Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án vật lý 12 học kì 1 tiết 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.38 KB, 2 trang )

Tuần: 10
Tiết: 19

 Giáo án Vật Lý 12 – Ban cơ bản

Trường THPT Phú Hữu

ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU
- Nêu được ba đặc trưng sinh lí của âm là: độ cao, độ to và âm sắc.
- Nêu được ba đặc trưng vật lí của âm tương ứng với ba đặc trưng sinh lí của âm.
- Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến các đặc trưng sinh lí của âm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Ống sáo, đàn dây, âm thoa, …
2. Học sinh: Ôn các đặc trưng vật lí của âm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (10 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu 3 đặc trưng vật lí của âm.
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu độ cao của âm.
Hoạt động của giáo viên
Giới thiệu độ cao của âm.
Cho học sinh quan sát dao
động của dây 1 và dây 6 của
đàn ghita và rút ra kết luận.

Hoạt động của học sinh
Ghi nhận khái niệm.
Quan sát dao động của dây 1 và
dây 6 của đàn ghita và rút ra kết
luận.

Nội dung cơ bản


I. Độ cao
Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí
của âm gắn liền với tần số của âm.
Âm nghe càng thanh (cao) khi tần số càng
lớn. Âm nghe càng trầm (thấp) khi tần số
càng nhỏ.

Hoạt động 3 (10 phút) : Tìm hiểu độ to của âm.
Hoạt động của giáo viên
Giới thiệu độ to của âm.
Đưa ra ví dụ cho thấy độ to
của âm phụ thuộc vào cường
độ âm, mức cường độ âm và
tần số của âm.

Hoạt động của học sinh
Ghi nhận khái niệm.
Ghi nhận độ to của âm phụ
thuộc vào cường độ âm, mức
cường độ âm và tần số của âm.

Nội dung cơ bản
II. Độ to
Độ to của âm là một khái niệm nói về đặc
trưng sinh lí của âm gắn liền với với đặc
trưng vật lí mức cường độ âm.
Tuy nhiên ta không thể lấy mức cường độ
âm làm số đo cho độ to của âm được.
Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ
âm, mức cường độ âm và tần số của âm.


Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu âm sắc.
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản
III. Âm sắc
Nêu ví dụ cho thấy có thể
Ghi nhận tai có thể phân biệt + Các nhạc cụ khác nhau phát ra các âm có
phân biệt được giọng nói của được giọng nói của từng người cùng một độ cao nhưng tai ta có thể phân
từng người và âm phát ra của và âm phát ra của các dụng cụ biệt được âm của từng nhạc cụ, đó là vì
các dụng cụ khác nhau.
khác nhau.
chúng có âm sắc khác nhau.
Yêu cầu học sinh xem hình
Xem hình 10.6 và rút ra kết + Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ
10.6 và rút ra kết luận.
luận.
khác nhau phát ra có cùng một chu kì
nhưng đồ thị dao động của chúng có dạng
khác nhau.
Yêu cầu học sinh rút ra kết
Vậy, âm sắc là một đặc trưng sinh lí của
luận về khái niệm âm sắc.
Rút ra kết luận về khái niệm âm âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn
Yêu cầu học sinh nêu lại ba sắc.
khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan
đặc trưng sinh lý của âm.
Nêu lại ba đặc trưng sinh lý của mật thiết với đồ thị dao động âm.

âm.
Hoạt động 5 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh


 Giáo án Vật Lý 12 – Ban cơ bản

Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong
bài.
Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập 5, 6, 7 trang
sgk 59 và 11.3 đến 11.7 sbt.

Trường THPT Phú Hữu

Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các bài tập về nhà.

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------BGH DUYỆT

TỔ DUYỆT

GIÁO VIÊN SOẠN

DANH HOÀNG KHẢI




×