu là thực trạng hoạt động xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ và các nhân tố thị trường tác động tới hoạt động marketing xuất khẩu
sản phẩm cá tra.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Mỹ đồng thời
đánh giá lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cá tra
Phân tích các nhân tố của thị trường Mỹ ảnh hưởng tới hoạt động marketing
xuất khẩu. Đánh giá những nhân tố thuận lợi và khó khăn ở hiện tại và tương lai.Từ đó,
đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm định hướng cho hoạt động marketing làm gia tăng
giá trị và hiệu quả xuất khẩu cá tra Việt Namtrên thị trường Mỹ.
3.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu của cá tra Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ và các nhân tố thị trường tác động tới hoạt động xuất khẩu cá tra.
4.
4.1.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Các thông tin, dữ liệu liên quan đến thị trường Mỹ, kết quả
xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây vào thị trường này và những
thông tin định hướng cho những năm kế tiếp
Các số liệu liên quan đên quá trình trình phân tích được thu thập chủ yếu trong

báo cáo xuất nhập khẩu của tổng cục Hải Quan Việt Nam, Báo cáo xuất khẩu thủy sản
do Hiệp hội xuất khẩu cá tra Việt Nam cung cấp, các tạp chí thủy sản, bản tin tuần
thương mại thủy sản, bản tin VASEP news, từ nguồn internet, sách ảnh VASPE 15
năm,… đồng thời, thông qua việc ghi nhận các báo cáo tình hình kinh doanh của các
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn cung cấp.
4.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh đối chiếu các chi tiết kết quả trên cơ sở đánh giá những vấn
đề nêu ra nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp tối ưu.
Phương pháp số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê.
Phương pháp đồ thị và biệu đồ phân tích mối quan hệ, mức độ biến động và sự
ảnh hưởng của các nhân tố đang phân tích.

2


I.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA VIỆT NAM TẠI
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1. Mô tả sản phẩm cá tra
1.1. Tổng quan cá tra
Cá tra - Shutchi catfish, Có tên khoa học : Pangasius hypophthalmus, thuộc bộ
cá nheo: Siluriformes. Cá tra (theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
1977) là loài cá nước ngọt, có thân dẹp, da trơn, có râu ngắn, giống cá trê nhưng không
ngạnh. Trên thế giới các loài trong họ Cá tra được tìm thấy trong các vùng nước ngọt
và nước lợ dọc miền nam châu Á từ Pakistan tới Borneo. Tại khu vực Đông Nam Á, cá
tra sống tự nhiên tại dòng sông Mê kong chảy qua các nước Thái Lan, Campuchia, Việt
Nam và một số sông lớn phía nam.
Cá tra có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh ở vùng nước ngọt hoặc hơi lợ có
nồng độ muối từ 10-14%. Biên độ nhiệt phát triển của cá trong khoảng 15-39 độ C, dễ

chết ở nhiệt độ thấp ≤15°C. Cá có tập tính ăn tạp thiên về động vật, có khả năng thích
nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả thức ăn bắt buộc như mùn, bã hữu cơ, động vật đáy
tại ao nuôi. Trong điều kiện nuôi vỗ tốt cá tra có thể phát triển tốt và sinh sản từ
100.000 – 200.000 trứng / kỳ vào đầu tháng 4 dương lịch.
Cá tra được nuôi trồng chủ yếu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL)của nước ta nơi có nhiều điều kiện nuôitrồng rất thuận lợi. Người nuôi cáđã
dựa vào các đặc điểm sinh học, tập tính, điều kiện sinh trưởng, sinh sản, ,… của cá tra
để tiến hành nuôi với quy mô lớn theo hình thức thâm canh mang lại giá trị kinh tế cao,
phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
1.2.

Nuôi trồng và sản xuất cá tra

1.2.1. Tình hình nuôi trồng hiện nay tại Việt Nam
Ngành nuôi cá tra của Việt Nam liên tục phát triển, tăng nhanh cả về diện tích
nuôi trồng,năng suất, chất lượng và sản lượng thu hoạch mang lại nguồn lợi kinh tế
xuất khẩu cao. Bởi vậy, ngành nuôi cá tra đã trở thành ngành kinh tế trọng điểm của
nhiều tỉnh tại ĐBSCL.
Biểu đồ 1: Các tỉnh nuôi cá lớn tại ĐBSCL

3


Theo Tổng cục thủy sản và chi cục thủy sản các tỉnh khu vực ĐBSCL, năm
2013, diện tích nuôi cá tra 5.556 ha (bằng 93% so với năm 2012), diện tích thu hoạch
là 4.168 ha (đạt 91% so với năm 2012), sản lượng 1.131 nghìn tấn (đạt 88% năm
2012), với năng suất đạt khoảng 270 tấn/ha (năm 2012 đạt 280 tấn/ha). Trong đó, diện
tích nuôi chưa thu hoạch vào khoảng 1.400 ha, tương đương với sản lượng ước đạt
khoảng 350 nghìn tấn. Cuối năm 2013, diện tích nuôi mới suy giảm do nhiều nguyên
nhân: thời tiết lạnh, người nuôi suy kiệt về vốn, tâm lí lo ngại và những khó khăn lớn

trên thị trường nhập khẩu cá tra thế giới…
Cơ sở số liệu trên cho thấy, sản lượng cá có thể giảm vào năm 2014.So với cùng
kỳ năm 2013, sản lượng cá tra tháng 3 đã hụt tới 30%. Nhiều chuyên gia dự báo cả
năm 2014, sẽ sụt giảm 50%, tương đương còn khoảng 700.000 tấn cá so với 1,4 triệu
của năm 2013. Tình hình thiếu hụt nguyên liệu cá tra của Việt Nam – nước xuất khẩu
cá tra lớn nhất thế giới trở nên căng thẳng có ảnh hưởng lớn tới nguồn cung cá tra đáp
ứng nhu cầu thế giới.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nuôi trồng cá tra tại Việt Nam
1.2.2.1.

Điều kiện tự nhiên

• Thuận lợi
ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằng chịt, hai dòng sông Tiền và sông Hậu
chảy qua với chiều dài mỗi sông khoảng 220km. Lưu lượng nước dồi dào, người nuôi
có thể đặt 2 -3 hàng bè nối nhau từ bờ ra lòng sông (khoảng 50m). Điều kiện thủy văn,
điều kiện sinh thái và chất lượng nước của sông khá thuận lợi cho hoạt động nuôi cá
tra trên các ao thâm canh ven sông, trên cồn.
4


• Khó khăn
Biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng tới ĐBSCL khiến khí hậu thay đổi, thời
tiết lạnh hơn làm giảm tỷ lệ sống của cá. Thiên tai với cường độ và mức độ gia tăng,
khó dự đoán sảy ra làm nhiều hộ nuôi cá mất trắng sau mỗi lần bão lũ, triều cường,…
Việc nuôi cá tra theo hình thức thâm canh ồ ạt không chỉ ảnh hưởng xấu tới môi
trường tự nhiên mà còn là nỗi lo cho hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm cá tra
xuất khẩu. Theo số liệu điều tra của khoa Thủy sản- Đại học Cần Thơ, trong 1 ao nuôi
có diện tích 1ha có tới 25%lượng thức ăn bị thải loại dưới dạng dư thừa thối rữa lắng
đọng dưới đáy ao. Cùng với các hóa chất vệ sinh cải tạo ao nuôi, vật tư chuyên dụng

như vôi bột, chế phẩm sinh hóa học, thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng...
Các nguồn chất thải này chưa được xử lý triệt đểvà thải trực tiếp ra môi trường gây ra
sự biến đổi chất lượng nước trên sông rạch.Tình hình ô nhiễm môi trường nước nuôi cá
tra hiện nay đang ở mức nguy hiểm, đáng báo động.
Mới đây, Mỹ đang nghiên cứu áp dụng luật nông sản với cá tra Việt Nam. Theo
Luật này, việc quản lý nhập khẩu cá tra sẽ được giám sát gắt gao từ vùng nuôi, mật độ,
môi trường và cả an sinh xã hội của nước xuất khẩu tương đương với nước nhập khẩu
là Mỹ. Vấn đề này khiến nhà quản lí chức năng, các doanh nghiệp và hộ nuôi cá lo
ngại. Nhiều giải pháp đang được nhanh chóng đẩy mạnh thực hiện để góp phần cải
thiện môi trường nuôi cá và giúp cá tra vượt qua những rào cản khó khăn trên thị
trường Mỹ, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho thương hiệu cá tra Việt Nam so với các
quốc gia khác.
1.2.2.2.

Điều kiện kinh tế xã hội

• Nguồn nhân công
Tại ĐBSCL có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chăm chỉ, giàu kinh nghiệm lâu
năm trong nuôi trồng thủy hải sản là điều kiện thuận lợi lớn để phát triển nghề nuôi cá
tra. Người nuôi cá nay được tiếp cận với khoa học công nghệ mới trong sản xuất làm
tăng sản lượng và chất lượng cá, giảm thiểu chi phí sản xuất. Mối liên kết 4 nhà: nhà
nuôi cá, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, Nhà nước quản lí ngày càng chặt chẽ giúp
phát triển bền vững ngành nuôi cá tra.Nghề nuôi cá tra đã tạo công ăn việc làm cho hơn
16 ngàn lao động tại ĐBSCL giúp cải thiện vấn đề an sinh xã hội, tăng thu nhập bình
quân và nâng cao đời sống người dân.
• Nguồn vốn đầu tư
Trước tình hình căng thẳng về nguyên liệu cá chế biến, các doanh nghiệp chế
biến xuất khẩu cá tra phải huy động vốn từ nhiều nguồn để đầu tư sản xuất.Hai kênh
huy động vốn chính của doanh nghiệp từ thị trường chứng khoán và vay ngân
hàng.Tuy nhiên, cả hai kênh huy động này hiện nay đang gặp nhiều khó khăn.

Các hộ gia đình nuôi cá tra có thể huy động vốn cá nhân hoặc vay ngân hàng.
Hiện nay, vấn đề chiếm dụng vốn bằng cách hợp đồng thỏa thuận sẽ thanh toán 2030% số tiền sau khi bắt cá và thanh toán hết sau 1 tháng của các công ty thu mua, chế
5


biến thủy sản khiến nhiều hộ gia đình gặp khó khăn. Trên thực tế, sau 5-6 tháng, người
dân mới nhận được tiền, nếu không may gặp các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì dân bị
mất trắng. Hậu quả là người nuôi vừa cạn vốn, vừa mắc nợ ngân hàng, không thể đầu
tư nuôi mới cá tra.Đứng trước tình hình đó các cơ quan chức năng cần có những biện
pháp thiết thực để giải quyết vấn đề khó khăn cho người dân.
1.2.2.3.

Nguồn thức ăn

• Thuận lợi
Tại các khu vực tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, đất đai màu mỡ, thích
hợp cho canh tác các loại nông sản và là nguồn cung cấp nguyên liệu nông sản chủ yếu
để chế biến thức ăn công nghiệp cho cá.Vào cuối mùa gió Tây - Nam hàng năm (sau
đỉnh lũ) nước sông Cửu Long mang về nguồn lợi cá tự nhiên rất dồi dào cả về số lượng
lẫn chủng loại,cùng với các loại cá tạp đánh bắt từ biển Rạch Giá được chuyển đến khu
vực nuôi bè với đoạn đường ngắn và thường xuyên. Điều kiện giao thông thủy và bộ
thuận tiện giúp cho việc vận chuyển nguyên vật liệu chế biến thức ăn cho cá được dễ
dàng và kịp thời.
• Khó khăn
Hiện nay, giá bán cá thì không ổn định mà giá thức ăn thì liên tục tăng. Trong 6
tháng đầu năm 2013, giá thức ăn cho cá đã 3 lần tăng giá với mức tăng tổng cộng từ
800-1000đồng/ kg. Theo tính toán của người nuôi cá thì chi phí thức ăn thường chiếm
70-80% giá thành sản xuất,nếu tính bình quân trong 7 tháng thả nuôi, cá đạt trọng
lượng ~1kg/con, người chăn nuôi phải đầu tư 23.000 – 24.000 đồng/kg. Giá thức ăn
tăng cao là nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí sản xuất, giá thành cá tra nguyên liệu

khiến nhiều người nuôi cá phải bỏ nghề do không chịu được áp lực tăng giá.
1.2.2.4.

Kĩ thuật nuôi trồng

Hiện nay, cá giống cá tra đã gần như chủ động từ nguồn cá sinh sản nhân tạo, do
đó có điều kiện để lựa chọn, kiểm tra và đáp ứng được yêu cầu, chất lượng cá giống.
Quy trình nuôi cá tra được các doanh nghiệp và người nuôi áp dụng có hai giai
đoạn: nuôi cá giống và nuôi cá thịt. Cá ươm sau 3 - 4 tháng đạt chiều dài 10 – 12cm
(14 –15g/con) được chuyên sang ao nuôi thương phẩmtừ 6-8 tháng, đạt trọng lượng
xấp xỉ 1kg thì có thể thu hoạch.
Nuôi cá bè là hình thức nuôi công nghiệp, chủ động và có tính tập trung, cần
nguồn thức ăn, nguồn con giống lớn. Trong quá trình nuôi trồng cá cần tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định ASC, GLOBAL G.A.P, …Phần lớn các công ty xuất khẩu cá
tra đã xây dựng vùng nuôi cá nguyên liệu áp dụng quy trình khép kín, khoa học kĩ thuật
vào sản xuất đảm bảo chất lượng và sản lượng cá tra chủ động chế biến.

6


1.2.3. Sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu
Quy trình chế biến cá tra xuất khẩu thiết kế dựa trên hệ thống tiêu chuẩn
HACCP, hiện đang được áp dụng tại các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra như sau:
Sơ đồ 1: Quy trình chế biến cá tra xuất khẩu

Tất cả các nhà máy của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra luôn phải tuân thủ
nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lượng : GLOBAL GAP, HACCP, BRC, IFS, GMP,
ISO 9001:2008, ISO 22000:2005, HALAL, ISO/IEC 17025:2005, ASC, BAP,
VietGAP .... sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đủ điều kiện nhập khẩu vào
các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU,…

7


1.3.

Cá tra thành phẩm xuất khẩu

1.3.1. Phân loại
Bảng 1: Danh mục sản phẩm cá tra xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
(Nguồn: VASEP)
T
t
1

2

Loại

Thông tin

Hình ảnh

Cá tra Fillet Mô tả: bỏ da, bỏ xương, bỏ thịt đỏ, bỏ
định hình
mỡ, bỏ bụng.
hoàn toàn
Màu sắc: Trắng, hồng nhạt, vàng nhạt
Kích cỡ (gram/miếng fillet): 120/170,
170/220, 220/up, 300/up…600gr
Bao gói: IQF 1 kg/PE x 10/carton

Cá tra Fillet Mô tả: bỏ xương, bỏ da, còn thịt đỏ, còn
định hình
mỡ, còn bụng
không hoàn Kích cỡ (gram/miếng fillet): 120/170,
toàn
170/220, 220/up, 300/up…600gr
Bao gói: IQF 1 kg/PE x 10/carton

3

Cá tra Fillet Mô tả: bỏ xương, bỏ da, còn thịt đỏ, còn
bán định
mỡ, bỏ bụng
hình
Kích cỡ (gram/miếng fillet): 120/170,
170/220, 220/up, 300/up…600gr
Bao gói: IQF 1 kg/PE x 10/carton

4

Cá tra cắt
miếng

Mô tả: bỏ da, bỏ xương, bỏ thịt đỏ, bỏ
mỡ, bỏ bụng
Kích cỡ (gram/miếng): 30, 40 gram …
Bao gói: IQF 1 kg/PE x 10/carton

5


Cá tra cắt
khúc

Mô tả: còn da, còn xương
Kích cỡ (độ dày mỗi khúc): 2.5 – 3 cm
Bao gói: IQF 1 kg/PE x 10/carton
(hoặc theo yêu cầu)

6

Cá tra
nguyên con

Mô tả: còn da, còn xương, bỏ đầu, bỏ
ruột, bỏ đuôi.
Kích cỡ: 800 -1.000 gram
Bao gói: IQF 5 kg/PE x 2/carton

8


1.3.2. Lợi ích của sản phẩm cá tra cho khách hàng
Cá tra có thịt trắng, hương vị sau khi nấu rất thơm ngon, có thể được chế biến
thành nhiều món ăn ưa thích. Thịt cá rất bổ dưỡng không có cholesterol, chứa nhiều
các các axít béo không no thiết yếu cho cơ thể như MUFA, PUFA và Omega 3 EPA,
DHA. Sản phẩm cá tra khi xuất khẩu được kiểm tra nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh
thực phẩm, không chứa vi sinh và các kháng sinh hóa chất độc hại.
Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng ( 170g/con) cá tra pangasius hypophthalmus.
Calo


124,52 cal

Calo từ chất béo

30,84 cal

Tổng lượng chất béo

3,42g

Chất béo bảo hòa

1,64g

Na

70,6mg

Protein

23,42g

Do vậy, dùng cá tra thường xuyên trong bữa ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho
sức khỏe như: giảm các bệnh liên quan đến tim mạch, tốt cho não, bổ mắt, ngăn ngừa
ung thư, da khỏe đẹp, giảm lo âu ưu phiền, giảm đau và viêm sưng, … Những lợi ích
sức khỏe cá tra mang lại khiến hàng triệu triệu người tiêu dùng ưa chuộng sánh ngang
hàng với những loài cá thịt trắng mà người Châu Âu và Mỹ hay ăn là cá Headock, cá
Pollack, cá Tilapia. Cá tra được xếp trong 10 loại thủy sản được yêu thích nhất ở Mỹ.
Đồng thời, các sản phẩm cá tra đông lạnh đa dạng trong cách thức chế biến
đóng gói xuất khẩu rất thuận tiện, dễ sử dụng, an toàn cho người tiêu dùng trong chế

biến các món ăn thơm ngon bổ dưỡng cho gia đình.
2.

Thực trạng xuất khẩu cá tra của Việt Nam tại thị trường Mỹ

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản cá tra Việt Nam hiện đã có mặt ở
137 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trường nhập khẩu chính gồm: EU, Mỹ,
ASEAN, Mexico, Brazil, Trung Quốc và Hong Kong, Arập Xêut, Colombia. Mỹ là thị
trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn thứ 2 trên thế giới (chiếm 21%) sau thị trường
EU (khoảng 24%). Giá trị xuất khẩu tại thị trường Mỹ liên tục tăng trong những năm
gần đây. Khẳng định Mỹ là thị trường tiềm năng cho sản phẩm cá tra Việt Nam.
2.1.

Sản lượng xuất khẩu

Năm 2013, Mỹ nhập khẩu hơn 224,594 triệu pao cá tra, tăng 5% so với năm
2012. Trong đó nhập khẩu từ Việt Nam 224,515 triệu pao và từ Trung Quốc 78,8 nghìn
pao. Các nhà cung cấp khác từ Indonesia, Thái Lan, Campuchia không có sản phẩm cá
tra XK sang thị trường này.Việt Nam là nước đứng đầu trên thị trường Hoa Kỳ về sản
lượng xuất khẩu cá tra, có lợi thế áp đảo so với các quốc gia khác, đảm bảo nguồn cung
ứng ổn định. Đây là lợi thế to lớn để cá tra chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ.
9


Biểu đồ 2: tình hình nhập khẩu cá tra Việt Nam tại các thị trường năm 2013

Bảng 3: Nhập khẩu cá tra/cá da trơn philê đông lạnh vào Mỹ( đơn vị: pao)
Xuất xứ
2013
2012

Tăng, giảm (%)
Việt Nam
224.515.472 213.021.682 +5,4
Thái Lan
118.890
Trung Quốc
78.872
576.071
-86,3
Cămpuchia
106.665
Khác
32.655
Tổng
224.594.344 213.855.963 +5,0
2.2.

Giá cả

Bảng 4: Giá cá tra tại thị trường Mỹ tháng 2/ 2014
Loại
Giá
Cá tra philê đông lạnh các cỡ từ 3 - 5 oz đến 9 - 11 oz 1,65 – 1,75 USD/pao
Cá da trơn từ Trung Quốc
2,50 – 2,60 USD/pao
Cá da trơn nội địa nguyên con lột da
2,75 – 2,95 USD/pao
Cá philê nội địa Mỹ
3,80 – 4,00 USD/pao
Các sản phẩm giá trị gia tăng

1,65 – 4,15 USD/pao
Cá bao bột
3,95 – 4,15 USD/pao
cá cắt khoanh
2,75 – 2,85 USD/pao
cá cắt quân cờ
1,65 – 1,75 USD/pao
Giá cá tra của Việt Nam nhìn chung thấp hơn giá cá của Trung Quốc và giá cá
da trơn nội địa tại Mỹ. Các nhà nhập khẩu Mỹ ưu tiên nhập khẩu cá tra xuất xứ từ Việt
Nam cũng là do nguồn cung ổn định và giá cá hợp lí. Lợi thế chi phí thấp do sản xuất
quy mô lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi là cơ sở để các doanh nghiệp cá tra Việt Nam
10


hạ giá xuất khẩu. Tuy nhiên, công cụ cạnh tranh giá cả nay đang mất dần tính hiệu quả
do thuế chống bán phá giá và nhiều rào cản khác do Chính phủ Mỹ đưa ra gây khó
khăn và tạo áp lực cho các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải tăng giá bán cá.
2.3.

Giá trị xuất khẩu
Biểu đồ3: Khối lượng và giá trị xuất khẩu cá tra vào Mỹ 1996-2012

(Nguồn: Cơ quan nghề cá Mỹ)
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD. Trong đó,
riêng thị trường Mỹ đạt kim ngạch xuất khẩu 380 triệu USD, chiếm hơn 21%. Giá trị
xuất khẩu cá tra tại thị trường Mỹ liên tục tăng trong những năm gần đây, thể hiện
những dấu hiệu phát triển tốt của ngành cá tra Việt Nam trên thị trường khó tính này.
2.4.

Dự báo xuất khẩu 2014


Mục tiêu năm 2014: các tỉnh ĐBSCL phấn đấu đạt sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn
cá tra nguyên liệu. Trong đó, xuất khẩu từ 650.000 - 680.000 tấn, đạt giá trị 1,75 tỷ
USD. Các tỉnh ĐBSCL đưa khoảng 6.000 héc-ta mặt nước vào nuôi cá tra, tập trung
nhiều nhất tại Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, TP. Cần Thơ… Để hoàn thành kế hoạch
đề ra ngành cá tra phải vượt qua nhiều khó khăndo tình hình cung cầu không ổn định,
chất lượng con giống giảm, giá bán cá nguyên liệu thấp hơn giá thành, giá các yếu tố
đầu vào luôn tăng trong khi đầu ra bất ổn,…
Hiệp hội Cá tra Việt Nam dự báogiá trị xuất khẩu sẽ tăng từ 10-15% với Tổng
kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,7 tỷ USD) nhưng sản lượng giảm trên 30% trong
năm 2014. Tại Mỹ việc xem xét về Đạo luật Nông nghiệp Mỹ (Farmbill) có hiệu lực và
thuế chống bán phá giá sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng nhập khẩu cá tra của
Việt Nam vào thị trường lớn thứ 2 này.
11


3. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra
Bảng 5: Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam (VASEP thống
kê dựa trên doanh thu, lợi nhuận và sản lượng xuất khẩu cá tra 2011-2012)
Xếp hạng Doanh nghiệp
1

Công ty CP Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP)

2

Công ty CP Hùng Vương (HUNG VUONG Corp)

3


Công ty CP XNK Thủy sản An Giang (AGIFISH)

4

Công ty CP Việt An (ANVIFISH Co)

5

Công ty CP Thủy sản NTSF

6

Công ty CP Nam Việt (Navico)

7

Công ty CP Đầu tư và Phát triển đa quốc gia (IDI Corp)

8

Công ty Cổ phần Chế biến và XNK Thủy sản CADOVIMEX (CADOVIMEX)

9

Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long (CL-FISH CORP)

10

Công ty TNHH Đại Thành (Tiền Giang)


3.1.

Tình hình hoạt động

Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào tăng
trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ cho các tỉnh khu vực
ĐBSCL. Năm 2012,cả nước có 130 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trong đó 72 doanh
nghiệp thương mại; 64 doanh nghiệp có nhà máy chế biến cá tra trực tiếp xuất khẩu
trong đó có 5 tập đoàn công suất sản xuất trên 100 tấn/ngày chiếm 34% sản
lượng. Trong những năm qua, các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, phát triển vùng nuôi cá thương phẩm, đa dạng
các mặt hàng và thành công xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam trên thế giới.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn trong sản xuất, kinh
doanh do thiếu hụt nguồn nguyên liệu và thiếu vốn. Một số doanh nghiệp tăng cường
tự đầu tư vùng nguyên liệu nhưng mới chỉ đáp ứng từ 30 đến 40% công suất nhà máy,
12


còn lại phụ thuộc vào nguồn cá thu mua bên ngoài. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận
nguồn vốn khó khăn, thời gian vay ngắn hạn, lãi suất khá cao là gánh nặng đối với
doanh nghiệp thủy sản.
Tình trạng trên dẫn tới trong năm 2013 các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn có
lợi nhuận giảm đáng kể so với năm 2012. Các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp tăng rất mạnh, giá vốn hàng bán tăng do chi phí nguyên liệu đầu
vào tăng liên tục, lượng hàng tồn kho rất lớn gấp 2, 3 lần so với đầu năm, trong khi lợi
nhuận gộp giảm và giá cá tra xuất khẩu vẫn tương đương năm ngoái.
Bảng 6:Tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn năm
2013
Công ty
Công ty CP Vĩnh Hoàn

Công ty CP Hùng Vương
Công ty CP XNK Thủy sản An Giang
Công ty CP Nam Việt (Navico)
Công ty Thủy sản số 4
Thủy sản Mekong
Thủy sản Cửu Long An Giang

Lợi nhuận 2013
~179 tỷ đồng
~9 tỷ đồng
21 tỷ đồng
9,5 tỷ đồng
~25 tỷ đồng
~10 tỷ đồng
6 tỷ đồng

So với 2012
-23%
-96%
-38%
-72%
+70%
-40%
- 60%

Tồn kho
~100 tỷ đồng
2.686 tỷ đồng
~850 tỷ đồng
877 tỷ đồng


Trên cơ sở tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cá tra xuất khẩu
của Việt Nam cho thấy những chuyển biến theo chiều hướng suy giảm. Chuyển
biến trên do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể tới cả những thách thức lớn trên
các thị trường nhập khẩu. Đặc biệt tại thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt
gặp nhiều khó khăn do các chính sách bảo hộ ngành cá da trơn nội địa của Chính
Phủ.
Đầu năm 2014, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cá tra có nhiều khởi
sắc do lo ngại tình hình thiếu hụt nguyên liệu các nhà nhập khẩu tăng cường dự trữ
hàng. Các doanh nghiệp lớn như: Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, Nam Việt,… đã có những
đơn hàng đặt tới tận cuối năm. Những dấu hiệu khởi sắc của tình hình xuất khẩu cá tra
cho thấy tuy sản lượng cá tra giảm nhưng giá trị xuất khẩu vẫn sẽ ở mức ổn định.
3.2.

Khả năng cạnh tranh

3.2.1. Lợi thế cạnh tranh
Xuất phát từ những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và xã hội cho hoạt động nuôi
trồng và sản xuất cá tra xuất khẩu, sản phẩm cá tra của các doanh nghiệp Việt Nam có
nhiều lợi thế cạnh tranh trên thế giới.

13


Trên thị trường Mỹ sản lượng cá tra xuất khẩu xuất xứ từ Việt Nam chiếm hơn
60% thị phần. Điều này cho thấy sự chiếm lĩnh thị trường và khả năng đảm bảo nguồn
cung đáp ứng nhu cầu của cá tra Việt Nam. So với các quốc gia khác, sản lượng cá tra
xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam luôn cao hơn gấp 2,3 lần. Đồng thời, chất lượng
thương phẩm cá tra xuất khẩu đạt các nhiều chứng chỉ, tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm đã tạo dựng niềm tin, uy tín với người tiêu dùng và các nhà

nhập khẩu thủy sản Mỹ. Nhờ vậy, dù tại thị trường Hoa Kỳ, sản phẩm cá tra Việt Nam
không được lấy tên “Catfish” nhưng các doanh nghiệp cá tra đã nhanh chóng xây dựng
được thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Mỹ và thế giới.
Tại ĐBSCL có nguồn lao động dồi dào, giá thuê nhân công rẻ là điều kiện thuận
lợi phát triển nuôi cá tra với quy mô công nghiệp lớn. Tận dụng lợi thế dẫn đầu về chi
phí các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra thu được nhiều lợi nhuận hơn, đây cũng là cơ sở
để doanh nghiệp hạ giá bán, cạnh tranh về giá với cá da trơn tới từ các quốc gia khác.
Tuy nhiên, tại thị trường Mỹ do những rào cản về thuế quan nghiêm ngắt, mức thuế
chống bán phá giá cá, khiến công cụ về giá cả không còn phát huy nhiều tác dụng. Do
vậy, để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường này các doanh nghiệp Việt đang tìm
hướng đi mới trong hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường, chủ động tới các
biến động thị trường có ảnh hưởng hiện tại và trong tương lai.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam cung cấp sản phẩm sang thị
trường Mỹ thông qua hình thức xuất khẩu gián tiếp, ký kết các đơn hàng với các công
ty nhập khẩu thủy sản như: BORNSTEIN SEAFOODS INC, PACIFIC SEAFOODS
GROUP, AMERICAN SEAFOOD IMPORTS … Các công ty này sẽ đưa sản phẩm cá
tra tới người tiêu dùng trên toàn nước Mỹ qua mạng lưới hệ thống bán lẻ. Hoạt động
marketing quan hệ với các nhà nhập khẩu Mỹ rất quan trọng. Đây là những bạn hàng
lâu năm, gắn bó và là những khách hàng có tiềm lực, uy tín lớn trên thế giới. Cơ sở mối
quan hệ lâu dài giữa 2 bên là nền tảng để doanh nghiệp Việt xây dựng uy tín trên thị
trường, kí kết các hợp đồng thủy sản lên tới cả triệu đô.
Từ những phân tích trên cho thấy, lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp cá tra
Việt Nam xuất phát từ khả năng cung ứng sản phẩm chất lượng tốt, ổn định, đúng thời
hạn hợp đồng với giá cả hợp lí, tương đối thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác,
thương hiệu cá tra xuất xứ từ Việt Nam nổi tiếng trên thế giới được nhiều người tiêu
dùng ưu chuộng. Mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt và bạn hàng nhập
khẩu Hoa Kỳ dựa trên cơ sở của uy tín, tiềm lực và thiện chí hợp tác cùng phát triển.
Đây là những lợi thế cạnh tranh quan trọng giúp phát triển hoạt động marketing xuất
khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam và nâng cao giá trị xuất khẩu tại thị trường Mỹ.
3.2.2. Điểm yếu:

Ở các doanh nghiệp cá tra Việt Nam, kĩ năng quản lí còn hạn chế dẫn tới chi phí
quản lí tăng cao mà chưa mang lại hiệu quả. Nhà quản trị chưa có nhận thức coi trọng
đầu tư nghiên cứu thị trường để hỗ trợ cho việc ra các quyết định Marketing. Thường
14


chỉ các công ty, doanh nghiệp lớn mới đầu tư cho hoạt động này, nguồn thông tin thu
được hoàn toàn bảo mật, không có sự liên kết, chia sẻ thông tin marketing. Do vậy,
hoạt động marketing cho sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn chưa có
sự thống nhất, bài bản và chuyên nghiệp. Vai trò của Hiệp hội cá tra Việt Nam được
thấy rõ trong vấn đề này, khi VASEP là nguồn thông tin quan trọng hỗ trợ các doanh
nghiệp, đồng thời là đại diện cho tiếng nói chung của các doanh nghiệp xuất khẩu cá
tra trong các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, việc hoạt động của VASEP còn hạn chế nên
đòi hỏi ở các doanh nghiệp sự tự lực nghiên cứu tìm hướng đi mới phù hợp cho mình.
Xét trên khía cạnh ngành cá tra Việt Nam, các doanh nghiệp chưa có mối liên
kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ nhau trên thị trường quốc tế mà vẫn còn đấu đá lẫn
nhau. Do vậy, sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế không mạnh.
Mặt khác, các doanh nghiệp tuy đã xây dựng được vùng nuôi trồng cá tra
thương phẩm nhưng mới chỉ đáp ứng 30%-40% công xuất nhà máy, còn lại vẫn phụ
thuộc vào hộ dân nuôi cá. Mối liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp còn lỏng lẻo,
đặc biệt tình trạng chiếm dụng vốn của người dân do một số công ty thu mua chế biến
thủy hải sản đã gây mất lòng tin của người dân đối với doanh nghiệp. Chia sẻ quyền lợi
một cách minh bạch và sòng phẳng mới là cơ sở để tạo dựng và duy trì mối quan hệ
liên kết bền chặt giữa người nuôi, doanh nghiệp chế biến và các thành phần khác trong
chuỗi sản xuất cá tra.
Tóm lại, điểm yếu kếm của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam nằm ở vấn
đề quản lí doanh nghiệp, chưa có sự đầu tư cho nghiên cứu thị trường, phát triển hoạt
động marketing. Và chưa có sự hài hòa lợi ích giữa các bên trong mối liên kết chuỗi
sản xuất cá tra nên không chặt chẽ. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp
nhiều khó khăn, thách thức trên thị trường quốc tế. Những điểm yếu trên cần nhanh

chóng được khắc phục để giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản thị trường, phát triển
bền vững trong tương lai.
II.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁ TRA HOA KỲ

1.

Tổng quan thị trường Mỹ

Hoa Kỳ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và một đặc
khu liên bang. Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 316 triệu dân (năm 2012),
Mỹ là quốc gia đa dạng chủng tộc, lớn hạng ba về tổng diện tích và hạng ba về dân số
trên thế giới. Thu nhập bình quân của người dân Mỹ khá cao, ít người thu nhập dưới
20.000USD/ năm và sức mua lớn. Rõ ràng đây là thị trường thủy sản tiềm năng lớn
trên thế giới, với nhu cầu sử dụng các sản phẩm thủy hải sản đa dạng và phong phú.
Theo số liệu của Công ty Nghiên cứu thị trường Mintel, năm 2011, tổng doanh
số bán lẻ của thị trường cá và thủy sản Hoa Kỳ đạt 15,8 tỷ USD. Mức tiêu thụ thủy sản
hàng năm của Mỹ khoảng 5 tỷ pound. Công ty này cũng đưa ra những nghiên cứu đáng
tin cậy về đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu cho sản phẩm cá tra đông lạnh là
15


các hộ gia đình tại Mỹ. Các hộ có từ 2-4 người có xu hướng tiêu dùng nhiều cá và hải
sản hơn các hộ gia đình có từ 5 người trở lên. Những hộ gia đình thu nhập thấp (Dưới
10,000 USD/năm), thường là những hộ gia đình có nhiều con, có năm thành viên trở
lên chỉ tiêu thụ một khối lượng ít cá và hải sản.
Do vậy, thị trường nòng cốt của sản phẩm cá tra Việt Nam là Các hộ gia đình có
từ 2 đến 4 người và người độc thân; có mức thu nhập bình quân hàng năm từ
20.000USD đến 60.000USD.

Hàng năm, Mỹ nhập khẩu hơn 200 triệu pound cá tra nhưng vẫn chưa đủ đáp
ứng nhu cầu thị trường. Cá tra nằm trong danh sách 10 loài thủy sản được tiêu thụ
nhiều nhất tại thị trường Mỹ trong năm 2012 do Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI) công bố.
Theo đó, cá tra đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng với mức tiêu thụ trung bình 0,726
pao/người. Tiêu thụ bình quân cá da trơn nuôi của Mỹ thấp hơn khoảng 0,5
pound/người ở vị trị thứ 9 năm 2012.
Cơ sở trên cho thấy, nhu cầu cá tra của thị trường Hoa Kỳ khá cao, quy mô thị
trường lớn giàu tiềm năng với tốc độ tăng trưởng nhanh. Sự ưa chuộng sản phẩm cá tra
bổ dưỡng, giá cả hợp lí trong thói quen tiêu dùng của người dân tăng lên đang dần thay
thế cá da trơn nội địa đắt đỏ.
2. Phân tích môi trường vĩ mô
2.1. Môi trường chính trị
Hoa Kỳ hay Mỹ (tên chính thức: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) là nước cộng hoà
liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập chủ yếu do hai Đảng Dân chủ
và Đảng Cộng hòa kiểm soát. Hai Đảng có nhiều quan điểm đối lập và mong muốn trái
ngược nhau. Do vậy, khó có sự thống nhất hoàn toàn giữa các đảng phái chính trị trong
quốc hộ Mỹ trước những vấn đề đối nội, đối ngoại của đất nước.
Năm 2013, Chính phủ Mỹ đóng cửa 16 ngày khiến nền kinh tế bị thiệt hại đến
hơn 12 tỷ USD và hàng trăm nghìn người mất việc làm. Sự bất ổn định chính trị của
Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước mà còn tác động mạnh đến
hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia khác vào Mỹ.
Theo Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy
sản Việt Nam (VASEP) cho rằng: Việc chính phủ Mỹ đóng cửa chưa ảnh hưởng đến
các hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ. Tuy vậy, trong năm 2014, có
thể sẽ có các đợt đối đầu khác giữa các đảng trong chính phủ Mỹ.
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế: các công ty Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến
các vòng đàm phán thương mại đa biên và song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Họ
thường xuyên vận động và gây sức ép với Quốc hội và Chính quyền liên bang để kết
quả các cuộc đàm phán có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.
Ví như: trong vấn đề thuế bán phá giá đối với cá tra Việt Nam, các nhà sản xuất

cá da trơn nội địa Hoa Kỳ đã liên tục gây sức ép với Quốc hội và Chính quyền đòi áp
16


đặt thếu bán phá giá với cá tra Việt Nam. Ngược lại, các nhà nhập khẩu và bán lẻ Hoa
Kỳ lại tích cực vận động chính phủ Hoa Kỳ không áp dụng thuế chốngbbán phá giá với
cá tra Việt Nam. Nhiều công ty thuộc cả hai phía đã cử đại diện vào Việt Nam và đến
Washington DC để vận động trong quá trình đàm phán nhằm giành thuận lợi tối đa.
Có thể thấy, trong lĩnh vực thương mại quốc tế, việc các công ty có khả năng tác
động không nhỏ tới các chính sách, luật của Chính phủ Mỹ. Việc dung hòa lợi ích giữa
các bên là khó khăn, nên không có sự thống nhất hoàn toàn. Đối với các vấn đề tranh
chấp tại Mỹ, Các doanh nghiệp cá tra và VASEP cần tranh thủ sự đồng tình của các
công ty Mỹ và sự ủng hộ quốc tế để tạo lợi thế cho mình.
Nhìn chung, môi trường chính trị của Mỹ có tác động lớn tới hoạt động xuất
khẩu cá tra của Việt Nam. Từng biến động chính trị nhỏ có liên quan cũng có ảnh
hưởng đáng ngại. Đặc biệt, Chính phủ Mỹ với quan điểm bảo vệ người tiêu dùng Mỹ
mà thực chất là bảo hộ ngành cá da trơn trong nước đã và đang gây nhiều khó khăn cho
các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Do vậy, đối với hoạt động xuất khẩu cá
tra cần phải có sự theo dõi, đánh giá sát sao để hạn chế ảnh hưởng từ chính trị Mỹ đến
xuất khẩu của Việt Nam.
2.2.

Môi trường kinh tế

2.2.1. Tình hình kinh tế
Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn mạnh nhất trên thế giới, tác động tới kinh tế thế giới
qua những động thái thị trường và chính sách thương mại, đầu tư; chính sách của Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), chính sách thuế và chi tiêu công, thị trường nhà ở, thị
trường tài chính, thị trường cổ phiếu, thị trường lao động. Nền kinh tế Mỹ đang có
nhiều tín hiệu tích cực, với tốc độ tăng GDP đạt 3,6% trong quý III/2013, tỷ lệ thất

nghiệp 7,2%, niềm tin của người tiêu dùng và giới doanh nghiệp được cải thiện đáng
kể giúp GDP của Mỹ tăng 1,7% năm 2013. Tỷ lệ lạm phát cũng đang dần ổn định.
Những dấu hiệu khả quan của nền kinh tế có tác động tới tâm lí tiêu dùng của người
dân Mỹ mở ra những cơ hội mới cho việc phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
2.2.2. Tỷ giá hối đoái 1USD = 21,120 VNĐ ( ngày 24/3/2014)
Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái từ đầu năm đến nay khá ổn định.Tỷ giá
ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Do nguyên liệu đầu
vào thì chủ yếu là thu mua bằng Việt Nam Đồng, trong khi doanh thu là ngoại tệ. Nếu
tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng thì doanh nghiệp sẽ có lợi trong việc chuyển đổi
doanh thu sang Việt Nam đồng, kim ngạch xuất khẩu tăng và ngược lại khi tỷ giá giảm
doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại. Xu hướng hiện tại là tỷ giá đang tăng và việc nới lỏng
thêm biên độ giao động tỷ giá là lợi thế cho các ngành xuất khẩu nói chung và ngành
cá tra nói riêng.

17


2.2.3. Sức mua: GDP bình quân theo đầu người là 47.084 USD (năm 2013)
Mặc dù nền kinh tế Mỹ có nhiều dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng
nhiều người Mỹ vẫn chưa nhận được lợi ích từ sự đi lên đó, đặc biệt là những người
thất nghiệp dài hạn. Tăng trưởng tiền lương hạn chế và lãi suất vay thế chấp cao cũng
ảnh hưởng đến các bộ phận dân cư khác. Do vậy, người dân có xu hướng thắt chặt
trong chi tiêu. Trung bình 1 người dân Mỹ chi tiều 117 USD cho mặt hàng cá và thủy
sản. Tuy vậy, đây cũng là mức chi tiêu tương đối cao cho mặt hàng này.
2.2.4. Các tổ chức kinh tế có ảnh hưởng
.
Mạng lưới bán buôn: Các công ty kinh doanh thủy sản hàng đầu của Hoa Kỳ
nhập khẩu thủy sản từ nước ngoài sau đó cung cấp cho hệ thống mạng lưới bán lẻ. Các
công ty này rất quan tâm đến hoạt động nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng,
thường xuyên nắm bắt tình hình biến động của các nhà xuất khẩu thủy sản trên thế giới

để đảm bảo nguồn cung cấp hàng thủy sản ổn định, đa dạng nhằm cung cấp cho các đối
tượng khách hàng khác nhau trên thị trường.
Mạng lưới bán lẻ:Các công ty bán lẻ độc lập, hệ thống siêu thị - đại siêu thị và
các nhà hàng. Hệ thống bán lẻ rộng khắp, phát triển chiếm đến trên 50% giá trị tiêu thụ
thủy sản giúp sản phẩm cá tra được phân phối rộng khắp nước Mỹ.
Hiện nay Hoa Kỳ đứng thứ 26 trên thế giới về lĩnh vực cảng biển thương mại
với 418 cảng trong đó chiếm nhiều nhất là cảng container với 87 cảng. Hệ thống cảng
biển của Mỹ phát triển với công nghệ kỹ thuật hiện đại bậc nhất trên thế giới tạo nhiều
thuận lợi cho vận chuyển sản phẩm cá tra xuất khẩu từ Việt Nam qua đường biển.
Ngoài ra, ngành giao thông vận tải, tín dụng, bảo hiểm,… của Mỹ cũng rất phát triển
tạo điều kiện thuận lợi trong dòng chảy kênh phân phối sản phẩm cá tra trên thị trường.
Hệ thống kênh phân phối hàng thủy sản Hoa Kỳ và hệ thống giao thông đường
thủy, bộ được hình thành và tổ chức chặt chẽ mang tính chuyên môn hóa cao là điều
kiện thuận lợi để sản phẩm cá tra tiếp cận đến đông đảo người tiêu dùng. Cùng với sự
phát triển của các ngành kinh tế bổ trợ giúp các hoạt động thanh toán, vận chuyển, liên
lạc, … giữa các quốc gia thuận tiện và dễ dàng.
2.3.

Môi trường văn hóa- xã hội

2.3.1. Nhân khẩu học:
Theo Số liệu công bố ngày 28/12/2012 của Cục Điều tra dân số Mỹ cho biết dân
số Mỹ dự báo đến ngày 1/1/2013 là 315.091.138 người, tăng 2.272.462 người, tương
đương 0,73% so với kết quả điều tra công bố hồi tháng 4/2010. Số lượng hộ gia đình ở
Mỹ tăng hơn 3 lần từ 35 triệu năm 1940 lên 117 triệu năm 2010. Cùng với sự tăng
trưởng về số lượng là sự chuyển đổi dần của cấu trúc hộ gia đình. Năm 1940, phần lớn
(90%) số hộ gia đình có hai người trở lên, tỷ lệ này giảm xuống 66% vào năm 2010.
18



Xu hướng thay đổi cơ cấu hộ gia đình Mỹ đang dần làm thu hẹp quy mô thị trường tiêu
thụ cá và hải sản trong dài hạn. Với nền giáo dục phát triển toàn diện, trình độ dân trí
cao và khắt khe trong vấn đề an toàn thực phẩm tiêu dùng. Có thể thấy trong thị trường
Hoa kỳ luôn là một thị trường quy mô tiềm năng mà các doanh nghiệp hướng tới cần
phải vượt qua sự khó tính của người tiêu dùng.
2.3.2. Thói quen tiêu dùng thực phẩm:
Người Mỹ nói chung khá thoải mái trong chi tiêu, họ dành trung bình 81,2% thu
nhập sau thuế của mình cho chi tiêu thực phẩm,nhà ở và các chi phí khác (theo
ConvergEx Group, New York). Thu nhập của người dân Mỹ cao khá đồng đều tạo ra
nhu cầu lớn về sản phẩm và cũng tác động tới chế độ ăn uống. Người Mỹ có chế độ ăn
uống đa dạng thực phẩm trong tiêu dùng hàng ngày hơn nhiều so với hầu hết dân số
của thế giới, họ thường ăn nhiều thịt và hải sản hơn. Cục Thống kê Lao động Mỹ cho
biết tỷ lệ chi tiêu của các hộ gia đình Mỹ cho thịt bò vào khoảng 217USD và khoảng
117USD cho cá và hải sản khác.

Thống kê cũng cho biết 97% người dân Mỹ có thói quen tiêu thụ các sản phẩm
hải sản tại nhà. Do vậy, các sản phẩm đóng gói tiện dụng trong chế biến gia đình với
khối lượng ít được nhiều người ưu chuộng hơn. Thời gian gần đây, người dân Mỹ có
xu hướng ít ăn thủy sản tại nhà hơn do thủy sản khó chế biến hơn thịt. Bên cạnh đó,
việc cắt giảm chi tiêu cũng khiến họ mua nhiều thịt lợn hoặc thịt gà hơn. Tuy nhiên,
việc tiêu thụ thủy sản vẫn có xu hướng tăng ổn định.
Người tiêu dùng Mỹ chủ yếu mua thủy sản, cá tra tại các cửa hàng, siêu thị, nơi
họ tin tưởng về chất lượng và các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Mạng lưới bán
lẻ phát triển mang lại sự tiện dụng cho người dân trong việc mua sắm thực phẩm.
2.3.3. Các giá trị văn hóa khác
Văn hóa Mỹ phong phú và đặc sắc, do thành phần xã hội đa dạng, có nhiều cộng
đồng riêng biệt có nguồn gốc nhập cư. Nét tiêu biểu của văn hóa Mỹ tìm thấy ở đa số
người dân là chủ nghĩa thực dụng: coi trọng sự chính xác, cách làm việc cẩn thận, tỉ mỉ,
khoa học, quý trọng thời gian. Do vậy, đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác
19



với các đối tác Mỹ cần chú trọng đến tác phong làm việc, yếu tố thời gian, sự chặt chẽ,
chi tiết trong hợp đồng,… góp phần thúc đẩy các hoạt động đàm phán.
2.4.

Môi trường công nghệ

Trên thế giới Mỹ là một trong những quốc gia đi đầu về khoa học và kỹ thuật.
Sau Thế chiến thứ hai, chỉ với 5% dân số thế giới, nước Mỹ gần như chiếm vị trí thứ ba
trong nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, với 40% các nghiên cứu và 35% tạp chí nghiên
cứu khoa học và kỹ thuật được xuất bản. Nhiều công ty công nghệ cao hàng đầu thế
giới là của Mỹ. Sự phát triển và tiến bộ trong khoa học công nghệ đã góp sức không
nhỏ cho việc phát triển nuôi trồng cá da trơn tại Mỹ. Quy trình và kĩ thuật nuôi cá da
trơn tại Mỹ được tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế đảm
bảo chất lượng cá thành phẩm và bảo vệ môi trường bền vững.
Bên cạnh đó, công nghệ tiên tiến cũng giúp bảo quản các sản phẩm đông lạnh
như cá tra tốt hơn giúp sản phẩm luôn tươi ngon khi tới tay người tiêu dùng. Nhờ
những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nuôi trồng cá da trơn và bảo quan,… đã góp
phần phát triển tiêu thụ sản phẩm cá tra tại Mỹ nhưng cũng đồng thời là tạo nên sức
mạng cạnh tranh của cá da trơn nội địa với cá tra Việt Nam trên thị trường này.
2.5.

Môi trường tự nhiên

Cá da trơn tại Mỹ được nuôi trồng chủ yếu tại vùng Đông Bắc Mỹ (bang
Alabama- được coi là trung tâm nuôi cá da trơn) nơi có khí hậu ôn hòa thích hợp.
Người dân Mỹ nuôi cá trong những ao nông bằng nước giếng khoan theo quy mô công
nghiệp lớn. So sánh điều kiện tự nhiên nuôi trồng cá tra giữa Mỹ và Việt Nam cho thấy
nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi hơn đáng kể như: lưu lượng nước sông tự nhiên

dồi dào, ao nuôi sâu phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cá, thời tiết, nhiệt độ biến
động trong ngưỡng phát triển tốt nhất của cá,…
Thời gian gần đây do tình hình thời tiết lạnh ở bờ Đông nước Mỹ làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tình hình nuôi trồng ngành cá da trơn ở khu vực này. Ước
tính, người nuôi trồng cá nheo ở Mỹ bị thiệt hại khoảng 30% sản lượng do ảnh hưởng
thời tiết. Giá trị kinh tế mang lại sụt giảm khiến nhiều nông dân Mỹ chuyển hướng sản
xuất, bỏ nghề nuôi cá.
Ngoài ra, Mỹ có đường bờ biển trải dài 22.680 km, cực kì thuận lợi cho việc
buôn bán và vận chuyển thủy hải sản.
Môi trường tự nhiên cũng ưu ái cho Hoa Kỳ những điều kiện thuận lợi để phát
triển ngành nuôi trồng cá da trơn. Sự khác biệt về tự nhiên giữa Việt Nam và Mỹ cũng
dẫn tới nhiều sự khác biệt trong quy trình, kĩ thuật nuôi cá. Việc tận dụng tốt các điều
kiện thuận lợi từ thiên nhiên sẽ giúp ngành nuôi trồng cá da trơn của cá hai quốc gia
phát triển.
20


2.6.

Môi trường luật pháp

2.6.1. Hệ thống luật chung
Hoa Kỳ có hệ thống luật pháp chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu trên thế
giới bao gồm hệ thống luật Liên bang và luật của các bang. Mỗi bang có hệ thống hiến
pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang. Hoạt
động xuất khẩu sang thị trường Mỹ được kiểm soát bằng các bộ luật về thuế suất, buôn
bán, hiệp định buôn bán và luật về cạnh tranh.
Cơ quan kiểm soát:Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), việc
nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ phải tuân thủ theo sự quản lý của Tổ chức Dịch vụ
Nghề cá biển Quốc gia (NMFS) và Tổ chức Dịch vụ Cá và Động vật hoang dã (FWS).

Việc nhập khẩu động vật biển cũng chịu sự quản lý của NMFS và FWS.
Mục đích: Các bộ luật này được đặt ra nhằm điều tiết hàng hóa nhập khẩu vào
Mỹ, bảo vệ người tiêu dùng khỏi hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; định
hướng cho các hoạt động buôn bán và các quy định về bảo trợ của chính phủ với các
chướng ngại về kĩ thuật (yêu cầu đối với sản phẩm), trợ giá, các hình thức cản trợ việc
buôn bán của các công ty Mỹ như bán phá giá, các biện pháp trừng phạt thương mại.
Một số Luật và quy định liên quan trong lĩnh vực thủy sản và thực phẩm:
Hệ thống Đăng ký liên bang gồm: Luật Đăng ký Liên bang (Federal Register Act)
và Luật Thủ tục hành chính (Administrative Procedure Act).
Các luật và quy định theo sự quản lý của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ chăm sóc sức khỏe (DHHS) và Tổ chức Dịch
vụ Sức khỏe Cộng đồng (PHS) gồm:
o Luật Liên bang Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm
o Luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA)
o Luật Dán nhãn và Đóng gói, Luật Thực phẩm và Dược phẩm sạch
o Luật Bảo vệ Chất lượng Thực phẩm
o Luật Đào tạo và Dán nhãn sản phẩm dinh dưỡng
Ngoài những luật định trên, Hoa Kỳ còn được bảo vệ thông qua hệ thống giấy
phép trước khi sản phẩm vào thị trường, thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn bắt buộc,
kiểm tra và lấy mẫu ngẫu nhiên và định kỳ. Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm được
áp dụng như nhau đối với các sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu.
Đối với sản phẩm cá tra muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹ cần đáp ứng được
các tiêu chuẩn quốc tế nhưHệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn
(Hazard Analysis Critical Control Points – HACCP), Thực hành Sản xuất tốt (Good
Manufacturing Practices – GMP), GLOBAL GAP, BRC, IFS, GMP, ISO 9001:2008,
ISO 22000:2005, HALAL, ISO/IEC 17025:2005, ASC, BAP, VietGAP ...
21


2.6.2. Thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá: loại thuế được áp dụng với các hàng hóa nhập khẩu
được bán cho người mua trên lãnh thổ Mỹ với giá thấp hơn giá thị trường bằng các
đánh thuế nhập khẩu vào hàng hóa được xác định bị bán phá giá hoặc sẽ bị bán phá giá
trên thị trường Mỹ với mức giá thấp hơn mức giá thực của hàng hóa đó. Giá thị trường
của hàng hóa là giá mà hàng hóa đó thường được bán trên thị trường ở nước người sản
xuất.
Về bản chất thuế chống bán phá giá của Mỹ áp đặt cho cá tra Việt Nam là 1 hình
thức bảo hộ ngành nuôi cá da trơn nội địa trước sức ép của Hiệp hội người nuôi cá da
trơn Mỹ. Ngày 4/9/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có thông báo về quyết
định sơ bộ của đợt xem xét hành chính lần thứ 09 (POR9), giai đoạn từ 1/8/2011 đến
31/7/2012, thuế chống bán phá giá (CBPG) philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt
Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Bảng 7: Thuế suất dự kiến đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam giai đoạn
từ 1/8/2011 đến 31/7/2012 sau khi thay thế nước thứ 3 để tính giá
(Nguồn: cục xúc tiến thương mại)

22


Trong thông cáo báo chí của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt
Nam (VASEP) nêu rõ sự phản đối với việc DOC Quyết định chọn Indonesia làm quốc
gia thay thế để tính giá cá tra của Việt Nam dẫn đến mức thuế Chống bán Phá giá trong
quyết định sơ bộ tăng cao một cách vô lý: “Indonesia thực tế chỉ là nước nhập khẩu
ròng philê cá tra đông lạnh từ Việt Nam, mà không xuất khẩu cá tra ra thị trường thế
giới.Liên tiếp qua các kỳ xem xét hành chính, DOC luôn chọn Bangladesh là quốc gia
thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào của cá tra Việt Nam. Bangladesh là nước
sản xuất cá tra “hypophthalmus” thương phẩm và nuôi trong ao như Việt Nam, chi
phí sản xuất và doanh thu của người nuôi cá tra ở Việt Nam và Bangladesh là tương
đương nhau. Chính vì vậy, không có lý do nào để Indonesia trở thành nước thay thế
hoặc dữ liệu của nước này được coi là đáng tin cậy hơn trong đợt xem xét hành chính

lần này cũng như trong quyết định cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 08
vừa qua.”
Ngày 28/3/2014 tới đây, DOC sẽ chính thức công bố mức thuế chống bán phá
giá với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Việc tăng thuế chống bán phá giá
có tác động lớn tới tình hình xuất khẩu và làm thay đổi thị phần trên thị trường Mỹ.
Trước sự tác động tăng thuế rất có thể sảy ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có
những định hướng khác nhau trong hoạt động xuất khẩu năm 2014: có doanh nghiệp
lên kế hoạch mở rộng thị trường mới, dịch chuyển xuất khẩu sang EU, giảm tỷ trọng
xuất khẩu vào Mỹ, hay rút hẳn khỏi thị trường Mỹ; có công ty lại tăng mức xuất khẩu
để tận dụng lợi thế thuế thấp hơn nhằm tăng thị phần. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam (VASEP) đang tích cực vận động sự ủng hộ của các tổ chức quốc
tê để tạo áp lực với Chính phủ Mỹ thay đổi mức thuế với cá tra Việt Nam.
Thuế chống bán phá giá có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu cá tra của các
doanh nghiệp Việt Nam. Việc mức thuế tăng cao không những khiến doanh nghiệp
buộc phải tăng giá bán xuất khẩu mà lợi ích của người tiêu dùng Mỹ cũng bị ảnh
hưởng khi phải mua sản phẩm cá tra với giá cao hơn.
2.6.3. Luật nông trại 2014
Ngày 7/2/2014, Tổng Thống Obama đã chính thức ký quyết định ban hành Luật
Nông trại 2014, với nhiều nội dung gây bất lợi cho hoạt động XK cá tra Việt Nam
trong tương lai vào thị trường Mỹ, trong đó có nội dung chuyển chức năng giám sát cá
da trơn từ Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp
Mỹ (USDA). Với điều khoản này, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ áp dụng tiêu chuẩn quy định
cá tra của Việt Nam XK sang Mỹ sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn ngang đồng với mặt hàng
cá da trơn sản xuất tại Mỹ, từ quy trình nuôi, sản xuất đến việc đóng gói và XK, an
sinh xã hội, tác động tới môi trường tự nhiên. Luật Nông trại 2014 đã gây tâm lí hoang
mang cho nhiều doanh nghiệp và hộ nuôi cá cũng như các nhà quản lí chức năng. Theo
nhận định của một số nhà chuyên môn, trong năm 2014 xuất khẩu cá tra
23



Việt Nam sang Mỹ chưa bị ảnh hưởng của dự luật này, do việc thực thi Luật Nông trại
nhanh nhất sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2015.
Luật Nông trại 2014 rõ ràng là hành động bảo hộ ngành cá da trơn nội địa của
Mỹ. Luật sư Andrew B.Schroth khẳng định: “Luật nông trại của Mỹ vi phạm 6 đến 7
điều trong Hiệp định của WTO về các biện pháp kiểm dịch động thực vật như: che dấu
hạn chế thương mại, biện pháp hạn chế thương mại tùy tiện, phi lý…” Việt Nam hoàn
toàn có thể sử dụng cơ chế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để xem xét khởi
kiện hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn của USDA. Tuy nhiên, nhìn từ một góc
độ khác, việc luật nông trại được áp dụng cũng mở ra một con đường phát triển mới
cho ngành cá tra Việt Nam, khi việc nuôi trồng được xây dựng quy hoạch và phát triển
theo mô hình quốc tế.
3. Phân tích môi trường cạnh tranh
Sử dụng mô hình 5 lực lượng của M.Porter để phân tích sức cạnh tranh của
mặt hàng cá tra Việt Nam trên thị trường Mỹ sẽ cho ta thấy những cơ hội và thách thức
của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.
3.1.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

3.1.1. Người sản xuất cá da trơn nội địa Mỹ
Doanh thu của ngành cá da trơn tại Mỹ đạt 4 tỷ USD/năm. Năm 2003, cá da trơn
nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 3% thị phần thì đến năm 2009 đã tăng lên 57% và nay đã
chiếm hơn 70% trên thị trường. Tại bang Alabama – nơi được coi là trung tâm nuôi cá
da trơn sản xuất 1/3 sản lượng cá da trơn của Mỹ, đạt 130 triệu pao/năm, có khoảng
2.500 người nuôi cá. Doanh số của người nuôi cá tại đây đã giảm 10%, nhưng chi phí
sản xuất lại tăng 60%. Họ mong muốn Chính phủ Mỹ có hành động tích cực để giải
quyết tình trạng cá da trơn nhập khẩu ngày càng chiếm lĩnh thị trường Mỹ. Hiệp
hội Chủ trại Cá nheo Mỹ (CFA) đang gây sức ép tới chính quyền với mong muốn
USDA kiểm tra cá da trơn nhập khẩu như đối với thịt bò và thịt gia cẩm.
Năm 2001, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật An ninh Trang trại và Đầu tư Nông

thôn (HR 2646), giới hạn việc sử dụng tên “catfish” chỉ dành cho cá da trơn thuộc
họ Ictalurus được nuôi ở Mỹ. Họ cho rằng cá tra Việt Nam không phải là “catfish”.
Bởi thế, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải lấy tên khoa học Pangasius để xây
dựng lại thương hiệu từ đầu, cho tới nay tại thị trường Mỹ vẫn không được dán nhãn là
“catfish” và áp dụng thuế chống phá giá lên các loài cá nhập khẩu này.
Có thể thấy sức ép cạnh tranh không nhỏ từ các đối thủ nội địa Mỹ. Những rào
cản khó khăn do sự bảo hộ cá da trơn nội địa của Chính phủ Mỹ là thách thức lớn mà
ngành cá tra Việt Nam phải vượt qua bằng thế mạnh cạnh tranh về số lượng xuất khẩu
lớn, chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế cung cấp nhiều chất dinh
dưỡng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng khó tính Mỹ với giá cả hợp lí.
24


3.1.2. Các quốc gia xuất khẩu cá da trơn vào thị trường Mỹ
Hiện nay, ngoài bốn nước trong hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra
truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, loài cá này còn được nuôi ở
một số nước Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia... và là một trong 6 loài cá
nuôi quan trọng nhất khu vực. Tất cả các nước này đang mở rộng diện tích sử dụng
nuôi trồng thủy sản để tăng sản lượng và gia tăng xuất khẩu.
Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra, sản
lượng cá tra nuôi chiếm 1/2 tổng sản lượng các loài cá nuôi khác. Ở Philippines, Bộ
Công Thương đã phê duyệt 15,8 triệu USD cho dự án nuôi cá tra/basa với mục tiêu
kim ngạch xuất khẩu đạt 23 triệu USD vào năm 2016, dành 270ha đất ao nước để nuôi
cá tra, thuê 2.700 lao động và sản xuất 614 tấn cá tra philê mỗi tháng. Tại Indonesia
tiềm năng và nguồn lợi thủy sản có thể được so sánh với Việt Nam, và nếu Indonesia
tận dụng tối đa công nghệ chuyển giao và nguồn lao động trong nước, họ có thể sớm
vượt qua khả năng sản xuất cá tra của Việt Nam. Thái Lan và Trung Quốc là hai nước
đầu tư cho con cá tra mạnh nhất và đạt nhiều thành tựu. Riêng Thái Lan đã đầu tư 20
triệu USD nghiên cứu nuôi cá tra ao, hầm, nâng cao chất lượng nuôi cá tra thương
phẩm.

Trong năm 2013, Mỹ không nhập khẩu các sản phẩm cá da trơn từ Thái Lan,
Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia... do nhiều nguyên nhân. So sánh với cá quốc gia
khác cùng sản xuất cá tra xuất khẩu Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi và lợi thế
cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành cá tra
tại các quốc gia khác, nếu những yếu kếm từ sản xuất tới tiêu thụ của ngành cá tra Việt
Nam không được sớm khắc phục thì nguy cơ mất thị phần, lợi thế độc quyền là rất lớn.
3.2.

Khách hàng

Các công ty nhập khẩu hàng thủy sản trên thị trường Hoa Kỳ có yêu cầu cao đối
với các đối tác xuất khẩu về việc tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của hợp đồng, đặc
biệt là các điều kiện về chất lượng hàng hóa và thời hạn giao hàng.
Người tiêu dùng Mỹ có trình độ cao, khắt khe trong vệ sinh an toàn thực phẩm.
họ là những người am hiểu luật pháp và sẵn sàng đứng lên bảo vệ lợi ích của mình khi
bị xâm phạm. Ngoài ra, người Mỹ cũng rất chú trọng nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
và quan tâm tới vấn đề môi trường tại các nước cung cấp sản phẩm cá tra.
Khách hàng triên thị trường Hoa Kỳ có sức mạnh đàm phán tương đối lớn do họ
am hiểu mình được bảo vệ bởi những đạo luật pháp chặt chẽ, có những yêu cầu tương
đối khắt khe. Đứng trước sức ép từ phía khách hàng, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra Việt Nam cần có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm, đồng thời
tiến hành hoạt động marketing quan hệ với khách hàng, xây dựng thương hiệu mạng để
tạo dựng niểm tin nơi họ.
25


×