Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Bài nghiên cứu khoa học động vật trong đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.89 MB, 67 trang )


“Sự vĩ đại của một quốc gia và sự tiến bộ về đạo đức của nó có thể được
đánh giá thông qua cách thức họ đối xử với động vật.”
Mahatma Gandhi


i

MỤC LỤC:
I.

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.

Đặt vấn đề ............................................................................................... 1

2.

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 2

3.

Nguyên nhân chọn đề tài ....................................................................... 3

4.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 4

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 4



6.

Đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................. 4

7.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 5

8.

Tài liệu nghiên cứu................................................................................. 5
8.1. Các số liệu cần thu thập cho việc nghiên cứu ...................................... 5
8.2. Nguồn và cách thu thập số liệu ............................................................ 5

9.
II.

Kế hoạch nghiên cứu ............................................................................. 5
THUYẾT MINH ............................................................................................ 6

1.

Cơ sở nghiên cứu .................................................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 6
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................... 6
a. Thu thập số liệu ................................................................................... 6
b. Xử lý tổng hợp và phân tích dự báo..................................................... 8

2.


Những nhân tố tác động đến đời sống của động vật trog đô thị..... 12
2.1. Ánh sáng nhân tạo ........................................................................... 12
a. Mất tính đồng bộ trong thói quen hoạt động giữa các loài ................. 13
b. Thay đổi chu trình sinh lý bên trong cơ thể sinh vật........................... 13
c. Ảnh hưởng đến quá trình sinh sản..................................................... 15
d. Xác định sai thời điểm trong năm ...................................................... 16
e. Mất khả năng định hướng .................................................................. 16
2.2. Tiếng ồn ............................................................................................ 17
a. Các nguồn gây tiếng ồn trong đồ thị .................................................. 17
b. Tác động của tiếng ồn đến đời sống động vật trong đô thị ................ 20
2.3. Sự săn bắt của con người ............................................................... 21
2.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, không gian đô thị................................ 22
2.5. Kết luận ............................................................................................. 22

3.

Một số loài tiêu biểu được nghiên cứu .............................................. 23
3.1 Bồ câu ................................................................................................ 23
a. Đặc điểm sinh học ............................................................................. 23


ii
b. Ý nghĩa của loài ................................................................................. 24
c. Môi trường sống hiện tại .................................................................... 25
d. Xây dựng môi trường sống cho bồ câu trong đô thị ........................... 26
e. Phương án quản lý, chăm sóc ........................................................... 29
3.2 Chim sẻ nhà ....................................................................................... 30
a. Đặc điểm sinh học ............................................................................. 30
b. Ý nghĩa của loài ................................................................................. 31

c. Môi trường sống hiện tại .................................................................... 31
d. Xây dựng môi trường sống ................................................................ 32
3.3 Sóc ..................................................................................................... 32
a. Đặc điểm sinh học ............................................................................. 32
b. Ý nghĩa của loài ................................................................................. 34
c. Môi trường sống hiện tại .................................................................... 34
d. Xây dựng môi trường sống cho loài sóc trong đô thị ......................... 35
e. Phương án quản lý, chăm sóc ........................................................... 36
3.4 Cá chép Nhật (Koi) ............................................................................ 36
a. Đặc điểm sinh học ............................................................................. 36
b. Ý nghĩa của loài ................................................................................. 38
c. Môi trường sống hiện tại .................................................................... 39
d. Xây dựng môi trường sống ................................................................ 39
e. Phương án quản lý, chăm sóc ........................................................... 41
4.
III.

Ban quản lý động vật hoang dã đô thị................................................ 42
KẾT LUẬN ................................................................................................ 43

1.

Kết luận ................................................................................................. 43

2.

Hướng phát triển của đề tài ................................................................ 44

Lời cảm ơn ......................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 46

PHỤ LỤC ............................................................................................................ 47


iii

DANH MỤC BẢNG:
Bảng 1: Kế hoạch nghiên cứu .............................................................................. 5
Bảng 2: Kế hoạch khảo sát................................................................................... 7
Bảng 3: Nhóm đối tượng khảo sát ........................................................................ 8
Bảng 4: Mức ồn của một số máy móc trong xây dựng ....................................... 18
Bảng 5: Mức ồn của một số hoạt động sản xuất trong công nghiệp ................... 19
Bảng 6: Tổng hợp mức ồn trung bình tại các khu vực sản xuất của Tp.HCM .... 19

DANH MỤC BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 1: Thành phần nhóm đối tượng khảo sát ................................................. 9
Biểu đồ 2: Thói quen đến công viên của các nhóm đối tượng ............................ 10
Biểu đồ 3: “Anh (chị) có thích nơi mình sống gần với công viên không ?” .......... 10
Biểu đồ 4: Mức độ yêu thích của người dân đối với một số loài động vật........... 11
Biểu đồ 5: Nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm khi không có thức ăn ....... 14
Biểu đồ 6: Giảm nhận thức về thay đổi ánh sáng làm giảm số lượng thay đổi và
làm chậm sự thay đổi nhiệt độ cơ thể............................................................................ 15
Biểu đồ 7: Diễn biến mức ồn khu vực gần giao thông và khu dân cư ở một số đô
thị phía Nam qua các năm ............................................................................................ 18

DANH MỤC HÌNH ẢNH:
Hình 1: Quá trình khảo sát.................................................................................... 7
Hình 2: Ánh sáng nhân tạo từ các đèn chiếu sáng trong đô thị .......................... 12
Hình 3: Vào đầu mùa xuân, một con chim có thể đẻ nhiều trứng trong một tổ
(hình bên trái); và số lượng trứng ít hơn vào cuối mùa hè (hình bên phải).................... 15
Hình 4: Côn trùng bị mất định hướng do nhầm ánh đèn là mặt trăng ................. 17

Hình 5: Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn từ các hoạt động kinh doanh .................... 19
Hình 6: Chim én bị bắt để bán cho những người phóng sinh ............................. 21
Hình 7: Bẫy chim cu gáy ..................................................................................... 22
Hình 8: Chim bồ câu ........................................................................................... 24
Hình 9: Chim bồ câu được lấy làm biểu tượng của nhiều ý nghĩa khác nhau ..... 25
Hình 10: Bồ câu được nuôi tự do ở công viên Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình ...... 26
Hình 11: Khách du lịch và người dân cho bồ câu ăn .......................................... 26
Hình 12: Các công viên tại trung tâm thành phố - nơi thích hợp bố trí tập trung
các nhà chim ................................................................................................................. 27
Hình 13: Một số mẫu chuồng bồ câu trong công viên......................................... 28
Hình 14: Chim sẻ nhà ......................................................................................... 30
Hình 15: Chim sẻ uống nước và tắm ở những chỗ có nước đọng ...................... 31
Hình 16: Hộp gỗ để chim sẻ đến làm tổ.............................................................. 32
Hình 17: Sóc trong công viên ............................................................................. 33
Hình 18: Sóc tại công viên Tao Đàn ................................................................... 34
Hình 19: Cá chép Nhật ....................................................................................... 37
Hình 20: Sơ đồ một hồ nuôi cơ bản .................................................................... 40
Hình 21: Hồ nuôi cá và kết hợp với thiết kế cảnh quan xung quanh hồ .............. 40


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 1

I.

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tại sao chúng ta phải bảo vệ sự đa dạng giống loài của thiên nhiên ?

Nhìn thoáng qua thì có vẻ câu trả lời khá đơn giản. Chúng ta bảo vệ thiên
nhiên để bảo vệ chính chúng ta. Có lẽ điều đó không sai. Nhưng sự việc không

đơn giản như thế. Hiện nay, hổ Siberia, hưu đùi vằn, gấu trúc, đười ươi, và một
số loài cá voi là đại diện tiêu biểu cho hàng ngàn loài động vật khác trước nguy
cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật trong hệ sinh thái. Chính phủ các quốc gia
và các tổ chức liên quan đã rất nỗ lực trong việc bảo vệ các loài này trước nguy
cơ tuyệt chủng. Song, việc tồn tại hay không tồn tại loài hổ Siberia có ảnh hưởng
đến môi trường sống của con người ? Hậu quả về lâu dài thì chưa rõ, nhưng
hầu như sự tiêu vong của một số loài không nhất thiết dẫn đến những hậu quả to
lớn. Hoàn toàn có thể chỉ cần một số loài cây thôi cũng đủ để duy trì chu trình
carbon1 trong các cánh rừng nhiệt đới. Sự đầu độc nguồn nước và phá hủy tầng
ozone bảo vệ Trái Đất mới làm tổn hại lớn đến vòng tuần hoàn sinh học của
thiên nhiên, chứ sự diệt vong của hổ, hưu đùi vằn, gấu trúc, đười ươi, cá voi
không hề gây ra điều đó.
Giả thiết rằng thế giới là một chiếc máy bay thì các động, thực vật đóng vai
trò gì ? Một quan điểm cho rằng, mỗi loài là một đinh tán đặc chủng, góp phần
gắn các phần của máy bay với nhau. Mỗi loài mất đi sẽ làm yếu công năng bay,
cho đến khi nào đó ruốt cuộc máy bay sẽ rơi. Quan điểm thứ hai thì khác hẳn.
Đối với họ, nhiều loài chỉ như những hành khách thừa trong một chiếc máy bay,
và nó hoàn toàn có thể tiếp tục bay với vài người ít ỏi trong phi hành đoàn. Hay
một giả thiết khác không đặt nặng về vấn đề công năng lắm, đó là ví toàn bộ hệ
sinh thái giống như một quyển sách lớn, mỗi một loài tuyệt chủng cũng tương tự
như xé mất một trang sách chưa đọc, đó hẳn là một mất mát lớn trong một thời
đại khao khát sự hiểu biết như ngày nay.
Chúng ta nhất định muốn bảo vệ các loài động thực vật khỏi bị tuyệt chủng,
mặc dù chúng không cần thiết đối với hệ sinh thái mà chúng ta sống trong đó.
Vậy, tại sao chúng ta phải bảo vệ sự đa dạng giống loài của thiên nhiên ?

Ngày nay, những lợi ích từ các loài động vật về mặt cân bằng sinh thái,
đóng góp về y học, lợi ích nông nghiệp, nguồn cung thực phẩm, giá trị thẩm mỹ,
cảm hứng nghệ thuật, ý tưởng cho những phát kiến khoa học,… đã được thừa
nhận. Tuy nhiên, không nhất thiết dựa trên những lợi ích đó để làm cơ sở cho

1 Chu trình cacbon là một chu trình sinh địa hóa học, trong đó cacbon được trao đổi giữa sinh
quyển, thổ nhưỡng quyển, địa quyển và khí quyển của Trái Đất. Nó là một trong các chu trình quan trọng
nhất của Trái Đất và cho phép cacbon được tái chế và tái sử dụng trong khắp sinh quyển và bởi tất cả
các sinh vật của nó. (Wikipedia)


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 2

giá trị của một loài, và kèm theo đó là những lý do cần phải bảo vệ loài đó. Vì
không phải ở bất kỳ một loài động vật nào người ta cũng tìm thấy một lợi ích nào
đó đối với loài khác, và nếu chỉ xét giá trị của một loài theo công năng của nó đối
với vòng tuần hoàn sinh học thì sẽ dẫn đến những kết luận khủng khiếp: bởi một
số vi khuẩn giữ vai trò đối với hệ sinh thái quan trọng hơn hẳn con người. Việc
động vật được đối xử thế nào có ý nghĩa lớn tới cả động vật và cả con người.
Không chỉ là quan hệ “cộng sinh” giữa con người thiên nhiên, đây là một phần
của hiểu biết rộng lớn hơn về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các sinh vật.
Chính vì thế, Liên hiệp quốc đang trong quá trình tiến tới thông qua
một Tuyên ngôn chung về quyền lợi động vật nhằm khuyến khích các chính phủ
và cơ quan liên chính phủ trên toàn thế giới hành động để mang lại lợi ích cho
động vật, con người và cũng như môi trường. Những lợi ích đó rất quan trọng
cho các thành viên của Liên hiệp quốc và mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp
quốc. Đó là một thỏa thuận giữa con người với nhau và giữa các quốc gia để
thừa nhận rằng động vật có tri giác (sentient) và có thể phải chịu đựng, nhằm tôn
trọng các nhu cầu quyền lợi (welfare needs) của chúng và chấm dứt vĩnh viễn
việc đối xử tàn nhẫn với động vật. Chúng ta cần phải đặt câu hỏi về những hành
động của chúng ta có ảnh hưởng thế nào tới động vật và làm thế nào chúng ta
có thể giảm thiểu sự đau đớn cho động vật. Vì lý do đó, Tổ chức Thú y thế giới
(OIE) đã yêu cầu rằng “Việc sử dụng động vật phải được gắn liền với trách
nhiệm đạo đức để đảm bảo quyền lợi của động vật đó đạt tới mức cao nhất có
thể được” (Bộ luật quốc tế về thú y, 2006).

Công năng của động vật trong hệ sinh thái, giá trị, quyền lợi của chúng và
mối quan hệ của chúng với con người, những thỏa thuận luân lý giữa con người
với nhau về nhận thức về động vật, đó là những vấn đề đầu tiên mà chúng tôi đề
cập đến khi nghiên cứu đề tài này. Đó cũng là cơ sở để trả lời cho câu hỏi, việc
bảo vệ động vật đem lại tác dụng gì cho con người, và làm cách nào để những
nỗ lực của chúng ta trong việc bảo vệ động vật trở nên hiệu quả, cũng như tạo
một môi trường sống cho chúng trong không gian đô thị có mang đến lợi ích gì
hay không ?
2. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1973, hội nghị CITES2 lần đầu tiên được diễn ra tại Washington. Tuy
nhiên, từ năm 1973 đến nay, con người đã thản nhiên hủy diệt mất một nửa số
lượng động thực vật còn sinh sống tại thời điểm đó, một sự tuyệt chủng hàng
loạt ở quy mô khủng khiếp. Trong những thập kỷ gần đây, con người đã làm tổn
hại Trái Đất nhiều hơn từ ngày đầu xuất hiện loài người đến Thế chiến II. Mỗi
năm có 5% diện tích đất đai trên Trái Đất bị lửa thiêu trụi. Hiện nay, chỉ 6% diện
tích còn được rừng nhiệt đới bao phủ, là nơi tập trung nhiều giống loài động thực
2 CITES: Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora – Công
ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyện chủng.


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 3

vật nhất quả đất. Trong vòng chưa đầy 30 năm, rừng bị co hẹp lại quá nửa. Với
tốc độ đốn gỗ không đổi như hiện nay, đến năm 2045 cây nhiệt đới cuối cùng sẽ
bị chặt.
Tốc độ tuyệt chủng hiện nay cao hơn khoảng 1 triệu lần so với tốc dộ hình
thành các loài. Mỗi một loài tuyệt chủng là mất đi vĩnh viễn vật liệu di truyền
phức tạp của một đến 10 tỷ cặp cơ sở3. Theo thống kê của các tổ chức quốc tế
nghiên cứu về môi trường, những loài sinh vật hiện có trên Trái Đất chỉ còn
chiếm 2% so với khi sự sống xuất hiện, tức là 98% các loài sinh vật đã bị tuyệt

chủng qua các thời kỳ.
Hơn 16.000 loài động, thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trên
toàn cầu. Và với tốc độ phá hủy nơi cư trú như hiện nay thì trong vòng 10 năm
tới, mỗi năm sẽ có khoảng 25.000 loài động, thực vật bị tuyệt chủng. Con số này
thực tế còn có thể cao hơn nhiều vì khoa học vẫn chưa thể thống kê đầy đủ tất
cả các loài sinh vật sinh sống trên Trái Đất. Trái Đất đang bước vào cuộc tuyệt
chủng hàng loạt lần thứ sáu4. Sự biến mất của các loài động, thực vật sẽ dẫn tới
sự sụp đổ dây chuyền của các loài khác sống phụ thuộc vào chúng, trong đó có
loài người.
Công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự
tham gia rộng rãi của các tầng lớp trong xã hội, khởi đầu từ nhận thức đến hành
động. Hiện Việt Nam là một trong số 10 quốc gia giàu đa dạng sinh học nhất trên
thế giới, với sự hiện diện của 10% số loài được biết đến trên thế giới, trong khi
diện tích lãnh thổ chỉ chiếm chưa đến 1% diện tích trái đất. Do sự phát triển kinh
tế nhanh, Việt Nam đang gặp phải sự suy giảm đáng kể về diện tích các khu cư
trú tự nhiên, dẫn tới sự giảm số lượng, thậm chí tuyệt chủng một số loài.
3. Nguyên nhân chọn đề tài
Từ những vấn đề cấp thiết đó, cùng với những biến đổi to lớn về khí hậu
và hệ sinh thái, ngày nay, trong quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, chúng
ta đã quan tâm hơn tới việc xây dựng một môi trường sống bền vững. Với xu
hướng thiết kế “thân thiện thiên nhiên”, môi trường sống tự nhiên đã được chú
trọng hơn trong quan điểm thiết kế các đô thị mới và cải tạo các đô thị hiện hữu.
Tuy nhiên, xu hướng này mới chỉ dừng lại trong việc quan tâm, nghiên cứu đối
Base pair: là cặp đôi liên kết giữa một nucleotide và một nucleotide khác đối diện, trong các ADN
hay RNA. (Wikipedia)
3

4

Lịch sử địa chất Trái Đất từng ghi nhận 5 đợt tuyệt chủng hàng loạt (TCHL): Cuối kỷ Ordovic, Kỷ

Devon muộn, Cuối kỷ Permi, Cuối kỷ Triat, Cuối kỷ Creta. Trong đó phải kể đến đợt tuyệt chủng lớn nhất
kết thúc vào kỷ Permi, cách đây 250 triệu năm. Nó đã tuyệt diệt 90% các loài sinh vật biển và 75% các
loài động, thực vật trên cạn, để lại một châu Âu gần như không còn sự sống. Các đợt tuyệt chủng hàng
loạt khác xảy ra vào các kỷ Cambri, Triat, Creta, Tertiary... của thời tiền sử đã “xóa sổ” nhiều loài động
vật mà ngày nay chúng chỉ được biết đến qua tên và những hóa thạch như khủng long siêu bộ, khủng
long có cánh, voi ma mút, thằn lằn rùa cổ rắn, thằn lằn cá... (Wikipedia)


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 4

với cây xanh (thực vật), và hầu như chưa đề cập đến môi trường sống và sự có
mặt của động vật trong đô thị. Chính vì thế, khái niệm “thiên nhiên” một phần vẫn
chưa hoàn chỉnh.
Trước bối cảnh đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài này, nhằm góp
phần xây dựng một đô thị với môi trường sống hòa hợp, bền vững giữa con
người và thiên nhiên.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá được những tác động hai chiều giữa các nhân tố tồn
tại trong đô thị và đời sống của các loài động vật. Dựa trên phân tích đó làm cơ
sở xác địch những tiêu chuẩn cơ bản trong việc xây dựng một môi trường sống
cho một số loại động vật trong đô thị. Từ đó, các hoạt động sinh sống của con
người trong đô thị ngày càng được dung hòa với tự nhiên, góp phần tạo nên một
sự phát triển bền vững đích thực.
- Sự hiện diện của động vật trong không gian đô thị làm phong phú thêm
đời sống tinh thần của người dân sống trong đô thị, đưa con người gần gũi hơn
với tự nhiên.
- Bên cạnh đó, nó cũng giúp giáo dục cho các thế hệ người dân ý thức hơn
về công cuộc bảo vệ môi trường sống của tự nhiên, qua đó là bảo vệ chính sự
phát triển bền vững của con người.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích được vai trò của môi trường thiên nhiên đối với đời sống của đô
thị.
- Đánh giá, dự đoán được tâm lý, ứng xử của người dân với sự xuất hiện
các loài động vật trong không gian đô thị.
- Lập được phương án tạo ra môi trường sống thích hợp cho các loài động
vật trong phạm vi nghiên cứu.
- Đề ra được các giải pháp quản lý, chăm sóc, duy trì môi trường sống cho
chúng.
6. Đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Một số loài động vật điển hình trong đô thị: bồ câu, chim sẻ,
sóc, cá.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Môi trường sống của các loài động vật tại
khu vực Trung tâm Tp.HCM (quận 1, quận 3).


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 5

7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Dùng với mục đích lý luận, tìm hiểu mối
quan hệ giữa động vật với môi trường tự nhiên, giữa động vật với sinh hoạt của
đô thị, và với đời sống của người dân trong đô thị.
- Phương pháp sử dụng bảng hỏi, mẫu điều tra: Được sử dụng để tìm hiểu
ý kiến của người dân về tác động tích cực - tiêu cực của sự xuất hiện các loài
động vật trong đô thị.
- Phương pháp phỏng vấn: Được sử dụng để tìm hiểu hiện trạng khu vực
thiết kế và sự quan tâm của người dân về môi trường sống hiện tại.
- Phương pháp quan sát, theo dõi: Dùng để tìm hiểu thói quen sống của một
số loài động vật điển hình trong môi trường đô thị nghiên cứu.
- Nhóm Phương pháp thống kê, phân loại, phân tích, so sánh: Sẽ giúp nhóm
có thêm cứ liệu thực tế, để có đánh giá và rút ra kết luận cần thiết và chọn được

phương án thiết kế tối ưu nhất.
8. Tài liệu nghiên cứu
8.1.

Các số liệu cần thu thập cho việc nghiên cứu

- Số liệu thứ cấp: Sách báo, và tạp chí, internet.
- Số liệu sơ cấp: Các số liệu được thu thập từ việc khảo sát, đánh giá hiện
trạng, phỏng vấn ý kiến người dân, theo dõi thói quen sống của một số loài động
vật điển hình tại khu vực Trung tâm Tp.HCM (quận 1, quận 3).
8.2.

Nguồn và cách thu thập số liệu

- Nguồn: Khảo sát thực tế.
- Cách thức thu thập dữ liệu: Lập báo cáo kết quả quan sát, theo dõi thói
quen sống của một số loài động vật; khảo sát ý kiến của người dân tại khu vực
trung tâm Tp.HCM.
9. Kế hoạch nghiên cứu
Kế hoạch nghiên cứu được thực hiện như sau:
STT

Thời gian

Công việc

1

27/12/2012


Đặt vấn đề, đăng ký đề tài nghiên cứu

2

28/12/2012 - 10/01/2013

Soạn thảo đề cương tóm tắt

3

11/01/2013 – 26/02/2013

Soạn thảo đề cương chi tiết

4

27/02/2013 – 11/03/2013

Khảo sát thực tế

5

12/03/2013 – 19/03/2013

Thống kê số liệu khảo sát

6

20/03/2013 – 20/04/2013


Nghiên cứu ý tưởng, giải pháp của đề tài

7

21/04/2013 – 29/04/2013

Hoàn thiện báo cáo, thuyết minh

Bảng 1: Kế hoạch nghiên cứu


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 6

II.

THUYẾT MINH
1. Cơ sở nghiên cứu
1.1.

Cơ sở lý luận

Xây dựng và phát triển đô thị là một trong những mục tiêu quan trọng của
công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong đó, phát triển kinh tế
đô thị là nhân tố có tính chất quyết định đến sự phát triển của đô thị. Kèm theo
đó, đô thị hóa và các hoạt động công nghiệp là một tất yếu của sự phát triển kinh
tế xã hội. Tuy nhiên quá trình đó cũng luôn mang lại những hậu quả xấu đến môi
trường sinh thái.
Tăng trưởng kinh tế và môi trường đô thị có mối quan hệ biện chứng, ảnh
hưởng và tác động qua lại với nhau. Một mặt, tăng trưởng kinh tế làm thay đổi
diện mạo đô thị, tạo nên những không gian mới, kết cấu hạ tầng mới, môi trường

mới cho con người, mặt khác, chúng làm ảnh hưởng không nhỏ vào việc gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường sinh thái, đồng thời góp phần vào việc tách biệt con
người sống trong đô thị với môi trường sinh thái tự nhiên. Ngược lại, một môi
trường tốt tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của xã hội, cũng như
những biến động xấu của môi trường dẫn đến những hệ lụy to lớn cho con
người.
Vì vậy, việc bảo vệ và giữ gìn chất lượng môi trường sống của con người
là yêu cầu cấp thiết của chiến lược phát triển đô thị. Song song đó là những nỗ
lực nhằm tạo ra cơ hội để những sinh hoạt của con người trở nên gần gũi hơn
với môi trường sinh thái. Từ đó tạo nên một môi trường sống với chất lượng
được nâng cao hơn, đồng thời góp phần đáng kể trong việc cải thiện nhận thức
của con người đối với vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ động
vật nói riêng.
1.2.

Cơ sở thực tiễn

Để chứng minh tính thực tiễn của đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
một cuộc khảo sát thực tế. Chúng tôi lựa chọn phương pháp thống kê và phỏng
vấn để tiến hành khảo sát.
Quá trình thống kê gồm các giai đoạn:




Thu thập số liệu
Xử lý tổng hợp
Phân tích dự báo

a. Thu thập số liệu

Để thu thập được số liệu thực tế, nhóm đã sử dụng phương pháp thống
kê: Điều tra chọn mẫu. Cụ thể, nhóm thực hiện khảo sát lấy ý kiến của 300
người dân sống trong thành phố (qua bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp), bao
gồm đủ các ngành nghề và lứa tuổi. Chi tiết kế hoạch khảo sát như sau:


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 7

STT

1

2

HÌNH THỨC
KHẢO SÁT

PHẠM VI KHẢO SÁT

Độ tuổi

Khu vực trung tâm thành
Tiếp xúc trực tiếp phố: các công viên, đường
với người dân
phố có nhiều cây xanh tại
quận 1, quận 3

Khảo sát thông
qua internet


ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
CHỦ YẾU

Các trang mạng xã hội
đang phát triển mạnh tại
Việt Nam hiện nay
(Facebook, Google+,
Twitter,…)

16 – 22
22 – 60
Trên 60

14 – 22
22 – 40

Nghề nghiệp
- Học sinh,
sinh viên
- Công nhân,
viên chức
- Nghỉ hưu
- Học sinh,
sinh viên
- Công nhân,
viên chức

Bảng 2: Kế hoạch khảo sát

Thực hiện phương pháp điều tra chọn mẫu, nhóm tận dụng được một số

ưu điểm của nó như:
 Tiến hành điều tra nhanh gọn, bảo đảm tính kịp thời của số liệu thống kê.
 Tiếp kiệm nhân lực và kinh phí trong quá trình điều tra.
 Cho phép thu thập được nhiều chỉ tiêu thống kê, đặc biệt là những chỉ tiêu
phức tạp, và việc tiếp xúc trực tiếp với người dân giúp nhóm thu thập
được thêm nhiều thông tin hữu ích.
Tuy nhiên, phương pháp điều tra chọn mẫu cũng có hạn chế luôn tồn tại
đó là “Sai số chọn mẫu” – Sai số do tính đại diện. Sai số chọn mẫu phụ thuộc
vào độ đồng đều của chỉ tiêu nghiên cứu, vào cỡ mẫu và phương pháp tổ chức
chọn mẫu. Nhóm đã cố gắng khắc phục hạn chế này bằng cách mở rộng phạm
vi điều tra về số lượng và phạm vi, lựa chọn các nhóm đại diện hợp lý và có sức
ảnh hưởng lớn, đồng thời tập trung vào đối tượng có nhạy cảm với vấn đề nhất
(người dân sống trong khu trung tâm).

Hình 1: Quá trình khảo sát


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 8

b. Xử lý tổng hợp và phân tích dự báo
Dựa trên số liệu thu thập được, nhóm lập bảng thống kê kết quả tổng hợp
như sau:
(Xem Phụ lục 2, trang 50)
Bên cạnh đó, để phân tích tâm lý, thái độ ứng xử của từng thành phần
trong đô thị: công nhân, học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, nội trợ, người
nghỉ hưu,… nhóm đã thống kê phân loại theo từng nhóm đối tượng.
(Xem Phụ lục 3, trang 51)
Trong hệ thống những câu hỏi, Câu 1 (khảo sát về nghề nghiệp) được sử
dụng để phân nhóm đối tượng điều tra. Nhóm nghiên cứu lựa chọn tiêu chí nghề
nghiệp để phân tích bởi nét tương đồng trong môi trường làm việc thường dẫn

đến những ứng xử giống nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Không những thế, với
tiêu chí nghề nghiệp, ta có thể xác định khá chính xác độ tuổi, trình độ học thức,
xu hướng và thói quen sinh hoạt của người được khảo sát,… những điều này rất
có ý nghĩa đối với việc phân tích, đánh giá. Dựa theo nghề nghiệp của đối tượng
được khảo sát, chúng tôi chia thành 4 nhóm như sau:
Nhóm

Đối tượng

Số lượng
(người)

1

Công nhân

51

2

Học sinh, sinh viên

82

3

Nhân viên văn phòng,
công chức

70


4
Công việc khác
TỔNG

37

Ghi chú

Khoảng 70% đã nghỉ hưu,
20% nội trợ và 10% công
việc khác

240
Bảng 3: Nhóm đối tượng khảo sát


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 9

16%

21%

Công nhân
Học sinh, sinh viên
Nhân viên văn phòng, công chức

29%
34%


Công việc khác

Biểu đồ 1: Thành phần nhóm đối tượng khảo sát

Dựa vào câu trả lời theo từng thành phần nghề nghiệp các đối
tượng được khảo sát, về cơ bản, chúng tôi phân tích được những đặc
điểm riêng của từng nhóm đối tượng như sau:
 Thông qua thói quen đến công viên, ta có thể kết luận: Hầu hết
các thành phần người dân trong đô thị đều quan tâm và mong
muốn một môi trường sống thân thiện với thiên nhiên. Đặc biệt
là những người cao tuổi. (Xem biểu đồ 2, 3)
 Hầu hết số người được khảo sát có nhận định tích cực về
những hiệu quả mà đề tài mang lại:
o Tạo môi trường sống thân thiện với thiên nhiên hơn
(50% ý kiến được khảo sát)
o Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên cho mọi người
(33% ý kiến được khảo sát)
o Tăng vẻ mỹ quan cho thành phố (16% ý kiến được
khảo sát)


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 10

100%
90%
80%
70%
60%
50%


40%
30%
20%
10%
0%
Chưa bao giờ

Nhóm 1
0

Nhóm 2
0

Nhóm 3
0

Nhóm 4
3%

Chung
0%

Hiếm khi

27%

18%

20%


8%

19%

Thỉnh thoảng

39%

66%

44%

24%

48%

Thường xuyên

33%

16%

36%

65%

33%

Biểu đồ 2: Thói quen đến công viên của các nhóm đối tượng


100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Không thích

Nhóm 1
0

Nhóm 2
3%

Nhóm 3
7%

Nhóm 4
5%

Chung
4%

Không quan trọng


12%

6%

10%

11%

9%

Thích, rất thích

88%

91%

83%

84%

87%

Biểu đồ 3: “Anh (chị) có thích nơi mình sống gần với công viên không ?”

 Một số người dân vẫn còn thói quen ăn thịt các con vật trong
thành phố như bồ câu, chim sẻ, sóc,.. dẫn đến nguy cơ các con

0



ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 11

vật này có thể bị săn bắt. Tuy nhiên, với các biện pháp quản lý
tốt, chúng ta có thể ngăn chặn được vấn nạn này.
 Bên cạnh đó, khi đánh giá về mức độ “gần gũi” với các con vật,
với câu hỏi “Anh (chị) đã từng cho các con vật như bồ câu, chim
sẻ, sóc, ăn bào giờ chưa ?”, phần nhiều kết quả nhận được là
“Chưa bao giờ”. Tuy nhiên, người dận cũng giải thích thêm là vì
“chưa có cơ hội”. Nhìn chung, căn cứ vào mức độ “thân thiện”
với các loài động vật trong thành phố, kết quả khảo sát cho thấy
đa số người dân có ý thức tốt trong việc gìn giữ môi trường
sống của các loài động vật nếu đề tài được triển khai thực tế.
(Xem kết quả khảo sát câu hỏi 3 và 4, Phụ lục 2, trang 50)
 Nếu việc ưu tiên phát triển từng giai đoạn các loài động vật
trong phạm vi nghiên cứu được xét đến, thì bồ câu được lựa
chọn phát triển trước tiên.
45%
40%

38%

35%
30%
25%

23%

20%

17%


18%

15%
10%
4%

5%
0%
Bồ câu

Chim sẻ

Sóc



Ý kiến khác

Biểu đồ 4: Mức độ yêu thích của người dân đối với một số loài động vật

 Tuy nhiên, đối tượng được khảo sát là những người sống định
cư trong thành phố, họ có ý thức rõ ràng trong việc bảo vệ môi
trường sống xung quanh mình. Nhóm nghiên cứu chưa thể
đánh giá được tâm lý, ứng xử của những người tạm trú, vãng
lai.
Ngoài những kết luận rút ra được từ số liệu thống kê như trên, trong quá
trình trao đổi, trò chuyện, chúng tôi còn ghi nhận được một số vấn đề sau:

1



ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 12

 Đa số người dân mong muốn được nghe tiếng chim hót nhiều
hơn.
 Những người trung niên, lớn tuổi tỏ thái độ rất nhiệt tình, và
đánh giá cao mục tiêu mà đề tài hướng đến.
 Nhiều người được phỏng vấn từng sinh sống tại nước ngoài
chia sẻ nên học tập những mô hình ở các thành phố hiện đại tại
nước ngoài.
 Vì hiện trạng ý thức của người dân, một số ý kiến lo ngại về tính
khả thi của đề tài.
2. Những nhân tố tác động đến đời sống của động vật trog đô thị
2.1.

Ánh sáng nhân tạo

Tất cả các sinh vật sống trên hoặc gần bề mặt trái đất đều có một “đồng
hồ sinh học”5. Đồng hồ sinh học chi phối các hoạt động của sinh vật theo chu kỳ
ngày – đêm, hay nói cách khác, đồng hồ sinh học thiết lập thói quen hoạt động
của sinh vật.
Việc thiết lập đồng hồ sinh học của cơ thể sinh vật chủ yếu dựa vào sự
khác nhau về cường độ ánh sáng giữa ngày và đêm. Trong môi trường chiếu
sáng nhân tạo được tạo ra bởi các đèn chiếu sáng, cơ thể sinh vật bị nhầm lẫn
giữa ánh sáng nhân tạo (từ đèn) với ánh sáng tự nhiên (từ mặt trời, mặt trăng,
sao).

Hình 2: Ánh sáng nhân tạo từ các đèn chiếu sáng trong đô thị


Điều đó gây nên những xáo trộn đồng hồ sinh học của các cá thể và kèm
theo đó là những phản ứng nhầm lẫn, tác động tiêu cực đối với đời sống của các
loài sinh vật. Cụ thể:
5 Trừ một số loài sống ở đáy đại dương, hốc đá sâu, hang động, khu vực gần cực của Trái Đất. Đối
với các loài này, cơ thể chúng không có đồng hồ sinh học hoặc được thay đổi, đồng bộ để phù hợp với
môi trường sống đặc biệt.

2


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 13

a. Mất tính đồng bộ trong thói quen hoạt động giữa các loài
Một trong những tính năng của đồng hồ sinh học là đồng bộ hóa giữa loài
này với loài khác trong hệ sinh thái. Ví dụ, loài này muốn ra ngoài tìm kiếm thức
ăn tại thời điểm con mồi cũng ra ngoài hoạt động, như vậy cơ hội tìm được thức
ăn sẽ cao hơn; tương tự chúng muốn ngủ (ẩn mình) trong khi kẻ săn mồi hay kẻ
thù của chúng đang lùng sục đi săn.
Với môi trường đô thị được chiếu sáng liên tục, trong khi khả năng điều
chỉnh lại đồng hồ sinh học của mỗi loài là khác nhau, điều đó dẫn đến sự mất
đồng bộ về thói quen hoạt động trong ngày - đêm giữa các loài. Tác động sau
cùng của nó là làm cho một số loài ra ngoài vào thời điểm kẻ săn mồi đang hoạt
động, dẫn đến nguy cơ bị tiêu diệt nhiều hơn; hoặc là chúng ra ngoài tiềm kiếm
thức ăn trong khi con mồi đang ẩn, dẫn đến lãng phí năng lượng, không tìm
được thức ăn, đói và chết.
Vấn đề này cũng có thể xảy ra đối với cùng một loài. Cá thể này có khả
năng điều chỉnh đồng hồ sinh học của mình, trong khi cá thể khác thì không. Nó
dẫn đến việc con đực và con cái không cùng ra ngoài do đó mất đi các cơ hội
sinh sản của cùng một loài.
b. Thay đổi chu trình sinh lý bên trong cơ thể sinh vật

Một chức năng khác của đồng hồ sinh học là đồng bộ hóa các hoạt động
bên trong cơ thể sinh vật với môi trường bên ngoài. Bằng cách căn cứ vào các
chu kỳ bên ngoài của ánh sáng và bóng tối, cơ thể sinh vật phân bổ chức năng
sinh hóa và sinh lý khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Do đó
giúp tiết kiệm năng lượng cho cơ thể. Điều này hết sức cần thiết trong một môi
trường sống mà khi nguồn thức ăn khan hiếm – đô thị.
Mức độ sản xuất và sử dụng năng lượng của cơ thể - sự trao đổi chất - có
thể được đo đối với động vật máu nóng bằng cách đo nhiệt độ cơ thể của chúng.
Thông thường, nhiệt độ cơ thể có chu trình theo ngày. Đồng hồ sinh học thúc
đẩy chu kỳ này. Ví dụ, các bộ phận trên cơ thể của chúng lạnh nhất vào lúc bình
minh, và nóng nhất vào buổi chiều tối. Có hoặc không có thức ăn ảnh hưởng
đến việc nhiệt độ cơ thể sẽ giảm bao nhiêu trong đêm. Một con vật đói sẽ tiết
kiệm năng lượng bằng cách giảm nhiệt độ cơ thể vào ban đêm nhiều hơn so với
một con vật tìm đủ thức ăn. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể của nó sẽ tăng lên mức
bình thường vào ngày hôm sau nhằm cung cấp đủ năng lượng (và tốc độ phản
ứng) để săn mồi hiệu quả.

3


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 14

Biểu đồ 5: Nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm khi không có thức ăn

Ánh sáng ảnh hưởng quá trình sinh lý này của cơ thể động vật. Nếu không
có sự khác biệt về cường độ ánh sáng giữa ngày và đêm, ví dụ, trong phòng thí
nghiệm trong bóng tối liên tục, nhiệt độ cả ban ngày và ban đêm sẽ ở trạng thái
“động vật đói” - chúng sẽ trở nên quá chậm chạp và yếu ớt để có thể tìm thức
ăn. Nhưng ánh sáng liên tục có tác dụng ngược lại – cơ thể động vật bị giữ ở
mức nhiệt độ cao, tức là, không cho phép con vật ở trạng thái đói để tiết kiệm

năng lượng. Sự mất cân bằng năng lượng, đặc biệt là đối với những loài động
vật có kích thước cơ thể nhỏ (năng lượng dự trữ ít), có thể nhanh chóng dẫn
đến tình trạng cạn kiệt năng lượng và chết đói.

4


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 15

Biểu đồ 6: Giảm nhận thức về thay đổi ánh sáng làm giảm số lượng thay đổi và làm chậm sự
thay đổi nhiệt độ cơ thể
(hình trên - thị lực bình thường; hình dưới – khi chắn ánh sáng tới mắt động vật)

c. Ảnh hưởng đến quá trình sinh sản
Theo thống kê khoa học, một số loài cóc chỉ giao phối vào ban đêm đã
biến mất dần vì ánh sáng nhân tạo.
Ngoài việc ảnh hưởng đến việc tìm bạn tình để giao phối như đã trình bày
ở trên, ở một số loài chim, độ dài ngày giúp chúng xác định số lượng trứng được
sinh sản trong mùa đó.

Hình 3: Vào đầu mùa xuân, một con chim có thể đẻ nhiều trứng trong một tổ (hình bên trái); và
số lượng trứng ít hơn vào cuối mùa hè (hình bên phải)

Nếu nhận thức về độ dài ngày bị sai lệch do ảnh hưởng của ánh sáng
nhân tạo, dẫn đến việc phán đoán sai về thời điểm trong năm, những loài chim
này có thể sinh sản quá nhiều vào mùa không thích hợp (như ở hình trên là vào
cuối mùa hè). Điều đó làm tiêu hao năng lượng của cá thể bố mẹ, đồng thời có
quá nhiều chim non được sinh ra nhưng không có đủ thức ăn cho chúng vào
thời điểm đó trong năm.


5


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 16

d. Xác định sai thời điểm trong năm
Tương tự như vấn đề được nêu ở trên, một số loài sinh vật căn cứ vào độ
dài, cường độ ánh sáng của ngày để xác định thời điểm trong năm. Từ đó tiến
hành các quá trình như lột xác, sinh sản, di trú, ngủ đông,… Ở một số loài,
chúng căn cứ vào “ngày dài cuối cùng” để xác định các thời điểm trên. Thông
thường, những phán đoán đó chính xác đến kinh ngạc. Tuy nhiên, khi cảm nhận
về ánh sáng bị sai lệch do tác động của ánh sáng nhân tạo, những chu trình đó
không còn chính xác nữa. Điều đó dẫn đến việc chúng liên tục di trú, liên tục sinh
sản, lột xác,… Tất cả những điều đó làm tiêu hao trầm trọng năng lượng của mỗi
cá thể và cuối cùng là chết hoặc bị tiêu diệt.
e. Mất khả năng định hướng
Ở một số loài côn trùng, chúng dựa vào mặt trăng và mặt trời để xác định
phương hướng. Chúng ta biết rằng mặt trăng, mặt trời di chuyển trên bầu trời.
Nếu một loài côn trùng bay trong thời gian dài, dựa vào bản năng của mình,
chúng sẽ thay đổi góc bay để bù vào sự di chuyển đó của mặt trăng, mặt trời.
Nhưng nếu thay vì căn cứ vào mặt trăng, chúng lại bắt gặp một đèn sáng. Chúng
bắt đầu sử dụng ánh đèn đó để định hướng. Khi đến gần ánh đèn, chúng thay
đổi góc bay với một góc không đổi như đã trình bày ở trên. Và như vậy, sau khi
bay qua ánh đèn, nó sẽ quay trở lại, quá trình đó lặp lại liên tục theo hình xoắn
ốc cho đến khi chúng chạm vào ánh đèn. Khi chạm vào đèn, ánh sáng đèn trông
giống mặt trời hơn mặt trăng, đồng hồ sinh học của côn trùng đó được đặt lại
thành “ngày”, và chúng chuyển sang trạng thái “ngủ” và dễ dàng bị những loài
săn mồi khác tiêu diệt. Mặt khác, việc bay theo hình xoắn ốc liên tục xung quanh
ánh đèn làm tiêu hao năng lượng. Sự va đập vào đèn có nhiệt độ cao cũng làm
chết các côn trùng này. Các nhà khoa học phát hiện, một bảng đèn quảng cáo

nhỏ một năm có thể giết chết 35 vạn côn trùng. Nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng
này, rất có thể tính đa dạng của thế giới tự nhiên sẽ bị nguy hại nghiêm trọng.

6


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 17

Hình 4: Côn trùng bị mất định hướng do nhầm ánh đèn là mặt trăng

Một số loài rùa biển ở bờ biển Đại Tây Dương cũng giảm dần bởi những
chú rùa nhỏ mới nở thường căn cứ vào bóng trăng phản chiếu trên mặt nước để
tìm ra đại dương, nhưng vì ánh sáng trên mặt đất mạnh hơn ánh sáng mặt trăng
khiến cho chúng tưởng nhầm lục địa là đại dương và bò vào đất liền rồi thiếu
nước mà chết.
Một trong những loài dễ bị gây nhiễu bởi ánh sáng nhân tạo nhất là loài
chim di cư. Chúng vốn định hướng bằng các vì sao. Nhưng ánh sáng của những
bóng đèn thành thị thường làm cho chúng mất phương hướng. Theo thống kê
của các nhà sinh vật học Mỹ, hàng năm có tới 400 vạn con chim chết vì những
vụ va đập vào đèn quảng cáo trên các nhà cao tầng.
2.2. Tiếng ồn
a. Các nguồn gây tiếng ồn trong đồ thị
- Giao thông: Ở các đô thị lớn, trong các nguồn sinh ra tiếng ồn thì các
phương tiện giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu: 60 - 80%. Phần lớn tại các
điểm đo trên các trục giao thông chính của các đô thị lớn ở nước ta, nơi có mật

7


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 18


độ giao thông đông đúc, cường độ xe tải lớn đều vượt quá Quy chuẩn Việt Nam
về tiếng ồn (TCVN 5949 : 1998)6, đặc biệt vào các giờ cao điểm.
Hiện nay phương tiện giao thông đang ngày càng tăng, mật độ xe lưu
thông trên đường phố gây nên ô nhiễm về tiếng ồn do động cơ, tiếng còi cũng
như tiếng phanh xe. Bên cạnh đó, máy bay cũng là 1 nguồn gây ô nhiễm lớn.

Biểu đồ 7: Diễn biến mức ồn khu vực gần giao thông và khu dân cư ở một số đô thị phía Nam
qua các năm
(Nguồn: Các trạm QT&PTMT vùng Đất liền 3 – Mạng lưới QTMT quốc gia, 2010)

- Xây dựng: Hiện nay, việc sử dụng các loại máy móc trong xây dựng là khá
phổ biến. Đây là 1 nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể. Các công trường xây
dựng ngay giữa lòng thành phố tiếng ồn được cho là quá hạn cho phép nhiều
lần, làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân trong các khu dân cư
đô thị cũng như của chính người lao động. Chúng phát sinh ra từ các loại máy
nén khí, máy ủi, máy xúc, xe tải đổ, máy cắt vỉa hè, tiếng xe tải đổ nguyên vật
liệu,…
Theo kết quả khảo sát, một số máy móc sử dụng trong xây dựng gây tiếng
ồn đáng kể. Khi đo ở khoảng cách 15m, máy trộn bê tông gây ồn ở mức 75 dBA,
máy ủi gây ồn ở mức 93 dBA, máy nghiền xi măng gây ồn tới 100 dBA.
Loại phương tiện

Mức ồn (dB)

Loại phương tiện

Mức ồn (dB)

Máy trộn betong

Máy ủi

75
93

Máy khoan
Máy nghiền xi măng

87÷114
100

Máy búa 1.5 tấn

80

Máy búa hơi

100÷110

Bảng 4: Mức ồn của một số máy móc trong xây dựng

- Công nghiệp và sản xuất: Trong công nghiệp và sản xuất hiện nay, việc sử
dụng máy móc được xem là không thể thiếu. Tuy nhiên do ý thức của các cơ sở
Hiện tại đã có QCVN 26 : 2010 thay thế TCVN 5949 : 1998. Tuy nhiên, do số liệu khảo sát trình bày
ở trên được lấy gần nhất là năm 2009, nên nhóm nghiên cứu vẫn dùng TCVN 5949 : 1998 để đánh giá.
Đồng thời, việc đánh giá này chỉ nhằm mục đích cho thấy tình trạng ô nhiễm tiếng ồn của một số đô thị
lớn trong nước. Những tiêu chuẩn này dựa trên tác động của tiếng ồn đối với con người, chứ chưa xét
đến tác động đối với động vật.
6


8


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 19

sản xuất và của 1 số khu công nghiệp đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn đang
ngày càng tăng cao.
Đối tượng

Mức ồn (dB)

Xưởng dệt

110

Xưởng rèn

100÷120

Xưởng gò

113÷114

Xưởng đúc

112

Máy đập

85


Máy cưa

82÷85

Loại phương tiện

Mức ồn (dB)

Bảng 5: Mức ồn của một số hoạt động sản xuất trong công nghiệp

Khoảng
thời gian

Tiểu thủ công nghiệp

Khu công nghiệp

TCVN
5949:1998

6h – 18h

Đợt 1
65,4

Đợt 2
65,3

Đợt 1

60,2

Đợt 2
63,1

18h – 22h

63,5

63,4

58,9

56,2

70

22h – 6h

59,5

58,2

56,3

57,2

50

75


Bảng 6: Tổng hợp mức ồn trung bình tại các khu vực sản xuất của Tp.HCM
(Nguồn: Chi cục BVMT Tp.HCM, 2007)

- Sinh hoạt, dịch vụ: Hiện nay rất ở rất nhiều nơi, đặc biệt là tại các thành
phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn từ
các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại các thành phố lớn là vấn đề khá nhạy cảm.
Trong vài năm gần đây đã phổ biến tình trạng các siêu thị điện máy, cửa
hàng thời trang, điện thoại di động, máy vi tính, giày dép,... luôn phát nhạc từ
dàn âm thanh với công suất lớn nhằm quảng cáo, gây chú ý và thu hút khách
hàng.

Hình 5: Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn từ các hoạt động kinh doanh

9


ĐỘNG VẬT TRONG ĐÔ THỊ | Page 20

b. Tác động của tiếng ồn đến đời sống động vật trong đô thị
- Tác động đến quá trình sinh sản: Trong tự nhiên, rất nhiều các loài động
vật sử dụng các dạng âm thanh do cơ thể chúng phát ra để thu hút và tìm bạn
tình trong mùa sinh sản. Tuy nhiên, trong một môi trường đô thị ồn ào, các âm
thanh này của chúng bị át bởi tiếng ồn từ giao thông, xây dựng, sản xuất,... Con
cái khó khăn hơn trong việc dựa vào tiếng thu hút của con đực. Ngoài một số ít
loài chim có khả năng thay đổi tần số và cường độ tiếng hót của chúng lớn hơn
để thích nghi, thì hầu hết các loài khác đều phải gánh chịu tác động này.
- Mất khả năng giao tiếp, định hướng: Nhiều loài sinh vật giao tiếp và định
hướng bằng các âm thanh có tần số cao, siêu âm như dơi, và các sóng âm có
tần số thấp như cá voi, các sinh vật biển,… Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng với

tần số thấp do các tàu hải quân và tàu thăm dò dầu tạo ra đã dẫn đến cái chết
của loài cá voi cũng như nhiều loài sinh vật biển khác. Và mới đây, các nhà khoa
học đã tìm thấy bằng chứng để chứng minh được rằng loài mực khổng lồ cũng
bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Nguyên nhân là do các loài cá voi,
cá heo và các loài động vật có vú khác ở biển hầu như dựa vào âm thanh để
giao tiếp và định hướng nên những tiếng ồn sẽ khiến chúng bị “điếc”, mất
phương hướng, tự mắc cạn trên bờ rồi chết hay bị chết do thương tổn não bộ.
Những trường hợp thương tâm như vậy đã được phát hiện từ hơn một thập kỷ
qua.
- Tác động trực tiếp đến não bộ của các loài động vật: Theo một nghiên cứu
của các giáo sư đai học kĩ thuật Catalonia tại Barcelona, khi nghiên cứu được
thực hiện trên 87 cá thể thuộc 4 loài động vật thân mềm: hai loài mực ống, một
loài bạch tuộc, một loài mực nang. Trong hai giờ chúng được nghe âm thanh với
cường độ mạnh từ 157 đến 175 dBA, tần số 50 đến 400 Hz (đây là loại ô nhiễm
tiếng ồn thường thấy trên biển do cuộc thử nghiệm của các mẫu tàu ngầm quân
sự hay hoạt động dò tìm giếng dầu hoặc khí tự nhiên). Tất cả chúng đều có dấu
hiệu tổn thương trên mô của túi thăng bằng và càng trở nên trầm trọng hơn nếu
chúng sống sót, đồng thời nguy cơ tử vong sau đó cũng rất cao do không xác
định được phương hướng sẽ khiến chúng đi lạc vào khu vực sâu đươi đáy biển
và bị tác động bởi sự chênh lệch nhiết độ nơi đó.7
Một phát hiện mới được đưa ra của các giáo sư đại học Úc là tiếng ồn của
máy bay còn ảnh hưởng tới các loài động vật có vú. Theo đó họ đã tạo ra một
bản đồ tiếng ồn và nhận thấy tiếng ồn ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh, tới
sự di chuyển và hành vi thường ngày của chúng.
Tuy rằng những dẫn chứng trên đây có phần nằm ngoài phạm vi của một
đô thị, nhưng chúng được nêu ra để chúng ta thấy rằng những tác động của
tiếng ồn đối với động vật là có. Từ đó có những cân nhắc khi nghiên cứu tạo lập
môi trường sống cho chúng.

7


Nguồn: Tổng cục Môi Trường Việt Nam

0


×